WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa

Hải chiến Hoàng Sa

Chính phủ Hoa Kỳ đã cho tiết lộ hai tài liệu mật liên quan đến quan điểm của Hoa Kỳ về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là biên bản hai cuộc họp về vấn đề Ðông Dương ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ trì.

Trước khi trình bày về tài liệu này, để độc giả có thể nắm được vấn đề một cách dễ dàng, chúng tôi xin nói qua về tương quan lực lượng giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và quân đội Trung Quốc khi biến cố Hoàng Sa xảy ra và lý do tại sao Hoa Kỳ từ chối không yểm trợ cho Hải Quân và Không Quân VNCH chống lại Trung Quốc.

Tương quan lực lượng

Tính đến năm 1975 Hải Quân VNCH có quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên với 83 chiến hạm đủ loại. Những chiến hạm có thể chiến đấu trên biển gồm các loại sau đây: 2 khu trục hạm, 7 tuần dương hạm, 8 hộ tống hạm, 9 tàu đổ bộ và 4 tàu trợ chiến. Với lực lượng như thế, Quân Lực VNCH không thể huy động để chống lại được quân Trung Quốc trên biển hay sao?

Sở dĩ QL/VNCH không thể chống lại Trung Quốc vì các lý do sau đây:

1. Quân đội Trung Quốc vượt trội hơn Quân Lực VNCH về cả hải quân lẫn không quân. Trong trận Hoàng Sa, lực lượng hai bên chênh lệch một cách rõ rệt: Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng Hải Quân hùng hậu gồm hơn 16 chiếc đủ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu cho đến hai 2 chiến hạm loại Hainan 281 và 282, 2 chiến hạm loại Jiangnan 27 và 274 và 4 phi tiển đỉnh Komar mang số 133, 137, 139, 145. Trong khi đó, lúc đầu HQ/VNCH chỉ có tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16. Những ngày tiếp theo VNCH mới tăng cường thêm các chiến hạm HQ 4, HQ 5 và HQ 10.

2. Trung Quốc đã huy động cả hải lục không quân để áp đảo, trong khi VNCH không thể huy động không quân vì Hoa Kỳ từ chối giúp đỡ (chúng tôi sẽ nói sau).

3. Vì quyết chiếm Hoàng Sa, Trung Quốc đã hoạch định một kế hoạch hành quân chu đáo: khi lâm trận, họ đã áp dụng chiến thuật “cài răng lược” khiến HQ/VNCH không thể xoay trở được khiến bị trúng kế địch.

Tuy các chiến hạm Trung Quốc chỉ trang bị đại bác 100 ly (3.9 in.) hay đại bác 85 ly (3.5 in), còn chiến hạm HQ 16 của VNCH có đại bác 127 và HQ 10 có đại bác 76,2, nhưng Trung Quốc áp dụng chiến thuật bám sát các chiến hạm của VNCH trong khoảng cách gần, nên đại bác của HQ/VNCH không sử dụng được.

Cho dù cuộc chiến xảy ra ở tầm xa, HQ/VNCH cũng không thể thắng được vì khi thực hiện “Việt Nam hóa” chiến tranh theo đúng lịch trình của kế hoạch “Accelerated Turnover to the Vietnamese” (ACTOV), Hoa Kỳ có giao cho VNCH một số chiến hạm nhưng họ đã gỡ đi các giàn phóng phi đạn được trang bị trên đó, trong khi nhiều chiến hạm Trung Quớc có trang bị giàn phóng phi đạn và được không quân yểm trợ.
Tóm lược các diễn biến

Các bài viết về trận đánh Hoàng Sa có quá nhiều với những cách nhìn khác nhau, chúng tôi chỉ xin ghi lại các nét chính.

Trong cuốn hồi ký “Can trường trong chiến bại”, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, tư lệnh hải quân Vùng I Duyên Hải, người chỉ huy trận đánh Hoàng Sa, kể lại rằng ngày 15/1/1974, trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 được lệnh đưa địa phương quân và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa thay toán ngoài đó đã hết nhiệm kỳ. Có hai sĩ quan công binh đi theo để sửa cầu tàu. Ông Jerry Scott, thuộc văn phòng Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Ðà Nẵng, cũng xin cho một viên chức Mỹ là Gerald Kosh đi theo để biết Hoàng Sa. Nhưng khi người nhái của VNCH đổ bộ lên các đảo Duncan và Drummond thì đụng ngay một toán quân Trung Quốc ở trên đó.

Ngày 17-1, chiến hạm HQ 16 báo cáo hai tàu đánh cá của Trung Quốc không tuân lệnh ra khỏi lãnh hải VNCH. Sau đó, lại có thêm hai tàu Trung Quốc chở quân tới gần đảo và đã có nhiều cờ Trung Quốc trên bờ. Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn đã phái thêm khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 do trung tá Vũ Hữu San ra tăng cường. Sau đó hai chiến hạm Trần Bình Trọng HQ 5 và Nhật Tảo HQ 10 cũng được gởi ra Hoàng Sa. Chiều 18-1, các chiến hạm của hai bên chạy kế ngang nhau và chỉa súng vào nhau.

Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã liên lạc với Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn xin cho biết có đơn vị nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ ở trong vùng hay không. Tin tức xác nhận các chiến hạm Hoa Kỳ đang ở rất gần các chiến hạm VNCH.

Lúc 10 giờ ngày 19/1/1974, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy chiến thuật (OTC) tại mặt trận, đang ở trên soái hạm Trần Bình Trọng HQ 5, báo cáo các chiến hạm hai bên đang ở vị trí quá gần nhau trong thế “cài răng lược”. Toán đổ bộ của chiến hạm HQ 16 được lệnh trở ra chiến hạm. Khi toán đổ bộ đang dùng thuyền cao su chèo ra khơi thì trận chiến bùng nổ.

Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải được tùy viên quân sự Hoa Kỳ cạnh Hải Quân Vùng I cho biết có khoảng 17 chiến hạm Trung Quốc và 4 tàu ngầm đang hướng về Hoàng Sa. Ông ta cũng cho biết các phản lực cơ chiên đấu của Trung Quốc sắp cất cánh từ đảo Hải Nam để tấn công các chiến hạm của VNCH tại Hoàng Sa.

Trận hải chiến chỉ kéo dài trong hơn 30 phút. Các chiến hạm VNCH không đuổi theo các chiến hạm Trung Quốc và các chiến hạm Trung Quốc cũng không đuổi theo các chiến hạm VNCH. Không chiến hạm nào của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ tiến vào nơi có cuộc giao tranh.

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10 bị bắn chìm, thiếu tá Ngụy Văn Thà với 24 quân nhân khác bị tử thương, 26 người mất tích, 23 thủy thủ trôi dạt được tàu của hãng Shell vớt.

Hai khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 và Trần Bình Trọng HQ 5 bị hư hại, mỗi chiến hạm có hai chiến sĩ bị tử thương.

Tuần dương hạm HQ 16 do trung tá Lê Văn Thự chỉ huy, bị trúng đạn nghiêng một bên, được lệnh quay về Ðà Nằng, có một chiến sĩ bị thương và 16 chiến sĩ khác trôi dạt trên thuyền cao su về đến Quy Nhơn.

Có 43 người đã bị bắt làm tù binh, trong đó có ông Gerald Kosh, được đưa về Quảng Châu, sau đó được trao trả cho VNCH qua Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.

Về phía Trung Quốc, hộ tống hạm Kronkstad 274 bị chìm, hộ tống hạm Kronkstad 271 và hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, các sĩ quan chỉ huy là Vương Kỳ Uy, Triệu Quát và Diệp Mạnh Hải đều bị tử trận.

Mỹ từ chối yểm trợ

Có một điều quan trọng mà phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại không biết đến, đó là Hoa Kỳ đã từ chối yểm trợ VNCH trong trận chiến Hoàng Sa.

Ngày 18/1/1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH biết rõ hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ đang có mặt trong vùng gần Hoàng Sa. Phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã hỏi đại tá Kussan, tùy viên quân sự Mỹ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân rằng phi cơ chiến đấu của Việt Nam khi đi tác chiến tại Hoàng Sa có thể hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprise để xin tiếp tế nhiên liệu được không ? Phó đề đốc Thủy cho biết Ðà Nẵng cách Hoàng Sa trên 150 hải lý, do đó, phi cơ chiến đấu sẽ không đủ nhiên liệu để có thể vừa đi vừa về, nếu phải mang theo hai bình xăng thì không thể tác chiến được.

Sau khi trao đổi với Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, đại tá Kussan đã trả lời cho phó đề đốc Diệp Quang Thủy như sau: Các chiến hạm Mỹ không thể tiếp tế cho Quân Lực VNCH vì hai lý do sau đây:

Lý do thứ nhất, Hiệp Ðịnh Paris cấm Hoa Kỳ không được tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam (điều 4).

Lý do thứ hai, Luật War Power Act ngày 2/9/1973 cấm Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự ở Ðông Dương. Vì thế, các chiến hạm Hoa Kỳ không thể tiếp tế nhiên liệu cho các chiến đấu cơ VNCH được. Các chiến hạm Hoa Kỳ chỉ có thể cứu giúp quân đội VNCH khi bị các tai nạn mà thôi. Tuy nhiên, đó phải là các tai nạn bình thường, còn các tai nạn do chiến đấu, các chiến hạm Hoa Kỳ cũng không thể cứu giúp được.

Cần lưu ý, trong thời gian còn chiến tranh Việt Nam, Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (The US Military Assistance Command, Vietnam – MACV) là cơ quan chỉ huy quân sự thống nhất của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, sau Hiệp Ðịnh Paris, cơ quan này bị hủy bỏ và được thay thế bằng Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (Defense Attach Office – DAO) kể từ ngày 28-1-1973, do đó không còn các cố vấn Mỹ nữa mà chỉ còn các tùy viên quân sự.
Quan điểm của Hoa Kỳ quá rõ

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, theo tài liệu Hoa Kỳ vừa công bố, trong hai cuộc họp do ngoại trưởng Kissinger chủ trì ngày 25/1/1974 và ngày 31/1/1974, tức sau khi Hoàng Sa bị mất, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đã được đưa ra bàn cãi. Nội dung tài liệu này đã được đài BBC trình bày ngày 3/10/2011, chúng tôi xin ghi lại những điểm quan trọng sau đây:

1. Về trận đánh Hoàng Sa

Ðô đốc Thomas H. Moorer, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề”.

Ngoại trưởng Kissinger: “Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?”.

Ðô đốc Moorer: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác cũng có cùng vấn đề – đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó”.

Ngoại trưởng Kissinger: “Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?”.

Ðô đốc Moorer: “Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Ðó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm. Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó. Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui”.

2. Quan điểm của Hà Nội

Ngoại trưởng Kissinger: “Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?”.

William Colby, giám đốc CIA: “Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào”.

William Smyser, thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia: “Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực”.

Ngoại trưởng Kissinger “Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?”.

Ðô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

William Colby: “Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó”.

Ông Clements, thứ tưởng quốc Phòng: “Ðừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Ðó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng”.

Ðô đốc Moorer: “Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Quốc kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy.

Sau đó, Ðô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: “Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực”.

3. Chuyện bảo vệ Phillippines

Trong một cuộc họp ngày 31/11/974 tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Kissinger được thông báo: “Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa.

“Ðài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy.

“Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ – Philippines có được áp dụng hay không nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công”.

Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.

Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: “Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn”.

Ngoại trưởng Kissinger kết luận: “Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ”.

Một vài nhận xét

Qua các sự kiện vừa được trình bày nói trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

1. Hoa Kỳ không muốn can dự vào các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Ðông vì sợ đụng chạm với Trung Quốc, nơi Hoa Kỳ có rất nhiều quyền lợi.

Mặc dầu trong chuyến viếng thăm Á Châu vừa qua, tổng thống Obama đã cho các quốc gia trong vùng hiểu rằng Mỹ sẽ “bao vây” Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, nhưng trong cuộc họp báo hôm 8/12/2011 tại Bắc Kinh, kết thúc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên Mỹ-Trung, bà Michele Flournoy, thứ trưởng bộ quốc phòng Hoa Kỳ, khẳng định việc Washington tăng cường các liên minh quân sự tại Á Châu không nhằm mục đích “ngăn chặn” Trung Quốc.

2. Giữa Philippines và Mỹ có hiệp ước ngày 30/8/1951 bảo vệ các hòn đảo, tàu thuyền và máy bay của Philippines trên Thái Bình Dương khi bị tấn công, nhưng khi có đụng độ, Philippines có thực sự được bảo vệ hay không là vấn đề khác. Ngoại trưởng Kissinger đã nói rất rõ: “Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ”.

Bản tin của đài VOA ngày 24/6/2011 cho biết trong cuộc họp ngày 23/6/2011, ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, nói với ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Philippines giữa lúc xảy ra vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa. Nhưng tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời giáo sư Pacifico Agabin, cựu khoa trưởng luật khoa của Ðại học Philippines, cho biết nội dung của bản hiệp ước ký năm 1951 ghi rõ Mỹ không tự động bảo vệ Philippines một khi có xung đột trên biển Ðông. Ðiều 4 của hiệp ước này quy định trong trường hợp xảy ra tấn công trên Thái Bình Dương, tổng thống Mỹ phải được sự chấp thuận của Quốc hội mới tiến hành điều quân.

3. Hoa Kỳ từ chối tiếp tế xăng cho các phi công VNCH để tác chiến ở Hoàng Sa và nói rất rõ lý do tại sao Hoa Kỳ không thể làm như vậy. Ðiều này chứng tỏ Hoa Kỳ không còn muốn dính líu gì đến miền Nam Việt Nam nữa. Nhưng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ đưa lên cầm quyền ở miền Nam, quá yếu kém về chính trị, không thể hiểu được như vậy. Ông cứ nằng nặc đòi thêm viện trợ và cuối cùng chơi trò “tháu cáy”, rút khỏi Cao Nguyên và miền bắc Trung phần, để Mỹ hoảng sợ miền Nam mất, phải nhảy vào. Nhưng Mỹ đã không can thiệp khiến miền Nam bị sụp đổ một cách nhanh chóng, gây tang thương cho không biết bao người. Tôi ấy trời khó dung và đất khó tha.

4. Tất cả các sự kiện được trình bày nói trên cho thấy cả Việt Nam lẫn Philippines phải tự lo lấy thân phận mình, đứng trông chờ ở Mỹ.

Nguồn: Ethongluan.org

 

37 Phản hồi cho “Hoa Kỳ tiết lộ vụ Hoàng Sa”

  1. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa qúi cụ,

    Một sai lầm nghiêm trọng thứ hai trong bài của ông Lữ Giang là lực lượng tham chiến phía Trung Cộng. Tôi không biết ông Lữ Giang dựa vào đâu mà viết nhăng viết cuội như rứa

    [dẫn]
    Sở dĩ QL/VNCH không thể chống lại Trung Quốc vì các lý do sau đây:

    1. Quân đội Trung Quốc vượt trội hơn Quân Lực VNCH về cả hải quân lẫn không quân. Trong trận Hoàng Sa, lực lượng hai bên chênh lệch một cách rõ rệt: Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng Hải Quân hùng hậu gồm hơn 16 chiếc đủ loại, từ tàu đánh cá ngụy trang Nan Yu cho đến hai 2 chiến hạm loại Hainan 281 và 282, 2 chiến hạm loại Jiangnan 27 và 274 và 4 phi tiển đỉnh Komar mang số 133, 137, 139, 145. Trong khi đó, lúc đầu HQ/VNCH chỉ có tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16. Những ngày tiếp theo VNCH mới tăng cường thêm các chiến hạm HQ 4, HQ 5 và HQ 10.

    2. Trung Quốc đã huy động cả hải lục không quân để áp đảo, trong khi VNCH không thể huy động không quân vì Hoa Kỳ từ chối giúp đỡ (chúng tôi sẽ nói sau).
    [hết dẫn]

    Về lực lượng hải quân tôi chưa từng đọc ở đâu, từ phía Việt Nam Cộng Hoà và Trung Cộng là có nhiều tàu bè tham chiến như thế (ở phía Tàu cộng) !

    Về điểm thứ hai, cho đến nay rõ ràng là không có không quân phe nào tham chiến ! Cũng không thấy nói đến những nỗ lực của không quân, như cất cánh rồi bỏ dở phi vụ, thậm chí ứng trực để tham gia trận chiến vào lúc đó.
    Tại sao thế ? Hình như hai phía cũng chưa quyết định dứt khoát sẽ nổ súng vào nhau, cho nên trong nội dung mang dáng dấp GẦN NHƯ một cuộc tao ngô chiến! Tức là tình cờ đụng mặt nhau nên xảy ra đánh nhau; nhưng ở đây hai phe cố tình đụng mặt nhau, diễu võ dương oai để khiêu khích nhau, rồi … nóng máu nóng mắt nổ súng đánh nhau.
    Tuy nhiên xin gác đi sâu chi tiết tại sao không quân không có mặt, mà đi vào phân tích lực lượng tham chiến phía Tàu cộng.

    I -
    Bàn về tàu bè tham chiến, trước tiên tôi xin dựa vào bài viết “Trận hải chiến Hoàng Sa theo tài liệu Trung Cộng” của Trần Ðỗ Cẩm & Vũ Hữu San

    [dẫn]
    Ðể đối đầu với hai phân đội chiến hạm VNCH, phía Trung Cộng cũng chia các chiến hạm thành hai phân đội. Các HTH K-271 và K-274 phối trí tại vùng Tây Nam đảo Quang Hòa để đối đầu với các KTH Trần Khánh Dư HQ-5 và TDH Trần Bình Trọng HQ-4, trong khi các TLH T-389 và T-386 chiếm vị trí xa hon về phía Bắc để ngăn chận các TDH Lý Thuờng Kiệt HQ-16 và HTH Nhựt Tảo HQ-10. Nhìn chung, các chiến hạm VNCH chiếm vị trí hình cánh cung bên ngoài đảo Quang Hòa, trong khi các chiến hạm Trung Cộng cung dàn hình cánh cung đối đầu, nhung nằm bên trong, gần đảo hon. Các chiến hạm Trung Cộng tuy nhỏ, nhung có vận tốc cao và nhịp bắn nhanh hon nên đa xử dụng chiến thuật “cận chiến.
    [hết dẫn]

    Ghi chú riêng:
    KTH : khu trục hạm; TDH : tuần dương hạm; HTH :hộ tống hạm.
    Riêng ông Trần Đại Sỹ đã dùng các từ ngữ Hán Việt lạ tai, như Tiềm Lạp Đỉnh thay cho Hộ tống hạm, hay tàu chống tàu ngầm (submarine chaser), cũng như Trục Lôi Hạm (TLH) thay cho tàu vớt mìn !

    [dẫn]
    Trong lúc đó, TDH Lý Thuờng Kiệt ở phía bên ngoài tác xạ dữ dội vào T-389, tuy bị thuong nặng, hầm máy bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào. TLH 389 vẫn chống trả dữ dội. Vì sợ bị bắn trúng, TDH Lý Thuờng Kiệt rời vùng hải chiến, vận chuyển ra huớng ngoài biển. Thấy TDH Lý Thuờng Kiệt bỏ đi, các chiến hạm VNCH Trần Khánh Du và Trần Bình Trọng cung rời vùng. Riêng HTH Nhựt Tảo vì bị hu hại nặng chỉ còn trôi trên mặt biển nên bị bỏ lại không còn đủ sức tự vệ. Lúc đó, hai chiến hạm Trung Cộng tăng viện là Tuần Duyên Hạm (TDH) loại Hainan mang ký số 281 và 282 thuộc phân đội chống tàu ngầm 74 do phân đội truởng Liu Xi Zhong chỉ huy cung vừa tới vùng vào hồi 11 giờ 4, sau đó mở cuộc tấn công. (Ghi chú của nguời viết: Theo tài liệu của Jane’s Fighting Ship, TDH loại Hainan đuợc Trung Cộng đóng mô phỏng theo loại chiến hạm SO-1 của Nga Sô, có trọng tải 320 tấn, vu khí chính gồm 2 giàn hải pháo 57 ly đôi, một ở truớc mui và một ở sau lái, ngoài ra còn có 2 giàn đại bác 25 ly đôi cung ở truớc mui và sau lái. Thủy thủ đoàn chừng nguời). Tuần Duyên Hạm 281 tiến gần HTH Nhựt Tảo, tất cả các họng súng đều khai hỏa vào mục tiêu rõ ràng không còn tự vệ đuợc. Đến 2 giời 52 phút chiều ngày 19 tháng 1, HTH Nhựt Tảo bị chìm tại vị trí chừng hai hải lý ruỡi về phía nam của bãi san hô Antelope.
    [hết dẫn]

    [dẫn]
    Sau này một số bài viết cho rằng HTH Nhựt Tảo bị trúng hỏa tiễn Trung Cộng vào đai chỉ huy khiến Hạm Truởng hy sinh. Tuy nhiên, các chiến hạm Trung Cộng tham chiến đều không đuợc trang bị hỏa tiễn hải-hải và tài liệu Trung Cộng cung nói rõ không có Phi Tiễn Ðinh (PTÐ) Komar tại Hoàng Sa.
    [hết dẫn]

    II -
    Hải quân đại tá Hà Văn Ngạc cũng tả rõ về tàu địch và tàu ta tham chiến trong bài viết về hải chiến Hoàng Sa như sau:

    [dẫn]
    Chừng nửa giờ sau khi hải-đoàn vận-chuyển vào đội-hình huớng về phía đảo Quang-Hòa thì hai chiến-hạm Trung-cộng loại Kronstad mang số-hiệu 271 và 274 bắt đầu phản-ứng bằng cách vận-chuyển chặn truớc huớng đi của hải-đoàn, nhung hải-đoàn vẫn giữ nguyên tốc-độ, trong khi đó thì hai chiếc chiến-hạm khác nhỏ hon mang số 389 và 396 (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: đây là hai trục lôi hạm tức là tầu vớt mìn loại T43) cùng 2 chiếc ngư-thuyền ngụy-trang 402 và 407 (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: ngư thuyền số 402 mang tên Nam Ngư)

    Ngay sau khi hoàn-tất nhận lệnh hành-quân, tôi chia Hải-đoàn thành hai phân-đoàn đặc-nhiệm: Phân-đoàn I là nỗ-lực chính gồm Khu-trục-hạm HQ4 và Tuần-duong-hạm HQ5 do Hạm-truởng Khu-trục-hạm HQ4 chỉ-huy; Phân-đoàn II là nỗ-lực phụ gồm Tuần-duong-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10 do Hạm-truởng Tuần-duong-hạm HQ16 chỉ-huy.
    [hết dẫn]

    [dẫn]
    Bất thần về phía đông vào khoảng 11:25 sáng cách xa chừng 8 đến 10 hải-lý, xuất hiện một chiến-hạm của Trung-cộng loại có trang bị mỗi bên một dàn phóng kép hỏa-tiễn loại hải-hải (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: đây là loại khinh tốc đinh Komar) đang tiến vào vùng giao-tranh với một tốc-độ cao, quan-sát đuợc bằng mắt viễn-kính và không một chiến-hạm nào báo-cáo khám-phá đuợc bằng radar từ xa. Tôi dự-đoán loại chiến-hạm này ít khi đuợc điều-động từng chiếc một, và tin là có thể thêm ít nhất một chiếc theo sau. Với tình-trạng của Hải-đội đăc-nhiệm: một hộ-tống-hạm bị loại khỏi vòng-chiến; một tuần-duong-hạm bị thuong noi hầm máy; một khu-trục-hạm và một tuần-duong-hạm chỉ còn hỏa-lực rất hạn-chế; cộng với nguy-cơ bị tấn-công bằng cả hỏa-tiễn hải-hải cũng như bằng phi-cơ rất có thể xẩy ra, nên tôi triệt-thoái phần còn lại của lực-luợng là Khu-trục-hạm HQ4 và Tuần-dương-hạm HQ5 ra khỏi vùng Hoàng-Sa tiến huớng đông-nam về phía Subic Bay (Hải-quân công-xuởng của Hoa-Kỳ tại Phi-luật-tân).
    [hết dẫn]

    III -
    Theo tường thuật của hải quân trung tá hạm trưởng HQ-16 Lê Văn Thự như sau:

    [dẫn]
    Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu Trung cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tuong đuong với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung cộng nhỏ hon tàu tôi nhung vận chuyển nhanh nhẹn hon.

    Đến tối ngày 18 tháng 1, 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đon bị Trung cộng phá rối tần số, không liên lạc đuợc. Tôi không thể gọi Đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tu lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc đuợc với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc đuợc trong vòng 10 hải lý. (….) Vì thế, muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghi chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung cộng truớc rồi mới tính chuyện đổ bộ nguời nhái lên đảo sau.
    Lúc này phía Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đa có truớc.
    Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ý định của tôi : Đem nay HQ-16 và HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra ngoài) để tàu Trung cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng 1, 1974) sẽ tiến vào lòng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa, HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Hòa (xin xem hình 2).
    [hết dẫn]

    [dẫn]
    Sáng ngày 19 tháng 1, 1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo nhu dự định. Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền.

    Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đua phía hữu hạm của HQ-16 huớng về ba tàu Trung cộng. Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mui ra sau lái (xin xem hình 2). Nếu huớng mui tàu về phía tầu Trung cộng thì chỉ sử dụng đuợc hỏa lực ở phía truớc mui thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhung cung có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hon. Nhung vì tôi đánh phủ đầu tàu Trung cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung cộng có, ngoài ra còn có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung cộng.
    [hết dẫn]

    IV -
    Môt web của Tàu cộng dưới tựa đề “Chinese Naval Battles – from 1927 to today”
    http://www.soviet-empire.com/ussr/viewtopic.php?f=112&t=50411

    19 January 1974
    Battle of Xisha Island
    During the Vietnam War, China provided help and support against the US imperialism. The Vietnamese navy took part at few naval actions against the enemy, but the Chinese Navy managed to score the biggest defeat of the Puppet Southern navy.
    The islands were part of the Chinese national territory, and the democratic government of North Vietnam confirmed the legal Chinese claim. But the enemy occupied them, and finally moved also a naval force to confront units of the Chinese Navy.
    Our naval force was formed by the Kronstadt-Class submarine chasers n271 and n274, the minesweepers T-43 class n389 and n396. There were also the Hainan class submarine chasers n281 and n282 that didn’t took part at the battle.
    The enemy group was more heavy and armed then the Chinese one, it was formed by the three frigates Ly Thouong Kiet, Tran Khan Du and Tran Binh Trong together the corvette Nhat Tao
    The Chinese commander was Wei Meng Sen, while the Vientamese one was Han Van Ngac.

    Nói tóm lại, tuy có khác nhau đôi chút về số lượng cùng loại chiến hạm, nhưng quả thức không ai nói quá nhiều loại chiến hạm tham gia hải chiến như ông Lữ Giang.
    Tham khảo thêm ở những nơi khác, cũng cho thấy ông LG đã tưởng tưởng ra trận đánh và pha chè ngọt lợ cả đầu môi chót lưỡi khiến khó mà nuốt cho trôi.

    Bới bèo ra bọ thì hai chiến hạm mang số 271 và 274 là hộ tống hạm, nôm na là tàu chống tàu ngầm loại Kronshtadt (Kronshtadt class submarine chaser), chứ không phải là như ông nghĩ.

    Wikipedia:
    Two boats of this class, #271 & #274 participated in the Sino-South Vietnamese naval battle in the Paracel Islands on January 19, 1974, with #274 heavily damaged. However, #274 was able to make it back to the Yongxing Island for emergency repair after the battle, and returned to Hainan Islands the next day.
    Despite their obsolescence, these boats remained active well into the mid 1990’s.

    Cũng theo Wikipedia thì Komar missile boat không tham dự trong hải chiến Hoàng Sa

    Combat use
    1967 October 21 – Egyptian Navy Komar class missile boats sink Israeli destroyer Eilat in the first combat use of P-15 Termit anti-ship missiles. This was the first time a ship had sunk another ship using guided missiles.
    7 October 1973 – 2 Syrian Navy Komar class missile boats along with an Osa I missile boat fought against 5 Israeli Navy Sa’ar 3-class missile boats in battle of Latakia.

    (còn tiếp)

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    Kinh qúi cụ,

    Đọc bài viết này của ông Lữ Giang, tôi thấy có nhiều điểm đáng ngờ lắm. Duy điểm này thì cần nói ngay. Đó là việc phó đề đốc Diệp Quang Thủy đề nghị cho chiến đấu cơ VN đáp xuống mẫu hạm Mỹ để tiếp tế nhiên liệu ,nếu như có tham gia hải chiến Hoàng Sa hồi đó !

    [dẫn]
    Ngày 18/1/1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH biết rõ hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ đang có mặt trong vùng gần Hoàng Sa. Phó đề đốc Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã hỏi đại tá Kussan, tùy viên quân sự Mỹ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân rằng phi cơ chiến đấu của Việt Nam khi đi tác chiến tại Hoàng Sa có thể hạ cánh xuống hàng không mẫu hạm USS Enterprise để xin tiếp tế nhiên liệu được không ? Phó đề đốc Thủy cho biết Ðà Nẵng cách Hoàng Sa trên 150 hải lý, do đó, phi cơ chiến đấu sẽ không đủ nhiên liệu để có thể vừa đi vừa về, nếu phải mang theo hai bình xăng thì không thể tác chiến được.
    [hết dẫn]

    Tôi không biết là ông Lữ Giang lấy tin này từ đâu ? Không lẽ ông Diệp Quang Thủy không có kiến thức cơ bản về không quân của ngành hải quân hay sao nhỉ ? Cũng như phiá Mỹ đưa ra lý do từ chối giúp đỡ theo kiểu … Lữ Giang (chế ra) !

    Ông Lữ Giang nên cố học qua kiến thức cơ bản ngành hàng không hay không quân của hải quân, để biết mà chế dầu sối mỡ cho đạt “mục đích, yêu cầu” nhé .

    Hải quân thường dùng các loại phi cơ đặc biệt, hay một phiên bản đặc biệt, để có thể cất cánh hay đáp xuống một con tàu đang lênh đênh trên biển, cũng như nhiều đòi hỏi khác nữa.

    Chắc hẳn ông Lữ Giang cũng từng thấy khi một chiến đấu cơ đáp xuống sàn phi đạo mẫu hạm phải trang bị một cái móc đặc biệt, để móc dính vào (hai sợi) dây cáp chăng ngang, nhằm hãm đà phi cơ lại. Lý do phi cơ đáp xuống với tốc độ cao, phòng bị khi không đáp trúng phi đạo do con tàu đang tròng trành bởi sóng to gió lớn, hay móc không trúng (hai) dây cáp giăng sẵn, thì phi công kịp thời tống ga kéo cần lái bốc lên cao, nếu không phi cơ sẽ đâm nhào xuống biển. Dĩ nhiên bốc lên rồi quay lại đáp xuống tiếp theo. Việc đáp hụt một hai lần không phải là hiếm thấy.

    Có đôi khi phi công đáp mãi (năm lần bảy lượt) đến hết săng, đến nỗi mẫu hạm đành phải cho phi cơ tiếp tế săng (cánh quạt) lên trợ thủ cho việc đáp xuống. Đó là những lần đáp xuống ban đêm vào lúc biển động dữ dội.

    Tôi đã được xem một đoạn phim tài liệu trên National Geographic Channel rất hay. Phi công hạ cánh xuống được rồi mà hai tay còn run bần bật, dù miệng cười tươi như hoa và đấu láo liền tù tì về nỗi sợ đến té đái của mình khi thực hiện hạ cánh mãi không song ! Phải phục họ là những kẻ có bộ thần kinh bằng thép nguội !

    Nên biết chương trình tập luyện rất nghiêm ngặt, cho nên phi công hải quân thường xuyên được huấn luyện cất cánh và đáp xuống trong mọi thời tiết, bởi tình hình chiến sự đòi hỏi không yểm bất cứ lúc nào. Cũng như mẫu hạm phải liên tục tung phi cơ lên đi tuân tiểu để nắm vững tình hình chung quanh mình. Mẫu hạm coi thế là mục tiêu kếnh càng và dễ bị đánh phá bởi phi cơ, tàu ngầm, hoả tiễn … địch.

    Phi công hải quân rất có giá, được tuyển chọn kỹ càng hơn hết thảy. Họ thường mặc bộ đồ bay màu khác biệt (chẳng hạn da cam, vì có thể họ rớt xuống biển nên cần dễ nhận diện) và lương cao nhất hạng. Trước 1975 tôi có nhìn thấy được một số phi công hải quân này ở Sài Gòn

    Phi cơ phản lực của VNCH, thứ nhất KHÔNG thuộc loại hay phiên bản dùng cho hải quân; thứ hai, phi cơ phải trang bị cái móc hậu đặc biệt, để móc vào dây cáp khi đáp; thứ ba, phi công VN không hề học tập cách đáp và cất cánh xuống mẫu hạm hay chiến hạm nào khác.

    Cất cánh ở một phi đạo cực ngắn và tròng trành bởi sóng gió … là cả một nguy hiểm. Phải học lý thuyết và thực hành liên tục. Cũng như những dấu hiệu và ký hiệu cho phép phi cơ cất cánh hay đáp làm sao phi công VNCH biết được chứ !

    Nói tóm lại, rât phức tạp không phải cứ nói bừa đi cho được việc của mình ông Lữ Giang ơi !

    Cũng mong rằng web Thông Luận nên có người kiểm tra bài vở kỹ trước khi cho đăng tải nhé.

    Lão Ngoan Đồng

    TB:
    Nghe nói hiện nay mẫu hạm Thi Lang của Tàu cộng vẫn không có phi cơ, bởi Nga chưa chiu bán cái móc nói trên !

    http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=8841
    [dẫn]
    Theo bản tin trên của Hải quân Nga được đăng lại trên trang mạng Navy Recognition cho hay, thì chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đang gặp trở ngại mới và bất ngờ, vì chiếc HKMH Varyag được đóng từ thời Xô-viết đã không được gắn hệ thống hãm để giữ phi cơ lại khi đáp xuống boong tàu, và hiện không rõ là Trung Quốc có mua được hệ thống hãm này không.
    [hết dẫn]

    • Trúc Bạch says:

      Đồng ý với Lão Ngoan Đồng về việc máy bay của VNCH không thể đáp xuống HKMH mỹ được vì nhiếu lý do như ông dã trình bày, còn một điểm chính là các phi công muốn đáp xuống HKMH thì phải được huấn luyện đặc biệt, và việc đáp xuống HKMH là :nghề” của các phi công thuộc Hải Quân….Mỹ chứ còn các phi công thuộc Không Quân VNCH thì chỉ có nước đáp xuồng “bên canh” phi đạo mà thôi .

      Trung cộng mua HKMH cũ của U Cờ Ren Na và tái chế biến thành Thi Lang cũng với mục đích để cho các phi công Tầu tập đáp máy bay xuống….biển .

  3. Tien Pham says:

    “ĐT DVM là người chống cuộc đổ bộ Mỹ như TTD nhưng trước sự đã rồi do Thiệu Kỳ người của Mỹ làm đã lòng “ra tay” vì toàn QL yêu cầu giàn xềp đễ tránh cuộc chiến giữa các binh chủng đang bắt đầu giữa phe Đảo chánh và trung thành với TTDiệm.”

    Ai chứ Big Minh thì khỏi nói. Ông này văn dốt vũ dát, chỉ được cái trò đảo chánh, giết người khi người ta bị trói (nằm chèo queo trong xe tăng) là giỏi. Miền Nam VN vô phúc mới có ông này. Ngay cả tới giờ phút cuối còn đi dành chức tổng thống với ông Hương. Tưởng làm gì hay, rồi cũng chỉ biết đầu hàng! Tôi thật sự khinh bỉ ông này!

  4. D.Nhật Lệ says:

    Lẽ ra,bài này tôi không muốn có ý kiến nhưng đành miễn cưỡng góp ý khi đọc lời bình của Trung Kiên và
    Nguyen VN.,là 2 người vốn có nhiều góp ý xây dựng và ủng hộ cho công cuộc dân chủ hoá.
    Cám ơn lam gì bác TK.vì ông LG.ngày càng tuổi cao nên lý luận càng ít thuyết phục và kiểu cách ông suy luận khá cực đoan,do để tình cảm chi phối lý trí.Nếu ông bình tĩnh thì còn khá,nhưng thường là qúa khích bởi ông cho mình là duy nhất đúng.Ai đời nhận định về LCĐ.mà dựa vào báo Công An để bình luận thì bé xé ro to,ít xít ra nhiều đến mức bịa đặt,bất chấp sự thật.Cứ xem ông ta từng chưởi bới lm.NVLý thì biết sự cực đoan của ông như thế nào,nếu không nói là cố tình vu khống.
    Về bác Nguyen VN.thì bác chỉ trích thậm tệ tướng Thiệu vì bác qúa thần tượng hóa tướng Minh mà không
    thấy ông ta,dù giỏi về việc binh nhưng rất non nớt về chính trị,do đó đã bị bọn chính trị gia xôi thịt lợi dụng
    nhờ núp bóng mấy thầy tu làm chính trị,nên miền Nam mới chóng sụp đổ như vậy ! Tình báo đệ Nhất CH.
    đã gom hết gián điệp VC.nằm vùng,thế nhưng sau khi lật đổ TT.NĐD.ông ta chẳng biết gì về sự an ninh
    quốc gia mà thả ra hết bọn này để chúng chui vào mọi tổ chức để đánh phácho tan rã cả miền Nam.
    Tôi chỉ thấy DVMinh làm được một điều là …ra lệnh đầu hàng vì ở trong tình thế tuyệt vọng bị vây hãm tứ bề như thế thì không thể không đầu hàng,để khỏi phí phạm xuơng máu giống nòi một cách vô ích !
    Chúc 2 bác một giáng sinh vui vẻ và năm mới nhiều may mắn !
    Thân mến.

    • Trung Kiên says:

      Chào bạn D.Nhật Lệ

      TK cám ơn tác giả Lữ Giang về bài viết là do phép lịch sự…chứ không phải vì “trọng nhân cách” hay “nội dung bài viết”…vì như Bạn thấy, nó cũng chẳng có gì mới mẻ …

      Nguyễn V N thần thánh hoá Dương Văn Minh và đổ tội cho ông Thiệu là điều rất phi lý và bất công…Theo tôi thì ông Minh là người bất tài vô dụng, là kẻ bất trung bất nghĩa!

      Ông Diệm đã tin cậy ông Minh về mặt võ biền…Nhưng sau đó ông đã nhận ra con người này và đã dần dần rút hết binh quyền khỏi tay ông Minh. Người Mỹ nhìn rõ thái độ và con người của DVM nên đã dùng ông ta để lật đổ và sát hại ông Diệm.

      Chính vì cuộc chính biến 1/11/1963 do các loạn tướng gây ra, tạo cho VNCH một lỗ hổng chính trị to lớn, gây chia rẽ trầm trọng và mất niềm tin nơi các chiến sĩ, cộng với sự thao túng của Mỹ đưa đến thảm cảnh 30/4/1975!

      Có ai đó cho rằng, ông Minh đã phá cổng VNCH hôm 1/11/1963 để cho VC thâm nhập sâu vào lãnh thổ và nội bộ VNCH, vậy ngày 30/4/1975 ông tuyên bố đầu hàng và trao miền Nam cho VC cũng chẳng có gì là đáng ngạc nhiên…Vì từ khi ông Diệm bị sát hại thì VNCH không có người xứng tầm, xứng đáng lãnh đạo quốc gia nữa!

      Nhắc lại thêm đau lòng, chúng ta nên dồn nỗ lực cổ vũ cho DÂN CHỦ thì tốt hơn!

      Thân chúc Bạn và gia quyến một lễ Giáng Sinh vui vẻ, và một năm mới 2012 sức khoẻ, may mắn và vạn sự như ý!

    • Nguyen V N says:

      Kính bác Nhật Lệ
      Chúng ta là nững thành phần tranh đấu cho Tu Do Dan Chủ một cách đứng bác như bác tôi và nhiều người trong diễn đàn. Sự thật của LS là điều rát quan trong chính sự thật sẽ đánh bại CSVN vì chúng là xảo trá và lừa lọc từ ngày chúng có mặt. Chúng ta nên giúp nhau đễ biết sự thật đễ đánh giá những người quan trọng trong cuộc chiến VN.

      Tôi đồng ý với bác là Lữ Giang qua nhiều bài viết chỉ cho sự xét đoán mình là đúng và xúc phạm đến nhiều người đứng đắn mà không cho họ được trả lời hay bênh vực, điều này giới tranh đấu đều biết. Ong đem nhiều tài liêu nhưng rất hỗn tạp nên không chính xác. Nhưng riêng bài này thi xuất xứ đàng tin cậy hơn.Đúng Lư Giang rất cực đoan.

      Đồng ý với bác Ông giỏi binh yếu chính trị lúc phải hoà giải hai phe QĐ trong cuộc đảo chánh nên đễ bọn đảo chánh lật đổ đao chánh Khanh Thi làm loạn.v.v tôi thấyBigMinh đâu thể làm gì với họ(bọn đảo chánh được) trách nhiệm rất là tương đối.
      Bác Nhật Lể người tướng giỏỉ hành xử theo đúng lương tâm đễ 3 lần cứu nước trong những hoàn cảnh khác nhaủ nhất là ĐT Minh không chạy theo quyền hành và chính trị (không tham dự bầu cử TT mặc dù có thể thắng) đó là vocation và sự lựa chọn ông.
      Đúng ông không phải là nhà chính trị giỏi nhưng nhờ UY tín và trong sach của ông nên mọi người đã cần ông và ông đã nhận lãnh trách nhiệm lịch sữ theo đứng lương tâm của một tướng tài và một công dân tốt.

      Chúng ta nên công bình mà cứ trút vào đầu ông mọi tràch nhiệm là không đúng, nếu đọc kỹ tiến trình thì Thiệu kỳ và nhóm tham quyền phải là những người chịu trách nhiệm về chính trị chớ. Tôi chỉ bênh vực sư; thật về trách nhiệm mà quân đội giao ông làm ổn định tình hình sau khi bọn đảo chính đã làm. Nói ông âm mưu đảo chính là hoàn toàn sai sự thật mong bạn lục lọi lại tài liệu trước ngày đảo chánh và sự cầu cứu của hai phe chồng và trung thành với TT Diệm. Tôi có người gia đinh cao cầp trong QĐ phe bảo vệ TTD trong đó có ĐT MInh.
      Thú nhất ĐT Minh là người có công lớn trong công cuộc thành lập đệ nhất CH, một tướng trung thành với QG, một người không bao giờ thèm quyền hành mà không ai có thể bôi nhọ và là một người tu. Đáng quí đến nỗi Cưu thu tuong VVK cũng là người tốt muốn dân chủ hoa và bị Nông đức Manh giết, đã nghieng mình kính cẩn cám ơn TTDVM đã cứu dan quan và đã từ chối quân viên PHáp và TC.

      Thì một người đó không thể nào âm mưu với phe Đảo chánh lệ thuộc Mỹ như Thiệu kỳ Khiêm được, một chút logique và thâm thuý cũng hiểu ra điều đó. Nhất là Ông là người độc lập QG thuần tuý chống lệ thuộc Mỹ như TT Diệm , và ông là người đuổi Phái bộ Mỹ cuối cùng ra khỏi lãnh thổ VN. Thì làm sao làm tay sai Mỹ được. Đó chỉ là sự bôi nhọ của CSVN và thành phần Đào ngủ , đảo chánh ham tiền Mỹ chạy tội và đổ lên đấu TT DVM.

      Bạn Nhật lệ đừng quên bao thập niên chúng ta phải sống dưới sự điều khiển của phản giáng CSVN sao? Chúng độc quyền đầu độc người QN và cả HN.
      Chúng bôi nhọ anh hùng DVM vì TTDVM là hình ảnh cao đẹp nhất của chế độ MNVN mà QN và Lich sũ đang tái hồi danh dự của ông. Tôi mong bạn NL công bằng mà suy xét.
      với các tài liệu lS có thể kiểm nhận được.

      Tôi cũng mong bạn nhận chân là nhờ TT DVM và Công bằng của Lịch sữ VNCH đang được phục hồi danh dự với sự sáng suốt, khèo léo nhẫn nại và thông minh chánh trị đã làm cho CSVN bị hoàn toàn trách nhiệm trong vụ lừa gạt lật lọng lịch sữ trong ngày 30 tháng tư 75. Chính nhân chứng Bùi tín đã viết ” CSVN lạt long và ăn quịt HGHHDT của MNVN ”

      Tại sao các bạn trung thành với Miền nam như tôi lại vcứ cố tình bôi nhọ MN và danh dự này mà cứ phải gán là TT DVM đầu hàng còn chụp mũ là tay sai CS. Như vậy là các bạn đã giúp CSVN chạy tội lừa bịp và còn coi thường cả QH lưỡng viện, QLVNCH với các tướng tá tử tiết và đồng bý với TT DVM là phải cứu dân cứu quân (cả quân CSVN trong đó có VVK và Bùi tín) cứu cả sự” tự tận diệt của dân tộc”.
      Thì sao gọi là đầu hàng, đơn phương ngừng bắn đễ tiết kiệm xương máu thi hành trọng trách mà toàn dân , QL lương vien, QLVN CH giao phó là tì giả pháp ngừng nội chiến bằng HGHHDT. ĐFiều mà ông đã thực hiện với giải pháp CPCMLT MIền Nam chầp nhân bởi thành phần thứ ba và MTGPMN.

      Kẻ có tội lật lọng và lứa bịp dân tôc là CSVN đã lừa cả MTGPMN và thành tphần thứ ba khi bắt TT DVM viết trên giấy lộn hai chữ đấu hàng và cám ông viết chữ Tổng thống VNCH.

      Thưa toàn thể vì chính sự can đảm củ TT DVBM nhâ;n lãnh trách nhiệm LS mà ông đã cải hoá tất cả kể cả Cưu TT CSVN là Võ văn Kiệt cám ơn người cứu dân cứu nước này. LS và người QN không bao giờ quên ơn anh hùng cứu nước nçy. VNCH là VN nhân đạo đôc lâp đã tạo điều kiên cho HGHHDT và thốnh nhất đất nước tránh cuộc diệt chủng mà CSVN muốn. Từ chối làm nô lệ Tàu khi từ chối quân viện.
      QN, người Bắc Vinh danh Liệt sĩ VNCH, Du sinh trưng hai là cờ tại Hambour có cả cờ VNCH, Du sinh Luân đôn hai lần cất cờ Đỏ de siết tay với người CH đi chống Tàu. CHHV đòi bo; chữ CHXHCNVN, Đòi thả tu binh VNCH, Đòi VN là một tức là luôn chấp nhận sự có mặt của VNCH.
      Phạm đình TRong To HƯu và bao cán boCSVN đã lật tẩt toi ac CSVN bỏ tù trên 400 ngàn ngươi CH, chính là nhờ sự can đảm sáng suốt nhận lãnh trách nhiệm LS cho một VN thống nhất.

      Thì tại sao chúng ta bát ông nhận tội Đầu hàng là thế nào.? Hoà hoảng, nhường một người anh em, một đoàn quân bị CSVH lừa tránh diệt chủng bảo vệ thanh danh VNCHJ với các tướng tá lính ở lại đằn lòng không trốn ra bưng đễ ngừng chiến tranh chơVN. KHông phải TTDVM, QH lương Vien QLVNCH với các tướng tá không đào ngũ và không bỏ trốn đã là ân nhân tác giả và là những người đã thống nhất đất nườc và chầp nhận nội chiền VN chứ còn gì nữa.

      Đó mới là công bằng và sáng suốt đó mới là kính troi;ng VNCH đó là sửa soạn cuộc trở lại của VNCH ,chết cho HS trở về đất nước đễ xây dư;g cuộc đoàn kết dân tộc, đễ lâ;t đổ bạo quyền và cứu nước.

      THưa các bạn tựbôi nhọ VNCH và TT DVM anh hùng dân tộc là theo đúng chỉ thị CS đễ giết VNCH, giết những gì tốt đẹp nhất vcủa VNCH:
      Một QG độc lập chồng ngoại xâm
      MỘt hiến pháp dân chủ khong có đièu bốn.
      Một QLVN CH can trường trong trân chiến chồng làn sóng CS, nhưng nhân đạo biết ngừng nghe lê;nh TT và QH chầm dứt chiền tranh, Tử tiết đễ bảo vê thanh danh VNCH và chính nghĩa.
      Ngày hôm nay chữ VNCH, người CH vẫn còn giá trỉ không phải là vì bọn quà khích và nằm vùng bôi nhọ và xuyên tạc Sự thât, những bọn đào ngũ như Thiệu Kỳ vừa khiế^nhược với Mỹ vứa đào ngũ rối đổ tội đầu hàng cho Tổng thống oai hùng không sợ lằn dạ Xe tang T54 và lằn đạn rơi của người lính bị CSVN lừa.

      Trong một VN mới xin dọc lời Tuổi trẽ Sáng suốt và cao cả qua lời Huỳnh Thục Vi, Cuộc Đoàn kết Dăn tộc trong Đạo đức và tình thhương giồng nòi là điều kiện thành công của cuộc Cách mạng BBĐ thi Công lờn của TT DVM và tinh thần HGDT của ông sẽ giúp cuộc hàn gắn dân tộc đễ dành lại chủ quyến DT.

      Thay vì biết ơn người cứu nước này quí vị nghị sao nếu QLVNCH không ngừng bắn Đàm thoại và theo Giả Phap HGDTCPLTMNVN và nhận Quân Viên TC thì nước ta sẽ ra sao ?

      KÍnh cáo
      NGuyen VN

  5. td says:

    Rồi đây bộ sậu của đảng cs VN cũng bị bọn cầm đầu bắc kinh TQ …chơi trò như Mỹ xài Thiệu – Kỳ hữu danh vô dụng …Thiệu thì thích làm quan ..Còn Kỳ râu kẽm thì thích làm nỗi …kiểu yên hùng khoa trương …đến khi thất thủ rồi cũng đến Mỹ KD làm nỗi đủ thứ ,khi quay về VN cũng ga lăng làm nỗi với VC khi bị xỏ mũi …
    Hãy nhìn nhận ngạn ngữ ( Con chó và người đi săn )
    Và thuật ngữ …
    ” Trâu ,bò húc nhau ruồi muỗi chết “… Người lãnh đạo đất nước tốt… phải được chế tài của các dân biểu đối lập và và thực thi theo hiến pháp , luật nước rõ ràng ,được nhân dân giám sát toàn diện …nếu không …
    Chúng bỏ QG chạy đổi lấy tánh mạng ..” lưu vong ” đến xứ người …
    Chỉ có những người lính chiến là chịu trận …vì quốc gia dân tộc và chịu thiệt thòi nhất trong mọi thời đại …Nhung đổi lại họ vì sự nghiệp của một kẽ cầm đầu đúng …hay sai mà họ phải dấn thân
    Quốc gai hưng vong
    Thất phu hữu trách

  6. Nguyen V N says:

    Bài này của Lữ Giang có giá trị Lịch sữ.

    LS cho thấy tát cả Tướng sạch và QL VNVCH đã tận dụng mọi phương tiện còn lại sau khi Mỹ đã ký HƯ buông rơi và bức tử VNCH 1973 đễ MUA lại 600 tù binh Mỹ và hồi hương hài cốt lính Mỹ. Tát cả là vì nội bộ Mỹ; Watergate, phong trào phản chiến và QH Mỹ quyết định bắt Mỹ ngừng can thiệp vào VN. Điều này Thiệu và Kỳ do Mỹ đưa lên và điều khiển cuộc đảo chánh và giết TT Diệm.

    ĐT DVM là người chống cuộc đổ bộ Mỹ như TTD nhưng trước sự đã rồi do Thiệu Kỳ người của Mỹ làm đã lòng “ra tay” vì toàn QL yêu cầu giàn xềp đễ tránh cuộc chiến giữa các binh chủng đang bắt đầu giữa phe Đảo chánh và trung thành với TTDiệm.

    Vì đất nước ông đã cứu nến CH non trẻ và12 năm sau đát nước, QLVNCH, QH và toàn dân cũng nhờ ông dàn xếp đễ chấm dứt nội chiến trong bHGHHDT với thành phần thứ 3, nhưng than ôi một lần nữa CSVN đã lật lọng và ăn Quịt HGDT của TT DVM theo lời Đại tá Bùi Tín có mặt tại dinh Độc lập. Tôi đã kêu gọi O Bui Tín nhiều lần hảy nói rõ hơn cho Đồng bào hiểu là TT DVM đã làm hết .
    những gì phải làm đễ cứu nước lần thứ 3, nhưng ông tránh né.
    LS đã cho biết TT DVM là ân nhân của DT VN của Bộ đội BV và QLVNCH và cả dân MN.

    Cám ơn Lữ Giang đã nói sự thật đau lòng là Nguyễn văn Thiệu là người có tội nặng đối với QLVNCH và nhân dân MN khi ông ký HƯParis 1973 khi biết rõ là Mỹ đã bỏ cuộc và bức tử VN CH theo mật ước KIssinger Lê đức Thọ (vì vậy ông ta không dám nhận Giải Nobel HB). Kỳ còn dám nói tại SG CS lă biết trước hai năm sau CSVN sẽ đến Saigon.

    Vậy là hai tên THiệu Kỳ đã bội phản vì là người của Mỹ đánh lừa QLVNCH và nhân dân MN đễ chúng ta bị hỏng giò. Lệnh di tản không lý do rõ ràng của Thiệủ theo tôi không phải là đễ làm áp lực cho Mỹ mà chính là theo lệnh Mỹ đễ BỨC TỬ VNCH.

    Tôi xin nhấn mạnh VNCH gồm vô số người thanh bạch và tướng tàỉ lính anh dũng,Bộ chiến tranh chính trị giỏi giữ được tinh thần chiến đáủ tình quân dân thắm thiết nhưng đau đớn là điều khiển bởi một tên đảo chánh bất tài lại lệ thuộc Mỷ Đào ngũ lừa dân đễ QLVN trước sự đã rồi.

    Tài liệu này cho thấy những ai Bôi nhọ TT DVM là đầu hàng, bắt tay với VC là một điều khốn nạn và hạ cấp. Chính nhờ TT DVM mà Miền Nam đã lấy được lòng dân và sự biết ơn kể cả Bộ đội BV.
    Người đã thống nhất VN bằng tình thương dân tộc và nhường người anh em háo thắng Miền Bắc. Xin nhớ là nếu VNCH nhận quân viện của Tàu thì tình hình sẽ khác và sẽ bi đát hơn là VNCH phải trả giá mà CSVN đang trả là bán đất biển đễ láy tiền và súng ống xe tăng giết đồng bào ruột thịt.

    Bài nầy cũng nói rõ kẻ nào bôi nhọ QLVN CH mà chjo là Mỹ mà VNCH đồng loả bán Hoàng sa chính là những kẻ bán nước muốn chính thức hoá chủ quyền HS TS cho Trung cộng và chính là CSVN nô bộc Tàu. chúng đang tiếp Tàu bằng cờ 6 sao vàng, tức là tự bán nước CS .
    Hảy dùng cờ “Tình Thương” và đoàn kết dân tộc đễ Cứu nước càng sớm càng tốt nếu không quá trễ.

    Hảy can đảm nhận sự thật từ hai phíả, phía nào cũng có người tốt kẻ xấu , nhận chân sự thật .
    Đừng đễ CSVN xỏ mũi ta với tuyên truyền láo. Đừng đễ bọn quá khích bỏ như Thiệu đỗ tội cho anh hùng DVM và các tướng tử tiết là đầu hàng. Kẻ có tội là CSVN moiền Bắc và Nguyễn văn Thiệu NCK Miền Nam đó là sự thật.

    Ôi cũng là nghiệp chướng.

    Nguyen V N

    • Giờ nầy mà ông còn suy tôn Dương văn Minh thì mang thân lưu vong là phải !
      Ôi cũng là nghiệp chướng !

      • thíchđủthứ says:

        Có người,trong lúc NÓC bud ngà ngà ,nói lè nhè nhờ VC chúng ta mới qua Mỷ” .Bạn cùng nhậu cải nhau chí choé.Nhưng dù say,họ củng giử hoà khí.Vui vẻ. Và sau đó không nhắc tới nủa…
        Còn ông này suy tôn DVM tức là tìm nguồn gốc ca ngợi người đả cho chúng ta NÓC bia Bud ở ngay xứ sở của king bud này .Đó là DVM.
        Cangợi DVM đả tạo thế LƯUVONG cho người Việt miền Nam còn hơn làca ngợi “đồng chí” VC chứ ? ?

      • Dao Cong Khai says:

        Ong Duong V Minh co co^ng: “Chính nhờ TT DVM mà Miền Nam đã lấy được lòng dân và sự biết ơn kể cả Bộ đội BV.
        Người đã thống nhất VN bằng tình thương dân tộc và nhường người anh em háo thắng Miền Bắc.”

        Có công vậy mà ông DVM qua Mỹ trốn mất tiêu, không dám trả lời phone ai hết… Lấy được lòng dân mà khi sang Mỹ thấy tị nạn ở đâu là chạy trốn mất tiêu?

        Nhờ được VC nó biết ơn, nên sau khi chiếm được SG thì VC nó mới đưa dân lên Kinh Tế Mới, không sốt rét thì cũng không đủ khoai mì khô để mà nhai. Ông Thiệu với ông Kỳ chỉ là những con chốt thí của Mỹ thôi, không thể làm gì được hơn. Ông Kỳ dẹp được loạn PG miền Trung cũng là giỏi rồi. Còn ông Thiệu thì Mỹ nó gài sẵn Trần Thiện Khiêm ở bên cạnh, rất nhiều nhóm thành phần thứ 3, tay sai VC được Mỹ xử dụng để lót đường cho ngày 30/04/75 mà ông Thiệu không dám bắt bỏ tù. Mỹ đã đẩy tình hình chính phủ VNCH năm 1974 cũng giống như chính phủ TT Diệm năm 63. Chỉ khác một điều là chính quyền VNCH không những sẽ bị lật đổ mà còn mất nước nữa.

        Năm 74 ông Thiệu rất lo bị Mỹ tổ chức đảo chánh. Ông ta thường nói ông ta không đủ uy tín với quốc dân bằng TT Diệm nên lúc nào ông ta cũng phải đề phòng. Mỹ nó bẻ hết tay chân rồi thì ông Thiệu lấy gì mà đánh CS? Dụ ông Thiệu đem quân sang Lào nướng hết các đơn vị thiện chiến cho VC rồi, sau đó VNCH trở lại thế thủ với chính sách cắt giảm vũ khí của Mỹ và tiến trình hiệp định Paris để nướng VNCH cho CS Bắc Việt.

        Trên lý thuyết chúng ta có quyền kết án TT Thiệu đã ký vào hiệp định Paris, nhưng trên thực tế TT Thiệu là người yêu nước và thực sự chống cộng. Nếu ông ta không ký hiệp định Paris thì sao? Mỹ sẽ tự ký, Mỹ sẽ mất thể diện nhưng hiệp định Paris vẫn được Mỹ tuyên truyền để làm cho nó có hiệu lực. Và hiệu lực quan trọng nhất đó là quân CS Bắc Việt với dồi dào vũ khí mới của Nga Tàu. Tình hình sau đó rất có thể quân đội VNCH sẽ bắn luôn cả lính Mỹ (sau khi hiệp định Paris được ký kết tốt đẹp, toà đại sứ Mỹ đã từng lo lắng chuyện đó). Tất nhiên, chính phủ Mỹ sẽ cấm vận VNCH sớm hơn ngay sau khi TT Thiệu dứt khoát từ chối ký hiệp định này, và sự mất tinh thần của binh sĩ sẽ khiến VNCH thất bại sớm hơn. Do đó, TT Thiệu cuối cùng đã ký vào hiệp định Paris là ông ta giải quyết một cách tinh khôn cho VNCH đó. Có một điều lợi hơn là nếu làm như vậy thì những thế hệ VN sau này sẽ thù ghét Mỹ hơn và TT Thiệu có nhiều uy tín hơn với quốc dân sau khi mất nước. Còn việc rút lui quân đoàn 2 một phần là vì để ăn vạ người Mỹ, nhưng mục đích chính của TT Thiệu là để có đủ vũ khí bảo vệ vùng 3 và 4 khi Mỹ cắt giảm viện trợ. Tuy nhiên đó là nước cờ sai vì không đủ thời gian để tổ chức chu đáo.

      • Nguyen V N says:

        Thưa Ông NGUYỄN SAIGON
        Vấn đề tại sao tôi suy tôn TT DVM thì chúng tôi đã tranh luận rất dài trong bài”Thời chình quyền thiệu…” Mong ông đọc lại đễ chúng ta tránh lập lại những gì đã nói quá nhiều. Và tuỳ theo Độc giả có trình độ sẽ suy phán những gì có lợi cho đất nước.
        Chính là giờ này là lúc chúng ta phải giải bày sự thật về TT cuối cùng của VNCH do QH lưỡng viện bầu vớmi sự ủng hộcủa dư luận Miền Nam, nhất là TTDVM được toàn thể QLVNCH, những tướng sạch ủng hổ ngoại trừ những vị bỏ trốn đào ngũ bắt DVM nhặn cái mũ Đầu hàng mà còn bôi nhọ là tay sai CSVN.
        Chỉ tại thiểu số quá khích HN,mặc cảm thua trận lại nghe lờinằm vùng CS mớm đễ lăng nhục VNCH. Tôi đã giải thích rất dài trong cuộc tranh luận xin xem lạị

        http://old.danchimviet.info/archives/47198/comment-page-1#comment-46928

        Nếu bạn NSG Có gì phản hồi thì xin cho biết ý kiến một cách đứng đán và dân chủ như những bạn đã nói chuyện cùng tôi trong tinh thần tương kính tìm sự thật.
        Thưa ông hơn lúc nàoi hết chúng ta phải tôn trong sự thật mà LS chép lạỉ chúng ta không có quyền nghe theo lời xuyên tạc của CS và quá khích, bỏ trốn đễ bôi nhọ Miền Nam VN của những người tốt hi sinh cho Đoàn kết dân tộc và HGHH qua người ân nhân của đát nước DVM.
        Nhờ sự sáng suốt, trong sạch, chống Mỹ và Tàu (từ chối quân viên Tàu …) Toàn dân Nam Bắc, những người tốt kể cả TTVVK đã vinh danh DVM thể hiện tính cách nhân đạo và thương yêu dân tộc với các tướng lãnh ở lại với ngài và tử tiết cho quân dân sống trong danh dự và tránh cuộc tàn sát huynh đệ tương tàn. Mặc dù còn điều kiện nếu nhậ sự giúp đở của Tàu và Pháp.

        Trên Lịch sử thế giới chưa có một chính quyền nào mà TT cao cả được các tướng hi sinh tính mạng mình đễ bảo vệ chính nghĩa VNCH . Thật là ngu si mới không thấy được giá trị cao cả đó hoặc là giả dạng CH đễ tiếp tay đặc công CS bôi nhọ Miền Nam.

        Thời bọn quá khích và nằm vùng CS làm chúa các diễn đàn đã quá xa rồỉ thời mà ai cũng là VC . Bọn phá hoại chụp mũ tất cả những ai dám nói khác chúng.
        Sự thật là sự thật, Bùi tín đã làm chứng.

        Hoàn cảnh đã khác nhiều rồi QN và HN đã gần nhau hơn trong đàn chim Việt info. HGHH không còn là CS nữa mà khi xưa ai mà không biết TĐT là vua chụp mủ archives còn đó ông đừng hòng trở lại hơn mười năm trước. người QN có mặt rất nhiều trong diễn đàn không đễ các ông chụp mũ dễ dàng đâu. Hèn lắm.
        Nguyên tắc tôi chỉ trả lời với người nghiêm túc, nhưng tôi sẳn sàng mmạc áo giấy với bọn ma quái phá hoại đó. Vàng thật không sợ lữa.

        Đát nước đã chuyển mình thời bọn phá hoại nằm vùng ma quái chụp mũ đã hết.
        Tuổi trẽ QN qua hình ảnh Huýnh thuc Vy đãdâng cao tinh thần HHHGDT và Đạo đức qua bài “Bàn về đạo đức thay lời chúc Giáng sinh của HTV”. Bạn sẽ thấy đại đa số commentaires của các vị yêu nước đều tán đồng khuynh hướng cứu nước này. Đó là chiến thắng của tinh thần DVM và VNCH ôn hoà và nhân đạo.

        Cái nhìn và đường lối sai lầm quá khích của HN đã làm cản trở cuộc cách mạng dân chủ. Vì thiểu số phá hoại vua chụp mũ đã phá tan HGHHDT cấm HN và QN gần nhau theo chỉ thị của CSVgian phá tan đất nước VN xcúi dân ta chống nhau đễ chóp bu vchúng tồn tại.
        KHi mà HGHHDT thắng thì CS phải chết.

        Bất chiến tự nhiên thành là đó.
        Tuổi trẻ VN qua tiếng nói HTV đã chứng tỏ điếu đó. Chỉ có BBĐ Ôn hoả HGDT thương mến bao dung thông cảm nhau và có Đạo đức chúng ta mới thắng được CSVgian. Mời bạn đọc HTV

        http://old.danchimviet.info/archives/48457/comment-page-1#comment-49616

        Tôi sẳn sàng trả lời bạn NSG nhưng nhất định không nói chuyện với những tên chụp mũ có tiếng trong các diễn đàn xa xưa.

        Mong bạn đoc kỹ hai bài trên trước khi phán đoán vội vã. Khi mà HN không lắng nghe nhịp tim và nguyện vọng của QN (là gốc) thì HN chẳng những không giúmp gì cho QN mà còn cản trở bước tiến dân tộc.

        Kính
        Nguyen V N

    • noileo says:

      Làm chính trị, hay làm gì cũng vậy, sau một thất bại mà có một second chance đã là vô cùng may mắn, riêng DVM có tới 3 lần cầm cờ.

      Lần thứ nhất ngày 1-11-1963, lần thứ nhì làm quốc trưởng Tam Đầu Chế Minh Khiêm Khánh, lần thứ 3, tháng 4-1975, làm tổng thống.

      Nhưng lần nào cũng vậy, Dương văn Minh vẫn chỉ là Big Minh = cái bị thịt!

      “ôi cũng là nghiệp chướng”?

  7. Trúc Ly says:

    Bài viết đã chỉ rỏ người dân miền Nam yêu chuộng tự do đã làm tất cả nhửng gì mình có thể làm trong phạm vi khả năng của mình ! Mỹ họ không giúp là việc của họ , chẳng có dính dáng gì tới chính trị cao hay chính trị thấp gì cả , đơn giản là phản ứng tự nhiên của mọi người con dân Việt yêu nước và bảo vệ nhửng gì của ông cha tổ tiên ta đã để lại ! Nhiều người lên án hành động của ông này ông nọ đang cầm quyền VNCH ! Đúng họ có thể ngây thơ về chính trị ! Nhưng mà sự ngây thơ rất trong sáng của người dân yêu mến tự do dân chủ , không có gian manh xảo trá , hận thù ! Đem so sánh ( con cáo ) và con cừu để làm gì ?

  8. Trung Kiên says:

    Cám ơn tác giả Lữ Giang!

    Xét ra bài viết cũng chẳng có gì là mới mẻ cả!

    Đây là bài học xương máu cho những người lãnh đạo VN bây giờ và sau này!

    Mỹ, TQ hay bất cứ ai thì cũng chỉ vì quyền lợi của nhân dân và đất nước họ, không ai làm gì cho VN mà không tính toán điều có lợi cho họ!

    Lãnh đạo VN phải biết đặt quyền lợi của TỔ QUỐC và DÂN TỘC trên hết. Hãy tạo đoàn kết dân tộc để có nội lực…Người ta chỉ có thể “giúp” người khoẻ mạnh, kẻ có sức…chẳng ai dạy “thằng ốm” đánh vật bao giờ!

  9. quang,nguyen says:

    nói thật ai viết bài này quá ấu trĩ, chẵng biết thế sự lúc bấy giờ ra sao?ai sẽ đảm nhận trách nhiệm được như TT Thiệu lúc bấy giờ???? đặt trường hợp ông hay bà ở vị trí TT Thiệu lúc bấy giờ ông hay bà sẽ xử trí ra sao ?? tôi nghĩ chỉ chưa tới 1 năm sau khi làm TT ông hay bà giao ngay cho VC chứ chẳng có đến năm 1975 đâu . ở đó ngồi bốc phét nói , viết bậy bạ. nói ít hiểu nhiều. tôi chỉ là 1 người dân tầm thường như bao người dân miền nam lúc bấy giờ luôn luôn ủng hộ những ai bảo vệ miền nam tự do mà thôi

  10. Alex NG says:

    Đổ lỗi cho TT Thiệu hết thì cũng không đúng. Chúng ta phải nghĩ rằng cái gì không có lợi cho Hoa kỳ thì họ sẽ không nhúng vào

Leave a Reply to Trúc Bạch