WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôi không chống Cộng

toikhongchongcong-nhquocỞ cả hai lần bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam (11/2005 và 4/2009), tôi đều không nhận được lời giải thích thỏa đáng nào từ chính quyền Việt Nam. Nhưng tôi nghe được phong thanh đâu đó: người ta cho là tôi “chống Cộng”. Mà không phải từ phía chính quyền, một số bạn đọc ở hải ngoại, ngay cả những người có vẻ có cảm tình với tôi cũng thường nói: Tôi “chống Cộng”. Riêng tôi, xin nói một cách thành thực: Tôi không hề chống Cộng.

Viết thế, tôi biết nhiều bạn đọc sẽ ngạc nhiên. Tuy nhiên, trước khi đánh giá (hay chụp mũ), xin đọc tiếp phần giải thích phía dưới.

Tôi nói tôi không chống Cộng vì hai lý do chính:

Thứ nhất, tôi không thích chữ “chống”. “Chống”, trong tiếng Việt, khác với các từ hoặc từ tố được xem là tương đương trong tiếng Anh như “fight”, “against”, “counter-” hay “anti-”, thường gợi lên hai ấn tượng chính: một, gắn liền với tổ chức, và hai, có tính chất bạo động. Tôi không thích cả hai. Với bạo động, tôi tuyệt đối không thích. Với tổ chức, tôi trân trọng và nghĩ nó cần thiết, hơn nữa, một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội, nhưng tôi lại không thích nằm trong bất cứ một tổ chức nào; thậm chí, tôi cũng chưa từng đi biểu tình hay ký tên vào bất cứ một kiến nghị chung nào (1), dù, trên nguyên tắc, có thể tôi đồng tình và ủng hộ những việc làm ấy. Tôi không làm những việc ấy chỉ vì một lý do đơn giản: Tôi không thích ở trong “đội ngũ”, dù lâu dài hay tạm thời, chính thức hay không chính thức. Vậy thôi. Khác với Chế Lan Viên, tác giả của câu thơ “Khi đứng riêng tây, ta thấy mình xấu hổ”, tôi chỉ thích đứng một mình. Khi phê phán bất cứ điều gì, tôi chỉ đứng từ góc độ một người trí thức; mà trí thức, tự bản chất, nói theo Edward W. Said, là kẻ lưu vong, nghĩa là, nói cách khác, một mình. Viết, tôi chỉ nhân danh chính mình và những gì mình tin là đúng. “Lực lượng” của tôi chỉ có sách vở và kinh nghiệm, kiến thức và lý trí, lương tâm và lương thức. Còn phương tiện, trước, với cây bút; sau, với bàn phím: Ở cả hai nơi, tôi chỉ có chữ. Hết.

Thứ hai, quan trọng hơn, ở thời điểm bây giờ, theo tôi, nói chống Cộng là nói chống cái không có, hay đúng hơn, cái không còn hiện hữu nữa.

Lý do thứ hai này cần được giải thích nhiều hơn:

Cái gọi là “chống Cộng” bao gồm hai nội dung chính: một, chống lại chủ thuyết Cộng sản (chủ yếu là chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lenin); và hai, chống lại chế độ Cộng sản. Với cả hai nội dung ấy, trước năm 1975, nói chống Cộng: Được; trước năm 1990, nói chống Cộng: Được. Nhưng sau năm 1991, nói chống Cộng là nói một điều thừa thãi, thậm chí, vô duyên. Và có hại.

Trong việc chống Cộng, trước năm 1991, hai khía cạnh chống chủ thuyết (hoặc ý thức hệ) và chống chế độ (hoặc một guồng máy) là một. Chế độ, vốn cụ thể, gắn liền với hệ thống chính trị, tức là hệ thống quyền lực, là mục tiêu chống đối trước mắt. Nhưng sức mạnh của chế độ Cộng sản không phải chỉ ở đảng viên, cán bộ, quân đội, công an, súng đạn và các nhà tù. Sức mạnh của chế độ Cộng sản còn ở các lý tưởng tự do, bình đẳng cũng như cái thiên đường Cộng sản chủ nghĩa vốn có sức mê hoặc to lớn đối với mọi người, đặc biệt với giới trí thức vốn khao khát những điều cao cả, có tầm nhân loại. Hơn nữa, nó còn nằm ở các ảo tưởng về tính khoa học của chủ nghĩa Cộng sản hay ở cái gọi là tính tất yếu trong quy luật phát triển của lịch sử. Bởi vậy, người ta không thể chống lại chế độ Cộng sản chỉ bằng các phương tiện vật chất. Người ta phải chống lại chế độ Cộng sản ngay cả trong phạm trù tư tưởng, trong lãnh vực nhận thức, nghĩa là bằng các phương tiện tuyên truyền và giáo dục, nhắm thẳng vào những tên tuổi như Marx, Engels, Lenin và Stalin, những người đã chết; hơn nữa, bằng một bảng giá trị khác, cao hơn, hiện hữu ngay trong đời sống xã hội để mọi người có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, nghĩa là bằng một nỗ lực không ngừng tự do hoá, dân chủ hoá và nhân quyền hoá, như những điều chủ nghĩa tư bản, ở các quốc gia phát triển nhất, từng làm trong suốt thế kỷ 20.

Tuy nhiên, kể từ năm 1991, với sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Cộng sản, với tư cách một chế độ, hoàn toàn sụp đổ; và cùng với nó, chủ nghĩa Cộng sản, với tư cách một ý thức hệ chính trị, cũng bị phá sản theo. Trật tự này, thật ra, theo một số học giả, cũng có thể đảo ngược hẳn lại: Vì sự phá sản của ý thức hệ Cộng sản, chế độ Cộng sản, với tư cách một bộ máy chính quyền, đã sụp đổ. Nhưng dù mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi, thực chất của vấn đề vẫn là một: phá sản và sụp đổ.

Về phương diện lý thuyết, hầu như ai cũng thấy chủ nghĩa Cộng sản sai. Những người thiên tả, ít nhiều lưu luyến với chủ nghĩa Cộng sản, cố vớt vát khi cho cái sai ấy không xuất phát từ Karl Marx mà từ Lenin, đặc biệt từ Stalin và Mao Trạch Đông; nghĩa là, nó không sai hẳn, nhưng một, nó không được cập nhật để theo kịp những thay đổi và tiến bộ của chủ nghĩa tư bản; và hai, nó chỉ sai trong cách ứng dụng và vận dụng lý thuyết Marx vào thực tế. Tuy nhiên, nói theo Richard Pipes, trong cuốn Communism, a History (2), chủ nghĩa Cộng sản, ngay trong tư tưởng của Karl Marx, không phải là một ý tưởng hay nhưng bị thực hiện sai mà, tự bản chất, nó là một ý tưởng dở; hay nói theo Kolakowski, do Pipes trích dẫn, chủ nghĩa Marx – nền tảng lý thuyết của chủ nghĩa Cộng sản – là một huyễn tưởng lớn nhất của thế kỷ 20 (3).
Trong vô số những cái sai của chủ nghĩa Marx-Lenin, cái sai này là đáng kể nhất: Họ cho chế độ tư hữu là cội rễ của bất bình đẳng và tin là họ có thể xóa bỏ chế độ tư hữu ấy để xây dựng một xã hội thực sự bình đẳng, không ai bóc lột ai và cũng không ai thống trị ai. Trên thực tế, khi công hữu hóa mọi tài sản và mọi phương tiện sản xuất, thứ nhất, họ triệt tiêu hầu như mọi động cơ lao động và sản xuất của người dân; thứ hai, họ tạo nên một giai cấp đặc quyền và đặc lợi để nắm toàn bộ việc lãnh đạo và quản lý các tài sản và công cụ sản xuất đã được công hữu hóa ấy. Những người ấy, một mặt, kém khả năng quản lý nên dẫn đến hết thất bại này sang thất bại khác; mặt khác, quan trọng hơn, trở thành một thành phần thống trị vừa ngu dốt vừa độc đoán, vừa tham nhũng vừa tàn bạo. Tất cả các yếu tố ấy không những dẫn đến những sự thất bại nặng nề về phương diện kinh tế mà còn phá hủy toàn bộ nền tảng lý tưởng của chủ nghĩa Cộng sản vốn nhắm đến tự do, bình đẳng và hạnh phúc.
Một cái sai khác của chủ nghĩa Marx-Lenin là họ đơn giản hóa lịch sử nhân loại vào lịch sử đấu tranh giai cấp. Sự phát triển của lịch sử, thật ra, còn tùy thuộc, thậm chí, tùy thuộc chủ yếu vào sự hợp tác của con người trong việc khám phá các quy luật của tự nhiên, từ đó, đẩy mạnh các khám phá về kỹ thuật để nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của mọi người. Chủ nghĩa tư bản, trong thế kỷ 20, đã chứng minh điều đó: Giới chủ nhân biết san sẻ trách nhiệm và quyền lợi với giới công nhân, nhờ đó, so với thế kỷ 19, công nhân càng ngày càng được hưởng lương cao và càng ngày càng được hưởng chế độ lao động hợp lý hơn. Hơn nữa, chính quyền cũng can thiệp để bảo vệ quyền lợi của công nhân và, qua chính sách thuế khóa, bảo đảm sự công bằng trong xã hội. Nhiều quốc gia mang tiếng là tư bản nhưng về các chính sách lao động và an sinh xã hội lại không khác gì với cái lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Marx mơ ước. Chưa hết. Yếu tố then chốt trong sản xuất không phải chỉ là công cụ sản xuất mà còn có cả tri thức. Mà tri thức thì không ai độc quyền được.

Một người tị nạn, như người Việt Nam sau năm 1975, chẳng hạn, khi sang nước ngoài, với hai bàn tay trắng, không thể sở hữu các công cụ sản xuất để làm chủ nhân bất cứ thứ gì được. Nhưng bù lại, chỉ cần chịu khó học hành, sau một thời gian nhất định, người đó có thể sở hữu một vốn tri thức khá cao đủ để bước vào thế giới trung lưu, thậm chí trung lưu cao, dễ dàng. Chính trong lãnh vực tri thức, vốn gắn liền với giáo dục, xã hội tư bản đã tạo nên sự bình đẳng thực sự và tối đa: Nếu mọi người không được và không thể bình đẳng khi ra đời (vốn gắn liền với gia đình, thành phần xã hội, chủng tộc và những đặc điểm về trí tuệ riêng – những điều không ai có thể lựa chọn được), họ lại được bình đẳng trong cơ hội để phát triển và tiến bộ. Ai cũng được quyền đi học; bất cứ ai có trí và có nghị lực cũng đều đi học được, và từ đó, có thể thay đổi cuộc đời mình được. Với những đặc điểm ấy, chủ nghĩa tư bản không những thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội một cách hiệu quả mà còn tạo nên sự bình đẳng và dân chủ, tuy không hẳn đã hoàn hảo, nhưng cũng hơn hẳn chế độ xã hội chủ nghĩa đủ để mọi người, kể cả những người đang sống dưới chế độ Cộng sản, cũng nhận thấy không phải kẻ thù mà chính mình mới là những kẻ đang đứng trước vực thẳm. Sự so sánh ấy cũng làm cho người ta nhận thấy những hứa hẹn về một thiên đường Cộng sản chủ nghĩa “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, chỉ là một ảo tưởng, hơn nữa, một không tưởng. Cái không tưởng ấy lại bị trả giá bằng máu. Không phải máu của một hai người. Mà là của cả một tập thể, có khi cực kỳ đông đảo. Cả hàng triệu hay chục triệu người.

Về phương diện thực tiễn, với tư cách một chế độ, chủ nghĩa Cộng sản có năm đặc điểm chính trên bình diện tổ chức. Một, đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo; hai, đảng ấy được tổ chức một cách chặt chẽ với một thứ kỷ luật thép từ trên xuống dưới; ba, kinh tế hoàn toàn tập trung, mọi quyết định, kể cả về giá cả thị trường, đều do cấp trên quyết định; bốn, mọi phương tiện sản xuất đều nằm trong tay nhà nước; và năm, mỗi quốc gia đều liên kết và, với những mức độ khác nhau, lệ thuộc vào cái gọi là phong trào Cộng sản quốc tế nói chung. Với cách tổ chức như thế, chế độ Cộng sản vấp phải vô số sai lầm. Và những sai lầm ấy rất dễ thấy.

Thứ nhất, các chế độ Cộng sản không những không công bằng hơn các chế độ tư bản, mà thậm chí, còn tệ hại hơn cả các chế độ phong kiến ngày xưa. Xưa, chỉ có vua, nay có cả nguyên một đảng đứng trên pháp luật. Xưa, chỉ có vua là được hưởng mọi đặc quyền và đặc lợi; nay, có cả hàng triệu người nhân danh đảng thi nhau vơ vét lợi và thao túng quyền.

Thứ hai, ngoài chuyện bất bình đẳng, chế độ Cộng sản, qua hơn 70 năm tồn tại, đã chứng tỏ sự tàn bạo vô tiền khoáng hậu. Những nhà lãnh đạo Cộng sản như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Fidel Castro… không phải giống vua mà là giống các bạo chúa. Vua, còn đỡ. Trong đám vua còn có các minh quân. Trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản, được xây dựng quyền lực trên nguyên tắc “chuyên chính”, ngay cả những người có tiềm năng là minh quân cũng trở thành bạo chúa. Hậu quả là chế độ Cộng sản trở thành một chế độ đứng đầu trong danh sách giết người trong suốt cả thế kỷ 20. Họ giết người còn nhiều hơn cả chế độ phát xít và Nazi. Bàn tay của Stalin và Mao Trạch Đông còn nhuộm nhiều máu hơn cả bàn tay của Hitler. Trong cuốn The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression do Stéphane Courtois và nhiều người khác biên tập (4), các tác giả ước tính tổng số nạn nhân bị giết chết dưới các chế độ Cộng sản trên thế giới kể từ năm 1917 đến năm 1991 là khoảng 100 triệu người, bao gồm khoảng 20 triệu ở Nga, 65 triệu ở Trung Quốc, hai triệu ở Campuchia, hai triệu ở Bắc Triều Tiên, một triệu ở Đông Âu, v.v..

Thứ ba, chế độ Cộng sản hoàn toàn thất bại về phương diện lãnh đạo và quản lý kinh tế đất nước. Không có nước Cộng sản nào giàu có và dân chúng được no ấm. Từ cuối thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, kinh tế của các nước Cộng sản bị lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đến thập niên 1980, chỉ số phát triển của nó hầu như chỉ là một con số không to tướng. Ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa thời ấy, rất nhiều cửa tiệm trống rỗng không có hàng hóa để bán (5). Dân chúng ngất ngư vì đói khát. Nhưng dễ thấy nhất là khi chúng ta nhìn vào các quốc gia bị chia đôi, trong đó, một nửa theo chế độ Cộng sản và một nửa theo chế độ tư bản. Như Đông Đức và Tây Đức. Hay như Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên. Cái nửa theo chế độ Cộng sản bao giờ cũng có chỉ số phát triển thấp hơn hẳn cái nửa theo chế độ tư bản. Thấp một cách toàn diện. Riêng ở Triều Tiên, thu nhập tính trên đầu người ở miền Nam (32.400 đô la/người/năm) gấp 18 lần ở miền Bắc (1.800 đô la). Cùng một dân tộc. Cùng một lịch sử. Chỉ khác ở chế độ. Mà hai nơi khác nhau đến vậy.

Cuối cùng, nói theo Stéphane Courtois (6), Cộng sản phạm vô số tội ác không phải đối với con người với tư cách cá nhân mà còn đối với cả văn minh nhân loại và văn hóa quốc gia. Ở đâu, các chế độ Cộng sản cũng phá tan tành rất nhiều di tích và di sản lịch sử cũng như các nhà thờ, chùa chiền và các nơi thờ tự. Họ trấn áp các tôn giáo, xóa bỏ nhiều truyền thống tốt đẹp với lý do, theo họ, đó là những tàn tích của chế độ phong kiến.

Với những thất bại hiển nhiên về cả phương diện lý thuyết lẫn thực hành như vậy, chủ nghĩa Cộng sản đã hoàn toàn bị sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, thoạt đầu, vào năm 1989, với việc đảng Cộng sản Hungary chấp nhận một hệ thống chính trị đa đảng vào tháng 2; việc Công đoàn Đoàn kết thắng phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội Ba Lan vào tháng 6, sau đó, lên nắm chính quyền vào tháng 9; việc Bức tường Berlin bị sụp đổ vào tháng 11 (sau đó nước Đức được thống nhất vào tháng 10/ 1990); kết thúc bằng việc Mikhail Gorbachev tuyên bố từ bỏ chế độ độc đảng vào ngày 7/2/1990; và sau đó, sự tan rã của Liên bang Xô Viết vào tháng 12/1991 (trước, trong và sau sự tan ra ấy, có 16 quốc gia – vốn bị sáp nhập vào Liên bang Xô Viết – tuyên bố độc lập, bao gồm: Lithuania, Estonia, Latvia, Georgia, Ukraine, Belarus, Moldova, Azerbaijan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan, Armenia, Turkmenistan, và Kazakhstan).

Nếu sự ra đời của chủ nghĩa Cộng sản là biến cố lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ 20, sự tan rã của nó ở Nga và Đông Âu là một biến cố trọng đại nhất trong sau thế kỷ 20. Cả hai đều là cách mạng. Cuộc cách mạng đầu nổ ra và, sau đó, tồn tại bằng máu và nước mắt; cuộc cách mạng sau, ngược lại, diễn ra với ba đặc điểm chính: nhanh chóng, nhẹ nhàng và bất bạo động. Có vẻ như giới lãnh đạo Cộng sản (trừ ở Romania) tự ý từ bỏ quyền lực và chế độ Cộng sản tự tan rã. Không có sự kháng cự nào đáng kể cả.

Trước thập niên 1990, trên thế giới có tổng Cộng 23 quốc gia theo chế độ Cộng sản. Trong thời điểm giao thừa giữa hai thập niên 1980 và 1990, có 18 quốc gia từ bỏ Cộng sản: Afghanistan, Albania, Angola, Benin, Bulgaria, Campuchia, Congo, Czechoslovakia, Đông Đức, Ethiopia, Hungary, Mông Cổ, Mozambique, Ba Lan, Romania, Nga, Nam Yemen và Yugoslavia. Người ta gọi những nước này (trừ Đông Đức vốn không còn là một “nước” riêng sau khi thống nhất) là “hậu Cộng sản” (postcommunism), một thuật ngữ do Zbigniew Brzezinski đưa ra vào năm 1989 (7). Do một số quốc gia, sau năm 1991, bị chia cắt (chủ yếu là do vấn đề chủng tộc), hiện nay có 28 quốc gia được xem là hậu Cộng sản (8).

“Hậu Cộng sản” nghĩa là không còn Cộng sản nữa.

Có thể nói, trên bình diện thế giới, cái gọi là “Cộng sản” đã thuộc về quá khứ. Khi “Cộng sản” thuộc về quá khứ, chuyện chống Cộng cũng không còn lý do hiện hữu nữa.

Thật ra, trên thế giới cũng còn ít nhất năm quốc gia, trên danh nghĩa, chưa từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Bắc Triều Tiên và Cuba. Tuy nhiên, trong năm quốc gia ấy, chỉ có Bắc Triều Tiên là thực sự Cộng sản, Cộng sản theo kiểu Stalin trong thập niên 1930 và 1940. Ở tất cả bốn nước còn lại, kể cả Việt Nam, chủ nghĩa Cộng sản đang dần dần biến chất và biến thể. Nó không giống chủ nghĩa Cộng sản của Stalin và Mao Trạch Đông. Nó cũng không giống chủ nghĩa Cộng sản của Lenin. Và nó cũng không giống chút nào với cái chủ nghĩa Cộng sản mà Mark và Engels quan niệm.

Thứ nhất, về phương diện kinh tế, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều chấp nhận kinh tế thị trường vốn là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Dĩ nhiên, cái gọi là “kinh tế thị trường” ở đây vẫn còn bị giới hạn bởi cái đuôi phía sau “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhưng cái đuôi ấy chỉ là một cố gắng níu kéo nắm giữ quyền lợi cho một số người thuộc tầng lớp thống trị qua các đại công ty và tập đoàn quốc doanh. Trên thực tế, hầu hết các hoạt động và sự điều hướng kinh tế vẫn theo quy luật thị trường, nghĩa là tư bản hóa.

Thứ hai, về phương diện chính trị, tất cả vẫn cố thủ, trên danh nghĩa, trong cái gọi là chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng ở đây cũng lại có vấn đề. Cái gọi là chính trị Cộng sản chủ nghĩa vốn bao gồm hai khía cạnh: một, về tổ chức, sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản; và hai, về phương diện ý thức hệ, lý thuyết của Marx và Lenin. Ở tất cả bốn quốc gia kể trên, Cộng sản chỉ nằm ở bình diện tổ chức, còn ở bình diện ý thức hệ, hầu như không ai còn tin, thậm chí, không mấy người muốn nhắc đến ý thức hệ Cộng sản nữa. Ngay ở Việt Nam, giới lãnh đạo cũng thừa hiểu chủ nghĩa Marx-Lenin không còn sức thuyết phục và sự quyến rũ nữa. Họ phải thêm vào mấy chữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, cho đến nay, họ cũng không biết cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” ấy thực sự là gì. Lý do là Hồ Chí Minh vốn là người thực hành, không viết về lý thuyết, và thật ra thì cũng chẳng có lý thuyết gì ngoài một mớ giáo điều đơn giản và cũ kỹ ông học được ở Nga và Trung Quốc. Những kẻ đang nắm quyền tại Việt Nam sử dụng cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” như một huyền thoại chứ không như một chủ thuyết.

Theo chủ nghĩa Marx-Lenin, một hình thái chính trị đúng nghĩa phải tương ứng với, thứ nhất, một hình thái kinh tế nhất định; và thứ hai, một ý thức hệ nhất định. Nền chính trị Việt Nam hiện nay, trên danh nghĩa, vẫn là Cộng sản, nhưng kinh tế lại là tư bản hoặc ít nhất, nửa-tư bản hoặc đang trong quá trình tư bản hóa; còn ý thức hệ thì hoàn toàn trống rỗng: Nó phi-Marx và cũng phi-Lenin. Chẳng giống ai và cũng chẳng là cái gì cả. Đó là một thứ tôn giáo vừa không có thần linh vừa không có điển phạm (canon). Tên nó, ở Việt Nam, nhiều người gọi thẳng: mafia.

Bởi vậy, trong trường hợp của Việt Nam hiện nay, nếu chúng ta nói đến chuyện chống Cộng có lẽ ngay cả những người đang mang danh hiệu đảng viên Cộng sản trong nước – hầu hết đều rất giàu có và sống rất trưởng giả – sẽ cười khì, hỏi: “Cộng nào vậy nhỉ?” Lôi tư tưởng Marx, Engels và Lenin ra phê phán, phần lớn họ – những người chẳng bao giờ thực sự đọc Marx, Engels và Lenin – hẳn sẽ trố mắt lên hỏi: “Mấy người đó là ai vậy? Có phải mấy ông râu ria xồm xoàm gì đó không?” Nói đến đấu tranh giai cấp, đến tầng lớp công nhân và nông dân, đến chuyên chính vô sản, đến công bằng xã hội và đến lý tưởng làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, những vấn đề nòng cốt của ý thức hệ Cộng sản, họ – những người đang sống như giới thượng lưu và thường được gọi là “tư bản đỏ” – hẳn sẽ bịt tai lại, như nghe những chuyện cổ tích vừa xa vời vừa nhảm nhí.

Trong trường hợp ấy, chống Cộng là chống ai và chống cái gì?

Đối với riêng tôi, khi phê phán chính quyền trong nước, tôi không nghĩ là tôi chống Cộng. TÔI CHỈ CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI.

Chế độ Việt Nam hiện nay đáng bị phê phán không phải vì nó là Cộng sản. Mà vì nó là độc tài. Cộng sản chỉ là nhãn hiệu. Độc tài mới là thực chất. Ngay cả khi chúng ta chống lại điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam, chúng ta cũng chỉ chống lại một sự độc tài. Chính quyền Việt Nam hiện nay đang rục rịch muốn đổi tên nước. Có khi họ đổi cả tên đảng. Nhưng dù đổi đảng Cộng sản thành đảng Dân chủ hay đảng Cộng hoà, cái việc nhân danh Hiến pháp để giành quyền lãnh đạo độc tôn như vậy cũng vẫn là độc tài. Tên gọi có thể thay đổi, thực chất vẫn là một. Vẫn độc tài.

Mọi sự độc tài đều đáng phê phán. Nhưng khi độc tài đi liền với bất tài thì càng đáng bị phê phán hơn. Và nhu cầu phê phán ấy cũng càng khẩn cấp hơn. Sự độc tài chà đạp lên dân chủ và nhân quyền, nhưng trong một số trường hợp nào đó, dưới một sự độc tài sáng suốt, người ta cũng có thể sẵn sàng chấp nhận hy sinh dân chủ và nhân quyền trong một thời gian nào đó để xây dựng và phát triển đất nước (như trường hợp của Singapore). Độc tài mà bất tài thì bao giờ cũng gắn liền với sự ngu dốt và tham nhũng bởi họ sẽ không có, không thể có, bất cứ lý tưởng nào khác ngoài tiền và cũng không có một thứ trí tuệ nào khác nào thứ “trí tuệ” dùng để làm giàu cho bản thân và gia đình. Sự ngu dốt trong chính sách và tham nhũng trong bộ máy chỉ tồn tại được nhờ hai yếu tố: dối trá trong tuyên truyền và tàn bạo trong quản trị. Tập hợp của tất cả các yếu tố ấy, người ta chỉ làm được mỗi một việc duy nhất là tàn phá đất nước và hành hạ dân chúng. Tính chất độc tài, bất tài, tham nhũng, dối trá và tàn bạo ấy càng trở thành nguy hiểm hơn nữa khi đất nước đối diện với nguy cơ xâm lấn chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc.

Đối diện với các nguy cơ trên, chữ “chống Cộng”, theo tôi, rất dễ làm lệch vấn đề. Nó dễ gợi lên ấn tượng là, khi chống lại chế độ Việt Nam hiện nay, chúng ta nhân danh hai điều vốn bị xem là đối lập với Cộng sản, nhất là Cộng sản Việt Nam: Một, chủ nghĩa tư bản và hai, Việt Nam Cộng Hoà lúc trước. Nhưng chúng ta chống Cộng không phải vì chủ nghĩa tư bản và cũng không phải vì để trả thù hay để phục hồi miền Nam. Việc chống lại chế độ độc tài tại Việt Nam cần xuất phát từ những lý tưởng hiện đại, cao cả và phổ quát hơn: quyền tự do, dân chủ và quyền làm người. Hơn nữa, nó còn xuất phát từ cả sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và tiền đồ của đất nước nữa. Trong chiến tranh có tính dân tộc chủ nghĩa, người ta có thể huy động lịch sử, hay nói như Tố Hữu, trước năm 1975, “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”; trong cuộc chiến chống độc tài, nguồn sức mạnh không phải chỉ nằm ở quá khứ mà còn, nếu không muốn nói chủ yếu còn, nằm ở tương lai.

Chúng ta chống lại chế độ Việt Nam hiện nay không phải vì việc họ chọn lựa hệ thống xã hội chủ nghĩa, việc họ gây ra cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam, việc họ cưỡng chiếm miền Nam, việc họ trả thù những người miền Nam: Tất cả đều đã thuộc quá khứ.

Người ta cần lưu giữ quá khứ, cần thường xuyên đào xới lại quá khứ và cần viết lại quá khứ, một cách chính thức, bằng lịch sử; hoặc một cách không chính thức, bằng ký ức, từ ký ức cá nhân đến ký ức tập thể. Nhưng không ai thay đổi được quá khứ. Càng không cần phải chống lại quá khứ. Những điều ấy khác nhau.

Chúng ta chống lại chế độ độc tài tại Việt Nam vì nó ĐANG chà đạp lên quần chúng, ĐANG làm cho đất nước bị phá sản trên mọi phương diện, từ kinh tế đến giáo dục, từ ý thức đạo đức đến cả lòng tự hào dân tộc, từ các giá trị truyền thống đến tinh thần hiện đại với những giá trị về dân chủ và nhân quyền vốn đang, cùng với xu hướng toàn cầu hoá, càng ngày càng trở thành phổ quát, ĐANG kiềm hãm sự phát triển của đất nước khiến Việt Nam, một dân tộc vốn rất nhiều năng lực, bị thua kém không những các nước được xem là những con rồng của châu Á mà còn có nguy cơ thua cả một quốc gia vốn bị rất nhiều tai tiếng, như Miến Điện.
Và chúng ta cũng chống lại chế độ ấy vì, với sự nhu nhược của nó, Việt Nam có nguy cơ bị biến thành một tỉnh lẻ của Trung Quốc.

Cuối cùng, có một điểm cần được nói thêm: Ở Tây phương, ngay trong thời Chiến tranh lạnh, nghĩa là lúc chế độ Cộng sản vẫn còn rất mạnh, nhiều chiến lược gia và trí thức, đặc biệt ở châu Âu, đã chuyển khẩu hiệu “chống Cộng” (anti-communism) thành “chống toàn trị” (anti-totalitarianism). Dưới khẩu hiệu chống toàn trị, người ta không những chống lại chế độ Cộng sản mà còn chống lại cả chế độ phát xít, đồng thời người ta cũng khẳng định được lập trường của họ một cách rõ ràng: Việc chống đối ấy, thứ nhất, không nhắm vào một lý thuyết mà nhắm vào một chế độ với những guồng máy và chính sách cụ thể; và thứ hai, không nhằm bảo vệ hay bênh vực cho chủ nghĩa tư bản mà là để bảo vệ dân chủ và nhân quyền, những lý tưởng vừa có tính phổ quát vừa dễ được mọi người đồng thuận.

Cả tính phổ quát và sự đồng thuận ấy tạo nên sức mạnh cho cuộc tranh đấu, cuối cùng, dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa như một hệ thống độc tài đáng kinh tởm (9).

© Nguyễn Hưng Quốc

Nguồn: VOA

——————————————
Chú thích:

  1. Trên một số bản kiến nghị lưu hành trên internet, tôi thấy có tên “Nguyễn Hưng Quốc” ở Úc. Đó không phải là tôi. Có thể chỉ là trùng tên hoặc là một sự giả mạo. Bản thân tôi thì chưa từng ký vào bất cứ một kiến nghị nào cả.
  2. Richard Pipes (2003), Communism, a History, New York: Random House, tr. 147.
  3. Như trên.
  4. Do Jonathan Murphy và Mark Kramer dịch sang tiếng Anh, Harvard University Press, 1999.
  5. Xem Stathis N. Kalyvas (1999), “The decay and breakdown of communist one-party systems”, Annu, 1999, tr. 329.
  6. Stéphane Courtois và nhiều người khác (biên tập) (1999), The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression, Cambridge: Havcard University Press, tr. 7.
  7. Leslie Holmes (1997), Post-Communism, an Introduction, Cambridge: Polity Press, tr. 13.
  8. Ghia Nodia (2000), “Chasing the meaning of ‘post-communsm’: a transitional phenomenon or something to stay?”, Contemporary European History, 9 (2000), tr. 278.
  9. Xem bài “From anti-communism to anti-totalitarianism: the radical potential of democray” của Dick Howard trên Government and Opposition số 37, 2002, tr. 551-572.

 

97 Phản hồi cho “Tôi không chống Cộng”

  1. Nguyễn Đan Phượng says:

    Không ai phủ nhận ông Nguyễn Hưng Quốc (NHQ) là một cây bút viết bình luận sắc bén và uyên bác. Nhưng trong bài này Ông đã “múa bút” một cách quá đáng; múa bút để chứng minh là ở VN không còn CS mà chỉ có độc tài. Vì vậy ông không chống cộng mà chỉ chống độc tài. Tôi không dám nói là bài viết này ông có một hậu ý nào đó, vì dù sao ông cũng miệt thị CS tới nơi tới chốn.
    Tôi chỉ muốn nói rằng ông đã lầm lẫn một cách vô cùng tai hại rằng Việt nam ( và cả thế giới ) không còn CS nữa.Sự thật chẳng còn ai tin rằng chủ thuyết CS sẽ mang lại hạnh phúc cho con người.Kể cả Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều không tin tưởng như vậy.Điều này có nghĩa là chủ nghĩa CS không còn trong lý tưởng “cứu nhân độ thế”của mỗi đảng viên; nhưng CS đã ngấm vào trong máu của mỗi đảng viên trong sách lược điều hành đất nước và cai trị dân chúng!
    Sách lược đó là gì ? Là:
    1)Giết lầm hơn bỏ sót
    2) Cứu cánh biện minh cho phương tiện.
    Từ cái sách lược tưởng như đơn giản đó mà VN đã quằn quại và càng ngày càng quằn quại trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
    Chủ nghĩa CS được giáo dục và còn tiếp tục giáo dục cho thanh thiếu niên, cho đoàn viên cho đảng viên hàng ngày trong mọi sinh hoạt. Chủ thuyết đó không thấm vào trong máu mới là chuyện lạ.
    Họ đã giáo dục đảng viên coi “tính đảng” cao hơn “tính người”, coi trọng đảng hơn Tổ quốc hơn đồng bào. Có thế mới có:
    1) Câu khẩu hiệu “Còn Đảng , còn mình” trước trụ sở Bộ Công an . Một câu khẩu hiệu vừa trâng tráo vừa vô liêm sỉ. Họ đã biến công an thành Mafia, thành bọn đầu gấu, thành bọn trấn lột khi đối đầu với đồng bào của mình.
    2) Sắp đưa vào hiến pháp mới cái điều khoản: “Quân đội phải trung thành tuyệt đối với Đảng CS”
    Đây là điều khoản tồi tệ nhất, tồi tệ hơn cả điều 4 hiến pháp đang có và sẽ có.Đây là điều khoản làm tê liệt quân đội khi Tàu cộng xâm lăng, một điều khoản của bọn “rắp tâm bán nước”.Quốc hội và đồng bào hãy cảnh giác và chống lại !!!
    3) CS chứ không phải độc tài đã dùng điều 4 của hiến pháp để tước đoạt mọi quyền chính trĩ của công dân. CS chứ không phải độc tài đã tước doạt quyền sở hữu ruộng đất của nhân dân để cướp bóc nông dân và làm giàu cho nhóm lợi ích….
    ….Ôi còn biết bao điều tồi tệ nữa mà CS đã gây ra….
    Ông NHQ đã lầm lẫn tai hại khi bảo “Tôi không chống công, tôi chỉ chống độc tài.”
    Ông Quốc ơi, CS sinh ra độc tài chứ không phải độc tài sinh ra CS. Hạ bệ thằng độc tài này thì từ trong máu CS sẽ sinh ra nhiều thằng độc tài khác.
    Trong tiến trình giải thể đảng CS trên đất nước mình mà toàn dân đang náo nức tham gia, thì sự “nhầm lẫn vô tình” của ông sẽ là một tai họa.

  2. NGÀN KHƠI says:

    DÂN NGU

    Dân ngu nói mấy cho vừa
    Dân ngu thì biết tới đời nào khôn
    Dẫu rằng chẳng trách dân ngu
    Mà là đáng trách ai người ngu dân !

    Hay là không phải dân ngu
    Mà anh cán bộ nói xiên nói quàng
    Cho dầu cán, chính, quân gì
    Nói ra lời dốt cũng đều dân ngu !

    Bởi vì cao nhất là dân
    Thứ là đất nước, quan quyền tính sau
    Người xưa đã nói vậy rồi
    Dân thì vi quý, quân là vi khinh !

    Thế nên dân chủ tự do
    Dân tình hạnh phúc, đáng lo ở đời
    Vậy mà chế độ làm đầu
    Vậy mà thần thánh những đồ vua quan !

    Tổ ta là tổ Hùng Vương
    Lại đem ông Mác, Lênin thay vào
    Lại cho vẫn chẳng đủ sao
    Đã gần thế kỷ biết bao tuyên truyền ?

    Hỏi lòng dân chủ kiểu gì
    Làm dân ngu tối có gì mà tin
    Yêu dân, phải biết vì dân
    Mong dân hiểu biết để nên con người !

    Tại sao ù cạc khắp nơi
    Bao giờ mới thật vẽ vời non sông
    Giống như mèo mả gà đồng
    Loanh quanh chỉ biết chổng mông tôn thờ !

    Bực mình đây phải làm thơ
    Cười đời, hay chưởi tầm vơ những người
    Mong cho dân trí khơi nguồn
    Nước nhà thoát được vở tuồng ngu dân !

    NON NGÀN
    (16/5/13)

  3. Buá Tạ says:

    Ông này viết khó hiểu quá.
    Ở phần đầu ông viết là “Riêng tôi, xin nói một cách thành thực: Tôi không hề chống Cộng.”
    Ở phần giưã ông viết “tôi không nghĩ là tôi chống Cộng. TÔI CHỈ CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI.”
    Ở phần cuối,coi như là phần kết luận, ông lại viết là ” Ở Tây phương, ngay trong thời Chiến tranh lạnh, nghĩa là lúc chế độ Cộng sản vẫn còn rất mạnh, nhiều chiến lược gia và trí thức, đặc biệt ở châu Âu, đã chuyển khẩu hiệu “chống Cộng” (anti-communism) thành “chống toàn trị” (anti-totalitarianism). Dưới khẩu hiệu chống toàn trị, người ta không những chống lại chế độ Cộng sản mà còn chống lại cả chế độ phát xít, đồng thời người ta cũng khẳng định được lập trường của họ một cách rõ ràng:

    Ố la la … Đúng là viết theo kiểu “trí thức” thật

  4. bùi lễ says:

    Theo tôi nghĩ,
    Thật ra cũng cùng chung mục đích nhưng khác nhau về định nghĩa và dùng từ mà thôi.
    Như chống cộng theo nghĩa “tỉnh từ” thì đúng với tinh thần bài viết .
    Còn nói theo nghĩa của “quần chúng” /not bác học, thì từ “chống cộng” là bao gồm tất
    cã ý nghĩa mong muốn là: làm sao dẹp tiệm việt cộng/dẹp tiệm XHCN để tự do dân chủ
    cho VN .
    Thành ra “chống cộng hay là chống độc tài toàn trị cũng cùng một mục đích là tự do cho
    VN .

  5. quandannambo says:


    cái vủng cộng hòa xả hội chủ nghỉa
    của việt cộng thật đáng sợ
    hể
    cứ bước chân ra ngỏ

    không gặp thằng tiến sỉ
    thì
    củng gặp thằng anh hùng
    không biết
    cái tiến sỉ và cái anh hùng
    bọn chúng đào ở đâu ra mà lắm thế
    cứ đông như bấy ruồi

  6. vu trung says:

    “Tôi chô’ng cộng”, “Tôi không chô’ng cộng”, “Tôi trung lập”, “Tôi hòa giải”, “Tôi …”, ngay cả “Tôi chô’ng (ca’i) Tôi” thì cũng vẫn là một ca’i Tôi to chình ình giương ra cho thiên hạ biê’t ca’i Tôi của Tôi. :)

  7. tự do says:

    Trong khi người Mỹ đổ máu cho tự do của miền Nam, tướng Mỹ có con đi lính chết ở Việt Nam thì một số tướng lãnh và người giầu có cho cho con cái ra nước ngoài. Chỉ có lính nghèo là đổ máu.- Tôi đi gác nhân dân tự vệ phải gác thế cho người đóng tiền trong khi các cấp chỉ huy hệ thống Nhân Dân Tự Vệ lấy tiền thu.- Tổng Thống và Phó Tổng Thống VNCH đều là những bậc tướng lãnh. Khi trận chiến Cộng Sản thôn tính miền Nam đến mức quyết liệt, Tổng Thống lên trước quốc dân tuyên bố sẽ chiến đấu sát cánh bên dân, Phó Tổng Thống lên tuyên bố trước quân đội VNCH và cả thế giới là “Tôi thích ăn nước mắm, tôi quyết sẽ ở lại với quê hương tôi tử thủ đến mức cuối cùng”. Ấy thế mà trước khi xe tăng Cộng Sản phá vỡ cửa sắt Dinh Độc Lập, Tổng Thống và đại gia đình đã yên lặng đi ngoại quốc mang theo cả một máy bay đầy của cải, Phó Tổng Thống cũng rời khỏi SàiGòn bay đến một chiến hạm Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ. Một quốc gia với dân tình tham nhũng là một lối sống. Một quân đội tính từ Binh Nhì đến Trung Tướng chỉ lo cho cá nhân của mình thì cái tốt đẹp vốn có của mình do nguồn gốc dân tộc không còn hiện hữu.

    • mẹcông says:

      Nhắc lại chuyện củ để làmgì.Ông T ,ông kỳ và quân đội miền Nam và cả dân miền Nam đều muốn diệt bọn csannam,kẻ cướp tàn phá noi mình sinh ống an vui ,tự do hạnh phúc,nhưng “lực bất tòng tâm “,không đánh được như ý mình muốn ,thì bo ddiỏ,tránh đi không muốn nhìn mặt kẻ ăn cướp csannam thế thội. “lưc bất tòng tâm ” là vậy . Xưa nay thăng thua là sự thương ,Xưa nay thăng thì cười ,thua thì chạy, Tránh voi chăng xấu mặt nào. Có chi mà mấy thằng việt gian bây “ngạm cứt phun người” (trước dơ miệng mình ). Còn ai bày chuyện 16 tấn vàng nvthiệu lấy đem đi(do Hđức Nhả chở mấy thùng trên máy bay xuống Đài loan) thì ra vừa ăn cươp vừa vu oan cho người khác. Bùi Tín vạch ra ,không thấy xấu hổ sao .việt cộng con ?
      Thế là từ SG ra hànội mất 2.T1/2 vàng .Thàng tai to mat lớn nào trong bộchínhtri ,tham lam và vô nhân cách ,lấy đi vậy ? Còn nói thích mắm tôm ,chè vối thi là người vn nói thật chớ sao. Muốn như vậy mà không được(nay thì cs cung ấp đủ.nếu người TNCS không thích 2 mòn đó và nhiều món vn khác thì vn xuất khẩu có ma nào mua .Kinh tế sẻ ra sao ? Nói chi mà “không liền “quá dzậy hở vc việt giann con Còn câu này “Một quốc gia với dân tình tham nhũng là một lối sống. Một quân đội tính từ Binh Nhì đến Trung Tướng chỉ lo cho cá nhân của mình thì cái tốt đẹp vốn có của mình do nguồn gốc dân tộc không còn hiện hữu.” thì rỏ ràng anh chưỉ bctcs ,chưỉ đảng cs đó nhé ! không biết sao mà cs lại để cho tụi nó cứ chưỉi xiên chửi xéo mình hoài.Phản chủ rồi ,ông cs ốnamdần ơi ! Khi khổngkhikhông vạch áo cho người xem lưng móc thếch ,giòng bần cốnông bần tiện của mình !
      Ông nhquốc không chống cộng thì mặc ông ấy. Người chống cộng cưong quyết ,cực đoan hay quá khích vẩn chống cộng tới khi nào cộng giải thể mới thôi. Bêu xáu QG như đoạn trên thì quả thật quá hời hợt và ngu xuẩn và không đi sát về nhận xét bài viết của tên nhquốc… Bây giờ qua thú nhận thí đúng i-bolong là một trí thức “chồn lùi”,không đáng ca ngợi !
      Chẳng thà nhquốc làm như trí thức nhliêm (củng là gsư!)là cứ theo cộng ,đừng thanh minh thì tốt hơn.NHQ còn thua cả trầntrường ,ít học hơn nhung dám biểu hiên thật thà và can đảm là theo cộng sản
      ốnamdần.
      Yeu ai thì nói là yệu /ghét ai thì nói rằng ghét……và luôn đi theo con đường chân thật ,cólương tâm. Và kẻ sỉ cần làm gương cho kẻ khác…Thây nhquốc mang theo cái mánh của những năm tháng dạy học ở vn qua áp dụng ở Úc ,dù nay lên dạy ĐH ,củng chẳng hay ho gì …
      Thầy PHUN phì phì thì người chính trưc càng tránh xa thôi!…
      Số phận của anh cam củng vậy 900 dưluậnviên nêu có cái đầu gióng cái đâu đặc của tư do thì hết thuốc chửa. .Hảy suy nghỉ thêm chut nửa .
      (mc)

    • GIÓ NGÀN says:

      TƯỚNG THẤT TRẬN

      Một tự sát hai là dông
      Chuyện đời chỉ vậy nói mông làm gì
      Không tự sát nghĩa là hèn
      Không đông là dại trống kèn ai đưa
      Cho nên chuyện xảy ra rồi
      Ở đời mới biết ai người dở hay
      Còn như vẫn đợi nay mai
      Dễ gì biết tõng anh hùng là đâu !

      NGÀN TRĂNG
      (16/5/13)

  8. Pham Minh says:

    Tôi không đánh giá cũng không chụp mũ như người trí thức NHQ dặn trước. Tôi là người chuyên viết kịch bản cho đời mua vui. Sau khi đọc xong bài chủ, tôi tóm tắt thành một mẫu đối thoại ngắn:
    NHQ:
    -Thưa cán bộ, tôi không chống cộng – tôi chỉ chống độc tài. Tại sao nhà nước không cho tôi vào VN đến 2 lần?
    Cán bộ:
    -Anh lý sự như thế mà nghe được à? Này nhá: Độc tài không nhất thiết phải là cộng sản nhưng cộng sản thì không thể không độc tài. Anh có thấy nước cộng sản nào không độc tài chưa? Chống độc tài là chống CS chúng tôi chứ còn gì nữa. Cứ nói quanh không logic thế thảo nào mà người ta bảo anh là trí ngủ hoặc “chữ nghĩa đầy bụng nhưng không sáng dạ” là thế.
    NHQ:
    -Tôi là người trí thức chỉ thích đứng riêng tây một mình, không tham gia vào một đoàn thể, tổ chức nào hết nên đâu có thể chống gì được ai.
    Cán bộ:
    -Trí thức à? Tổ sư CS, đồng chí Mao chúng tôi nói:”trí thức không bằng cục phân đấy”. Riêng cái khoảng không tham gia vào tổ chức phản động nào cả thì tốt đấy. Cứ đứng riêng tây như thế mà làm con cọp nằm (ngọa hổ) hay con rồng ẩn (tàng long) hay con “rồng lộn” cũng được mà tự sướng một mình nhá ! chẳng giúp gì được cho ai, mà cũng chẳng hại gì đến nhà nước ta cả, thế là tốt. Riêng cái phần phê phán chính quyền trong nước thì anh viết linh tinh lắm.
    NHQ:
    -Thưa cán bộ phải thế chứ ạ. Phải dương đông kích tây, tạo hỏa mù để chúng nó không biết đâu là ĐIỂM, đâu là DIỆN chứ ạ.
    Cán bộ suy nghĩ:
    - Anh nói thề cũng đúng…
    NHQ:
    -Thế … lần tới tôi có được về VN không ạ?
    -Về làm gì? Tiến sĩ trong nước ta hiện nay đầy đường, đi đâu cũng gặp; trí thức hạng bét cở như anh về đây làm gì? Cứ ở nước ngoài tốt hơn. Thỉnh thoảng anh viết cho một bài cở này, cho chúng nó choảng nhau chơi. Chống cộng cũng được mà chống độc tài cũng được miễn là chúng nó có chuyện để lý sự, để choảng nhau, cứ chống bằng miệng là được rồi, nhá. Nhớ dẫn chứng thêm: ông mắt xanh viết: “…. ” , bà mũi lõ dẫn : “…. ” thằng mắt xếch phán: ” …. ” và nhiều nguồn tài liệu khác để chứng tỏ mình là người trí thức may ra tăng thêm credit. Từ từ rồi tôi sẽ trình lên trên xét cho anh về VN, tha hồ mà áo gấm về làng nhá.
    - Dạ, cám ơn cán bộ.
    Màn hạ.

    • Khinh Binh says:

      Hay! Màn kịch đem diễn cho bọn trẻ nó học thi fhữ ích lắm!

      Tôi cũng víết ý kiến đại ý như ông Phạm Minh mà không thấy hiện ra. Chắc lời lẽ của tôi không được “trí thức”. Gớm!

    • GIÓ NGÀN says:

      NGƯỜI VIẾT KỊCH BẢN

      Đúng là tay viết kịch
      Thật tài cán trên đời
      Chuyện hư như chuyện thật
      Làm thú vị khắp nơi !

      Tội nghiệp Nguyễn Hưng Quốc
      Một lần nói dại chơi
      Bị bề nguyên một đám
      Khiến hoa lá tơi bời !

      Cho nên khôn cùng dại
      Chỉ một lần lở lời
      Cãi chính cũng cứng miệng
      Xả lỡi cũng than ôi !

      Bởi vì ham viết kịch
      Mà viết kịch bản tồi
      Khó đóng vai được tốt
      Thiên hạ la ới ơi !

      NẮNG NGÀN
      (16/5/13)

    • Builan says:

      Tổ trát Ông NHQ !
      Đã sinh NHQ sao còn sinh chi PM, hỡi trời !
      Lại còn thêm ông KB nữa !

  9. nt says:

    Đề tài nầy đã bị Mây, Non, Đại,…., Ngàn phát biểu cách đây mấy ngày.
    Để tỏ lòng xây dựng CS Hà Nội nên giải thể lăng HCM và xin lổi cùng toàn
    dân vi sự sai lầm của đường lối CS hơn 6 thập niên qua.

  10. CBĐ says:

    Chiêu bài chống cộng phải có tuyên tuyền chống cộng…Tuyên truyền chống cộng giống như tay chân của cái chiêu bài này. Không có tuyên truyền thì cái chiêu bài này không lết được bao xa ! Muốn tuyên truyền chống cộng có hiệu quả trước hết phải làm cho người ta nghĩ là CS vô cùng xấu, muốn cho người ta nghĩ là CS vô cùng xấu thì phải nô lệ hóa cái đầu của người ta.

    Một trong cách nô lệ hóa cái đầu của người Việt, đó là “cải đạo” và một khi được cải đạo thì sự tuyên truyền CS vô thần mới có hiệu quả và “diệt cộng” mới trở nên có lý. Đó là phương pháp ràng buộc về tinh thần.

    Ngoài ra còn có những phương pháp khác như quyến rủ về vật chất, danh lợi và quyền lợi v.v…Một khi con người rơi vào cái hủ vật chất thơm tho này (nhưng thật ra nó rất thúi) thì lúc nào cũng nghĩ cách để có thêm, được thêm và dĩ nhiên muốn được vậy thì phải « Chống Cộng ».

    Khi đã tạo được môi trường rồi thì truyền truyền mới có hiệu quả. Với một hệ thống tuyên truyền tinh vi và vĩ đại của VNCH (dĩ nhiên với đồng tiền của ngoại bang) đã tạo ra một tầng lớp chống cộng hăng say và mù quáng.

    Họ chống cộng vì họ tưởng người CS Việt Nam muốn tiêu diệt cái tôn giáo của họ. Họ chống cộng vì họ sợ bị CS “trả thù” dù rằng những điều xấu xa họ làm NẾU CÓ cũng chẳng ai biết đến ! Họ chống cộng vì họ sợ mất đi cái hủ vàng, hủ gạo thơm tho (có thật sự thơm tho ?) của họ và cuối cùng sau khi gần bốn chục “Cộng sản chiếm miền Nam” họ vẫn căm thù CS vì họ đã mất đi tất cả những gì mà họ có ở trên chỉ vì …Cộng sản chiếm miền Nam !

    Nhưng họ có biết đâu cái họ mất đi nó quá ít đối với những cái họ được…Đó là cái độc lập và thống nhất của đất nước và cái tự do của toàn dân. Có ai dám nói rằng đất nước hiện nay không có tự do nếu đem so sánh với những thời kỳ “man rợ” trong chế độ thực dân Pháp và trong hai cuộc chiến tàn khốc mà dân ta phải chịu.

    Đất nước đã độc lập thống nhất, nhưng tự do thì không phải dể nếu muốn cho tất cả mọi người thỏa mãn. Một anh Công giáo đòi tự do khác một anh Hồi giáo hay Phật Giáo. Một anh đạp xích lô đòi tự do khác một bác sĩ hay kỷ sư. Tự do do sẽ đến cho tất cả, nhưng nó sẽ không bao giờ đến dù chỉ đến cho anh xích lô nếu đất nước không có độc lập.

    Tóm lại, dù với một hệ thống tuyền truyền Chống cộng rất tinh vi, một mặt trận chiến tranh tâm lý rất to lớn, VNCH vẫn thua tụi CS nghèo xác nghèo xơ với vài tờ báo dán đầu làng góc phố, với vài cái loa phường…Tại sao vì họ có chính nghĩa, chính nghĩa đó là Độc Lập và Thống Nhất.

    Chiêu bài chống cộng đã đi vào quá khứ, đã xuống mồ với những kẻ đầu sỏ như Nhu như Diệm thế mà đến nay mới có người thức tỉnh ra !

    • Dao Cong Khai says:

      Rất truyền thống! Lâu quá mới nghe được bài phát thanh cũ của đài Hà Nội. Nếu cứ để tự do thì phật giáo với công giáo lại đánh nhau đổ máu nữa. Mà nếu không nhờ có cán bộ cách mạng ta nằm vùng bảo vệ phật giáo thì bọn cần lao nó đã giết hết phật tử trong nước rồi. VC vừa đốt nhà vừa hô cháy! Cái đó chỉ sạo với dân Mỹ được thôi, cái trò vừa đánh vừa đàm đừng hòng mà tuyên truyền với dân mít. Giống chuyện anh hùng liệt sĩ Lê Văn Tám.

    • tò mò says:

      Để tui thử bắt chước ô NHQ 1 chút :
      Tui không chống cộng, nhưng tui chống mấy tên theo chủ nghĩa tam vô (vô gia đình, vô tôn
      giáo, vô tổ quốc). Khỏi cần giải thích vì ai cũng biết. Tui không biết Mác-Lê là cái gì cả, mà
      cũng không có tài loằng ngoằng, chỉ có bây nhiêu, bác CBĐ hiểu là đủ vui rồi.

Leave a Reply to bùi lễ