Cực đoan tư nhân và cực đoan nhà nước
Hôm tôi mới mất việc ở báo Người Việt, một bạn lên Facebook hỏi một câu thế này:
“Thầy ui, có thành lập mặt trận đấu tranh tự do báo chí cho báo chí tiếng Việt ở Mỹ không Thầy ui?”
Ý của bạn ấy chắc hẳn là blogger trong nước bị cộng sản đàn áp mình lập mặt trận đấu tranh cho họ, thì nay báo chí tiếng Việt ở Mỹ bị những người giống cộng sản đàn áp mình cũng lập mặt trận đấu tranh.
Bạn ấy nói thế vì chỉ mới nhìn thấy mặt nổi của vấn đề, là nhũng đám người cộng-sản và giống-cộng-sản uy hiếp tự do ngôn luận. Điều đó đúng, nhưng nhu cầu lập một “mặt trận tranh đấu” thì ở hai chỗ lại không giống nhau. Vì tuy cực đoan ở đâu cũng gần như nhau, có sự khác nhau rất lớn giữa cực đoan có cầm quyền, như chính phủ Việt Nam, và cực đoan không cầm quyền, như một nhóm người ở Bolsa.
Sự khác biệt đó nằm ở cái quyền. Khi cực đoan cầm-quyền mà ra tay, thì có người đi tù. Khi cực đoan không-cầm-quyền mà ra tay, thì kết quả là tùy mình. Mình đầu hàng cái tay chém gió đó, thì nhóm cực đoan này mới có ảnh hưởng. Nhưng ngược lại, cái nguy hiểm là tự dưng trao quyền cho nhóm cực đoan, thì, y như chính quyền cộng sản, họ sẽ lấn tới gây thiệt hại cho cả cộng đồng. Đó là những ý tôi triển khai trong bài blog này.
Cực đoan trong xã hội
Có người hiểu chữ “cực đoan” khác với tôi. Họ cho rằng những kẻ nào bạo động, hay là tục tĩu, mới là cực đoan. Năm 1989, có người đốt xe báo Người Việt và xịt chữ “Nguoi Viet neu may VC we kill.” Còn trong hình trên là một ông chổng mông đưa đít lên trong cuộc biểu tình chống chường trình nhạc Trịnh Công Sơn năm 2008. Những người như vậy nhiều người công nhận là cực đoan.
Tôi cho rằng định nghĩa đó chưa đúng. Đối với tôi, một người mà phán đoán rằng “ai hát nhạc Trịnh Công Sơn người đó là cộng sản” – đã đủ là một kẻ cực đoan rồi. Cái đầu óc phải lệch lạc dữ lắm, mới lấy một chuyện như thế rồi nối nó được tới kết luận “là cộng sản.”Trong bài này, tôi định nghĩa cực đoan như này:
Người cực đoan là người cho rằng mình luôn luôn đúng ,và ai nghĩ khác, nói khác, làm trái ý mình, đều là kẻ thù.
(Cũng có thể có định nghĩa khác, nhưng chuyện đó ngoài tầm bài này.) Định nghĩa này xem vậy chứ khá hẹp. Không phải ai cũng được là cực đoan theo định nghĩa này. Một người tự cho mình bao giờ cũng đúng, ai nghĩ khác mình là sai, là dốt, thì chỉ mới kiêu ngạo, hay vĩ cuồng, chứ chưa cực đoan. Phải cho người nào nghĩ khác mình là kẻ thù cơ, mới là cực đoan.
Theo định nghĩa này, thì trong dân tộc Việt Nam toàn cầu có ít nhất hai nhóm cực đoan.
(1) Nhà cầm quyền cộng sản, khi nhìn thấy ai nghĩ khác mình, nói khác mình, làm khác mình, đều cho là phản động hoặc bị thế lực thù nghịch lợi dụng. Đây là nhóm cực đoan nhà nước.
(2) Những người tự xưng chống cộng, khi nhìn thấy ai nghĩ khác mình, nói khác mình, làm khác mình, chống cộng khác mình, đều cho là cộng sản và tay sai. Nhóm này là một nhóm cực đoan tư nhân.
Người cực đoan thường hay hành xử giống nhau. Lý do, họ xem những người khác ý kiến không chỉ là người sai trái, người nhầm lẫn, mà họ cho những người này là kẻ thủ, đã là kẻ thù thì không thể chừa một biện pháp nào.
Khi Điếu Cày bị bắt, cực đoan nhà nước Việt Nam bắt đầu hạch sách gia đình, kiểu như đúng ngày thi bắt lên đồn trình diện, khám xét nhà, gây khó khăn cho việc làm ăn. Mẹ của Tạ Phong Tần bị hành tới mức tự thiêu. Nhà nước không khác gì thực dân Pháp uy hiếp mẹ của Mai Xuân Thưởng, của Nguyễn Trung Trực.
Cực đoan Bolsa cũng một chiêu đó. Ở Philadelphia có tờ báo Người Việt Đông Bắc, một tờ báo độc lập mua tin, hình và một số dịch vụ của Người Việt. Để uy hiếp Trần Đông Đức, chủ bút báo này, đám cực đoan Bolsa tìm tới cha và mẹ kế của ông ở Quận Cam, gây áp lực với người già để hy vọng uy hiếp được người con.
Nhưng cái khác, là khi công an bắt con Điếu Cày lên đồn làm việc, thì em phải lên, vì đó là công an có súng, có quyền, nắm luật pháp trong tay. Còn cực đoan Bolsa thì có thể cưỡng được nếu muốn. Cực đoan cầm-quyền ép buộc được, chứ cực đoan không-cầm-quyền thì không.
Khi cực đoan không-cầm-quyền bỗng dưng có quyền
Nguy hiểm nhất là khi nhóm cực đoan không-cầm-quyền lại được trao quyền, do sự đầu hàng của người khác chẳng hạn. Khi đó, yếu tố phân biệt giữa cực đoan Bolsa với cực đoan Hà Nội bỗng biến mất, và cực đoan Bolsa bỗng có dịp triển khai tính cách giống-hệt-cộng-sản của họ.
Điều đó đã xảy ra năm 2008, khi cuộc biểu tình cái chậu rửa chân bắt đầu. Báo Người Việt cho nghỉ một loạt nhân viên, trong đó có tôi. Chuyện nhân sự là chuyện nội bộ một công ty, chuyện đuổi việc mất việc là sinh hoạt bình thường trong nền kinh tế tư bản. Nếu báo Người Việt khẳng định đó là chuyện riêng, thì không ai nói gì được. Nhưng lãnh đạo Người Việt khi đó lại nhầm lẫn ở chỗ công khai nói chúng tôi làm thế để trấn an quý vị biểu tình.
Không có cái gì hại cho cộng đồng, bằng tờ báo lớn nhất ở đó lại đầu hàng người cực đoan.
Ngay sau đó, cực đoan Bolsa lấn tới. Trong đầu họ say men chiến thắng; đã đánh được Người Việt là có thể đánh bại tất cả – tư duy kiểu Lê Duẩn thời sau 1975. Bất cứ ai ở Quận Cam đều có nguy cơ trở thành mục tiêu của họ. Báo Người Việt đăng bài của ông Tưởng Năng Tiến bàn phiếm về chuyện Hồ Chí Minh nuôi cây vú sữa. Tất nhiên kèm bức hình nổi tiếng “bác Hồ tưới cây vú sữa.” Thế là ăn đạn. Một thời gian dài bản chụp trang báo đó nằm trong bộ sưu tập của đoàn biểu tình trưng ra mỗi tuần.
Các chính trị gia cũng bị nhắm. Một số đi đêm với họ, trong hy vọng không bị tấn công công khai. Kết quả là nhóm này liên kết với với chính trị gia A, thì chụp mũ chính trị gia B là cộng sản. Và nhóm kia làm ngược lại.
Tôn giáo cũng không được để yên. Đại nhạc hội Ánh Đạo Vàng Phật Đản năm 2008 bị kêu gọi “tẩy chay nhạc hội Ma Tăng.” Bên Công Giáo thì khi biết tin Hồng Y Phạm Minh Mẫn sẽ tới Đại Hội Lòng Thương Xót Chủa của dòng Chúa Cứu Thế tổ chức tại Long Beach, họ cũng đòi biểu tình nếu không rút lại lời mời Đức Hồng Y. Rốt cuộc Hồng Y vẫn tới, biểu tình khoảng mươi người.
Nghệ sĩ bị tấn công. Tấm hình biểu tình chống đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở trên là diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi họ thắng Người Việt.
Một số người hạ quyết tâm triệt cho được ngôi sao Khánh Ly. Nhà văn Nhã Ca (tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế”) và tòa soạn Việt Báo tổ chức tưởng niệm nạn nhân Tết Mậu Thân nhân dịp 40 năm. Ca sĩ Khánh Ly được mời đến hát, và thế là những người đang đứng biểu tình trước cửa báo Người Việt tràn qua biểu tình Việt Báo, không cần biết gì tới nạn nhân vụ tàn sát Mậu Thân.
Cảnh sát phải tới đưa cô Khánh Ly vào trong. (Xem phản ứng độc đáo của cô trong video này, bắt đầu phút 1:55.) Tuy nhiên, ở đây, phần nào cực đoan Bolsa đã thành công, dọa được một vài người viết báo cho tới nay vẫn sợ không dám nhắc tới Khánh Ly và Trịnh Công Sơn.
Tình trạng này kéo dài trong mấy năm, và chỉ bớt đi sau khi đám cực đoan vì tự tranh chấp lẫn nhau (ai nghĩ khác mình là kẻ thù mà) nên đổ vỡ từ bên trong.
Và chuyện được đằng chân lân đằng đầu của cực đoan Bolsa đang có nguy cơ lập lại hôm nay.
Vài tuần trước, sau khi tôi mất việc lần nữa, có một tác giả hay gửi bài vào, lên tiếng rằng dấu hiệu cộng sản trà trộn trong tòa báo là bài này bị cắt, bài kia bị không đăng. Nói như thế có khác nào cảnh cáo tòa soạn rằng từ giờ trở đi, đứa nào mà còn cắt, còn không đăng bài của ta, đứa đó là cộng sản!
Một khi những người này đã lấn được một phần quyền biên tập của tờ báo, người ta sẽ nỗ lực lấn sang những phần khác. Và phương pháp người ta lấn, sẽ là cùng với phương pháp đã dùng để lấn được phần đầu: Chụp mũ cộng sản.
Thẩm phán Tòa Di trú Phan Quang Tuệ, viết về tự do ngôn luận, có câu này:
“Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt!”
Ý ông Tuệ hẳn muốn nói rằng chuyện báo chí nào nói khác sẽ bị tận diệt – là chuyện không tốt, chuyện nên tránh.
Điều ông không ngờ, là chính đó là mục tiêu của những kẻ thích đưa huấn thị cho báo chí: Họ đang muốn tất cả những tờ báo ở đây đều đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ, và báo nào nói khác đều cần phải bị tận diệt. Họ sẽ đạt đích khi mà, giống báo chí trong nước, báo đài Quận Cam tự biết thân biết phận mà kiểm duyệt nội bộ cấm nói cấm viết khác ý đoàn biểu tình.
Đó là mục tiêu của cực đoan Bolsa. Nhưng họ có thực hiện được mục tiêu đó không – là tùy người đối diện có để cho họ làm tới hay không.
Nguồn: Blog Vũ Quý Hạo Nhiên
Người Việt quốc gia không phải là những người ngu, vô liêm sỉ trân mặt ra lãnh nhận chửi rủa, nhất là những lời chửi rủa đó là của bè lũ Việt cộng hay bọn tay sai mà không có phản ứng.
Nếu thực sự chống Cộng thì một tờ báo sẽ làm mọi cách để ngăn ngừa những gì có lợi cho giặc. Đằng này, tờ báo Người Việt đã tâng bốc giặc Cộng, phỉ báng chúng ta không những một lần mà ba lần hay hơn. Ngay như luật pháp của nhiều tiểu bang ở Hoa kỳ cũng không chấp nhận cho phạm tội quá ba lần- phạm tội ba lần là bị án tù chung thân vĩnh viễn.
Ở Mỹ, tự do ngôn luận được tôn trọng. Người dân có thể chỉ trích chính sách của chính phủ, có thễ phanh phui đời sống riêng tư bê bối của những người cầm quyền. Tuy nhiên, Hoa kỳ và cả các nước Âu châu họ không cho phép ca ngợi kẻ thù, phỉ báng tổ quốc.
Chỉ có bọn Việt cộng nằm vùng hay những kẻ ngây thơ về chính trị mới viện dẫn quyền tự do ngôn luận để bào chữa cho những sự việc phun nọc độc của tờ báo Người Việt- gánh giúp cho bè lũ Hán nguỵ Hà nội gánh nặng ‘ khai thông dân trí” cho cộng đồng người Việt hải ngoại.
Xin thành thật chia buồn cùng thân phụ và thân mẫu Ông VQHN ,
Sinh con ai dễ sinh lòng !!!
Xin đừng kéo song thân của nhà báo Vũ Quí (i ngắn , không phải i dài) Hạo Nhiên vào đây. Chuyện này chỉ đơn thuần vào việc tranh cãi, ai đúng ai sai, chứ không phải tranh cãi về bậc sinh thành của ông Nhiên.
Việc kéo song thân của ông Nhiên vào đây chứng tỏ bạn đã đuối lý.
Tập đoàn lảnh đạo báo Người Việt sa thải ông Vũ Quý Hạo Nhiên vì một bài viết chửi rủa người tỵ nạn cộng sản Việt Nam.
Cộng đồng tỵ nạn lên tiếng phản đối,bị ông thẩm phán dạy dỗ.
Ông VQHN ăn cắp lời của ngài thẩm phán rồi đỗ tội (cực đoan) lên đầu dân tỵ nạn.
Tờ báo Người Việt vẫn phải cần quảng cáo và mua báo của người Việt Tỵ nạn cộng sản.
Ông VQHN trước khi bị sa thải vẫn ăn tiền báo Người Việt từ túi tiền của dân tỵ nạn.
Không ai có thể bỏ tiền ra mua tờ báo chửi mình.
Khi bị sa thải từ báo Người Việt ông Vũ Quý Hạo Nhiên cay cú cộng đồng người Việt tận xương nên đăng đàn chửi thêm là đồ ” cực đoan ”
Nhưng không hiểu ông VQHN qua Mỹ bằng tình trạng pháp lý gì vì ông là luật sư.
Nếu tỵ nạn cộng sản thì không có ý kiến…nhưng nếu không thì ông cần gì phải sống trong xã hội toàn người cực đoan.Ở Việt Nam còn nhiều đường thênh thang chào đón ông hơn,hãy về đó mà sống.
Ông phát minh ra trường phái “cực đoan” và những người theo phe ông cũng nên đồng hành sự trở về.
Đã bỏ chạy thật xa vì một chủ nghĩa ngoại lai tàn ác mà người Việt tỵ nạn vẫn…không được yên.
Thử tưởng tượng ngài thẩm phán hay ông viết một bài tiếng Anh tôn vinh Đức Quốc Xã rồi gởi cho cộng đồng Do Thái.Tự do,dân chủ ở xứ nầy chắc là cộng đồng Do Thái phải đánh tiếng …cám ơn!
Sau khi tôi đọc xong bai viết của VQHN, tôi có cảm tưởng ông này bị bịnh “ảo tưởng” và trí tuệ có vẻ bất bình thường. Những người chỉ cấn một chút hiểu biết tối thiều cũng có thể phán ngay cho ông này một câu “trí thức ảo” thiếu sự hiểu biết tối thiểu về một vấn đề mang tính xã hội. Quan điểm của anh ta cay cú thiếu tính trung thực và quá chủ quan về cái tôi của mình. Lý sự của anh ta muốn làm nổi bật TÍNH CỰC ĐOAN của những người chống báo NGƯỜI VIỆT. Những chính những lý luận này lại mang quá nhiều CỰC ĐOAN trong tư tưởng khi đặt một vấn đề, thế mới biết trí thức cũng có nhiều loại, mà ‘NHÀ BÁO” cũng có nhiều loại. Nhờ ông bạn già PHẠM QUỐC BẢO (cùng làm chung Phòng TQT/B.TTM với tôi trước 1975) giải nghĩa cho ông bạn Phó Chủ Bút VQHN về hai chữ CỰC ĐOAN (Ô. Bảo trước đây là Chủ Bút thời ĐNY (1982) viết làm sao cho nó đúng và cho hợp lý trong hoàn cảnh này. Đừng nên “hiếp dâm chữ nghĩa” tội lắm cho văn phong VN. và cho những người vì niềm đau mất mát (mất quê hương, mất thân nhân vợ con trên biển hay trong rừng sâu trên đường chạy trốn CS, hay những người chồng người cha bị chết trong các trại tù của CS, , hay các Thanh Niên xung phong bị ngã xuống trên vùng Kinh Tế Mới) Khi viết và lách xin hãy viết bằng một LƯƠNG TÂM trung thực, ngay thẳng và xin hãy tôn trọng niềm đau của kẻ khác, đừng xúc phạm họ vì lòng tự tôn và tự ty quá nhỏ mọn của mình, đừng phủ cho họ bằng một ngôn từ quá đay nghiến và khắc nghiệt. Đừng cho họ là CỰC ĐOAN khi chính những bài viết đăng trên BÁO NGƯỜI VIỆT vừa qua của một tác giả nào đó thì tự trong bài viết đó quá NẶC MÙI TUYÊN TRUYỀN VÀ QUÁ CỰC ĐOAN một chiều. Vậy thì xin anh VQ Hảo Nhiện nên đứng trước gương soi lại chính mình, xin anh ngoái cổ lại phía sau để cố gắng nhìn lại cái GÁY của mình anh Hảo Nhiên nhé. Cổ nhân có câu” PHÚC CHO NHỮNG AI SỐNG TRONG THẾ GIỚI BÍ ẨN NGÀY HÔM NAY MÀ TÌM THẤY ĐƯỢC RIÊNG MÌNH”
Những thằng ăn cướp có bao giờ ra trước tòa nhận là đã cướp của giết người đâu! Trong lý thuyết của cộng sản chủ nghỉa của Lenin: chuyên chính vô sản (làm bất cứ điều gì dù cướp của giết người hay láo khoét để đạt đến mục tiêu, dùng mọi bạo lực có thể làm được!). Bọn cộng sản núp bóng phóng viên hay chủ báo trước 30/4/1975 đã có bao giờ nhận là mình tuyên truyền cho VC đâu? Sau 30/4/1975, VC ở Mỹ có bao giờ nhận là mình làm công việc tuyên truyền cho VC đâu. Bằng chứng là chủ báo “Việt Weekly” ở California nhận là anh ta làm việc cho csvn đâu nhưng anh ta đã từng dụ tôi về “phục vụ” cho csvn!
Tôi không ủng hộ việc bạo hành (tội phạm), hành hung hay đập phá hay gây thương tích cho cá nhân trong việc phản đối kẻ theo VC nhưng tôi đồng ý họ có quyền phát biểu ý kiến của họ và vận động mọi người đừng mua báo VC ngụy trang. Tại sao anh có quyền đăng (hay anh viết?) lời chưởi bới những người khác mà không cho họ chưởi bới anh vì người viết ngụy trang dưới tên bá láp nào đó và anh có sự chọn lựa đăng hay không đăng. Khi anh đăng lên thì người khác có quyền phản đối? Tại sao chỉ có tự do cho báo chí chưởi người khác mà không cho mọi người không có phương tiện truyền thông chưởi lại báo chí? Ai là người vi phạm tự do hai chiều? Tại sao không dám về VN phản đối không tự do báo chí? Nếu anh dám về VN làm như vậy, tôi sẻ thông cãm cho hoàn cảnh của anh. Nếu lở dại thì nên nín đi cho người ta thông cãm!
Không thấy ông VQHN đề cập tới nguyên nhân chính đã khiến ông mất việc và gây xáo trộn cộng đồng là bài “độc gỉa góp ý” của Sơn Hào. Thế nên tôi đưa ra vài giả dụ để ông suy ngẫm;
Hồi còn ở cương vị Phụ tá Chủ bút báo NV, giả sử ông cho đăng lại bài của Sơn Hào (dưới bất cứ hình thức nào, bằng tiếng Anh cho Mỹ đọc càng hay) chỉ cần thay thế đối tượng trong bài viết ấy vào một trong các trường hợp sau:
-Thay “VNCH” bằng “bọn moi đen”, thay “nhân dân ta” bằng “KKK”
-Thay “VNCH” bằng “bọn Mỹ”, thay “nhân dân ta” bằng “Bin Laden”
-Thay “VNCH” bằng “bọn Do Thái bần tiện” và thay”nhân dân ta” bằng “Hitler”
Thì ông sẽ thấy thế nào là tụ do ngôn luận, thế nào là cực đoan, thế nào là đạo đức của người làm báo!
Bây giờ ông vẫn có thể “thử”như thế thậm chí trên trang blog cá nhân của ông. Thử xem!
Mình làm lỗi thì nhận lỗi. Còn nếu ông đồng quan điểm như Sơn Hào (ai vậy?), hay ông cho đó là một quan điểm chính đáng, thì ông là một người thiếu liêm sỉ vì tôi không nghĩ ông là kẻ ngu. Ai mà ngu thầy chạy như vậy ở năm 2012 này!
QUÁ CỰC CẢM !
Quá cực cảm hoặc quá xung cảm, quá nhạy cảm !
Kẻ hèn mọn này có vài thiển ý:
a) Cách trả thù hay nhất là không hành xử giống như kẻ thù.
b) Tại miền Đông Bắc nước Mỹ này, chúng tôi đã từng nói về “CỰC CẢM” với mấy bạn bè khoảng chừng hơn chục lần rồi. Chúng tôi nói đùa khi chỉ tay vào hình lá cờ Mỹ ở tất giày và cười bảo rằng:
” Đây là địa phận nước Mỹ, chúng tôi màng vớ giày có hình lá cờ Mỹ thì chẳng sao cả; trong trường hợp (cũng tại nước Mỹ này mà) chúng ta mang vớ có lá cờ Vàng ba sọc Đõ, hoặc cờ Đõ sao Vàng thì hẳn sẽ bị te tua với một số người Việt ở đây (Mỹ),…hỡi quý vị ạ !”
Phải chăng NV chúng ta “QUÁ CỰC CẢM” ! ( Có phải tâm bất ổn,…)
(còn tiếp)
Johnny T. S&FR, Boston, USA
Vậy xin hỏi anh Johnny,anh có đọc bài viết của tác giả sơn hào chưa ? Anh có phải là người tỵ nạn công sản không?nếu anh đã có đọc và anh lại là người VN tỵ nạn,mà anh VÔ CẢM về chuỵên đó thì chứng tỏ anh mới là người TÂM BẤT ỔN……… còn nếu anh không phải là người tỵ nạn cọng sản thì chắc chắn anh là……………
Thưa anh bạn, cái văn hóa Mỹ và văn hóa VN khác nhau ở chỗ đó. Ngoài ra sự khác biệt còn có trong cái vỗ đầu, đồ lót…Cái ý nghĩa của nó tuỳ theo bạn là người nào, có văn hóa nào. Sự khác biệt trong văn hóa cần được tôn trọng, dù văn hóa đó chưa hẳn là đúng. Bạn và tôi có thể đã từng vào strip-club, đã từng nhìn thấy những cái xì líp được vài anh đội đầu hôn hít rất…hảnh diện vô tư. Tôi có sự tế nhị nên chỉ cười và vui với cái vui của họ, tuy nhiên tôi từ chối việc dùng nó làm…mũ. Anh có tôn trọng tôi không? Xin đừng vỗ đầu của tôi và nói là anh đồng ý.
Muốn lập thành phố Tam Sa
Việt Nam Cộng Hòa phải “giết” thẳng tay !
“Việt – Trung hợp tác” là đây
Bưng bô, bồi bút đến ngày lên hương .
Vũ quí hạo Nhiên , với tôi cách tốt nhất là VQHN mở cuộc tranh luân thế nào là tự do ngôn luận trên phương tiện truyền thông . Hãy can đảm tranh luận đó là cách hay nhất trong xã hội dân chủ .
Đánh Việt Cộng/ CS như đánh rắn Hổ Mang, loại rắn cực độc, có thể làm chết người trong nhaý mắt.Hể thấy loại rắn độc hại này la` đánh. Thấy đuôi thì đánh đuôi, thấy đầu thi` đánh đầu, miển đáng trúng la` được. Trúng đầu thì rắn chết, trúng đuôi thì rắn que`: Không ai thương tiết gì loại độc hại này.
Ông Hạo Nhiên có ý kiến gì không ? Nhửng tên Việt Cộng có ý kiến gì không ? Nếu cho là tôi có ý kiến cực đoan thi` tôi chấp nhận, Không phaỉ mình tôi cực đoan với CS, Thế giới Tự Do đã la`m rồi.
Nhiều nước đã cấm tuyệt đối “Không Cộng Sản”: Không đảng phaí Cộng Sản, không buá/ luời liê`m gì cả. Tên dân na`o phô trương hay phổ biến bất cứ caí gì có liên hệ đến CS la` … bị chính quyền trừng phạt.