WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hỡi tờ Xanh ghê gớm của ta ơi!

(Nhại thi phẩm Nhớ Rừng của Thế Lữ)

Thế là vụ Vinashin (VNS) đã đi đến chung cục:’’ Đầu lĩnh trưởng – Phạm thanh Bình’’ đã nhận án 20 năm tù, Ê kíp của ông ta cũng đều lĩnh trách nhiệm bằng các mức án khác nhău. Sự việc này làm tôi nhớ lại hơn 10 năm trước: Một người bạn học phổ thông, cũng phạm tôi tham ô đã phải’’dựa cột’’(*).

Tôi đã viết bài báo vừa’’cúng bạn’’, vừa góp thêm tiếng chuông cảnh tỉnh một số kẻ đang manh nha dẵm vào bước chân mà bạn tôi đã đi…

Thế nhưng tôi đã lầm!

Bọn họ chẳng những không sợ mà vẫn ngồi xổm lên pháp luật tiếp tục ’’làm thất thoát’’,’’Tham nhũng’’, Tham ô , ăn cắp công qũy khiến căn bệnh cố hữu này cứ ngày một nặng, tăng đến chóng mặt với quy mô càng ngày càng lớn…

Nếu bạn tôi khi đó chỉ’’ăn cắp’’ ở mức chục tỉ, đã phải tội chết, thì bây giờ ’’Tập đoàn Phạm Thanh Bình’’ đã toa rập nhau’’làm thất thoát’’ hơn 80 nghìn tỉ (4 tỉ USD), y ta chỉ nhận bản án 20 năm tù giam. Vậy lẽ nào bạn tôi bị xử chết… ’’oan’’?!

Đầu đuôi câu chuyện thế này : Cùng học phổ thông với nhau, vào ĐH anh ta học giỏi, ra trường đưọc phân về công tác trong nghành Ngân hàng – Tài chính, nơi đầy vàng, ngọc, Dollar. Chỉ trong vòng 10 năm lên như diều gặp gió, làm hết Sếp nhỏ đến Sếp lớn…cuối cùng thì dính vào vụ tham ô và nằm trong khuôn hình phạt – Tử hính.
Trước khi thi hành án, được bạn học của tôi và phạm nhân- đang có chức quyền trong ngành An ninh – thông cảm, tạo điều kiện… tôi được’’chiếu cố’’ đến thăm tử tù….
Người sắp chết nói lời thật lòng. Cuộc gặp mặt trong xà lim án ’’Bắn’’ gây cho tôi ấn tượng sâu sắc, khó quên. Anh nói về nhân tình thế thái… tự cho mình là nạn nhân… rồi tỏ vẻ ân hận: ’’Gía mình đừng học giỏi… gía mình đừng làm Sếp…’’.

Tôi chỉ lặng im nghe và thỉnh thoảng gật đầu trước ý kiến của người sắp chết… Sau cùng anh bình tĩnh, hỏi: Cậu thấy mình có giống con Hổ trong bài thơ Nhớ Rừng của cụ Thế Lữ không?(Khi còn học PT, hai chúng tôi rất thích tác phẩm này).

Chẳng để tôi kịp trả lời, anh tiếp: ”Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …” rồi đọc một thôi hết bài thơ. Điều làm tôi chú ý đến nhập tâm: Hầu như nguyên tác đã được anh thay đổi, đặt lời lại… Bài thơ như lời tổng kết quãng đời vang bóng của một con người từng đứng trên tiền bạc, dùng nó để ’’hô mưa gọi gío’’. Giờ đây trở thành tử tù, ngồi sau song sắt suy nghĩ, ân hận – chuẩn bi đi trả nợ đời.

Tôi quyết định ”bạch hóa” suy tư của người lúc sắp ”dựa cột” bằng cách công bố những vần thơ diễn đạt niềm cay đắng, ân hận của bạn mình . Làm vậy, dường như tôi đã vô tình ”thô tục hóa” tác phẩm Nhớ Rừng nổi tiếng của cố thi sĩ Thế Lữ: Con Hổ – nhân vật chính của cụ – bị nhốt vì sa cơ lỡ bước… thốt lên những lời hào hùng bi tráng. Còn’’con Hổ’’ – bạn tôi – vì tham tiền, tham quyền lực, đánh mất lương tâm đi’’tham nhũng’’ đến nỗi bị nhốt để người ta mang đi hành quyết…

Chắc chắn khi xuống suối vàng, bạn tôi sẽ gặp’’Nguyên soái tao đàn’’ mà ăn năn về lỗi lầm của mình. Anh ta đã dám lấy Con Hổ – đưa con tinh thần cao qúy của cụ – làm lẽ sống rồi làm mất thanh danh của nó…

Tổ tiên ta có câu: ’’đánh kẻ chạy đi chứ ai nỡ đánh kẻ chạy lại’’ – Xin Cụ hãy tha thứ, bỏ qua cho anh ta. Với tư thế, uy danh của mình cụ xin Diêm Vương trừng phạt nương nhẹ, sớm cho anh ta được đi đầu thai chuyển kiếp để về làm con người lương thiện, chân chính, phục vụ cuộc đời, chứ không phải mang kiếp lợn, chó, gà, trâu… (1) để trả nợ cho lỗi lấm đã gây ra.

Nhưng nếu anh ta – chứng nào tật ây – vẫn muốn kiếp sau tiếp tục về làm ’’con Hổ’’ – như lời tâm sự dưới đây – thì… xin cụ hãy mặc Diêm Vương cho Ngưu đầu- Mã viện tiếp tục ’’nện’’ anh ta thành cát bụi, tan biến vào hư không, rồi đầy xuống 18 tầng địa ngục, vĩnh viên không được siêu thoát!

Vì sự tồn vong của nhân sinh trên dương thế , xin Diêm vương thật nghiêm khắc với bọn tham lam vô độ để răn đời!

Nhớ Rừng (tờ xanh)
Lời tử tù trong xà lim án… ”Bắn”
(Nhại lại thi phẩm Nhớ Rừng và đề tựa lời con Hổ trong vườn Bách thú (2)

Gặm một khối căm hờn sau song sắt
Ta nằm dài trông bi kịch sắp qua…
Khinh lũ ”Dòi” kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh’’Người – Lớn’’!
Nay sa cơ nhọc nhằn tù hãm
Làm kiếp người lòng vòng với trò chơi
Chịu ngang bầy bọn Đại bàng dở hơi
Cùng lũ Sâu, Mọt ’’kho’’ bên – vô tư lự…

Ta sống mãi trong buồn thương, tiếc nhớ
Thuở tung hoành hống hách ngày xưa
Nhớ cảnh đêm thâu, trong ’’động’’ đèn mờ
Với tiếng thở phì phò, tiếng rên, hét, rú
Của những con nghiện đang vật vã dữ…
Ta vẫn bình tâm, đĩnh đạc, đường hoàng
Cong tấm thận ưỡn ẹo, nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, vuốt túm lông cứng, sắc
Trong động’’Hắc’’, mắt thần ta đã quắc
Là khiến cho mọi con nghiện im hơi
Ta tưởng ta – chúa tể của muôn loài
Giữa chốn chơi Hoa – toàn loại tên tuổi…
Nào đâu những đêm tàn – người ướt như ngâm suối
Ta no mồi, say xỉn – phải chườm nước đá tan
Đâu những chiều oi, nực – tiếp mưa ngàn
Ta lặng ngắm xung quanh đang đổi mới
Đâu những buổi bình minh, ta ngứa – muốn tắm gội
Tiếng em bên tai thẽ thọt – ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng mắu vương rừng
Ta suýt chết – bởi bị truy lùng gay gắt
Sao Ê kíp ta, không giữ được bí mật?

Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh quanh ta mau thay đổi
Những cảnh sửa sang, tầm thường, gỉa dối
Mũi nâng, bơm ngực, mí chẻ, răng trồng…
Nhuộm tóc Đen, thay Trắng – đánh lộn giòng
Gỉa Tiến Sĩ – dấu sao được dốt, kém
Làm ra vẻ hiền lành, nhưng bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của tay đua xe – đầu óc tối, ngu
Sao sánh được với ta: Oai linh hùng vĩ

Ta đã từng nghênh ngang ngư trị
Cả một thời, cả một vùng, ngành…
Thế mà bây giờ chỉ còn lại ước mơ xanh
Ngan ngát một niềm nuối tiếc
Chờ đến kiếp sau : Hi vọng quay lại được
Nơi ta từng vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không trở lại được – bây giờ…
Có biết chăng hỡi những ngày ngao ngán
Ta mơ theo Giấc Mộng Vàng to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi

Hỡi Tờ Xanh – kiêu hãnh của ta ơi! (3)
Hỡi Hạt Xoàn – ghê gớm của ta ơi !
Mộng Kê Vàng – ta khát vọng khôn nguôi ! (4)

15.8.2006 – 4.4.2012

© L.X.Q

© Đàn Chim Việt
————————————————-
Ghi chú:

(*) – thời đó khung hình phạt tôi tham ô từ 1 tỉ trở lên phải chịu án tử hình)
(1) Theo truyền thuyết nhân gian: Một số gia súc bị người đời giết mổ, vốn kiếp trước là những kẻ ác. Khi xuống Âm phủ, sau khi bị Ngưu đầu- Mã viện hành hạ, Diêm vương cho đầu thai thành gia súc để tiếp tục bị trừng phạt, trả báo…
(2) Nguyên văn lời đề tựa trong Nhớ Rừng của cố thi sĩ Thế Lữ : Lời con hổ trong vườn bách thú.
(3) Tờ Xanh : Dolla.
- Câu kết của bài thơ Nhơ Rừng in lần đầu trong tập Mấy Vần Thơ – tập mới – được Hoài Thanh đưa vào Thi Nhân Việt Nam , xuất bản năm 1941 – nguyên tác :
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Hơn hai mươi năm sau – Đầu những năm 60 của thế kỉ 20 – Nhớ Rừng lần đầu tiên được đưa vào Tuyển Tập thơ văn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 (không được phổ cập trên báo), câu kết này, cũng chính tác gỉa Thế Lữ sửa lại:
Hỡi rừng xanh kiêu hãnh của ta ơi !
(4) Hạt Kê là một thứ lương thực, to hơn hạt vừng, nông dân thường dùng để nấu cháo, làm bánh Đúc – ăn với bánh Đa có vị bùi, rất ngon. Khi nấu cháo, Kê có mầu vàng tươi.
Mộng Kê Vàng là sự tích, câu chuyện cổ: Xưa có người rất nghèo chỉ ươc ao được đổi đời giầu sang. Nhân một đêm kia, cùng mấy bạn nấu nồi cháo Kê. Đột nhiên anh ta ngủ thiếp đi. Một Đạo sĩ hiện ra trong giấc mơ, cho anh ta ba điều ươc. Anh kia ươc mình được làm quan to, tiền bạc nhiều, con đàn chắu đống. Đạo sĩ cho anh ta được thoả lòng: 3 điều anh ước thoắt cái trở thành hiện thực, kéo dài cả một đời người…
Bỗng có tiếng hỏi của anh bạn : Cháo chín chưa?
Người kia giật mình tỉnh dây, nhìn: Nồi cháo đang sôi sùng sục nhưng Kê vẫn chưa chín. Cảnh vật trong mơ không thấy đâu…
(Ý nghĩa của câu chuyện: Công danh, tiền bạc, giầu sang phú qúy chỉ như áng mây trôi, chớp mắt đã bay đi, ngăn ngủi như thời gian nấu nồi cháo kê chưa kịp chín…).

 

Phản hồi