WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi

Henry Kissinger

Câu nói trên của Tiến sĩ Kissinger vì một sự hiểu lầm nào đó đã gây ngộ nhận khiến nhiều người Việt quốc gia hận thù nhà ngoại giao này, họ nghĩ rằng ông đã chửi rủa đồng bào ta khi miền Nam Việt Nam đang trong cơn hấp hối tháng 4-1975. Câu này đã được ghi tại trang 641, phần nói về The Fall of Viet Nam, April 1975, trong cuốn Kissinger a Biography của Walter Isaacson, cuốn sách 800 trang viết về Henry Kissinger.

Nguyên văn như sau:

Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on” nghĩa là “Tại sao những người ấy không chết cho nhanh? Điều tệ hại nhất có thể sẩy ra cho họ là cứ sống kéo dài mãi” nếu dịch xuôi cho dễ hiểu là “Sao họ không chết lẹ cho rồi? nếu phải sống ngắc ngoải mãi thật là vô cùng bất hạnh cho họ”.

Ông ta than thở cho số phận của người Đông Dương chứ không rủa họ chóng chết. Ở đây không phải là để bênh vực cho ông này, kết án ông nọ hoặc thương ông này ghét ông kia mà là chúng ta cần hiểu cho đúng lịch sử.

Tháng 12 năm 1974 và tháng 1-1975, CSBV bắt đầu mở cuộc tổng tấn công sau cùng để chiếm miền nam VN tại Phước Long đúng hai năm sau ngày ký Hiệp định Paris. Tháng 3-1975 họ tấn công chiếm Ban Mê Thuột, cuối tháng 3, đâu tháng 4 năm 1975 hai quân khu 1 và 2 lọt vào tay Cộng quân nhanh chóng do sự sai lầm của Tổng thống Thiệu trong kế hoạch tái phối trí lực lượng. Họ bắt đầu chuyển quân đại qui mô vội vã nề phía nam để dứt điểm Sài gòn.

Khoảng đầu tháng 4-1975 trong khi CSBV đang ra sức tiến về Sài gòn, hòa bình Trung Đông thì tả tơi, bang giao với Nga sô xuống thấp, Cam Bốt gần sụp đổ và bây giờ miền nam VN đang bị CS nuốt chửng. Khi ấy ông Tổng thống Ford rời Tòa Bạch ốc đi nghỉ mát đánh golf tại Palm Springs tiểu bang California .
Bản tin truyền hình buổi tối tai Mỹ cho thấy những lời chỉ trích trước cảnh ông Tổng thống Ford đi đánh golf cùng lúc với cảnh Đông Dương đang dẫy chết trong đau khổ. Khi những người phóng viên tới phi trường phỏng vấn TT về thảm kịch đang diễn ra, ông chỉ nói ồ ồ rồi chạy trốn họ. Kissinger và Ford đã cử Tướng Weyand, Tham mưu trưởng tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự trong một tuần kể từ 28-3-1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4-4-1975. Khi về ông đi máy bay thẳng tới Palm Springs để báo cáo trực tiếp tình hình lên Tổng thống. Ông đề nghị cho oanh tạc bằng B-52 trở lại và đồng thời xin viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH, điều xin thứ nhất tái oanh tạc sẽ trái luật, khoản viện trợ trên đây rất lớn mà chỉ có một ít người tin là có thể giúp VNCH cầm cự được. Khoản xin này gồm trên 440 xe tăng, 740 đại bác, 100 ngàn súng cá nhân, 120 ngàn tấn đạn dược.

Báo cáo của Tướng Weyand biện minh cho khoản viện trợ mới nhằm kêu gọi tới cái nhìn địa lý chính trị của Kissinger, nó muốn nói “Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này,nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.

Nói khác đi lời khuyên đó là kéo dài sự kết thúc cuộc chiến tranh cũng chính là cái lý luận mà Kissinger đã có lần dùng để biện minh cho cuộc chiến đấu trên mặt đất: dể giữ uy tín khắp nơi. Ít ngày sau dân biểu Whitten (tiểu bang Mississipi) hỏi “Đề nghị của ông dựa trên cơ bản nào trừ việc chỉ có hình thức, khi chúng ta đều biết chắc là sắp thua rồi?. Tướng Weyand trả lời: “Thưa ông, cái cách mà chúng ta làm hay cái hình thức như ông nói nó cũng quan trọng như thực chất của vấn đề vậy”
Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc của Weyand: “ Nếu ông làm thế, người dân Mỹ sẽ lại xuống đường biểu tình. Các phụ tá của TT tại Palm Springs bàn về khoản xin viện trợ, đa số cố vấn của Ford đều chống đối đề nghị này. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống đối nhưng bị Kissinger loại ra khỏi cuộc bàn cãi và trở về Wasington, ông này cho là tình thế của Quân đội VNCH nay không hy vọng gì.
Kissinger vốn bi quan đồng ý rằng tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng dù vậy ông cho rằng đề nghị xin Quốc hội khoản viện trợ 722 triệu là cách duy nhất để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm. Trên đường tới phòng họp báo để nói cho các ký giả biết quyết định, khi ấy Kissinger quay lai nói với Nessen, tùy viên báo chí phủ Tổng thống về người miền nam VN như sau:

Sao họ không chết lẹ cho rồi? nếu phải sống ngắc ngoải mãi thật là vô cùng bất hạnh cho họ”

Tại phòng họp, Kissinger lý luận theo địa lý chính trị. Ông ta nhấn mạnh quyết định viện trợ sẽ vang tiếng khắp thế giới , cái dấu hiệu gì nó sẽ gửi cho bạn và thù khắp nơi, ảnh hưởng của nó với uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào hơn là hiệu quả quân sự của nó ở vùng bao quanh Sài Gòn. Tiến sĩ nói

“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào”
(Kissinger a Biography, trang 641-642)

Ngày 10-4-1975 Ford ra Quốc hội xin 722 triệu, Kissinger làm việc tới khuya soạn một bài diễn văn chỉ trích Quốc hội đã làm tiêu tan Hiệp định Paris . Lý luận về chữ “uy tín” mà ông đã dùng khi bắt đầu nhiệm kỳ của Nixon cũng là chữ mà ông nhấn mạnh lúc cuối. Trong thông điệp mà ông soạn cho Ford để gửi Quốc hội, lý luận này được nói gọn gàng

Hoa Kỳ không muốn viện trợ đầy đủ cho đồng minh của chúng ta để họ chiến đấu sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta như một đồng minh. Và chính uy tín này là cơ bản cho an ninh của ta vậy”
(Sách đã dẫn trang 642)

Ford giữ câu nói về uy tín nhưng ông làm nhẹ bớt những lời hoa mỹ của Kissinger tấn công chỉ trích Quốc Hội. Ông nhờ phụ tá Hartmann sửa lại dể việc xin viện trợ kết hợp với hòa giải quốc gia. Mặc dù đã nói nhẹ nhàng nhưng tại Quốc hội không có ai vỗ tay cả. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp. Cả Quốc hội lẫn người dân đều không còn muốn ủng hộ cuộc chiến tranh VN .
Sau này Kissinger đổ lỗi cho Watergate đã khiến cho Hiệp Định Paris bị suy sụp. Nói rằng sự sụp đổ quyền hành của Tổng thống có nghĩa là Hoa Kỳ không thể và không muốn cưỡng bức sự thi hành Hiệp định. Nhưng đó không phải do vụ Watergate mà vì người ta đã quá ghê sợ cuộc chiến VN, một cuộc chiến tranh vô ích nó đã tạo tư tưởng cô lập thập niên 70 và khiến cho người dân phải lùi lại trước viễn tượng kéo dài chiến tranh Đông Dương.

Cho rằng quyền hạn của Tổng thống bị Watergate gây ảnh hưởng xấu tệ đến việc thảo luận về VN, cũng vậy nỗi thống khổ do VN có lẽ đã đẩy mạnh sự nhiệt thành của những người chống Nixon trong việc điều tra vụ Watergate. Trong bất cứ trường hợp nào ngay cả TT Ford, vụ Watergate đã qua đi, Quốc hội không cho phép cấp viện trợ kéo dài sự đòi hỏi cho danh dự ở VN.

Cuối tháng 3-1975, do kế hoạch tái phối trí lực lượng sai lầm của TT Thiệu đã khiến VNCH mất hai quân khu 1 và 2, mất luôn cả hai quân đoàn 1 và 2 trong hai tuần lễ từ 14-3 tới 30-3-75. VNCH mất 5 sư đoàn bộ binh (22, 23, 1, 2, 3), 11 liên đoàn Biệt động quân, mất gần hết 2 sư đoàn tổng trừ bị.. vũ khí đạn dược coi như mất hết, một phần lớn lọt vào tay Cộng quân.

Thời điểm giữa tháng 4-1975, dù VNCH có soay sở được một tỷ Mỹ kim để mua tiếp liệu đạn dược cũng không thể cứu vãn tình thế, chỉ trừ có yểm trợ của B-52 mới hy vọng đảo ngược tình hình, lý do quân đội VNCH đã mất một nửa (1/2) lực lượng chính qui (các sư đoàn 1, 2, 3, 22, 23 và 11 liên đoàn Biệt động quân) trong khi CSBV bị sứt mẻ ít hơn.

Ford ít khi nào không nghe lời cố vấn về ngoại giao của Henry Kissinger, người được coi là Khổng Minh thời nay. Một chuyện ít ai biết tới nhưng có ý nghĩa lịch sử là quyết định của ông hôm 24-4-1975, ngay cả khi khoản viện trợ 722 đã bị treo chính thức, ông tuyên bố trong một bài diễn văn tại Đại học Tulane rằng đối với Mỹ cuộc chiến tranh VN coi như chấm dứt. Ít ngày trước đó, ông có nói sơ bài diễn văn này với phụ tá lâu đời Robert Hartmann, ông cho biết Việt Nam đã sẩy ra lâu rồi và không có người sinh viên nào còn nhớ tới, chiến tranh đã chấm dứt.

Ford nói chẳng biết Kissinger có chấp nhận ý tưởng này không? Ông thích ý tưởng này, thảo luận xong ông bảo Hartmann khoan nói cho ai biết chờ ông quyết định, bản thảo có gửi cho Kissinger nhưng không có ghi câu nói về VN này vì muốn dấu không cho Kissinger biết. Khi lên máy bay Hartmann đánh máy bài diễn văn và đưa Tổng thống coi, ông hài lòng. Trước sáu ngàn sinh viên tụ tập tại sân vận động bóng rổ, ông tuyên bố:

“Nước Mỹ có thể lấy lại niềm tự hào trước khi có cuộc chiến VN nhưng chúng ta không thể lấy lại nó bằng cách trở lại cuộc chiến tranh liên hệ với Mỹ nay dã chấm dứt”
(Kisinger a Biography trang 644)

Ford đọc rõ từng câu từng chữ, đám sinh viên ai nấy reo hò, dậm chân mừng rỡ, họ nhẩy nhót ôm nhau sung sướng mãn nguyện trong khi đó tai nước đồng minh xa xôi bên kia trái đất, cảnh máu chảy thịt rơi đang diễn ra hàng ngày. Câu nói “Cuộc chiến đã chấm dứt” vang dội trong nước, nó thể hiện bản tính rộng lượng tế nhị của một người cầu thủ Mỹ già biết cách xử thế cho tế nhị mặc dù đã thua trân đấu khi tiếng còi vang lên và cuộc chơi đã dứt.

Walter Isaacson cho rằng mục tiêu địa lý chính trị phức tạp của Henry Kissinger và ý muốn đổ lỗi trách cứ Quốc Hội của ông có thể hợp lý nhưng nó không còn hợp thời nữa. Điều bổ ích nhất cho nước Mỹ cần làm, cho vấn đề tấm lý trong nước và ngay cả cho uy tín trên thế giới ấy là hãy để cuộc Chiến tranh VN ở lại sau lưng (Sách đã dẫn, trang 644).

Trên máy bay về tòa Bạch Ốc, một ký giả hỏi Tổng thống bài diễn văn này có do Kissinger soạn hay chấp nhận nó không? Ông nói hoàn toàn không. Một người ký giả hỏi có phải Tổng thống cố tình nói thế để đánh dấu sự chấm dứt một thời ký trong lịch sử Mỹ. TT Ford đáp:

Đúng vậy, dù sao đó là một thời khá lâu dài, mối cảm kích của tôi lẫn lộn. Tôi thực tình không muốn nó chấm dứt như thế nhưng ông phải thực tế. Ta không thể thực hiện được sự hoàn hảo trên thế gian này”
(Sách đã dẫn trang 644, 645).

Sáng hôm sau tại tòa Bạch Ốc, Ford cho gọi Hartmann xuống phòng bầu dục, khi ấy Tổng thống đang ngậm tẩu hút xì và Henry Kissinger đang đi tới lui giận dữ như con sư tử mặc dù Ford cố làm cho ông ta bớt giận. Kissinger vung tay trợn mắt nhìn Hartmann bảo:

“Chúng ta không cần phải nói thế, tại sao lại dấu không cho tôi biết tí gì cả?
Hartmann lẩm bẩm nói vì soạn bản diễn văn trễ, không ngờ câu nói về Việt Nam ấy lại tạo lên nổ lớn như thế. Ông ta không nói Ford muốn câu này từ đầu. Ford đồng ý bảo tại vội quá đấy, rồi ông nháy mắt với Hartmann, ông phụ tá này bảo Kissinger “thôi từ nay sẽ không sảy ra chuyện này nữa”

Nhiều năm sau, khi kể lại chuyện cũ, Ford ca ngợi Kissinger không hết lời nhưng khi nói tới bài diễn văn đọc tại Đại học Tulane, ông nói Henry Kissinger không thích câu “chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt” Tôi biết Henry muốn tiếp tục tranh đấu xin thêm viện trợ và trách cứ, đổ lỗi cho Quốc Hội. Chính Ford cũng muốn vậy nhưng ông cho biết đã làm việc tại Quốc hội hai mươi lăm năm, ông biết chắc họ sẽ khước từ. Ford và Kissinger không đồng ý nhau ở điểm đó, nhưng Ford nói ông làm đúng, ông hiểu rõ đường lối của lập pháp hơn Kissinger.

Giờ phú chót, Kissinger tìm một giải pháp ngoại giao và lệnh cho Đại sứ Martin khuyên ông Thiệu từ chức. Hôm sau TT Thiệu từ chức và kết án Hoa Kỳ không giữ lời cam kết, bỏ rơi đồng minh. Sau này Kissinger gửi thư giảng hòa vơi ông Thiệu và nói vụ Watergate đã hủy hoại khả năng của chính phủ Mỹ xin viện trợ cho VNCH năm 1973 và 74 nhất là tình trạng bế tắc năm 1972 do nội bộ Mỹ gây ra. Kissinger nói nếu chúng ta tiếp tục cuộc chiến thì Quốc Hội Mỹ đã áp đặt từ 1973 cái mà họ đã làm sau này năm 1975, ý ông ta nói nếu VNCH không ký kết Hiệp định Paris thì Quốc hội đã bức tử miền nam VN từ năm 1973. Thật vậy tháng 1-1973 Quốc hội Mỹ đã tiến hành cắt viện trợ bỏ Đông Dương đánh đổi lấy 580 tù binh Mỹ nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm (Legislation to terminate the war was speeding its way to the floor – Lary Berman, No Peace No Honor, p.221).

TT Thiệu từ chức ngày 21-4-1975 nhưng BV vẫn tiến quân, sáng 29-4-1975 Đại sứ Martin được lệnh thi hành chiến dịch Operation Frequent Wind (Gió đều), đài phát thanh quân đội Mỹ cử bản “Giáng Sinh Trắng” , người xướng ngôn viên nói “Hôm nay tại Sài Gòn 105 dộ và đang lên” đó là mật hiệu đã định trước cho kiều bào Mỹ biết đế tới địa điểm tập trung di tản. Máy bay trực thăng từ hạm đội bắt đầu tới xà xuống nóc tòa đại sứ Mỹ và những địa điểm khác để bốc người.

Cuộc di tản tại VN không êm thắm như bên Căm Bốt, từ bao lâu nay cảnh hốt hoảng lúc trực thăng rời nóc tòa đại sứ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều người Mỹ, một vết thương kéo dài khác của chiến tranh, một hình ảnh tiêu biểu khác của sự tan vỡ kéo dài một thập niên.

Henry Kissinger nói với các phụ tá trong tòa Bạch Ốc bằng giọng khôi hài cay đắng

Tôi là một Bộ trưởng ngoại giao duy nhất đã mất hai quốc gia trong vòng ba tuần lễ”

Nhiếp ảnh gia trẻ Kennerly chụp hình quang cảnh rồi nói
“Tin mừng là chiến tranh đã chấm dứt, hung tin là chúng ta thua trận”.

Sau này Kissinger viết.

“Lần đầu tiên trong thời hậu chiến, Hoa Kỳ đã bỏ rơi một dân tộc thân thiện vào tay Cộng sản, họ đã từng tin tưởng chúng ta”
(Walter Isaacson: Kissinger a Biography, p.647)

Sự thực Kissinger nhận định không đúng lắm, Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi Trung Hoa năm 1949 và Đông Âu năm 1945.

Trong chính phủ, Kissinger là người cổ võ hăng hái cho viện trợ cần thiết, ông ta tự coi có trách nhiệm vì đã đàm phán tại Paris , sau này ông viết trong hồi ký.

“Hồi đó tôi đã không ký Hiệp định nếu không được Quốc hội quả quyết sẽ tiếp tục viện trợ dồi dào sau khi ta rút quân. Tôi không ngờ chúng ta có thể kết thúc bằng cách vứt bỏ cà một dân tộc mà ta đã kết nghĩa đồng minh”
(Henry Kissinger: Years of Renewal – page 476)

Thấm thoát từ ngày những đơn vị tác chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng cho tới nay 1975 đã mười năm qua, quân Pháp rút khỏi VN tới nay đã tròn hai mươi năm, quân Pháp trở lại Việt Nam tái chiếm thuộc địa đã ba mươi năm qua. Tác giả Walter Isaacson nhận định (Kisinger a Biography, p.647) tất cả những gì Hoa Kỳ đã lưu lại để cho 58,022 người tử trận thấy chỉ là một chút uy tín do thực hiện được Hiệp định ngưng bắn, nó kéo dài vừa đủ để che dấu sự rút lui của người Mỹ. Hòa bình và danh dự mà Kissinger tuyên bố tháng 1-1973 đều không lâu dài. Nhưng Hiệp định Paris ít ra cũng đã tạo được mục đích để Hoa Kỳ từ bỏ lời hứa của họ với Sài Gòn và cái hậu quả mất uy tín thực ra cũng mơ hồ, cái mà Kissinger đưa ra chỉ là mơ hồ
Điều ấy cho Kissinger một chút an ủi, ông ta nhận định rằng sự thất bại ở VN năm 1975 thể hiện một cú đánh vào uy tín nước Mỹ, nó làm tiêu hao sức mạnh của những lời đe dọa cũng như hứa hẹn của Hoa Kỳ trên thế giới. ông nói.

Do bản tính tự xá tội, chúng ta đã phá hỏng cơ bản tự do khắp nơi, sự đầu hàng ở Đông Dương mở màn cho một thời đại ô nhục của Hoa Kỳ nó kéo dài từ Angola tới Ethiopia, tới Iran, tới Afghanistan”
Trang 647

Cũng theo tác giả Walter Isaacson, “hậu quả Domino” mà Kissinger và nhiều người khác tiên đoán không rõ ràng. Việt Nam và Căm Bót đều đã trở thành Cộng sản, nhưng họ lại đánh lẫn nhau thay vì đổ sang Thái Lan. Các nhà chính khách Hoa Kỳ đã không hiểu rõ để rồi hy sinh biết bao nhân mạng.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, trả lời phỏng vấn đài NBC Kissinger nói có lẽ ta sai lầm khi quá quan tâm đến một vấn đề mà bỏ quên những chuyện khác, cuộc chiến này có tính cách Việt Nam hơn là có thể đưa tới ảnh hưởng quốc tế.

Thiếu tướng Vernon Walters tùy viên quân sự, người từng đưa Kissinger đi về trong những buổi đi đêm tại Paris , cho tới nay vẫn giữ được một lá cờ vàng nhỏ của miền nam VN trong văn phòng mình. Khi được hỏi về lá cờ này, ông Tướng giải thích nó tiêu biểu cho “một công việc còn dang dở” (unfinished business). Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ. Đó là một di sản của Hòa bình trong danh dự (Theo Larry Berman, No Peace, No Honor p.273).

Đầu thập niên 70, đa số người Mỹ chống chiến tranh VN và chủ trương rút khỏi Đông Dương, người dân đánh giá cuộc chiến này tàn ác, bẩn thỉu, tốn quá nhiều xương máu vô ích, đáng ghê sợ, dài vô tận không biết đến bao giờ mới chấm dứt … phải ra khỏi Đông Dương, sống chết mặc bay. Quốc Hội Mỹ do thúc đấy của phong trào phản chiến cắt quân viện bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cho rằng nó chỉ là cuộc chiến tranh sai lầm tai hại, đã khiến cho đất nước bị phân hóa, dầy vò cắn xé nhau tan nát trong bao năm qua, quá tốn kém… phải bỏ Đông Dương bằng mọi giá, từ bỏ những lý tưởng xa vời để quay trở về với quyền lợi của nước Mỹ.

Những người Mỹ ủng hộ chiến tranh VN chỉ là thiểu số gồm các nhà lãnh đạo hành pháp như Tổng thống Nixon, Tiến sĩ Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Laird… giới chức quân sự và nhiều nhà học giả nghiên cứu về chiến tranh VN… đổ lỗi cho Quốc hội cắt quân viện khiến cho VNCH sụp đổ, làm phương hại tới uy tín của đất nước trên thế giới. Họ lên án Hoa Kỳ đã tàn nhẫn bỏ đồng minh rơi vào vòng nô lệ của Cộng Sản, những người bạn yếu thế này đã hết lòng tin tưởng vào Mỹ. Họ cho rằng việc rút bỏ dù chính đáng tới đâu cũng không có giá trị đạo đức.

Bên nào nói nghe cũng hay, cũng có lý cả, nhưng chỉ giới trẻ, thanh niên là thích thú nhất, ít ra họ sẽ không phải đi lính đóng đồn xa xôi vạn lý bên kia trái đất. Những người này chiếm đa số trong phong trào chống chiến tranh, đòi rút quân về nước bỏ Đông Dương.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài Liệu Tham Khảo

Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam , A History, A Penguin Books 1991
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

140 Phản hồi cho “Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi”

  1. CôngĐài says:

    Nhân đọc phản-hồi của Một Bạn Đọc, tôi không thể không có ý-kiến. Tôi tôn-trọng và không phê-bình ý-kiến của bạn. (1) – Tôi nhớ tôi đã từng hỏi một bạn khác về phản-hồi của người này trong một bài viết chủ khác. Người này khi phản-hồi với ý-kiến mình, trích-dẫn một loạt những đoạn viết của những người khác để hổ-trợ cho quan-điểm mình. Tôi có hỏi bạn ấy : – có chắc đó là những tài-liệu duy-nhất, có giá-trị nhất – hay ít nhất có giá-trị không – đã tìm-hiểu những cây viết đó là ai chưa, họ là tả-khuynh hay hữu-khuynh,mức-độ khách-quan của họ như thế nào – v.v… Thì với những câu hỏi đó, tôi xin gởi đến bạn Một Bạn Đọc. (2) – Đọc những đoạn trích-dẫn bởi bạn, tôi chỉ đề-cập đến một vài người tôi biết tên. a/ Yung Krall với tác-phẩm… của bà, tôi thú thật chưa đọc ; nhưng đó không đơn-thuần là một tài-liệu lịch-sử được để khách-quan. Bà ấy than-phiền là sống trong một xã-hội của hối-lộ, tham-nhũng v.v..Điều này ai cũng thấy được, ai cũng than-phiền được.Nhưng bà không thấy hoặc cố-ý không thấy những mặt tích-cực khác – là điều chắc-chắn phải có của hai nền Cộng-Hòa của VNCH, vì như vậy mới sống-sót được 20 năm – nhưng tôi không trách, cũng không quyền trách bà ấy, hoặc vì bà ta cố-tâm như vậy, hoặc vì khả-năng quan-sát của bà ấy chỉ vậy thôi . Câu tiếp theo, bà viết ‘ Who win the war ? Perhaps… ‘ , kể ra bà ta cũng dè-dặt. Nhưng bạn thì không dè-dặt chút nào khi trích-đăng đoạn viết của bà ấy. Bà ta là đàn-bà, nhiều cảm-tính ! b/ Về ông Colin L. Powell, nếu tôi nhớ không lầm thì giữa thập-niên 60, ông ấy là tiểu-đoàn-trưởng – và nếu tôi không lú-lẫn, thì tôi nhớ cũng đồng nắm chức-vụ như ông ấy – nói vậy chỉ muốn đưa ra ý-tưởng rằng ông ấy, cho dù sau này có nắm đến chức-vụ gần như cao nhất của quân-lực Mỹ, và đã làm đến Bộ-trưởng Ngoại-giao của Mỹ, thì cũng là con người mà thôi, cũng có những nhược-điểm. Tôi không nói xa hơn, mà chỉ vin vào câu mà bạn trích ‘ Most officers,,,brave and uncomplaining ‘. Tôi cũng đã từng chiến-đấu bên cạnh những bạn cố-vấn Mỹ, nên cũng ít nhiều quan-sát tinh-thần chiến-đấu của họ. Quân-đội nào cũng vậy, cũng có nhiều người can-đảm, cũng lắm kẻ nhát ; nhưng tự khen ‘ Most ‘ thì e hơi tự-kiêu, hơi chủ-quan chăng. Ngoài ra ông Powell nhắm vào tướng Kỳ – là người ai cũng có thể nói về, là ‘ một bản trường-ca ‘, – chỉ có giá-trị về tâm-lý, không thuộc lý-luận. Tuy nhiên tôi dè-dặt khi nhận-xét đoạn viết trên của ông Powell, vì rằng ông ấy có thể viết nhiều đoạn khác, với những nhận-xét khác, tùy bối-cảnh, tùy đối-tượng, không phải chỉ duy tướng Kỳ ; mà bạn ‘ quên ‘ trích-dẫn cho đủ bộ ‘ nóng có, lạnh có ‘, phải không ? c/ Cũng với ý-tưởng liền trước, tôi nói về tướng Lý Tòng Bá. Tôi chưa đọc sách của tướng Bá viết nên chưa khách-quan nhận-xét về ông ấy xuyên qua đoạn mà bạn trích-đăng. Vì thực-tình tôi chưa đặt tin-tưởng vào khách-quan-tính của bạn – có khả-năng là bạn cố-tình không trích-đăng thêm những đoạn khác như điều tôi đã đề-cập ở phần liền trước. Tóm lại, tôi tin rằng nhiều người đồng-ý với tôi là, có rất nhiều nhân-tố dẫn đến việc khai-tử VNCH, và dù hối-lộ, tham-nhũng là những mối họa lớn góp phần những nhân-tố đó, thì yếu-tố quyết-định nhất, tối-hậu hẳn là gì khác, không phải những rêu-rao tầm-thường, tiêu-cực như được thấy trong không ít phản-hồi. Mong suy-xét công-minh.

  2. MỘT BẠN ĐỌC says:

    GÓP Ý :”MỸ KHÔNG THUA NHƯNG SAO LẠI BỎ ĐI “?
    1.Xin tóm tắt. Trong chiến tranh thống nhất với lực luợng Hoa kỳ kể cã Tổng Tấn Công và Nỗi dậy Mậu Thân năm 68 , quân đội Bắc Việt hoàn toàn thất bại trên tất cã các mặt trận nhất là mặt trận Khe Sanh.
    Thung lũng Khe Sanh nằm gần vĩ tuyến , thuận lợi cho viêc tiếp tế . Điều đáng quan tâm là Võ Nguyên Giáp muốn chôn quân đội Hoa kỳ tại đây và biến Khe Sanh thành Điện Biên Phủ thứ hai .
    Hà nội đã đánh giá sai và đã hoàn toàn thất bại vì hoả lực pháo đài bay B52 đã xoá sổ gần hết tuyến tiền phuơng trên 10 ngàn binh lính miền Bắc.
    2. Mặc dù thân phận chĩ là loại ruồi nhặng , tay sai hạng bét cuả Liên sô , nhưng tốp lãnh đạo Hànnội rất khinh thuờng và lên mặt vờn Washington . Điều naỳ đã tỏ rõ trong các thư trao đổi giuã HCM
    và Johnson và trong lời lẻ thái độ cuả Lê Đức Thọ trong đối thoại với NT Kissinger (Mời xem Hoà Đàm Lê Đức Thọ-Kissinger cuả Lưu V. Lơi,Nguyễn Vũ Anh và Argument without End cuả Mac Namara ) .
    Thọ xấc láo bỏ về Hànội muốn làm vỡ hoà đàm khi Nixon hưá hẹn hoà bình trong tranh cử nóng bỏng tại Hoa kỳ. Vưà về tới nhà tức thì Thọ đón nhận ngay một cuộc dội bom ác liệt nhất cuả B52 ngay
    tại Hànội và có quả rơi ngay sát cưả nhà ông ta. Thọ đâm ra sợ chết , biết không thể dỡn mặt bèn vội vả bay sang Paris nối lại hoà đàm ngay theo lệnh cua Kissinger ngay. (1)( Mời xem No Peace,
    No Honor cuả Larry Berman )
    NHẬN XÉT…
    Điều muốn nói ở đây là chiến tranh chưa chấm dứt hẵn, Hoa kỳ đâu có thua Hà nội nhưng tại sao lại bỏ đi ? Cho đến nỗi , nguời phụ tá cho Kissinger là John Negroponte phải bực tức và hỏi lại Kissinger :”We
    bombed them into accepting our concessions ? ” Đây là câu hỏi nghiêm trọng gắn liền với sự tìm hiễu chữ “these people” trong câu “”Why don’t these people die fast ” cuà H. Kissinger .
    Có phải nguời Mỹ muốn chấm dứt nghề “BÁN MÁU” cuả một số nguời quyền lực ?
    Có phải nguời Mỹ muốn chầm dứt cãnh chết chóc hàng ngày cuả vô số nguời nông dân truớc cãnh ăn chơi cuả Sài gòn chĩ muơi cây số ?
    Và cũng nhờ các xoay chuyễn chiến luợc táo bạo đã khiến cho họ thành công ngoạn mục như CT Gorbachev đã thú nhận :
    ” …they (Americans) had “won“ the cold war- a triumph that ,in their view, more than compensated for the humiliation of Vietnam “(p.28 , VIETNAM : A HISTORY,edition 1989, Stanley Karnow )
    ————————————-
    (1) Môt tư liệu lý thú là Lê Đức Thọ cho lập một nhà điếm với gái bắc bên cạnh ban tham mưu Công sãn Bắc Việt tại Paris !.(” They even had a brothel there for their personnel, staffed entirely with women from North Vietnam… “.(p.62,”No peace , No honor” ,Larry Berman )

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Nếu cho phép tôi góp ý, tôi xin LẬP LẠI như con vẹt một số góp ý khiến tôi ưng cái bụng :-) !

    1/
    hugz says:
    20/04/2012 at 11:15

    Ôi thôi mệt quá khi còn cố lật ngược lật xuôi câu nói để bênh cho chú Kissinger. Sự thật là người VN hiểu quá chậm về tên Kiss nầy cho nên chỉ mới sau nầy người VN tỵ nạn CS mới biết bộ mặt thật của nó. Nó làm tất cả để bán tháo bán rẻ miền Nam VN cho Tàu mặc cho số phận của người VN ra sao.

    Đồ khốn! Sao nó không chết quách (trong trại tập trung) cho rồi?
    Ấy ấy đừng hiểu làm ý tôi nha.
    Tôi chỉ “… than thở cho số phận của người Do Thái thôi chứ không rủa họ chóng chết….”!

    Bình loạn: TÂM PHỤC KHẨU PHỤC ! HAY HẾT Ý LUÔN :-) !

    2/
    Lâm Vũ says:
    20/04/2012 at 23:34
    (…)
    Chuyện rõ như ban ngày, cả sự nghiệp của “thiên tài” chính trị họ Kiss đều nằm ở việc cứu nước Mỹ ra khỏi “vũng lầy chiến tranh” VN. Đó là điều mọi người Mỹ phải chấp nhận là một thành quả vĩ đại, không phải ai cũng làm được, dù về mặt “đạo đức” thì ít người thấy lương tâm mình chấp nhận được, chỉ có người nói có nguời không nói ra mà thôi.

    Bình loạn: Giả ơn cho những lần chịu khó viết lại cho “ngay hàng thẳng lối” ý kiến ý cò của người nhiều nick nhất diễn đàn, hihihihihiiiiii ;-) !

    3/
    Lâm Vũ says:
    21/04/2012 at 00:14
    (…)
    Tóm lại, viết bài hay ý kiến, cần phải cố gắng nói lên sự thật như mình biết được. Không phải để chứng tỏ ta khác hơn mọi người. Tác giả ơi…

    Bình luận: kết đắt giá :-) ! Tôi phải tâm niệm nó !

    Lão (không) ngoan

  4. tomi says:

    Nhờ Kiss mà CS đã chiếm trọn miền Nam. Chính Kiss là kẻ đã giúp cho Tàu mạnh lên, trở thành số 2 trên thế giới và có thể đẩy HK xuống 1 cách thảm bại trong thời gian gần đây.
    CSVN và Tàu cám ơn Kiss không hết về những việc làm có lợi của nó. Cái công của Kiss cho CS rất là lớn.

  5. Thằng Bờm says:

    Phần lớn người VNCH chửi Kiss, nếu vì lịch sự không chửi thì cũng đắng trên môi, cay trên mắt ; đó là lẻ thường. Tuy nhiên như Kiss nói trong link tôi đã đưa ở comment trước: “In philosophy courses you deal with absolutes. In statesmanship you deal with nuances.”

    Làm chính trị không nên xu thời, tùy thời nhưng anh ta không thể không bị ràng buộc với thời thế. Kiss cũng thế.

    Rỏ ràng ông ta đã bán đứng miền Nam VN cho Tàu để theo đuổi chiến lược “dĩ hòa vi quý với phương Đông”. Lịch sử đã sang trang, những học giả Mỹ từng hoạch định chính sách đối ngoại cho Nhà Trắng chủ trương “Trung quốc lành tính” đang bị tạt một ( hoặc nhiều ) gáo nước lạnh vào mặt. Nếu có quan sát, dể dàng nhận ra họ là các đệ tử ruột của Kiss.

    Có thể nói rằng, Mỹ không còn băn khoăn nên hay không gia tăng các quan hệ với châu Á, mà phải “sống cùng hoặc sống còn” với châu Á vì sự phát triển kinh tế ở đây và sự khủng hoảng ở châu Âu. “Trung quốc lành tính” có thật không, đã được trả lời. Đệ tử của Kiss đang muối mặt VÀ KISS XUẤT HIỆN.

    Không ai ngây thơ nhận định rằng ông ta có mặt chỉ để tiếp tục chứng minh “Trung quốc lành tính”. Chắc chắn rằng, do đã từng nói chuyện với Mao, ông ta không quá coi thường hoặc tâng bốc lãnh đạo Tàu như đệ tử của ông. Ông ta sẽ làm gì ? đã Bờm như tôi thì chịu, không muốn làm thầy bói. Nhưng, nhìn vào quãng đời và sự nghiệp ngoại giao của Kiss, có lẻ tôi không lầm để nói rằng “Ông ta được sinh ra để xử lý những tình huống ngặt nghèo cấp tính của thế giới”. Người Mỹ đang lúng túng trong lựa chọn phương án tiếp cận với Trung quốc. Hy vọng Kiss sẽ tìm ra cách nấu chín cái “gân gà” hiện nay.

    Nếu hy vọng của tôi có cơ may xảy ra, sẽ có một quá trình Trung quốc tung ra hàng triệu triệu lời mắng chửi Kiss ; nhưng quan trọng là họ mượn danh VNCH để giấu mặt. Cái đám VN chạy theo Tàu hiện nay sẽ làm thay TQ.

    Những người VNCH không còn đủ sức mà biện bạch, vì dẩu sao cũng đã từng chửi như thế trong quá khứ ( hoặc như hiện nay ). Nếu ai thật sự yêu thương VNCH xin hảy cẩn trọng. Đừng để con cháu chúng ta mang nhục mãi.

    Nếu hy vọng của tôi không có cơ may xảy ra. Chỉ xin nhắc lại : Đánh giá đạo đức của Kiss là chuyện vô duyên đối với người Việt chúng ta.( ông ta chỉ học triết, và đặc biệt ông ta là chính khách ).

    _ Cảm ơn bạn Công Đài.
    _ Gởi bạn Hai Ngươn Phế binh VNCN : Nếu thật sự bạn đã mất đi một phần thân thể cho VNCH, bạn nên tự hào rằng “nhờ bạn, miền Nam VN trước 75 đã không sinh ra và giáo dục những con người mất dạy như tên cán bộ Thanh tra này ( xem ở http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/thanh-tra-xe-buyt-uong-ruou-tum-co-hanh-khach-73-tuoi-1/ ).

    • Lưu Vong cờ vàng says:

      A . Thằng Bờm nói : ” …Mỹ bán đứng VNCH cho Tàu…” .

      Thế ra , tay này cũng thừa nhận VNCH là món Hàng Hóa – bị chủ Mỹ bán đi ư ? Chế độ bị bán đi rồi , thì những kẻ làm thuê , đánh thuê vác 3 que xỏ miếng vải vàng ta …vì hết đất sống phải tan tác lết lê nơi xó trời này ư ? ….

      Trời đất , cùng phe cờ vàng với nhau , sao lại thừa nhận công khai ,để làm Lộ ra chân tướng của nhau vậy cà ?

      Nói thế thì chủ Mẽo đã mua VNCH từ bao giờ ? và ai đã bán ? Chả lẽ lại là anh em ông Diệm và Bảo Đại , để từ đó mà được trả dần 3 tỷ USD cùng vũ khí , chất độc hóa học …và cơm sấy mỗi năm …suốt đến đời ô. Thiệu ???

      • Thằng Bờm says:

        Có biết cái giá “Mỹ bán đứng VNCH cho Tàu” là cái gì không ?

        _ Là liên kết với Tàu để cùng bắt nạt “Liên-xô vĩ đại” của đồng chấy đấy.
        _ Là để Mỹ rảnh tay mà chơi bài “chiến tranh liên hành tinh” làm cho cả 2 bậc thầy “đuôi to” (vĩ đại) của đồng chấy phải rụng rời đấy.
        _ Là để cho Liên-xô ký hiệp ước hửu nghị với đảng và nhà nước của đồng chấy mà phải nín thinh, chẵng dám ho khi Tàu nó bợp tai các vị “nãnh đạo” của đồng chấy đấy.
        _ Là để cho bức tường ô nhục ở Berlin sụp đổ đấy.
        _ Là để cho Liên-xô tan tành bị xóa sổ trên thế giới đấy.
        _ Là để cho “nãnh đạo” của đồng chấy phải ngoan ngoản thực hành “road map” để quỵ lụy cầu cạnh rước nó bước trở lại VN đấy.

        Đồng chấy xem lại từ khi ông Hồ khởi động chiến tranh ở miền Nam VN, miền Bắc đúc được bao nhiêu cây súng, sản xuất được bao nhiêu cây kim khâu vá áo quần ? Hoàn toàn ZERO. Nhận súng đạn của Tàu và Liên-xô đem vào miền Nam bắn giết anh em ruột thịt, chẵng biết nhục bởi u mê chạy theo cái bóng “thiên đường Cọng sản”. Thử hỏi, người miền Nam không nhờ vào tài trợ của Mỹ để giử cho một nửa dân tộc khỏi sống trong cảnh “đi mua một cái đinh cũng phải xin phép” thì nhờ vào đâu.

        Khi Mỹ thấy “không chơi” với VNCH thì có lợi cho một toàn cảnh lớn hơn nên họ bỏ. Cường điệu hóa thái độ đó người ta gọi là “bán đứng” đấy, đồng chấy hiểu chửa ?

        Khi con gái hay em gái của đồng chấy “chửa hoang” với một tên ma cô nào đó. Cả nhà đồng chấy đay nghiến “mày bán đứng cả nhà này rồi”. Thế cả nhà đồng chấy cũng là món hàng hóa — bị chủ là con hay em gái bán đi ư ? Nói thế thì đứa con hay em gái nó mua cả nhà từ bao giờ ? và ai đã bán ? Là đồng chấy hay bố mẹ đồng chấy, để từ đó mới có tiền ăn uống sắm sửa từ khi cô gái chửa hoang mới bắt đầu nhú ngực cho đến ngày hôm nay ? ?

  6. Lâm Vũ says:

    Gửi một góp ý đi rồi, bây giờ có thêm tí thì giờ để đọc lại bài viết cũng như một số ý kiến, tôi cảm thấy mình đã chưa nói hết những ý nghĩ chính của mình. Thiển nghĩ, còn chút thì giờ, thì ta cũng nên để dành cho việc tìm hiểu sự thật lịch sử, may ra có lợi cho con cháu sau này (nếu không chúng lại sẽ nghe những ông Mỹ ông Tầu giảng lịch sử cho nghe).

    Đúng là người Việt (VNCH) không nên trách Kiss, bởi vì Kiss là ngoại trưởng của Mỹ chứ phải là Tổng Thống của VN đâu. Ông ta làm điều “tốt” cho nước Mỹ hay không nguời Mỹ sẽ phán xét – nhiều người Mỹ đã làm chuyện này lắm rồi, chỉ không thấy ông TĐ nhắc tới, mà chỉ thấy nói về suy nghĩ của chín tác giả cứ làm như mình là giáo sư sử học Havard không bằng! Thế nhưng người Việt (VNCH) ít nhất có qiuyền ta thán, tức giận, bất bình đối với Kiss.

    Tác giả TĐ đưa ra những gì để bào chữa cho Kiss? Những câu nói vu vơ, kiểu: “Tôi là một Bộ trưởng ngoại giao duy nhất đã mất hai quốc gia trong vòng ba tuần lễ”. Câu này có nghĩa gì? Kiss “hối hận” chăng? Ai đã từng làm việc với người phương Tây, thi biết rằng đây chỉ là cách nói “ironical”, không mang nghĩa gì cả. Ngoài ra, ai đã ca tụng Kiss? Chỉ thấy tác giả nhắc tới một người là ông tổng thống bất-đắc-dĩ Gerald Ford, người – theo lời của chính tác giả – nghe lời Kiss răm rắp. Nhưng điều này cả thế giới biết từ khuya rồi. Thức sự có người thứ hai khen Kiss, đó là chính tác giả! Tác giả viết: “Ford ít khi nào không nghe lời cố vấn về ngoại giao của Henry Kissinger, người được coi là Khổng Minh thời nay.”. Ai coi Kiss là Khổng Minh? Chả lẽ Gerald Ford? Hay ông hàng xóm Mỹ của tác giả TĐ? Vô lý, ông ta có bao giờ học sử Tầu. Vậy người coi Kiss là KM thời nay chỉ có thể chính là ông TĐ!

    Sau cùng, tôi thấy đa số lời bình của bặn đọc đều nhẹ nhàng và hợp lý, nhưng cũng có vài người nhân cơ hội phỉ báng ngưòi Việt, Có bạn đọc khẳng định (như lời TT G.W.Bush khi bị hỏi, tại sao ông nghĩ Mỹ sẽ thàng cộng ở Iraq, trong khi đã từng chạy dài ở VN): “chính người thanh niên VNCH không muốn chiến đấu”!

    Giời ạ, người lính VNCH đánh tới cùng, dù mồi người chỉ có một quả lựu đạn và một băng đạn… bắn hết ráng chịu! Con của ông chủ tịch Liên đoàn Lao công Việt Nam, Trần Tấn Bửu (?), làm đại đội trưởng coi đồn, còn viết thư về xin tiền mua đạn dược (Anh chết trận năm 1974)… Di nhiên, người lính VNCH không có tình thần: “sinh Bắc tử Nam” như anh cán binh miền Bắc. Nhưng không thể so sánh, người lình miền Nam hay miền Bắc đều sợ chết, có điều anh lính Cộng Hòa thích sống hơn, anh thấy sống là niềm vui, còn anh cán binh miền Bắc, chưa chắc thấy sống có cái gì vui… có chiến thắng trở về làng thì vẫn cầy cuốc, chăn trầu… cả năm không “nghe” thấy mùi thịt!

    Tóm lại, viết bài hay ý kiến, cần phải cố gắng nói lên sự thật như mình biết được. Không phải để chứng tỏ ta khác hơn mọi người. Tác giả ơi…

  7. Lâm Vũ says:

    Mới đầu vào tác giả TĐ đã rào đón trước, rằng ông không có ý bênh vực cho KIssinger. Theo tôi, bênh vực hay không “hạ hồi phân giải”, độc giả sẽ tự mình phán xét, đâu cần phải nói trước như thế, đúng không? Tự biện minh như thế, tức là có ý định xỏ mũi độc giả dắt đi mất rồi.

    Mà có bênh vực cũng là điều tốt thôi, nhất là không chỉ những người Việt miền Nam bị “mất nước” mới kết tội ông Kiss mà cả hàng ngàn (sic) nhà bình luận hay chuyên gia chính trị Hoa Kỳ đã làm chuyện này rồi!

    Chỉ cần một sự việc là đã có thể chứng minh được “dã tâm” của họ Kiss. đó là việc ông ta vận động quốc hội bác bỏ viện trợ cho Nam Việt Nam, trong những ngày VNCH sắp tắt thở. Lời thật lòng của Kiss lúc đó: Chúng ta sắp đi đến đích rồi, tại sao không dứt điểm chúng (VNCH) đi mà còn để chúng ngắc ngoải thêm làm gì?

    Người giả dối trên đời này không thiếu – nhất là trong giới làm chính trị – nhưng ít ai sắp sửa làm thịt con cầy mà còn lên giọng đạo đức: Ôi, chú cầy tơ này thật là bất hạnh! Tôi không nghhĩ, ngày cả Kiss cũng không đến nỗi trơ trẽn đến cái độ đó!

    Chuyện rõ như ban ngày, cả sự nghiệp của “thiên tài” chính trị họ Kiss đều nằm ở việc cứu nước Mỹ ra khỏi “vũng lầy chiến tranh” VN. Đó là điều mọi người Mỹ phải chấp nhận là một thành quả vĩ đại, không phải ai cũng làm được, dù về mặt “đạo đức” thì ít người thấy lương tâm mình chấp nhận được, chỉ có người nói có nguời không nói ra mà thôi.

  8. Vinh says:

    Kissinger là tên lưu manh và tàn ác. Hắn đi đến đâu là chiến tranh, giết chóc đến đó, không riêng gì ở VN. Ai có ca ngơí hắn tài giỏi thì ca ngợi, theo tôi xem các tài liệu, phim documentary về Kissinger thì tôi chỉ thấy hắn là ngươi lưu manh. Cái học và kiến thức cuả hắn đã bị xem thường nhất sau cuộc chiến VN. Chìến tranh lạnh có cần ngươỉ như hắn đâu mà CS vẫn tan tành. Trong suốt những năm chiến tranh lạnh có hắn, chả đi đến đâu toàn thấy giết, ám sát và chiến tranh. Câu hắn nói : “Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on” , theo tôi chính là để che đậy cho cái “hết cách” cuả hắn. Hắn đã thát bại hoàn toàn. Một người mà muốn đồng minh nhìn nước Mỹ là người bạn đáng tin cậy thì đã không nói câu nói đó. Kissinger sau này có nói thế nào thí cái câu nói trên cũng không xoá đi được cái khốn nạn cuả hắn. Ai dịch câu đó ra sao? hiểu thế nào ? chả có cái nghiã nào khác cả..

  9. MỘT BẠN ĐỌC says:

    Thật sự CP Hoa kỳ muốn chận đứng Cộng sãn , họ ủng hộ các lực luơng chống Cộng tại miền Nam. Nhưng sau một thời gian hợp tác, họ nhận ra các lãnh tụ miền Nam không thật sự phục vụ cho nhân dân VNmà chĩ vì tư lợi cho gia đình và bè nhóm cho nên CP/HK coi thuờng và dần dà họ đành qụi gối ngã theo theo truyền thông sau đó là quốc hội Hoa Kỳ .

    Chẵn hạn trong “THE BEST & THE BRIGHTEST “, David Halberstam kể :
    -Stanley Karnow.. asked him (Pr.Johnson)whether he really believed that “ Shit man,” the Vice President replied,” he is the only boy we got out here.” (1122)
    -…the Diem regime was sick, perhaps terminated sick…(p.07)
    -His(Diem) force was corrupt , his generals held title on the basis of nepotism and loyalty,(p.125)
    … pressure Diem to reform and broaden the base of a creaky government and modernize his whole society . (p.201).
    They made up for the difference in results by falsifying after-action reports… (p.229)

    Chẵn hạn , trong “COUNSEL TO THE PRESIDENT, Clark Clifford viết :
    -The South Vietnamese seemed unappreciative of their American ally, even hostile toward it. (p.1482)
    -Saigon rioters burned Nixon …, shouting “Down with the Americans” and accusing the U.S. of prolong the war…(p.1482)

    Chẵn hạn, trong “MY AMERICAN JOURNEY “, tuớng Colin L. Powell nhận xét :
    - Most officers and noncoms in my battalion had been dedicated, able professionals. The foot soldiers were brave and uncomplaining.
    But incompetence , corruption , and flashy uniforms seemed to increase in direct ratio to rank.. One such rising rocket was Nguyen Cao Ky …
    The flamboyant Ky ….fought the war with equal panache in the air and in Saigon nightclubs. Were these the people, I wondered , for whom ARVN grunts were dying in the A Shau Valley ? (101)
    - Ky had said, “ I have only one (hero)-Hitler… But the situation here is so desperate now that one man would not be enough. We need four or five Hitlers in Vietnam.”
    This was the man for whose regime three, four, even five hundred Americans were dying every week in 1968. They were dying with the same finality as at Valley Forge or Normandy ,
    but with little of nobility of purpose. (133)

    Chẵn hạn trong “A THOUSAND TEARS FALLING (1995)” chị YUNG KRALL viết :
    -…I realized that we lived in a society where bribery had been a way of life since the French set foot on our land.(p155)
    -Who win the war? Perhaps the draft dodgers…

    Chẵn hạn , trong ” CHIẾN THẮNG BỎ LỠ ” ls Stephen Young bảo :
    - ” Saigon là một thành phố thụ huởng trong vùng đất tử thần”( Arnett, giaĩ Pulitzer)

    Chẵn hạn trong “THE SACRED WILLOW.”, bà Duơng Vân Mai Elliott (cháu nội em trai Duơng Khuê) chua xót :
    Those who suffered the most were the foot soldiers, all from poor backgrounds, who had to bear the brunt of the fighting while well-connected families shield their own sons from the war. (376)
    - Waste and corruption were undermining their fighting capacity, as vital supplies were siphoned off and even sold to the communists, and equipment left to deteriorate. The malfeasance reached the highest levels of government. General Nguyen Vinh Nghi, the army commander in the Mekong Delta who pilfered tens of thousands of small arms and sold most of the equipment to the Vietcong.
    Some senior officers were even pocketing their units’ payroll….Government positions that could provide opportunities for graft, such as district and province chiefs, were up for sale through the prime
    minister’s office or Thieu’s own political party.(377)
    - The corruption had become so widely spread that even those who would normally shy away from doing anything that might undermine Saigon and booster the communists were more action.
    -A group priests publicly indicted Thieu and his family as corrupt and accused Thieu and his Prime Minister of involvement in heroin traffic.
    -They also demanded that Thieu’s wife be prosecuted for corruption.
    -Thieu knew he could not ignore this movement, so he responded by firing two division commanders for selling rice to the VC …
    -General Dang van Quang, and Prime Minister Tran Thien Khiem and their wife untouched. They continued to make their fortunes in real estate and other business deals.(377)

    Chẵn hạn trong “25 NĂM KHÓI LỮA ,tuớng Lý Tòng Bá than thở :
    - Tham nhũng , thối nát trong quân đội là con dao cuả đao phủ chặt đứt tinh thần chiến đấu haò hùng của chiến binh ngoài trận mạc. (68)
    - Chính Quyền TT Thiệu bao che cho bè phái thối nát , tham nhũng và trở thành quốc sách đưa miền Nam VN vào thãm họa.!!!(71)
    - Phe ta tưởng đã ăn chắc với đôla đầy rẩy tha hồ mà hốt.Chưa nói đến rừng thông Pleiku, cây quế Quảng Ngãi, đất ở Tân Cảng Saìgòn , đồ lậu với coì hu.(95)
    - Cai’ thua cua chúng ta là cấp lảnh đạo chỉ phục vụ cho tánh “ÍCH KỶ, LỢI ÍCH CA’ NHÂN VÀ BÈ PHÁI.” (120)
    -J. P Vann : ” Co’ thể tướng PQ Thuần chụp được tấm ảnh khi ông Thiệu còn đang nằm trên giuờng với bà Thuần” (139)
    - Dại gì mà chết để nguời khác sống thụ huởng (140)
    - Qua hệ thống tham nhũng, địch dùng tiền mua chuộc một số nguời , gài chuyên viên ở bất cứ chỗ nào,phủ Tổng thống , bô Tổng Tham mưu.

    Gạn lọc ,tóm tắt nhiều mà thấy tài liệu này cũng đã dài. Xin dừng ở đây và xin phép Đàng Chim Việt cho một góc đất .Mong qúi vị có thế rút ra kết luận cho mình.

    -”Tình trạng tệ hại đó đã khiến nguời Mỹ xách vali ra khỏi miền Nam truớc khi bị thôn tính.”(tuớng Lý T. Bá)
    -Who win the war? Perhaps the draft dodgers(Yung Krall)
    Xin phân biêt nạn nhân “Those who suffered the most were the foot soldiers, all from poor backgrounds” (Duơng Vân Mai Elliott )với những chuyên nghề bán máu …
    Kissinger : “Why don’t these people die fast “.Sau khi đọc các tài liệu trên có thể bà con đoán biết “these people” là ai ?
    Kissisnge đã theo đuỗi sách luợc cuả Hoakỳ và đưa đến kết thúc như CT Gorbachev đã thú nhận : …”…they (Americans) had “won“ the cold war- a triumph that ,in their view, more than compensated for the humiliation of Vietnam “(p.28 , VIETNAM : A HISTORY,edition 1989, Stanley Karnow )

    • nvtncs says:

      Cái ông “một bạn đọc” này thật là nông cạn, vẫn nhìn một chiều và nếu lịch sử được lập lại, sẽ lại mất miền Nam một lần nữa. Ông mang sách Mỹ ra trích dẫn, làm tôi tự hỏi dưới thời Thiệu ông ở đâu và làm gì?

      Tôi thừa biết chính phủ Thiệu độc tài, thối nát, bất tài, tham nhũng.

      Nhưng tôi còn biết Việt Minh hơn, từ những năm Tây vào Hà Nội, gia đình tôi từ Hà Đông tản cư về hậu phương, bố tôi “được” gọi lên chiến khu Việt Bắc, điều mà chắc ông ” một bạn đọc” không biết bằng tôi.

      Vì vậy, một số người bịt mũi, và nếu không ủng hộ thì cũng lơ đi, không chống đối Thiệu. Chống Thiệu lúc bấy giờ chỉ lợi cho CS bắc việt, tử thù của toàn thể 17 triệu dân Nam.

      Những người biết suy nghĩ, đáng lẽ xuống đường hay theo MTDTGPMNVM, thì bịt mũi chịu ̣đựng Thiệu-Mỹ, hết sức củng cố tình hình trong Nam, hết sức giữ gìn bờ cõi.

      Vì chúng tôi biết rõ CSVN còn độc ác, còn đểu cáng bằng vạn Thiệu-Kỳ, và chúng tôi biết cũng rõ rằng người Nam Hàn có kỷ lụât, bảo nhau, bỏ hết vấn đề phụ, những nhức nhối nhỏ, để đồng tâm, cùng nhau, dân tộc như một người, chống kẻ xâm lược Bắn Hàn, đề có ngày nay rực rỡ, trong khi Việt Nam hiện giờ còn quằn quại dưới ách CS bắc việt, mà chúng tôi không chống Thiệu.

      Đó là cái dại, cái nông cạn, cái thiếu sáng suốt, cái nông nỗi, của ông “một bạn đọc” và một số “trí ngủ” miền Nam, nghe Tây, nghe CSVN, nghe Tầu xui dại, chui đầu vào bẫy.

      Syng Man Rhee, Park Chung Hee, cũng chẳng hay ho gì cho lắm, thế nhưng dan Nam Hàn không chống phá dữ dội như các ông trong Nam VN.

      • ThuyenNhan MB says:

        Tôi đồng ý với comment nầy. Xin trời cao hảy xử phạt những kẻ gây tang thương cho dân miền Nam bằng những bản án tùy theo tội như thế nầy: Những người Mỹ phủi tay bỏ rơi đồng minh, cắt hết viện trợ cho miền Nam mau chết: 25 năm tù. Thiệu, Kỳ, Minh (lật đỗ TT Diệm rồi để VN vào tay CS): 50 năm tù. Những tay chống phá chính phủ Thiệu, làm lợi cho CS: 100 năm tù.

      • Lưu Vong says:

        … Và những kẻ rước ” đồng minh ” vào , giày xéo tổ tiên , đồng bào , để lại bao thảm họa cho đất nước . Giờ , vẫn mất gốc nấp háng ngoại bang , thì phải hàng ngàn năm tù chưa hết ….

      • Độc giả -USA says:

        Chê người ta nông cạn , thiếu sáng suốt … vậy mà thằng con Bắc kỳ di cư , đưa cái lý lịch của thằng cha là kẻ ” Chiêu hồi ” ra khoe , để thiên hạ chửi là kẻ tráo trở . Vậy chẳng là Ngu lắm sao mà kẻ sau cũng lại nhảy vô ???

      • nvtncs says:

        Chẳng có chiêu hồi cái gì cả.
        Tây đến thì phải bỏ chạy. Chẳng ai theo HCM. Chẳng có gì mà khoe cả. Suốt ngày nghe đảng gọi trắng là đen, ngán đến tận họng, phải chạy chốn đảng.
        Một triệu người công giáo không có tự do tín ngưỡng, phải bỏ xứ ra đi.
        Có sống với cộng sản bắc kỳ mới biết chúng là đồ cướp của, giết người, là những đứa ném lựu đạn vào chỗ chợ đông người, trông mà phải lẳng lặng tránh xa ra.

        Chính chúng nó mới là đồ vâng lệnh cố vấn Tầu giết hại người VN trong CCRĐ, chính chúng nó mới là đồ phản quốc, bán biển đảo cho Tầu để lấy súng AK47, xe tăng T52 giết dân lành trong Nam.

        Nghe cái tên quê muà “Độc giả – USA”, biết ngay là một CAM mù chữ đang ở VN.

      • Việt says:

        Tráo trở , phản bội là bản tính xấu mà tất cả mọi người đều lên án .

        @nvtncs là kẻ mang gien di truyền lũ chiêu hồi có bản tính xấu ấy – nên nhất định, không trước thì sau , sẽ lại lộ rõ cái bản mặt đen TRÁO TRỞ và PHẢN BỘI !

      • nvtncs says:

        Phải nói cho rõ; về hậu phương, nghĩa là về làng; hai vợ chồng đi làm công, việc đồng ruộng, bà nội trông hai đứa cháu nhỏ; ngày ngày tháng tháng một bữa cơm gạo đỏ với muối vừng; cầy được nửa năm thì đảng ra lệnh gọi lên chiến khu.
        Nửa đêm bố mẹ dẫn hai đứa bé chạy bán sống bán chết chốn; về Hà Nội bố tôi đi dậy học ở trường trung học Chu Văn An, trước kia là trường bảo hộ, nghĩa là trường bưởi, rồi sau đó vào Nam.
        Chuyện giản dị, cũng như của nhiều người VN khác, may mắn, nhanh chân, thoát nanh vuốt của cái đảng thổ tả, bán nước giết dân; ai không theo chúng, chúng gọi là phản động. Nghĩa là 17 dân Nam và 1 triệu người di cư là phản động.
        Hiện giờ chúng còn khăng khăng tin rằng chúng đúng, người ta sai.
        Nước chúng làm tan nát, dân chúng bóc lột tận tụy, thế nhưng chúng vẫn coi rằng chúng hay, giỏi, tốt, nắm chính nghĩa.

        Chúng hống hách với dân đen, nhưng khi quan Tầu gọi thì chúng xum xoe, vâng dạ, khoanh tay, thưa bẩm, vì trên phương diện đểu cáng, thâm độc thì chúng biết rằng Tầu là sư phụ cao đẳng của chúng.

        Xưa kia chúng dựa vào Nga, hỗn với Tầu, nhưng từ ngày Nga sụp đổ, chúng khép nép với Tầu, đến nỗi, dân biểu tình chống Tầu nhận vơ TS-HS chúng cũng cấm không cho, còn bắt bỏ bót.

    • Dao Cong Khai says:

      You are right about some VNCH high officers like those. However, here is about Kissinger’s. The American is not as good as you think.

      The American failed from the Vietnam war. None of American can say they are won.
      The Cold War finished after the Pop visited Poland; that means Vatican won The Cold War. People in the East of Europe did not believe in the US, but in Vatican. When I just came to US, my ESL teacher, who’s from Czechoslovakia, told us that when the Russia’s tanks coming to Prague in 1967, people in this city had expected the US army can come to help them. But nothing happenned from US, and since that evidence, nobody has believed in the US any more.

  10. Tran Tinh says:

    Phải rồi , chết sớm và lẹ lẹ cho mau cái đám csvn kia , chết quách cho nó xong để khỏi phải nghe lời ta thán chửi rủa của người đời ! Chết mau đi để cho dân Việt người ta nhờ .

    • tan says:

      Muốn nó chết thì phải làm gì? Ngồi đấy mà rên thì CS nó có chết không?

Leave a Reply to Thằng Bờm