WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đi với Mỹ hay Trung quốc: Vì sao Việt Nam không thể trung lập trong lúc này?

LTG. Tôi vẫn quan niệm người dân miền Bắc, nói chung, phải chịu khổ lụy vì cái ách Cộng sản lâu dài hơn dân miền Nam, nhưng chuyện đó xin để cho người sống dưới chế độ này thẩm định. Đối với một người miền Nam lưu vong như tôi, chưa nếm mùi Cộng sản nhưng có lẽ hiểu đời (Cộng sản) ít đắt giá hơn phải trải đời (Cộng sản). Nhưng chuyện khổ lụy của cá nhân, của xã hội có lẽ không nguy nan bằng mối hiểm họa sống còn của cả một dân tộc, Nam, Bắc, Trung. Đất nước đã đi qua nhiều biến cố khẩn trương, chưa bao giờ trong lịch sử đã có đến 3 triệu người rời bỏ quê hương tìm lẽ sống ở nước ngoài. Chưa bao giờ vết thương quá khứ chia cắt Nam Bắc lại dai dẳng và kéo dài gần nửa thế kỷ như hiện nay. Đã đến lúc người Việt hải ngoại hay người dân trong nước đều có quyền bày tỏ nỗi quan ngại và ưu tư về đất nước. Đã đến lúc nhà nước Việt-Nam phải biết nghe tiếng kêu la của con dân từ trong đến bên ngoài.

“Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Ðảo (anh ruột) – Ðại tá quân đội nhân dân Việt Nam – hy sinh ngày 09/01/66 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam. Trần Thị Thiệt (vợ tôi) – cán bộ phụ nữ Sài Gòn – bị bắt và bị đánh chết tại Tổng Nha Cảnh Sát hồi tết Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng, chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no và hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Ðó là điều sỉ nhục.” (Nguyễn Hộ: “Quan Điểm và Cuộc Sống“)

Từ lúc Đảng Cộng Sản thâu tóm đất nước về một mối, Việt-Nam đã có nhiều nỗi thăng trầm, thay đổi tiệm tiến, không bù đắp nổi những oan khiên vô vọng. Nên những người như tôi, thay vì biết tự kỷ, ngộ ra một lẽ sống — mưu cầu tự do, hạnh phúc riêng tư như một công dân Mỹ thật sự, có lẽ sẽ giúp tôi đạt mục tiêu dễ dàng hơn — tôi lại đèo theo cái nợ nghiệp-chướng-làm-người-Việt-dai-dẳng, nên vẫn nghe ngóng tin tức nước nhà, vẫn mong đợi, vẫn mơ ước không ngừng cho quê hương được ngày thái lai. Gần đây sau bài Con đường Việt-Nam của Lê Thăng Long – đã gây tranh cãi sôi nổi trên mạng báo chí, đặt nghi vấn về một giải pháp dân chủ cuội phát xuất từ trong nội bộ Đảng – lại thêm một bài bình luận, một đáp án của Lê Nguyên xuất hiện trên blog Văn hóa Nghệ An, với tựa đề: “Nước cờ nào cho VN trên bàn cờ thế giới hiện nay”. Sau đó đã có nhiều góp ý của một số trí thức, một vài người theo chân giáo sư Vũ Quốc Thúc đề nghị trung lập cho Việt Nam, không theo Mỹ mà cũng chẳng tơ hào gì Trung quốc. Tôi cực lực bác bỏ phương án trung lập này.

Từ khi miền Nam thất thủ, đã có nhiều nghi vấn – nhất là của một số nhân vật có máu mặt trong nước – về sự trung kiên của Hoa Kỳ như một đồng minh chiến lược, bảo vệ quyền tự quyết và nền dân chủ phôi thai của các dân tộc yêu chuộng tự do (như VNCH) đang bị các lực lượng vũ trang và ngoại bang đe dọa thôn tính (1). Người ta nhắc nhở chuyện Mỹ bỏ rơi miền Nam như bằng chứng của sự phản bội. Họ lên án Mỹ đã bán đứng miền Nam sau khi Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông (1972), mở ra một kỷ nguyên mới giữa Hoa Kỳ và Trung hoa lục địa. Người ta cũng lặp lại một cách thiếu sót phương châm của Kissinger: “Hoa Kỳ không có bạn (hoặc kẻ thù) lâu dài, họ chỉ biết đến quyền lợi của mình” (2)

Người ta cũng có thể dẫn chứng nhiều sự kiện khác trong lịch sử để chứng minh tính phản phúc và sự thiếu trung trinh của Hoa Kỳ (và Liên Hiệp Quốc): Mỹ bỏ rơi Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cho phe Cộng Sản Mao Trạch Đông (1949) Bỏ rơi Cuban Batista cho Cộng sản Fidel Castro (1959) và thêm một lần nữa bỏ rơi tàn quân kháng chiến Cuban ở Vịnh Con Heo sau khi cuộc đổ bộ của họ bị bại lộ (Cuba, 1961), chưa nói khi thế giới tự do làm ngơ 2 cuộc cách mạng hụt hẫng của Hungary (1956) và Czechoslovakia (1968) sau khi Nga xô xâm chiếm Đông Âu.

Nhưng tất cả những quy trách trên – tuy không xa rời với dữ kiện lịch sử – đều vô nghĩa lý. Và xét trên cương diện địa chính trị, vị thế của Hoa Kỳ và sử quan thế giới trong bối cảnh của từng thời đại (Chiến Tranh Lạnh, hậu Việt-Nam, Cộng sản Nga sô tan rã, Đông âu biến loạn (Sarajevo), Trung quốc trỗi dậy, Al-Qaeda, Iraq, hậu Iraq, Mùa Xuân Ả rập v.v..) những cáo buộc đó không có chỗ đứng. Thử nhìn lại hai cuộc Thế chiến (1914-1918; 1941-1945), cuộc chiến ở Hàn quốc (1950-1953), Việt Nam (1963-1973) và nếu con số tử vong của Hoa Kỳ (630,632 người chưa kể thương binh, tổn thất vật chất hay tài chánh) trong các cuộc chiến đó:

Thế chiến I  = 117,465

Thế chiến II = 418,500

Hàn quốc    = 36,516

Việt-Nam     = 58,282

không nói lên sự cam kết của Hoa Kỳ cho an ninh thế giới thì chí ít cũng cho thấy sự hy sinh về nhân mạng của binh lính vì những lý tưởng bảo vệ tự do, quyền tự quyết  v.v.. mà chính phủ Mỹ đã nêu lên hay nhân danh (vì vậy, chúng ta cũng đừng quên Sarajevo (Bosnia) hay Mogadishu (Somalia), hay nhắc đến Iraq hay Afghanistan).

Hoa Kỳ dù giữ một vị trí siêu cường, cũng không thể tạo dựng sức mạnh hay chủ quyền cho bất cứ một quốc gia nào, mà trái lại khi một nước nhược tiểu càng ỷ lại vào Hoa Kỳ để mưu cầu độc lập, tìm tinh thần tự quyết cho mình thì lại càng yếu kém. Nhất là khi quốc gia đó không biết thu phục nhân tâm hay lòng dân, gầy dựng riêng cho đất nước và dân tộc mình một thực lực. Hoa Kỳ không phải là một đấng Thượng Đế anh minh, lúc nào cũng đúng, cũng phải, họ không phải là một thế lực vô biên, toàn năng, hay tuyệt hảo, có thể giải đáp mọi nan đề của thế giới một cách công minh và tuyệt đối, không phải bất cứ những quyết định tham chiến hay không tham chiến của họ đều hữu lý hay thiết thực. Cũng nên nhớ, Hoa Kỳ cũng không là một chế độ độc tài, cai trị lâu năm dưới sự lãnh đạo chuyên chính của một nhóm thiểu số độc đảng, để chính quyền Hoa Kỳ có thể giải quyết sự khác biệt nội bộ bằng cách chia chác quyền lợi, đi đến việc đồng tâm nhất trí thi hành những chuyện mờ ám, hay muốn làm gì thì làm.

Hệ thống quyền lực của Hoa Kỳ không nằm trong tay một tổng thống, một đảng phái chính trị, trái lại hệ thống tam quyền phân lập đòi hỏi sự chế tài, kiểm soát và đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quyền hành và trách nhiệm được hiến pháp Hoa Kỳ phân chia rõ rệt giữa các định chế pháp trị. Quyền hành đi đôi với trọng trách. Ngoài ông Franklin D. Roosevelt cai trị được 12 năm, các tổng thống khác chỉ có thể đắc cử 2 nhiệm kỳ, tối đa là 8 năm. Ngay cả vị tổng thống đầu tiên, George Washington được toàn dân tín nhiệm nhưng ông chỉ chấp nhận nhậm chức 2 nhiệm kỳ.

Ở Mỹ, mỗi nhiệm kỳ tổng thống lại có có một chủ trương mới, một chủ thuyết đối ngoại mới cho hợp với lòng dân đã bầu mình lên, hoặc giả đề cao đặc điểm hay ưu thế của vị tổng thống đó (Taft Dollar Diplomacy, The Truman Doctrine, Nixon China Doctrine (Rapprochement: Xích lại gần nhau), Reaganomics, Obama Care, v.v..) do đó không phải lúc nào chính sách đối nội hay đối ngoại đều trước sau như một. Hoa Kỳ do là một nước tư bản, một nhược điểm của chế độ này là quyền lực của nhóm tài phiệt có thể thao túng chính trường Hoa Kỳ nếu không bị cơ quan công quyền chế tài, báo chí hay truyền thông phanh phui, ngăn chận.

Trong những năm nguy kịch của nền Đệ nhị Cộng hoà (’73), Nixon sau khi thành công với chuyện rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam và ép buộc tổng thống Thiệu ký Hiệp định Ba lê, và để trấn an ông Thiệu, Nixon đã viết một lá thơ riêng hứa sẽ can thiệp, không hiểu Nixon có thành thực với những điều mình viết trong lá thư hay không, nhưng một biến cố trọng đại trong đời tổng thống của Nixon là vụ Watergate, ông đã bị Watergate lôi ông xuống, buộc phải từ chức (3).

Và đây chính là lỗi lầm của ông Thiệu khi lên truyền hình quốc gia cầm lá thơ của Nixon cam kết sẽ trả đũa nếu miền Bắc vi phạm hiệp định Paris, mếu máo khóc. Đến năm ’75 thì tình thế, cục diện chiến tranh miền Nam đã muộn. Thật ra, miền Nam phải nhận được tín hiệu từ năm 1968, sau vụ Tết Mậu Thân, khi báo chí và truyền thông Mỹ đã gán cho cuộc chiến Việt Nam là vô vọng, bất luận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hầu như đã hoàn toàn bị tiêu diệt sau cuộc tổng công kích đó.

Ông Thiệu quên rằng trong thể chế lưỡng đảng năm đó phe Bồ câu của đảng Dân chủ đã thắng thế lên ngôi, muốn cắt đứt mọi viện trợ quân sự cho miền Nam. Một điều nhục nhã cho miền Nam đã được thể hiện qua lời tuyên bố của ông Thiệu trên truyền hình Việt Nam: Nếu Hoa Kỳ viện trợ cho miền Nam 700 triệu (Mỹ kim) thì mình (miền Nam) đánh theo 700 triệu, nếu viện trợ cho 300 triệu thì mình đánh theo 300 triệu! Ông Thiệu lại trơ trẽn cầm vận mệnh của miền Nam ra tháu cáy Mỹ, ra lệnh triệt thoái toàn bộ miền Trung, tạo thế hỗn quan hỗn quân, bỏ ngõ Vùng I Chiến Thuật cho quân đội miền Bắc tiến vào. Nếu tôi không lầm thì trong cuốn Đại thắng mùa Xuân của đại tướng Văn Tiến Dũng của Bắc Việt có thổ lộ là phe Bắc Việt tiến vào miền Trung như đi vào chỗ không người, không có một sự đề kháng nào.

Ở đây xin không mạn bàn thêm về những cái may của miền Bắc hay cái rủi (xui xẻo) của miền Nam trong quá khứ, xin nhường cho lịch sử những phán xét quang minh hơn. Ở đây tôi chỉ nêu lên cái nan đề của lãnh đạo của hai thời Quốc-Cộng, hy vọng Cộng Sản Việt Nam ngày nay có đủ sáng suốt có thể sớm tìm ra giải pháp cho đất nước: Giữ Đảng hay giữ nước? Đáp số cho sự bế tắc của trung ương Đảng Cộng sản không phải là chọn Mỹ thay cho Trung quốc.

Đáp số cho ngõ cụt Việt Nam: Chọn hướng đi nào để lãnh đạo Việt-Nam phát huy được sức mạnh dân tộc? Nếu không có hậu thuẫn của toàn dân, không sử dụng được sức mạnh dân tộc, thì sớm muộn nguy cơ sinh tồn của việt Nam sẽ không còn, và liệu khi đó có một (bạo) cường quốc nào có thể giúp giữ vững được vai trò cai trị của lãnh tụ Việt Nam không? Hoa Kỳ đã không giúp được cho ông Thiệu yếu kém. Liệu Trung quốc có giúp được cho lãnh đạo Việt-Nam ngày nay?

Là một người sống ở Mỹ lâu năm, dạy lịch sử và những giá trị dân chủ của thể chế Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định một điều: Hoa Kỳ lập quốc trên những lý tưởng dân chủ, bình đẳng, tự do và tôn trọng quyền làm người, do đó tôi tin rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các chính quyền có tính dân chủ tự lâp, biết đảm trách và gánh nhận vai trò cai trị anh minh, tốt lành của một quốc gia là một điều thiết thực (good governance, một chủ trương mà Mỹ hay đề cao với các quốc gia như Việt Nam).

Nhất là có gần hai triệu người Việt Mỹ sống ở Hoa Kỳ, có sức mạnh của lá phiếu và có thể tạo sức ép với chính quyền Hoa Kỳ. Do đó khi được lòng dân, có hậu thuẫn của các đối tác trong vùng, thì chuyện có được đồng minh bảo vệ sẽ là điều đương nhiên. Hoa Kỳ hay ‘đồng minh’ tốt nào rất sợ phải ủng hộ đến cùng một đối tác chiến lược yếu hèn, tham nhũng, bóc lột dân như ông tổng thống Marcos ở Phi luật Tân; không có một cường quốc lại nào lại thích đối tác chiến lược mình chọn đi hai hàng, hay nghiêng hẳn về phía địch thủ như Việt Nam hiện nay.

Nhân đây tôi xin nhắc lại một phát biểu gần đây của ông Nguyễn Bá Hùng, Tổng Lãnh Sự Hà Nội tại San Francisco, nói rằng Hoa Kỳ (ông Newt Ginrich) không nhìn nhận Việt Nam như một đối tác chiến lược. Nếu điều ông Hùng nói là có thật (tức là ông Newt Ginrich có nhận định như thế) thì có lẽ đấy chỉ là một nửa sự thật. Nghĩa là bất kể sự khác biệt và nguyên lý đối nghịch giữa Cộng Sản và Tư bản, Hoa Kỳ vẫn có thể đi với Việt Nam – NẾU Việt-Nam có những sửa đổi, cải thiện về đường lối cai trị, biết tôn trọng nhân quyền của các con dân lương tâm của mình mà thôi đàn áp, bắt bớ họ. Và – nhất là – xin nhắc lại một lần nữa: NẾU Việt-Nam thôi đu dây vào lòng Trung quốc.

Xin đơn cử một vài thí dụ điển hình: Vịnh Cam Ranh đã được Mỹ xây cất, trang bị như một cảng với nhiều ưu thế quân sự quan trọng vào tầm vóc nhất nhì thế giới trong cuộc chiến Quốc-Cộng (từ 1965-1972). Đến thập niên 90, Mỹ đã bắt đầu thương lượng với Việt Nam về hải cảng này, thương lượng không thành, trong khi đó cầm quyền Việt Nam đã sang nhượng đầu rừng, cho khai thác Bô-xít trên Tây Nguyên, chuyển nhượng lãnh hãi Việt Nam cho Trung quốc, để cho những lực lượng công nhân trá hình của Trung quốc đóng căn cứ ở những vị trí trọng yếu trong lãnh thổ Việt Nam. Một điều trớ trêu đến độ sỉ nhục cho Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc Phòng Leon Panetta (3 tháng Sáu, 2012) ở cảng Cam Ranh, trên tầu Hải quân Hoa Kỳ Richard E. Byrd là trong khi giữa những cờ xí tung bay trong gió chào đón một chính khách cao cấp nhất của chính phủ Hoa Kỳ, thì cách đó không xa ở vựa cá bãi Vũng Rô trong Vịnh Cam Ranh, các anh khách trú Trung hoa chủ vựa ngồi chễm chệ mà nhiệm vụ chính thức của các ông Tàu này ngay cả thường dân Việt Nam cũng không tin rằng họ nuôi hay buôn cá!

Chẳng thế mà một tuần sau đó, trên mạng tuần báo Time, phóng viên Kirk Spitzer cùng với lập luận củng cố của giáo sư Donal E. Weatherbee (University of South Carolina) đã cho biết Mỹ đã bỏ qua chuyện lấn lướt tranh chấp trên Biển Đông của Trung quốc với các nước nhỏ (Việt Nam và Phi Luật Tân) trong vùng, chỉ đòi hỏi quyền thông thương tự do trên Thái bình Dương, để mặc cho Trung quốc – Việt-Nam và các nước liên đới giải quyết vấn đề chủ quyền với nhau không can dự vào.   http://battleland.blogs.time.com/2012/06/11/u-s-takes-a-pass-for-now-on-china-sea-disputes/

Bài báo này là một cách bày tỏ thái độ không chính thức của Mỹ, đánh tiếng cho nhà nước Việt-Nam biết sự bất mãn của Hoa Kỳ về chuyện hệ lụy Trung quốc của Việt Nam. Sau đó lại thêm một kết quả tiêu cực khi kết cục của hội nghị ASEAN kỳ thứ 11 ở Phnom Penh/Nam Vang vào trung tuần tháng Bảy vừa rồi đã không mang lại một đồng thuận khả quan nào về vấn đề hệ trọng của Biển Đông, cho thấy việc không đoàn kết của các nước Đông Nam Á và thiếu chủ lực của Việt Nam.

Cho nên tôi, cùng với sự nhận định của các quan sát viên hiểu biết trên thế giới về ASEAN – và nhất là Việt Nam – có thể đi đến kết luận rằng Việt Nam trong tình thế yếu kém hiện tại, không thể nào là thế lực lãnh đạo của các nước ASEAN, do đó không thể nào đi theo chính sách trung lập một cách quang minh và chính đại.

Tự dưng không phải Thái Lan, Lào và Cambốt lại bị Trung quốc mua chuộc mà chính lý do Việt Nam lâu nay nằm trong quỹ đạo cương tỏa của Trung quốc đã khiến cho đàn 2 đàn em Lào-Cam bốt đặt lại nghi vấn chuyện đi đêm của họ với Trung quốc hay Hoa Kỳ. Cho đến khi được các nước trong vùng tin tưởng hay kính trọng vào sự tự chủ và sức mạnh nội tại và thực tiễn của Việt-Nam đối với con dân của mình thì chuyện trung lập của Việt Nam là một ván bài tự sát. Niềm hy vọng nhà nước Việt-Nam sẽ chọn được một đồng minh tốt về kinh tế, một đối tác chiến lược lâu dài sẽ trở thành hiện thực khi những yêu cầu trên được giải quyết.

Đương nhiên mấy ngàn năm lịch sử với Bắc triều đã là một bài học đắt giá, do đó sức mạnh của lòng dân vẫn là một đối trọng tiên quyết so với bất cứ một ma lực nào, sau đó mới đến sự hợp tác của một cường quốc anh minh, mong muốn nó sẽ mang lại một ích lợi tương tác của đôi bên – không riêng gì với Hoa Kỳ mà với bất kỳ một thế lực Âu châu nào.

© Nguyễn Khoa Thái Anh

© Đàn Chim Việt

__________________________

(1) “It must be the policy of the United States to support free peoples who are resisting attempted subjugation by armed minorities or by outside pressures.” Tổng thống Truman trong bài diễn văn trước Quốc Hội Hoa Kỳ (12 tháng Ba, 1947) xin viện trợ 400 triệu Mỹ kim để trợ giúp Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại sự đe doạ Cộng Sản. Sau này được gọi là Truman Doctrine, đặc trưng cho những nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại làn sóng đỏ trong Chiến Tranh Lạnh.

(2) “America has no permanent friends or enemies, only interests.” Henry Kissinger: The White House Years, trích của Dinesh D’Souza trong: What’s so great about America

(3) Ngày 17 tháng Sáu, 1972, 5 người bị bắt quả tang đột nhập vào tòa nhà Watergate ở Washington D.C. (định ăn trộm tài liệu của Đảng Dân Chủ) là người được quỹ tài chánh yểm trợ tái cử tổng thống Nixon trả tiền. Sau này ông Nixon bị truy ra – qua hàng loạt tang chứng những băng ghi âm những cuộc nói chuyện của ông Nixon với bộ hạ, dẫn đến chuyện từ chức của tổng thống Nixon vào ngày 9, tháng 8, năm 1974.

__________

(1) Truman Doctrine/chủ thuyết của Tổng thống Truman: “the policy of the United States to support free people who are resisting attempted subjugation by armed minorities or by outside pressures.”

98 Phản hồi cho “Đi với Mỹ hay Trung quốc: Vì sao Việt Nam không thể trung lập trong lúc này?”

  1. lequan says:

    Dù chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 không còn hình ảnh của đế quốc thực dân nhưng một quốc gia nhỏ cũng khó có thể thoát khỏi ảnh hưởng của một nước lớn , nhất là nước lớn lại chung biên giới như trường hợp VietNam và Tàu . Nhưng trước sự tranh giành ảnh hưởng của những nước lớn các nước nhỏ phai cân nhắc ngả theo bên nào hay đúng trung lập . Chính phủ CSVN phải hiểu dân số VN trên 80 triệu và trong thời đại này không thể bất kỳ đế quốc nào có thể đánh chiếm và cai trị lâu dài một nước có trên 80 triệu dân . Mỹ trong cuộc chiến VN , Nga trong cuộc chiếm đóng Afganistan , Mỹ tai Irag …,đã chíng minh điều này . Tàu có thể đánh chiếm VN nhưng dân tộc VN sẽ kháng chiến chông lại và Tàu sẽ phải trả giá băng kiệt quệ kinh tế và chế độ cong san sụp đổ . Gìau có như Mỹ còn không kham nổi thì Tảu cũng vậy thôi . Điều quan trọng không phải ngả theo một thế lưc nào , điều quan trọng chính quyền CSVN phải thu phục được sự tin tưởng của nhân dân bằng chế độ tự do dân chủ thưc sự trong đó đời sống vật chất được nâng cao và đời sông tinh thân nhựng giá trị đạo đức và nhân quyền được tôn trọng . Sự tin tưởng của người dân với chính quyền đó là điều quan trọng nhất .

  2. Trung Hoàng says:

    THEO GIÓ CUỐN CỜ.

    Cuộc tranh chấp điạ chính trị giưả Hoa Kỳ và Trung Quốc dù không nói ra, nhưng dường như đã tiến gần đến thời điểm căng thẳng, khi mà CSBK thành lập cái gọi là Thành Phố và Bộ Chỉ Huy Tam Sa, nếu không muốn nói là một nước tiến lấn thế trước Hoa Kỳ và Việt Nam, trong màn đầu cuộc chiến Biển Đông mà hầu như khó tránh khỏi.

    Sự tự biên tự diễn đó cuả CSBK, đã đặt CSVN trước một sự lưạ chọn phải có để tỏ rõ dứt khoát, giử đảng và tuân phục theo ý đồ cuả CSBK-là đảng đàn anh_, hay phải vẩy tay từ giả dứt khoát, để được sự tiếp sức cuả số đông các nước tự do, mà Hoa Kỳ là trung tâm quyền lực cuả sức mạnh đó.

    Khi mà đa số các báo lề phải trong nước Việt Nam, những tiêu đề Trung Quốc ngang ngược vi phạm chủ quyền lấn chiếm biển đảo Việt Nam, đã được các báo điện tử đồng loạt rộ lên như cuộc trăm hoa đua nở. Sự rầm rộ tràn ngập các bản tin và bình luận, mà Biển Đông là tiêu đề nóng trên hầu hết các báo, kể cả các tờ báo có tính chất điạ phương, lên án nặng nề đồng loạt sự bá quyền bành trướng cuả Trung Quốc ngày nay.

    Sự bật đèn xanh cho các báo chí cuả chính quyền CSVN, không ít thì nhiều mà qua đó, cho người dân Việt trong ngoài phần nào cảm nhận được, một chuyển hướng mới nào đó cuả CSVN ngày hôm nay đang diễn ra. Xưa thi hào Nguyễn Du còn để lại câu thi : “Tình trong như đã mặt ngoài còn e.”, Có thể diễn tả được chút ít trong trường hợp cuộc tình duyên mới giưả Việt Nam đến với Hoa Kỳ hiện nay, một cuộc tình duyên có thể tạm gọi là Tình Già Non Nghiã. Cũng có thể có sự chọn lưạ từ lâu, nhưng dường như sự dứt khoát đoạn tuyệt với người tình củ, âu cũng phải còn có ít nhiều vương vấn một mối tơ lòng nắm níu nào đó, nên vẫn còn đọng lại một chút gì nuối tiếc không vơi. Hẵn đúng với câu Tình Là Giây Oan.

    Trước đường hướng chính trị thực dụng cuả Hoa Kỳ, khi mà quyền lợi cốt lõi bị sự thách thức đến từ hướng nào, Hoa Kỳ trước hay sau gì cũng sẽ phải có sự phản ứng tương xứng đáp trả, một phản ứng phải có để bảo vệ vị thế đứng đầu trong thế giới tự do. Cái thế Nhật Phi Hàn Ấn Úc hiện nay, cho dù có ít nhiều quan hệ kinh tế hổ tương với Trung Quốc, nhưng sự xung đột với các nước nầy qua đường thông thương hàng hải ắt phải có với CSBK, mà cả Liên Bang Nga rồi cũng phải xảy ra với những thuyền đánh cá trộm trên khu vực lảnh hải cuả nước nầy. Cũng vì bước bành trướng bá quyền với Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc, CSBK hầu như đang bị Tứ Bề Thọ Địch không khác.

    Thế Tứ Bề Thọ Địch cuả Trung Quốc hiện nay, phần nhiều xét ra do tự chuốt lấy hơn là từ ngoại lực, mà điều đó là một lợi thế gần như tuyệt đối cho Hoa Kỳ, một lợi thế do chính CSBK trao tặng cho không, đã đẩy các nước nầy đến gắng chặt nhiều hơn nưã với Hoa Kỳ, trong đó Việt Nam là một trường hợp dể thấy nhất. CSBK đã tự bôi đen lên Mười Sáu Chữ Vàng và Bốn Tốt, mà nó đã được gắng liền giưả họ và CSVN vốn rất tốt đẹp từ trước đến nay.

    Dưới áp lực không ngừng và rất mạnh mẻ cuả người dân Việt yêu nước trong ngoài, CSVN chắc chắn sẽ bước sang một hướng đi mới, ngỏ hầu có thể trở về chung một điểm đứng Ý Thức và Tình Tự Dân Tộc. Cùng chung tay với người yêu nước trong ngoài, góp tay chung sức bảo vệ nguyên vẹn đất nước và biển đảo cuả ông cha để lại.

    Tất nhiên trong Cộng Đồng Việt Nam, cũng có không ít Bàn Tay Lạ hay Bàn Tay Đen, luôn lấy lá cờ Chống Cộng để cố gắng phân hoá dân tộc Việt Nam mãi mãi. Sợ hoà hợp hoà giải dân tộc và luôn gạt lưà là không thể hoà hợp với Cộng Sản, mà thực ra hoà hợp hoà giải dân tộc là điều tối cần thiết trong giai đoạn Ngăn Bá Quyền Bành Trướng hiện nay. Sự hoà giải hoà hợp được đặt vào một điểm chung là Ý Thức và Tình Tự Dân Tộc, nó hoàn toàn không có một điểm nào là phải đồng hoá với ĐCSVN cả, người dân Việt yêu nước trong ngoài cần phải hiểu thấu rõ điều đó.

    Mỗi thời kỳ tất phải cập nhật hoá tình thế trong linh hoạt, để tranh đấu ôn hoà cho Phong Trào Dân Chủ Hoá Việt Nam. Phải thấy được điểm Theo Gió Cuốn Cờ cuả ĐCSVN, khi mà trận Gió Đông Phong được thổi đến.

    Xin trân trọng.

    • Lê Dân Việt says:

      Ý kiến của bạn Trung Hoàng có ly phần nào, tuy nhiên bạn không nên kêu gọi người Việt hải ngoại dưới cờ chống cộng để hoà hợp hoà giải với CSVN được, vì muố chống giặc Tầu thì CSVN phải từ bỏ ý thức hệ CS thì mới chống giặc Tầu cộng được. Việc làm trước hết là CSVN phải kêu gọi và đồng lòng cùng người dân xuống đường chống giặc Tầu, thả ngay những người yêu nước đòi Hoàng sa Trường sa là của Việt nam như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cầy Nguyển Văn Hải….Nếu CSVN không thể hoà hợp hoà giải với những người này ( xuất thân từ CS) thì làm sao có thể hoà hợp hoà giải với người chống Cộng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ được???

      Nếu có kêu gọi hoà hợp hoà giải để chống giặc Tầu mà không từ bỏ ý thức hệ CS thì chỉ là một sự lường gạt lỗi thời kiểu HCM hô hào đoàn kết chống Pháp đuổi Nhật sau đó thủ tiêu tất cả những ai không CS. Cái trò lường bịp này không còn ăn khách nữa, vì người dân Việt nam đã quá hiểu CSVN là thứ gì rồi. Yêu nước chỉ là đầu môi chót lưỡi, mục tiêu sau cùng vẫn là bảo vệ quyền lợi của một bè đảng bán nước hại dân.

    • kimberly n. says:

      CHỐNG CỘnG….
      ……. vỉ CS ra sao ,và Tại saoLiên xố và các nước CS Đông Âu từ bỏ Nó một cách ráo tiết thi chắc anh biết rồi.Washington củng khánh thành tội ác CS như vậy CS hơn cả Hitler và các tên độc tài trên thê gìới,kể ccả Tần Thủy Hoàng thời phong kiến TQ.
      “Vây không thể nói một nhóm người Vietrong Cộng Đồng Việt Nam, cũng có không ít Bàn Tay Lạ hay Bàn Tay Đen, luôn lấy lá cờ Chống Cộng để cố gắng phân hoá dân tộc Việt Nam mãi mài (trich)” là câu viết không hơp lý chút nào. Họ chống cộng nhưng không chống VN vì sao anh rỏ rồi chứ ? Nhập nhằng lý luận như trên là không có đầu óc để ttự hỏi “tại sao người Việt’(không phải chi có dân TNCS mà cả dân trong nước ,cả giới trí thức trong đảng ) củng đang chống ngụy cộng VN đòi dân chủ tự do và VC đối xử với họ ra sao?.Ngay cả chống kẻ xâm lược TC củng bị bắt bĩ tù bị đánh,bị ha nhục?
      Phài hiểu cho chính xác mới hiểu tại sao hầu hết (chớ không phai chỉ một nhóm) người Việt TNCSVN đang định cư tâi các QG tư do dân chủ cương quyết chống CSVN.một đảng phi nhân tính,không xem trọng tổ quốcc và nhân dân ( đọc trên ĐCV có thể chứng minh phần nào) và nay chúng mang thêm xú danh ” phản quốc “.
      Chỉ khi nào Công Đảng tự giài tán trao quyền cho dân hay nhân dân lật đổ đảng CS thì có ngay đoàn kết toàn dân trong ngoài chống ngoại xâm.Không thể HHHG đứng dươi lá cờ Đảng được. Đúng. Nhưng là Anh đang nói ngược ,có một nhóm nhỏ theo Công Việt và chúng đả đang làm náo loạn CĐ như NPHùng.Người Việt,SGN Việt Weekly.Ơ SJ củng có một nhóm người như vây. Chúng đang len lõi vào SH CĐ dể phá hoại với vỏ bọc hợp lý ,có thể là (?????)…
      Câu cuối trên góp ý thì coi như để cho anh mơ mộng ,aỏ tượng (già hay trẻ gì củng thich xem Phong Thần chứ ,phải không ?)
      (kimn..)

  3. CAM Ca says:

    Nguời Việt vừa đăng bài chưởi VNCH.ĐCV cho đang bài của tên từng “mạt sát cờ vàng “.Đào Nương tờ báo “mang mặt nạ QG” giả đò phản đối tố cáo để “xoa” CĐVNTNCS . Thật ra ,đây là trân xa luân chiến,quay mòng mòng như con vụ làm người QGTN chóng mặt…Người QG chân chính sẻ thấy mình bị đưa vào mê hồn trân hay ngây ngật vì hit phải “nhuyển hương tán !”
    VNkhông TL chỉ đơn giản là nếu muốn thật đảng CS chó má của tụi … củng không cho vậy đem ra dây,lúc này ,mà làm gì ,có ý đồ gì,mục đích gì ?
    Đả muốn TL thìchỉ có cách giải tán dảng CS trả quyền về cho ngưòi dân trước đả. Rồi mới nói tới TL (thân QG(. Còn bây giờ thằng anh (TC) thuôc hàng Đại KK dồn ép ,bắt nạt ,xâm chiếm nước gần hết, chư hầu không ra chư hầu mà là ở trong vòng kiềm toả,trong vòng kim cô của TC rồi còn gì mà Trung lập với không trung lập. Trung lập nay ,đối với VNCS chỉ là,không là Trung lập theo nghỉa chính củaNó mà là theo TC ,làm tay sai là hoà đồng với TC như Tây Tạng Tân Cương,như vậy,nêu ra Trung lập dể làm gì nửa? …Muôn quá rồi,Lịch sử đả vượtt qua, Vả lại ai cho VN trung lập VC? Mỷ hay Tàu ? Đả quì gối bái lạy thiên triều rồi còn giả bộ la làng “không ,trung lập,trung lập được hay sao?”
    Cho nên đặt v/đ là đả có v/đ.
    Chỉ là bài viết giải cứu cho nhửng tên CS đang lộ mặt ,lộ mặt quá rrỏ ràng. Như trên đả góp ý, Người Việt tung ,Đào Nương hứng.Trò tung hứng lộ liểủ sặc muì “máu kinh” người tađều biết.
    Suy ra chỉ là binh vực cho NV (bài Kissingervà một loạt các bài bới móc chi tiết của lịch sử nhưng chưa hẳn hay không hẳn là đúng vậy)
    Trung lập. Tác giả mang aỏ tưởng ? không thấy VN đang là một nuớc CS đầy tớ hay dúng hơn là con chó trung thành của TC đó sao ? Hay Tác giả khuyên ta nên đòi cho VN TL thay vì đòi chống Nó ? “Đừng chống Công nửa,VNCS nay là Trung lập,không CS,không QG. Không theo ai hết . VN (độc lập đồng minh hội) mở toang cửa đón khúc rột ngàn dăm trở về? )
    Không tin là không tin bài này lại co thực ,lại xuất hiện sau bao vụ chửởi bới mạt sát VN CH ,qua bài viết “kít”" và “hừa đường đicho mình” của ĐN…
    NQ 36 điểim đỉnh lên cao. Và người QG vẩn loay hoay…
    NQ36 “thành công ,thành thành công ,đaị thành công”.

  4. maison says:

    Nhà nước cộng sản Việt Nam bị hàng xóm nhỏ như nước Cam Bốt hiện nay coi thường thì còn có tư cách gì để lãnh đạo nhân dân Việt Nam nữa!

  5. Đỗ tiến Nhã says:

    Thưa Ông,
    Bài viết của ông thật là một luận án minh chứng cho một chính sách lấy dân làm gốc để có thể cứu lấy đất nước của nhà cầm quyền Cộng sản hiện nay. Lấy dân chủ đích thực làm mực thước cho mọi chính sách chính là phương châm hành động cho các Quốc gia nhược tiểu nếu muốn đề kháng mọi tham vọng xăm lăng hiện nay từ các đế quốc, nhứt là Việt Nam nằm trong tư thế địa dư chính trị bất lợi với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc với nhiều tham vọng Bá quyền.

    Việt Nam không có thời gian nhiều đế làm một sự lựa chọn. Vấn đề không có sự chọn giữa dân chủ và không dân chủ, đó là định luật tiến hoá của mọi dân tộc, mặc dù sự lựa chọn không có nghĩa là Việt Nam sẽ tất yếu chọn đồng minh chiến lược là Hoa Kỳ.

    Từ cái nhìn ý thức hệ, chọn con đường dân chủ hoá đẩy nước có thể khiến Đảng Cộng Sản phải từ bỏ chế độ độc đảng và các cam kết chiến lược với Trung Cộng. Điều nầy khiến Trung Cộng sẽ tìm cách phá hoại con đường dân chủ hoá của Việt Nam. Khác vối Cam bốt, sự thay đổi chính thể của Việt Nam có thể khó khăn hơn nhiều khi đối diện thử thách thay đổi căn bản chính thống tính hóa khi mà ý thức hệ hiện nay được cả Việt Nam và Trung Quốc đang áp dụng để hợp lý hóa chính thể của họ.

    Theo kinh nghiệm và lý thuyết chinh trị thì hai quốc gia theo thế chế chính trị giống nhau thì khó có một cuộc chiến xảy ra giữa họ, vậy Việt Nam và Trung Cộng sẽ khó có cuộc chiến nào xảy ra vì cả hai đều theo cùng chủ nghĩa Cộng sản. Chúng sẽ có khuynh hướng nhượng bộ hay bảo vệ nhau khi quyền lực đảng của hai nước bị đe dọa, đúng với chủ trương ‘môi hở răng lạnh’ của chúng.

    Nói tóm lại, Việt Nam khó có thể nhận được sự hợp tác của Hoa Kỳ ngày nào Việt Nam chưa chịu từ bỏ chế độ độc Đảng, đu ngược lại các giá trị tinh thần của Hoa kỳ. Hơn nữa Hoa Kỳ theo chủ nghĩa duy thực (pragmatism). Nên Hoa kỳ rất thực tế trong cách ứng xử cửa mình. Nên nhớ là Hoa Kỳ đã theo chủ nghĩa cô lập trứơc Đệ Nhị Thế Chiến, và chỉ can thiệp khi Âu Châu đã bị Đức Quốc Xã thôn tính gần hết, và. sau khi Quân Đức sắp đầu hàng Hoa Kỳ cũng không muốn chịu quá nhiều tổn thất như Hồng quân. Do đó làm đồng minh với Hoa Kỳ, điều cần thiết là phải biết những giới hạn của nó. Cũng như trong một cuộc hùn hạp kinh doanh, mỗi bên cần phải bỏ ra một số vốn đừng xa cách nhau quá. Như vậy khi một bên rút lui, bên còn lại còn có thể đương cự được những khó khăn chung.

    Tóm lại đi với Hoa Kỳ hay không chỉ là một trong những vế của nan đề cho Việt Nam đứng trước ngã ba đường. Nhưng mẫu số cho Việt Nam vẫn là dân chủ hoá và khươu nưỡu của vấn đề là Việt Nam sau đó là giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ trên bàn hội nghị quốc tế một cách cỡi mở nhứt có thể được. Hoa Kỳ có thể can thiệp trong tiến trinh chủ trương ngoại giao nầy và chiến tranh sẽ chỉ là giải pháp sau cùng.

    Đỗ tiến Nhã
    Melbourne
    BA politics & Chinese
    BA Social Studies

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Thưa qúi bà con,

      Theo tôi, những lý giải của Đỗ Tiến Nhã đúng 101 % :-) ! Đó là:

      1/
      Dân chủ hóa Việt Nam là một lực chọn bắt buộc: A MUST ! Có vậy mới tạo được sự đoàn kết thật sự trong toàn dân, qua sự hòa giải hòa hợp dân tộc, để cùng nhau chống kẻ thù chung và mau chóng đưa quốc gia dân tộc nhập chung và tiến mạnh trong dòng chính thống của nhân loại trong thế kỷ 21 !

      Người CS không thể độc quyền chính trị, thẳng tay gạt bỏ mọi chính kiến khác, bằng sự mị dân (démagogie), đồng thời lại áp dụng các biện pháp phản tiến bộ, qua hình thức đàn áp thô bạo và bỉ ổi nhất, nhằm bóp nghẹt tiếng nói đối lập, tiếng kêu than của dân oan … khắp nước đòi dân chủ dân sinh công bằng bác ái ….

      Rất tiếc CSVN áp dụng máy móc việc làm xưa cũ, nên hệ quả càng đàn áp càng làm tình thế ngày thêm phức tạp và rối rắm, bởi sẽ chỉ làm gia tăng thêm hận thù và chống đối mà thôi.

      2/
      Chưa hay không dân chủ hóa thật sự, thì VN khó mà nhận được sự trợ thủ thật “đắt giá” từ phía Mỹ, bởi mọi giao thương mang tính chiến lược dài lâu với Mỹ phải dựa trên căn bản dân chủ, tức MINH BẠCH (crystal transparancy) qua CÔNG KHAI TOÀN BỘ, cũng như tôn trọng NHÂN QUYỀN. Đó là những yếu tính căn bản nhất để xây dựng dân chủ.
      Những dối trá và cố tình che dấu, những ngụy tín về chính trị, kinh tế, quân sự … (bản chất căn bản của độc tài độc đảng), sẽ chỉ nhận được những cộng tác mang nặng tính chất giai đoạn, ngoại giao vờ vĩnh, nhằm gạt gẫm nhau.

      Nói gắn gọn, dân chủ tự do thật sự mới chính là những bảo đảm vững chắc nhất cho những đầu tư để làm ăn lớn mang tính chiến lược và dài lâu ở bất cứ nơi nào trên hành tinh đối với tư bản và chính phủ xứ Mỹ. Bởi có tôn trọng dân mới tạo dựng được một thế đứng vững chãi nhất cho chính quyền nói riêng và quốc gia và dân tộc nói chung.

      Riêng tôi xin phát biểu ngắn gọn đôi điều:

      1/
      CS là hòn đá tảng ngăn chặn mọi tiến trình dân chủ hóa VN.
      Phải thủ tiêu bằng mọi giá, bởi chúng KHÔNG CÓ THIỆN CHÍ ĐỐI THOẠI và KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ QUYỀN LỰC.

      2/
      Phải diệt NỘI THÙ trước khi tính chuyện phải quấy với ngoại thù !
      Nhà mình có sạch rác rưởi mới mong có người đến thăm viếng tính chuyện mần ăn (lớn).

      Bọn CS Nga đã tìm mọi cách thanh toán đám Nga hoàng trước khi đánh Đức thời thế chiến Một.
      CS Tàu và CS Việt ngấm ngầm tìm cách thủ tiêu kẻ thù trong nhà, hơn là tìm cách đánh ngoại xâm.

      Gần nhất là CS Bắc Việt để cho Tàu chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, góp phần tạo chiến thắng 1975 của chúng.
      Hiện nay mọi hình thức vận động dân chủ, cùng với phong trào biểu tình chống Tàu bành trướng, cũng như phong trào dân oan và giáo oan, đều bị đàn áp thẳng tay, bởi CS sợ rằng qua đó sẽ có những đòi hỏi dân chủ, hay bị phe dân chủ “thò tay” khuynh đảo. CS luôn luôn đề cao cảnh giác bắng cái motto : thà giết lầm hơn bỏ sót !

      Phía dân chủ đối lập có nội lực thực sự đương nhiên sẽ được khối tư bản phương Tây chú ý và thật tình giúp đỡ, hơn là chỉ nhận được những lời hứa hão, hay vài ba can thiệp nặng tính hình thức. (vận động xin chữ ký ở Mỹ trong thời gian trước cho thấy rõ “có thực mới vực được đạo”)

      Lại Mạnh Cường

      Burg. v/d Pollstr. 124-2
      1064 AZ Amsterdam, Holland
      tel: ..31-20-61.47.967
      lmcuongadam@hotmail.com

  6. kbc3505 says:

    Đúng vậy! Chuyện trong nhà chúng ta phải tự giải quyết lấy, bạn bè hay hàng xóm, nếu tốt, cũng chỉ trợ giúp hay động viên phần nào chứ không giải quyết được cho chúng ta.

    Không có giải pháp hữu hiệu nào để cứu nguy đất nước bằng con đường quay về với quốc gia dân tộc, và điều này đã chứng minh trong quá trình dựng nước chống xâm lăng của tổ tiên trong hơn 4 ngàn năm lịch sử.

    Phát ngôn viên bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị của cộng sản Hà Nội đừng đứng trước micro kêu gào; nhưng mặt khác, nhà cầm quyền lại cấm người dân yêu nước biểu tình bày tỏ tình đoàn kết chống xâm lăng mà hãy lên tiếng kêu gọi yêu cầu đảng và nhà nước ACTION bằng cách:

    Hãy can đảm dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa cộng sản quay về với dân tộc, thay đổi chính trị theo thể chế tự do dân chủ và nhân quyền cùng toàn dân đoàn kết quyết tâm bảo vệ xã tắc non sông của tiền nhân để lại. Đừng vì lợi ích cá nhân nhỏ bé mà thờ ơ trước họa xâm lăng mất nước đang cận kề.

    Nhà cầm quyền cộng sản Hà nội hãy thức tỉnh, đừng tham lam mê muội, đã đủ rồi, quyền lực bạo tàn rồi cũng tiêu tan.

    HÃY THỨC TỈNH. Đoàn kết toàn dân, quay về với dân tộc là con đường duy nhất để tồn tại để bảo vệ non sông đất nước.

    kbc3505

  7. THƯỢNG NGÀN says:

    CHỈ CÓ NGUYÊN LÝ ĐỘC LẬP DÂN TỘC MỚI LÀ YÊU CẦU CAO NHẤT

    Cái cao nhất của một đất nước là lãnh thổ và dân tộc của nước đó. Lãnh thổ phải toàn vẹn, không bị ai tới xâm lăng, lấn chiếm hay đặt nền cai trị vì bất kỳ lý do gì. Dân tộc phải độc lập, tự do, tự chủ.
    Còn chính quyền, nếu chính quyền thật sự do dân bầu ra, mục đích phục vụ nhân dân, đất nước, dân tộc, đó là chính quyền tốt, đúng đắn, có giá trị. Còn nếu không được như thế hay phản lại như thế, có nghĩa là không có giá trị, thế thôi. Bởi chính quyền không phải là cái trường cửu, cao nhất, mà chính đất nước, dân tộc mới là cái thường xuyên, trường cửu, và mang ý nghĩa cũng như giá trị cao nhất.
    Trong tính cách đó, hiện thời và trong lâu dài cũng vậy, không bao giờ đặt ra vấn đề trung lập của VN đối với Trung Quốc và Mỹ. Cũng không đặt ra ý nghĩa VN phải theo TQ hay theo Mỹ. Các lập luận hay các những ý muốn như vậy đều sai trái, vô nghĩa.
    Hiện thời đâu có phải Mỹ và TQ đang đánh nhau đâu mà VN phải trung lập với cả hai nước này.
    Hiện thời TQ đang có một số động thái xâm lăng trắng trợn VN, vậy làm sao VN phải trung lập, hoặc theo Mỹ hay theo TQ.
    Nói cách khác, trong tình huống hiện nay, VN chỉ có thể giữ vứng độc lập đất nước, độc lập dân tộc, nhưng có quyền liên kết, tìm kết đồng minh với nước khác để giúp đỡ, hộ trợ mình, nếu có thể có giải pháp đó, thế thôi.
    Nhưng bởi vì TQ hiện đang chiếm đất của VN, đang gây áp lực nhiều mặt với VN, đang có ý đồ xâm lăng VN nhiều hướng, vậy dứt khoát VN không thể còn đồng minh, hữu hảo gì với TQ được nữa. Đó là lý do bởi TQ, không phải bởi VN.
    Vậy VN chỉ có thể đi tìm đồng minh và hữu hảo với các nước mới, có lợi cho VN, có thể liên kết và giúp đỡ VN. Nhưng trong số các nước như Nhật, Hàn, Phi, Úc … nói chung lại, chỉ có Mỹ và Nga là hai quốc gia mạnh nhất, có tiềm lực nhất. Vậy thì VN ngày nay chỉ có thể ưu tiên liên kết, đồng minh với Mỹ, Nga để đối phó với TQ mà không là gì khác. Đó là yêu cầu chính đáng và cần thiết của VN. Trung Quốc không có bất kỳ lý do chính đáng nào để phản đối và chống lại điều này. Bởi VN phải có quyền tự do, độc lập riêng của mình, nhất là quyền tự vệ sống còn cần thiết nhất. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được hay không, đó còn là do chính sách khôn khéo, sáng suốt của nhà nước, chính phủ VN, biết đặt quyền lợi chung của đất nước và dân tộc mình lên trên tất cả mọi ý nghĩa khác hoàn toàn thứ yếu hay không quan trọng bằng.

    ĐẠI NGÀN
    (25/7/12)

  8. D.Nhật Lệ says:

    Công bằng mà nói,chỉ riêng bài này đã chứng tỏ NKTA.có tiến bộ trong nhận định chính trị,thế nhưng cũng
    có vài điểm cần phải xét lại,nếu không sẽ phá hỏng cả bài thì rất đáng tiếc vì dễ bị hiểu lầm
    “Giữ đảng hay giữ nước ? Đáp án cho sự bế tắc của trung ương Đảng CS.không phải là chọn Mỹ thay cho TQ.”.Câu này là dễ hiểu lầm nhất (dù ai đọc kỹ thì hiểu rõ chủ ý của NKTA.).Điều cần là phải tách ra 2 vế (thì mới không hiểu lầm) nhưng câu văn lại không hoàn chỉnh vì mắc lỗi văn phạm như ta thấy :
    1-Đáp án : 2 chữ làm thành danh từ “đáp án” làm câu chính là sai văn phạm.
    2-Cho sự bế tắc của trung ương Đảng không phải là chọn Mỹ thay cho TQ.: câu phụ đi sau.
    Và nếu không phải thế thì câu văn tối nghĩa một cách lủng củng khiến người ta tưởng NKTA.mâu thuẫn,
    không nhất qúan với đề bài là “VN.không thể trung lập” !
    Không cần gì phải viện tới lời thuật của Văn T.Dũng vì quân dân VNCH.đã hiểu là miền Nam bị Mỹ bỏ rơi theo kiểu “chạy làng” hay Mỹ để rơi mặt nạ là một tên Sở Khanh “quất ngựa truy phong” ! Đó là Quốc Hội
    Mỹ đã ra Nghị Quyết do một nhóm phản chiến đề đạt như thế này :
    1.Chấm dứt sự can thiệp quân sự ở VN. vào tháng 8-1973.
    2.Cấm sự can thiệp dân sự vào VN.
    3.Cấm trả đũa trong trường hợp Hiệp định Paris bị vi phạm.
    4.Giảm viện trợ 3 nước Đông Dương.
    5.Từ chối yêu cầu cứu xét của TT.Gerald Ford (thay cho Nixon) giúp viện trợ
    khẩn cấp VN.cuối năm 1974.
    (Chính ông Trần Bình Nam cũng không thèm đếm xỉa gì đến Nghị Quyết này mà còn to mồm là Mỹ “án binh bất động” không giúp VNCH.đánh Tầu cộng đang chiếm Hoàng Sa như báo nhà nước csVN.lên án !).
    Nói thêm về nhóm phản chiến thì nhóm này được cầm đầu bởi Gareth Porter (xuất thân từ đại học Cornell)
    thuyết trình.Điều đó khẳng định rằng Mỹ làm gì cũng đi trước nhiều nước cờ,chứ không chờ “nước đến chân mới nhảy”.Khi muốn NGĂN làn sóng CS.thì họ nhảy vào CHỦ CHIẾN,thậm chí lật đổ TT.hợp pháp,
    còn khi rút thì họ CHỦ HOÀ,bất chấp đồng minh thiệt hại ! Đó là bài học tự cường cho nước nhược tiểu !

  9. Xin chào Ông Thái Anh.

    Đầu tiên cho tôi được có ý là thích bài viết của ông, bài này được viết với lòng yêu nước chân chính, sự khách quan và cả sự đứng đắn nữa.

    Tuy nhiên, tôi cũng xin góp một ý nhỏ để cho bài viết trên được hoàn chỉnh là: Bán đảo Cam Ranh có Vịnh Cam Ranh còn Vũng Rô là một địa danh khác, nó là một vịnh nhỏ nhưng đẹp thuộc quần thể vịnh Văn Phong- bến Gỏi, mực nước khá sâu ghe tàu đánh cá nhỏ có thể buông neo trú ẩn khi biển động và cũng vì nó được che chắn khá kín đáo bởi rìa của đèo Cả, núi đá Bia và hòn Bà nên nó là địa danh nổi tiếng ở khu vực Nam Trung Bộ. Nó tiếp giáp giữa 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên cách vịnh Cam Ranh khoảng 120 km về phía nam (của Vũng Rô). Địa danh này trở nên cực kỳ nổi tiếng vì sự tranh giành nó đến đổ máu khi tách tỉnh Phú Khánh (sau năm 1975, 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nhập lại gọi là tỉnh Phú Khánh) vào 30-6-1986, vì tranh giành này mà máu (người) đã đổ không ít.Còn có 1 cuốn sách phóng sự kể chi tiết về sự kiện này có tên là: “Tiếng kêu của con chim Gõ Kiến” của tác giả Trúc Chi ( năm nay chắc ông khoảng 85 tuổi), một cuốn sách nổi tiếng từng bị cấm phát hành suốt 15 năm, bây giờ thì ít ai còn biết đến sự hiện diện của nó (cuốn sách) nữa.

    Việc người Trung Quốc nuôi trồng hải sản là nuôi trồng ở ngay trong vịnh quân sự Cam Ranh đã hơn 10 năm và ngay sát cảng quân sự Cam Ranh (do người Mỹ xây, Nga đóng quân để trừ trừ nợ và sau đó chê mắc không thuê giá 200 triệu usd/năm) chỉ cách cảng quân sự Cam Ranh khoảng 5km mà thôi. Việc đáng căm giận là không một quan chức địa phương hay chính phủ nào nói là có biết việc nuôi hải sản này. Việc này cho ta thấy là người Trung Quốc có thể làm bất cứ việc gì trên đất nước Việt Nam mà không gặp sự phản đối hay ngăn cấm khả dĩ nào.

    Cuối cùng, tôi xin nhắc lại là tôi chỉ góp ý để cho bài viết được hoàn chỉnh mà không có bất cứ một ý kiến nào khác.

    Chúc ông nhiều sức khỏe.

    Trân trọng

  10. Hà Huy says:

    Trong lòng những nhà CSVN luôn luôn nghĩ : TQ là kẻ thù truyền kiếp , Mỹ là kẻ thù số 1 của VN . Kiểu chơi trò này thì ngả về phía nào cũng không được . Họ biết thừa TQ chơi không đẹp nhưng cứ nuôi ảo tưởng để TQ bảo vệ sự tồn vong của Đảng . Chơi với Hoa kỳ thì sợ diễn biến Hòa Bình . Thật khó cho sự lựa chọn cho các nhà lãnh đạo hiện thời của VN . Ngài Nguyễn Khoa Thái Anh nói rất đúng . Chỉ có đoạn tuyệt với chủ thuyết không tưởng ( Mác-Lê ) , đi theo con đường Dân chủ thì tất yếu sẽ được cộng đồng thế giới ủng hộ hết mình . Như Miến Điện đang đi . Hoa Kỳ , TQ hay bất cứ nước nào cũng ngao ngán với thái độ không rõ ràng của VN nên họ phải cảnh giác . Đừng trách họ bỏ rơi ai trên thế giới này . Nếu chính quyền VN không mong chóng sửa đổi thì TQ sẽ cho VN một bài học còn đau hơn các bài học trước đây ở Căm-Pot hay biên giới 79 , …

    • NGÀN KHƠI says:

      KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP VÀ KẺ THÙ SỐ 1

      Một số hay số đông nào đó người VN vẫn có tâm lý xem Trung hoa lục địa như kẻ thù truyền kiếp của dân tộc và đất nước VN, bởi vì kinh nghiệm xương máu phong kiến phương Bắc đã từng xâm chiếm ta nhiều lần và đô hộ nước ta cả một ngàn năm.
      Những người theo ý thức hệ cộng sản mác xít đã từng xem Mỹ là kẻ thù số một, bởi vì họ đứng trong hàng ngũ khối XHCN cũ, chiến đấu vì lý tưởng quốc tế vô sản cũ, vì bị sức ép và tuyên truyền theo lối cộng sản mác xít nói chung, tạo tâm lý thù Mỹ có khi mang cảm xúc giả tạo, hình thức, đặc biệt vì đồng minh với TQ và Liên Xô trước kia, nên kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của ta hay ngược lại.
      Ngày nay thế giới đã đổi thay hoàn toàn. Thậm chí đổi thay ngược lại. Khối XHCN cũ đã hoàn toàn tan rã, vì ngày nay chỉ còn 4 nước rời rạc còn cố chấp đi theo hệ vô sản quốc tế cũ một cách bề ngoài hay giả tạo, nhưng thực chất đều đã hòa nhập vào nên kinh tế thị trường toàn cầu chung, mục đích chủ nghĩa vô sản quốc tế hoàn toàn phá sản và không còn ý nghĩa nữa.
      Song quan trọng nhất là TQ lại đang dở trò quấy phá, xâm lăng VN từng bước một.
      Mỹ thì vẫn chỉ là nước Mỹ từ trước đến sau từ thời lập quốc đến nay. Đó là nước tư bản chủ nghĩa, tự do, không theo ý thức hệ đặc thù nào, thế thôi.
      Vậy thì, khi nhìn vào VN là nhìn vào dân tộc, đất nước VN nói chung, hay chỉ nhìn vào thể chế nhất thời, nhìn vào giới cầm quyền, chế độ hiện hữu nào đó ? Chỉ qua cách nhìn đó mà người ta có thể thấy yêu cầu hiện tại và chiều hướng tương lai của VN hoặc bất cứ nước nào sẽ đi về đâu.
      VN và TQ ở cái thế liền ranh, liền đất, nếu là bạn thì không nói gì, nhưng nếu là kẻ thù thì thập phần nguy hiểm. Vả tâm lý của TQ hay Trung hoa từ ngàn xưa vẫn là tâm lý bá quyền với VN, là điều mà VN luôn luôn phải sáng suốt, không thể không ảo tưởng, mà phải luôn luôn cảnh giác.
      Mỹ hoàn toàn không có tham vọng bá quyền với VN hay bất kỳ nước nào khác theo kiểu của TQ. Vả chăng Mỹ cách VN hàng vạn dặm, có kẻ thù hay bạn đều không nặng nề giống như TQ. Dù sao dân tộc Mỹ vẫn có nhiều phát triển mọi mặt hơn hẳn TQ từ xưa đến nay.
      Đó là những điều gì mọi người VN và bất kỳ giới lãnh đạo VN thời nào cũng như hiện nay đều luôn cần phải sáng suốt nhận thức và suy nghĩ.

      NON NGÀN
      (26/7/12)

Phản hồi