WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính tất yếu của dân chủ

Theo Sử Ký, năm ba mươi lăm tuổi, Khổng Tử nói với Tề Cảnh Công khi được hỏi làm chính trị phải như thế nào: “Vua phải theo đúng đạo làm vua, tôi phải theo đúng đạo làm tôi, cha phải theo đúng đạo làm cha, con phải theo đúng đạo làm con”. Đây chính là nền tảng của Thuyết chính danh, xương sống của Nho Giáo nguyên thủy: “Dùng một điều để quán triệt tất cả” , “Cái danh mà không chính thì lời nói không đúng với sự thực, lời nói không đúng với sự thực thì việc không thành”. Cuối đời, Khổng Tử đúc kết bốn điều nên: “Văn học, đức hạnh, trung thành, tín nghĩa” và bốn điều tránh: “định kiến/thành kiến, phiến diện/một mặt, cố chấp, thiên vị/vị ngã”.

Ngay từ đầu TK 20, luận văn tiến sĩ của Hồ Thích “The development of the logical method in Ancient China” đã chỉ rõ mối tương đồng đáng ngạc nhiên về thời đại và nội hàm giữa Thuyết chính danh của Khổng Tử (551 – 479 TCN) và Thuyết khái niệm của Socrates (470 – 399 TCN).

Lý thuyết của Khổng Tử nảy nở trên nền tảng văn hóa đa trung tâm, quyền lực phi tập trung, lối sống quần cư đô thị đề cao thương mại. Đó là thời đại Chiến quốc đa nguyên, trăm hoa đua nở, nhà nhà tranh tiếng. Áp dụng thành quả rực rỡ của triết học Tiên Tần, Tần Thủy Hoàng nhanh chóng thống nhất Trung Nguyên. Khi quyền lực đã được tập trung vào một mối, sự phản động bèn ra tay: Các dinh thự vương tướng, quyền quí tại sáu nước bị đốt phá hoặc tháo gỡ đem về nước Tần. Tầng lớp trung lưu, thượng lưu thành thị bị bứng khỏi gốc, di dân hàng loạt hoặc bắt lính, biến họ trở thành nông dân tại những vùng hoang địa hay chiến binh trong các đoàn quân đế quốc. Sách vở bị đốt, tư tưởng phi chính thống bị tiêu diệt, sự bình đẳng trước tri thức của nhân dân bị xóa bỏ, từ đó trở đi họ được gọi một cách khinh bỉ là “đầu đen”. Những ông thầy uyên bác bị chôn sống, quan cai trị từng khu vực kiêm quản luôn nghĩa vụ giáo thụ. “Bọn” thương gia nhiều công trạng bị loại thải dưới đao kiếm, điển hình là Lã Bất Vi.

Đến thời Hán, Nho Giáo được kẻ cầm quyền hà hơi tiếp sức. Nó sống lại trong một hình hài méo mó, trở thành tên lính xung kích khư khư bảo vệ lợi ích bá vương. Ngoài xã hội, nó đánh mất ý nghĩa triết học để trở thành hệ nhân sinh thuần túy đạo đức. Thế giới Á Đông tiêu phí hơn hai ngàn năm trong bóng tối bất công, cường quyền nô dịch, nhân phẩm bị chà đạp.

Phương Tây hậu Socrates thậm chí còn tệ hại hơn: Những cuộc chiến liên miên giữa các thành – bang khiến cho đô thị cổ đại cứ mãi luân hồi xây – phá trên biển máu. Nhiều bạo chúa chuyên quyền nhìn thấy sức mạnh của họ bị uy hiếp trong các con phố thương mại sầm uất. Đó phải chăng là lí do Nero đốt cháy La Mã để lấy thi hứng trong tiếng đàn Lyre? Khi La Mã suy tàn, nhà thờ Thiên chúa giáo đã dẫn nền văn minh Hy – La rực rỡ đi vào địa ngục trung cổ. Con người phương Tây cũng bị đày đọa trong chiến tranh, giáo điều và cuồng tín tròm trèm hai ngàn năm.

Dân chủ với ý nghĩa “quyền lực của nhân dân” ở thành Athena hay “dân vi quí” thời Chiến quốc nói chung là một. Nó là sản phẩm của văn minh đô thị, kinh tế thương nghiệp. Người phương Tây không giữ bản quyền dân chủ, sự rao giảng đây đó chẳng qua chỉ là thói huênh hoang ngã tâm, tự cao tự đại hoặc chứa đựng một âm mưu mà thôi. Nước Mỹ đã không thành công ở Iraq hay Afghanistan là điều dễ hiểu.
***

Ở Việt Nam, tranh cãi về dân chủ hay không dân chủ nhiều khi bỏ qua yếu tố văn minh đô thị. Nó thu nhỏ trong sự xung đột giữa ý chí thị dân và sức ỳ của nền văn hóa nông nghiệp thượng phong. Ý chí thị dân của những Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường… đã va chạm quyết liệt với lực lượng bảo thủ và hàng loạt cây bút “xả thân cứu mình” như Nguyễn Đổng Chi, “bồi bút” như Nguyễn Công Hoan, hoặc những “con chó Nhật” sủa theo lệnh chủ (2).

Phan Khôi và Nguyễn Mạnh Tường là điển hình cho hai chi phái thị dân Việt Nam sau 1945. Bằng vốn Hán học truyền thống trong một gia đình quan chức phong kiến cao cấp, Phan Khôi tiếp cận và “học mót” (3)Lương Khải Siêu, Hồ Thích từ sách báo Trung văn. Trong khi đó Nguyễn Mạnh Tường tiếp thu tư tưởng trực tiếp từ phương Tây khi còn rất trẻ.

Không khí hoang mang trong truyện ngắn “Ông Năm Chuột” của Phan Khôi thể hiện sự hoang mang nhưng vẫn cố dè bỉu của nền văn minh lúa nước trọng nông ức thương đối với những thị dân. Nhân vật Năm Chuột ra đời giữa làng xóm, trưởng thành nơi đô hội, là một thị dân thông minh, khéo tay nhưng lươn lẹo và láu cá. Những tưởng Năm Chuột vô học, Phan Khôi bóc mở dần nhân vật và cho thấy y có sự tinh lọc tri thức thực dụng, không câu thúc và nô lệ sách vở. Tác giả bắt người đọc phải chọn lựa giữa “ông” và “thằng” khi nhắc đến Năm Chuột. Trí thức nông dân Việt Nam luôn đồng hóa nghèo khó với đức hạnh, cho nên xã hội dẫm chân tại chỗ là hiển nhiên. Thói đập bàn quát tháo của những kẻ như ông Tú già (chắc chắn không giàu) đã bị Phan Khôi ngầm lên án là gàn dở và lỗi thời.

Nói vụ án Nhân văn là một phong trào dân chủ không sai, song thiếu đầy đủ. Phe dân chủ dường như đã tự bịt mắt để vào trận quyết đấu sống còn cho một cái bánh dân chủ mà 90% người dân bắc Việt đói rách khi ấy chưa thể tiêu hóa nó. Thiếu thực nghiệm là căn nguyên mù lòa. Chủ nghĩa thực nghiệm mà Hồ Thích cổ súy, vận dụng linh hoạt vào khoa học nhân văn Trung Quốc, sau này đã đẻ ra chính sách mở cửa mang tên “mèo trắng mèo đen” của Đặng Tiểu Bình. Phải chăng đó là lý do cuối cùng Nguyễn Mạnh Tường cũng phải đối diện sự thật, thốt lên những dòng ai oán khi quyển hồi ký đi vào phần kết: “Cái bí mật của dân chủ là nằm ở sự vận hành của nó, trong việc phán đoán những quyền tự nhiên và những tự do của con người, vì thế nó đòi hỏi phải có một sự hiểu biết tối thiểu về quyền công cộng và luật pháp quốc tế. Những điều kiện của dân chủ là có quan hệ đến kinh tế của nước liên hệ mà sự thịnh vượng, dù đã bị giới hạn, là rất cần thiết cho sự thành công của nó, cho niềm vui hưởng những quyền tự do và những quyền của con người”.

Mâu thuẫn của khát khao dân chủ và hiện trạng nửa nông thôn của xã hội Việt Nam hiện nay có thể hình dung như mâu thuẫn giữa Lão Tử và Khổng Tử xưa kia vậy. Dù các thầy rất tôn trọng nhau, tuy nhiên Sử Ký ghi nhận: “Người theo thuyết của Lão Tử thì bài bác Nho học, theo Nho học lại bài bác thuyết của Lão Tử”. May mà thời ấy đa nguyên, không có học phiệt hay những trí thức lưu manh, tự do vô chính phủ. Vô vi mà dân tự cảm hóa được không? Thanh tĩnh mà quan tự quay về đường phải được không?

Khổng Tử là vĩ nhân tiên phong của Á Đông mở đường cho bình đẳng tri thức, khuyến khích mọi người chủ động tiếp cận với tri thức. Cuộc cách mạng internet hôm nay đang nở hoa, nhưng thử hỏi bao nhiêu phần trăm dân chúng Việt Nam đã sẵn sàng ngồi xuống một chiếc máy vi tính nối mạng để tìm hiểu dân chủ là gì?

Những thị dân đang tiếp cận dân chủ cho chính mình đã đủ chưa? Hãy tiếp cận giúp những người khác và tránh xa phương pháp báng bổ mở màn, đổ lỗi cho thể chế. Trên một nền móng yếu như bãi bồi, ruộng dâu, ngôi nhà bê tông liệu có hợp thời, liệu có chắc chắn không ngả ngiêng, thậm chí sập đổ, chôn vùi những con người hãnh tiến hơn thời đại ngụ cư trong ấy. Đó có lẽ là lý do những người đã và đang tự xưng hoạt động dân chủ chưa tìm được tiếng nói ủng hộ lớn lao từ xã hội, nhất là lớp bình dân.

Nhại một kiểu nói văn hoa của quan chức, tôi tự hỏi có thể đi tắt, đón đầu dân chủ hay không? Chả có gì là không thể! Nhưng nó đòi hỏi phải thoát ly dân tộc tính. Khi nào? Khi trên những diễn đàn hướng đến tri thức của những trí thức và cả trên truyền thông chính thống, không còn những cây bút tự khoe sự yếu đuối của mình bằng võ chửi, bằng con bài tẩy chụp mũ đầy cảm tính, ngụy biện, mị dân và lôi kéo bầy đàn.

Khi chưa có một xã hội với những đầu não đô thị trưởng thành, thì con đường dân chủ Việt Nam sẽ còn vấp phải nhiều phiên tòa như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung đang chờ. Anh chơi trò kết án rồi toan thay thế một thể chế, thì chính nó sẽ lập tức kết án anh một cách tàn nhẫn nhất, sau song sắt. Đó là qui luật. Nên chăng hãy đặt trước thể chế những tiên đề chính danh, để thảo luận một cách thành thật và cầu thị, giả như: Tính tất yếu của dân chủ ở Việt Nam là do tính tất yếu của văn minh đô thị sẽ thay thế văn minh nông nghiệp.

Thạch Viên, Nhơn Trạch
12.2009

Bài do tác giả gửi đăng

——————————————————————

Ghi chú:

(1) Nhằm “treo cổ” sự nghiệp của Ngự sử văn đàn Phan Khôi, Nguyễn Đổng Chi được giao nhiệm vụ đấu tố các trước tác của họ Phan. Ông viết bài: “Quan điểm phản động, phản khoa học của Phan Khôi phải chăng là học mót của Hồ Thích?”, In trong Tập san Nghiên cứu văn sử địa, Hà Nội, số 41 (tháng 6/1958), tr. 7-24, Bản điện tử do talawas thực hiện. Như lời trần thuật của chính con trai ông (Nguyễn Huệ Chi), bài viết gây “choáng”, “vì những lời lẽ ông ấy viết rất nặng”. Tài liệu này cũng gián tiếp ghi nhận nỗi ân hận muộn mằn của Nguyễn Đổng Chi. Bài viết trở thành một vết nhơ khó gột trong cuộc đời học thuật của Nguyễn Đổng Chi. Tôi không thể bao biện cho tác giả, ngoài việc tạm xem ông đã viết nó để tự bảo vệ mình, trước “bề trên”. Cũng nên để ý đến trường hợp Hồ Tư Đỗ (con trai thứ của Hồ Thích kẹt ở Đại lục), cũng từng kết án cha mình là “kẻ thù của nhân dân” với cùng luận điệu như Nguyễn Đổng Chi dành cho Phan Khôi.
(2) Trong hồi ký “Kẻ bị mất phép thông công”, Nguyễn Mạnh Tường gọi một sinh viên đấu tố ông như vậy.
(3) Từ Nguyễn Đổng Chi đã dùng.

Phản hồi