WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy để Khổng Giáo lụi tàn

Khổng Tử

Gần đây, Trung Quốc đã dùng tên tuổi Khổng Tử một cách đại quy mô như là thương hiệu quốc gia để lập viện giao lưu quốc tế. Năm 2010, để đối đầu với Tây Phương, Trung Quốc cũng dùng tên tuổi Khổng Tử để tạo nên một giải thưởng hòa bình nhằm cạnh tranh với giải Nobel danh giá trao cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đang bị cầm tù.

Việc lạm dụng họ Khổng quá đà này đã làm cho nhiều người có tư tưởng hoài cựu cảm thấy mất mát làm sao! Dù sao Khổng Tử cũng là một nhà hiền triết cổ đại có đức độ và sức ảnh hưởng vượt ra khỏi biên cương văn hóa Trung Quốc tạo nên thế đứng trang trọng trong văn hiến các nước như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

Thế mà trong thời đại mở cửa, các doanh nghiệp Trung Quốc đã “không tha cho lão” đã kinh doanh tên tuổi cổ thánh tiên hiền để thành tên đồ uống như bia tam Khổng, dầu thơm Khổng phủ mang tính tiếp thị khách hàng.

Chưa hết, bây giờ Trung Quốc lại có ý định điều chỉnh Nho giáo, phục hồi kết hợp một số đặc điểm mang tính phục tùng nề nếp để qua đó khống chế khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Chính Khổng Tử lại bị nhà cầm quyền Hoa Lục cho dùng làm vỏ bọc để đối đầu với các giá trị phổ quát của thế giới đâm ra hình ảnh hoài cựu này trở nên một thứ “Đông Á bệnh phu” kiểu mới, hình ảnh một ông già Tàu thô lậu chậm chạp rề rề trước những khát vọng trào lưu của nhân dân Trung Quốc.

Hương Thơm Khổng Giáo

Thực sự, trong quá khứ sức ảnh hưởng của Khổng Giáo cũng chỉ đến với những nước Đông Á mà thuật ngữ đã đặt tên là khối “Hán Ngữ Văn Hóa Quyển” tức là vùng văn hóa Đông Á lấy những màu sắc như Nho giáo, Hán học, ăn đũa làm nét tương đồng. Nước Việt Nam về mặt văn hóa đứng trong khối Đông Á nhưng về địa lý thì nghiêng về Đông Nam Á do đó Khổng Giáo ở Việt Nam có sự pha trộn mang tính tùy tiện kiểu uống nước cuối sông chứ không chắc gì là nghiêm cẩn đạo mạo như kiểu Triều Tiên và Nhật Bản.

Nếu đem so sánh tính cách con người giữa hai dân tộc Nhật Bản và Việt Nam mọi người sẽ thấy ngay sự sai biệt rất lớn trong lễ nghĩa phép tắc của Khổng Giáo. Đúng là hai phiên bản như kiểu truyện Kiều đã qua phóng tác, như nhạc giao hưởng đã đặt thêm lời. Nghiệm ra Khổng Giáo hay là Nho Giáo gì gì đấy không phải là một thứ gì cao siêu chuẩn mực như nhất.

Có nhiều trí thức học giả Việt Nam cũng tỏ ra vẻ trầm tư khi thấy nét khác biệt giữa Nho Giáo của Việt Nam và Trung Quốc rồi cho rằng đó là một đặc điểm “Việt hoá” đâm ra tự hào về nét pha trộn này mà cho là Việt hóa Nho giáo, xưng là Việt Nho. Ở một góc cạnh cao hơn mà nhận xét, Khổng Giáo chính là một vỏ bọc màu mè chứ ruột gan bên trong ai rút kiểu nào cũng không hề hấn gì về mặt danh nghĩa và nội dung. Khổng Giáo chính là một xác chết bị rút ruột từ lâu đời, ai có chút quyền uy cậy thế đều cũng có thể hà hơi vào đấy là có thể tự tạo cho mình một trạng thái bá quyền văn hóa.

Thật vậy, các thuyết Trung Dung, Luận Ngữ; Đại Học Chi Đạo… Bất Diệc Lạc Hồ này nọ, nghe cứ là thâm trầm, sâu lắng, hút hồn, quyến rũ lòng ai.. Các giới nhân văn danh sĩ tri thức nếu bình tĩnh đọc lại một lúc rồi cũng sẽ nhận ra rằng các học đạo này chỉ hay ho hấp dẫn được mấy trang đầu do đặc tính ngữ văn Hán ngữ mà thôi. Lật sâu vào trong thì có nhiều lý luận rất nực cười, dở hơi mang tính cổ tục hũ hóa tâm hồn chứ chẳng thấy lý luận nào tới bến bờ như triết Tây Phương. Điều này là thật đấy.

Ngay cả Đạo Đức Kinh của Lão Tử được xem là một cuốn Kinh Thư, rất có chất thơ, mơ hồ bàng bạc, xuất thế giáng trần nhưng hình như toàn bộ những hay ho tinh tuý nó nằm hết trong mấy câu đầu… “Đạo khả đạo phi thường đạo ….”. Vô tới sâu vài trang sau là mất hết định hướng triết học bao quát mà nói sang kỹ thuật phải cúng tế trời đất thổ thần phẩm vật chuẩn bị ra làm sao, hiểu chết liền (@Vũ Quý Hạo Nhiên – báo Người Việt).

Do đó, nói tư tưởng học thuyết trong mấy sách cổ đại Trung Quốc nó cứ mông lung như những cánh chim bay vô định dưới trăng khuya (nguyệt điểu mông lung). Nó cứ là bàng bạc trong một bối cảnh nào đó tạo thành tâm lý ảo tưởng cho người đọc thấy rằng ta đây chiêm nghiệm sự uyên thâm bát ngát.

Gần đây, có một số độc giả Việt Nam như Nguyễn Thị Hường trên facebook đã nhận ra đặc tính trời ơi trong Khổng Giáo và có lẽ là trong các kinh thư triết học cổ đại Trung Quốc. Nhưng những người như “Nguyễn Thị” chưa có điều kiện chín muồi để hô to lên rằng chẳng qua đó là một thứ “trạng lột” đánh lừa tâm lý triết học để bắt thiên hạ phục tùng nền bạo chính. (Mềnh hiểu rõ ý cô Nguyễn Thị Hường qua một cái còm trên facebook cho nên viết bài này coi như là biểu lộ sự đồng tình)

Chính Sách Cộng Khổng phối hợp

Hiện nay, ở Trung Quốc có hai nhà Tân Khổng Giáo là Khổng Khánh Đông (người vừa chửi dân Hồng Kông là chó) và giáo sư Vu Đan, được mệnh danh là Nữ Khổng Tử cố gắng làm sao để đưa Luận Ngữ, Trang Tử… trở thành văn hóa quần chúng. Sách bán chạy, show truyền hình có nhiều người coi bởi vì sự hiếu kỳ của quần chúng đang đói khát về phương diện tâm linh tinh thần. Nhiều người cũng tìm đến Khổng Mạnh Lão Trang trong một trạng thái sương khói kiểu Trung Quốc hồn làm khung văn hóa.

Trung Quốc vốn là quê hương của Khổng Giáo, trật tự, văn hiến, lễ nghĩa lắm lắm! nhưng các triều đại được dựng lên trong 1000 năm trở lại đây đều là do nông phu cái bang thô bạo dã man cướp giết mà thành. 2000 năm trước, nhà Hán dùng Khổng giáo để thiên mệnh hóa triều đại. Chu Nguyên Chương khởi tổ nhà Minh vốn xuất thân ăn mày cái bang, thế mà khi định được thiên hạ đem Khổng Giáo về xài tạo nên một định chế nghiêm ngặt ngất trời. Rồi nhà Thanh là dân du mục ở ngoài Vạn Lý Trường Thành cai trị Trung Quốc cũng dùng ngay Khổng Giáo để trị dân Trung Quốc cho dễ. Rõ ràng, hệ tư tưởng này thích hợp với đường lối trị dân như kiểu chăn dê thả lợn do đó thường được bạo quyền dùng làm công cụ chăn dân.

Sự du nhập Khổng Giáo vào Việt Nam cũng là do các triều đại phong kiến đưa vào làm nền tảng cai trị chứ kể từ khi nước ta thoát li ra khỏi bản đồ Trung Quốc. Đây là sự tự nguyện du nhập và để làm công cụ hành chánh.

Như đã nêu trên, Khổng giáo luôn luôn là công cụ của thế lực cầm quyền. Bình dân nhận lấy giáo luật này chính là tự mang xiềng vào cổ trong một trạng thái bị nô tính hóa chứ họ không bao giờ tự cảm nhận được hương vị sầu riêng, sầu thiên thu của nó.

Đảng cộng sản Trung Quốc gần đây mặc nhiên kế thừa các di sản Khổng Giáo, định lập hương án giữa Thiên An Môn để vọng niệm (nhưng âm mưu lộ liễu quá, cho nên sau đó âm thầm hạ xuống). Cấp nhà nước có đưa ra đề án, nghiên cứu bài bản để áp dụng trật tự đó cho vận mệnh thống trị của đảng cộng sản. Nhiều người có chút lãng mạn xem đây là một bước đồng hành của đảng cộng sản với truyền thống văn hóa, nhảy vào tâng bốc chính sách này coi như là phương hướng tư tưởng đặc sắc đậm đà.

Nhưng đây chính là thủ đoạn tinh vi dùng não trạng Khổng Giáo để làm tê liệt mọi nỗ lực thách thức và tinh thần kháng nghị của nhân dân chẳng khác gì các triều đại phong kiến thời xưa. Đề cao Khổng Giáo chính là bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. Phương pháp lý luận Cộng – Khổng được ứng dụng để khống chế nhân dân Trung Quốc. Khổng Giáo và Cộng Sản chính là hai tròng trên một cổ.

Không còn chối cãi gì nữa, các hạng học giả trí thức như nữ Khổng Tử Vu Đan hay là Khổng duệ F-73, Khổng Khánh Đông đang tiếp tay cho đảng cộng sản để “hài hòa hóa” xã hội Trung Quốc để nhân dân càng thêm phần bị “thuần dưỡng”.

Mao Trạch Đông với chủ trương “phê Khổng dương Tần” để phá vỡ trật tự xã hội cũ lập nên văn hóa cộng sản. Nhưng bây giờ cộng sản có chân có đế rồi thì lại quay lại ngay với Khổng Giáo để củng cố địa vị mang tính mệnh trời. Chiếc vòng văn hóa này cứ như một trình tự tuần hoàn.

Giá Trị Học Thuyết

Nhưng nếu Khổng giáo là một học thuyết có lý luận tinh vi và sắc sảo, “luận ngữ”, “trung dung”, “đại học chi đạo tại minh minh đức”… nghe cứ là uyên thâm đạo mạo thế mà lại làm sao cứ trở thành công cụ thô bỉ cho bọn cường quyền muôn đời sử dụng để trấn áp mọi tư duy ý thức khác biệt.

Nếu truy lỗi nhà Khổng tạo dựng nên chủ thuyết cho giai cấp thống trị thì quá đáng. Nhưng về mặt khách quan Khổng giáo không thể nào trút bỏ trách nhiệm về một chủ thuyết làm sao mà chỉ có lợi cho giai cấp thống trị. Tất cả chỉ là đề cao trật tự vai vế mang tính bá quyền văn hoá. Chưa nói đến nhiều trật tự của nhà Khổng đề ra mang tính hỗn loạn không minh bạch để người đời thích sao thì cứ diễn giải tùy tiện. Nhiều nhà “Khổng Học trung ương” từng bị chất vấn về mặt giải nghĩa kinh văn tuỳ tiện. Có lần nữ Khổng Tử Vu Đan giải thích khái niệm “Tiểu Nhân” là tương đương với “Tiểu Hài Tử” (kiểu như là baby, con cái bé bỏng trong nhà) làm trăm nhà phản đối quá chừng về sự thêu dệt ngôn ngữ.

Đứng ở đỉnh cao học thuật uyên bác, hiểu biết sâu sắc thế mà các học giả này cũng bị chỉ trích rồi cãi nhau tán loạn về chuyện “Luận Ngữ tâm đắc” mà lại giảng sai ý tự. Bên Tàu còn thế nữa là Việt Nam.

Nếu nói Khổng Giáo thực sự là một chủ thuyết giá trị đại diện cho văn minh phương Đông để đem só sánh với văn minh phương Tây thì chẳng khác nào đem lễ phép kiểu con nít học lớp một so với cái bắt tay lịch sự của người lớn.

Khổng Giáo ở Việt Nam

Việt Nam chưa có ban bệ lý luận Cộng – Khổng phối hợp như ở Trung Quốc nhưng chắc chắn trong một ngày rất gần hai đảng cộng sản sẽ trao đổi kinh nghiệm lý luận, cho ra đời một số lý thuyết gia cộng sản mang áo quần Nho gia, (kiểu khăn đóng ái dài cải biên) lên đàm đạo Cộng – Khổng tư tưởng. Dám lắm!. Trung Quốc đã cho ra đời được thế hệ Cộng – Khổng nhìn bề ngoài thì tỏ ra “Đông phương khí chất” nhưng bên trong chính là một âm mưu thách thức kiểu “Đông phong áp đảo Tây phong” tạo nên những nhận thức lệch lạc về giá trị phổ quát trên thế giới hiện nay.

Nhiều người cho rằng một số nước Á Đông khác có môi trường văn hóa Khổng Giáo vẫn tiến bộ như thường. Không đúng. Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn là xã hội thoát Nho thoát Khổng từ thượng tầng. Văn hoá của những nước này lấy cơ cấu chính trị và tiêu chuẩn nhân văn của Tây phương áp dụng từ cơ sở hiến pháp. Khổng Tử đã chết để nhân dân các nước này được sống. Các nhà khai sáng các nền “dân quốc” của Trung Hoa (Đài Loan) và Đại Hàn đều ảnh hưởng tinh thần nhân văn của Âu Mỹ mà điều chỉnh theo đặc tính dân tộc, kể cả Nhật Bản.

Nếu Trung Quốc có mệnh hệ lịch sử như Âu Châu để các nước nhỏ tự quyết định vận mệnh và cạnh tranh sinh tồn thì lịch sử thế giới đi theo một hướng khác. Trung Quốc có thế cục lớn nhưng xét cho cùng đó là tập hợp bởi những quốc gia thất bại không vươn mình thoát khỏi gông xiềng của nền chính trị kiểu trung ương tập quyền mà Khổng gia có phần đóng góp thiết lập từ thời cổ đại.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam bị Âu hóa một cách trực tiếp, Khổng Nho coi như đã bị phế bỏ một cách có hệ thống. Do đó nói Việt Nam có tín đồ Khổng Giáo thực sự hay không, đố ai còn biết được. Cộng sản lên ngôi rồi, lúc đầu tưởng là có thái độ dứt khoát hơn với những thứ sương khói mơ hồ nhưng lúc sau lại lôi kéo vào nhân dân Việt Nam cái lồng Khổng Giáo này một cách lạc hậu mê muội hơn thời thực dân phong kiến.

Trung Quốc đang dùng Khổng Giáo để tái hiện âm mưu phô trương văn hóa mềm đối với các nước xa xôi. Ở vị trí đặc thù Việt Nam có văn hóa Nho gia từ thời cổ đại, việc đưa viện “tân” Khổng Giáo sang chính là một sự xâm lăng thô bạo về mặt tư tưởng chẳng khác gì chuyện Mã Viện đúc lại trụ đồng. Nhân dân Việt Nam ngoài việc cho Khổng Giáo lụi tàn còn không quên khi nào đi ngang qua cái viện Khổng Giáo Trung Quốc mới dựng thì hãy nhớ ném vào đó vài cục ngói gạch đất đá như là hành động tự cứu thoát khỏi gông xiềng, thoát ly Cộng – Khổng.

Facebook Trần Đông Đức

134 Phản hồi cho “Hãy để Khổng Giáo lụi tàn”

  1. Thiến Heo says:

    Có những sự thật sau đây không ai có thể chối cãi được :

    - Khổng Giáo cũng là một tôn giáo của chung văn minh nhân loại.
    - Lịch sử VN từng kéo dài hàng ngàn năm theo tư tưởng của Đạo Nho
    - Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu … và còn nhiều anh hùng hào kiệt của VN đều là các người theo Nho Học
    - Các quốc gia hùng cường và văn minh như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapour đều duy trì và phát triển phần quan trọng Nho Văn trong văn hóa của họ

    Hảy để cho KG lụi tàn? Ai để? Làm sao lụi tàn? Chắc không, nếu để cho KG tự do phát triển?

    Không phải tại vì Vi Xi hay Tàu cộng lợi dụng và bóp méo KG mà người ta nhầm lẫn và kết tội KG. Tội là tội ác của thằng mất dạy côn đồ bạo ngược. Khổng Giáo không có liên hệ gì với nó.

    Cũng tương tự như không phải vì “Vua Hùng có công dựng nước” thì suy ra “bác cháu ta” có công giữ nước. Vua Hùng là Vua Hùng còn “bác cháu ta” thì vẫn là một bọn tay sai bán nước !

    Cái tựa đề “Hảy để cho KG lụi tàn” không chính đáng và không thực tế.

    Tại sao không là : “Hảy vất Hồ Mao tàn ác vào sọt rác và để cho nền văn minh của nhân loại và của dân tộc VN tự do phát triển”

    • Mạc Dũng says:

      Anh Thiến Heo chỉ vì lỡ bênh Khổng Giáo nên nói ra hoàn toàn cảm tính, nên lệch lạc.

      Cần hiểu một cách rõ ràng rằng những điều như “Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín” là những giá trị rất căn bản của mọi con người trên trái đất trong quá trình tiến hoá, ở xứ nào cũng có. Đơn giản như vậy thôi. Nó không có gì là “cao thâm” của Khổng Giáo cả.

      Cần nhận thấy rằng người dân Tàu bị cho ăn bánh vẽ hàng ngàn năm, cứ tưởng chuyện chưởng kiếm hiệp là lịch sử thật, nên lúc nào cũng “bay bay lơ lửng” trên không trung. Phải cần “đậu” xuống mặt đất mới tiến được.

      • Thiến Heo says:

        - Tôi không bênh KG, đơn giản tôi không phải người theo KG thuần túy. Điều đó không có nghĩa là tôi đồng ý với những ai có thói quen xem thường tôn giáo người khác. Thái độ đó không phù hợp với tự do dân chủ. Và thiếu trí thức của văn hóa. Ngay cả chủ nghĩa CS, nếu một mai VN theo thể chế tự do, họ cũng vẫn nên được tự do sinh hoạt và tranh đua với đảng phái chính trị khác, nếu dân chúng VN còn muốn như vậy.

        - “Nhân nghĩa lễ trí tín” là giá trị rất căn bản của con người. Rất đúng. Vậy tại sao phải để giá trị căn bản đó lụi tàn? Không muốn làm người sao?

        - Phải đậu xuống mặt đất thì mới tiến được (?) Tôi không rõ đọc giả MD muốn nói gì. Không phải VNCS đang “đậu” sát mặt đất đó sao? Đậu gần 40 năm dưới “hang” mà có bay được đâu? Muốn “bay” cũng không dễ dàng. Ít lắm cũng phải bỏ bạc tỉ bạc triệu ra để mua “máy bay” đó ạ.

      • MD says:

        - Vấn đề là giới cầm quyền (vua chúa, cộng sản độc tài) dùng Khổng giáo như là tôn giáo để khuất phục người dân cho dễ bề cai trị.

        - Vấn đề là Khổng giáo đòi người dân tự nguyện làm nô lệ cho “thiên tử” vô điều kiện.

        - Các giá trị “nhân lễ nghĩa trí tín” là của chung, không phải riêng gì của Khổng Giáo, ai nói cũng được. Người Trung Đông đã nói về những điều này từ hàng ngàn năm trước, trước khi ông Khổng sinh ra.

        - Bỏ Khổng Giáo do đó không phải bỏ đi “nhân lễ nghĩa trí tín”.

        - Xin nói rõ hơn ý “đậu xuống mặt đất”, nó có nghĩa là phải thực tiễn, phải lý luận có logic, chứ không thể cứ mãi chập chờn lơ lững như Khổng-Mạnh được. Người Tàu có tiềm năng nhưng cứ mãi bị văn hoá Khổng giáo “trói gô lại” nên cho mãi tới bây giờ vẫn còn hàng trăm triệu người sống chưa tới 1 đô la mỗi ngày, không có cầu tiêu để đi tiểu tiện (đây là lời của Đại sứ Mỹ Gary Locke, người có tổ tiên là gốc Hoa, nói).

  2. Dao Cong Khai says:

    Nho giáo là một cấu trúc của giai cấp phong kiến và nhằm phục vụ cho giai cấp thống trị trong xã hội. Dù nó có một số quan niệm nhân bản, nhưng quá ít so với những quan niệm bất bình đẳng về cấu trúc xã hội và chính trị trong một đất nước. Nếu chỉ đem lý thuyết chữ “nhân” của Khổng Tử và Mạnh Tử ra để phê phán thì tôi thấy nó cũng có nhiều điểm tương đồng với những triết lý Tây Phương. Thế nhưng trong ứng dụng và trong tổ chức của Nho Giáo nó không đặt nặng chữ “nhân”, mà nó đặt trọng tâm vào chữ “quân” (kẻ cai trị).

    Chế độ quân chủ và chế độ CS hiện nay có những điểm rất tương đồng là độc tài, phong kiến, và bóc lột. Xét về triết lý chữ “nhân” thì cả 2 đều nói về chữ đó hay cả; thế giới đại đồng của CS thì con người lúc đó giỏi như thượng đế rồi, họ có quyền làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu, nghĩa là khoái bao nhiêu thì cứ tự do hưởng bấy nhiêu… Trong thực tế thì ngay trong thời CS bao cấp, lúc mà họ còn kịch liệt kết án tư tưởng Khổng Tử là tay sai của giai cấp bóc lột thì chính những người CS lúc đó nặng tư tưởng phong kiến nhất. Họ đánh giá con người bằng lý lịch gia đình, gia tộc. Chỉ biết ca ngợi Nga Tàu, chê bai những tư tưởng Tây Phương, ngoại trừ Max; y hệt như các nho sĩ VN thời phong kiến hủ lậu ngày xưa, chỉ biết “nhất Tàu, nhì ta”

    Trọng tâm của xã hội Nho Giáo là ông vua. Vua là thiên tử, tức là thượng đế hoặc đại diện của thượng đế để cai trị mọi người. Quyền và quyết định của vua là tuyệt đối phải tuân theo; chế độ CS hiện nay cũng phong kiến y như vậy. Đảng CS cũng luôn nắm quyền hạn tuyệt đối, ngoài ra những hình thức tổ chức khác như quốc hội, hội đồng nhân dân chỉ là hình thức họ cố tình tạo ra đủ mọi cơ quan để quảng cáo đối với quốc tế mà thôi. Mấy ông quốc hội, hầu hết cũng là đảng viên, ông nào không phải đảng viên mà ở được vào trong đó thì hầu như không có tiếng nói. Vào họp để ký tên theo người ta cho đầy đủ thủ tục mà thôi.

    Trong bản chất thì chế độ CSVN nó giống y chang như chế độ phong kiến từ khi nó hô khẩu hiệu chống phong kiến. Bây giờ là lúc cái khuôn mẫu chế độ độc tài kiểu đó chỉ còn bên Tàu nữa là hết, cho nên họ cần phải làm tất cả những gì Tàu có thể làm; năm xưa thời cải cách ruộng đất, bên Tàu họ đập tượng Khổng Tử thì CSVN cũng kết án tư tưởng phong kiến sản phẩm của giai cấp bóc lột. Nay bên Tàu khôi phục lại tư tưởng Khổng Tử, để khôi phục lại thời vàng son Đại Hán “BÌNH THIÊN HẠ”, thì VC cũng a dua theo, để nối tiếp truyền thống “nhất Tàu nhì ta”.

  3. CôngTâm says:

    Bà con ơi, bọn TàuPhù có thuyết ”khổng, mạnh” nho chùm, ngutrung, nguhiếu,.. để giúp cho các ”thiêntử” và các tậpđoàn caitrị được ăn trên ngồi trước, đè đầu cỡi cổ người dân, thì bọn ”bạch quỷ” phươngtây cũng có
    cái đạo thờ ”thiênchuá” hay ”thượngđế” cũng đã từng thốngtrị một cõi Âuchâu cả hơn 10 thếkỷ đó bà con ạ!
    Nay cũng đang tànlụi dần dần… chúngta có nên vứt vào thùng rác luôn không???

    • jason t. says:

      Nên vứt hết vào sọt rác. Chúng ta sẻtrở về thới ănlông ở lổ,con người sẻ là một loại thú 2 chân,mạnh được yếu thua,săn bắt ,lùng và diệt,cắn xé ,dành ăn như nhửng thú hoang dả…
      Ta lại trở về CS nguyên thủy.Không cần như bây giờ,xây dựng hoài chẳng thấy thiên dường CS ở đâu.
      Hay thiệt !!!!
      Đúng là thiên tài siêu việt.hơn cả các cố tổ CS…

      • KlayBun gởi jason t. says:

        Cuốicùng ”không lại về không!”
        Hai chân hay ”3” cẳng thì cũng côngdãtràng!!!
        Cho dù là ”chuá cả” kaosang
        Hay ”ăn lông ở (trong) lỗ” thì cũng một đàng về tiêuvong!!!

        Có gì khác nữa kô???

  4. nguyenha says:

    Dừng di sâu vào “nghiên cứu” Khổng-giáo,Nho giáo mà mắc mưu CS. Nói gì thì nói,ai cũng biết Khổng-giáo
    (Nho giáo) có một thời tạo bình-yên cho xã-hội Dông-phương.Rõ ràng nó tốt hơn nhiều so với caí chủ-nghĩa Vô luân của CS. CS Tàu,CS VN biết diều dó, nên thực hiện Kế-sách:”Khổng-Cộng dề huề”.Chúng
    nó trộn lẫn Cộng-giáo và Khổng-giáo dể làm thành “hàng nhái”,dó là” nghề của chàng!!”.Cũng giống như tượng HCM nằm ở chùa Dại Nam(bình-Dương)nhằm mục dích lập-lờ dánh-lận con-den:dem cái Ác trà trộn vào cái Thiện dể tạo thành “lơ-lớ’!!.Chúng nó(CS) thừa biết dã dến lúc thiên hạ xài tòan “hàng hiệu’”,còn
    hàng mình(CS) thì dã quá lổi-thời,vất di thì hết vốn,nên cố tạo”hàng nhái’may ra gở gạt chút dỉnh./

  5. Mạc phi Đăng says:

    “Để xây dựng một hệ thống xã hội phục tùng chế độ độc tài đảng trị đó, không gì tốt hơn là xử dụng lại hệ thống tôn ti trật tự cùng với triết học và văn hoá phong kiến bất bình đẳng thời Khổng Tử. Dù sao nó cũng là một hệ tư tưởng dùng để nô lệ hoá con người làm vật hy sinh cho giai cấp thống trị, một hệ tư tưởng, văn hoá và tập quán đã nhiễm sâu vào đầu óc quần chúng cả ở VN lẫn bên Tàu.”

    Bravo!

    Quá chính xác! Chả thế mà các nhà lãnh đạo nước Tàu-Ô và An-nam-mít ta phải dùng đến “triết học Đông phương”, đạo Khổng… để rặn ra cái tình đồng chí “môi hở răng lạnh” …

  6. NON NGÀN says:

    GIÁ TRỊ THỰC CỦA HỌC THUYẾT KHỔNG MẠNH

    Học thuyết Khổng Mạnh cũng được gọi là học thuyết Nho giáo do Khổng tử và Mạnh tử của Trung quốc thời cồ đại tức cách đây cả năm, sáu ngàn năm lập ra. Mạnh tử sinh sau Khổng tử cả trăm năm, nhưng vẫn được coi là người kế thừa hay học trò của Khổng tử. Không có Khổng cũng không thể có Mạnh tử. Nhưng nếu thiếu Mạnh tử, đạo Khổng hay Khổng giáo lại coi như mất đi hết một nửa. Thật ra học thuyết Khổng Manh là học thuyết nhân bản thuộc tầm cao vời vợi. Không phải bất kỳ ai đọc được Tứ thư, Ngũ kinh cũng đã là người thâm Nho hay đã hiểu hết các ý nghĩa cao vời của học thuyết nhân bản rất thâm sâu của đạo Khổng. Học thuyết Khổng tử là học thuyết sâu sắc, bao quát về con người, xã hội, giáo dục, văn hóa, lẫn chính trị. Chỉ có những con người tầm thường hiểu học thuyết Nho giáo cách tầm thường, nhưng không có học thuyết Nho giáo tầm thường. Nhiều người chê học thuyết Khổng Mạnh là phong kiến chính là vì hiểu học thuyết Nho giáo một cách tầm thường như thế. Nhiều người khác chỉ hiểu học thuyết Khổng Mạnh như chỉ là học thuyết luân lý đạo đức thô sơ, đơn giản, cũng vì không ra khỏi tầm hiểu biết tầm thường đó. So với học thuyết Nho
    giáo, học thuyết Mác xít hay học thuyết của Mác thực chất chỉ là thứ đồ chơi trẻ con. Do vậy, người mác xít thiếu hiểu biết cứ tưởng Khổng tử chỉ là người rất đáng xách giày cho Mác. Trong khi đó, những người hiểu biết sâu sắc học thuyết nhân bản của Khổng Mạnh, và hiểu biết sâu xa học thuyết kinh tế chính trị triết học của Mác lại chỉ thấy Mác quả thật không đáng xách giày cho Khổng tử và Mạnh tử. Chính lý do như trên mà những người mác xít Trung Quốc đã từng hạ bệ Khổng tử rồi lại mong phục hồi Khổng tử. Song đó thực chất chỉ là thủ đoạn chính trị một cách rẻ tiền, tầm thường, gian xảo, mà chẳng mang ý nghĩa, giá trị, hay tính cách nhân văn thực chất gì hết. Mao Trạch Đông chính là những loại mác xít rẻ tiền và nguy hiểm như vậy. So với Khổng tử, họ Mao thực chất chẳng đáng xách dép cho Khổng tử hay Mạnh tử, mặc dù Khổng Mạnh đã ra đời trước Mác và Mao đến cả năm, sáu ngàn năm. Hôm nay tình cờ đọc được bài “Hãy để cho Khổng giáo lụi tàn” của tác giả Trần Đông Đức cũng như một số bài bình phẩm chung quanh ý nghĩa này trên Đàn Chim Việt, tôi quả thật nín cười không được nên mới phải bó buộc phải viết ra đây một số ý kiến khá đường đột mà thẳng thắn như trên kia để mọi người cũng bình phẩm hay nhận xét.

    Đại Ngàn Võ Hưng Thanh
    (18/02/12)

    • Dao Cong Khai says:

      Tôi đồng ý là Khổng Giáo hay Nho Giáo gắn liền với sự xây dựng và tồn tại của dân tộc VN trong quá khứ. Nhưng hôm nay, dân VN không còn hoàn cảnh chỉ có một nền văn minh duy nhất là nước Tàu để theo như hồi đó nữa. Ngay chính nước Tàu nó cũng chết dở vì cái văn hoá cổ đó của nó. Nếu quý vị nhìn vào lịch sử nước Tàu sẽ thấy phong kiến Tàu nó bị mất hết sức mạnh để cho Tự Do Dân Chủ thay thế rồi tới CS thay thế sức mạnh đó. Đó là chứng minh sự lụi tàn của Khổng Giáo và bế tắc, bó tay trước sự vươn lên của xã hội quần chúng trong lịch sử Á Đông nói chung và của Tàu cũng như VN nói riêng.

      Khi người VN có cơ hội tiếp xúc với các nền văn hoá văn minh, nhân bản và tự do hơn văn hoá cổ truyền của Tàu thì đó là cơ hội để dân VN có thể tiến bộ và phát triển hơn. Nho giáo bao gồm Khổng tử và Mạnh tử, nhưng triết lý của Mạnh tử mang nhiều tính nhân bản hơn Khổng Tử. Cấu trúc xã hội của Khổng tử là cấu trúc xã hội phong kiến, trong đó có sự phân chia bất bình đẳng giữa các thành phần trong xã hội, đó là cấu trúc của giai cấp bóc lột, triết lý đó là triết lý của giai cấp bóc lột và nhằm xây dựng và bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp bóc lột.

      Đồng ý là triết học Khổng Mạnh có thể cao siêu hơn của Max, nhưng mỗi cái có những cái hay và cái dở khác nhau. Về quan điểm giai cấp thì Max tiến bộ hơn Khổng tử và xứng đáng là một nền triết học xuất hiện sau Khổng tử. Rõ ràng cả 2 đều nhằm bảo vệ con người và quyền lợi con người, nhưng Khổng Tử thì nhằm bảo vệ cho giai cấp bóc lột còn Max thì bảo vệ giai cấp bị bóc lột.

      Chính vì thế mà Hồ Chí Minh nó thành công trong việc tuyên truyền chủ nghĩa CS ở VN và thành công ít nhất là về mặt hình thức. Trước tiên là HCM được nông dân VN ủng hộ trong khẩu hiệu tiêu diệt chế độ phong kiến, đấu tố quan lại, địa chủ… (tôi nói thành công về mặt hình thức thôi, sở dĩ sau đó thất bại là vì những người CSVN thực sự cũng chỉ là những kẻ phong kiến tham tàn chứ không hề có khuynh hướng CS theo đúng nghĩa của sư tổ Max của họ)

      Vì triết học Nho Giáo không còn thích hợp với VN trong thời cận đại nên những phong trào chống Nho Giáo, phong kiến đều được dân chúng ủng hộ nhiệt tình. Tuy nhiên có những lực lượng chính trị xử dụng những khẩu hiệu diệt phong kiến đó để thực hiện những ý đồ đen tối và phi nhân của họ thì điều đó ngoài tầm kiểm soát của người dân VN.

      Nho giáo nó còn giá trị nhiều đối với VN về lịch sử, trái lại trong thực tế hiện nay nếu Nho Giáo còn được người dân tôn trọng và coi đó là lý tưởng để theo đuổi càng nhiều bao nhiêu thì càng khốn đốn cho chính trị, kinh tế, xã hội và sự tiến bộ của người VN bấy nhiêu.

      Xin chứng minh, cuộc nội chiến của VN vừa qua, hay nói đúng hơn cuộc chiến tranh do đảng CSVN xử dụng dùng để nhuộm đỏ toàn cõi VN nó được xử dụng bởi triết lý Nho Giáo, đó là đấu tranh “giành độc lập và thống nhất” cho dân tộc. Con đường CS là chính nhưng những kẻ khởi xướng cuộc chiến tranh đó không hề nêu tuyên truyền con đường đó lên trên khẩu hiệu độc lập và thống nhất dân tộc. Do đó nhiều chính khách miền Nam theo CS rồi sau khi CS thống nhất đất nước thì họ mới thấy là họ đã lầm. Con đường chính không phải là độc lập và thống nhất mà là con đường “cộng sản”. Và chính những người theo CS cũng đã lầm, chế độ của họ không hề xây dựng “thiên đường CS” mà chỉ xây dựng một xã hội độc tài đảng trị, phong kiến, bóc lột và nô lệ. Không hề có độc lập, tự do; nhà nước CS luôn lệ thuộc vào một nhà nước CS quốc tế khác thuộc nước mạnh hơn. Nghĩa là cũng theo tư bản bóc lột, cũng theo phong kiến kềm kẹp, cũng theo và tay sai cho ngoại bang, nó chỉ có khác là nó mang khẩu hiệu CS và XHCN, nó hoạt động chính trị theo quỹ đạo của thế giới CS. Hôm nay nó không còn ngần ngại gì nữa, nó hiện nguyên hình một lý tưởng phong kiến nho giáo thời Khổng Tử mà người VN phải nô lệ cho Tàu thuở xưa.

      Tại sao người ta không đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền như chế độ VNCH, mà cứ phải đánh đuổi ngoại bang, giành độc lập và thống nhất. Cần gì thống nhất nếu không có tự do dân chủ? Cần gì độc lập nếu dân VN cứ phải nô lệ cho chính người bản xứ của họ. Chạy sang Âu Tây làm nô lệ cho người Âu Mỹ bao giờ cũng hạnh phúc hơn. Sống như thời Pháp đô hộ, dù sao dân VN còn sung sướng hơn chế độ hiện tại ở VN.

      Ngay trong thời kỳ mà CSVN còn đả kích Khổng Tử, và kết án chế độ phong kiến; chính những cán bộ VC vẫn còn mang đầu óc phong kiến. Chính sách lý lịch trong việc cho học sinh ghi danh đi học chính là hình thức phong kiến, bế quan toả cảng không giao dịch với Tây Phương trong thời CS bao cấp cũng là hình thức phong kiến… Nói chung hồi đó họ hô hào chống phong kiến nhưng tác phong và suy nghĩ của họ còn phong kiến hơn bây giờ. Còn bây giờ thì họ không còn mắc cở gì nữa, sẵn sàng xây học viện Khổng Tử ở Hà Nội.

      Quý vị có đồng ý rằng chiến tranh VN chính là hệ quả của tư tưởng Nho Giáo đã nhiễm sâu vào đầu óc người VN từ bao đời qua không? Nếu không vì nho giáo (vì lòng yêu nước theo lối “Bình Tây Sát Tả”) thì tại sao người VN lại yêu nước một cách nông cạn, quá khích, man rợ và nồi da xáo thịt như thế? Chia rẽ đó đã có từ lâu rồi, từ thời Lê, Mạc, rồi Trịnh Nguyễn Tây Sơn… Ai cũng nói rằng mình yêu nước, ai cũng cho rằng mình có quyền xâm chiếm kẻ khác để thống nhất đất nước.

      • NON NGÀN says:

        SỰ HIỂU VÀ KHÔNG HIỂU VỀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ

        Việc hiểu học thuyết Nho giáo theo kiểu tầm thường và nhảm nhí không làm cho học thuyết Nho giáo trở thành tầm thường, nhảm nhí. Học thuyết Khổng Mạnh là học thuyết mang tính trí thức tầm cao. Học thuyết Mác là học thuyết mang tính bình dân, tầm thấp. Do vậy nếu có điều gì đó phản trí thức trong học thuyết Khổng tử, điều đó hoàn toàn không phải là bản chất trong học thuyết Nho giáo. Đó chỉ do tính tầm thường của người hiểu nó. Trong khi đó nếu có điều gì đó phản trí thức trong học thuyết Mác, điều đó chắc chắn thuộc về bản chất của học thuyết Mác, cho dầu người ta có phiên diễn nó theo cách ra sao. Bởi học thuyết Nho giáo là học thuyết nhân bản có chiều sâu nhân văn và siêu hình. Trái lại, học thuyết Mác chỉ là hoc thuyết duy vật được cường điệu hóa và phi cơ sở khoa học khách quan, thực tế. Sự khác nhau cơ bản giữa học thuyết Nho giáo và học thuyết đấu tranh giai cáp mác xít chính là như thế. Một bên là tinh hoa và trí thức, một bên là vô sản và bình dân, đại chúng. Chính giá trị bản chất của mỗi học thuyết như trên quyết định ý nghĩa và công dụng tự nhiên của mỗi cái mà không là gì khác.

        ĐẠI NGÀN
        (19/02/12)

    • donga says:

      1- “Học thuyết Khổng Mạnh cũng được gọi là học thuyết Nho giáo do Khổng tử và Mạnh tử của Trung quốc thời cồ đại tức cách đây cả năm, sáu ngàn năm lập ra.”

      Khổng tử (551 – 479 TCN) 2012 + 479 = 2491 năm
      Mạnh tử (372–289 TCN) 2012 + 289 = 2301 năm

      2-“ Học thuyết Khổng tử là học thuyết sâu sắc, bao quát về con người, xã hội, giáo dục, văn hóa, lẫn chính trị.”

      Xin nêu dẫn chứng!

      3- “Chỉ có những con người tầm thường hiểu học thuyết Nho giáo cách tầm thường, nhưng không có học thuyết Nho giáo tầm thường. Nhiều người chê học thuyết Khổng Mạnh là phong kiến chính là vì hiểu học thuyết Nho giáo một cách tầm thường như thế.”
      Xin giải thích về những điều “tầm thường” của những “ người tầm thường” hiểu về Nho Giáo cách tầm thường.

      4- “tôi quả thật nín cười không được nên mới phải bó buộc phải viết ra đây một số ý kiến khá đường đột mà thẳng thắn như trên kia để mọi người cũng bình phẩm hay nhận xét.”

      Xin nêu lên những điều làm bạn nín cười (?).

      Tôi cũng đang cố nín cười về những điều bạn viết đấy !!!

  7. Có những điều cần nên biết:

    Trong gia tộc họ Khổng của tôi cũng có kẻ dại, người khôn, không sao tránh khỏi người khen kẻ trách.

    1. Nhưng một điều dám khẳng định với cả thế-giới rằng: Gia-Phả-Tộc-Họ-Khổng không phải là người gốc Hán. Tộc Hán thuộc về dòng con trai thứ 2, là Cham, là dòng phản loạn, thuộc dòng dõi hay đi hỏi đồng-cốt, dòng phù-thủy, con cháu của mê-tín cùng sự bói khoa và sự tà thuật (Kinh Thánh Phục-Truyền Luật-Lệ-Ký 18:9-15).

    2. Cụ tổ Khổng ( Great Life có nghĩa là Sự-Sống Vĩ-Ðại ) của tôi thuộc về dòng dõi của Sem là con trai cả của Nô-ê.
    Nô-ê, Người đã được Chúa mặc khải đóng con tầu cứu cả gia đình, chỉ còn có tám (8) người sống sót sau Ðại-Hồng-Thủy (Kinh Thánh Sáng-Thế-Ký chương 6 đến 12). Và cũng nhờ 8 người này mới có ngày hôm nay khoảng 8 tỉ người sống trên đất, trong đó có cả tác gỉa Trần Ðông Ðức và dân tộc Việt.
    Sơ luợc về phả tộc Khổng Tử như sau:
    Nô-ê là cha đẻ của Sem, con trai cả.
    Sem là tổ phụ của Áp-ram. (Áp-ram được Chúa mặc khải ra khỏi quê hương vòng bà con và cha mình để lập nên quốc gia theo lời hứa của Chúa để ban phước cho cả thế giới, và chính thế, đã có Chúa Jêsus giáng trần, Ngài là vị Cứu-Tinh của nhân loại).
    Áp-ram là tổ phụ của Môi se và dân tộc Do Thái ngày nay.
    Môi se là người đầu tiên trên thế giới được Chúa kêu gọi chức vụ Luật-sư, người lập pháp. Chúa là chủ tịch và Môi se là ủy viên quốc hội. Chúa mặc-khải cho Môi se khắc vào hai tấm bia đá gồm 10 điều. Có 4 điều thuộc về bổn phận của con người (là vật thọ tạo) đối với Ðấng Tạo Hóa) là kính Chúa. Và 6 điều luật còn lại là yêu người, là trách nhiệm của con người đối với con người.
    Môi se là tổ phụ của Khổng Khâu (Tử).

    3. Khổng Tử được sinh ra và lớn lên trong một dòng dõi am tường luật pháp Kính Chúa, Yêu Người.
    Khổng Tử cũng rất được ơn làm Giáo sư, truyền đạt lại trí thức thiên thượng đến với tất cả các tầng lớp mọi người trong xã hội, từ người nghèo bất hạnh cho tới kẻ có quyền lực sang trọng như nhà Vua.
    Khổng Tử thuộc dòng Lê-vi tế-lễ, quan-văn cố-vấn nhà Vua, ngoại giao; trong khi đó Ða-vít thuộc dòng nhà Vua, quan-võ thạo đánh đuổi giặc.

    4. Khổng Tử cũng được Thần Khôn-Ngoan của Chúa cho ơn tiên tri. Quả thật! Quả thật, năm trăm năm (500) trước khi Chúa Jêsus giáng sinh, Khổng Tử đã lập một bàn thờ, tiên tri trước về Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự và Ngài sống lại, cả thế giới phải đặt đức tin vào Chúa Jêsus và thờ phượng một Ðức Chúa Trời mà thôi.

    5. Trong tộc phả họ Khổng của tôi, không có một chỗ nào ghi chép và cho phép cầu-xin, nói chuyện và lập ban thờ để thờ bố-mẹ, ông-bà, các-cụ đã qua đời. Rất cấm kỵ việc lên đồng, cúng bái và tạc tượng người qúa cố để tôn thờ.
    Nhưng người Hán rất lắt léo, bỏ bùa, đặt con Rồng để ém-chú trên nóc mái trường, hoặc nhà thờ hầu làm rối loạn tâm-linh, mù-lòa tâm-linh. Khi tâm-linh bị tối-tăm, hướng đi của cuộc sống thiêng liêng đầy ý nghĩa cho chính mình bị mất, gây thương tổn cho gia đình mình, làm băng hoại cộng đồng, tàn phá cả đất-nước và quả thật là kẻ thù của nhân loại.

    6. Giáo trình cụ Khổng soạn và dạy học trò biết cách cầu nguyện thân mật với Thượng Ðế với mục đích mong Chúa soi sáng tâm-linh trước khi vào lớp, học bài hầu có kết qủa.

    Kết luận:
    Những kẻ lợi dụng thương hiệu họ Khổng trên thế gian này chẳng thiếu gì.
    Những kẻ phóng đại, tô màu, bịa chuyện như các bà gìa về gia tộc họ Khổng nhiều ơi là nhiều.
    Những kẻ dựng chuyện vu khống họ Khổng như Nguyễn Nghĩa, đời tôi cũng bị vu khống vô số không kể xiết.
    Bọn Hán gian tâng bốc họ Khổng và mang họ Khổng ra để lòe thiên hạ đã có từ thời cổ và hiện nay Hán tặc dùng họ Khổng như một lá Bùa Hộ Mệnh cho Cộng Sản Tầu vì Mao đã hết thời rồi, cứ để các thầy phù thủy này làm theo mưu kế ấy xem được bao lâu nữa?

    Và cuối cùng với một lời khuyên chân tình tới tác gỉa Trần Ðông Ðức. Chúa Jêsus phán: “Nếu ngươi được cả thế gian mà mất linh-hồn thì có ích chi chăng?”
    Qua bài viết trên, tôi chấm điểm linh hồn của ông đang bị ung thư, có nguy cơ bị diệt vong. Hãy đến với Chúa Jêsus xưng tội, thành tâm ăn năn, mở lòng ra và mời Chúa Jêsus vào để làm Chúa và là Chủ của đời mình.

  8. donga says:

    Xin phép được trích dẫn nửa phần kết luận trong bài viết từ trang:

    http://www.bienkhoi.com/so-50/nho-giao.htm

    Khổng Tử có phải là “Thánh nhân” và là “Vạn thế sư biểu” hay không?

    Qua những điều đã trình bày thì Khổng Tử không phải là “thánh nhân”, ông chỉ là một ông thầy tài giỏi với số người theo học ông quá đông (3000 học trò), ông đã nâng cao nền giáo dục, kết quả đã tạo được phần nào sự ổn định trong xã hội cổ đại. Tuy nhiên ông vẫn phạm những lỗi lầm như những người thường, những kẻ không “quân tử”, ông đã vi phạm về chính những điều ông đã dạy người khác!

    Ông có phải là “vạn thế sư biểu” không? Câu trả lời là không! Xã hội Trung Quốc thời Mao đã đạp ông xuống bùn! Người dân sẽ không theo chủ thuyết ông đề xướng, nếu họ biết sự tác hại lâu đời mà nay họ nhận hậu quả. Nếu biết rõ cái mầm “vị kỷ” nảy sinh từ Khổng học, rồi được vun trồng bởi đám Nho gia xu nịnh, biết rõ là Mặc Tử đã đả kích những điều này, thì hậu thế khó có thể phong ông là “vạn thế sư biểu”!

    Ngày nay Trung Quốc muốn mang tên Khổng Tử với Khổng học, cũng như Hoa ngữ phổ biến khắp thế giới để làm gì? Có phải đây là mục đích Hán hóa toàn cầu vì người Hoa quá đông và phân tán khắp thế giới? Đối với Trung Quốc xưa thì “trung quân” nay “trung với đảng”, với dân chúng- đảng- lại muốn tiếp tục chủ trương “văn hóa đàn cừu” bảo sao nghe vậy?

    Các chính thể độc tài luôn lợi dụng bất cứ điều gì để có thể bảo vệ chế độ. Khổng Tử cũng chỉ là nạn nhân như các đấng được các tôn giáo tôn thờ, như Chúa, Ahlah, Phật hay Jesus, v.v… đều đã bị loài người lợi dụng cho mục đích riêng, họ đã giải thích những điều trong kinh điển có lợi cho họ, nhiều khi còn nhân danh thần thánh để tàn sát. Các lãnh tụ dù đã chết cũng không thoát, được tô son đánh phấn cho mục đích chính trị. Tất cả chỉ với mục đích là phục vụ quyền lực, cũng như để thỏa mãn sự tham lam, kỳ thị và kiêu ngạo.

    Vị kỷ là bản thể cố hữu của con người, vị kỷ nếu biết hạn chế có thể sẽ giúp cho văn minh thêm phần phát triển. Tuy nhiên nếu không kiềm chế và để sự vị kỷ tự do bộc phát, thì với lòng tham vô đáy cũng như sự kiêu ngạo lên tới trời, sẽ gây nội loạn trong xã hội, hay với những tác hại vô lường của chiến tranh giữa các quốc gia hay các dân tộc. Thay vì kiến tạo và xây dựng, chiến tranh đã gây nên tàn phá và hủy diệt. Một xã hội với những xáo trộn hay chiến tranh sẽ làm văn minh không phát triển.

    Điều gì có thể giúp cho sự phát triển về văn hóa cũng như văn minh chung? Đối nghịch với “VỊ KỶ” là “VỊ THA”, thay vì chỉ biết nghĩ đến mình, đến dòng họ, đến dân tộc của mình, thì hãy nghĩ đến những người khác, dòng họ khác, dân tộc khác, hãy nghĩ đến đến sự công bằng và bình đẳng cho mọi người. Nho học vẫn còn có giá trị ở câu được chọn lọc là “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” .

    Vậy “VỊ THA” có phải là một giải pháp cho từng cá nhân để đưa đến hòa bình và hạnh phúc chung cho nhân loại! Câu trả lời tùy theo từng quan điểm của mỗi người !

  9. Dao Cong Khai says:

    Tại sao giai cấp thống trị Tàu và VN quay lại văn hoá Khổng Nho?

    Trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa CS, giai cấp thống trị Tàu, Việt phải xử dụng chiêu bài chống phong kiến, áp bức, bóc lột, để mỵ dân hầu thâu tóm sự ủng hộ của đại đa số quần chúng.

    Nay thời kỳ đó đã chấm dứt và giai cấp thống trị CS đã thâu tóm toàn bộ quyền hành. Và tất nhiên chính những kẻ trước đây họ ca tụng là giai cấp tiên tiến, là gương mẫu của cách mạng thì nay họ thẳng tay phản bội và tránh né thành phần quần chúng đông đảo nhất đó. Nói chung là đại đa số dân nghèo đói chỉ được những “nhà cách mạng” xử dụng trong thời kỳ hàn vi của mình thôi. Tới khi nắm được chính quyền thì những “nhà cách mạng” CS này trở mặt, bắt tay với tư bản để cùng với tư bản bóc lột giai cấp đã được họ ca tụng là thành trì cách mạng của họ.

    Trong thời kỳ Kháng Chiến cách mạng đó, để làm hài lòng đại đa số giai cấp nghèo đói và bị bóc lột, những “nhà cách mạng” CS đã đưa ra khẩu hiểu tiêu diệt phong kiến, tiêu diệt văn hoá Khổng Tử. Để chứng minh tinh thần cách mạng của mình, họ đã đấu tố giai cấp phú nông, địa chủ; giai cấp quan lại phong kiến. Nhưng tới khi họ trở thành giai cấp thống trị và không còn đối thủ nào cần phải tiêu diệt nữa thì họ biến đổi thành giai cấp tư bản bóc lột. Đối với giai cấp thống trị CS ở VN hiện nay, giai cấp vô sản, nghèo đói là cái gai trước mắt của họ, là kỳ đà cản mũi và là thù địch của chế độ.

    Để xây dựng một hệ thống xã hội phục tùng chế độ độc tài đảng trị đó, không gì tốt hơn là xử dụng lại hệ thống tôn ti trật tự cùng với triết học và văn hoá phong kiến bất bình đẳng thời Khổng Tử. Dù sao nó cũng là một hệ tư tưởng dùng để nô lệ hoá con người làm vật hy sinh cho giai cấp thống trị, một hệ tư tưởng, văn hoá và tập quán đã nhiễm sâu vào đầu óc quần chúng cả ở VN lẫn bên Tàu.

    • Trần Tuân says:

      Anh Khai tâm huyết với đất nước quá, mình cảm phục! Thế nhưng yêu nước mà đánh đồng những giá trị truyền thống với tội “phản quốc” thì mình e là không đúng! Ta ko nên quá tả hay quá hữu. Vấn đề ta cần là dân tộc ta phải đoàn kết, phải có hành xử văn minh! Mà để làm được điều đấy thì ta phải biết yêu thương con người như phương Tây đang giáo dục. Tình yêu thương mà ta nói đó, xét sâu xa chính là chữ Nhân trong đạo Khổng. Đông – Tây gì cũng có điểm chung. Về điều này tôi rất đồng tình với bài của ai đó viết về “Nhân, điểm giao thoa văn hóa Đông – Tây”. You có thể xem và bình luận thêm.
      Nói chung mỗi người có đức tin riêng, cần được tôn trọng! Mình rất thích quan điểm đó của phương Tây!

  10. kbc 3505 says:

    Theo tôi nghĩ CSVN cũng chẳng mặn mòi gí cái ông Khổng này đâu, nhưng vì không dám cãi đàn anh nên cứ ù ù cạc cạc. Ngay cả anh China cũng vậy, vì sợ xao trộn trong nước nên muốn dùng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc để xoa dịu lòng dân. Cả 2 anh đều là cộng sản vô thần thì có tin gì mấy cái vớ vẩn này.

    kbc3505

Leave a Reply to donga