WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cờ đỏ sao vàng không phải là biểu tượng của Tố quốc Việt Nam

Cột cờ Hà Nội, ảnh được minh hoạ trong bài trên Quê choa Blog

Vào thời điểm hiện nay bàn chuyện cờ quạt có lẽ quá sớm và chẳng đi đến đâu, nhất là tháng Tư lại về với những ký ức máu lửa và tủi hận, “có triệu người vui nhưng cũng có cả triệu người buồn”, như ông Võ Văn Kiệt lúc còn sống đã nói trong một cuộc phỏng vấn của Xuân Hồng, phóng viên BBC Việt ngữ.

Thế nhưng nhìn thấy cờ đỏ sao vàng cắm trên chiếc lều ở tạm, bên cạnh đống đổ nát của ngôi nhà gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đã bị chính quyền cho xe cơ giới ủi sập trước đó, và vẫn thấy nhiều – nếu không nói rất nhiều – người Việt trong nước nhìn nhận là cờ đỏ sao vàng là cờ của Tổ quốc Việt Nam, khiến tôi bứt rứt.

Gần đây tôi đọc bài “Những lá cờ” trên Blog Quê Choa của nhà văn trong nước Nguyễn Quang Lập. Bài viết mở đầu bằng câu “Treo cờ tổ quốc là cử chỉ thể hiện lòng yêu nước“, làm tôi khó chịu thật sự.

Tôi đã viết một comment (ý kiến) dưới bài nói trên nhưng không được chủ blog cho hiển thị. Do vậy, tôi đưa comment này lên trang Facebook của mình và gửi liên kết (tag) tới một số trang của những người cầm bút trong nước, cũng trên Facebook. Nội dung như sau:

Theo tôi, cờ đỏ sao vàng không phải là cờ của Tổ quốc Việt Nam (VN), của dân tộc Việt Nam, mặc dù tôi đã từng học tập, lớn lên dưới lá cờ này và nhiều lúc đã tự hào vì cha ông tôi đã chiến đấu dưới nó. Nhưng chính xác mà nói thì đó là cờ hiệu của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền.

 Nước Việt Nam có mấy ngàn năm lịch sử, trải qua bao nhiêu triều đại và chế độ với những lá cờ khác nhau. Cờ đỏ sao vàng có từ năm 1945, chỉ là biểu tượng của một nhà nước với ý thức hệ cộng sản, không đại diện cho cả chiều dài lịch sử của dân tộc.

 Rất nhiều quốc gia qua bao nhiêu biến động và thay đổi trong lịch sử vẫn chỉ giữ một lá cờ. Ví dụ, cờ hai màu trằng, đỏ của Ba Lan có từ mấy trăm năm nay, từ thời phong kiến, đến cộng hoà, sau Đệ nhị Thế, cả trong thời cộng sản và hậu cộng sản từ năm 1989. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga cũng đã bỏ lá cờ ý thức hệ cộng sản màu đỏ với búa liềm và ngôi sao, để thay thế bằng lá cờ có từ thời Sa Hoàng với ba màu trắng, xanh dương, đỏ.

 Sự nhầm lẫn giữa Tổ quốc, Đất nước, Dân tộc với hệ thống chính trị cầm quyền rất phổ biến trong suy nghĩ của người Việt trong nước.

 Tôi cho rằng comment của tôi là sự thật và được viết với thái độ chừng mực, như là một sự chia sẻ chuyển tới bạn đọc trong nước. Không hiểu vì sao anh Nguyễn Quang lập không cho hiển thị…”.

Không ngờ, comment trên đã gây ra một cuộc trao đổi sôi động trên trang Facebook của tôi.

Tôi nhấn mạnh thêm rằng, với chủ đề này tôi chỉ muốn bàn về khái niệm Tổ quốc mà người ta đã gắn cho lá cờ đỏ sao vàng.

Mặc dù không thích, có lúc như bị dị ứng, nhưng tôi hoàn toàn thông cảm, thậm chí chấp nhận một cách tỉnh táo, khi những người dân oan, những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, hay dân chúng trong các lễ hội sử dụng, mang theo cờ đỏ sao vàng, hình ảnh ông Hồ Chí Minh. Bởi vì nhiều khi có thể họ cảm thấy thế là đúng, cũng có thể do ngộ nhận, nhưng cũng có thể tình huống bắt buộc, hành động như là một cách che chắn, bảo vệ an toàn.

Khá nhiều ý kiến của người trong nước không đồng tình với cách nhìn của tôi.

Có người viết: “Đành rằng thể chế chính trị còn nhiều tồn tại nhưng phủ nhận toàn bộ như vậy có nên chăng, thời điểm đó nó phản ánh cho sự lựa chọn của dân tộc“.

Hoặc: “Dân họ không nghĩ sâu xa như thế, với họ lá cờ đó là lá cờ Tổ quốc“.

Hay: “Hiện tại ở VN thì nó vẫn là cờ Tổ quốc, vì chả có lá cờ nào thay được nó“…

Một bạn phân tích:

Cờ hiệu một quốc gia (“Cờ Tổ quốc” chẳng qua là cách nói quen miệng theo phiên từ “quốc kỳ” mà thôi!) nó phải gắn với thời đại và thể chế! Thời vua quan xưa và thể chế quân vương thì do Vua chúa được quyền chọn. Ở các nền cộng hòa nghị viện thì do quốc hội chọn. Những nước thuộc hệ thống cộng sản cũ, cờ hiệu thay đổi vì thể chế thay đổi. Ở các nước đó quyết định thay đổi là do quốc hội (cũng chưa phải thăm dò ý kiến của người dân). Lịch sử về cờ hiệu Việt Nam cũng không nằm ngoài cái lệ đó. Mỗi triều đại phong kiến trước đây có chung một cờ hiệu đâu?

Cờ ba sọc đỏ trên nền vàng của thể chế Việt Nam Cộng hoà (VNCH) trước đây cũng không phải là cờ hiệu của nhà Trần hay nhà Lý thời xưa! Lá cờ đỏ sao vàng bây giờ do quốc hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH – năm 1946) chọn ra. Quốc hội Việt Nam sau 1975 tiếp nối VNDCCH cũng đã nhất trí chọn lá cờ đó (1976). Thế thì có gì không đúng? Bao giờ VN thay đổi thể chế thì hãy đặt ra vấn đề thay đổi cờ hiệu quốc gia! Khi cộng đồng các quốc gia, dân tộc trên thế giới cộng nhận lá cờ đó là cờ hiệu của Việt Nam như Liên Hiệp Quốc thì cứ hãy coi đó là “cờ Tổ quốc” (của người) Việt Nam“.

Một bạn khác tâm tình:

Đáng buồn hơn là nhiều người còn không “dám” có ý nghĩ hoặc bàn luận về vấn đề có vẻ “phạm thượng” như vậy. Nó cao cả quá, xa vời quá, v.v… Cũng là một hệ quả của hàng chục năm trời tuyên truyền, lập lờ đánh lận đảng phái, chế độ với Dân tộc, Tổ quốc“.

Vân vân…

Tuy nhiên trong số người tham gia tranh luận, số người ủng hộ quan điểm của tôi chiếm ưu thế hơn hẳn.

Trong quá trình tranh luận tôi viết thêm một số ý kiến dưới đây.

Châu Âu là nơi sinh ra Karl Marx, cha đẻ của học thuyết cộng sản (CS). Lenin áp dụng học thuyết này “sáng tạo” ở Nga. Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh đã mang hình mẫu chủ nghĩa cộng sản từ Liên Xô về nước mình áp dụng “sáng tạo” tiếp và tồn tại cho tới nay ở ba quốc gia này.

Chúng ta đang trao đổi về một lá cờ tương xứng, khả dĩ (trong tương lai) đại diện cho cả dân tộc, cho mọi người Việt, chứ không ai phủ nhận xương máu của những người đã đổ dưới cờ đỏ sao vàng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Với cờ vàng ba sọc đỏ của chính quyền Sài Gòn cũng vậy. 74 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 luôn luôn được lịch sử vinh danh. Ngay cả Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Thanh Sơn cũng nói gần đây trong một buổi tiếp người Việt từ Mỹ về nước rằng, những chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì Hoàng Sa là những người con ưu tú của Việt Nam.

Khi có quốc hội dân chủ, tất nhiên lúc ấy dân chúng sẽ có ý tưởng, sẽ thông qua những cuộc thảo luận công khai trong xã hội, có thể phải sử dụng đến cả giải pháp trưng cầu dân ý, vân vân… để lựa chọn một cách dân chủ.

Bây giờ thì chẳng một cá nhân nào có thể tự chọn hay đề xuất cụ thể cả, vì thiếu thực tế, vô ích và bất khả thi. Nhất là vào lúc mà lòng người Việt ở hai miền Nam, Bắc vẫn còn chia rẽ, thù hận giữa nhà cầm quyền cộng sản với cộng đồng người Việt phải bỏ nước ra đi tìm tự do, gánh chịu bao nhiêu thương đau, tổn thất chưa được thanh toán, cảm thông và xoá bỏ. Bàn cụ thể sẽ chỉ xung khắc thêm mà thôi.

Ở trên có bạn nói “không có lá cờ nào thay thế lá cờ đỏ sao vàng hiện nay”. Nhưng tôi cho rằng, điều này không đồng nghĩa nó là lá cờ Tổ quốc. Có thể với hàng triệu người Việt là như thế, nhưng cũng với hàng triệu nguời Việt khác thì không. Không thay thế được vì hệ thống cầm quyền độc tài toàn trị hiện tại không muốn làm việc đó. Như tôi đã đưa ra ví dụ về nước Nga. Gần đây là Libya, sau khi chế độ độc tài Gaddafi sụp đổ, người Libya đã bỏ lá cờ xanh của chế độ Gaddafi, quay lại lá cờ có từ năm 1951 của Vương quốc Libya.

Quốc hội của nhà cầm quyền CSVN thực chất là công cụ của ĐCSVN chỉ để hành chính hoá các quyết định của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Quốc hội này không do dân bầu ra thông qua bầu cử tự do mà do lãnh đạo ĐSSVN áp đặt, cho nên nó không phải là đại diện của toàn thể nhân dân VN.

Cờ của một nhà nước/quốc gia được xem là biểu tượng của Tổ quốc khi nó được toàn dân thừa nhận, hoặc là đại diện được uỷ nhiệm hợp pháp của nhân dân – tức là quốc hội được dân bầu ra qua bầu cử tự do – phê chuẩn.

Cờ và quốc huy phải được đưa vào Hiến pháp. Nếu thay đổi thể chế mà ban hành Hiến pháp mới thì hiến pháp trước khi được quốc hội, tổng thống hay chủ tịch nước phê chuẩn, cần phải được trưng cầu dân ý.

Còn khi hiến pháp có hiệu lực, một đảng cầm quyền nào đó muốn thay đổi các điều khoản của hiến pháp thì ít nhất theo thông lệ phải có chuẩn thuận của 3/4 số đại biểu quốc hội, một tỷ lệ rất khó cho bất kỳ đảng cầm quyền nào ở các nước dân chủ.

Tại Việt Nam bây giờ, ĐCSVN muốn thay đổi hiến pháp lúc nào là tuỳ theo… sở thích và thấy có lợi cho sự duy trì độc quyền cai trị!

Hệ thống cộng sản ở châu Âu đã bị xoá sổ. Ngày 24/1/2006, Nghị viện Châu Âu thông qua Nghị quyết 1481 phán quyết chủ nghĩa cộng sản là tội ác của nhân loại. Nếu Việt Nam có thể chế dân chủ, nhân dân Việt Nam và quốc hội Việt Nam dân chủ sẽ chọn một lá cờ nào đó tương xứng với chiều dài lịch sử của dân tộc, nhưng chắc chắn không phải là lá cờ biểu tượng cho một chủ nghĩa của tội ác.

Hiện nay, ngay cả với người Việt trong nước, không phải ai trong thâm tâm cũng nhìn nhận cờ đỏ sao vàng như là biểu tượng của đất nước, Tổ quốc.

Tổ quốc là khái niệm mang nghĩa kép, nói về một không gian liên quan đến một cá nhân hoặc cả một cộng đồng (dân tộc), đặc biệt được chỉ định trước hết là nơi sinh ra của cá nhân đó, nơi họ sống một phần quan trọng của cuộc đời, hoặc nơi xuất xứ của tổ tiên, hay gia đình.

Cá nhân kết nối với Tổ quốc bằng tình cảm gắn bó mật thiết thiêng liêng nên “Tổ quốc” được viết hoa chính là nhằm nhấn mạnh sự tôn trọng cội nguồn của mình hay gia đình, tổ tiên.

Lá cờ Tổ quốc phải bao hàm được ý nghĩa linh hồn và tình cảm gắn bó thiêng liêng đó với nơi chôn rau cắt rốn của tất cả con dân nước Việt sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và ở khắp mọi nơi khác trên thế giới.

 Ngày 5 tháng 4 năm 2012

 © 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog

301 Phản hồi cho “Cờ đỏ sao vàng không phải là biểu tượng của Tố quốc Việt Nam”

  1. TCN says:

    Những hành động phi tự do, phi dân chủ của các “hiệp sĩ chống Cộng” lại trái ngược hẳn với những lời chính họ vẫn thường nói: cờ vàng tượng trưng cho tự do, dân chủ của VNCH, thứ tự do, dân chủ của gia đình họ Ngô. Thử hỏi, nếu mấy người lên cầm quyền, thì quan niệm về tự do, dân chủ hay quan niệm về nhân quyền, đa nguyên đa đảng mà mấy người thường rêu rao là tranh đấu cho hơn 80 triệu đồng bào ở trong nước (sic) sẽ như thế nào, và đất nước sẽ trở nên thế nào? Nhưng lịch sử khó có thể tái diễn với một Ngô Đình Diệm thứ hai và một lũ quạ đen nhân danh tôn giáo để mà tự tung tự tác, hà hiếp, bóc lột dân lành. Tại sao sống trên một đất nước như nước Mỹ đã 37 năm rồi, đã sang đến thế kỷ 21, mà các “hiệp sĩ chống Cộng” vẫn sống một cách quá lạc hậu để đưa ra những hành động lạc lõng trong xã hội Mỹ?
    Tôi có cảm tưởng là họ chỉ “hành nghề chống Cộng” vì những mục đích không phải là chống Cộng thực sự. Bởi vì không có ai chống Cộng với những hành động côn đồ và lý luận một cách thiếu hiểu biết và phi lý như vậy. Những hành động và lý luận phi lý như vậy chỉ làm lợi cho Cộng về mặt tuyên truyền, và làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng có một số người có vẻ như không còn biết liêm sỉ, không còn biết ngượng là gì, vì những giây thần kinh biết kiêm sỉ và biết ngượng trong đầu đã bị tê liệt – TCN.

    • Vàm Cỏ Đông says:

      —’Những hành động phi tự do, phi dân chủ của các “hiệp sĩ chống Cộng” lại trái ngược hẳn với những lời chính họ vẫn thường nói: cờ vàng tượng trưng cho tự do, dân chủ của VNCH, thứ tự do, dân chủ của gia đình họ Ngô.‘— (TCN)

      Chỉ cần đọc mấy chữ trên đây cũng đủ biết ông TCN còn quá ấu trĩ, mù mờ về dân chủ và tự do!

      Ông Diệm đã chết cách nay gần 50 năm, lúc ấy ông TCN được mấy tuổi? Không lẽ ông không khôn lớn lên được, cứ mãi là đứa trẻ của 50 năm trước?

      Tư duy của ông chẳng có gì mới mẻ, chỉ bới móc dĩ vãng mà quê hiện tại!

      Ông chửi những người chống Cộng, nhưng ông lại không lý giải được tại sao người ta chống nhà nước CSVN. Ông hãy mở mắt to để nhìn vào những hành động độc tài, côn đồ mà nhà nước CSVN (công an trị) đang đè nặng lên đầu lên cổ nhân dân VN của mình!

      Hay ông cũng chỉ là thứ ‘người không còn biết liêm sỉ, không còn biết ngượng là gì, vì những giây thần kinh biết kiêm sỉ và biết ngượng trong đầu đã bị tê liệt‘ (lời của ông) nên mới có những tư tưởng, lời lẽ ở trên?

  2. Builan says:

    Cờ ĐỎ cuả quý anh CS – thuộc về quý anh CS
    Không là cờ Tổ Quốc vì caí SAO trên cờ, đã là SAO nằm gọn trên cờ cuả quan thầy TQ !

    Cờ VÀNG là cờ cuả MIỀN NAM TỰ DO – thuộc về chúng tôi -những người yêu TỰDO -(noí như tên HIỂN-!!!! thì laị khác – Nó thuộc về “Tự do” cuả HCM !!!!!)

    NVT noí “Đùng nghe những gì CS noí. hãy nhìn kỹ nhưng gì CS làm”
    HCM noí “Không có gì quý hơn độc lập tự do ”
    TR/Tá CA/CS _ HIỂN noí :”TỰ DO con Cặc – tau vặn cỗ mầy ”
    _ Dó là ” Chân lý không thể nào chối caĩ” – càng caĩ càng điên =CCCĐ

    Nhân tiện mời quý vị- tự nhiên xem cho biết _ YÊU – GHÉT tuỳ vị trì cuả môĩ người- đừng có ai dùng nhà tù – AK- mã tấu- lưỡi lê… ép buộc ai !!!!

    Biểu tượng cuả TỰ DO

    http://www.youtube.com/watch?v=stHh54T8As0

  3. Chế Linh biểu diễn ở VN says:

    Chế Linh kể ‘Bài ca kỷ niệm’ tại Đà Nẵng

    Tối 27/9, liveshow của ngôi sao dòng nhạc Bolero diễn ra tại Cung thể thao Tiên Sơn, lần thứ hai Chế Linh trở lại thành phố miền Trung sau liveshow xuyên Việt 2011.
    > Chế Linh hát sung ở tuổi 70

    Chương trình thu hút hơn bốn nghìn khán giả, con số ấn tượng với một đêm nhạc tại Đà Nẵng. Hơn 20h đêm nhạc mới diễn ra nhưng mới 19h khá đông khán giả đã đến để mong được gặp thần tượng của mình. Chế Linh đến sân khấu sát giờ diễn. Ông không để khán giả yêu mến mình thất vọng khi mang đến một liveshow đầy màu sắc của không gian xưa. Giá vé phù hợp cộng với thời tiết thuận lợi đã thu hút đông đảo người xem.
    Liveshow mở màn với tiết mục múa sôi động của vũ đoàn đến từ Hà Nội. Sau tiết mục múa, các ca sĩ Dương Ngọc Thái, Đức Huy nối tiếp chương trình với các ca khúc làm nên tên tuổi như Gọi đò, Đừng xa em đêm nay… Sân khấu bắt đầu nóng lên khi nhân vật chính Chế Linh xuất hiện. Nam danh ca dành thời gian khá dài để giao lưu cùng khán giả trước khi bắt đầu trình diễn.

    Ông tâm sự: “Mỗi lần diễn ở Đà Nẵng, tôi lại có cảm giác rất đặc biệt. Khán giả tại đây mang đến tôi những cảm xúc khó tả và tình cảm của họ là động lực rất lớn đối với tôi”. Khi nói về người bạn song ca Sơn Tuyền trong ca khúc Phút cuối, ông bông đùa: “Vì cô chị Thanh Tuyền bỏ tôi nên tôi đành song ca với cô em vậy”. Dù di chuyển cả một quãng đường dài nhưng Chế Linh không mệt mỏi mà trình bày gần 20 ca khúc gắn liền tên tuổi như Xót xa, Cho vừa lòng em, 10 năm tình cũ, Giọt lệ đài trang, Mưa chiều kỷ niệm…
    Giọng hát của Chế Linh vẫn nồng nàn thế, vẫn khiến người nghe xúc động dù thời gian có qua đi. Nhiều khán giả trước giờ chỉ nghe ông hát trên đĩa giờ được tận mắt xem thần tượng đã không nén được bồi hồi. Ngoài phần solo những ca khúc gắn với tên tuổi mình, Chế Linh còn song ca với Hương Lan, Sơn Tuyền trong Tình đời, Phút cuối và sự kết hợp này cũng nhận được sự ủng hộ hết mình của khán giả.

    Đúng 0h ngày 28/9, chương trình kết thúc trong sự nuối tiếc của người hâm mộ. Khán giả đã vây Chế Linh để xin chụp hình khiến lực lượng an ninh vất vả can thiệp. Những liveshow tiếp theo của Chế Linh sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Việt Tiệp, Hải Phòng ngày 13/10 và Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên ngày 26/10.

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Để cho rõ nghĩa hơn, ta thử “chẻ sợi tóc làm tư”, đồng thời so sánh với các tiếng nước ngoài xem sao nhé (dựa vào wikipedia)

    1/ QUỐC GIA

    - COUNTRY: is a region legally identified as a distinct entity in political geography.
    Xin tạm dich: một vùng đất được định danh hợp pháp như một thực thể rõ ràng về địa lý chinh trị (chú giải: tức có những chi tiết cụ thể như diện tích đât đai, dân số, chính thể ….)

    - PAYS: vient du latin pagus qui désignait une subdivision territoriale et tribale d’étendue restreinte (de l’ordre de quelques centaines de km2).
    La subdivision territoriale est un processus qui vise à tracer des ensembles cohérents, au sein d’un territoire donné. Elle est effectuée par une entité qui fait autorité à son échelle. Les sous-ensembles ainsi formés sont délimités par des frontières et font souvent l’objet d’une appropriation par ceux qui les pratiquent.
    Tạm dịch: một vùng lãnh thổ với dân cư trú, được xác định bằng biên cương và diện tích

    2/ TỔ QUỐC

    - PATRIE: désigne, étymologiquement, le pays des pères; quê cha đất tổ; tổ quốc

    - FATHERLAND is the nation of one’s “fathers”, “forefathers” or “patriarchs”.

    Người ta còn đồng hóa tổ quốc với HOMELAND, NATIVE LAND, tức nơi chôn nhau cắt rốn, mồ mả gia tiên, tức cội nguồn của một cá nhân, dân tộc.

    Xem như trên ta thấy rõ ràng tổ quốc hoàn toàn mang tính trừu tượng, nặng về giá trị tinh thần, không thể đo đong đếm bằng số liệu cụ thể hay những thực thể khách quan như trường hợp quốc gia, được xác định rõ ràng về phương diện địa lý (vị trí trên thế giới với biên cương phân định rạch ròi), nhân văn (dân số, sắc tộc, tôn giáo …), chính trị (theo thể chế nào; các vị lãnh đạo là ai …), kinh tế, xã hội …

    Nếu chiết tự ta thấy rõ ngay, tổ quốc bao gồm hai từ ngữ TỔ và QUỐC, tức quốc gia hay đất nước của tổ tiên ông bà chúng ta, cho nên khi nói nôm na sẽ là QUÊ CHA ĐẤT TỔ, hay ĐẤT MẸ !

    Rất mong được nghe thêm cao kiến từ bốn phương trời.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

    ===

    Bình loạn thêm:

    Trong thực tế, nhất là trong văn thơ hay nói bình thường, ta thấy ít khi dùng từ ngữ đao to búa lớn tổ quốc, mà thường dùng nôm na bằng từ ngữ ĐẤT NƯỚC; ĐẤT MẸ, MẸ VIỆT NAM …
    Chỉ khi nào muốn gây chú ý, mới dùng từ ngữ TỔ QUỐC. Chẳng hạn Nguyễn Gia Kiểng gây xôn xao dư luận qua tác phẩm đồ sộ mang tên TỔ QUỐC ĂN “NẰM” !
    Trước đó có nhà thơ Nguyễn Duy cũng làm “nổ tung” bằng bài trường thi TỔ QUỐC NHÌN TỪ XA !
    Sau 1975 khắp nước vang vang bài Tình Đất Đỏ Miền Đông với những câu rên cực kỳ ấn tượng và tạo nhiều bức xúcỉ: Tổ quốc ơi ta yêu người mãi mãi. Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại bằng mười. Từ trận thắng hôm nay, ta xây lại đẹp hơn …

    Tình đất đỏ miền đông – Lê Hành
    http://www.youtube.com/watch?v=zr8M8Hlu8u4
    - Lê Hành học Y ở thành Hồ sau 1975

    TỔ QUỐC NHÌN TỪ XA

    Ðối diện ngọn đèn
    trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
    Ðêm bắc bán cầu vần vụ trắng
    nơm nớp ai rình sau lưng ta
    Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà
    xa vắng
    núi và sông
    và vết rạn địa tầng
    Nhắm mắt lại mà nhìn
    thăm thẳm
    yêu và đau
    quằn quại bi hùng
    Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng
    cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
    *
    Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá
    ai cứ sau mình lẩn quất như ma
    Ai ?
    im lặng
    Ai ?
    cái bóng !
    A… xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng
    bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà
    Thôi thì ta quay lại
    chuyện trò cùng cái bóng máu me ta
    *
    Có một thời ta mê hát đồng ca
    chân thành và say đắm
    ta là ta mà ta cứ mê ta[1]
    Vâng – đã có một thời hùng vĩ lắm
    hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương
    mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
    Vâng – một thời không thể nào phủ nhận
    tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
    thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ
    ợ lên thum thủm cả tim gan
    *
    Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh
    nỗi day dứt không nguôi vón sạn gót chân
    nhói dài mỗi bước
    Thời hậu chiến vẫn ta người trong cuộc
    xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày ?
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen đấm ngực
    *
    Xứ sở nhân tình
    sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu
    nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
    Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện
    ma cụt đầu phục kích nhà quan
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen quều quào giơ tay
    *
    Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma
    ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh…
    quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
    Ðêm huyền hoặc
    dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác
    mắt ai xanh lè lạnh toát
    lửa ma trơi
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen ngửa mặt lên trời
    *
    Xứ sở linh thiêng
    sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác
    đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
    Giấy rách mất lề
    tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc
    Thiện – Ác nhập nhằng
    Công Lý nổi lênh phênh
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen tọa thiền
    *
    Xứ sở thông minh
    sao thật lắm trẻ con thất học
    lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
    Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt
    tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp
    tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
    Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng
    mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh
    *
    Xứ sở thật thà
    sao thật lắm thứ điếm
    điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
    Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
    điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
    Vật giá tăng
    vì hạ giá linh hồn
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen vò tai
    *
    Xứ sở cần cù
    sao thật lắm Lãn Ông
    lắm mẹo lãn công
    Giả vờ lĩnh lương
    giả vờ làm việc
    Tội lỗi dửng dưng
    lạnh lùng gian ác vặt
    Ðạo Chích thành tôn giáo phổ thông
    Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn
    buôn hàng lậu – buôn quan – buôn thánh thần – buôn tuốt…
    quyền lực bày ra đấu giá trước công đường
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen nhún vai
    *
    Xứ sở bao dung
    sao thật lắm thần dân lìa xứ
    lắm cuộc chia li toe toét cười
    Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa
    chen nhau sang nước người làm thuê
    Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh
    nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen rứt tóc
    *
    Xứ sở kỷ cương
    sao thật lắm thứ vua
    vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chỉa
    vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
    Lãnh chúa xứ quân san sát vùng cát cứ
    lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
    Luật pháp như đùa như có như không có
    một người đi chật cả con đường
    Ai ?
    không ai
    Vết bầm đen gập vuông thước thợ
    *
    ?…
    ?…
    ?…
    *
    Ai ?
    Ai ?
    Ai ?
    Không ai !
    Không ai !
    Không ai !
    Tự vấn – mỏi
    vết bầm đen còng còng dấu hỏi
    *
    Thôi thì ta trở về
    còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại
    còn chút gì le lói ở trong lòng
    *
    Ðôi khi nổi máu lên đồng
    hồn thoát xác
    rũ ruột gan ra đếm
    Chích một giọt máu thường xét nghiệm
    tí trí thức – tí thợ cày – tí điếm
    tí con buôn – tí cán bộ – tí thằng hề
    phật và ma mỗi thứ tí ti…
    Khốn nạn thân nhau
    nặng kiếp phân thân mặt nạ
    Thì lột mặt đi lần lữa mãi mà chi
    dù dối nữa cũng không lừa được nữa
    khôn và ngu đều có tính mức độ
    *
    Bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao
    miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít
    mất vệ sinh bội thực tự hào
    Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi
    bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại
    biết thế nhưng mà biết làm thế nào
    Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bới
    thầy chửi bới nhe giàn nanh cơ hội
    Chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại
    lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy
    xin đừng hót những lời chim chóc mãi
    Ðừng lớn lối khi dân lành ốm đói
    vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
    Ðổi mới thật không hay giả vờ đổi mới?
    máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
    *
    Thật đáng sợ ai không có ai thương
    càng đáng sợ ai không còn ai ghét
    Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết
    ta là gì ?
    ta cần thiết cho ai ?
    *
    Có thể ta không tin ai đó
    có thể không ai tin ta nữa
    dù có sao vẫn tin ở con người
    Dù có sao
    đừng khoanh tay
    khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
    Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn ?
    những người tốt đang cần liên hiệp lại!
    *
    Dù có sao
    vẫn Tổ Quốc trong lòng
    mạch tâm linh trong sạch vô ngần
    còn thơ còn dân
    ta là dân – vậy thì ta tồn tại
    *
    Giọt từng giọt
    nặng nhọc
    Nặng nhọc thay
    Dù có sao
    đừng thở dài
    còn da lông mọc còn chồi nảy cây.

  5. quandannambo says:

    xin mạn phép
    trích
    bài thơ nhỏ
    của
    người san jose
    biểu tượng
    buá liềm trong vủng máu
    một biểu tượng kinh hoàng
    tám mươi năm tàn bạo
    cả triệu người chết oan
    sao vàng trong vủng máu
    một biểu tượng phi nhân
    một tập đoàn bá đạo
    bán nươc và buôn dân

  6. Trung Kiên says:

    Bài góp ý của ông Trung Nghĩa khá dài, nhưng tôi thích nhất câu này:

    Tổ quốc là “Đất nước” gắn liền với bao thế hệ ông cha, tổ tiên của mình: xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tổ Quốc Việt Nam của chúng ta“. (hay tuyệt)

    Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định trên đây của ông Trung Nghĩa. Nhưng tôi lại rất đồng tình với ông Lê Diễn Đức rằng;

    Cờ đỏ sao vàng không phải là biểu tượng của Tố quốc Việt Nam“.

    Vâng, nếu chỉ gọi là “Quốc Kỳ Việt Nam” thì còn có thể hiểu được, chấp nhận được, còn nói như ông Trung Nghĩa rằng…”Lá cờ đỏ sao vàng đã được cộng đồng quốc tế công nhận là lá cờ của Tổ quốc Việt Nam” chỉ là khuyếch đại và tự sướng!

    Quá dễ hiểu, vì CỜ ĐỎ SAO VÀNG “không gắn liền với đất nước từ bao thế hệ ông cha, tổ tiên của mình” (lời của ông Nghĩa), mà nó mới xuất hiện năm 1945, từ khi ông Hồ “tìm đường cứu nước” và rước Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS) vào Việt Nam.

    Cộng đồng quốc tế có hiểu gì về “Tổ quốc VN” mà công với nhận?

    Họ chỉ công nhận đất nước, chính quyền của một quốc gia mà thôi, còn từ “TỔ QUỐC” chỉ là khái niệm của một quốc gia, dân tộc (đối với người Việt Nam).

    Ông Nghĩa viết…”Vì vậy, Ph. Ăng-ghen viết: dưới CNTB giai cấp công nhân (GCCN) không có tổ quốc. Bởi lẽ, GCCN mặc dù vẫn sinh sống trên đất nước mình, nhưng chính quyền của đất nước ấy không phục vụ GCCN, mà chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản mà thôi, nên GCCN mới “không có tổ quốc”. (?)

    Mong ông Nghĩa hãy bình tĩnh, nhìn vào hiện thực ở VN hôm nay, ai là kẻ đang bóc lột GCCN và nông dân?

    Toàn là cán bộ và đảng viên cao cấp của đảng csvn, những người có chức có quyền (tư bản đỏ)!

    Mời ông Nghĩa nghe sinh viên trẻ Lê Trung Thành tâm sự:

    Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc!

    Đau lòng quá phải không ông Trung Nghĩa?

Leave a Reply to LẠI MẠNH CƯỜNG