Báo CAND: ” GS Ngô Bảo Châu ngộ nhận, tùy tiện”
LTS: Sau vụ xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4/2011, giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học trẻ mới đoạt giải Fields năm ngoái tại Ấn Độ đã có một bài viết ngắn chưa đầy 300 chữ đăng trên Blog cá nhân của mình. Bài viết đã làm dấy lên một làn sóng bình luận trên các trang ‘lề trái’ và giới blog với đủ các cung bậc khác nhau.
Báo ‘lề phải’ hoàn toàn im lặng. Nay tờ CAND ‘ra đòn’ đầu tiên. Việc tờ báo này lên án tiến sĩ Hà Vũ là điều dễ hiểu vì họ đã làm như vậy từ vài năm nay nhưng trong bài viết bên dưới họ đã ‘kê’ GS Châu là “quá tùy tiện”, “ngộ nhận” và gọi những người ủng hộ CHHV là “những kẻ ngu dốt và cơ hội”.
——————————————————–
Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu
Giờ đây, hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.
Khoảnh khắc Hector ngã xuống dưới ngọn lao của Achilles dưới chân thành Troy cũng là khoảnh khắc chàng dũng sỹ đi vào tâm thức của nhân loại như biểu tượng về một phẩm giá cá nhân và tài năng mang tính thời đại. Đó là nhân vật hiếm hoi trong thần thoại Hy Lạp chiến đấu không phải cho danh vọng, oán thù hay khát khao quyền lực mà chàng chiến đấu để bảo vệ chính quê hương mình, gia đình mình, nhân dân mình. Hector với trí tuệ và hiểu biết của mình đã phản đối chiến tranh. Nhưng khi chiến tranh xảy ra, chính Hector không do dự khi đối đầu với một Achilles mình đồng da sắt, một việc không khác gì tìm đến cái chết trong khi chàng có thể có những lựa chọn khác. Nhân cách ấy, tài năng ấy và tinh thần ấy đã đưa Hector vào bất tử. Chàng trở thành một trong số Chín Hiệp Sĩ Được Kính Trọng để sánh vai cùng Alexander đại đế, Julius Caesar, vua Arthur, hoàng đế Charle-magne…
Trong blog cá nhân của mình (blog Thích học toán – entry ngày 13/4/2011), GS Ngô Bảo Châu đã so sánh: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”. Phát biểu ấy, dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại.
So sánh ấy thật sự là một điều đáng tiếc cho hình tượng của Hector, hoàng tử thành Troy, vua Turnus của người Rutuli hay tráng sỹ Kinh Kha người nước Vệ. Những con người ấy trong tất cả những điều kiện tương ứng của thời đại đã đạt tới tầm vóc của anh hùng nhờ vượt lên những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. Kể cả ham muốn sống với họ cũng trở thành nhỏ bé khi đi đến cùng những giá trị tinh thần của mình.
Cù Huy Hà Vũ sống trong một thời đại khác. Dù sức mạnh bạo lực không còn được tôn vinh nhưng giá trị của nhân cách và trí tuệ vẫn là những yếu tố bất biến để tạo nên một anh hùng. Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy?
Đây là một câu hỏi không khó trả lời. Từ trước đến nay, không ai biết đến Cù Huy Hà Vũ trong các lĩnh vực học thuật hay tư cách cá nhân. Có hai con đường để mọi người biết đến Vũ. Thứ nhất là cái bóng của những thế hệ đi trước. Thứ hai là cách gây ra những sự vụ chẳng giống ai qua những lá đơn kiện. Nó hao hao như cách những ngôi sao đánh bóng tên tuổi bằng những scandal. Khi chạm tới những giá trị cá nhân, Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường.
Bỏ qua những mưu đồ chiếm dụng nhà đất, bỏ qua những cách ứng xử đoạn tuyệt tình nghĩa gia đình, bỏ qua quá khứ học hành và làm việc không rõ ràng, chỉ cần vài chi tiết nhỏ cũng đủ nói lên bản chất của Vũ. Đơn cử như năm 2006, Vũ tự ứng cử mình vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Khi trả lời về khả năng để có thể đảm đương chức vụ, Vũ nói: “Bố của tôi là nhà thơ, nhà cách mạng Cù Huy Cận. Tôi học được ở ông rất nhiều điều, nhất là nhiệt huyết. Còn nếu nói về đức và tài, tôi xin tự khẳng định là tôi thừa đủ. Đảng đã nói là cần phải lựa chọn cán bộ có đức có tài cơ mà, vậy tôi có những điều đó tại sao lại không được lựa chọn?”. Với một người có khả năng trả lời một cách kiêu ngạo và tùy tiện như vậy, hẳn cũng không phải nói thêm nhiều. Nhiệt huyết thì do bố truyền lại, đức tài thì tự mình phong cho mình. Hơn nữa với cách trả lời trên thì gần như duy nhất Vũ là người có đức có tài hoặc cái đức cái tài của Vũ hơn hẳn thiên hạ. Ứng cử vào một chức vụ liên quan nhiều đến văn hóa, ngay từ vốn văn hóa ứng xử cơ bản Vũ đã hiểu hết chưa?
GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Dù những anh hùng đó thuộc về những thời đại đã qua nhưng mang một sự trân trọng trong tâm thức mỗi người. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng.
Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là mục đích của tất cả những hành động trên của Cù Huy Hà Vũ là gì? Liệu nó có phải vì đất nước, vì dân tộc như một số người vẫn thổi phồng hay không?
Nhìn lại cả quá trình, Vũ chưa bao giờ biết hy sinh cho xã hội. Vũ kiên quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như một tài sản cá nhân thay vì chấp nhận để Nhà nước xây dựng một phần thành Bảo tàng Xuân Diệu, một công trình mang tính cộng đồng. Những đơn kiện chẳng giống ai chỉ là những scandal nhằm đánh bóng tên tuổi Vũ. Chỉ khác với giới nghệ sỹ đánh bóng mình trên sân khấu, Vũ đánh bóng mình trên vũ đài chính trị. Và chi tiết thể hiện ham muốn quyền lực mang tính chất cá nhân lớn nhất của Vũ chính là việc tự ứng cử chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin năm 2006. Cứ giả sử Vũ muốn cống hiến thật thì đó cũng là một cống hiến có điều kiện, một điều kiện không hề khiêm tốn.
Có những kẻ muốn biến Vũ thành anh hùng. Bằng những tụng ca đầy tính từ, Cù Huy Hà Vũ đã được đẩy lên đến tận mây xanh. Dân chủ đã trở thành những chiêu bài chính được đưa ra trong những ý kiến cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trên thật sự muốn dân chủ, hẳn họ phải hiểu rằng dân chủ đi đôi với trí tuệ. Một người có trí tuệ không bao giờ chấp nhận một tư cách như Vũ làm anh hùng. Trường hợp còn lại, họ hiểu Vũ không đủ khả năng làm anh hùng nhưng vẫn biến Vũ thành anh hùng thì đây là những hành động đơn thuần nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân. Vũ khoác lên bộ y phục lóng lánh của những mỹ từ, trong khi giá trị thực cũng chỉ là một con bài trong tay kẻ khác mà thôi.
Chỉ có điều đáng tiếc ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó. GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình.
Hệ quả là chính GS cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam.
Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ.
Việc phân tích từng câu nói, mổ xẻ từng ý tứ của Ngô Bảo Châu tưởng như để thể hiện sự tôn vinh, hóa ra lại trở thành một sự lợi dụng. Chân lý không quan tâm đến người phát ngôn. Việc trích dẫn Ngô Bảo Châu xét cho cùng cũng chỉ là mượn gió bẻ măng. Có những kẻ cần sự nổi tiếng, cần niềm tin mà những người Việt Nam đang đặt trên hình tượng Ngô Bảo Châu. Về mặt phương pháp cũng không khác gì việc thổi Cù Huy Hà Vũ lên thành một anh hùng để thực hiện những toan tính cá nhân.
Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính chất thời đại như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, khủng hoảng văn hóa thì khả năng hành động của những con người như vậy chính là chìa khóa để vươn lên.
Ngược lại, việc tạo nên những anh hùng một cách áp đặt hay thổi phồng những cá nhân không xứng đáng chỉ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực. Nó tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin. Đó chính là những thảm họa của văn hóa và chính trị. Cho nên bất kỳ người trí thức nào trước khi tạo ra những so sánh cần sự cân nhắc kỹ càng.
Ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng. Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.
Quý Thanh (CAND)
Chuyen Ngo bao Chau dong cua trang web cua minhvan chua lam cho Vc hai long nen chung moi cho nguoi danh Ngo bao Chau trong bai viet tren..
Vc la bon thu dai nhu dia
…
(BBT cắt vì không đánh dấu tiếng Việt)
“Vu buoc len mat nhin binh than.Nhu chinh anh la nguoi xu an…HaNoi do niem tinh yeu huy vong,cua noi buon cong ly chua thuc thi.”
Tôi rất thích bài viết này vì như thế để GS Châu thấy rõ, GS Châu không thể tùy tiện muốn viết gì thì viết, phát biểu gì thì nói, Đảng CS cấm tuyệt đối quyền tự do tư tưởng, tôi tin rằng bài bồi bút này cũng đã được Đảng thông qua trước khi phát hành. Nhớ các bài này mà chúng ta càng thấy sự hy sinh dũng cảm của các Anh Hùng LS Định, Công Nhân ,Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ…cho quyền làm ngườiva2 sự bảo vệ lãnh thổ của cha ông để lại.
“Ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng. ” (Quý Thanh)
Đúng thế. Do đó Hồ Chí Minh mới không được hỏa táng theo di chúc, vì đàn em của Hồ muốn lợi dụng xác của ông ta để tiếp tục lửa dối người dân.
Đúng thế. Do đó đảng CSVN mới dựng ra cái gọi là tư tưởng HCM, mà ông ta làm gì có tư tưởng gì ngoài ba cái mớ Mác-Lê lộn xộn, mà chính ông ta cũng không thông về nó nữa.
Rốt cuộc ông Hồ bị người ta phát giác ra đủ điều xảo quyệt. Thật nhục nhã.
Phải chăng đó là cái mà người Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần” ?
xtt
Anh hùng là những con người có đức tính và lòng can đảm hơn người và LS Cù Huy Hà Vũ có những đức tính hơn con người, cho nên chúng ta đáng tôn vinh anh là anh hùng của thời đại. Ngày xưa VC có nhiều anh hùng trong lửa đạn và có thể hơn chàng Hector trong thần thoại. Nhưng sau cuộc đổi đời năm 75, người anh hùng này sao quá hèn, không dám nói lên lòng chân thật của mình trước sự thật bỉ ổi của người VC trong đó có anh hùng Quý Thanh.
Quý thanh viết bài này còn mang âm hưởng tư tưởng văn hóa tây phương và nếu nói theo lập trường của giai cấp vô sản, anh ta chưa thấu hiểu tư tưởng Mác Lênin, nên chưa có những căm gan tức giận báo thù những kẻ mà anh ta gọi là phản bội tổ quốc, vẫn còn dùng những danh từ như ngộ nhận, tuỳ tiện theo kiểu văn hóa tư sản. Những con người như QThanh, chí phục thù chưa đáp đúng nguyện vọng của đảng VC, đầu óc như thế có ngày cũng bị đảng trừng trị, vì ý tưởng mà Quý Thanh đã viết, chửi bới hai nhà tư tưởng cứu nước bằng giọng văn tiểu tư sản, chưa mang tính hận thù sâu sắc.
Khi mới vào miền nam năm 75, VC tỏ ra hống hách và tính tình như con thú dữ mà VC cho đó là hành động anh hùng. Kẻ nào không nói theo đảng là ta hành quyết, chôn sống cũng như khi người ta bắt Hector, người ta chơi trò voi chà, ngựa xé. VC càng làm khổ con người như cướp nhà, cướp đất dân nghèo mới là hành động anh hùng. Quý Thanh đã làm điều ấy chưa mà dám phê bình người khác, còn chơi trò cô gái đứng đường như VC, tô son trét phấn để làm dịu lòng căm giận của Tàu sợ Tàu đánh vìtội phản, hành động ấy chỉ là hành vi chìu khách, đáng phỉ nhổ.
Người yêu nước đúng nghĩa anh hùng là ông Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, các ông dám bỏ đời sống sung túc trên xứ người về VN phục vụ đảng VC như Quý Thanh phục vụ bây giờ, nhưng cuối cùng hai ông nhận một phần thưởng vô giá của VC, đói khổ và áp bức.Đời của hai ông là một bài học cũng vô giá cho GS Ngô Bảo Châu, người trí thức đàn anh dạy bài học cho đàn em, hảy xa lánh người VC. Nếu dính vào chúng và nghe lời ngon ngọt của chúng là phải hứng chịu một cuộc đời đen tối, không bao giờ thấy ánh sáng cuối đường hầm. Biết bao nhiêu nhà văn một thời dùng ngòi bút ca tụng đảng, nay đảng dành cho họ một phần thưởng quá tồi tệ như Trần Mạnh Hảo và đảng còn dụ dổ những nhà văn đi theo lề phải như Quý Thanh, bôi nhọ thanh danh những người này, và biết bao nhiêu trai hùng nước Việt như tướng Trần Độ, trung tá Trần Anh Kim, bị những mủi dùi như Quý Thanh nói xấu về đức tính anh hùng của họ, một thời vùi mình trong lửa đạn để Quý Thanh có cơ hội hống hách như ngày hôm nay.
Không phải sống ở VN mới hiểu lòng lương lẹo của VC, ông Châu được nhà nước đón chào như vị khách quý nhưng ông đã hiểu lòng dạ VC, tốt lời nhưng không tốt bụng, chuyên chơi trò lương lẹo đê hèn. Hình ảnh anh Trần Trường còn đó, anh về và gia thế đi vào kiệt tận, mọi người trách anh dại, sao lại nghe lời VC. Nhưng nhờ anh mà bao nhiêu người khác không còn mắc bẩy VC, nghe lời ngon ngọt VC khiến chửi bới xứ sở và đồng hương từng đùm bọc và bảo vệ mình. Bài học anh Trần Trường bị VC chơi trò cướp đất, trở thành một bài học ngàn vàng cho những con người mang danh trí thức còn nghe lời tuyên truyền của VC. Tôi rất cám ơn anh Trần Trường cho tôi thêm một bài học về VC vì thế tôi không bao giờ bị mắc mưu VC như tướng Kỳ và nhạc sĩ Phạm Duy.
Bài học đáng ghi nhớ ngàn đời nữa là thầy Nhất Hạnh, thầy muốn đem hạnh phúc cho VN nhưng hạnh phúc của thầy bị VC làm nhục vì thế thầy cho tôi thêm một bài học làm người, đừng chơi trò đu dây với VC, chơi với VC là chỉ thấy lỗ, kẻ buôn bán mà thấy lỗ mà cứ nhảy vào, kẻ ấy mới đáng làm anh hùng thiếu trí. Anh Trần Trường và Thầy Nhất Hạnh chưa thấy cho nên bán buôn theo kiểu hy sinh, không tính lời lỗ là lòng tốt, nhưng khi đi vào con đường VC, lỗ là chuyện đương nhiên, sau đó vào con đường tù tội.
Anh Hà Vũ và Bảo Châu quá thông minh, người thì theo cha tiếp tục ngọn lửa thiêng cho dân tộc, anh Châu thì sống và dạy trên xứ sở mà VC gọi là đế quốc, nhưng nơi đó cho anh nhiều cơ hội làm người không bị những cực hình đe dọa như đè đầu cởi cổ. Thế giới đế quốc mà VC cho là kẻ hiếu chiến nhưng ngay VC cũng tìm thế giới ấy để trao thân gởi thịt vì nơi đó mới thực sự có tự do và độc lập và tính nhân văn, . VN ta anh hùng nhưng lắm đoạn trường, làm bạn với VC là như nhảy qua những ngọn núi lửa, còn bị chúng mạt sát như ngòi bút Quý Thanh mạc sát LS Hà Vũ và GS Bảo Châu. Tội nghiệp cho LS Hà Vũ đang sống đầy đảo điên trong nhà tù VC. Hạnh phúc thay cho GS Ngô BChâu đang sống trong khung trời thơ mộng nên những bàn cải của VC về thân thế người chỉ là là gió thoảng mưa bay, không làm cho GS chùn chân dừng lại.
Mấy ông việt kiều đi du hí VN, trở lại gặp tôi, các ông bảo VN đi dễ khó về, tôi bảo chắc trai đi có vợ gái về có con. Các ông bảo tôi chưa sống ở VN nên chưa hiểu chiều sâu câu ấy. Tôi xin các ông giải thích thêm. Các ông bảo:tại VN ăn chơi thì thả xăng, bất tận, nhưng ở luôn thì không khí quá ngột ngạt, vì VN như một nhà tù lớn, nói như nhà văn Trần Kim Đoàn. VN để thương, để nhớ nhưng không phải để ở. Nếu ai tha thiết với lòng đất mẹ thì đi dễ khó về, trước sau cũng nằm nhà đá.Vì thế GS Châu cất cánh bay xa, từ bỏ khung trời yêu thương tha thiết thời trẻ dại. Nếu còn gắn bó với đất nước VN thân yêu này, thân thế GS sẽ thành tro bụi như hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo.
Những lời bàn tán của Quý Thanh như bọt nước miếng phun lên trời, sau đó mặt mày của Quý Thanh hứng chịu bọt nước miếng ấy, những cái gì của César trả lại cho César. GS không cần trả lời những tờ báo mang mùi tính đảng. GS đang nằm phơi trên bải biển Mỹ quốc, nhìn những đàn con bồi bút của VC đang ngóng cổ phê bình người danh tiếng,GS cảm thấy thương cho người con lạc loài ấy, sống đời bọn bồi bút nhận đồng lương chết đói,thứ lính đánh thuê văn hóa, trong khi con gái Nguyễn Tấn Dũng cũng theo chân GS Châu sống yên hùng hạnh phúc trên đất nước đế quốc đầy bóc lột, từ giả miền đất đầy yêu thương như VN mà Quý Thanh đang khổ công xây đắp, mong nước VN mình mỗi ngày mỗi thịnh vượng tham nhũng và bóc lột dân nghèo.
Ôi quê hương là đẹp hơn cả nhưng quê hương VN đầy xấu xa và tội lỗi vì nơi đó có nhiều nhà văn có những nhà văn có mắt nhưng nhưng làm trò đui điếc, thấy VC hèn vằ tồi nhưng không dám nói lên sự thật, thấy người đồng hương bị mất ruộng, mất nhà nhưng vẫn quay lưng làm ngơ với thực tại, thấy người anh Hùng như LS Hà Vũ tranh đấu cho dân nghèo vẫn chơi trò ăn theo và nói theo kẻ du côn VC. VN không còn là mảnh đất tình thương và tự do nhân ái. VN giờ đây toàn loài sâu bọ, chỉ biết tiền và đô la. Anh có tiền là anh người con của xứ sở thân yêu, dù quá khứ anh như tướng Kỳ đừng đem bom sát phạt bọn VC.Nhưng túi anh không có một xu thì quá khứ của anh dù xiềng chân trên xe tăng để tử thủ ,cũng bị bọn VC xem là đàn điếm chống phá tổ quốc. Biết bao thanh niên ngơ ngác nghe lời đảng VC hy sinh một phần thân thể nay đất nước hòa bình, sau đó VC huyênh hoang tự đắt, bắt nhố những lão thành cách mạng và gắn cho cái bản án khắc nghiệt là lật đổ chính quyền cách mạng. Cách mạng của VC là cách mạng tiền, không có tiền là phản cách mạng.
(BBT: Đề nghị viết ngắn gọn và không đi quá xa nội dung bài chủ)
Bài này lờ đi đoạn quan trọng nhất và là ý chính trong bài của ông Ngô Bảo Châu là:
“phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ.”
Điều ông Ngô Bảo Châu muốn nói là phiên tòa đã không xử đúng cách, không đem các bài của Cù Huy Hà Vũ ra mà phân tích để kết tội như luật sư biện hộ đòi hỏi mà đi ngay đến kết án là Cù Huy Hà Vũ có tội. Xử như thế ông Châu nói là “ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết”.
Một phiên tòa như thế là chỉ có xử mà không có xét. Không dám tranh luận với luật sư vì sao có tội, có tội điểm nào mà đi ngay đến việc kết tội. Lời kết tội của phiên tòa đó không có giá trị vì đã không qua giai đoạn chứng minh là có tội. Người viết bài của Công An Nhân Dân dốt quá, đọc mà không hiểu ý chính bài của ông Châu ở chỗ nào để đả kích hay cố tình lờ đi?
Ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”.
HCM? Áp dụng cho câu nầy là đúng quá xá.
Lại một thằng bồi bút. Chính cái nhà nước CS này chẳng giống ai chứ không phải các vụ kiện của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ không giống ai.
lâu rồi mới đọc một bài viết của một tên bồi bút xôi thịt thú thật tôi ngửi không được ,thối quá ,thối quá.
Khi không màng danh lợi, vinh hiển ắt phải có của bản thân, cũng như khi chẳng hề run sợ trước tù đày, bạo ngược, ông Vũ đã có thể là “thần” trước mắt người dân rồi, đâu cần phải giáo sư Châu tôn lên mới có. Cũng như đâu cần viết một bài theo quan điểm “định hướng” xếp re như vầy, người ta cũng rõ Quí Thanh từ lâu đã là con cừu mỗi ngày đều răm rắp cúi lạy “lề phải” !