Hạ sát Bin Laden và những ý kiến trái chiều
Osama Bin Laden bị biệt kích Mỹ hạ sát hôm 1/5, chấm dứt cuộc truy lùng gắt gao với tên trùm khủng bố, chủ mưu vụ đánh bom vào hai tòa tháp đôi tại WTC năm 2001. Nước Mỹ thở phào nhẹ nhõm và lãnh đạo của nhiều quốc gia đã lên tiếng chúc mừng thắng lợi của chính quyền Obama.
Nhưng vài ngày sau chiến thắng, xảy ra một cuộc bàn cãi liên quan tới tính hợp pháp của cuộc tấn công này. Việc lãnh tụ của Al- Qaeda phải đền tội cho cái chết của hơn 3.000 thường dân ở New York và rải rác một số vụ sau đó – mà tổ chức này thừa nhận là thủ phạm- ở Madrid, Afghanistan… dư luận tiến bộ trên thế giới không thể không đồng tình. Nhưng câu hỏi mà người ta đặt ra là tính hợp pháp của cái cách mà Mỹ đã tiêu diệt Bin Laden.
Vi phạm luật pháp quốc tế?
Những ý kiến thiên về sự vi phạm luật quốc tế trong chiến dịch vừa rồi cho rằng Mỹ đã hành xử vừa trong vai cảnh sát, vừa là quan tòa và vừa đóng vai trò người thi hành án.
Tờ nhật báo Wyborcza đã đưa ra ý kiến của một số chính trị gia và luật sư quốc tế, xin tóm lược như sau:
Cựu Thủ tướng Đức, Helmut Schmidt, phát biểu trên truyền hình nước này: “Đây chắc chắn là sự vi phạm pháp luật quốc tế và chiến dịch này sẽ để lại hậu quả khôn lường với thế giới Ả Rập…”
Một chính trị gia khác của Đức, bộ trưởng bộ Nội vụ Ehrhart Koerting nói, “với quan điểm của một luật sư, tôi cho rằng tốt hơn là đưa Osama bin Laden ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).” Cùng lúc, ngoại trưởng Guido Westerwelle đưa ra ý kiến rằng, ông sẽ hài lòng hơn nếu nghe tin “Bin Laden đã bị bắt giữ” thay vì “đã bị giết”.
Theo Gert-Jan Knoopsa, Giáo sư Luật quốc tế ở Đan Mạch, sẽ tốt hơn nếu Bin Laden bị bắt và bị dẫn độ sang Mỹ. Ông cũng viện dẫn một số ví dụ, điển hình là trường hợp của cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic bị Tòa án Quốc tế Hague kết án về “tội ác chiến tranh” vào năm 2001.
Cựu Thủ tướng Ý Massimo D’Alema cũng có một cái nhìn tương tự rằng, không nên reo mừng trước cái chết của người khác, dù đó là ai và nếu Bin Laden bị bắt, được đưa ra trước tòa án thì thắng lợi của Mỹ sẽ toàn diện hơn. Mặt khác, Bin Laden là “kho tư liệu sống” mà nếu khai thác được sẽ cho Mỹ nhiều thông tin có thể có lợi cho cuộc chiến chống khủng bố tiếp theo.
Ủy viên EU, Malmstrom Cecilia trên blog cá nhân của mình cũng tỏ ý thất vọng về việc Mỹ thay vì bắt sống đã bắn chết Bin Laden.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, Navi Pillay lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ thông báo đầy đủ cho Liên Hợp Quốc về chiến dịch này và ông nhấn mạnh “mọi hoạt động chống khủng bố phải phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Một nhà báo Italia viết trên tờ nhật báo “La Repubblica” lại đề cập tới khía cạnh văn hóa của sự việc rằng, chiến dịch tiêu diệt không phù hợp với văn hóa châu Âu, nơi từ lâu đã loại bỏ án tử hình ra khỏi đời sống xã hội, trong khi nước Mỹ vẫn cho phép tử hình.
Tiến sĩ Denis Basak, nhà tội phạm học tại Đại học Goethe ở Frankfurt am Main nói: “Các điều luật cơ bản cần phải được tôn trọng ngay cả với kẻ thù.”
Patrick Baudouin, người đứng đầu Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền phát biểu trên nhật báo “Liberation”, theo ông, Mỹ đã hành động bất hợp pháp khi không có sự đồng ý của Pakistan. Pakistan có thể kiện Mỹ ra LHQ vì đã qua mặt nước này khi thực hiện chiến dịch trên lãnh thổ Pakistan mà không có sự thông báo cho chính quyền sở tại.
Báo Pháp “L’Express” nói, đội đặc nhiệm Mỹ đã đi quá giới hạn cho phép khi thi hành nhiệm vụ để bắt giữ kẻ khủng bố và đã ‘lấn sân’ sang công việc của người thi đi hành án tử hình.
Tờ chuyên trang về chính trị của Thụy Sĩ “Neue Zürcher Zeitung” bày tỏ lo ngại, liệu chiến dịch vừa rồi có tạo ra tiền lệ cho việc tiêu diệt một người từ hôm nay chỉ vì những nguy cơ mà người đó có thể gây ra trong tương lai?
Lý lẽ của Mỹ
Khác với sự chia rẽ rõ rệt của dư luận châu Âu, công chúng Mỹ ‘nhất quán’ hơn với việc hạ sát Bin Laden. Các luật sư Mỹ nói, chiến dịch của Mỹ được dựa trên những “cơ sở vững chắc của luật pháp“. Mỹ và Al- Qaeda đang ở trong “tình trạng chiến tranh” nên việc bắn bỏ Bin Laden là được phép và phù hợp với thông luật quốc tế.
Ý kiến về sự hợp pháp cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều người như Ben Wittes thuộc Viện Brookings tại Washington, Eric Holder- Bộ trưởng bộ Tư pháp Mỹ.v.v.
Về việc Mỹ đã không bắt sống Bin Laden khi ông ta hoàn toàn không có vũ khí được Nhà Trắng lý giải họ lo ngại rơi vào một cái bẫy, Bin Laden có thể giấu bom mìn trong người hay cài đặt sẵn trong nhà và kích nổ nó qua ấn nút.
Một giải thích khác nói, việc Bin Laden bị bắt sống và giam giữ ở đâu đó có thể gây ra nhiều phiền toái cho các công dân Mỹ nếu họ bị bắt giữ làm con tin nhằm mục đích đổi mạng. Nó cũng có thể làm cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ trở nên vô cùng phức tạp và kéo dài.
Liên quan tới sự việc ‘qua mặt’ Pakistan, Phát ngôn viên Nhà Trắng đưa ra giải thích họ quan ngại Pakistan sẽ làm lộ thông tin dẫn tới thất bại của chiến dịch đã được chuẩn bị công phu trong nhiều tháng.
Về mặt lý, Pakistan có thể khởi kiện ra LHQ, song điều đó ít có khả năng xảy ra xét về mặt “tình” khi mà viện trợ quân sự của Mỹ cho nước này tính riêng năm ngoái đã là 1,3 tỉ USD.
Chính nghĩa bị sứt mẻ?
Hai ngày sau chiến dịch, Mỹ mới thừa nhận Bin Laden không mang vũ khí khi bị tấn công. Người vợ trẻ 29 tuổi của Osama- thay vì bị chồng đẩy ra làm bia đỡ đạn như thông tin ban đầu- đã được cải chính là tự nguyện ‘nhẩy xổ’ vào lực lượng đặc nhiệm và bị bắn vào chân, còn thủ lĩnh Al.- Qaeda bị bắn vào ngực và đầu ngay sau đó. Bức ảnh xác Bin Laden ghê rợn tới mức Nhà Trắng chưa muốn công bố nó vì có thể gây sốc cho dư luận và thêm sự căm thù của lực lượng Hồi giáo cực đoan với Mỹ.
Dù nhiều người thực sự vui mừng và không băn khoăn gì trước việc Bin Laden bị giết ra sao, có vũ khí hay không, như cách tờ “USA Today” bình luận “Osama đã bị trừng phạt một cách xứng đáng và chẳng có gì khác nhau giữa việc ông ta có sở hữu vũ khí hay không” nhưng những phản hồi trái chiều cho thấy, không phải ai cũng bằng lòng với giải thích của Nhà Trắng hay lời lẽ của “USA Today”.
Một kịch bản phim về Bin Laden đang được Hollywood xây dựng và sẽ được bấm máy trong thời gian gần đây. Thông thường, các nhân vật chính nghĩa trong các bộ phim Hollywood không bao giờ bắn một người từ phía sau lưng, hay khi anh ta đã ngã xuống đất hoặc trong tình trạng hoàn toàn không có gì để tự vệ, dù anh ta có là kẻ giết người hàng loạt đi nữa. Bin Laden đã ở trong tình trạng hoàn toàn tay không khi biệt kích Mỹ đột nhập vào căn phòng mà ông ta sống 5 năm nay và đã bị bắn chết ngay trước mặt vợ mình cùng với sự có mặt của hơn chục đứa trẻ trong ngôi nhà, trong số đó có các con của Bin Laden. Kịch bản sẽ giải quyết sao đây để người xem cảm thấy thỏa lòng và không gợn lên cảm giác về sự sứt mẻ của chính nghĩa.
Những tranh cãi quanh vụ việc này cũng một lần nữa cho thấy, trong xã hội dân chủ không phải mọi thứ đều hoàn hảo mà lúc này hay lúc khác, ở nơi này hay nơi khác vẫn diễn ra những sự việc có thể đã đi quá giới hạn cho phép của một xã hội dân sự. Nhưng cái hơn hẳn – không thể chối cãi- của thể chế dân chủ là người dân có đầy đủ quyền mổ xẻ sự việc, chê trách hay lên án chính quyền và có thể sẽ phế truất nó bằng là phiếu của mình sau nhiều nhất là 5 năm.
© Đàn Chim Việt
Chúng ta thử có một câu hỏi phản biện : tại sao vẫn có dân chúng tiếc thương ủng hộ Osama Bin Laden. Con người cũng có vợ con , con người từ bỏ giầu sang, phú quí, danh vọng để trở thành kẻ khủng bố ?
Adolf Eichmann, con người cũng có vợ con, đến phút cuối cùng, trước khi lên giá treo cổ , vẫn khăng khăng ” Nghĩa vụ đặt ra cho tôi, tôi đã hoàn thành với lương tâm trong sạch và niềm tin trong tim. Tôi đã luôn luôn là một người Đức tốt. Hôm nay tôi cũng là một người Đức tốt và mãi mãi sẽ là người Đức tốt”.
Từ “Vụ án tên gián điệp Êli Cô-hen” đến ” Nhà tình báo vĩ đại Giê-hác Gioóc-giơ” mà ngày bé tôi rất thích, ta thử mổ xẻ về nghĩa vụ , lương tâm và trách nhiệm.
Ai cũng thấy lương tâm đau lòng khi đồng bào còn khổ, trách nhiệm muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn của đất nước, nhưng khi nghĩa vụ đòi hỏi, chúng ta hãy phải biết cầm súng.
Mỷ ngoại giao vói Pakistan,bỏ tiền bạc vào,chỉmong ong bạn Hồigiáo giúp chống khủng bô,nhưng ông ta vòi tiền thì tài mà giúp thì hình nhưkhông thật lòng. Vậy,nếu Mỷ tìm ra Binladen đang sống trên đất của bạn dưới sự che chở của bạn ,hỏi có tức không và có còn tinvào lòng thánh thật của bạn không? Mỷ không cho Pakistan nhúng tay vào chiến dịch vì nếu vậy bây giờ Bin có lẻ t chưa chết Và cườiMỷ.Còn Pa. nhà ta thì củng cười vì đếmtiên của Mỷ lẩn tiền của khủng bố?
VN có câu “tùy cơ ứng biến” và giết được Binlađen là “Biết mình,biết bạn,biết thù”. Còn việc xâm phạmchủ quyền của nước chủ nhà chỉ là điều bắt buộc để dànhmột thắng lợi …
Xâm phạm chủ quyền như Chệt xâm phạm đất nước ta lảnh hải ta,doạ nạt bắt bớ ,xâm lấn ,ăn cướp mới gọi là xâm phạm,vì chúng cố tìm cách không chế VN,lấy đất nước VN biến thành chư hầu của chúng…Cỏn Mỷ chỉ vào nước Pakistan vì bắt buộc bắt tên tội phạmcủa Mỷ và cả thế giới mà nước chủ nhà,dù nói là bạn hợp tác nhưng không muốn,không thích làm. Mỷ nhanh chống hành quân vào rồi lẹ làng rút…Cái chết của Bin được coi là hành đông của Mỷ đúng..
Kết quả biên minh cho hành đông…..
Pakistan coi vậy mà gan lì hơn CSVN nhiều. Nhận tiền của Mỹ, hứa sẽ cộng tác nhiệt tình với Mỹ để diệt trừ khủng bố, nhưng lại đem O. Bin Laden giấu ngay nơi an toàn nhất (gần trường võ bị quốc gia). Đã vậy lại còn lớn tiếng chửi Mỹ xâm phạm chủ quyền giết Bin khủng bố.
Còn CSVN thì TQ bảo sao nghe vậy, thiên triều chiếm biển cướp nước cũng lặng thinh, không dám hó hé, cấm cản không cho nhân dân biểu tình phản đối. Hèn thật mà!
Em là Bin la đỏ em của Bin la đen đây. Mỹ là nước lớn, mạnh mà dùng biệt kich đánh hạ anh tôi vào nửa đêm, lúc anh tôi đang ngủ lại không có vũ khí là không trấp nhận được. Mỹ động đâu thua đấy sa lầy ờ Iran, Iraq, Vn, để xem rồi chống khủng bố sẽ đi tới đâu sau khi Bin đen chết
Chắc ông này là em cùng cha khác mẹ (Ba của Bin Laden có vợ VN) nên Bin la đỏ (đola đỏ) biết nói và viết tiếng việt? Hay là bà con từ thời đời ông trời vậy?
Chống ma túy dễ nhất mà có dứt hết được đâu, chận đầu này nó chui đầu kia, nói là chống khủng bố nhưng làm sao chống hết được, làm sao bắt giết hết chúng nó cùng một lúc được. Nói đâu xa nhà nước CSVN cũng là bọn khủng bố, nó cho CA khủng bố dân lành, bắt bớ bỏ tù, đánh đập những người không chịu nghe theo nhà nước. (khác chính kiến), diệt hết nó được không?
thì Bin La Đỏ ắt phải họ hàng với Bin la Đen rồi. Ông anh tôi Bin la Đen khủng bố chống Mỹ, tôi khủng bố theo kiểu đỏ tức là chống dân. La Đen dù sao cũng oai hơn vì anh ấy chống người ngoại tộc, tối Bin La Đỏ gà què ăn quẹn cối xay nên chống người cùng chủng tộc, tức người vn ấy mà.
ùm cũng có nghe nói tên khốn này trước khi chết cũng đã kịp lập ra 1 chi nhánh khác ở VN và giao cho thống soái Lê Hồng Anh đảm nhiệm còn dưới trướng thì ôi thôi lâu la bầy đàn lóc nhóc.Có điều thay vì theo tôn chỉ là chống ngoại xâm thì cái đám chết tiệt này lại đi chống chính đồng bào của chúng.Vừa rồi chúng đã huy động 1 lực lượng hùng hậu để chỉ đối phó với những tên sinh viên,bogger trói gà không chặt.Tiên sư bố chúng nó quân ăn hại đã chi bao nhiêu là tiền mà chẳng nên việc.
Cùng là nước Mỹ mà mỗi người nhìn vào với cách nhìn khác nhau. Lý Quang Diệu nhìn vào nước Mỹ và học được cách tổ chức chính quyền minh bạch, trong sạch, cách cai trị theo luật lệ. Còn các người CS thì nhìn nước Mỹ là kẻ chuyên môn đi bóc lột, làm cho nước khác nghèo. Một nước không có tài nguyên như Singapore, phải mở cửa cho tư bản vào đầu tư, trong đó có cả Mỹ, thế mà ngày nay thành một nước giàu có, cai trị theo luật pháp, chính quyền không tham nhũng. Trong khi đó có những nước xuất cảng dầu hỏa, thu vào hàng núi tiền, lại đi oán hận Mỹ là làm cho nước mình bị nghèo đi. Cùng là một nước, Nam Hàn thì xem buôn bán, cộng tác với Mỹ là phương tiện để làm cho nước mình giàu có, còn Bắc Hàn thì xem giao thiệp buôn bán với Mỹ là bị bóc lột, sẽ trở thành nghèo, nên nhìn Mỹ như kẻ thù. Ấy thế mà kẻ chơi với Mỹ không bị nghèo, mà kẻ xem Mỹ là kẻ bóc lột, tránh xa Mỹ để khỏi bị bóc lột, đuổi Mỹ như đuổi tà lại là kẻ nghèo.
Người chửi bới Mỹ nhiều nhất là những nước cộng sản (CS), họ bịa đặt xuyên tạc, tố cáo Mỹ là xâm lược, bóc lột và tàn ác. Nhưng thật ra những tội ác này là do chính những người CS đang thực hiện. Hãy nhìn vào Trung Quốc, Bắc Hàn và CSVN thì sẽ thấy rõ nét.
Những kẻ trên diễn đàn này vào hùa với CS lên án Mỹ cũng giống như chó sủa bè, thấy con chó khác sủa thì cũng bắt chước sủa theo mà chẳng hiểu biết gì cả.
Mỹ đột nhập vào Pakistan để giết chết O. Binladen là vì họ không còn tin tưởng vào lời cam kết cộng tác chống khủng bố của nước này, Pakistan đã âm thầm phản bội và chứa chấp bao che cho tên trùm khủng bố.
Tại sao không lên án Pakistan đã đồng loã, bao che Osama Binladen, mà lại kết án người giết hắn là kẻ chuyên khủng bố và phá hoại hoà bình?
Thế nào là tính pháp lý?
LHQ cho phép liên minh tấn công vào nhà cầm quyền Gadhafi ở Libya không phải là “đột nhập” hay sao, nhà nước Libya có cho phép LHQ làm như vậy không?
Hay là nhà cầm quyền CSVN và TQ lo sợ rằng LHQ và Mỹ cũng sẽ hành động như vậy nếu họ đàn áp nhân dân khi có Cách Mạng xảy ra nên vội la làng oai oải trước?
Trả lời những đọc giả và bà Mạc Việt Hồng chỉ trích hành động của Hoa Kỳ.
1) Xin quí vị nhớ cho rằng:
Trong quan hệ giữa các quốc gia trên diễn đàn quốc tế, cách cư xử đạo đức, luân lý, tôn giáo phải đặt dưới và sau vấn đề an ninh quốc gia . Điều này, tất cả mọi nước đều áp dụng.
2) Xin được hỏi: Pakistan có phải là đồng minh của Hoa Kỳ không? Thưa có.
Pakistan có hứa hợp tác với HK trong cuộc chống khủng bố quốc tế không? Thưa có.
Pakistan có nhận viện trợ của HK không? Thưa có.
Pakistan có biết rằng Osama Bin Laden đang sống ở trong nước mình không? Thưa không.
Khi đồng minh mình bất tài, không đủ năng lực hoặc không hợp tác thì HK phải làm gì? Có nên chia sẻ thông tin với họ không? Có nên kêu gọi sự hợp tác, chờ đợi câu trả lời của quốc hội Pakistan sau khi họ bàn cãi không?
Nếu phải xếp hạng các quốc gia thì VN là nước đểu nhất, Tầu là nước thâm độc nhất, Cao Miên là nước độc ác, man rợ nhất. Thử hỏi những nước này cư xử ra sao trong trường hợp Bin Laden?
Cách đây 10 năm HK tấn công Afghanistan vì nước này chứa Bin Laden, thế giới không phản đối mãnh liệt. Giờ đây khi Bin Laden bị giết lại có nhiều nước phàn nàn.
So sánh với các nước khác, nhất là so sánh với VN, HK là một nước đỡ đểu nhất.
Xin đề nghị với nhưng người VN chỉ trích HK, nên giành thời giờ viết thêm bài vinh danh ông Ngô Bảo Châu với những dòng như sau của ông Nguyễn Thanh Giang:
“Hơn một nhà tóan học tài năng, một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học, NBC đã biết công khai thét lên lời của một công dân yêu nước chân chính”.
Như vậy có tính cách xây dựng cho xã hội chủ nghĩa hơn, tuy nịnh nọt đến không biết xấu hổ, đến mất cà nhân vị bản thân của người viết những dòng đó.
Thưa ông bà Tran Thai Ha,
Thế ông bà vào chùa vào lúc nào, hay chỉ mới cạo đầu vài hôm trước vì nhu cầu công tác? Ông bà cứ làm tôi nhớ đến sự kiện “mang bàn thờ Phật xuống đường” giựt dây ma quái.Cứ xem lại những gì ông bà đứng về một phía để gọi Mỹ là tội ác gì gì đó đã cho thấy việc đóng tuồng không thành công. Ngoài ra, xin cẩn thận với văn phong, cách lý luận của mấy nhân vật vừa rồi. Họ cứ như là một người đầu thai nhiều lần với giấy căn cước tự nhận khác nhau. Sao lại phải rẻ tiền như vậy, mấy mươi năm vẫn không đổi là thế nào???
Các bạn tranh luận mãi mà làm gì, xin những ai hay khoe về nước Mỹ hùng mạnh thì hãy mau mau về nhà dọn dẹp nhà cửa đi là vừa. xin tặng quý vị bài báo này.
Nước Mỹ cận kề nguy cơ vỡ nợ
Ngày 16/05/2011 06:20 . Theo công bố của Bộ Tài chính Mỹ, ngày hôm nay nợ công của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã đạt mức “kịch trần” là 14.290 tỷ USD mà Quốc hội phê chuẩn. Nếu như giới hạn nợ không được nâng lên, nước Mỹ sẽ lần đầu tiên vỡ nợ và hậu quả thật sự khó lường.
Nếu Mỹ vỡ nợ, thị trường chứng khoán nước này sẽ là một trong những “nạn nhân” bị tác động nhiều nhất.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và chính sách tài chính bị thâm hụt trong nhiều năm đã khiến tổng số nợ công của Mỹ không ngừng tích tụ. Năm 1940, trần nợ công Mỹ chỉ có 43 tỷ USD, nhưng tính đến năm 2011 con số này đã phình to khoảng 300 lần. Hiện trong 1 USD mà Chính phủ Mỹ chi tiêu có đến 42 cent là tiền đi vay. Vì vậy, khi nợ công Mỹ chạm mức nguy hiểm 14.290 tỷ USD mà Quốc hội không thể nâng mức nợ trần, toàn bộ nền kinh tế sẽ gánh chịu tổn thất rất lớn. Việc Mỹ vỡ nợ sẽ châm ngòi cho sự hoảng loạn trong lĩnh vực tài chính như năm 2008 và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái trở lại trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và tình hình thị trường nhà ở còn rất xấu. Thị trường chứng khoán Mỹ sẽ lao dốc, cướp đi xấp xỉ 50% tài sản của các hộ gia đình hay cá nhân tại Mỹ có nắm giữ cổ phiếu. Cuối cùng không chỉ từng người dân Mỹ bị ảnh hưởng mà toàn bộ thị trường trên toàn cầu sẽ bị chao đảo. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner từng cảnh báo, nếu Mỹ vỡ nợ vì nợ công đụng trần thì sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu. Quả thực, lúc đó dễ dàng xảy ra một hiệu ứng domino và một cuộc vỡ nợ lan rộng sẽ là thảm họa của thế giới.
Trên thực tế, kể từ năm 1962 đến nay, Quốc hội Mỹ đã 75 lần điều chỉnh ngưỡng an toàn với nợ công. Tần suất điều chỉnh tăng cao trong những năm từ 2002 và điều này đang trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt trong Quốc hội Mỹ. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã từ chối nâng giới hạn nợ trừ phi Nhà Trắng và đảng Dân chủ đồng ý với các khoản cắt giảm chi tiêu lâu dài trên phạm vi lớn. Đảng Con voi đề nghị cắt giảm chi tiêu hàng nghìn tỷ USD trong ngân sách chứ không chỉ dừng ở hàng tỷ USD và kiên quyết phản đối việc tăng thuế nhằm giúp lập lại bộ máy tài chính của Washington với lập luận rằng điều này sẽ bóp nghẹt quá trình phục hồi kinh tế của Mỹ vốn đã mong manh. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cho biết họ có thể đồng ý với các khoản cắt giảm, nhưng đồng thời phải tăng thuế để tăng thu ngân sách. Đảng Dân chủ cũng cho rằng nợ liên bang của Mỹ phình to như hiện nay là kết quả của các chương trình cắt giảm thuế ồ ạt mà đảng Cộng hòa đưa ra vào các năm 2001 và 2003, chi phí cho hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến nguồn thu thuế giảm và nhiều người xin trợ giúp từ Chính phủ Mỹ. Cuộc tranh cãi giữa hai đảng chưa có hồi kết trong khi hạn chót cho việc giải quyết vấn nạn nợ nần của nước Mỹ đã cận kề.
Để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ, Nhà Trắng đã tiến hành các bước nhằm bảo đảm nước Mỹ sẽ không lâm vào cảnh vỡ nợ từ nay đến ngày 2-8 tới, kể cả việc “câu giờ” bằng các cuộc thương lượng chính trị về vấn đề giảm nợ nhằm tìm kiếm một thỏa hiệp giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Bộ Tài chính Mỹ sẽ có một số biện pháp để kéo dài thời gian như đình chỉ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và chính quyền bang, khai thác nguồn tiền từ quỹ hưu trí và sử dụng quỹ bình ổn giá. Các biện pháp trên có thể giúp giải tỏa thêm được khoảng 230 tỷ USD, trong khi mức tăng nợ hàng tháng khoảng 125 tỷ USD, tức kéo dài thêm được tối đa khoảng 8 tuần. Như thế, nhiều khả năng phải tới tháng 7 này Tổng thống B.Obama và Quốc hội mới có thể đạt được thỏa thuận nâng giới hạn nợ.
Như vậy, các cuộc đàm phán về nợ là phép thử mới nhất cho sự chung sống giữa đảng Dân chủ của Tổng thống B.Obama và đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện kể từ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11-2010. Không còn nhiều thời gian để đổ lỗi cho nhau, giờ đây các nghị sỹ của hai chính đảng cần dẹp bỏ những bất đồng để vực dậy nền kinh tế đầu tàu thế giới, tránh một cuộc suy thoái toàn cầu trở lại.
Thùy Dương dịch thuật
Đúng như các bạn đã góp ý ngoài việc đưa đến tiền lệ xấu có nguy cơ gây ra chiến tranh ở khắp mọi nơi trên thế giới thì người ta cũng thấy làn sóng chống Mỹ tại các quốc gia Hồi giáo lại dấy lên mạnh ẽ hơn. Xin giới thiệu cùng các bạn tham khảo nhé:
Ngày 15/5, hàng nghìn người đã tập trung ở thành phố Lahore của Pakistan để phản đối Mỹ. Cảnh sát cho biết ít nhất 4.000 người đã tham gia cuộc biểu tình này.
Ảnh làn sống người Pakistan biểu tình phản đối Mỹ. (Nguồn: AFP)
Những người biểu tình đã hô vang và giương cao các biểu ngữ phản đối Mỹ, yêu cầu Chính phủ Pakistan cắt quan hệ với Mỹ sau vụ đặc nhiệm Mỹ đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Abbottabad, Pakistan ngày 2/5 vừa qua.
Trước đó, ngày 14/5, Quốc hội Pakistan đã thông qua nghị quyết lên án hành động đơn phương nói trên của Mỹ, kêu gọi Chính phủ Pakistan thành lập một ủy ban điều tra độc lập về vụ việc nhằm xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan và đề ra những biện pháp cần thiết đảm bảo các vụ việc tương tự sẽ không tái diễn.
Quốc hội Pakistan còn cảnh báo sẽ ngừng hỗ trợ về hậu cần cho liên quân Mỹ tại Afghanistan và sẽ tấn công các máy bay không người lái của Mỹ nếu xâm nhập trái phép lãnh thổ của Pakistan. Đây là nguyên nhân chuyến đi của phái đoàn cao cấp Mỹ đến Pakitan ngày mai.