WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy để Khổng Giáo lụi tàn

Khổng Tử

Gần đây, Trung Quốc đã dùng tên tuổi Khổng Tử một cách đại quy mô như là thương hiệu quốc gia để lập viện giao lưu quốc tế. Năm 2010, để đối đầu với Tây Phương, Trung Quốc cũng dùng tên tuổi Khổng Tử để tạo nên một giải thưởng hòa bình nhằm cạnh tranh với giải Nobel danh giá trao cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đang bị cầm tù.

Việc lạm dụng họ Khổng quá đà này đã làm cho nhiều người có tư tưởng hoài cựu cảm thấy mất mát làm sao! Dù sao Khổng Tử cũng là một nhà hiền triết cổ đại có đức độ và sức ảnh hưởng vượt ra khỏi biên cương văn hóa Trung Quốc tạo nên thế đứng trang trọng trong văn hiến các nước như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

Thế mà trong thời đại mở cửa, các doanh nghiệp Trung Quốc đã “không tha cho lão” đã kinh doanh tên tuổi cổ thánh tiên hiền để thành tên đồ uống như bia tam Khổng, dầu thơm Khổng phủ mang tính tiếp thị khách hàng.

Chưa hết, bây giờ Trung Quốc lại có ý định điều chỉnh Nho giáo, phục hồi kết hợp một số đặc điểm mang tính phục tùng nề nếp để qua đó khống chế khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Chính Khổng Tử lại bị nhà cầm quyền Hoa Lục cho dùng làm vỏ bọc để đối đầu với các giá trị phổ quát của thế giới đâm ra hình ảnh hoài cựu này trở nên một thứ “Đông Á bệnh phu” kiểu mới, hình ảnh một ông già Tàu thô lậu chậm chạp rề rề trước những khát vọng trào lưu của nhân dân Trung Quốc.

Hương Thơm Khổng Giáo

Thực sự, trong quá khứ sức ảnh hưởng của Khổng Giáo cũng chỉ đến với những nước Đông Á mà thuật ngữ đã đặt tên là khối “Hán Ngữ Văn Hóa Quyển” tức là vùng văn hóa Đông Á lấy những màu sắc như Nho giáo, Hán học, ăn đũa làm nét tương đồng. Nước Việt Nam về mặt văn hóa đứng trong khối Đông Á nhưng về địa lý thì nghiêng về Đông Nam Á do đó Khổng Giáo ở Việt Nam có sự pha trộn mang tính tùy tiện kiểu uống nước cuối sông chứ không chắc gì là nghiêm cẩn đạo mạo như kiểu Triều Tiên và Nhật Bản.

Nếu đem so sánh tính cách con người giữa hai dân tộc Nhật Bản và Việt Nam mọi người sẽ thấy ngay sự sai biệt rất lớn trong lễ nghĩa phép tắc của Khổng Giáo. Đúng là hai phiên bản như kiểu truyện Kiều đã qua phóng tác, như nhạc giao hưởng đã đặt thêm lời. Nghiệm ra Khổng Giáo hay là Nho Giáo gì gì đấy không phải là một thứ gì cao siêu chuẩn mực như nhất.

Có nhiều trí thức học giả Việt Nam cũng tỏ ra vẻ trầm tư khi thấy nét khác biệt giữa Nho Giáo của Việt Nam và Trung Quốc rồi cho rằng đó là một đặc điểm “Việt hoá” đâm ra tự hào về nét pha trộn này mà cho là Việt hóa Nho giáo, xưng là Việt Nho. Ở một góc cạnh cao hơn mà nhận xét, Khổng Giáo chính là một vỏ bọc màu mè chứ ruột gan bên trong ai rút kiểu nào cũng không hề hấn gì về mặt danh nghĩa và nội dung. Khổng Giáo chính là một xác chết bị rút ruột từ lâu đời, ai có chút quyền uy cậy thế đều cũng có thể hà hơi vào đấy là có thể tự tạo cho mình một trạng thái bá quyền văn hóa.

Thật vậy, các thuyết Trung Dung, Luận Ngữ; Đại Học Chi Đạo… Bất Diệc Lạc Hồ này nọ, nghe cứ là thâm trầm, sâu lắng, hút hồn, quyến rũ lòng ai.. Các giới nhân văn danh sĩ tri thức nếu bình tĩnh đọc lại một lúc rồi cũng sẽ nhận ra rằng các học đạo này chỉ hay ho hấp dẫn được mấy trang đầu do đặc tính ngữ văn Hán ngữ mà thôi. Lật sâu vào trong thì có nhiều lý luận rất nực cười, dở hơi mang tính cổ tục hũ hóa tâm hồn chứ chẳng thấy lý luận nào tới bến bờ như triết Tây Phương. Điều này là thật đấy.

Ngay cả Đạo Đức Kinh của Lão Tử được xem là một cuốn Kinh Thư, rất có chất thơ, mơ hồ bàng bạc, xuất thế giáng trần nhưng hình như toàn bộ những hay ho tinh tuý nó nằm hết trong mấy câu đầu… “Đạo khả đạo phi thường đạo ….”. Vô tới sâu vài trang sau là mất hết định hướng triết học bao quát mà nói sang kỹ thuật phải cúng tế trời đất thổ thần phẩm vật chuẩn bị ra làm sao, hiểu chết liền (@Vũ Quý Hạo Nhiên – báo Người Việt).

Do đó, nói tư tưởng học thuyết trong mấy sách cổ đại Trung Quốc nó cứ mông lung như những cánh chim bay vô định dưới trăng khuya (nguyệt điểu mông lung). Nó cứ là bàng bạc trong một bối cảnh nào đó tạo thành tâm lý ảo tưởng cho người đọc thấy rằng ta đây chiêm nghiệm sự uyên thâm bát ngát.

Gần đây, có một số độc giả Việt Nam như Nguyễn Thị Hường trên facebook đã nhận ra đặc tính trời ơi trong Khổng Giáo và có lẽ là trong các kinh thư triết học cổ đại Trung Quốc. Nhưng những người như “Nguyễn Thị” chưa có điều kiện chín muồi để hô to lên rằng chẳng qua đó là một thứ “trạng lột” đánh lừa tâm lý triết học để bắt thiên hạ phục tùng nền bạo chính. (Mềnh hiểu rõ ý cô Nguyễn Thị Hường qua một cái còm trên facebook cho nên viết bài này coi như là biểu lộ sự đồng tình)

Chính Sách Cộng Khổng phối hợp

Hiện nay, ở Trung Quốc có hai nhà Tân Khổng Giáo là Khổng Khánh Đông (người vừa chửi dân Hồng Kông là chó) và giáo sư Vu Đan, được mệnh danh là Nữ Khổng Tử cố gắng làm sao để đưa Luận Ngữ, Trang Tử… trở thành văn hóa quần chúng. Sách bán chạy, show truyền hình có nhiều người coi bởi vì sự hiếu kỳ của quần chúng đang đói khát về phương diện tâm linh tinh thần. Nhiều người cũng tìm đến Khổng Mạnh Lão Trang trong một trạng thái sương khói kiểu Trung Quốc hồn làm khung văn hóa.

Trung Quốc vốn là quê hương của Khổng Giáo, trật tự, văn hiến, lễ nghĩa lắm lắm! nhưng các triều đại được dựng lên trong 1000 năm trở lại đây đều là do nông phu cái bang thô bạo dã man cướp giết mà thành. 2000 năm trước, nhà Hán dùng Khổng giáo để thiên mệnh hóa triều đại. Chu Nguyên Chương khởi tổ nhà Minh vốn xuất thân ăn mày cái bang, thế mà khi định được thiên hạ đem Khổng Giáo về xài tạo nên một định chế nghiêm ngặt ngất trời. Rồi nhà Thanh là dân du mục ở ngoài Vạn Lý Trường Thành cai trị Trung Quốc cũng dùng ngay Khổng Giáo để trị dân Trung Quốc cho dễ. Rõ ràng, hệ tư tưởng này thích hợp với đường lối trị dân như kiểu chăn dê thả lợn do đó thường được bạo quyền dùng làm công cụ chăn dân.

Sự du nhập Khổng Giáo vào Việt Nam cũng là do các triều đại phong kiến đưa vào làm nền tảng cai trị chứ kể từ khi nước ta thoát li ra khỏi bản đồ Trung Quốc. Đây là sự tự nguyện du nhập và để làm công cụ hành chánh.

Như đã nêu trên, Khổng giáo luôn luôn là công cụ của thế lực cầm quyền. Bình dân nhận lấy giáo luật này chính là tự mang xiềng vào cổ trong một trạng thái bị nô tính hóa chứ họ không bao giờ tự cảm nhận được hương vị sầu riêng, sầu thiên thu của nó.

Đảng cộng sản Trung Quốc gần đây mặc nhiên kế thừa các di sản Khổng Giáo, định lập hương án giữa Thiên An Môn để vọng niệm (nhưng âm mưu lộ liễu quá, cho nên sau đó âm thầm hạ xuống). Cấp nhà nước có đưa ra đề án, nghiên cứu bài bản để áp dụng trật tự đó cho vận mệnh thống trị của đảng cộng sản. Nhiều người có chút lãng mạn xem đây là một bước đồng hành của đảng cộng sản với truyền thống văn hóa, nhảy vào tâng bốc chính sách này coi như là phương hướng tư tưởng đặc sắc đậm đà.

Nhưng đây chính là thủ đoạn tinh vi dùng não trạng Khổng Giáo để làm tê liệt mọi nỗ lực thách thức và tinh thần kháng nghị của nhân dân chẳng khác gì các triều đại phong kiến thời xưa. Đề cao Khổng Giáo chính là bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. Phương pháp lý luận Cộng – Khổng được ứng dụng để khống chế nhân dân Trung Quốc. Khổng Giáo và Cộng Sản chính là hai tròng trên một cổ.

Không còn chối cãi gì nữa, các hạng học giả trí thức như nữ Khổng Tử Vu Đan hay là Khổng duệ F-73, Khổng Khánh Đông đang tiếp tay cho đảng cộng sản để “hài hòa hóa” xã hội Trung Quốc để nhân dân càng thêm phần bị “thuần dưỡng”.

Mao Trạch Đông với chủ trương “phê Khổng dương Tần” để phá vỡ trật tự xã hội cũ lập nên văn hóa cộng sản. Nhưng bây giờ cộng sản có chân có đế rồi thì lại quay lại ngay với Khổng Giáo để củng cố địa vị mang tính mệnh trời. Chiếc vòng văn hóa này cứ như một trình tự tuần hoàn.

Giá Trị Học Thuyết

Nhưng nếu Khổng giáo là một học thuyết có lý luận tinh vi và sắc sảo, “luận ngữ”, “trung dung”, “đại học chi đạo tại minh minh đức”… nghe cứ là uyên thâm đạo mạo thế mà lại làm sao cứ trở thành công cụ thô bỉ cho bọn cường quyền muôn đời sử dụng để trấn áp mọi tư duy ý thức khác biệt.

Nếu truy lỗi nhà Khổng tạo dựng nên chủ thuyết cho giai cấp thống trị thì quá đáng. Nhưng về mặt khách quan Khổng giáo không thể nào trút bỏ trách nhiệm về một chủ thuyết làm sao mà chỉ có lợi cho giai cấp thống trị. Tất cả chỉ là đề cao trật tự vai vế mang tính bá quyền văn hoá. Chưa nói đến nhiều trật tự của nhà Khổng đề ra mang tính hỗn loạn không minh bạch để người đời thích sao thì cứ diễn giải tùy tiện. Nhiều nhà “Khổng Học trung ương” từng bị chất vấn về mặt giải nghĩa kinh văn tuỳ tiện. Có lần nữ Khổng Tử Vu Đan giải thích khái niệm “Tiểu Nhân” là tương đương với “Tiểu Hài Tử” (kiểu như là baby, con cái bé bỏng trong nhà) làm trăm nhà phản đối quá chừng về sự thêu dệt ngôn ngữ.

Đứng ở đỉnh cao học thuật uyên bác, hiểu biết sâu sắc thế mà các học giả này cũng bị chỉ trích rồi cãi nhau tán loạn về chuyện “Luận Ngữ tâm đắc” mà lại giảng sai ý tự. Bên Tàu còn thế nữa là Việt Nam.

Nếu nói Khổng Giáo thực sự là một chủ thuyết giá trị đại diện cho văn minh phương Đông để đem só sánh với văn minh phương Tây thì chẳng khác nào đem lễ phép kiểu con nít học lớp một so với cái bắt tay lịch sự của người lớn.

Khổng Giáo ở Việt Nam

Việt Nam chưa có ban bệ lý luận Cộng – Khổng phối hợp như ở Trung Quốc nhưng chắc chắn trong một ngày rất gần hai đảng cộng sản sẽ trao đổi kinh nghiệm lý luận, cho ra đời một số lý thuyết gia cộng sản mang áo quần Nho gia, (kiểu khăn đóng ái dài cải biên) lên đàm đạo Cộng – Khổng tư tưởng. Dám lắm!. Trung Quốc đã cho ra đời được thế hệ Cộng – Khổng nhìn bề ngoài thì tỏ ra “Đông phương khí chất” nhưng bên trong chính là một âm mưu thách thức kiểu “Đông phong áp đảo Tây phong” tạo nên những nhận thức lệch lạc về giá trị phổ quát trên thế giới hiện nay.

Nhiều người cho rằng một số nước Á Đông khác có môi trường văn hóa Khổng Giáo vẫn tiến bộ như thường. Không đúng. Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn là xã hội thoát Nho thoát Khổng từ thượng tầng. Văn hoá của những nước này lấy cơ cấu chính trị và tiêu chuẩn nhân văn của Tây phương áp dụng từ cơ sở hiến pháp. Khổng Tử đã chết để nhân dân các nước này được sống. Các nhà khai sáng các nền “dân quốc” của Trung Hoa (Đài Loan) và Đại Hàn đều ảnh hưởng tinh thần nhân văn của Âu Mỹ mà điều chỉnh theo đặc tính dân tộc, kể cả Nhật Bản.

Nếu Trung Quốc có mệnh hệ lịch sử như Âu Châu để các nước nhỏ tự quyết định vận mệnh và cạnh tranh sinh tồn thì lịch sử thế giới đi theo một hướng khác. Trung Quốc có thế cục lớn nhưng xét cho cùng đó là tập hợp bởi những quốc gia thất bại không vươn mình thoát khỏi gông xiềng của nền chính trị kiểu trung ương tập quyền mà Khổng gia có phần đóng góp thiết lập từ thời cổ đại.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam bị Âu hóa một cách trực tiếp, Khổng Nho coi như đã bị phế bỏ một cách có hệ thống. Do đó nói Việt Nam có tín đồ Khổng Giáo thực sự hay không, đố ai còn biết được. Cộng sản lên ngôi rồi, lúc đầu tưởng là có thái độ dứt khoát hơn với những thứ sương khói mơ hồ nhưng lúc sau lại lôi kéo vào nhân dân Việt Nam cái lồng Khổng Giáo này một cách lạc hậu mê muội hơn thời thực dân phong kiến.

Trung Quốc đang dùng Khổng Giáo để tái hiện âm mưu phô trương văn hóa mềm đối với các nước xa xôi. Ở vị trí đặc thù Việt Nam có văn hóa Nho gia từ thời cổ đại, việc đưa viện “tân” Khổng Giáo sang chính là một sự xâm lăng thô bạo về mặt tư tưởng chẳng khác gì chuyện Mã Viện đúc lại trụ đồng. Nhân dân Việt Nam ngoài việc cho Khổng Giáo lụi tàn còn không quên khi nào đi ngang qua cái viện Khổng Giáo Trung Quốc mới dựng thì hãy nhớ ném vào đó vài cục ngói gạch đất đá như là hành động tự cứu thoát khỏi gông xiềng, thoát ly Cộng – Khổng.

Facebook Trần Đông Đức

134 Phản hồi cho “Hãy để Khổng Giáo lụi tàn”

  1. nguyen ky lưu says:

    Dứt tình em ta lê gót đến cưã thiền
    Bình thiên hạ lại mình ta Xông trận.

    Vốn sinh ra ta sợ cãnh tranh hùng
    Nay vuốt tóc đứng chận đầu cuộc chiến

    Kỳ Lưu mời mọi người vào mục vọng cỗ xin hõi anh là ai đễ cùng nhau dúp nước

    • NGÀN MÂY says:

      VỌNG CỔ HOÀI LANG

      Ai đời dạ cổ hoài lang
      Gặp kỳ lưu nữa lại càng khó nghe
      Giống như con cút gọi hè
      Giữa đem đông vắng càng nghe não nùng !

      MÂY NGÀN

  2. Nguyễn Kỳ lưu says:

    Tôi có một cầu xin ban quãn trị đừng xoá điạ chĩ tôi giới thiệu Vì oan sai tang tóc cuã thế gian chĩ nhờ vào 14o bài viết cuã tôi mà ngừng chiến tranh nhân dân Việt Nam nhờ vào đó mà dành lại toàn vẹn lãnh thỗ. Tôi không đũ sức đễ dãi bày lên công luận nưã. Tôi nhận lệnh Đức Chí Tôn đứng ra đồng nhất muôn giáo trên toàm thế giới. Muôn dân hãy vào
    đễ thấy rõ con đường ta kíu nhân độ thế.

    • MÂY NGÀN says:

      ĐIÊN

      Điên sao đến thế là cùng
      Không điên cũng thuộc loại khùng khác chi
      Cuộc đời sao đến nỗi ni
      Dân ngu đến thế khác chi chuyện đùa

      NGÀN KHƠI

  3. Nguyễn Kỳ lưu says:

    Bài viết này tôi gữi cho muôn hiền sĩ có tư cách làm người cao, chư muôn kẻ tài cao đọc vẹt hiễu xã hội loài người theo sách vỡ mà đi khen người này đi bác người kia thì. Đàn Vàng mà gãy tai trâu. Hỡi ôi thánh triết với loài tiễu nhân. Tâm có thiện mới thấy lời thánh triết. Viết không sai vạn kỹ chớ coi thường.Muốn thấu hiệu được phép đức trị cuã Thầy Đức Khỗng Tữ mọi người cần phãi hiễu . Anh có tài trí khôn ngoan chĩ mới biết lo cho bãn thân, có thêm lòng nhân nghiã lớn đễ biết sống và yêu thương người bên cạnh,như Đức Giê Su khuyên, có đức là có chân lý mới có lý luận phãi thời loạn người có đức mới đứng lên trỡ thành những lãnh tụ quy tụ được muôn dân mà đọi lại công lý.mà thời bình những người có đức mới xứng đáng đứng lên cầm cán cân công lý cho muôndân. Tôi cho các vị biết sự thật về đức không phãi như Hồ Chí Minh nói không có đức là người vô dụng nên muôn dân ai cũng lầm tưỡng ta là người có đức đâu loài động vật bậc cao à. Nhân bất học bất truy lý. Một đại hiền nhân có lương tâm rất nhiều đũ đễ dùng chính tâm ngăn dử lòng tham trong mình đễ lòng tham không nãy sinh ra ý ác mà không biết trau dồi bãn lĩnh Chính Trị thì vẫn không có đức tức là bất truy lý. Anh có đức ư anh truy tìm chân lý được ư đĩnh cao cuã người có đức là đại hiếu vậy thì đại hiếu là ỡ đâu, là ỡ chỗ anh có đức cao thì deo đức viết nên triết lý. TA CÓ MẤY LỜI KẺO MUÔN CHÁU CON HỒ ĐỒ MÀ PHẠM TÔỊ, Muốn hiễu biết thêm hãy ghi thư theo Emi tôi chĩ giáo. Kỳ Lưu

    • NGÀN MÂY says:

      XỔ NHO

      Mít Nho lại muốn xổ Nho
      Mít anh Mác xít xổ trò Mác Lê
      Ôi đời sao lắm chỗ chê
      Vải thưa mắt thánh mọi bề ngây ngô

      NON NGÀN

  4. Từ Du says:

    Theo tôi thì không nên nói là “Khổng giáo”, mà phải nói là triết lý Khổng Mạnh, vì Khổng giáo với triết lý Khổng Mạnh khác hẳn nhau, một là tổi chức, một là học thuyết. Đành rằng có một số triết lý hiện nay đã lạc hậu, nhưng đa số vẫn bất hủ. Chẳng hạn “tam tòng tứ đức”, chúng ta có thể loại bỏ “tam tòng” mà giữ lại “tứ đức”. “Tam cương ngũ thường” thì loại bỏ “tam cương, giữ lại “ngũ thường”.
    Tôi xin nêu ra vài ví dụ như “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (những gì mình không thích, đừng làm đối với người khác). “Viễn thủy nan cứu cận hỏa, viễn thân bất như cận lân”. “Lộ dao tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm”. “Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu nhân tầm”… chắc chắn đó là những triết lý sống có giá trị muôn đời. Tóm lại, chúng ta chỉ nên loại bỏ những gì phong kiến, lạc hậu; giữ lại những gì tốt đẹp để làm phương châm sống, vậy xã hội hẳn rất lành mạnh. Những ai có ý nghĩ bài xích triết lý Khổng Mạnh là hoàn toàn sai lầm. Không biết Nguyễn Nghĩa dựa vào tư liệu nào mà nói “Khổng Tử là người không có nhân đức, đã hèn hạ ra lệnh giết người thày giỏi hơn mình, sau khi khi được làm thừa tướng”. Thử hỏi, nếu Không Tử thật sự là người như vậy, tại sao lại được tôn làm “Vạn thế sư biểu”?

    • THƯỢNG NGÀN says:

      TỪ DU

      Từ Du nói cũng dễ nghe
      Thế gian miệng có bị che bao giờ
      Đừng vu Khổng tử chuyện đời
      Đừng phê Khổng tử kiểu người ma lanh
      Phải nên dốc chí học hành
      Cả đời hiểu Khổng mới danh anh tài !

      MÂY NGÀN

    • quandannambo says:

      trường đồ tri mả lực
      sự cửu kiến nhân tâm

  5. naytabao says:

    Trải qua thăng trầm lịch sử hơn 2 ngàn năm; chịu đựng sự tấn công điên rồ của bọn trí thức “hủ Tây” nửa mùa đầy mặc cảm tự ti thời cuối thế kỷ 18 đầu TK 19, bị lăng nhục và tàn phá suốt thời kỳ cách mạng văn hoá… thế mà Đạo Khổng vẫn tồn tại và phát triển, thì đủ thấy được sức mạnh tiềm tàng âm ỷ của triết thuyết phương Đông này…

    Đạo Khổng sẽ không lụi tàn.

    Có thể những thứ nhảm nhí mà các học giả Đạo Khổng đời sau gán vào sẽ dần dần bị loại bỏ, hoặc thêm vào, nhưng cái cốt lõi tinh tuý nhất của Đạo Khổng thì sẽ sống mãi, sẽ hoà vào dòng chảy Minh Triết của Nhân Loại.

    Đừng phê phán Đạo Khổng một cách bừa bãi vì những định kiến hẹp hòi, vì cái phức cảm tự ti của người phương Đông trước sức mạnh khoa học-kỹ thuật của phương Tây, hay vì cái tâm thức tự ti của người Việt nhỏ bé trước một Trung Hoa vĩ đại…

    Mở lòng ra mà đọc thì sẽ thấy Đạo Khổng, Đạo Phật, Đạo Lão, cũng sâu sắc và minh triết không kém gì triết học cổ điển và tôn giáo phương Tây… thậm chí còn sâu hơn nhiều khi Khổng Tử dựa trên trực quan sâu sắc về bản tính tự nhiên của con người mà lấy NHÂN làm trọng tâm cho học thuyết của mình, điều mà phương Tây cho mãi đến thời kỳ Khai Sáng mới ngộ ra.

    • ĐẠI NGÀN says:

      LỤI TÀN HAY KHÔNG LỤI TÀN

      Nực cười những kẻ lang bang
      Cho rằng Khổng giáo lụi tàn sớm thôi
      Đúng là giọng điệu hổ người
      Áp toàn điều xấu cho người anh minh
      Làm gì biết chí danh nhân
      Vì đời đâu phải chỉ riêng vì mình
      Mới là trái kiểu linh tinh
      Vì mình nói kiểu ma lanh vì đời
      Có đâu biết Khổng tùy thời
      Có đâu biết Khổng chỉ vì đức nhân
      Hiểu chi Khổng tử chính danh
      Hiểu chi Khổng tử anh minh ở đời
      Cho nên chính trị vạn thời
      Không gì ý nghĩa hơn ngoài chính danh
      Kiểu mà xạo xự loanh quanh
      Tiểu nhân thì có chính danh nỗi gì
      Thói đời luôn vẫn thị phi
      Coi thường Khổng, Lão có gì hay ho
      Hiểu sai cả Phật ra trò
      Tự cho hiểu đúng không ngoài Mác Lê
      Giống như gã nghiện toàn phê
      Tới khi hành động ê chề thế gian
      Nên thôi chớ có nói càn
      Lui hay không lụi mơ màng mà chi

      NON NGÀN
      (11/9/12)

  6. Ngũyễn Kỳ Lưu says:

    Muốn đưa Việt Nam lên tầm cao mới thì phãi theo Không Phu Tữ thôi các bạn à. Ta sẽ dùng Khỗng Phu Tữ lật đỗ nhà cầm quyền Trung Quấc dành lại Hóang Sa cho Việt Nam.
    Nguyễn Kỳ Lưu Cẫm Bình Cẫm Xuyên Hà Tĩnh.
    Mục có 14n bài viết tôi vẽ đường chĩ lối kíu nước dúp dân, ngăn cãn chiến tranh, mời mọi người cùng vào nghiên kíu. Ai có tài xin hãy theo thánh chĩ đễ lập công dúp đời.

  7. Phong Uyên says:

    Khổng giáo đã bị “đào tận gốc bốc tận rễ” cách đây 2200 năm rồi, khi Tần Thủy Hoàng (221-207 TCN) ra lệnh đốt hết kinh sách của Khổng Tử, chôn sống cả trăm ngàn người theo học Khổng giáo trong thời gian 25 năm trị vì. Những Tứ thư Ngũ kinh gọi là của Khổng Tử – Mạnh Tử được Hán Vũ Đế (147-87) cho in lại gần 1OO năm sau chỉ là những bịa đặt được gắn tên Khổng Mạnh để bắt mọi người phải học nó như một tư tưởng duy nhất, một đạo lý duy nhất với một mục đích duy nhất là, phục vụ bá quyền Đại Hán và các triều đại kế tiếp từ 2000 năm cho đến nay. Hán Vũ đế là một ông vua còn tàn ác hơn Tần Thủy Hoàng gấp bội : giết hàng tướng địch (Lí Lăng), thiến sủ quan Tư Mã Thiên vì xin tha cho Lí Lăng, mang quân đi chinh phục Trung Á, Mông Cổ, Tân Cương, Cao Ly, toàn vùng Bắc Việt Nam, lại rất tham nhũng mua quan bán tước cho chuộc tội bằng tiền…
    Không có cái gì vô nhân, vô luân, bằng cái đạo Khổng của nhà Hán : Vua ra lệnh bề tôi phải chết thì bề tôi phải chết “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung”, Cái tam tòng tứ hiếu là cha có quyền giết con, mẹ khi còn con gái thì phải phục tòng cha, khi đi lấy chồng thì phải phục tòng chồng, khi chồng chết thì phải phục tòng con trai. Loạn luân được đề cao, được tiểu thuyết hóa : anh em cô cậu ruột được quyền lấy nhau vì khác họ…
    Không thể nói Cao Ly, Nhật Bản theo cái đạo Khổng của Tàu này : Người Cao Ly chỉ theo nho học và Nhật Bản, mới đầu tiếp nhận văn hóa Khổng giáo Trung Hoa qua người Cao Ly, sau tự cử người qua Tràng An, kinh đô nhà Đường học những cái hay của triết học trong Kinh Dịch chứ tuyệt nhiên không khinh võ trọng văn, không ngu xuẩn tuyển nhân tài qua các kỳ thi sát hạch “Tứ thư Ngũ kinh” dởm như ở bên Tàu và tinh thần thượng võ được đề cao.
    Cái cần phải được hiểu là chữ “Trung” của Khổng giáo Nguyên thủy chỉ có nghĩa triết học là “Trung hòa”, “Trung dung”, nghĩa là chính giữa chứ không có nghĩa là trung thành theo nghĩa trung thành với vua (nay với Đảng), vua bảo chết, đảng bảo chết, thì phải chết. Người võ sĩ đạo Nhật Bản khi thua tự sát là vì danh dự, vì khí tiết, chứ không phải vì trung với lãnh chúa.
    Cũng cần nên nói Staline, 2 ngàn năm sau Hán Vũ Đế, tạo ra cái gọi là chủ nghĩa Mác -Lênin, cũng chỉ vì có ý tưởng gian manh như Hán Vũ đế, lấy tên Marx đã chết từ tám ngoãnh và Lenine, chết.1 năm trước (có lẽ là bị Staline thủ tiêu), ghép vào với nhau đặt cho cái chủ nghĩa của mình mà ĐCSVN cho tới bây giờ vẫn hãnh diện, khư khư giữ trong Hiến Pháp. Trong cái chủ nghĩa này chả có chi là của Marx và của Lénine cả.
    ĐCSTQ đã vứt cái chủ nghĩa này từ lâu và nay muốn lại đem cái tên Khổng Tử ra để tô thắm cái chủ nghĩa của mình với tên là “Hài hòa Xã hội chủ nghĩa”. ĐCSVN vì ngu xuẩn hay vì chịu áp lực của Tàu, thay cái Mác- Lê Nin bằng cái chủ nghĩa Khỗng – Cộng mới này thì thật là đại họa.

    • NON NGÀN says:

      ĐÁNG TRỌNG VÀ KHÔNG ĐÁNG TRỌNG

      Nho giáo tinh chất và tầm cao luôn luôn đáng trọng. Nho giáo ngụy tạo hay ngụy Nho giáo chỉ là thứ đáng khinh. Kẻ trí thức và tinh hoa thật sự luôn luôn hiểu Nho giáo trong tầm cao và tinh chất, họ không bao giờ tầm thường hóa Nho giáo. Trái lại kẻ xoàng xỉnh, tầm thường, chỉ hiểu Nho giáo theo kiểu bình dân, thấp kém. Từ lâu nay tư tưởng phong kiến Tống nho hay ngụy Khổng Mạnh chân chính đã bị hiểu lầm như là tư tưởng Khổng Mạnh. Đó là thứ tầm thường hóa, hạ cấp hóa một lý thuyết tinh hoa và cao cả. Thế thì nếu mác xít Trung Quốc ngày nay có lợi dụng Nho giáo để củng cố học thuyết Mác như là một học thuyết phản nhân văn và phản xã hội chân chính, đó chẳng qua kiểu kết hợp sự tầm thường hóa học thuyết Khổng Mạnh phục vụ cho ý đồ phong kiến hóa học thuyết Mác xít vốn tự nó là học thuyết phản dân chủ và độc đoán chỉ vì quyền lợi của tập đoàn cầm quyền và chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi thiển cận mà thôi.

      NGÀN KHƠI
      (19/02/12)

      • Dao Cong Khai says:

        Văn hoá nào nó cũng có cái tốt và cái xấu, tốt thì mình giữ còn xấu thì liệng nó vô sọt rác. Nho Giáo hay Khổng Giáo không còn thích hợp với thời đại chúng ta nữa. Hôm nay chúng ta có thể sống theo những lý thuyết nhân quyền và bình đẳng của Tây Phương, mấy cái này chắc chắn là của Tây Phương chứ không được sáng chế bên Tàu hay bên ta mà nó chỉ được nhập cảng vào Á Châu và VN thôi. Nhưng tôi chắc chắn rằng người ta phải dựa vào đó để xây dựng luật pháp và hình thành cấu trúc xã hội cũng như gia đình và mọi sinh hoạt khác.

        You cho rằng Nho Giáo thâm sâu và nhân bản, vậy you có sống và thực hành cái triết lý đó không? Đối với nho giáo, một người chiến đấu để bảo vệ một thành lũy hay một đất nước thì họ phải sống chết với đất nước hoặc thành lũy đó. Tướng Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… đã thi hành đúng như vậy. Còn với you, you có làm như thế không? Có thể ngày xưa you không phải là chiến sĩ, nhưng nếu là dân thì một người dân yêu nước là phải gắn bó và sống chết với đất nước của mình. Hiện nay you đang ở đâu? nếu ở VN thì tôi xin rút lại câu hỏi, you có yêu nước không? Tôi khi quyết định rời bỏ VN, có nghĩa là tôi đã chấm dứt niềm tin vào vùng đất đó, nói nôm na là theo tinh thần nho giáo thì tôi không yêu nước; vì tôi không muốn gắn bó với vùng đất đó nữa.

        You có hài lòng việc em gái hay con gái của you, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu và phu tử tòng tử” không? “Nho giáo thâm sâu và nhân bản” nhưng thực sự you có muốn sống với Nho Giáo không? Ngày nay không còn quốc gia nào có thể áp dụng thuần tuý Nho Giáo để cai trị hay xử dụng như những luật lệ, hệ thống xã hội nho giao’ như ngày xưa được nữa. Nó đã bị đào thải từ lâu rồi, trái lại người ta phải dùng quan niệm cấu trúc và hệ thống xã hội theo kiểu Tây Phương, có thủ tướng, có quốc hội,… hoặc có bí thư, có uỷ ban nhân dân… Nhưng người ta chỉ còn giữ lại một số ảnh hưởng, triết lý của nho giáo; và có những cái tốt nhưng cũng có nhiều cái xấu vẫn còn được giữ lại. Trái lại có nhiều nước trên thế giới họ chẳng cần ảnh hưởng hay du nhập chút gì về văn hoá Nho Giáo cả nhưng đó lại là những quốc gia mà người dân ở đó sống hạnh phúc, tự do và an toàn nhất; dân Bắc Âu họ đâu cần Nho Giáo, nhưng đất nước của họ dân chủ, tự do và hạnh phúc nhất.

        Lịch sử thế giới đã chứng minh cuộc cách mạng chống phong kiến của nhân loại, bùng nổ từ thế kỷ 18 và nó đã chấm dứt vào đầu thế kỷ 20. Ngày nay không nước nào có thể dùng Nho Giáo để làm nền tảng xây dựng xã hội nữa. Bên Tàu họ ca tụng Khổng Tử trở lại là để đạt mục đích chính trị, thứ nhất là họ muốn Trung Cộng quay trở lại con đường BÌNH THIÊN HẠ thời Đại Hán ngày xưa, thứ 2 là để ru ngủ người Tàu trở lại nguồn gốc phong kiến và nô lệ cho những kẻ cai trị cùng chủng tộc mình như xưa, hầu ngăn chặn những phong trào dân chủ đang manh nha và sẽ vô cùng mãnh liệt; có khả năng mang Trung Quốc quay trở lại thời Thái Bình Thiên Quốc và Nghĩa Hoà Đoàn sau thời Từ Hy Thái Hậu. Chỉ có nho giáo mới là phương thuốc can? tro*? tư tưởng dân chủ bên Tàu mà thôi. Thế nhưng tiếc thay, thời đại văn minh internet này thì không có một bức màn phong kiến nào có đủ khả năng ngăn cản người dân có thể hiểu biết sự thật, nhất là sự thật họ bị nô lệ cho những kẻ cùng chủng tộc với họ dưới cái gốc đa Nho Giáo đầu làng thuở xưa.

      • Trần Văn Tuân says:

        Quá chí lý! Non Ngàn nói rất hay! Chỉ vài câu khái quát mà bạn đã phân biệt rõ Nho giáo và Ngụy nho giáo. Tôi chỉ xin nói thêm: ngay cả Nho giáo chính thống thì cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với hiện tại nhưng giá trị cốt lõi của nó thì mãi sống cùng năm tháng!
        Quang điểm và nhậnthức có thể khác nhau, không nên quy kết! Nhưng đã là người Việt thì dù ở trong hay ngoài nước, hãy chung tay cho một đất nước cường thịnh, bác ái để không ai phải rời bỏ đất nước trong sự giận dỗi và luyến tiếc như học giả tâm huyết Dao Cong Khai nữa!
        Tôi xin ngừng mọi tranh luận tại đây!
        Kính chào!

      • VÕ HƯNG THANH says:

        SÂU VÀ CẠN, CAO VÀ THẤP

        Cái sâu của Nho giáo là triết lý nhân sinh. Đó là triết lý về con người, về lòng nhân, triết học nhân bản. Đó cũng gọi được là cái thể của Nho giáo. Cái cạn của Nho giáo là luân lý đạo đức áp dụng cho thời đại xa xưa, phong kiến của Trung Hoa. Thời nào thì nếp sống ấy, lẽ đó là tự nhiên, khách quan, không thể đem quan điểm hiện đại ngày nay mà phê phán hay bài xích điều đó được. Đó cũng có thể coi là cái dụng của Nho giáo. Chính cái thể mới là cái quyết định ý nghĩa và giá trị bao quát, vĩnh cửu nhất. Trong khi đó cái dụng, phải tùy lúc, tùy thời, không nô lệ, máy móc, không cứng nhắc.
        Cũng từ đó mà nói qua cái cao và cái thấp. Cái cao là những người có nghiên cứu, có hiểu biết, có trình độ nhận thức cao, hiểu Nho giáo là hiểu theo cái thể của đạo Nho. Trong khi đó những người không nghiên cứu, những người kém hiểu biết, những người bình dân nói chung, phần nhiều chỉ hiểu Nho giáo qua cái dụng của luân lý, đạo đức trong đạo Nho. Chính Tống Nho là kiểu áp dụng nghiên về cái dụng, chỉ nhấn mạnh cái dụng của đạo Nho là chính. Tống Nho nêu cao tam cương, ngũ thường theo kiểu máy móc, nghèo nàn, nô dịch, đó là cái tà ý, cái mị tạo của Tống Nho, không phải ý nghĩa thuyết chính danh của Khổng tử. Bởi thế những người kém nhận thức, kém ý thức, chỉ vin vào Tống Nho để coi thường Nho giáo, đả kích Khổng tử, đó là việc làm hời hợt, nông cạn, thiếu công tâm và không công bằng, không chính đáng.
        Mao Trạch Đông là người CS. Ý nghĩa của Mao là duy vật, vô thần, dùng chuyên chính để trị người. Đó không phải chiều cao của văn hóa, của lòng nhân, của quan điểm xã hội thật sự mở rộng như đạo Nho, như Khổng tử. Bởi thế, có lần vì lợi ích riêng của mình, của bè nhóm mình, của ý nghĩa cuồng tín, phi nhân bản của mình, Mao đã tiến hành hẳn một chiến dịch đại quy mô trên toàn lãnh thổ TQ gọi là “Hạ bệ Khổng tử”. Điều đó cho thấy tư tưởng Mao Trạch Đông hoàn toàn ngược lại, như nước và lửa đối với tư tưởng Khổng tử. Đó là cái chất, cái tính cách, cái giá trị của Mao Trạch Đông hoàn toàn chống lại, khác với những điều đó nơi Khổng tử. Khổng tử không những là nhà chính trị theo thuyết chính danh, nhà luân lý đạo đưc, nhà giáo dục, mà quan trọng nhất ông ta còn chính là nhà tư tưởng, nhà triết học thật sự. Trong khi đó họ Mao chỉ là anh chính trị theo thời cuộc, người áp dụng học thuyết Mác, người cán bộ kiểu CS, người đưa ra lý thuyết chính trị kiểu công cụ, kiểu ma đầu, không phải mang tính nêu cao chính danh, không phải nhà chính trị kiểu nhân văn, nhân bản đúng nghĩa. Mao chỉ là người ứng dụng, áp dụng học thuyết Mác cho sự nghiệp tranh bá đồ vương cá nhân của mình. Mao hoàn toàn không đủ nhân cách như một nhà tư duy độc lập, chưa nói Mao hoàn toàn không thuộc hạng nhà tư tưởng, nhà triết học đúng nghĩa phổ quát của nhân loại theo kiểu Khổng tử.
        Bởi vậy cũng có thể kết luận, ý nghĩa của TQ ngày nay muốn phục hồi giá trị Khổng tử, bởi vì họ nhận ra cái sai, cái tai hại của cái gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông, tức là chính trị kiểu hà khắc, cuồng điên, phản nhân văn của họ Mao từng đem lại cho đến nay đối với TQ. Nhưng như thế không phải họ muốn thật sự thoát ly Mao để trở lại với Khổng giáo. Đó chẳng qua là thủ đoạn chữa cháy, một kiểu ma đầu nhất định để cứu vãn tư tưởng Mao Trạch Đông, cứu vãn mọi khía cạnh của chủ nghĩa Mác đã đang thực thi ở TQ từ lâu nay mà không là gì khác. Bất kỳ quan điểm phi chính danh nào không bao giờ lại đích thực là quan điểm chính danh. Cái quan trọng nhất trong học thuyết Khổng tử là nguyên tắc chính danh. Trong khi cái quan trong nhẩt trong tư tưởng Mác, tư tưởng Mao không bao giờ là nguyên tắc chính danh mà chỉ là ý nghĩa thủ đoạn, tức mục đích biện minh cho phương tiện, và mục đích đó lại là mục đích ảo nhân văn, mục đích ảo văn hóa, mục đích ảo nhân loại, mục đích ảo khoa học, mục đích ảo nhân bản. Thế thì cái ảo luôn luôn ngược lại cái thật, phản lại cái thật. Do đó phong trào phục hồi Khổng tử ở TQ ngày nay thực chất cũng chỉ là cái ảo. Đó chỉ là trò ma lanh vì không chính danh, không nhằm phục vụ mục đích chính danh đích thực. Trong khi đó nói tới Khổng tử là nói tới thuyết chính danh. Bởi vì không có thuyết chính danh, thuyết Khổng tử cũng mất đi cái cốt lõi quan trọng và quyết định toàn điên, bao quát nhất của mình.

        ĐẠI NGÀN
        (11/9/12)

  8. thíchđủthứ says:

    Theo thiển ý thì không nên để cho học thuyết Khổng Tử lụi tàn như người viết bài chủ,mà phải chấn hưng NÓ. Cố nhiên thời đại càng ngày càng văn minh tiến bộ thi cái học thuyết đó có vẻ lạc hậu,phong kiến,nhưng không phải vì thế mà hoàn toàn không có cái ĐÚNG,cái CHÂNLÝ hay Đạo Lý làm ngưòi chính nhân cần phải nên giử lại,nên đổi mới ,nên phát huy. Tổ Quốc ,Gia đình,Danh dự.Lể nghỉaliêm trí tín và nhiều thứ khác vẩn còn tồn tại tới bây giờ trong thời đại này và vẩn áp dụng được,không lạc hâu chút nào. Nó là đạo làm người ,là trách nhiệm của người dân đối với bản thân,giađình ,xả hôi và trên hết là tổ quốc.Nó là sỉphu,quân tử ,anh hùng. Cho nên cải tiến đạo của Khổng Tử cho hợp thời,đưa nhân cách người dân cao hơn đối với mình và tha nhân.biết và dám hi sinh…Một việc rất nhỏ mà một số thanh niên ở Pháp đả đang làm là về hôn nhân,tự giử mính trong trắng trước lể tân hôn chẳng hạn,hay biết hi sinh,không ich kỷ mà hòa đồng giúp đở mọi người chung quanh. Cho nên TC đang chấn hưng Không Tử vì sau bao năm sống trong đôc tài CS,tôn thờ chủ nghỉa cánhân,vàđể phát huy thú tính của con người nên các xả hội CS như chúng ta thấy TC và VN văn hoá suy đồi,đạo đức thiếu vắng ,tình người càng tê .Môt xả hội bon chen,mạnh được yếu thua không có kỷ cương gì hết…Do đó ,TC cung nghênh KT vào lại xhcstq vì con người TC ngày nay h62u như không còn coi trọng đạo đúc,dù là đạo đức CM.
    Tóm lại là nên phát triển Không Tửtheo chiều hướng chọn lựa,lọc ra nhửng tốt xấu hay hợp thời hay không hợp thời ,để chấn hưng đạo đức,liêm sỉ của Khỏng giáo.mà hầu như hơn nửa thế kỷ đả qua,dưới ách thống trị của CS ,đả biến mất,đả không còn dấu vết tồn tại tại TC (và VN)
    Học thuyết Khổng Tử còn gọi là Khổng Giáo hay Đạo Khổng. Đó là caí con đường,hay cái giáo dục đưa con người về với con người “chi sơ,tính bổn thiện “.
    Kết luận là nên chấn hưng Khổng giáo (đạo Khổng) qua nhửng cải cách tốt đẹp hợp với văn minh tiến bộ của loài người.Đạo của vi VanThếSưBiểu vẩn là con đường nên đi (chỉ cần dẹp nhửng chướng vật trên đường ).

    • MÂY NGÀN says:

      NGỤY VÀ THẬT

      Chính danh đích thực trên đời
      Ai ngoài Khổng tử vạn thời đều khen
      Chẳng bằng như chú Trạch Đông
      Ngụy danh mác xít để hòng lên ngôi
      Chém cha cái mớ sự đời
      Trong lòng ngụy tạo ra điều chính danh
      Đã từng hạ Khổng cho nhanh
      Xong rồi dựng Khổng loanh quanh trò hề
      Chẳng là cũng giống Mác Lê
      Đề cao cứu cánh mọi bề như không
      Dẫu cho phương tiện cuồng ngông
      Xấu xa cũng được thành công mới là
      Ôi thôi trong cõi người ta
      Ngàn năm chưa chắc đã là hay chi

      NGÀN KHƠI
      (11/9/12)

  9. Nham Thạch Quân says:

    Nguyễn Nghĩa – says: “Khi còn làm thầy giáo thường, số lượng học sinh của Khổng Tử kém số lượng học sinh của 1 thầy giáo khác cùng địa phương (…).Sau này, khi được làm Thừa tướng, Khổng Tử đã trả thù 1 cách hèn hạ vô đức : ra lệnh giết người thầy giỏi hơn mình kia…”
    Lần đầu tiên nghe chuyện này. Để chúng tôi được mở rộng tầm mắt, xin ông Nguyễn Nghĩa vui lòng cung cấp giùm danh tánh người “thầy giáo khác cùng địa phương” đã bị Khổng Tử ra lệnh giết. Cám ơn ông.

    • NGÀN KHƠI says:

      NGUYỄN NGHĨA

      Nguyễn Nghĩa vốn người hay
      Hẳn không nên nói bậy
      Xét người phải toàn diện
      Không thể trò thấu cáy
      Khổng tử là thánh nhân
      Làm sao có chuyện ấy
      Xét người phải chu toàn
      Đừng ngu si kiểu ấy
      Bởi văn tức là người
      Đọc Khổng tử sẽ thấy
      Khổng từng viết Xuân Thu
      Khiến đời sợ là vậy
      Vua mà bị Khổng phe
      Run lên như cầy sấy
      Bởi thiên thu đề lại
      Thiên hạ sẽ chán ngấy
      Nên chỉ có tà đạo
      Mới phê Khổng lối đấy

      THƯỢNG NGÀN
      (11/9/12)

  10. Tien Pham says:

    Trước khi ném đá Khổng giáo là nguyên nhân của độc tài, là 1 xương sườn cho các thể chế độc tài toàn trị ở Á Đông như VN, TQ, Bắc Hàn, hãy xét đến các sự thật (facts) sau đây:

    1. Tại sao Cuba, 1 nước kô có và kô bị nhiễm Khổng giáo, lại có 1 thể chế độc tài như VN và TQ?

    2. Tại sao Kampuchia thời Polpot, 1 nước kô có ảnh hưởng của Khổng giáo, lại có 1 thể chế độc tài, khát máu, độc ác như vậy?

    3. Tại sao Liên Xô, 1 nước kô có ảnh hưởng của Khổng giáo, lại có 1 thể chế độc tài, và vô cùng độc ác như dưới thời Stalin?

    4. Tại sao Đức Quốc Xã thời Hitler, 1 nước kô chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, lại là 1 quốc gia vô cùng kì thị và độc ác như vậy?

    5. Tại sao Nam Hàn, Đài Loan, và Nhật (bây giờ) là những xứ có ảnh hưởng của Khổng giáo, lại là những xứ có dân chủ?

    6. Nếu đả phá Khổng học, thì quý vị, nhất là mấy người già, mấy người ở thế hệ di cư (thứ 1?), có chịu được cảnh con cháu (thế hệ thứ 2, 3) kô cần phải cúi chào, khoanh tay, với các khách khứa tới chơi, tới thăm mình kô? Hay là cho đó là 1 việc bình thường do sự Âu-Mĩ hoá? Con cháu kô xử sự theo cung cách Á Đông thì bị cho là “mất dạy” kô? Vậy đả phá Khổng học có làm cho con người Á Đông “mất dạy” kô?

    Ở trên thế gian này, bất cứ cái gì cũng có giá (trade-offs) của nó. Biết xử dụng phần tích cực của nó mới là hành vi của bậc thức giả.

    • Minh Đức says:

      Các chế độ độc tài tại châu Âu cũng như chế độ độc tài của Tần Thủy Hoàng không phải phát xuất từ tư tưởng Nho Giáo mà từ tham vọng quyền lực của người cầm quyền. Người cầm quyền muốn bắt dân phải nghe lời, phục vụ cho mình để đánh các nước khác, bành trướng quyền lực của mình. Nho Giáo dạy đạo đức, tuy dạy dân phải nghe lời chính quyền nhưng cũng dạy chính quyền phải đối xử nhân đạo với dân. Nho Giáo cũng dạy người cầm quyền phải lo cho dân chứ không dùng dân làm công cụ phục vụ cho mình. Vì thế các nước còn ảnh hưởng Nho Giáo như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan chính quyền không quá tàn ác, dối trá với dân, mặc dù đối với dân vẫn nghiêm khắc so với các nước Tây phương. Nhưng người cầm quyền các nước này cũng phải tự sử xự nghiêm khắc với mình. Khi thấy mình làm sai thì họ xin lỗi dân hoặc từ chức. Nhật, Nam Hàn, Đài Loan đều là chế độ dân chủ mặc dù ảnh hưởng Nho Giáo mạnh. Đó là vì họ không bị một nhóm có tham vọng quyền lực quá đáng dùng bạo lực và dối trá bắt dân phải phục tùng mình.

Leave a Reply to Phong Uyên