WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổng Bí thư Trọng giảng bài ở Cuba

Ông Trọng mong muốn Việt Nam và Cuba cùng sát cánh với nhau trên con đường chủ nghiã xã hội

Trong khuôn khổ chuyến thăm Cuba, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm 9/4 đã có bài thuyết giảng về mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam tại Trường đảng cao cấp Nico Lopez – nơi đào tạo cán bộ chủ chốt của Trung ương Đảng cộng sản Cuba.

Với chủ đề ‘Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nhìn từ thực tiễn Việt Nam’, ông Trọng đã giảng giải bốn vấn đề: chủ nghĩa xã hội là gì; làm thế nào để đi lên chủ nghĩa xã hội; con đường chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

‘Sức sống mạnh mẽ’

Dẫn văn kiện Đại hội Đảng hồi năm ngoái, ông Trọng khẳng định với những người đồng chí Cuba của ông là rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là ‘khát vọng của nhân dân (Việt Nam)’, là ‘lựa chọn đúng đắn của Đảng’ và ‘phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử’.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ông Trọng cho biết là đảng của ông đang ‘từng bước’ nhận thức ‘ngày càng đúng đắn hơn’ về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ông Trọng cũng đưa ra những dẫn chứng từ Việt Nam và thế giới để chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay.

“Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế,” ông nói với các cán bộ, giáo sư và học viên của trường.

“Đó là sự ưu việt, là sức sống thực tiễn của chủ nghĩa xã hội!,” ông khẳng định.

Trên bình diện quốc tế, ông Trọng đưa ra các dẫn chứng Việt Nam ‘vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội’, Cuba ‘vẫn hiên ngang đứng vững’, ‘bước tiến cách mạng’ ở Venezuela, Bolivia và Eucador, ‘sự lớn mạnh’ của phong trào cánh tả Mỹ Latin, các nước xã hội chủ nghĩa khác ở châu Á ‘vẫn tiếp tục con đường tiến lên phía trước’ như là những ‘bằng chứng đầy khích lệ về sức sống của chủ nghĩa xã hội’.

Ông cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tại các nước tư bản để khẳng định rằng chủ nghĩa xã hội là ‘lựa chọn duy nhất đúng’ để vượt qua những bế tắc hiện nay mà các đảng cánh tả và ‘phong trào nhân dân tiến bộ các nước’ đang xác định ‘ngày càng rõ ràng’.

Ông Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh những cải cách kinh tế trong Đại hội vừa qua của Đảng cộng sản Cuba và bày tỏ mong muốn Việt Nam và Cuba ‘tiếp tục sát cánh bên nhau’ trên con đường chủ nghĩa xã hội.

‘Lừa dối dư luận’

Ông Nguyễn Khắc Toàn, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, đã bác bỏ hoàn toàn các luận điểm này của ông Trọng.

Ông Toàn đưa các dẫn chứng về dân oan mất đất, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, lạm phát, thất nghiệp tăng cao, an sinh xã hội bị tác động nặng nề, tình trạng tham nhũng hối lộ hoành hành để phản bác ‘thành tích’ về mặt xã hội của Việt Nam mà ông Trọng đã ca ngợi.

“Tình trạng bất công ở Việt Nam lan tràn khủng khiếp,” ông nói, “Hàng năm có hàng nghìn các cuộc xuống đường ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn.”
Về ‘sức sống’ của chủ nghĩa xã hội, ông Toàn cho biết cả năm nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại trên thế giới là Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Cuba và Lào đang ‘chịu những thách thức ghê gớm’ và ‘đang lung lay dữ dội’.

“Không có chủ nghĩa xã hội nào là có sức hấp dẫn đối với quần chúng cả,” ông nói.

Đối với trường hợp Venezuela mà ông Trọng đã nêu dẫn chứng như là sự hồi sinh của chủ nghĩa xã hội, ông Toàn đánh giá Tổng thống Hugo Chavez của nước này là ‘mị dân’ và là ‘kẻ đơn độc lẻ loi trơ trẽn ở Tây bán cầu cổ súy cho sự độc tài toàn trị.’
“Những nước tư bản và những nước có nền kinh tế thị trường luôn luôn phát triển và có những cuộc khủng hoảng nhất thời,” ông nói.

Tuy nhiên, nhờ vào ‘cơ chế dân chủ’ mà những nước này luôn tìm ra cách giải quyết khủng hoảng, ông Toàn lập luận.

Về ‘con đường đi lên chủ nghĩa xã hội’ của Việt Nam và Cuba, ông Toàn cho biết là ‘không có chủ nghĩa xã hội nào ở đây cả’ và hai quốc gia này là ‘độc tài toàn trị mang danh chủ nghĩa xã hội’.

Ông giải thích với việc cả Trung Quốc và Việt Nam đều ‘du nhập những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường để cứu cánh cho nền kinh tế của họ đang suy tàn mà thôi’.

“Trung Quốc và Việt Nam đều phản bội chủ nghĩa xã hội,” ông khẳng định.
Ông lập luận rằng chủ nghĩa xã hội đích thực thì ‘phải có đấu tranh giai cấp, kinh tế kế hoạch và chống lại kinh tế thị trường’ trong khi hai nước này đang tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới và mong muốn được thế giới công nhận là ‘kinh tế thị trường’.

“Ông ấy (Nguyễn Phú Trọng) chỉ tự nói dối bản thân mình, lừa dối dư luận, lừa dối nhân dân Cuba và nhân dân Việt Nam,” ông nói.

Ông Toàn cũng nhận định chuyến thăm Cuba lần này của ông Trọng là để lãnh đạo cộng sản hai nước ‘lên dây cót tinh thần cho nhau’ trong bối cảnh ‘hàng loạt đất nước độc tài ở Bắc Phi đã bị nhân dân bùng lên đánh đổ làm họ hoang mang lo sợ cho số phận của mình’.

Ông cho rằng ông Trọng sẽ ‘truyền kinh nghiệm’ của Việt Nam cho Cuba mà ông đánh giá là ‘tình hình hiện nay đang thảm hại về mọi mặt’ để nước này ‘kéo dài thêm sự sống’ và sẽ khuyên Cuba ‘có những bước đi mạnh bạo hơn nữa như Việt Nam về mặt kinh tế’.

“Họ (Đảng cộng sản Việt Nam) thấy rằng những cải cách của Cuba trong những năm gần đây theo lời khuyên của họ và của Trung Quốc chưa đủ mạnh để cứu cánh cho nền kinh tế của quốc gia này đang trên đà sụp đổ,” ông nói.

“Về chính trị chắc chắn họ sẽ kiên quyết cùng nhau chống lại khát vọng và đòi hỏi tự do dân chủ ở mỗi nước,” ông Toàn nhận xét.

“Sự cấu kết của hai nhà cầm quyền (Việt Nam và Cuba) là rất mạnh mẽ,” ông nói và dẫn chứng là mỗi nhiệm kỳ của các tổng bí thư Việt Nam đều đi thăm Cuba.

Nguồn: BBC

37 Phản hồi cho “Tổng Bí thư Trọng giảng bài ở Cuba”

  1. Thế Là Xong says:

    Phim kinh dị hoang tưởng thời nào mà ….chả hay , đặc biệt CON NÍT thì rất thích xem đấy nhé !

  2. Choi Song Djong says:

    Đọc mấy câu phát biểu của TrọngLú mà tớ phát điên,chả trách dân Hà Thành đặt cho cái biệt hiệu Lú.Anh Cu đã cố tình bỏ gác rồi mà vẫn chưa được yên thân,chương trình Lú qua đó 5 ngày nhưng tớ bảo đảm là chỉ đến ngày thứ 4 là lão Phi-Đen sẽ xuất huyết não chết tươi ăn năn tội không kịp cho mà coi.Tao đã bỏ gác rồi mà thằng Lú này cứ làm cho Tao thêm đau đầu.

  3. Dân Đen . says:

    Tôi cực lực phản đối việc các Bác , chửi xiên , chửi xéo Bác Trọng … Lú !
    các Bác chửi như vậy là ” không công bằng ” vì :
    - Một là : Chúng ta đều công nhận Bác Trọng – Lú , mà Lú nghĩa là không khôn , kiến thức hạn hẹp …
    - Hai là : Bác Trọng Lú bị đưa lên làm TBT , chứ thực tình Bác Muốn Làm Thủ Tướng kia ! ( Cái khoản này thì lại Khôn ! ) .
    - Ba là : Đi thăm Cu Ba , nó cho Ăn , cho hút Xì Gà … ( Tiếc là Gái CuBa không được đẹp như Gái Tàu ! ) – mà không nói được 1 câu , thì nó chửi cho à ! ( Cho chó ăn , nó còn sủa được vài tiếng nữa là … ) – Còn nói – thì Biết gì mà nói ! Thế là cứ bài đã từng nói ở Cái ĐH Đảng vừa qua , Sàng , Sảy ,thêm bớt chút ít … cho phù hợp với Nước CuBa anh em , cứ thế mà Phun ra … !
    - Bốn là : Nói dậy mà hổng phải dậy ! Định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa là gì ?
    Đó là Kêu gọi, mở cửa cho Bọn Tư Bản đầu tư sản xuất – Xuất khẩu ; Mà muốn đầu tư SX-XK thì chúng ( Bọn Tư Bản ) phải đem USD vào … Chúng phải cần có Cơ Sở Hạ Tầng … và muốn Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng (CSHT) thì phải có Đất ! Đấy ! Chính Nó – Đất – là nền tảng để Định Hướng XHCN – Kinh nghiệm ở VN đã chưng minh điều đó ! Đất Đai là do Nhà Nước thông nhất quản lý ! Vì Do nhà Nước Quản Lý cho nên Nhà Nước có quyền Giải Tỏa , Trưng Thu , Quy Hoạch … mà không cần bồi thường hoặc bồi thường rẻ mạt … sau đó Bán cho các CTy nước ngoài hoặc chia lô ,phân nền bán lại cho Dân với giá đắt gấp hàng trăm , hàng ngàn lần … Đảm Bảo CB,ĐV sẽ giàu to ,
    trên dưới một lòng … đó là đảm bảo đời sống CB,ĐV trong Định Hướng XHCN ! …
    Đó là Bí Quyết , Kinh Nghiệm qua thực tiễn mà Đảng và Nhà Nước VN đã thực hiện thành công
    và tiếp tục thành công … !
    Còn nhiều những Bí Kíp … trong lúc quan hệ 2 bên , VN sẽ truyền lại cho CuBa anh em … để cùng Định Hướng XHCN !

  4. butcun says:

    Khổ thiệt,ai phát minh ra cái vụ Intẹtnét làm chi hỉ? Thiệt là đồ báo haị,đái nát với các lảnh đạo đảng từ trung ương đến điạ phương,bị lộ hoàn toàn bịnh long móng thối mồm,bịnh ngu nói dốt,bịnh điếc không sợ súng.Nhất cử nhất động,những lời phát ngôn bừa bải,vô học(mặc dù có nhiều bằng cắp) chỉ vài phút sau cả làng,cả nước đều biết.Khốn nạn thật,đã biết chúng còn thêm mắm,thêm muối bình loạn trên nổi đau khổ đầy ngu dốt cuả lảnh đạo đảng ta.Giá như đất nước trở lại cái thời tiền sử ăn lông ở lổ hốt kít cuả đảng ta trước 1975 thì hay biết mấy nhỉ?Nhớ lúc đó anh ba chột cạo Mu,anh Mười thiến lợn,anh Duẩn bẻ ghi ,cha già dâm tặc tha hồ muá gậy vườn hoang chả sợ đưá nào cả.Tội nghiệp anh Trọng lú đã ngu lên mặt thầy đời,đòi lặt Cuba.
    Chắc sau chuyến đi này anh Lú sẽ bị lu theo chân anh lùn mã tử Triết về trời vui thú điền viên.
    Đề nghị ban vô văn hoá,vô tư tưởng đóng hết cửa,ngỏ ngách các trang mạng ,ta không xài internet,không giao lưu,bế quan toả cảng thì lảnh đạo ta tha hồ huênh hoa,nói dốc,nói náo ba hoa chích choè để các cụ nớn lỏ ăn ngon ngủ yên,khỏe rè.

  5. Lý Chính Luận says:

    Đúng là chuyện thằng mù chỉ đường cho thằng đui! Rặt một phường quái gỡ, chả giống ai trên hành tinh này!

  6. Hai Dăng says:

    Thật là bôi bác cho cả một dân tộc con nòi cháu tiên, tìm ra một người đại diện gọi là Tổng Bí Thư may mắn lần đầu tiên đặt chân tới Cu Ba, ngửi thấy mùi thuốc xì gà là phun ra hàng đống văn chương, thời mà hắn ta học thuộc lòng để thi tốt nghệp phổ thông.Cái cảnh này không khác gì khi lần đầu tiên tổng thống Mỹ Bill Klinton sang thăm VN, lúc đó TBT Lê Khả Phiêu trước mặt Klinton cũng phun ra một tràng giang đại hải, dạy cho TT Mỹ biết thế nào là chiến tranh chống Mỹ, thế nào là hậu quả chiến tranh, và dân tộc VN anh hùng đến chừng nào…,tôi con nhớ như in trong đầu cuộc chuyện trò đấy qua vô tuyến VTV1, thế rồi có vẻ nóng ruột và nhàm tai Klinton cắt ngang ” này ông TBT thân mến ơi! tôi đại diện cho Hoa kỳ đến thăm đất nước các ông , với tiêu chí khép quá khứ và chúng ta nên hướng tới tương lai…, nghe đến đó Lê Khả Phiêu mới ngồi im như ngỗng ỉa, mà không hiểu sao ông Phiêu và ông Trọng có hai đôi mắt giống nhau đến như vậy là cùng, không biết các ông có nhìn thấy gì không, vì đôi mắt lim dim tít lại đến nổi như có ai rạch một đường từ chổ để cho đôi mặt con người, thế rồi Lê Khả Phiêu bị Bộ Chính Trị kiểm điểm, đuổi khỏi ghế tổng bí thư khi chưa hết nhiệm kỳ. Tôi quả cảm rằng, sau chuyến đi Cu ba này, thì Nguyễn Phú Trọng cũng phải ra đi thôi., một điều đơn giản là thế kỷ 21 các nước cần hòa bình và lam ăn kinh tế, các loại thuyết như Trọng lú nói chỉ hợp với những năm 1960-1970, nghe ra mà buồn cười đến vỡ ruột, không biết là ở VN lắm người tài, học vị có lại chọn tay lú lớ mơ hồ đạo văn như vậy nhỉ.

    • Học trò ngoan của tàu says:

      Thằng tàu nó chỉ sử dụng bọn tâm thần hoang tưởng để dể bề sai khiến.

    • anh duong says:

      Đúng là một thằng đem cái xẻng xúc đất, dạy cho một thằng chủ nhà máy chế tạo máy xúc biết thế nào là tính năng tác dụng của việc xúc đất.
      Bái phục tronglu.botay.com.vn

  7. ĐẠI NGÀN says:

    TINH THẦN XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    Trong thế giới hiện đại tại nhiều nước có một sự nhầm lẫn hết sức tai hại đó là sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tinh thần xã hội và chủ nghĩa xã hội. Tinh thần xã hội là tinh thần vì người khác, mỗi người vì mọi người, biết tôn trọng lợi ích của cộng đồng, không hoàn toàn cá nhân hay vị kỷ. Tinh thần hay ý thức xã hội là một cách sống, một cách hành xử hay xử sự tự nguyện của nhiều người. Đó là những người làm việc thiện nguyện, những người có lý tưởng xã hội chân chính thật sự, và suốt đời họ có khi sống bằng lý tưởng xã hội trong mọi hành động, ngôn ngữ hoặc ý thức. Chủ nghĩa xã hội kiểu như thế không gì khác hơn là tinh thần, ý thức xã hội một cách tự nhiên do như người sinh ra có phẩm chất tốt đẹp hay được hưởng nền giáo dục nhân bản, có những trải nghiệm cuộc đời trong hướng nhân bản tự thực hiện và theo đuổi. Tính cách đó là hoàn toàn tự do, tự chủ, độc lập, tự nguyện, không có ai bó buộc, cũng không phải giả danh giả nghĩa hoặc nhằm tư lợi hay ý đồ giả dối, bất chính, mị dân nào khác. Đó cũng chính là chù nghĩa xã hội cổ điển, theo truyền thống, chủ nghĩa xã hội như một quan điểm sống tốt đẹp đề cao xã hội, theo mục đích xã hội, mang ý nghĩa xã hội, hoặc nói chung là tinh thần, ý thức xã hội một cách tích cực, lành mạnh, vô tư, trong sáng, hoàn toàn cao cả và mang tính lý tưởng.
    Trái lại, khái niệm chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa thực chất chỉ là một quan điểm chính trị toàn trị. Nghĩa là muốn tổ chức xã hội thành như một thứ bon sai, cây kiểng, tất cả phải vào khung khổ, coi đó như là kinh tế tập thể để nhằm loại bỏ bóc lột, nhằm tiến tới vô sản, con người sống như một cái máy, như kiểu con ong cái kiến, được phân công một cách nhịp nhàng, chặt chẽ, giả tạo, trong cơ chế xã hội hoàn toàn hình thức, phi lý, có khi thực chất hoàn toàn phi nhân, phong tỏa, đè nén, thủ tiêu mọi tự do dân chủ bình thường về tất cả mọi mặt để hầu thuần hóa hết thẩy mọi thành viên cá nhân cũng như toàn thể xã hội. Chủ nghĩa xã hội hay tổ chức xã hội kiểu ấy chính là học thuyết do Các Mác, Ăng-ghen đưa ra, và được Lênin đưa vào thực hiện, nhưng cuối cùng Liên xô đã phải tan rã và sụp đổ. Trong mô hình tổ chức của chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa này, Các Mác chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là mọi người làm việc theo khả năng, hưởng theo thành quả lao động. Giai đoạn sau hay giai đoạn cao nhất là mỗi người làm theo năng lực lao động và hưởng theo nhu cầu. Mác dựa vào quy luật biện chứng vay mượn từ Hegel để coi đó là quy luật tiến hóa khách quan trong lịch sử của giai đoạn cuối cùng của lịch sử xã hội loài người. Chỉ có điều Mác hoàn toàn giả tạo, không lưu ý đến tâm lý tự nhiên của con người phần lớn là vì bản thân và ích kỷ. Sự căn cứ vào quy luật biện chứng cũng là một sự tưởng tượng phóng đại, giả tạo. Nói chung Mác vừa là người không tưởng, không thực tế và mang ý thức cuồng vĩ. Thời ông còn sống, lý thuyết của ông trong thời gian dài chỉ nằm xó tủ, bị mọt mối gặm nhấm như chính ông thổ lộ, tự thú. Thế nhưng Lenin là người đầu tiên đã đưa vào thực hiện, và cuối cùng Liên xô cũng như toàn khối XHCN đã phải sụp đổ. Chính sự lập lờ giữa tinh thần xã hội mà nhiều người có với cái công thức hoàn toàn giả tạo, tưởng tượng do Mác đưa ra đã hấp dẫn nhiều người noi theo tín điều do Lênin đã dựng nên ngọn cờ bằng bạo lực và tuyên truyền chính trị. Đây là một thực tại lịch sử hoàn toàn khách quan, không phải tuyên truyền chống Mác hay chống lại tinh thần xã hội đích thực như trên kia đã nói. Nơi cá nhân và xã hội không có gì quý hơn sự độc lập và tự do. Chủ nghĩa xã hội truyền thống, cổ điển tôn trọng và khuyến khích sự tự do đó. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội theo công thức do Mác đưa ra và Lenin thực hiện chỉ nhắm vào ý nghĩa tập thể, đi ngược lại mọi sự tự do chính đáng của cá nhân và xã hội, tức là theo tinh thần chuyên chính, toàn trị của một xã hội hoàn toàn thủ tiêu mọi tự do chính đáng của cá nhân, mọi tinh thần dân chủ đích thực cần thiết của xã hội để nhằm tiến tới một xã hội hoàn toàn không tưởng, ảo tưởng trong thực tế chỉ vì một niềm tin mù quáng, điên loạn của Mác. Đấy tính cách nhầm lẫn hay sự lập lờ đánh lận giữa chủ nghĩa hay quan điểm xã hội chính đáng, tự nhiên và cơ chế, công thức xã hội kiều XHCN giả tạo, giả dối, chính là như thế. Hậu quả của nó là mọi sự giáo dục, tuyên truyền chệch đường về tinh thần xã hội, để cuối cùng xã hội trở thành giả tạo, thực chất trở thành xã hội tư bản chủ nghĩa hoang dã, vì nó bị núp bóng dưới tinh thần, ý thức, mục đích xã hội hoàn toàn hình thức, giả đò hay giả tạo để trở thành một thứ cá nhân chủ nghĩa đích thực đươi cái vỏ là tập thể chủ nghĩa hoàn toàn trá hình, lợi dụng cũng như lạm dụng đối với mỗi cá nhân con người cũng như đối với toàn xã hội nói chung.

    NON NGÀN
    (11/4/12)

    • Lâm Vũ says:

      Tôi đồng ý hoàn toàn với sự phân biệt giữa Tinh thần Xã hội và Chủ nghĩa Xã hội của bác NN. Một đàng là “yếu tính” của nhân loại, cần thiết cho nhân loại tiến bộ và tồn tại (tôi cố tình đặt “tiến bộ” đi trước “tồn tại”, bởi theo tôi “tiến bộ” là điều kiện để con ngưòi tồn tại. Thật vậy, một xã hội nếu không tiến bộ trước sau cũng sẽ tự nhiên bị loại trừ. Tấm gương của những quốc gia có những chế độ độc tài, co cụm cai trị như thời Trung Cổ đều đang biến mất ngay trước mắt chúng ta…

      Chẳng may, đa số người Việt – nhất là trong nước – không ý thức được điều này. Họ không coi việc dân tộc và quốc gia VN có một nền dân chủ là cần thiết cho sự sống còn của quốc gia và dân tộc, trong đó có con cháu của chính họ. Kẻ nghèo – đa số – chỉ cần biết đến bữa ăn hôm sau. Thiểu số giầu thì lo hưởng thụ, không hề có tí ưu tư gì đối với tương lai dân tộc.

      Đây không phải lời phiền trách gì ai cả, mà chỉ là một sự thật mà ai cũng biết. Điều ít người để ý tới, là một trong những nguyên do của nó là sự vô minh – thường gọi một cách nhẹ nhàng là “hiểu lầm” – đối với một số những ý niệm mới của thế giới văn minh bây giờ, trong đó có Tinh thần Xã hội và Chủ nghĩa Xã hội.

      Có thể tạm ví Tinh thần Xã hội giống như bảng chỉ dẫn đường đi trên xa lộ, nhờ đó mà con người có thể mau chóng đi đến mục tiêu , đỡ tốn xăng và an toàn. Trong khi, Chủ nghĩa Xã hội giống như một bãi mìn người đi trên đó không biết là sẽ đến “thiên đường” nào, nhưng nhất thiết phải răm rắp theo một “lề phải” nếu không chắc chắn sẽ có ngày dẵm phải quả mìn tan xác.

      LV
      TB. Một lần nữa, tôi xin mạn phép đăng lại góp ý của bác NN, sau khi đã ngắt đoạn để cho dễ đọc. Đây cũng là cách của tôi: với một bài dài, tôi lướt qua và ngắt đoạn trước khi đọc lại kỹ càng hơn.

      TINH THẦN XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
      Trong thế giới hiện đại tại nhiều nước có một sự nhầm lẫn hết sức tai hại đó là sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tinh thần xã hội và chủ nghĩa xã hội.

      Tinh thần xã hội là tinh thần vì người khác, mỗi người vì mọi người, biết tôn trọng lợi ích của cộng đồng, không hoàn toàn cá nhân hay vị kỷ. Tinh thần hay ý thức xã hội là một cách sống, một cách hành xử hay xử sự tự nguyện của nhiều người. Đó là những người làm việc thiện nguyện, những người có lý tưởng xã hội chân chính thật sự, và suốt đời họ có khi sống bằng lý tưởng xã hội trong mọi hành động, ngôn ngữ hoặc ý thức.

      Chủ nghĩa xã hội kiểu như thế không gì khác hơn là tinh thần, ý thức xã hội một cách tự nhiên do như người sinh ra có phẩm chất tốt đẹp hay được hưởng nền giáo dục nhân bản, có những trải nghiệm cuộc đời trong hướng nhân bản tự thực hiện và theo đuổi. Tính cách đó là hoàn toàn tự do, tự chủ, độc lập, tự nguyện, không có ai bó buộc, cũng không phải giả danh giả nghĩa hoặc nhằm tư lợi hay ý đồ giả dối, bất chính, mị dân nào khác. Đó cũng chính là chù nghĩa xã hội cổ điển, theo truyền thống, chủ nghĩa xã hội như một quan điểm sống tốt đẹp đề cao xã hội, theo mục đích xã hội, mang ý nghĩa xã hội, hoặc nói chung là tinh thần, ý thức xã hội một cách tích cực, lành mạnh, vô tư, trong sáng, hoàn toàn cao cả và mang tính lý tưởng.

      Trái lại, khái niệm chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa thực chất chỉ là một quan điểm chính trị toàn trị. Nghĩa là muốn tổ chức xã hội thành như một thứ bon sai, cây kiểng, tất cả phải vào khung khổ, coi đó như là kinh tế tập thể để nhằm loại bỏ bóc lột, nhằm tiến tới vô sản, con người sống như một cái máy, như kiểu con ong cái kiến, được phân công một cách nhịp nhàng, chặt chẽ, giả tạo, trong cơ chế xã hội hoàn toàn hình thức, phi lý, có khi thực chất hoàn toàn phi nhân, phong tỏa, đè nén, thủ tiêu mọi tự do dân chủ bình thường về tất cả mọi mặt để hầu thuần hóa hết thẩy mọi thành viên cá nhân cũng như toàn thể xã hội.

      Chủ nghĩa xã hội hay tổ chức xã hội kiểu ấy chính là học thuyết do Các Mác, Ăng-ghen đưa ra, và được Lênin đưa vào thực hiện, nhưng cuối cùng Liên xô đã phải tan rã và sụp đổ. Trong mô hình tổ chức của chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa này, Các Mác chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là mọi người làm việc theo khả năng, hưởng theo thành quả lao động. Giai đoạn sau hay giai đoạn cao nhất là mỗi người làm theo năng lực lao động và hưởng theo nhu cầu. Mác dựa vào quy luật biện chứng vay mượn từ Hegel để coi đó là quy luật tiến hóa khách quan trong lịch sử của giai đoạn cuối cùng của lịch sử xã hội loài người.

      Chỉ có điều Mác hoàn toàn giả tạo, không lưu ý đến tâm lý tự nhiên của con người phần lớn là vì bản thân và ích kỷ. Sự căn cứ vào quy luật biện chứng cũng là một sự tưởng tượng phóng đại, giả tạo. Nói chung Mác vừa là người không tưởng, không thực tế và mang ý thức cuồng vĩ. Thời ông còn sống, lý thuyết của ông trong thời gian dài chỉ nằm xó tủ, bị mọt mối gặm nhấm như chính ông thổ lộ, tự thú. Thế nhưng Lenin là người đầu tiên đã đưa vào thực hiện, và cuối cùng Liên xô cũng như toàn khối XHCN đã phải sụp đổ. Chính sự lập lờ giữa tinh thần xã hội mà nhiều người có với cái công thức hoàn toàn giả tạo, tưởng tượng do Mác đưa ra đã hấp dẫn nhiều người noi theo tín điều do Lênin đã dựng nên ngọn cờ bằng bạo lực và tuyên truyền chính trị.

      Đây là một thực tại lịch sử hoàn toàn khách quan, không phải tuyên truyền chống Mác hay chống lại tinh thần xã hội đích thực như trên kia đã nói. Nơi cá nhân và xã hội không có gì quý hơn sự độc lập và tự do. Chủ nghĩa xã hội truyền thống, cổ điển tôn trọng và khuyến khích sự tự do đó. Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội theo công thức do Mác đưa ra và Lenin thực hiện chỉ nhắm vào ý nghĩa tập thể, đi ngược lại mọi sự tự do chính đáng của cá nhân và xã hội, tức là theo tinh thần chuyên chính, toàn trị của một xã hội hoàn toàn thủ tiêu mọi tự do chính đáng của cá nhân, mọi tinh thần dân chủ đích thực cần thiết của xã hội để nhằm tiến tới một xã hội hoàn toàn không tưởng, ảo tưởng trong thực tế chỉ vì một niềm tin mù quáng, điên loạn của Mác.

      Đấy tính cách nhầm lẫn hay sự lập lờ đánh lận giữa chủ nghĩa hay quan điểm xã hội chính đáng, tự nhiên và cơ chế, công thức xã hội kiều XHCN giả tạo, giả dối, chính là như thế. Hậu quả của nó là mọi sự giáo dục, tuyên truyền chệch đường về tinh thần xã hội, để cuối cùng xã hội trở thành giả tạo, thực chất trở thành xã hội tư bản chủ nghĩa hoang dã, vì nó bị núp bóng dưới tinh thần, ý thức, mục đích xã hội hoàn toàn hình thức, giả đò hay giả tạo để trở thành một thứ cá nhân chủ nghĩa đích thực dưới cái vỏ là tập thể chủ nghĩa hoàn toàn trá hình, lợi dụng cũng như lạm dụng đối với mỗi cá nhân con người cũng như đối với toàn xã hội nói chung.

      NON NGÀN
      (11/4/12)

      • ĐẠI NGÀN says:

        HOAN HÔ

        Hoan hô Lâm Vũ cái chơi
        Hiểu mình quả thật con người này đây
        Bá Nha có cái đàn dây
        Tử Kỳ có cái tai hay lạ kỳ
        Khen chê là chuyện thị phi
        Vô ngôn mà hiểu thế thì mới hay
        Tử Kỳ vốn chuyện thời nay
        Bá Nha vốn chuyện những ngày xa xưa
        Tai nghe đàn gảy cũng thừa
        Chưa đàn đã hiểu thật vừa ý nhau.

        Ngàn Khơi
        (12/4/12)

  8. Lâm Vũ says:

    Vào thời đại vua chúa, ở VN hay bất cứ nơi nào trên thế giới, người ta đều tin rằng có quy luật “từ Thịn đến Suy”. Triều đại nào lúc mới lên cũng huy hoàng, nhưng thụt lui dần dần. Triều đại của CSVN cũng không ra ngoài “quy luật” đó của tạo hóa. Nếu cứ coi Tổng Bí Thư (TBT) như là ông vua của triều đại CSVN, thì khách quan ai cũng phải công nhận là từ “vua” Hồ Chí Minh đến “vua” Nguyễn Phú Trọng có sự suy xụp quá lớn. Xét từng thời kỳ TBT cũng có thể thấy sự thay đổi thụt lùi này. Từ HCM sang Trường Chinh đã là bước lùi, từ Lê Duẩn sang đến Đỗ Mười sự xuống cấp còn rõ ràng hơn v.v. Này đến Trọng thì quả là không còn quyền uy gì cả, bản lãnh cũng không. Ngay Nguyễn Minh Triết vẫn còn tí “sáng tạo” (“Cu-Ba thức thì Việt Nam ngủ…”) nan NPT chỉ nói như một cái máy, chẳng ai tin mà cũng chẳng ai nghe. Ngay chính Trọng cũng phải biết vậy, có lẽ nào không biết?

    Nhưng chính vì thế, hiến pháp của các quốc gia dân chủ văn minh đều giới hạn vị Tổng Thống chỉ được làm tối đa hai nhiệm kỳ (tổng cộng 8 hay 10 năm). Không những thế, thường một đảng cũng không nắm chính quyền được lâu, dù là Tổng Thống Chế hay Đại Nghị Chế. Sau một thời gian cầm quyền trên dưới 10 năm là dân sẽ bầu cho đảng đối lập.

    Một đảng cầm quyền lâu ắt sinh ra những tệ đoan như móc ngoặc, hối mại quyền thế, tham nhũng, hối lộ v.v. là cho quốc gia trở nên suy đồi. Huống chi, một đảng được Hiến Pháp bảo đảm quyền cai trị “muôn đời” thì chuyện hư hỏng là đương nhiên. Mất nước cũng là đương nhiên!

  9. Hại Làng says:

    Ăn cướp rao giảng ăn mày

  10. KIẾN CÀNG says:

    Nghỉ cũng thật là lạ. Khi mà đến 70 triệu dân chúng và các doanh nghiệp tư nhân làm ăn đàng hoàng, minh bạch ( không quan hệ chia chác với quan chức, đảng viên ), đang lao đao, sống dỡ, chết dỡ, đời sống hàng ngày đang bị vật giá leo thang bóp nghẹt, lãi suất ngân hàng tăng cao nhất thế giới, lạm phát biến thành dịch, tàn phá mọi ngỏ ngách xã hội Việt nam, hết đường cứu chữa. Hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu người thất nghiệp, hàng tỷ đô tiền thuế của dân đóng góp bị thất thoát do tham nhũng của Lãnh đạo. Ấy vậy mà ngài Nguyễn phú Trọng lại khẳng định cải cách kinh tế tại Việt nam đang phát triển tích cực, giải quyết vấn đề xã hội tốt hơn các nước tư bản.

    Không biết ông TBT Trọng có mù hai mắt, điếc hai tai hay không , mà không biết vấn nạn của xã hội Việt nam. Hay ông ngồi trên cao, ăn mâm cao cổ đầy, gia đình, dòng họ hưởng sái quyền lực của ông trở thành ” trọc phú đỏ “, của cải ăn đến mấy đời không hết, nên ông không biết ? Hay ông Trọng cố tình nói láo cho oách. Còn thiên hạ đâu có mù. Xin ngài Nguyễn phú Trọng đừng lấy vải thưa che mắt thánh.

    Ừ, thì ưu việt của xã hội chủ nghĩa cộng sản là : ” Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu “, nghĩa là làm theo sức, theo trình độ, hoặc làm ít, làm nhiều, nhưng khi hưởng lợi thì cứ hưởng thoải mái, muốn bao nhiêu cũng được ( ! ), kẻ ngồi không củng hưởng lợi như kẻ làm cật lực. Nhưng nghịch lý là 7 bản ngã con người là bất diệt. Trong đó có tham, sân, si và do vận động cạnh tranh của xã hội loài người theo quy luật tiến hóa, thì không có ai đồng ý người này phải chịu người kia lấy phần của mình. Thì Làm sao có xã hội chủ nghĩa hở ngài Nguyễn phú Trọng.

    Ngay cả bản thân ngài cũng muốn con ngài hơn con người khác, nói ngài cũng muốn nói hơn người khác, ngài muốn có tiến sĩ để hơn người khác, để làm chức lớn hơn người khác, theo quy định của đảng ngài. Thì làm sao có xã hội chủ nghĩa mà mọi người đều như nhau ?

    Người dân Việt nam giờ đây không còn là những ” con lừa ” để các ngài lừa phỉnh, nói dối nữa đâu.
    Thiết nghỉ, Cuba là nơi tị nạn tốt nhất cho các ngài đấy, sẳn dịp này các ngài nên mua sẳn cho mình mấy cái nhà ở đó cho mai sau, khi dân chúng nổi khùng.

Phản hồi