Nghĩ Muộn mà vẫn Ngu Lâu
Thư ngỏ gởi hương hồn nhà văn Nguyễn Khải
Khi Ông vừa khuất núi, tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” được công bố. Người nói Ông tinh quái biến đổi dối thành thật, hai mặt, dối trá, tiểu trí, và khôn vặt. Người bảo Ông trăn trở, đắng cay với thời cuộc, và có chút trách nhiệm với tương lai.
Gần đây “Nghĩ Muộn” được cho là bút tích cuối cùng của Ông được tung ra. Tôi ngỡ Ông có điều gì tâm đắc, muốn nhắn lại cho hậu thế, dè đâu Ông ca ngợi “Bác”.
Tầm Nhìn Xa của Bác
Ông viết “tin cái tầm nhìn xa và tỉnh táo của Bác”. Thực ra thì tầm nhìn của Bác không xa như Ông tưởng. Năm 1923, Bác đến Moscow, và ở lại đó một thời gian dài. Bác chứng kiến cảnh Joseph Stalin điều khiển xã hội bằng bàn tay sắt, nói dối, dấu kín. Bác thấy những vụ bắt bớ đồng loạt nhiều ngàn người, cảnh hành quyết không mang ra xét xử, những cuộc thủ tiêu bao người con ưu tú của dân tộc Nga, những trận tàn sát và cướp bóc, những cảnh tung hô, đề cao lãnh đạo như những nhân vật siêu phàm. Thế nhưng Bác vẫn mang những tư tưởng quái thai đó vào Việt Nam.
Trong lúc rất nhiều người nhận ra đó là một quyết định sai lầm của Bác, Ông lại bao che cho sai lầm này, Ông viết: “Lối đi nào hợp lý nhất, ít trở ngại nhất và nhanh nhất sẽ là lối đi Bác chọn. Chủ nghĩa Mác Lê, Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản chỉ là những phương tiện để đạt tới mục đích đó”.
Thưa Ông, nhiều quốc gia thuộc địa trên thế giới không cần dựa vào chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác-Lê, hay chủ nghĩa xã hội, mà họ vẫn tự tin đứng lên giành được độc lập. Ấn Độ là một thí dụ. Mahatma Gandhi chỉ nhờ dựa vào sức mạnh của nhân dân, không vào rừng kháng chiến, không vũ khí, bằng những biện pháp bất bạo động, Ngài đã lãnh đạo dân tộc Ấn đứng lên giành độc lập dân tộc từ tay thực dân Anh vào năm 1947.
Còn đất nước ta, hơn nửa thế kỷ làm theo lời Bác dậy, đi theo con đường Bác chỉ, Việt Nam ngày nay vẫn là một quốc gia nghèo, một xã hội tụt hậu, và còn rất xa mới đạt đến những tiêu chuẩn căn bản của một xã hội văn minh. Bác “tỉnh táo và có tầm nhìn xa” mà sao từ ngày có Bác, nhân dân ta phải nhọc nhằn tăm tối trên mọi nẻo đường gian khổ đến vậy.
Cú lừa thứ nhất của Bác
Sau thế chiến thứ II, chủ nghĩa thực dân Âu Châu thay đổi nhanh chóng theo một khuynh hướng tiến bộ. Không sớm thì muộn, họ đã trao trả độc lập lại cho các nước thuộc địa. Ấn Độ, Miến Điện, Malasia, Singapore giành độc lập từ tay người Anh. Indonesia giành độc lập từ tay Hòa Lan. Các nước Phi Châu giành độc lập từ tay Pháp. Gần như không có quốc gia nào phải trải qua những cuộc chiến, tốn nhiều sinh mạng, thời gian, và công sức như Việt Nam.
Tại sao Việt Nam lại là một trường hợp ngoại lệ. Việt Nam phải trả một giá quá đắt, một thập kỷ chiến tranh đẫm máu, hàng triệu người chết. Tại sao Pháp không đối xử với Việt Nam giống như họ đã làm với những thuộc địa khác?
Vì Bác mang chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, nên người Pháp (cả người Mỹ nữa) rất lo lắng cho cơn thủy triều cộng sản từ Trung Quốc đang tràn xuống Đông Nam Á. Hai cường quốc Pháp – Mỹ và một số người Việt nữa, đã dấn thân vào cuộc chiến, ngõ hầu chặn đứng nạn cộng sản tại Việt Nam. Pháp không có ý định dùng quân sự để thiết lập lại chế độ thuộc địa ở nước ta.
Nhưng Bác đã khôn khéo khai thác những chính sách sai lầm của Pháp trước đây rồi biến nó thành sự căm hờn. Bác hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp. Lôi kéo toàn dân vào cuộc chiến với danh nghĩa độc lập dân tộc. Kết quả là Bác đã đánh tráo khái niệm, biến một cuộc chiến chống cộng sản của người Pháp và Mỹ thành một cuộc chiến tranh vệ quốc. Đây thực sự là một cú lừa ngoạn mục lần thứ nhất Bác tặng cho dân tộc Việt Nam.
Nếu đảng X, Y nào đó, không phải đảng cộng sản, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho Việt Nam, thì hẳn rằng không phải vật lộn nhau bằng súng đạn, tiêu tốn hàng triệu mạng người của cả hai bên như Bác đã làm.
Độc lập mà phải nướng hàng triệu mạng người, đất nước tan hoang, nhà nhà ly tán, để có được chút quyền lực trong tay là một giá quá đắt. Ấy là kế hạ sách của một kẻ tầm thường nhất định không phải công việc của đấng vĩ đại.
Cú lừa thứ hai của Bác
Hiệp định Geneve chia Việt Nam làm hai. Bắc vĩ tuyến 17 là đất của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đi theo con đường cộng sản chủ nghĩa. Nam vĩ tuyến 17 là đất của Việt Nam Cộng Hoà – VNCH, bao gồm tất cả những ai không tán thành chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, được thế giới công nhận. Bất kỳ một hành động can thiệp quân sự nào vào quốc gia này đều bị coi là xâm lược. Đông -Tây Đức, Bắc – Nam Triều Tiên là những thí dụ. Biên giới đã được hoạch định rõ ràng. Mọi hành vi xâm lấn lãnh thổ đều không được chấp nhận trong một xã hội văn minh.
Nhưng Bác ngồi xổm lên công lý. Bác mở cuộc xâm lăng vào lãnh thổ VNCH, bằng chiêu bài “Giải phóng miền Nam”. Khi Mỹ can thiệp quân sự để giúp VNCH, Bác đưa ra khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước”. Sự thực dân miền Nam không cần ai giải phóng cho họ và Mỹ không có ý định chiếm Việt Nam làm thuộc địa như Bác rêu rao.
Một mặt, Bác thực hiện những chiến dịch vu cáo VNCH và Mỹ bằng những ngôn từ xấu xa nhất. Mặt khác, Bác biến dân miền Bắc thành những tín đồ cực đoan, mù quáng lao vào cuộc thánh chiến. Bắt giết được tuyên truyền là hạnh phúc, đi vào cõi chết được mô tả vui như đi trẩy hội. Đằng sau những mỹ từ ấy, Bác che dấu một ý đồ tranh chấp quyền lực đầy hèn hạ. Đây là cú lừa thứ hai.
Với hai cú lừa, Bác đã đẩy dân tộc vào hai cuộc chiến, khoảng 6 triệu người chết, đất nước bị lùi sau lịch sử hàng nửa thế kỷ, gây ra sự hận thù cay đắng giữa các dân tộc, giữa hai miền Bắc-Nam, gia đình tan nát, xã hội băng hoại. Chỉ vì một mục đích thâu tóm và củng cố quyền lực về tay mình, tiêu diệt những ý chí và và tư tưởng khác lạ, không chia sẻ quyền lãnh đạo đất nước cho ai.
Cả như dân tộc Nga kiên cường còn bị Stalin cho uống thuốc lú. Cả như dân tộc Trung Hoa vĩ đại còn bị Mao bỏ bùa mê. Thì dân tộc Việt nhỏ bé bị Bác xí gạt cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng lừa dối không phải là việc làm của của một người có tầm nhìn xa, vì sớm hay muộn đều bị lịch sử lột trần truồng.
Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) và hậu CCRĐ của Bác
Về cuộc CCRĐ, Ông viết: “Bác phải đích thân đứng ra xin lỗi bà con nông dân”. Hình như Ông muốn cho rằng Bác cao thượng. Bác không có lỗi, nhưng Bác phải đích thân xin lỗi. Một lãnh đạo còn chút liêm sỉ và lòng tự trọng thì nên từ chức mới đúng.
Để cãi cho Đảng – Bác là vô tội, Ông viết: “Đảng ta vẫn cho là sai, sai trong cách làm, sai trong tổ chức. Nếu ta được toàn quyền làm theo ý ta thì ruộng đất vẫn về tay nông dân mà mọi sự sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Nhưng ta làm sao dám bất tuân họ, súng đạn phải xin, lương thực phải xin, tiếng nói trên diễn đàn quốc tế vẫn phải nhờ cậy lúc này lúc khác. Vì cái lớn mà phải chịu nhẫn nhịn những cái nhỏ”.
Thưa đại tá nhà văn, theo Ông thì cái gì “LỚN” cái gì “NHỎ” ở đây. Chẳng lẽ súng đạn, lương thực hàng viện trợ từ Trung Quốc lại LỚN hơn hàng trăm ngàn mạng người dân Việt sao? Đảng và Bác sẵn sàng mang dân mình ra giết, đấu tố, để làm hài lòng các cố vấn Trung Quốc để đánh đổi lấy viện trợ. Nếu vậy thì chúng ta có thể kiện Đảng – Bác ra toà án Quốc tế vì Đảng Bác đã phạm vào tội ác chống nhân loại – Đổi mạng người lấy viện trợ.
Bác giành độc lập từ tay người Pháp, nhưng lại phải tuân theo lệnh của các cố vấn Trung Quốc. Thì ra vì Pháp không muốn giao quyền cho Bác, Bác nổi khùng lên choảng cho Pháp vỡ đầu bể trán. Còn Trung Quốc cho Bác vũ khí, lương thực, và quyền lực thi nói gì Bác cũng nghe theo.
Sau CCRĐ, miền Bắc lại lao vào một cuộc đập phá vĩ đại khác. Chùa, miếu, đền, từ đường, lăng tẩm đều bị hủy diệt tan nát. Nông dân bi dồn ép vào các hợp tác xã. Trâu bò ruộng đất bị tịch thu. Nạn đói triền miên. Những chính sách này được thực hiện vào những năm Bác còn sống và đầy quyền lực. Bác là “Một người có tầm nhìn hơn người, có cách suy luận hơn người”, Bác luôn đúng và sáng suốt, tại sao lại có những chính sách sai lầm kéo dài nhiều năm, trên một không gian rộng lớn toàn quốc gia như vậy?
Tư Tưởng Của Bác
Trong “Nghĩ Muộn”, Ông viết: “chỉ được nghĩ và làm theo một hệ tư tưởng chính thống tức là đã triệt tiêu mọi ý kiến độc lập, bịt kín mọi hướng tìm kiếm”.
Nhưng ở một trang khác Ông đề nghị: “Nếu như một đất nước, một dân tộc cần phải có một nền móng tư tưởng làm tài sản tinh thần cho nhiều thế hệ, tôi thiết nghĩ với Việt Nam chỉ là tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Ông quả là người phức tạp, và mâu thuẫn. Một mặt Ông chống độc quyền tư tưởng, mặt khác ông muốn lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền móng cho Việt Nam. Hèn chi, thiên hạ bảo Ông là hai mặt, xếp hàng hai cửa, cửa cũ chẳng bao giờ từ, cửa mới cũng muốn có phần, thật không ngoa.
Nhưng thưa nhà văn, tôi không muốn con trai tôi thành một người nghiện thuốc lá nặng như Bác. Tôi không thể để con trai tôi vô trách nhiệm với người phụ nữ mà nó đã ăn nằm với như Bác. Tôi không chấp nhận nó có hai loại thuốc lá trong túi, khi mời mấy chú bộ đội, thì bao thuốc rẻ tiền được rút ra, còn riêng mình, vào chỗ kín hút thuốc lá ngoại đắt tiền. Tôi không thể dậy con trai tôi viết sách tự tâng bốc mình bằng một bút danh bí mật để đánh lừa bạn đọc như Bác. Nhưng tôi sẽ chọn tấm gương Lý Quang Diệu để dạy các con tôi. Lão Lý đã biến đảo quốc Singapore thành thiên đường dưới trần gian. Lão sống trong sạch, giản dị và khiêm tốn. Vợ chồng Lão hạnh phúc. Con trai Lão đương kim thủ tướng Singaphore, con gái Lão là bác sỹ y khoa nhưng vẫn giữ nếp sống giản dị và trong sạch. Lão không đồng ý việc in ảnh, đúc tượng, hay lấy tên Lão đặt cho những công trình công cộng.
Còn Bác trình diễn tuồng “giản dị” bằng cách sống trong một căn nhà sàn ở Hà nội. Thiên hạ đồn rằng Bác lập dị và cắc cớ. Nhà lầu nhà đúc có sẵn trong Bắc bộ phủ không ở, bắt các chú phải chở gỗ qúy từ núi rừng Việt bắc xa xôi về cất nhà sàn cho Bác. Bác tặng lụa cho người già, tặng thuốc lá cho bộ đội, tặng kẹo bột cho thiếu nhi, chỉ là những xảo thuật của chính trị gia hạng xoàng. Có gì mà phải rùm beng, tung hô quá lố.
Tôi yêu thằng con trai bé bỏng của tôi. Mỗi khi nó sốt cao, khó thở, tôi ôm nó vào lòng, thức thâu đêm mà cháy cả ruột gan. Tôi yêu vợ. Lúc nào tôi cũng muốn trò chuyện thủ thỉ bên nàng. Tôi ráng làm, để kiếm thêm thu nhập cho nàng đỡ vất vả. Tôi yêu mẹ. Tôi không để bà túng bấn cô đơn khi tuổi già sức yếu. Còn Bác, sao Bác thương dân thiết tha nồng nàn mà Bác cứ đẩy hàng triệu dân lành vào những lò bát quái, hàng triệu trai tài gái đẹp ra đi không hẹn ngày về. Chết bao nhiêu cũng được, miễn là mang chiến thắng về cho Bác. Hãy cho tôi nghi ngờ về tình yêu thương này. Hình như đó chỉ là thứ tình yêu “đầu môi, chót lưỡi”.
Thưa nhà văn, trước đây ông bà ta khi chưa có tư tưởng Hồ Chí Minh, sao các con cháu vẫn ngoan hiền. Ngày nay Đảng đổ hàng tỷ tỷ đồng vào những chiến dịch học tâp tư tưởng Hồ Chí Minh, mà sao con cháu chúng ta cứ ngày càng hư đốn.
Đọc văn Ông, tôi thấy Ông mang bộ cốt của một chú mèo nhà đã được huấn luyện kỹ lưỡng. Ông không thể là hổ, lao như tên bắn trên những thảo nguyên mênh mông săn mồi. Sẽ chẳng có ai khinh mèo, vì mèo được sinh ra, đẻ loanh quanh góc bếp, bắt chuột nhắt, và mua vui cho chủ. Nhưng người ta sẽ khinh mèo nếu mèo cố khoác lên mình bộ da của hổ để hù thiên hạ.
Chúc Ông bình an nơi chín suối.
Tháng 4, 2012
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt
Đây là một trong những bài viết hay của Trần Hồng Tâm. Tựa đề độc đáo, đúng là “Nghĩ Muộn mà vẫn Ngu Lâu”. So sánh VN với hoàn cảnh của các quốc gia khác trên thế giới mới thấy thương cho dân tộc mình bị hãm hại đoạ đày bao nhiêu năm qua vì ông HCM và đảng CS. Đáng tội nghiệp hơn là bao người đến giờ vẫn còn đắm chìm trong ngu muội chưa nhận ra, hoặc cố tình không chịu nhận ra sự thật. Nhất là giới cầm bút và những kẻ mệnh danh có học.
Về ý kiến của Chim Gõ Kiến, tôi không nghĩ Trần Hồng Tâm viết hoa các chữ Bác, Đảng, Ông là bộc lộ sự kính trọng, nhưng là hàm ý mỉa mai, nhấn mạnh.
Một lần nữa, xin cảm ơn tác giả Trần Hồng Tâm đã bỏ thời gian, công sức và trí tuệ để chia sẻ với bạn đọc tư tưởng của mình. (Chồng tôi, một người Canadian không biết tiếng Việt nhưng rất quan tâm chuyện Việt Nam và hiểu khá thấu đáo lịch sử chính trị VN, sau khi nghe tôi dịch lướt bài viết này, ông ấy dùng từ “sharp tongue” khen ngợi tác giả). Cảm ơn BBT Đàn Chim Việt thu hút được nhiều cây bút sắc sảo và bạn đọc có tầm suy nghĩ cao.
Xin đón đợi bài viết tới của THT.
Bài viết của tg Trần Hồng Tâm : “Nghĩ muộn và vẫn ngu lâu” rất hay, đã vạch rõ chân tướng xu nịnh của Nguyễn Khải, trò lừa đảo, âm mưu xảo quyệt của HCM từ truyện “Nghĩ muộn”.
Nhưng thật tình tôi không hiểu ý tác giả của bài này tại sao lại viết hoa các chữ không đáng kính trọng nữa hoặc sai chính tả như: đảng, bác, ông…
Phải vạch mặt nhửng tên bù nhìn Văn nô …
HCM lừa được nhiều người, nhưng rốt cuộc bị chính đàn em lừa lại. Di chúc xin được hỏa thiêu chúng thay đổi xóa đi để bây giờ vẫn còn nằm chờ ở Ba Đình. Thế là có vay có trả nhãn tiền. Đây là cái gương cho bọn lừa đảo người khác biết mà ăn năn hối cải kẻo khi chết rồi thì quá muộn.
Mạn phép t/g để đăng lại ở trang mạng của tôi tại:
http://xoathantuong2.tripod.com/tht_nghimuon.htm
Cám ơn t/g nhiều.
Cái tựa đề ” Nghĩ Muộn mà vẫn Ngu Lâu”cho bài viết thật là hay, vì đến giờ này rất nhiều người Việt ở trong nước (sống với CS từ năm 1954 hay 1975 đến nay) hay ngoài nước (đã bỏ nước để đi tìm tự do) mà vẫn còn tin bọn Việt Cộng.
Tư tưởng HCM. ” Không có gì quý hơn độc lập tự do ”
Cán bộ CS thường hay đề cao câu này. Nhưng có người cho câu này ” xoàng ” quá, bèn phán một câu hết ý. ” Hồ Chí Minh có lý khi nói rằng ” Không có gì quý hơn độc lập tự do “. Nhưng ông ta không đủ thông minh để hiểu chủ nghĩa Cộng Sản là kẻ thù của mọi sự tự do “. Không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng vì quả lừa này của họ Hồ.
Sau 30.4.1975 nhiều người nghe một câu kết luận còn tuyệt vời hơn nữa đó là” Con đường của BÁC ĐI là con đường BI ĐÁT “. Đến nay, ai chưa hiểu câu nói này, xem ra vẫn còn ” ngu lâu “.
Bài viết thú vị.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được tóm gọn trong câu:
” KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO ”
Có người cho câu nói này ” xoàng ” quá bèn phán một câu hết ý: ” Hồ Chí Minh rất có lý khi nói rằng : “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Nhưng ông không đủ thông minh để hiểu rằng Cộng sản là kẻ thù của mọi thứ tự do “.
Một kết luận còn đặc sắc hơn nữa đó là: ” Con đường BÁC ĐI là con đường BI ĐÁT ”
Ai chưa biết câu này thì vẫn còn ” ngu lâu “.
Bài viết hay va sâu sấc quá! Hi vọng sẽ mở mắt 1số nguời mù!
Trời đã sinh (Nguyễn) Khải sao còn sinh (Trần Hồng) Tâm??? Hiểu ông Khải thấu đáo đến như thế thì đúng là “bậc tri kỷ”. Mịa, một lũ văn nô, thi nô như Tố Hữu, đến khi chết mà vẫn còn ngu muội, thì phải nói “sống lâu ngày trong thùng phân, họ không còn có khả năng phân biệt được đâu là thúi đâu là thơm”. Nguyễn Khải là một trong loại những người sống gần các cán bộ và sống lâu trong thùng phân XHCN, cho nên kết quả “Nghĩ muộn mà vẫn Ngu Lâu” cũng là việc tất nhiên!!!!
Tôi thích ý kiến của Ông Dân Chửi khà khà……