WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Quyền con người trong nhà nước pháp quyền

LTS: Ông Lê Thăng Long- một trong 4 người bị kết án tù trong vụ “lật đổ chính quyền nhân dân” cùng Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung- vừa mới ra tù. Ngay sau đó, ông đã đại diện cho nhóm, công bố nhiều tư liệu liên quan tới “Con đường Việt Nam”.

Để bạn đọc có cái nhìn sáng rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ lần lượt đăng tải các bài viết liên quan tới “Con đường Việt Nam”, tác phẩm còn dang dở mà tác giả chính của nó là Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù giam- một bản án khắc nghiệt nhất từ trước tới nay dành cho các nhà hoạt động dân chủ.

Trần Huỳnh Duy Thức

————————————

Chúng ta thường nghe nói pháp quyền là quyền thượng tôn pháp luật – Pháp luật đứng trên hết mọi đối tượng – và áp dụng cho mọi người như nhau. Cách hiểu này còn được gọi là pháp trị (rule by law) tức cai trị bằng pháp luật. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra khi Pháp luật lại bảo vệ một đối tượng nào đó trên hết, chẳng hạn một tư tưởng chủ nghĩa, một chế độ chính trị, một đảng phái trị nào đó, hay thậm chí là một con người nào đó? Câu trả lời đã quá rõ ràng: điều đó sẽ dẫn đến sự chuyên chế (hay chuyên chính theo cách nói của những người Cộng sản) mà ở đó Pháp luật được sử dụng làm công cụ cai trị của giới cầm quyền để duy trì quyền lực và quyền lợi cho mình. Đây chính là tính chất chính trị căn bản và đã trở thành bản chất của các chế độ phong kiến hay còn gọi là quân chủ chuyên chế mà đối tượng bảo vệ trên hết của nó là vua. Xâm phạm vua là tội đại nghịch, là tội đứng đầu trong luật hình sự và có mức hình phạt khủng khiếp nhất. Tương tự như vậy, ở các chế độ đảng trị thì bảo vệ đảng cũng là trên hết.

Các chế độ độc tài chuyên chế đang tồn tại ngày nay cũng với một bản chất như vậy, chỉ có khác về hình thức, chẳng hạn như vua bây giờ có thể là một (dù với một danh xưng khác), có thể là nhiều ví dụ như một nhóm chóp bu của một đảng hoặc là một chế độ chính trị gắn với một tư tưởng chủ nghĩa nào đó. Việc xâm phạm đến các chế độ và chủ nghĩa đó luôn bị quy là tội nặng nhất đứng đầu trong các tội hình sự. Ở Việt Nam các tội gọi là xâm phạm an ninh quốc gia được dành hẳn một chương đầu tiên của phần tội phạm của bộ luật hình sự, hầu hết có khung hình phạt cao nhất có án tử hình, như điều 79 – lật đổ chính quyền nhân dân, điều 88 – tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng cách như vậy và theo tinh thần pháp trị – thượng tôn pháp luật, giới cầm quyền ở các chế độ như thế luôn dễ dàng đứng trên pháp luật, dùng pháp luật để bảo vệ đặc quyền riêng cho mình trên danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia. Sự thượng tôn pháp luật kết cục là để bảo vệ tối thượng cho một nhóm đối tượng nhỏ hẹp nào đó dưới rất nhiều các danh nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thực ra chế độ phong kiến chưa hoàn toàn chấm dứt, chỉ có cái tên của nó là không còn hợp thời nữa nên phải dùng đến những cái tên hình thức khác nhau để che đậy bản chất không thay đổi của nó.

Như vậy, sự thượng tôn pháp luật là không đủ để đảm bảo cho một chế độ dân chủ. Đây chỉ là ý nghĩa thứ cấp của pháp quyền (rule of law). Ý nghĩa sơ cấp của pháp quyền là sự bảo vệ các quyền của con người bằng pháp luật (hiến pháp và luật), kết hợp với ý nghĩa thứ cấp như trên sẽ dẫn đến kết quả là quyền con người sẽ được bảo vệ ở vị trí cao nhất của pháp luật. Và do đó Nhà nước Pháp quyền (The rule of law) là một nhà nước mà bất chấp hình thức của nó là gì đi nữa thì pháp luật của nó phải bảo vệ các quyền của con người trên hết mọi đối tượng khác một cách bình đẳng cho bất kỳ công dân nào của nó mà không được có bất kỳ sự phân biệt nào về các thuộc tính sinh học, địa vị xã hội lẫn quan điểm chính trị của họ, cho dù đó là những cái thuộc về thiểu số rất nhỏ. Nói cách khác, nhà nước pháp quyền là một sự ủy trị để đại diện cho từng công dân một để bảo vệ quyền con người của anh ta một cách bình đẳng với tất cả mọi công dân khác mà không có bất kỳ đối tượng nào khác được đặt lên trên các quyền đó của anh ta. Sự bảo vệ ở đây phải bao gồm sự đảm bảo để anh ta sử dụng được đầy đủ các quyền con người của mình, ngăn ngừa người khác xâm phạm các quyền này của anh ta và ngăn ngừa anh ta xâm phạm các quyền này của người khác. Cho dù anh ta có bỏ phiếu cho nhà nước đó hay không thì nó vẫn phải bảo vệ cho anh ta như vậy, ngay cả lúc anh ta bị phạm pháp đi nữa.

QUYỀN CON NGƯỜI TỐI THƯỢNG

Một nhà nước làm được như vậy thì tất yếu nó là một nhà nước dân chủ mà không cần phải gắn thêm thuộc tính “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ” làm chi trừ khi chỉ sử dụng nó như là một khẩu hiệu. Dân chủ là một tính chất của xã hội được hình thành nên từ sự vận động trong thực tế cuộc sống của con người chứ không phải là một hình thức xã hội, một phương thức cai trị hoặc một mô hình chính trị. Do vậy chúng ta hay thấy rằng có rất nhiều nước mang những cái tên dân chủ hay nhân dân thường lại là những nước phản dân chủ nhất, áp đặt nhân dân chuyên chế nhất. Một xã hội sẽ có tính chất dân chủ chỉ khi nào người dân ở đó thực sự làm chủ chính mình – tức có thể sử dụng đầy đủ quyền con người của mình mà không cần xin phép ai và cũng không ai có quyền cho phép họ. Muốn làm được như vậy thì phải tuân thủ các nguyên tắc “Quyền con người trong nhà nước pháp quyền” như nêu trên. Nguyên tắc này chính là một quy luật tự nhiên khách quan mà loài người đã trải qua cả ngàn năm đúc kết thực chứng để hiểu rõ. Và nhờ tuân theo quy luật này mà rất nhiều dân tộc đã xây dựng được một xã hội dân chủ cho họ dưới rất nhiều các hình thức nhà nước khác nhau như Quân chủ lập hiến, Cộng hòa đại nghị, Cộng hòa tổng thống … cho dù nguyên thủ quốc gia là vua hay thủ tướng hay tổng thống thì vẫn phải ở dưới quyền con người được bảo vệ trên hết và bình đẳng ở các quốc gia đó.

Do vậy việc xây dựng dân chủ bằng các mô hình đều dẫn đến sai lầm vì dân chủ là tính chất được hình thành từ dưới lên theo quy luật khách quan nói trên chứ không thể bằng sự áp đặt từ trên xuống theo mô hình chủ quan. Nói cách khác, bản chất của dân chủ – tức thành tố căn cơ tạo nên dân chủ – là quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng để tất cả người dân có thể tự tin sử dụng chúng trọn vẹn. Bảo đảm được thành tố này – tức tôn trọng quy luật Quyền con người trong Nhà nước pháp quyền – thì chắc chắn sẽ tạo ra một nền dân chủ. Nền dân chủ đó có thể có những hình thái, mô hình khác nhau tùy thuộc vào ý muốn của đa số nhân dân. Chẳn hạn như, vì đa số người dân Anh thích có vua/nữ hoàng nên họ bỏ phiếu để duy trì hình thái quân chủ lập hiến để trao quyền tối cao của họ cho người này nhằm kiểm soát các đảng phái chính trị làm theo ý chí của họ và chống sự độc tài, và họ không cho phép người này được tham gia các hoạt động cầm quyền, điều hành đất nước để người đó không thể lạm quyền. Khi nào họ thấy mô hình này không phù hợp nữa thì họ sẽ bỏ phiếu thay đổi nó vì quyền của họ luôn đứng trên hết, trên cả mô hình đó. Ý muốn của nhân dân là mệnh lệnh bắt buộc.

QUY LUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN

Ý muốn đó có thể khác nhau bởi các thuộc tính sinh học, địa vị xã hội và quan điểm chính trị của những người khác nhau. Nhưng tất cả họ đều có một cái giống nhau và bình đẳng tuyệt đối là quyền con người của họ không hề khác nhau. Những ai có nổ lực vượt bậc thì sẽ đề ra được những mô hình, phương thức tốt nhất, phù hợp nhất với những hoàn cảnh, tình hình khác nhau thì sẽ thuyết phục được đa số ủng hộ để bỏ phiếu trao quyền cho họ áp dụng mô hình, phương thức đó cho đất nước. Do vậy những cái này liên tục thay đổi theo thời gian và bị tác động bởi bối cảnh lịch sử trong lúc sự bảo vệ quyền con người trên hết và bình đẳng là không được thay đổi để làm một nền tảng vững chắc – tức nền dân chủ – tạo sự ổn định cho những sự thay đổi liên tục nói trên. Vi phạm sự bảo vệ này là phản dân chủ, là không tuân theo quy luật khách quan nên không bao giờ có được sự phát triển bền vững, tạo ra những điều tốt đẹp. Sự phát triển cũng phải tuân theo quy luật phát triển tự nhiên thì mới luôn đạt được trạng thái cân bằng nên không bị đổ vỡ.

Nguyên tắc quyền con người trong nhà nước pháp quyền cũng chính là quy luật phát triển tự nhiên như thế. Hình vẽ dưới đây mô tả điều này:


Người Trung Hoa cổ có câu ”dĩ bất biến ứng vạn biến” rất hay. Phải dựa vào những cái không thay đổi để ứng phó với những cái liên tục thay đổi, nếu không thì mọi sự phát triển sẽ không có nền, mất gốc và do vậy sẽ sụp đổ. Mà đối với con người thì chỉ có quy luật của vũ trụ (tức vũ trụ quan) mới là bất biến không thể bị thay đổi theo ý muốn của con người được. Còn những quy tắc của con người (tức nhân sinh quan) thì luôn có thể thay đổi bởi chính họ hoặc người khác. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng khi loài người phát hiện và hiểu được các quy luật khách quan của vũ trụ thì xã hội của họ sẽ phát triển vượt bậc. Điển hình là Newton phát hiện luật Vạn vật hấp dẫn, Adam Smith phát hiện quy luật Bàn tay vô hình (tức kinh thế thị trường ngày nay), Albert Einsteins phát hiện thuyết Tương đối . Những phát hiện này đã khai sáng cho nhân loại hiểu rõ những quy luật của vũ trụ đã tồn tại từ thuở khai thiên lập địa. Từ đó thế giới đã phát triển nhanh chóng cho đến ngày nay, tạo ra một sự thịnh vượng và văn minh vĩ đại.

Nhưng sự phát triển của thế giới vật chất như trên sẽ không thể bền vững, tốt đẹp nếu không dựa trên những quy luật về tinh thần tự nhiên của con người. Sự không tốt đẹp của nó – đúng hơn là tồi tệ – mà loài người đã phải chịu đựng chính là những nạn nô lệ chà đạp con người, những cuộc chiến để giành giật của cải và hơn thua về ý thức hệ hủy diệt con người trải cả hàng nghìn năm lịch sử, hoặc dùng quyền lực và lợi ích vật chất để khống chế tư tưởng con người mới nổi lên gần đây ở các chế độ đảng trị. Thế giới chúng ta sẽ không thể phát triển tốt đẹp và hòa bình nếu căn nguyên của các thảm họa trên không được nhìn nhận đúng để trừ khử nó.

QUY LUẬT ĐỂ CÔNG BẰNG

Các thảm họa như trên đều xuất phát từ một nguồn gốc là quyền lực tuyệt đối của quốc gia bị rơi vào tay của một người hoặc một nhóm người cầm quyền – chính là tình trạng chuyên chế, hay nói cách khác chính là sự bất công trầm trọng – nên họ dễ dàng gây ra những thảm họa đó vì lòng tham cá nhân. Do vậy nếu chúng ta làm cho thế giới công bằng thì nhân loại sẽ tránh được những thảm họa tương tự. Có một thời, vào lúc mà chủ nghĩa Cộng sản đang thịnh hành, người ta đã tin rằng có thể đạt được sự công bằng bằng cách áp đặt tư tưởng giống nhau tuyệt đối cho con người và cào bằng nhu cầu vật chất của họ. Nhưng học thuyết đó đã thất bại ê chề, đơn giản vì nó không hợp với quy luật tự nhiên của con người – tư tưởng và nhu cầu của con người không bao giờ có thể đồng nhất như nhau được. Và chính sự đa dạng của những cái này làm cho xã hội loài người phát triển. Cưỡng bức để đồng nhất những cái đó đã làm cho sắc màu của cuộc sống xám xịt và xã hội lạc hậu đến mức nào thì chúng ta cũng đều đã chứng kiến.

Nhưng nếu có một quy luật về tinh thần giúp đạt được công bằng thì phải tồn tại một thành tố nào đó mà tính chất của nó đối với tất cả mọi người phải tuyệt đối giống nhau bất chấp sự khác biệt về thuộc tính của họ như màu da, sắc tộc, xuất thân, địa vị, tư tưởng, v.v… Tương tự như thành tố thời gian vậy: ai cũng có được 24 giờ một ngày như nhau tuyệt đối bất kể họ sống ở đâu. Cho dù không quá phức tạp nhưng phải mất mấy ngàn năm và phải sau khi đã trải qua thảm họa của Thế chiến II thì nhân loại mới có thể thừa nhận rộng rãi rằng: Quyền con người là tuyệt đối như nhau cho bất kì ai là con người đang sống bất kỳ đâu trên hành tinh này. Đây chính là nguyên tắc phổ quát của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người mà Liên hợp quốc đã long trọng tuyên bố vào năm 1948. Nguyên tắc phổ quát đó cũng chính là quy luật của vũ trụ mà người ta không thể thay đổi được. Rõ ràng là như vậy vì không ai có thể làm cho người khác tự nhiên không muốn mình có quyền được sống, được tự do, được an toàn cá nhân để hạnh phúc. Dùng quyền lực có thể áp đặt, tước đoạt các quyền đó của con người nhưng không thể làm cho họ thôi khát khao có chúng.

Như vậy Quyền con người chính là thành tố có tính chất bất biến và tuyệt đối bình đẳng đối với mọi người. Và nếu đảm bảo tôn trọng thành tố này thì chúng ta sẽ có được sự bình đẳng tuyệt đối cho từng người có được tất cả quyền con người hoàn toàn giống nhau như ai cũng có 24 giờ/ngày vậy. Không ai có thể cho ai hoặc lấy đi của ai các quyền và thời giờ của họ cả. Đến khi đó ai nỗ lực tốt, biết tận dụng tốt hơn các quyền con người và thời giờ của mình thì sẽ có quyền sở hữu nhiều thành quả hơn nên sẽ vượt trội hơn. Đây chính là sự bình đẳng cơ bản mà nó không chỉ tạo ra động lực lành mạnh thúc đẩy con người nỗ lực vươn lên mà còn là một cái nền không thể thiếu để kinh tế thị trường vận hành một cách đúng đắn: muốn vươn lên phải cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của người khác thay vì giành giật và chà đạp. Và khi đó xã hội loài người sẽ phát triển nhanh chóng vì nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của họ liên tục được đáp ứng một cách tốt nhất. Quy luật bàn tay vô hình sẽ tự nhiên điều tiết nhu cầu và việc đáp ứng nhu cầu để đạt được một trạng thái cân bằng tối ưu. Tuy nhiên bàn tay vô hình không tự điều tiết được ở một số lĩnh vực và tình huống, chẳng hạn: đơn giản thì có bảo đảm an toàn thực phẩm phức tạp hơn là bảo vệ môi trường, hơn nữa là thuế và các chính sách vĩ mô khác như an sinh, lợi ích cộng đồng, … cho nên phải cần bàn tay hữu hình – chính là vai trò điều tiết của nhà nước. Mà khi sự bình đẳng tuyệt đối được đảm bảo thì nhà nước lúc đó chính là nhà nước pháp quyền để bảo vệ quyền cho mỗi người. Nhờ vậy nó sẽ điều tiết các vấn đề trên đạt đến trạng thái cân bằng quyền lợi cho mọi người theo quan điểm của đa số. Trạng thái đó là sự bình đẳng phổ biến mà sẽ thường xuyên biến đổi theo ý muốn thay đổi của con người, kéo xã hội phát triển lên theo đà tiến bộ về văn hóa của con người, làm cho con người ngày càng thịnh vượng hơn, văn minh hơn.

THỊNH VƯỢNG HOẶC BẤT ỔN

Trên là cách để chúng ta xây dựng một xã hội ngày càng công bằng hơn nhờ vậy mà thịnh vượng và văn minh hơn. Giá trị của cách này là ở chổ nó tạo ra một sự cân bằng thực chất giữa mọi người để họ thực sự chấp nhận trạng thái bình đẳng phổ biến vì họ đã có đủ quyền tự do để tranh đấu hoặc lựa chọn cho điều họ mong muốn. Chứ không phải giá trị của nó nằm ở chổ đúng sai của các quan điểm chuẩn tắc được lựa chọn. Ở đây không có đúng hoặc sai, chỉ có quan điểm nào thuyết phục được càng nhiều người thì càng phù hợp cho bối cảnh từng giai đoạn. Không bao giờ có chân lý tuyệt đối ở các quan điểm này. Mọi sự áp đặt quan điểm công bằng không những đã chứa đựng mầm mống bất công mà còn tạo ra sự bất mãn mà ngay cả có dùng quyền lực để ép buộc đi nữa thì cũng chỉ gây ra sự đè nén chứ không phải cân bằng, sự chịu đựng chứ không phải chấp nhận. Do vậy nó luôn tạo ra sự bất ổn triền miên rồi dẫn đến sụp đổ khi sự đè nén và chịu đựng đã tới hạn.

Tình trạng bất ổn lâu nay ở đất nước ta có nguồn gốc như thế nên nếu chúng ta không nhìn nhận và giải quyết vấn đề từ gốc thì mọi nỗ lực ổn định vĩ mô đều sẽ thất bại, gây thêm tai họa. Nhưng nếu nhìn nhận đúng thì chúng ta không những nhanh chóng ổn định mà còn sẽ tạo nên những thành tựu vượt bậc. Sự nhìn nhận đó sẽ giúp chúng ta tránh được một sự sụp đổ mà hậu quả của nó sẽ tàn phá chúng ta khủng khiếp trong nhiều năm. Sự nhìn đó sẽ giúp chúng ta có được một nền tảng chính trị vững chắc để xây trên đó những thượng tầng kinh tế, xã hội, văn hóa liên tục cao hơn mà vẫn ổn định, và có đầy đủ mọi quyền con người của mình như bao dân tộc tiến bộ ở các quốc gia phát triển để ngày càng thịnh vượng và văn minh. Nhờ vậy mà chúng ta hạnh phúc.

Sự nhìn nhận đó lại rất đơn giản. Chỉ cần chúng ta tự tin sử dụng hết tất cả các quyền mặc nhiên của mình theo Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và đã được hiến định đầy đủ thành các quyền công dân của nhân dân Việt nam tại Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đó là những quyền con người của chúng ta trong nhà nước pháp quyền của chúng ta. Sự TỰ TIN đó chắc chắn và nhanh chóng sẽ tạo nên một nền DÂN CHỦ thực chất cho chúng ta mà ở đó quyền con người thiêng liêng luôn ngự trị tối thượng để bất kỳ ai cũng có được sự bình đẳng tuyệt đối về quyền của mình so với người khác. Nhờ nền dân chủ đó mà chúng ta sẽ có được sự CÔNG BẰNG để xác lập các trạng thái bình đẳng phổ biến làm cân bằng – tức hài hòa ý muốn của chúng ta. Nhờ vậy mà nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của mọi người luôn được đáp ứng tốt nhất, làm chúng ta giàu có và văn hóa. Chỉ khi đó Việt Nam ta mới THỊNH VƯỢNG và VĂN MINH được.

Và cũng chỉ có như vậy thì quyền lực tuyệt đối của các quốc gia trên thế giới mới không nằm trong tay của một nhóm nhỏ cầm quyền, giúp họ dùng nó để gây ra những thảm họa vật chất lẫn tinh thần cho nhân loại. Đó là cách chúng ta thúc đẩy hòa bình cho trái đất.

Khi chúng ta tự tin sử dụng các quyền bất khả xâm phạm của mình thì sẽ buộc những người cầm quyền ở bất cứ thời kỳ nào cũng tôn trọng nguyên tắc Quyền con người trong nhà nước pháp quyền, cũng tức là tuân thủ quy luật phát triển khách quan. Đất nước ta đang đối mặt với quá nhiều vấn đề, nhưng chỉ cần chúng ta tự tin như vậy thì tất yếu chúng sẽ được giải quyết tốt đẹp theo quy luật đó.

Vì vậy mục tiêu tối thượng của Phong trào con đường Việt nam là: “Quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam “.

TRẦN HUỲNH DUY THỨC
Người khởi xướng

9 Phản hồi cho “Quyền con người trong nhà nước pháp quyền”

  1. Tommy Ho says:

    Bài viết của Anh TRẦN HUỲNH DUY THỨC đả nói lên tinh thần xây dựng một Quốc Gia thạnh trị phú cường. Thực tài của một con người, đầy nhiệt huyết và thật tâm đắc, cho một tiến trình thay đổi và xây dựng. Dân tộc Việt đang cần những người con ưu việt như vậy. Cho Anh ngồi tù là Phí Phạm chất xám của giới trẻ nói chung và Anh Thức nói riêng. Nguyện cầu Hồn Thiêng sông núi, những chiến sỉ trận vong của Tổ Quốc hộ trì cho tất cả những người đang trực diện đấu tranh cho một Việt Nam Dân Chủ, Nhân Quyền thật sự. Mọi người cùng góp sức để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn trong tương lai.

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ…”Ở Việt Nam các tội gọi là xâm phạm an ninh quốc gia được dành hẳn một chương đầu tiên của phần tội phạm của bộ luật hình sự, hầu hết có khung hình phạt cao nhất có án tử hình, như điều 79 – lật đổ chính quyền nhân dân, điều 88 – tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng cách như vậy và theo tinh thần pháp trị – thượng tôn pháp luật, giới cầm quyền ở các chế độ như thế luôn dễ dàng đứng trên pháp luật, dùng pháp luật để bảo vệ đặc quyền riêng cho mình trên danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia. Sự thượng tôn pháp luật kết cục là để bảo vệ tối thượng cho một nhóm đối tượng nhỏ hẹp nào đó dưới rất nhiều các danh nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thực ra chế độ phong kiến chưa hoàn toàn chấm dứt, chỉ có cái tên của nó là không còn hợp thời nữa nên phải dùng đến những cái tên hình thức khác nhau để che đậy bản chất không thay đổi của nó.

    Anh Trần Huỳnh Duy Thức khẳng định chính xác!

    “Như vậy, sự thượng tôn pháp luật là không đủ để đảm bảo cho một chế độ dân chủ” và “giới cầm quyền (csvn) đứng trên pháp luật, dùng pháp luật để bảo vệ đặc quyền riêng cho mình trên danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia…để giàn dựng kịch bản “Toà Án”, qui kết và bắt bỏ tù các Anh (Thức, Long, Định) để bịt miệng!

    Mong rằng “CON ĐƯỜNG VIỆT NAM” sẽ rộng mở, được nhiều người quan tâm chiếu cố và góp phần xây dựng, để người dân không còn phải bị đi tù “lãng nhách” (vô lý) vì những điều luật 79 và 88 quái đản !

    Cám ơn các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Lê Công Định. Kính chúc các Anh chân cứng đá mềm, luôn kiên cường và nhiều nghị lực!

  3. dv says:

    Ngày xưa ,ở MB XHCN thời CCRĐ & TNVGP các nhà văn , nhà thơ thời đó khắc nghiệt hơn bây giờ .Nhưng với những ngòi bút sắc như lưỡi lê với lực lượng số đông bút pháp như ,Trần Dân , Phùng Quán , Lê Đạt , Hoàng Cầm ..v v & v v …Nhưng cũng không lọt qua khỏi tên bồi nô Tố Hữu

    Tôi bước đi
    Không thấy phố
    Không thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
    Tố Hữu thì :
    Khóc cha thì ít
    Khóc ông lenin thì nhiều !

  4. Trần Hữu Cách says:

    @nguoigopchuyen:

    Đọc qua hai lần văn bản này, tôi thấy Trần Huỳnh Duy Thức là người uyên bác, nhưng duy lý đến phát chán. Ông ta nhìn đâu cũng thấy quy luật — và là những thứ bất biến hoặc thuộc về vũ trụ. Chẳng hạn:

    “Quyền con người là tuyệt đối như nhau cho bất kì ai là con người đang sống bất kỳ đâu trên hành tinh này. Đây chính là nguyên tắc phổ quát của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người mà Liên hợp quốc đã long trọng tuyên bố vào năm 1948. Nguyên tắc phổ quát đó cũng chính là quy luật của vũ trụ mà người ta không thể thay đổi được.”

    Mặc dù dùng những chữ như “quy luật của vũ trụ”, tác giả lại nói về một văn kiện có tính công ước của loài người. Quy luật của vũ trụ thì dĩ nhiên người ta không thể thay đổi được, nhưng một công ước thì người ta có thể thay đổi được. Các tác giả mà tôi từng đọc đã viết về “quy luật của vũ trụ” thì hầu hết là những nhà vật lý học, còn lại là những nhà thần học.

    Điều này dẫn tôi tới một câu hỏi: Tác giả có não trạng của loại người nào để tuôn ra những luồng dài suy nghĩ kiểu này? Tôi thấy ông ấy xứng đáng với danh xưng “giáo chủ” hơn là “nhà khoa học” (ở đây là khoa học tự nhiên — tìm hiểu những quy luật của vũ trụ).

    Nếu ông ấy từ bỏ mối liên kết giữa nội tâm ông ấy với những bí mật của vũ trụ, tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ nồng nhiệt một cách con người hơn. Và nếu thay vì đứng trên những khẳng định có tính kết nối — theo tôi là quá dễ dãi — với cái “bất biến” như vậy, mà ông đứng trên những tiền đề là các bộ luật hoặc đơn giản là ý thức đúng sai căn bản, tôi nghĩ ông ta là một nhà tranh đấu cự phách cho những cứu cánh xã hội.

  5. dv says:

    Ông Lê thăng Long mới ra tù và ra tù trước thời hạn …dưới cái cđ XHCN mà ông Long đã từng nếm trãi cơm tù dài hơn bà Bùi thị Minh Hằng … liền viết ra những nguyên tắc đấu tranh dân chủ dù cho là ôn hòa …Nhưng ngành AN -CA -CS dưới cái chế độ này đễ cho ông Long vừa ra tù múa chữ ,nhã văn thì tôi thiết nghĩ là hi hữu .Ông NV Nguyên Ngọc VÀ CÁC Đ/C khác của ông một thời đi theo đảng và bác …Nhưng khi các đ/c và ông Nguyên Ngọc đi xuống đường BT chống TQ tại HÀ NỘI , là lẽ đương nhiên với các XH dân chủ như Philippines …mà xứ VN mình thì chính quyền Hà Nội & Báo HNM đã nhạo báng các đ/c và ông Nguyên Ngọc là gây rối , ghép vào diện nghe theo các ” thế lực thù địch ” trong và ngoài nước , hay như bà Bích Hằng bị bắt giam vô căn cứ không có án …và trước đó bà là người đi tiên phong chống giặc Tàu xâm lược biển Đông VN .Tui là nông dân … Nhưng tôi đọc sơ qua vụ việc này tôi rất hoài nghi và hiện nay tôi đang sống trong cái xh ngột ngạc này, chưa biết tự do cá nhân có kèm theo dân chủ đúng nghĩa .Chỉ nhìn thấy cảnh nông dân bị cướp đất như ở Tiên Lãng -Văn Giang – Vụ Bản – mẹ con bà Lài sex ở Cần Thơ v v…đễ giữ đất ,đòi quyền lợi cá nhân nhưng vô vọng ,có cả 2 pv báo VOV bị đánh hội đồng , bị CA còng tay đưa về đồn thẩm cung như tội phạm, tại chiến địa Văn Giang trên đoạn Video mà tôi thấy nhục giùm cho PVnb đã chấp nhận bất lực ,còn những người phụ nữ nông dân vì đất mà 5 -7 tên côn đồ xúm vô khóa trái tay đánh túi bụi …Còn ở Cần Thơ thị mẹ con bà Lài trần truồng như nhộng… bị chúng khiêng kéo lê như Lợn , dù cho họ là thân phận đàn bà …Nhưng cái chính sách của xã hội này không thể nương tay .!? Ông Lê thăng Long sẽ khác ông quan tham Dương chí Dũng ( có người bật đàn xanh cho ông Dũng đào tẩu ) 2 sự việc khác nhau !?… nhưng những việc làm phù phép của cs người ta có quyền hoài nghi ?.Tại sao ông CHHV có làm gì đâu ? Cũng chỉ đòi dân chủ + chống Tàu xâm lược VN mà phải bị bóc lịch 7 năm = 2 chiếc bao cao su đã qua xử dụng , rồi phù phép chuyển qua vi phạm điêù 88 .. (((.Đừng tin những gì cs nói …mà hãy ……….)))) Nhìn trên diễn đàn QH VN mà đoán ra mọi việc ….

  6. nguoigopchuyen says:

    Đó, bây giờ vị nào muốn nghi ngờ, phản đối, hay chỉ trích chi đó thì hãy trích đoạn thẳng từ những nhận định trong Con Đừơng Việt Nam của tg Trần Huỳnh Duy Thức và cho biết ý kiến, sai, đúng minh bạch đi. Không cần biết tg đang trong tù với bản án 16 năm, không nhận tội (vì CS cũng có thể đạo diễn cho ở tù “đểu” cũng không chừng) hay ngừoi giới thiệu là ông LTL đã nhận tội, đựơc thả sớm để “cò mồi cho nhà cầm quyền CS”.
    Xin chờ các cao kiến.

    • Chánh Tất Thắng says:

      Không nhận tội thì ở tù đúng hạn hoăc lâu hơn,nhận tội thì về sớm hơn .Tùy theo mỗi người chịu đựng dưới sức ép hay cách tính khác nhau,chỉ có người trong cuộc biết được mà thôi . Đoán mò suy luân theo ý riêng ,kết tội kẻ khác giống như mình là thẩm phán . Hảy cho LTL thời giờ để hành động ,đừng giết lầm hơn tha lầm . Thời đại vi tính chỉ một lần phản bội coi như tan tành ” xí quách ” .Không giống như thời HCM nữa .Hày thay đổi ,nếu quý vị nào muốn vân thân ,nói và làm phải đi đôi , nói minh bach làm minh bạch . Tôi không làm chánh trị vì già và không trí thức ,nhưng tôi tin là chánh thắng tà .Tôi muốn kêu gọi bạn trẻ lấy đạo đức can đảm ,tạo niềm tin đã mất từ lâu vì bọn lảnh đạo tham lam . Nhân dân mong thay đổi CS không phải thay vào đó một loại độc tài khác ,bằng từ TDDC giả hiệu ,cùa một nhóm CS khác

  7. THƯỢNG NGÀN says:

    BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN LÀ GÌ ?

    Nói pháp quyền là nói sự thượng tôn và tính cách trội vượt của pháp luật. Có nghĩa chỉ dùng pháp luật như một kỹ thuật về mặt khoa học có tính hữu lý, khách quan để hướng dẫn và quản lý xã hội mà không nhân danh cá nhân con người, nhóm con người nào, hay giai cấp xã hội nào để áp lực, chi phối, hoặc thay đổi nguyên tắc pháp quyền đó. Có nghĩa pháp quyền là quyền lập pháp của toàn dân, nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của toàn dân, và không cá nhân, tập thể, hay kể cả quan điểm nào được đứng trên hay đứng ngoài pháp quyền tức pháp luật do toàn dân đề ra đó. Nói cách khác, pháp quyền hoàn toàn thống nhất với tính tự do, dân chủ khách quan. Có nghĩa không ai nhân danh bất kỳ điều gì, kể cả ý thức hệ mơ hồ nào đó mà phủ nhận được pháp quyền của toàn dân hay chi phối ngược lại hoặc triệt tiêu cũng như bẻ lái pháp quyền của toàn dân. Mà toàn dân là toàn bộ những con người đang tồn tại cụ thể hợp lại. Đó cũng là lý do tại sao pháp quyền luôn đòi hỏi nhân quyền đúng nghĩa. Bởi không có nhân quyền đúng nghĩa, cũng không thể có công dân đúng nghĩa, không có toàn dân đúng nghĩa, và cũng không thể có pháp quyền toàn dân đúng nghĩa. Nên nhà nước pháp quyền đúng nghĩa không thể là nhà nước của giai cấp nào cả, không thể nhân danh giả tạo giai cấp nào cả, vì có như thế mới gọi được là nhà nước pháp quyền của toàn dân một cách thật sự khách quan, khoa học, với đầy đủ mọi giá trị và ý nghĩa tốt đẹp, thực tế được.

    ĐẠI NGÀN
    (15/6/12)

Leave a Reply to Trung Kiên