WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo CAND: ” GS Ngô Bảo Châu ngộ nhận, tùy tiện”

LTS: Sau vụ xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4/2011, giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học trẻ mới đoạt giải Fields năm ngoái tại Ấn Độ đã có một bài viết ngắn chưa đầy 300 chữ đăng trên Blog cá nhân của mình. Bài viết đã làm dấy lên một làn sóng bình luận trên các trang ‘lề trái’ và giới blog với đủ các cung bậc khác nhau.

Báo ‘lề phải’ hoàn toàn im lặng. Nay tờ CAND ‘ra đòn’ đầu tiên. Việc tờ báo này lên án tiến sĩ Hà Vũ là điều dễ hiểu vì họ đã làm như vậy từ vài năm nay nhưng trong bài viết bên dưới họ đã ‘kê’ GS Châu là “quá tùy tiện”, “ngộ nhận” và gọi những người ủng hộ CHHV là “những kẻ ngu dốt và cơ hội”.

——————————————————–

Về sự ngộ nhận của Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giờ đây, hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.

Khoảnh khắc Hector ngã xuống dưới ngọn lao của Achilles dưới chân thành Troy cũng là khoảnh khắc chàng dũng sỹ đi vào tâm thức của nhân loại như biểu tượng về một phẩm giá cá nhân và tài năng mang tính thời đại. Đó là nhân vật hiếm hoi trong thần thoại Hy Lạp chiến đấu không phải cho danh vọng, oán thù hay khát khao quyền lực mà chàng chiến đấu để bảo vệ chính quê hương mình, gia đình mình, nhân dân mình. Hector với trí tuệ và hiểu biết của mình đã phản đối chiến tranh. Nhưng khi chiến tranh xảy ra, chính Hector không do dự khi đối đầu với một Achilles mình đồng da sắt, một việc không khác gì tìm đến cái chết trong khi chàng có thể có những lựa chọn khác. Nhân cách ấy, tài năng ấy và tinh thần ấy đã đưa Hector vào bất tử. Chàng trở thành một trong số Chín Hiệp Sĩ Được Kính Trọng để sánh vai cùng Alexander đại đế, Julius Caesar,  vua Arthur, hoàng đế Charle-magne…

Trong blog cá nhân của mình  (blog Thích học toán – entry ngày 13/4/2011), GS Ngô Bảo Châu đã so sánh: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này”. Phát biểu ấy, dù vô tình hay cố ý, đã đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những người anh hùng trong lịch sử nhân loại.

So sánh ấy thật sự là một điều đáng tiếc cho hình tượng của Hector, hoàng tử thành Troy, vua Turnus của người Rutuli hay tráng sỹ Kinh Kha người nước Vệ. Những con người ấy trong tất cả những điều kiện tương ứng của thời đại đã đạt tới tầm vóc của anh hùng nhờ vượt lên những cám dỗ tầm thường của cuộc sống. Kể cả ham muốn sống với họ cũng trở thành nhỏ bé khi đi đến cùng những giá trị tinh thần của mình.

Cù Huy Hà Vũ sống trong một thời đại khác. Dù sức mạnh bạo lực không còn được tôn vinh nhưng giá trị của nhân cách và trí tuệ vẫn là những yếu tố bất biến để tạo nên một anh hùng. Cù Huy Hà Vũ đã làm gì để đạt tới một tầm vóc như vậy?

Đây là một câu hỏi không khó trả lời. Từ trước đến nay, không ai biết đến Cù Huy Hà Vũ trong các lĩnh vực học thuật hay tư cách cá nhân. Có hai con đường để mọi người biết đến Vũ. Thứ nhất là cái bóng của những thế hệ đi trước. Thứ hai là cách gây ra những sự vụ chẳng giống ai qua những lá đơn kiện. Nó hao hao như cách những ngôi sao đánh bóng tên tuổi bằng những scandal. Khi chạm tới những giá trị cá nhân, Vũ chỉ là một kẻ nhỏ bé với những cư xử tầm thường.

Bỏ qua những mưu đồ chiếm dụng nhà đất, bỏ qua những cách ứng xử đoạn tuyệt tình nghĩa gia đình, bỏ qua quá khứ học hành và làm việc không rõ ràng, chỉ cần vài chi tiết nhỏ cũng đủ nói lên bản chất của Vũ. Đơn cử như năm 2006, Vũ tự ứng cử mình vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Khi trả lời về khả năng để có thể đảm đương chức vụ, Vũ nói: “Bố của tôi là nhà thơ, nhà cách mạng Cù Huy Cận. Tôi học được ở ông rất nhiều điều, nhất là nhiệt huyết. Còn nếu nói về đức và tài, tôi xin tự khẳng định là tôi thừa đủ. Đảng đã nói là cần phải lựa chọn cán bộ có đức có tài cơ mà, vậy tôi có những điều đó tại sao lại không được lựa chọn?”. Với một người có khả năng trả lời một cách kiêu ngạo và tùy tiện như vậy, hẳn cũng không phải nói thêm nhiều. Nhiệt huyết thì do bố truyền lại, đức tài thì tự mình phong cho mình. Hơn nữa với cách trả lời trên thì gần như duy nhất Vũ là người có đức có tài hoặc cái đức cái tài của Vũ hơn hẳn thiên hạ. Ứng cử vào một chức vụ liên quan nhiều đến văn hóa, ngay từ vốn văn hóa ứng xử cơ bản Vũ đã hiểu hết chưa?

GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Dù những anh hùng đó thuộc về những thời đại đã qua nhưng mang một sự trân trọng trong tâm thức mỗi người. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng.

Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất được đặt ra là mục đích của tất cả những hành động trên của Cù Huy Hà Vũ là gì? Liệu nó có phải vì đất nước, vì dân tộc như một số người vẫn thổi phồng hay không?

Nhìn lại cả quá trình, Vũ chưa bao giờ biết hy sinh cho xã hội. Vũ kiên quyết giữ căn nhà 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội như một tài sản cá nhân thay vì chấp nhận để Nhà nước xây dựng một phần thành Bảo tàng Xuân Diệu, một công trình mang tính cộng đồng. Những đơn kiện chẳng giống ai chỉ là những scandal nhằm đánh bóng tên tuổi Vũ. Chỉ khác với giới nghệ sỹ đánh bóng mình trên sân khấu, Vũ đánh bóng mình trên vũ đài chính trị. Và chi tiết thể hiện ham muốn quyền lực mang tính chất cá nhân lớn nhất của Vũ chính là việc tự ứng cử chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin năm 2006. Cứ giả sử Vũ muốn cống hiến thật thì đó cũng là một cống hiến có điều kiện, một điều kiện không hề khiêm tốn.

Có những kẻ muốn biến Vũ thành anh hùng. Bằng những tụng ca đầy tính từ, Cù Huy Hà Vũ đã được đẩy lên đến tận mây xanh. Dân chủ đã trở thành những chiêu bài chính được đưa ra trong những ý kiến cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu những cá nhân trên thật sự muốn dân chủ, hẳn họ phải hiểu rằng dân chủ đi đôi với trí tuệ. Một người có trí tuệ không bao giờ chấp nhận một tư cách như Vũ làm anh hùng. Trường hợp còn lại, họ hiểu Vũ không đủ khả năng làm anh hùng nhưng vẫn biến Vũ thành anh hùng thì đây là những hành động đơn thuần nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân. Vũ khoác lên bộ y phục lóng lánh của những mỹ từ, trong khi giá trị thực cũng chỉ là một con bài trong tay kẻ khác mà thôi.

Chỉ có điều đáng tiếc ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó. GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân. Có điều chính GS hình như cũng không lường trước được hết những tác động từ những phát biểu của mình.

Hệ quả là chính GS cũng được biến thành một kiểu biểu tượng về trí tuệ uyên bác trên các diễn đàn. Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, GS đã được đám đông mặc định như một trí tuệ ở một ngạch khác bao trùm hơn: hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam.

Trong khi đó hơn một nửa cuộc đời mình GS Ngô Bảo Châu làm việc, học tập và nghiên cứu ở châu Âu. Lĩnh vực chuyên môn và chắc chắn cũng là lĩnh vực GS dành nhiều thời gian nghiên cứu nhất là toán học. Cuộc sống thì rộng hơn toán học và mang nhiều những phức tạp trong mỗi toan tính của con người. Phải sống trên chính đất nước của mình, thấu hiểu từng niềm vui, nỗi buồn, từng thành công, khổ cực của con người mới hiểu phần nào thực tại đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Việc phân tích từng câu nói, mổ xẻ từng ý tứ của Ngô Bảo Châu tưởng như để thể hiện sự tôn vinh, hóa ra lại trở thành một sự lợi dụng. Chân lý không quan tâm đến người phát ngôn. Việc trích dẫn Ngô Bảo Châu xét cho cùng cũng chỉ là mượn gió bẻ măng. Có những kẻ cần sự nổi tiếng, cần niềm tin mà những người Việt Nam đang đặt trên hình tượng Ngô Bảo Châu. Về mặt phương pháp cũng không khác gì việc thổi Cù Huy Hà Vũ lên thành một anh hùng để thực hiện những toan tính cá nhân.

Việt Nam rất cần những anh hùng. Tuy nhiên, những anh hùng của thời hiện đại không thể giống những Hector, Turnus hay Kinh Kha ngày trước. Cả thế giới đang bước vào thời kỳ mà trí thức quyết định phần lớn những tiến bộ trong xã hội. Người anh hùng của hiện tại trước hết phải là những người có trí tuệ, có trái tim, có tầm vóc văn hóa và kỹ năng đối thoại với thế giới. Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính chất thời đại như biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, khủng hoảng văn hóa thì khả năng hành động của những con người như vậy chính là chìa khóa để vươn lên.

Ngược lại, việc tạo nên những anh hùng một cách áp đặt hay thổi phồng những cá nhân không xứng đáng chỉ tạo nên những hiệu ứng tiêu cực. Nó tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin. Đó chính là những thảm họa của văn hóa và chính trị. Cho nên bất kỳ người trí thức nào trước khi tạo ra những so sánh cần sự cân nhắc kỹ càng.

Ngạn ngữ Hy Lạp nói: “Nếu Thượng đế muốn hủy hoại ai đó, thì trước hết, ngài sẽ biến người ấy thành một vị thần”. Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng. Giờ đây, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ và GS Ngô Bảo Châu xuất hiện dày đặc trên một số luồng thông tin với những mỹ từ cao cả nhất. Nhưng sẽ chỉ là một sự ngộ nhận của niềm tin nếu chỉ nhìn nhận bằng sự lấp lánh của ngôn từ. Điều đó cũng giống như sự ngộ nhận về “anh hùng” Cù Huy Hà Vũ của GS Ngô Bảo Châu vậy.

Quý Thanh (CAND)

 

 

71 Phản hồi cho “Báo CAND: ” GS Ngô Bảo Châu ngộ nhận, tùy tiện””

  1. THU BA says:

    Phải mất hởn nưả thế kỷ nguời Việt mời tìm ra và nguỡng mộ một thứ anh hùng thật Cù Huy Hà Vũ để thay thế cho một loại anh hùng vừa giã trá vừa khóac lác Hồ Chí Minh!
    (“Bác anh hùng tôi cũng anh hùng “(?)

  2. longan says:

    Ngô Bảo Châu chỉ có trí tuệ và thông minh trong lĩnh vực thuần tuý toán học.Còn lại ở những lĩnh vực khác thì cũng “mít đặc” như chúng ta thôi.

  3. Bắc Phong says:

    bàn thêm chuyện ngộ nhận

    ngộ nhận chuyện Cù Huy Hà Vũ
    ngộ nhận lòng thành thật Đảng ta
    chuyện được nhà nước cấp nhà
    có đâu thuần túy chỉ là vinh danh

  4. vuxuanmoïse says:

    Đúng….đúng…ngạn ngử Hy Lập ….rất có lý nhé…… đả được….????? lưu…..xú…..!!!!!!! ” là Thần….gì…??? ” stop…..đi học tập như Ông NVH ( điếu cầy ) có …biết không…????

  5. Tien Pham says:

    “Mời ông bà tải phần mềm gõ tiếng Việt theo đường dẫn dưới đây
    http://www.vps.org/rubrique.php3?id_rubrique=22

    BBT ĐCV nên xét về xuất xứ của lời phản hồi. Nếu là từ trong nước, nên thông cảm cho họ. Có thể là họ gõ lời phản hồi từ 1 quán cà phê internet. Như thế, họ kô có thời giờ để bỏ dấu. Hơn nữa, họ cần phải gõ nhanh để giảm thiểu thời gian có thể bị “soi” bởi CAM.

    Nếu lời phản hồi là từ các nước kô cấm tự do thông tin, nên khuyến khích các phản hồi viên gõ tiếng Việt như trên. Gõ tiếng Việt kô dấu vô hình trung là các phản hồi viên này kô khuyến khích người khác đọc lời phản hồi của họ. Vì tiếng Việt kô bỏ dấu rất khó đọc, chữ kô bỏ dấu thường hay bị hiểu lầm sang chữ khác, kô có lợi cho việc thông tin.

    Nên quý trọng chữ viết biểu thị tiếng nói của mình. Nó nói lên bản sắc, căn cước của mình. Nên tự hào về điều ấy.

    họ kô có thời giờ để bỏ dấu.

    • Q. Huy says:

      Coi chừng BBT Đàn Chim Việt !!! Họ yêu cầu gửi phản hồi bằng tiếng việt có bỏ dấu, mà phải dùng phần mềm vps.org mới đươc. Tôi đã gửi bao nhiêu phản hồi để góp ý mà vẫn bị từ chối, chỉ vì không dùng vps.org software mà sử dụng phương pháp khác bỏ dấu VPS.ORG đã bị CAM cài mã độc, các bạn hãy coi chừng.
      Q. Huy

  6. Builan says:

    *Ông Nguyễn Thiện Ác !
    -Ý lôn ! Nguyễn thiện Nhân ,
    - Từng gập mình, lanh nhiêm vụ chiêu dụ GS Ngô Bao Châu về nước !
    -Từng xum xe dề xuất cấp ngôi nhà thật sang trong cho Gia đình cùng vơí cha mẹ Ngô Baỏ Châu sống cho “ngang tầm”
    * Nguyễn Tán Dũng, cùng vơí tập đóàn VG tay sai Bán nước –
    -Tùng phong chức phong hàm, vinh danh GS Ngô Bao Châu – như là niềm tự hào cuả dân tôc (Rất là xứng đáng) …
    -Từng thiết lập , xây dưng Viện Toán Học… dành riêng cho “THÍCH HỌC TOÁN”

    *Tất cả; CON NGƯỜI & SỰ VIỆC trên…. có gọi là NGỘ NHẬN, TÙY TIỆN không, thưa nhà báo Công An QUÝ THANH (thường gọi là CAM , mơí nhất là CONDOM) ????????!

  7. 3đờitịnạncộngsản says:

    Đúng là luận điệu của một bọn bồi bút dối trá, viết lấy được theo sự chỉ đạo của nhà nước cs. Đúng là không biết nhục.

  8. Mua thu chet says:

    ( No tao ra su hoang mang trong xa hoi va su sup do cua niem tin ) !!! Nhan dinh nhu the nay ma mai tan den bay gio moi noi ra !! hihihi :) suy nghi dan do va nghi suy ky luong qua ha !

    Ma noi ra bay gio ! Chung to la CSVN co phan ( lo so ) day ! lo so co bang chung ! Toi nghiep nhut la ong GS Chau ! Khong biet phai noi gi day ? ! Tot nhat la ong Chau nen dut khoac ! Nhat dinh chon cho minh mot loi di rieng ! Khoi le thuoc ai ca ! Va co niem tin vao nhung viec minh lam !

  9. Ghi nhớ says:

    Mọi người hãy thống kê tên những kẻ bồi bút để sau này xử lý. Ngòi bút của bọn chúng không khác gì cái xẻng xúc phân.

  10. nguyen thanh nhan says:

    Ngựa hay thường là ngựa chứng, người tài giỏi đôi lúc hơi cao ngạo, nhưng nếu sự cao ngạo chỉ thể hiện bằng lời nói, sau đó chúng ta đánh giá họ là tùy_tiện là ngộ nhận, cao ngạo, chưa ứng xử đúng……., thì như thế chúng ta chưa đúng đâu !
    Đào tạo người tài thì dễ, sử dụng người tài thì không dễ đâu.

    Mình tự nghĩ rằng mình sử dụng người tài rất tốt đó các bạn. :-)
    Có lẽ sẽ có người bảo rằng mình cao_ngạo. Sao không ai đưa người tài cho mình sử dụng nhỉ ?! Có như vậy thì mới chắc chắn mình nói đúng hay sai !

Leave a Reply to THU BA