Nông dân VN tự vệ: Leo thang xung đột về quyền đất đai
Tác giả: Marco Kauffmann Bossart, Singapore
Ở Việt Nam, các cuộc biểu tình của nông dân làm hữu chủ đất đai xảy ra ngày càng nhiều. Chính phủ đã báo hiệu thông cảm, nhưng chưa mạnh dạn cải cách từ cơ bản.
Vụ cưỡng chế Tiêng Lãng
Nông dân Việt Đoàn Văn Vươn nổi tiếng tại quê hương mình sau một cuộc xung đột về quyền sử dụng 19 hecta đất vào tháng Giêng, cao điểm của cuộc xung đột là một trận chiến với các cơ quan thẩm quyền. Theo nguồn tin từ Việt Nam (báo chí và nhà nước), hàng trăm cảnh sát và binh lính tấn công vào khu đất của nông dân nêu trên tại thành phố Hải Phòng. Gia đình ông Vươn chống lại lệnh giải toả, họ đã sử dụng mìn và súng ngắn tự chế. Sáu cán bộ bị thương. Nông dân (Vươn) và ba người thân của ông ta bị giam tù từ đó đến nay.
Mất kế sinh nhai
Cuộc xung đột giữa ông Vươn và các cơ quan thẩm quyền có thể chỉ là một trường hợp cá thể, nhưng nó tiêu biểu cho một mô hình cơ bản tại Việt Nam. Nông dân Việt Nam có quyền sử dụng đất đai nông nghiệp cao nhất hai mươi năm. Sau thời gian này, chính quyền địa phương có quyền lấy lại đất, trong trường hợp này nông dân bị mất kế sinh nhai. Nông dân cũng không nhận được bồi thường cho những đầu tư của họ vào đất đai (trong suốt thời gian sử dụng). Nông dân Vươn, người được các blogger Việt Nam tán tụng là anh hùng dân tộc, đã xây dựng một trang trại nuôi cá trên vùng đầm lầy trước đây không hề sử dụng. Theo Hiến pháp, đất đai là tài sản thuộc về “nhân dân”, nhưng trên thực tế theo thuyết cộng sản nó thuộc về nhà nước.
Trong những tháng gần đây, nông dân đã nhiều lần phản đối trên đường phố chống lại chính sách đất đai. Ngành tư pháp Việt Nam ngày nay phần lớn là xử các cuộc tranh chấp về đất đai. Carl Thayer, giáo sư Đại học New South Wales, Canberra, ước tính rằng bảy mươi phần trăm các thủ tục tố tụng pháp lý có liên quan đến quyền sử dụng và bồi thường đất đai. Sự kiện này sẽ tăng thêm, bởi vì hàng trăm ngàn hợp đồng thuê đất sẽ hết hạn cho tới năm 2013. Vào năm 1993 nông dân lần đầu tiên được cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hai mươi năm. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc thu nhập của hai phần ba dân số từ 88 triệu người Việt Nam lệ thuộc vào ngành nông nghiệp.
Các quan chức tham nhũng khó có thể chống lại sự cám dỗ là nhượng đất cho các công ty tài chính nhiều tiền hoặc các nhà đầu tư thay vì phân bổ đất cho nông dân. Tiền hối lộ cho họ rất hậu do giá đất tăng nhanh chóng. Những ai muốn thưa kiện tại tòa án đều có nguy cơ là đơn kiện bị từ chối bởi ngành tư pháp thiên vị, hoặc bản án không được thực hiện. Nông dân Vươn trong năm 2009 đã đạt được quyền ở lại (khu đất tranh cãi), nếu ông ấy hủy bỏ vụ kiện. Điều này ông Vươn đã thực hiện, nhưng ông ấy vẫn bị trục xuất (ra khỏi khu đất đó), thân nhân của ông (Vươn) cho biết điều trên. Một điều không ít xảy ra là các cơ quan nhà nước cũng đã sử dụng một lý do không rõ ràng là vì “lợi ích công cộng” nhằm kết thúc quyền sử dụng đất (của người dân) một cách nhanh chóng.
Chỉ trích của lãnh đạo đảng
Phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam thông báo rộng biến cố tại Hải Phòng. Sự kiện gây ra nhiều phê phán mà chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố truy cứu giải thích rõ ràng, rằng chính quyền địa phương có vượt quá quyền hạn của mình hay không? Ngoài ra ông ta cũng lưu ý rằng những luật đất đai khác biệt của Việt Nam (qua nhiều giai đoạn) là “không mạch lạc”. Những tiếng nói (phê phán) khác từ Đảng Cộng sản tỏ sự thông cảm rõ ràng của họ với người nông dân bị giam bắt. Sau sự kiện này, hai cán bộ điạ phương đã bị đình chỉ chức vụ.
Chế độ độc đảng tại Hà Nội dự kiến việc tranh chấp đất đai là mối đe dọa cho sự ổn định trong nước, đặc biệt là các cuộc biểu tình tại Việt Nam nhằm chống lại nhà nước. Năm 1997 một cuộc tranh chấp về đất đai bùng nổ ra ở tỉnh miền bắc là Thái Bình. Tình trạng nóng bỏng ngày nay gây thêm nhiều áp lực đối với chính phủ trung ương để họ gia hạn cho nông dân thêm hai mươi năm nữa (quyền sử dụng đất). Tuy nhiên, theo các quan sát chính trị tại Hà Nội, họ tránh né việc sửa đổi pháp luật. Việc tăng thời gian sử dụng (đất đai) tối đa là chuyện không thể xảy ra. Quyền tư hữu về đất đai tạo cho nông dân nhiều an toàn hơn là một điều cấm kỵ. Họ không muốn nhìn nhận lỗi lầm của chế độ, nhưng có xu hướng đổ lỗi lầm cho cá nhân các quan chức.
© Đàn Chim Việt
——————————————
Tựa đề nguyên thủy: Vietnams Bauern wehren sich
Đăng trên báo: Neue Zürcher Zeitung ng ày 03.04.2012
Chuyển ngữ: Nguyễn Hội
Dân số Việt nam có tới hơn 90% là xuất thân từ nông nghiệp, đất đai là nguồn sống duy nhất của những người nông dân không có trình độ học vấn và tuổi tác đã cao. Việc nhà nước lấy hết đất của nông dân với giá rẻ mạt là đã dồn họ vào đường cùng làm cho họ ngày càng khô héo. Nhà nước lấy đất với giá rẻ mạt sau đó bán lại kiếm lời với giá cao gấp nhiều lần, lợi nhuận thì chảy vào các nhóm lợi ích. Điều này đã tạo nên sự bất công quá lớn, đó chính là ngọn lửa. Ngọn lửa đang bùng cháy khắp nơi từ nông thôn tới thành thị, từ miền ngược tới miền xuôi, từ núi rừng đến vùng biển, ngọn lửa đang được tiếp sức bới những người dân khốn cùng và thói bạo tàn của đám quan chức chính quyền. Ngày tàn của chế độ không còn xa nữa