Không quốc giáo, không giáo điều
(No State Religion, No State Dogma)
Năm 1975, sau khi chiến thắng được miền Nam rồi, thì giới lãnh đạo cộng sản tại Hà Nội bèn công khai đổi tên “Đảng Lao Động” thành ra “Đảng Cộng sản”, tờ tạp chí “Học Tập” là cơ quan nghiên cứu và lý luận của Đảng Lao Động cũng đổi tên thành tạp chí “Cộng sản” luôn. Và cả đến cái “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” (National Liberation Front NLF) cũng được cho giải tán, dẹp bỏ mất tiêu luôn. Đó là chuyện nội bộ cuả đảng cộng sản, họ có quyền quyết định thay đổi tên tuổi cuả riêng họ, chúng ta không phải là người trong đảng cộng sản, thì cũng chẳng nên thắc mắc gì về cái chuyện riêng tư đó trong tổ chức của riêng họ.
Nhưng mà, vẫn theo chuyện “thừa thắng xông lên”, họ đã cả gan đổi cả cái tên, cái danh xưng của quốc gia thành ra nhà nước “Cộng hoà Xã hội Chủ nghiã Việt nam” (Socialist Republic of Vietnam SRV), thì đó là điều mọi người công dân Việt nam chúng ta đều có quyền bất đồng, có quyền dị nghị, vì rõ ràng là đảng cộng sản đã quá ư lộng quyền. Họ vẫn xưng mình là “đày tớ cuả nhân dân”, ấy thế mà họ dám ngang nhiên qua mặt “các chủ nhân ông, tức là toàn thể nhân dân”, mà thay đổi cả cái danh xưng cuả đất nước Việt nam thành ra là một quốc gia nằm dưới trướng của cái giáo điều “xã hội chủ nghiã”, với nền” độc tài chuyên chính vô sản”, với chủ trương “đấu tranh giai cấp, hận thù giai cấp”, “dân chủ tập trung” v.v… Đó là cái điều mà không bao giờ chúng ta lại có thể chấp nhận được.
Ở bên Pháp vào năm 1981, lần đầu tiên có lãnh tụ Đảng Xã hội là Francois Mitterand được bàu làm Tổng Thống, thì Giáo sư Raymond Aron có viết một bài báo gây chấn động trên báo Figaro, ông vìết thật đanh thép rằng: “Nước Pháp là nước Pháp, hay là Cộng Hoà Pháp quốc, chứ không có thêm một tĩnh từ nào khác” (Nguyên văn: La France, c’est la France ou la République Francaise, sans adjectifs! ), tức là vị giáo sư lừng danh này muốn cảnh cáo cả phe tả phái và đảng Xã hội rằng: “Không được đem bất kỳ cái chủ thuyết nào mà gán vào danh xưng nước Pháp.” Lập trường này cũng có thể đem áp dụng cho nước Việt nam chúng ta, mà cho tới năm 2010 này vẫn còn bị đảng cộng sản gắn cho “cái đuôi con chồn xã hội chủ nghiã”!
Đầu năm 1990, sau khi chế độ cộng sản xụp đổ ở Đông Âu, thì tôi có viết một bản văn nhan đề là: “Năm Điểm Thoả Thuận Căn Bản” được coi như cái “guideline” cho việc soạn thảo bản Hiến pháp sau này. Bản văn được bắt đầu như sau :
Điểm 1 – Quốc gia Việt nam không công nhận một tôn giáo nào làm quốc giáo.
Quốc gia cũng không áp đặt một chủ thuyết nào làm giáo điều chính thức của Dân tộc.
Nhằm tôn trọng và bảo vệ Tự do Tín ngưỡng, Nhà nước không can thiệp vào chuyện nội bộ của các tổ chức tôn giáo.
(Toàn văn Bản “Năm Điểm” này sẽ được ghi trong Phần Phụ Lục đính kèm bài viết này).
Vì bản văn này, mà tôi bị công an bắt giam giữ vào tháng Tư 1990 và trong phiên xử vào ngày 14 Tháng Năm 1992, Toà án tại Saigon đã xử phạt tôi 12 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống chủ nghiã xã hội”. Và sau đó, họ đưa tôi đi “thi hành án” tại trại giam Z30D ở Rừng Lá thuộc huyện Hàm Tân Phan Thiết.
Năm 1996, nhờ sự vận động can thiệp cuả nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Amnesty International, Human Rights Watch, cũng như của nhiều Dân biểu, Nghị sĩ và các nhân vật văn hoá xã hội, và nhất là cuả chánh quyền Mỹ, mà tôi đã được trả tự do bằng cách công an chở tôi từ nhà tù Hàm Tân ra thẳng phi trường Tân Sơn Nhất, để cùng với gia đình qua định cư bên nước Mỹ. Đại khái vắn tắt cuả vụ án cuả tôi là như vậy.
Trong 10 năm nay, tôi để thời giờ nghiên cứu tìm hiểu về sự “Chuyển hoá Dân chủ” (Democratic Transition) tại các nước cựu cộng sản ở Đông Âu và cả ở nước Nga. Và tôi đã tìm ra được nhiều điều lý thú, khả dĩ có thể rút kinh nghiệm cho việc xây dựng tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam chúng ta. Để cho ngắn gọn, tôi chỉ xin trích dẫn một số điều khoản căn bản trong bản Hiến pháp, mới được ban hành trong thập niên 1990 và sau này, cuả một số nước cựu cộng sản, mà có liên hệ trực tiếp đến quan điểm cuả tôi như đã ghi nơi điều 1 Bản văn “Năm Điểm” đã trưng dẫn ở trên.
A/ Không có Quốc giáo (No State Church).
1- Điều 40 khoản 2 Hiến Pháp nước Estonia: “Không có quốc giáo” (There is no State Church).
2- Điều 14 khoản 1 Hiến Pháp nước Nga: “Không một Tôn giáo nào được thiết lập như một quốc giáo, hay như một tôn giáo bắt buộc (No Religion shall be established as a State or Obligatory One).
B/ Không có Ý thức hệ Nhà nước (No State Ideology)
1- Điều 13 khoản 2 Hiến Pháp nước Nga: “Không có một Ý thức hệ nào được thiết lập như là Ý thức hệ Nhà nước, hoặc như môt ý thức hệ bắt buộc (No Ideology may be established as a State or Obligatory One).
2- Điều 5 khoản 2 Hiến Pháp nước Moldova: “Không có Ý thức hệ nào được công bố là Ý thức hệ chính thức cuả Nhà nước (No Ideology may be pronounced as an official ideology of the State).
3- Điều 12 khoản b Hiến Pháp nước Uzbekistan: “Không một Ý thức hệ nào mà được ban cấp quy chế cuả Ý thức hệ Nhà nước” (No Ideology shall be granted the status of State Ideology).
4- Điều 11 khoản 2 Hiến Pháp nước Bulgaria : “Không có Ý thức hệ nào mà được công bố hay xác nhận là Ý thức hệ của Nhà nước”- (No Ideology shall be proclaimed or affirmed as an Ideology of the State).
Mấy trích dẫn ghi trên thiết nghĩ cũng đã đủ để đánh giá được sự dứt khoát loại bỏ căn bệnh giáo điều của chế độ cộng sản trước đây. Người viết xin để bạn đọc tuỳ nghi phân tích và lượng định về sự thay đổi này trong các quốc gia cựu cộng sản ở Đông Âu và nhất là ở nước Nga. Và rồi đối chiếu với tình trạng ở Việt nam hiện nay.
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
—————————————————-
Phụ Lục
Năm Điểm Thoả Thuận Căn Bản
Điểm 1 – Quốc gia Việt nam không công nhận một Tôn giáo nào làm Quốc giáo.
Quốc gia cũng không áp đặt một chủ thuyết nào làm giáo điều chính thức cuả dân tộc.
Nhằm tôn trọng và bảo vệ Tự do Tín ngưỡng, Nhà nước không can thiệp vào chuyện nội bộ cuả các tổ chức tôn giáo.
Điểm 2 – Dân tộc Việt nam gồm nhiều sắc tộc có truyền thống văn hoá lịch sử khác nhau. Như vậy nền tảng cuả xã hội Việt nam phải được đặt trên cơ sở đa chủng tộc, đa văn hoá.
Điểm 3 – Phát huy truyền thống nhân bản và nhân ái cuả dân tộc, hệ thống chính trị và luật pháp Việt nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc đã được ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Điểm 4 – Về phương diện kinh tế, vai trò cuả nhà nước là làm trọng tài để bảo đảm công bằng xã hội và trật tự xã hội. Như vậy, nhà nước không thể vừa đứng làm trọng tài, mà lại vưà là một bên đương sự trong các hoạt động kinh doanh làm ăn được (vưà thổi còi, lại vưà đá bóng).
Hệ luận cuả nguyên tắc này là : Hệ thống quốc doanh hiện nay sẽ được giảm bớt tới mức tối thiểu.
Điểm 5 – Thể hiện tinh thần hoà giải hoà hợp dân tộc, quốc gia sẽ ban hành lệnh khoan hồng đại xá đối với mọi vi phạm do cá nhân hay do tập thể gây ra.Nghiêm cấm mọi sự tuỳ tiện báo ân, báo oán.
Mọi khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại sẽ được xử lý theo đúng thủ tục luật pháp.
Làm tại Saigon Tháng Hai 1990.
Đoàn Thanh Liêm
Sau “̣đại thắng muà xuân 75″ csvn nuôi ảo tưởng mình là “vô địch”, vì liên tiếp đánh thắng
hai đế quốc Pháp và Mỹ – với hậu thuẩn từ Liên Xô – họ tự nguyện là tên xung kích đi đầu trong phong trào cs quốc tế. Với “cơn-hãnh-tiến” ấy, họ tự tiệ̣n đổi tên nước, lấy lý thuyết cs làm giáo điều, đảng CS LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC.MÀ KHÔNG QUA TRƯNG CẦU DÂN Ý , VI PHẠM TRẮNG TRỢN QUYỀN CÔNG DÂN, “ĐẢO-CHÁNH-LỊCH-SỬ”
Ngày nay “thế-lực-thù-địch” là TQ ngang nhiên xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, cướp, giết, xua đuổi ngư dân trên chính ngư trường cuả mình; thế mà đảng vẫn nhủn như con chi chi
Đâu rồi niềm hãnh tiến ngày xưa, thế tiên phong cs ? HỌ CHỈ LÀ TỘI ĐỒ CUẢ DÂN TỘC !
2 vấn đề là quốc giáo và giáo điều
1) Quốc giáo thì đây là vấn đề phức tạp của người VN, nhất là trong chính trị, từ ngàn xưa cho đến hôm nay. Thời nhà Lý, Phật Giáo độc tôn; thời nhà Trần trở về sau thi Nho Giáo độc tôn. Cả 3 tôn giáo (Nho, Lao~, Phat) cổ truyền đều được du nhập vào VN theo ngả Trung Hoa, và cả 3 cũng tạo nên những xung khắc trong xã hội và văn học VN nhưng không đáng kể. Vua Lê Long Đĩnh đem các nhà sư ra kê mía lên đầu để tước vỏ…
Nhưng tới khi Nho Giáo độc tôn trong chính trị của VN thì đất nước trở nên mạnh hơn, nên có thể chống lại sự xâm lăng của quân Mông Cổ. Dĩ nhiên, từ những bộ lạc thiểu số, Nho Giáo đã biến VN thành một quốc gia vững mạnh để giữ vững trước nguy cơ bị huỷ diệt và đồng hóa bởi kẻ thù phương Bắc. Nho Giáo dù sao cũng có nhiều giá trị nơi dân tộc VN qua những giai đoạn lịch sử lập quốc đó.
Thế nhưng, văn minh nhân loại không thể ngừng nghỉ ở Nho Giáo, và tôn giáo này nó đã tạo ra bất công xã hội và kỳ thị giai cấp, không thích hợp cho người VN trong giai đoạn tiếp xúc với văn hoá Tây Phương. Phải khẳng định rõ ràng rằng Nho Giáo rất thích hợp để khai hoá các bộ lạc mọi rợ nhưng nó không còn thích hợp với cuộc sống văn minh hôm nay. Ngày xưa người ta thường nhắc câu “con nhà gia giáo” ám chỉ gia đình có giáo dục, và cũng ám chỉ nho giáo. Nhưng ngày nay nếu hiểu gia giáo là thuần tuý nho giáo (như xưa) thì mấy con nhà đó họ mắc cở khi nghe câu nói đó lắm. Chỉ có dân mọi rợ (như người thiểu số ở trên núi) mới cần “gia giáo”, người VN ngày nay đã qua cái thời đó nô lệ của Tàu đó rồi. Và dĩ nhiên Nho Giáo không có gì để so sánh với văn hoá Tây Phương ngày nay, chính vì thế nó phải đối diện với tôn giáo mới từ Tây Phương du nhập vào, đó là Thiên Chúa Giáo. Thiên Chúa Giáo không bài xích hay đối địch với Nho Giáo, nhưng giáo lý của nó chống lại bất công xã hội nên trở thành xung khắc với luân lý Nho Giáo và phương hại đến quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội VN.
Do đó, Thiên Chúa Giáo được truyền bá sang VN rộng rãi nơi quân chúng nông dân nghèo đói, rất hiếm có quan lại hoặc giai cấp quý tộc VN theo công giáo trong những thế kỷ đầu. Trường hợp vua Gia Long chấp thuận cho công giáo được tự do ở VN là vì ý thức chính trị, ông vua này nhìn thấy những lợi ích sẽ được sự viện trợ của Pháp để mở mang quân sự cho đất nước. Thế nhưng các nho sĩ và quý tộc VN lúc đó lại khư khư coi Nho Giáo là quốc giáo và không chấp nhận sự hiện diện của Thiên Chúa Giáo ở VN. Hậu quả của quan điểm đó là sự chia rẽ tôn giáo và những bách hại người công giáo VN kéo dài cho đến ngày nay. Những phong trào “Bình Tây Sát Tả” kiểu mới vẫn nhan nhản trong chính trị và truyền thông của VN hôm nay. (có khi nó xuất hiện dưới bình phong PG, nhưng đó không thể là tư tưởng PG, mà là tư tưởng NHO GIÁO, QUỐC GIÁO).
2) Giáo điều: điều này chỉ xuất hiện ở phía VC thôi, VNCH không hề có giáo điều. Ngay từ nguồn gốc hình thành, VC được hình thành từ đảng CSVN, đảng CSVN được HCM thành lập thoát thai từ CS Bolchevik nặng tính giáo điều. Những danh từ đạo đức cách mạng, ý thức hệ CS, đảng tính, ý thức giai cấp… được chế độ CS Hà Nội quảng bá rộng rãi và bắt tất cả mọi người dân phải học tập và chấp hành; họ nói rằng những ai không tuân theo những quy luật đó sẽ bị “bánh xe lịch sử nghiền nát”, ám chỉ sẽ bị trừng trị, chụp mũ, kết án, bắt bớ, thủ tiêu…
Dưới thời quân chủ, VN lúc đó cũng theo chế độ độc tài và tôn giáo độc tôn (nho giáo), thế nhưng tính chất giáo điều trong chế độ phong kiến như là TRUNG HIẾU, nó mang tính chất triết lý nhiều hơn là giáo điều. Chỉ có chế độ VC thì xã hội và con người mới nặng tính giáo điều.
Chế độ VNCH bản chất của nó KHÔNG CÓ Ý THỨC HỆ gì cả. Nó xuất hiện từ tính pháp lý của một thể chế chính trị dưới sự bảo trợ của Thực Dân Pháp (trên pháp lý nó không mang ý thức tổ quốc (độc lập)). Nhưng trên thực tế, theo thời gian nó đã trở thành nơi hội tụ của những người không muốn sống trong ý thức hệ CS, những người không chấp nhận VC và những nạn nhân của VC. Và cũng theo thời gian nó đã trở thành một ý thức tổ quốc trong sáng nhất trong suốt lịch sử (4000 năm) của VN, đó là Quốc Gia VN. Đồng thời trên pháp lý nó cũng trở thành một quốc gia độc lập, được hầu hết các QG trên thế giới thừa nhận (ngoại trừ một số nước CS). Sự độc lập của VNCH được thực hiện sau khi TT Diệm tiêu diệt lực lượng Bình Xuyên tay sai của Pháp và kéo cờ Pháp ở dinh Norodom xuống (thay thế bằng cờ VNCH) và đổi tên nó thành DINH ĐỘC LẬP.
Tôi hoàn toàn không thấy VNCH có ý thức hệ nào cả, nó chỉ có nhu cầu phải chống cộng để bảo vệ tự do và quyền lợi của người dân. Đối nghịch với ý thức hệ CS là ý thức hệ Tư Bản. VNCH không theo ý thức hệ tư bản, mà chỉ theo chế độ dân chủ, thể chế chính quyền là chế độ cộng hoà. Hoàn toàn VNCH không có giáo điều gì bắt quần chúng phải tuân theo. Họ sẵn sàng chấp nhận một người dân theo chủ nghĩa tư bản hoặc CS, hoặc bất cứ chủ nghĩa nào khác, nhưng một người theo triết lý CS thì khác với một người tham gia hoạt động cho đảng CSVN. Tạ Thu Thâu cũng là người theo CS nhưng bị đảng CSVN chỉ điểm cho Pháp bắt và xử tử. Tạ Thu Thâu là CS nhưng vẫn được ghi vào lịch sử của VNCH.
Mấy nước Bulgary và CS cũ nó phải ghi không có ý thức hệ vào hiến pháp của nó là vì trước kia nó bị nhiễm nọc CS, bây giờ tụi nó ghê tởm ý thức hệ CS quá rồi! Chỉ có nhân dân VN anh hùng của mình là chưa biết ghê tởm cái đó thôi!