WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Văn kiện đầu hàng

sangbinh

Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.

Nhân danh Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang, đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc. Ngày 21 tháng 6 ông đã ký với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình bản Tuyên bố chung rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh nước ta.

Bản Tuyên bố chung bằng hai thứ tiếng Trung Quốc và Việt Nam này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác và phố biến đi khắp thế giới.

Mọi người Việt Nam yêu nước không thể không bàng hoàng và phẫn nộ khi đọc kỹ văn kiện nói trên, không thể không nhận định đây là một văn kiện tuyên bố đầu hàng bọn bành trướng và xâm lược phương Bắc.

Chắn chắn cả Bộ Chính trị 16 người đã được thông báo và đồng tình với bản Tuyên bố chung (TBC) thảm hại này.

Đọc thật kỹ bản TBC, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản TBC hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo CS bất tài và tham nhũng đã thoái hóa đến cùng cực.

Kính mời đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài, kể cả các đảng viên Cộng sản, hãy đọc cho kỹ bản TBC ký chưa ráo mực này.

Ngoài bản TBC dài lòng thòng gồm có 8 điểm, trong đó riêng điểm 3 chứa đựng đến 13 mục quan hệ hợp tác vừa mở rộng vừa ăn sâu, 2 bên còn ký đến 10 văn kiện khác, trong đó có Chương trình hoạt động chung của chính phủ 2 nước, Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa bộ Quốc phòng 2 nước, Thỏa thuận giữa 2 bộ Nông nghiệp về đường dây nóng trong nghề đánh cá trên biển, về giám sát chất lượng, kiểm dịch thực vật, Điều lệ hợp tác quản lý cửa khẩu trên đất liền, Ghi nhớ về xây dựng các trung tâm Văn hóa Việt – Trung, Quan hệ giữa các tổ chức hữu nghị, Hợp tác trong thăm dò dầu khí ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.…

Trong 13 mục quan hệ mở rộng và ăn sâu, sau khi khẳng định phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, TBC kể ra một loạt thỏa thuận : thường xuyên tiếp xúc ở cấp cao đảng, chính phủ, hoạt động của Ủy ban chỉ đạo hợp tác chiến lược toàn diện song phương, quan hệ chặt chẽ giữa 2 đảng, 2 ban Đối ngoại, 2 ban Tuyên huấn, về ngiên cứu lý luận, về xây dựng đảng, quan hệ giữa 2 bộ Ngoại giao, giữa các vụ, cục trong 2 bộ Ngoại giao, quan hệ giữa 2 quân đội, 2 bộ Quốc phòng, trao đổi về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, trong đào tạo sỹ quan, trong tuần tra chung ở vùng biên phòng đất liền, hợp tác về thực thi pháp luật, an ninh, về trật tự an toàn xã hội, về an ninh biên giới và cảnh sát biển, thực hiện kế hoạch 2 hành lang 1 vành đai vùng biên giới, hợp tác về năng lượng, giao thông vận tải, đầu tư kinh doanh, hợp tác về văn hóa, khoa học, công nghiệp và thông tin …

Bản TBC còn nhấn mạnh đến mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với 3 tỉnh biên giới phía Nam Trung Quốc – Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông – và đảo Hải Nam.

TBC cũng nói đến hợp tác của Ủy ban Liên hợp biên giới Việt – Trung để tàu thuyền đi lại tự do trong khu Bắc Luân, hợp tác khai thác du lịch thác Bản Giốc, và cũng không quên nói đến hợp tác đáng cá chung trong Vịnh Bắc Bộ.

Đọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Trung Quốc. Tuy 2 mà một. Hoà nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội. Cứ như ở thời kỳ quan hệ anh em đồng chí bền chặt nhất vậy.

Đây phải chăng là một cạm bẫy do nhóm lãnh đạo mới của đảng CS Trung Quốc, với Tập Cận Bình cầm đầu, giăng ra để nhử Trương Tấn Sang chui vào tròng. Chiếc bẫy này chắc chắn đã được chuẩn bị rất công phu, và buộc Trương Tấn Sang phải cúi đầu chấp nhận cả gói, không sửa đổi du di gì được dù một ly.

Không hề có một chữ nào về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một yêu cầu nào về việc bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân VN trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái lưỡi bò phạm pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ. Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất, còn hơn anh em ruột thịt.

Đây có thể là phản ứng có tính toán của nhóm Tập Cận Bình đối với lời lên án của Việt nam tại cuộc họp Shangri La ở Singapore cuối tháng 5 vừa qua. Tuy chỉ là lời nói bóng gió, không nêu đích danh, nhưng cũng đủ để bị chạm nọc, để mất mặt giữa trường quốc tế và để nổi tự ái giận dữ. Đó là câu của thủ tướng Ba Dũng: «Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền». Đã nhún nhường, nói xa xôi, nhưng vẫn cay đắng, vì bọn trùm bành trướng luôn kiêu ngạo, tự cao tự đại, tự coi là yêng hùng trong thiên hạ.

Trung Nam Hải gần đây tỏ ra rất lo ngại khi trí thức và tuổi trẻ Việt Nam cũng như một số đảng viên CS lão thành tỏ rõ ý muốn Việt Nam liên minh quân sự với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên Âu…trước mối đại họa bành trướng Trung Quốc.

Cũng có thể đây là một tính toán thâm độc của Trung Nam Hải, nhưng cũng có thể là một tính toán sai lầm trong cơn hoảng hốt. Họ không tính rằng sự lộ mặt quá lộ liễu là ông chủ của 16 ông vua tập thể ở Ba Đình là dại dột và nguy hiểm cho họ ra sao. Nước cờ này sẽ đẩy đảng CS Việt Nam đang núng thế thụt sâu thêm xuống hố suy thoái, bị lên án mạnh thêm là bán nước cầu lợi riêng, chia rẽ thêm nhóm lãnh đạo vốn đã hiềm khích nhau, kích thích mạnh thêm các cuộc xuống đường quyết liệt chống bành trướng và tay sai của đồng bào ta.

Blog Bùi Tín (VOA)

13 Phản hồi cho “Văn kiện đầu hàng”

  1. NgườiViệtYêuNước says:

    Cám ơn ông Bùi Tín đã cảnh giác qua bài viết này. Dù đã lớn tuổi nhưng ông vẫn bận tâm với tình hình đất nước. Xin trân trọng và cám ơn Ông.

    Trên trang TTXVA có bài viết trong ý hướng xây dựng “anh em một nhà” rằng:

    Ngày 19 tháng 6 năm 2013 là dịp kỷ niệm 58 năm thành lập Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955 – 1975). Sự kiện này từ lâu đã trở thành niềm kiêu hãnh trong lớp người hoài niệm chính thể Việt Nam Cộng hòa ; TTXVA lựa chọn quan điểm hòa giải (không có hòa giải thì không thể có thịnh vượng) và gửi gắm niềm tin ấy trong từng thông điệp, chúng tôi tôn quý lẽ công minh lịch sử.

    Bởi vậy, từ ngày 19 tháng 6 năm 2013 (ngày truyền thống Quân lực Việt Nam Cộng hòa) cho đến ngày 29 tháng 9 cùng năm (ngày truyền thống Binh chủng Nhảy dù), TTXVA ưu tiên đăng tải những bài viết hoặc sáng tác văn nghệ về người chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ : thongtanxavanganh@gmail.com, chúng tôi sẽ tuyển chọn và phúc đáp chu đáo. Chân thành cảm tạ sự ủng hộ của quý bạn đọc gần xa !

    Quân Lực VNCH – Một khoảnh ký ức!

    Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa gắn liền với cuộc tương tranh ý thức hệ thấm đẫm máu và nước mắt của hàng triệu sinh linh Việt Nam. Trong giai đoạn tồn tại ngắn ngủi của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhận được sự tương trợ dồi dào cả sức người và sức của từ các nước đồng minh – đặc biệt là vai trò của Hoa Kỳ. Mặc dù chính trường miền Nam luôn xáo động, nhưng đến phút cuối cùng người khoác chiến y Việt Nam Cộng hòa không biếng trễ trọng trách : Giữ vững chủ quyền an ninh – lãnh thổ quốc gia, bảo toàn tính mạng thường dân, không làm ô danh Quân lực. Họ chỉ buông vũ khí khi vị tư lệnh tối cao của mình – Tổng thống Dương Văn Minh – tuyên bố giải tán chính thể. Bởi thế cho nên, Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn là miền ký ức đẹp trong tâm khảm người Việt Nam ái quốc, hãnh diện với truyền thống do tiền nhân vun đắp“.

    Bỏ qua những lời lẻ khiếm nhã, chất chứa trong lòng sự thù ghét VNCH do bị nhồi sọ quá kỹ, trở thành những kẻ chửi thuê thù mướn. Tôi rất trân trọng những ý kiến xây dựng và góp ý nhã nhặn.

    Cám ơn Đàn Chim Việt, Cám ơn TTXVA.

  2. Phạm Quốc Anh says:

    Cám ơn ông Bùi Tín

    Thông cáo Chung giữa Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình không chỉ là “Văn Kiện Đầu Hàng”, mà còn là tiến trình sát nhập VN vào TQ?

    Xin hãy đọc toàn văn Tuyên bố chung, sau đó đọc ” Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng ” để thấy sự “trùng hợp” hay tiến trình phải ăn khớp với nhau?

    Xin BBT Đàn Chim Việt cho phép post toàn bản văn này (vnexpress.net)

    Thông Cáo Chung:

    1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

    Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

    Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.

    2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.

    3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:

    (i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương… để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc.

    (ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc” được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.

    (iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.

    (iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.

    (v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc” (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.

    (vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” trong nửa cuối năm nay.

    (vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016” và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực “Hai hành lang, một vành đai.”

    Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song phương, thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc”; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế – thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội…

    Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.

    (viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.

    (ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt “Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 – 2015”, “Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015”, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

    (x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…

    (xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế – thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế…; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển.

    (xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này; đồng ý thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế – thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới “Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân” và “Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc” vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.

    (xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.

    4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ…, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.

    Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.

    Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

    Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

    5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

    6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á…, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.

    Hai bên nhất trí lấy năm nay – năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn…, đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

    7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”, “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc” (sửa đổi), “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển”, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu”, “Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước”, “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc”, “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ” và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.

    8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.

    Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013

    • NON NGÀN says:

      QUẢ HẾT ĐỘC LẬP RỒI SAO ?

      Phải chăng độc lập xa rồi
      Hiện giờ thử hỏi bao người Việt Nam
      Ví dầu nói cũng không oan
      Rõ ràng Thông Báo Chung đang tỏ bày
      Nhân danh hai nước là đây
      Bên là Trung Quốc, bên là Việt Nam
      Ông Sang, Chủ Tịch Việt Nam
      Còn bên Trung Quốc, là ông Cận Bình
      Việc sao thật đáng giật mình
      Khác gì dây buộc cho mình, Việt Nam
      Bởi trong ngắn ngủi hai ngày
      Ai người trao hết cuộc đời nước ta
      Vào tay một nước quỷ ma
      Dân hơn tỉ rưỡi, hỏi ta còn gì
      Đúng là chiến lược ly kỳ
      Hai đàng Hoa Việt, mấy khi được vầy
      Tức là toàn diện, đâu sai
      Thôi còn chi nữa, hỡi người Việt Nam
      Rặt màu hữu nghị, vẽ vang
      Bạn bè, đồng chí, quả toàn anh em
      Nhưng rồi, nào biết có êm
      Tương lai, anh bự sẽ nên chuyện gì
      Nhân danh hai đảng cùng thì
      Quốc phòng Hoa Việt, đã thì hòa chung
      Cho dầu biển cả, đất liền
      Thật là khắng khít, môi răng sát kề
      Tuần tra chung, đúng nhiêu khê
      Hải quân hai nước, giữa lòng biển ta
      Còn điều này nữa nói ra
      Kết luôn cảnh sát biển, là cớ sao
      Cốt nhằm 60 tỉ Đô la
      Giao lưu thương mại, mới là ngất ngư
      Bởi ta kinh tế dưới cơ
      Eo sèo lết tới hai ngàn mười lăm
      Kết liền đường bộ thông nhau
      Thêm đường cao tốc, mới là đáng run
      Khiến chung dãi đất hai bên
      Sau này cơn sóng tràn lên, vỡ bờ
      Còn thêm bản tệ đưa vào
      Đặng nhằm thanh toán từ rày về sau
      Trước tiên, mậu dịch hai đầu
      Từ vùng biên giới, rồi sau đất liền
      Kiểu này, tính toán thần tiên
      Cỡi con sóng cả, chiếc thuyền mong manh
      Lại nay, luôn cả đến học hành
      Nghĩa là giáo dục, cũng đành tuân theo
      Cộng vào hữu nghị, tuyên truyền
      Từ đây một điệu, đáng phiền lắm thay
      Lập khu tự trị cùng nhau
      Nơi vùng biên giới, trước sau chưa từng
      Quả là toan tính như thần
      Cả đầu lẫn đũa, đâu cần xa xôi
      Hầu là cửa khẩu hai bên
      Từ nay mở rộng, lại thêm tăng cường
      Bắc Luân, cầu mới dựng liền
      Dưới cầu qua lại tàu thuyền tự do
      Còn phần Vịnh Bắc bộ ta
      Kết chung nghề cá, thật ra nỗi gì
      Dựng thành kiểu đánh cá chung
      Nối đường dây nóng, hợp tung đúng là
      Ai người mà chẳng xót xa
      Chung tìm dầu khí, quả là hơn ai
      Vậy thềm lục địa nước ta
      Sau này quả thật còn gì tài nguyên
      Chỉ riêng hai đảo Hoàng Sa
      Trường Sa không nhắc, vô duyên vạn phần
      Nói ra, bảo phản tuyên truyền
      Còn chờ dứt điểm, lại càng nguy to
      Giặn rằng là bình tĩnh, chớ lo
      Cùng nhau kiềm chế, quả trò chơi khăm
      Như riêng giao tiếp Đài Loan
      Từ nay quan hệ phải càng quên đi
      Để nhằm kết hợp tùy nghi
      Nhằm sao thống nhất Diễn đàn đa phương
      Thật là cửa tử mười phương
      Việt Nam cô lập khắp miền gần xa
      Đúng là chiến lược tốt mà
      Hầu càng buộc chặt, tách ra dễ nào
      Trông lên muốn hỏi trời cao
      Hỏi rằng liệu sót điều nào hay chăng
      Bởi vì Trung Quốc, Việt Nam
      Giờ như thành một, quả tình là đây
      Hỏi xưa, ai nhớ những ngày
      Ngàn năm cương thổ, vốn đều riêng tư
      “Bình Ngô Đại Cáo” thiêng liêng
      Hương hồn Nguyễn Trãi nay phiền lắm thay
      Thế nên nói mấy cho vừa
      Hỏi dân còn biết gửi thưa đàng nào
      Khác đâu việc chẳng của mình
      Mà riêng chỉ có ông Bình, ông Sang
      Quả hầu Con Tạo đa đoan
      Còn chi độc lập, hỡi toàn quốc dân
      Xót xa, giờ thật muôn phần
      Sau cơn hồng thủy, còn còn mong được gì
      Hỏi nào ai biết điều chi
      Cùng mau giải thích những gì cho dân
      Phải đây trói buộc hay không
      Tức đường độc đạo, còn không cách nào
      Khác gì hệt kiểu ngày xưa
      Công hàm Năm tám, vậy còn gì đâu
      Ai đưa lại cuộc bể dâu
      Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
      Liệu người trách nhiệm ngoài, trong
      Chuyện đây lịch sử, có phòng xa không
      Hay toàn bầy sáo bên sông
      Ngây thơ cứ hót, nào mong ích gì
      Chạnh lòng nên buộc phải ghi
      Vần thơ cảm tác, những gì vừa qua
      Núi sông, dầu hết can qua
      Mà nền độc lập, quả là về đâu
      Hùng Vương, con cháu thật rầu
      Tương lai, rồi biết sẽ đi đường nào
      Ai người miệng lưỡi ồn ào
      Nay thì mới thấy rặt màu tơ mơ
      Bởi quyền tuột khỏi tay dân
      Nên giờ mới thấy vạn phần ra sao !

      ĐẠI NGÀN
      (05/7/13)

      • GIÓ NGÀN says:

        CẦN ĐỌC

        - Lại nay cả đến học hành
        - Dặn rằng bình tĩnh, chớ lo

        Hay nếu vẫn còn có chỗ nào đó đã bị gỏ sai khác, xin quí vị cứ chữa giúp.
        TRĂNG NGÀN

    • Lâm Vũ says:

      Đúng như bạn Phạm Quốc Anh nói, đây không phải là văn kiện đầu hàng – điều này đã diễn ra tại hội nghị Thành Đô hơn 20 năm trược rồi – mà là một bước quan trọng của tiến trình VN “hội nhập” vào “đại cường” TQ.

      TB. Cách đây khoảng 6 năm tôi có viết một bài đang trên DCV (cũ) dự báo nếu không có gì thay đổi (cách mạng dân chủ) thì chỉ 10, 20 năm nữa là VN mất hẳn về tay TQ. Hôm nay tôi xin đỏy dư kiến này, bỏ đi số 20 và chỉ giữ lại 10, tức là thời gian chỉ còn chừng 4 năm nữa thôi. Và không những thế mỗi ngày sẽ còn khó khăn hơn để thay đổi tình thế, vì TQ ngày càng mạnh hơn về chính trị, kinh tế lẫn quân sự và vì sẽ còn những văn kiện bán nước như trên.

      • Phạm Quốc Anh says:

        “Tuyên bố chung” cuộc họp mặt của Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình hay Văn kiện đầu hàng (Bùi Tín) chỉ là bề mặt, còn những thoả thuận ngầm thì nhân dân VN không thể nào biết được. Ngay như công hàm Phạm Văn Đồng 1958 người dân mới được biết gần đây qua mạng lưới thông tin intờnet. Còn những hiệp định về đất liền và biển những năm 1999, 2000 thì dân chỉ được nghe, đọc thông tin trên mạng, chi tiết như thế nào vẫn là ‘vùng nhạy cảm’ hay bí mật nhà nước người dân không được quyền biết đến.

        Theo ông Nguyễn Gia Kiểng, quan hệ Việt-Trung ngày nay không còn là quan hệ hợp tác nữa, mà là quan hệ lệ thuộc, từ “lệ thuộc” không phải là của những người đối lập mà do chính ông Trần Quang Cơ, người từng đại diện Việt Nam trong đàm phán thiết lập quan hệ Việt Trung hồi thập niên 1980, nói ra, qua bài: ” Còn tệ hơn một tội, đây cũng là sai lầm.

  3. Ớt says:

    Mỹ bỏ miền Nam. Dương Văn Minh có nhiệm vụ bàn giao cho CSVN để tránh đổ máu. Trước 30/4/1975 gần 1 tháng, Nguyễn văn Thiệu có kế hoạch di tản toàn bộ Hải quân VNCH ra khỏi Việt nam. Mỹ không bỏ miền Nam thì CSVN có lẽ đến tết Congo cũng chưa nhai nổi miền Nam chứ đừng nói đến chiếm được miền Nam. Quân lực VNCH đánh giặc rất giỏi. Với bề dày thành tích đánh trận, quân đội VNCH được trang bị đầy đủ chắc chắn sẽ lấy lại được Hoàng Sa và Trường Sa đã bị giặc Tàu chiếm đoạt.

  4. long says:

    Điểm qua lịch sử Trung quốc, từ nhà Hạ, Thương, Chu, Tần, Hán, nhà Tấn, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, và bây giờ là CS Trung quốc, thời nào cũng có chuyện không xâm lăng nước này thì cũng xâm lăng nước nọ. Nếu đánh giá về việc xâm lăng một cách bình dân thì rõ ràng dân tộc Trung quốc có máu cướp của, giết người, nói chung là loại dân tộc chuyên ăn cướp. Vậy, dân tộc Việt nam không nên học theo thói ăn cướp, Trung quốc không phải là bài học để dân Việt học theo..

  5. Hi x Pham says:

    That buon cho ngai viet bai nay, van gia vo khong biet, khong hieu chinh sach cot loi cua cac ngai giac Cong ngay tu luc cuop chinh quyen tu chinh phu TRAN TRONG KIM la giet bot dan Viet de cac ngai tho ngai Mao chu tich cua cac ngai : “Giet giet nua ban tay khong ngung nghi, Cho ruong dong lua tot thue mau xong ; Cho dang ben lau cho nuoc chung long, Tho Mao chu tich Xit ta Lin bat diet”. De dua dat Viet vao dat Tau Cong : …”Ben nay bien gioi la nha, Ben kia bien gioi cung la que huong” … Day la chinh sach ma cac ngai giac de gieng day cho dang vien va cong an giac Cong day nhe. Cac ngai can ghi nho de chuyen lai cho gioi tre the he sau. Cam on cac ngai lam lam.

  6. danluan13 says:

    Bất cứ chế độ nào, nếu không chính danh thì sẽ không tồn tại lâu dài, và nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ không ngoại lệ.

    Niềm tin của người dân đối với đảng và nhà nước ngày nay giống như thau nước để ngoài trời, nó bốc hơi mỗi ngày một tí và cạn dần cạn dân theo ngày tháng…

    Đảng lừa dân.
    Nhà nước lừa dân.
    Quân đội nhân dân không bảo vệ đất nước.
    Công an nhân dân không bảo vệ người dân.

    Thế thì làm sao người dân còn lòng tin vào chế độ?

    Dân đã nghe theo lời tuyên truyền của đảng, họ đã đặt lòng tin vào đảng, ủng hộ đảng, đi theo đảng, chết cho đảng. Họ muốn đất nước không còn quân thù và vắng bóng ngoại xâm như đảng nói. Đảng lãnh đạo sẽ xây dựng cuộc sống tốt hơn trăm lần như “bác” nói.
    Nhưng than ôi, tất cả chỉ là bánh vẽ. Đảng và nhà nước đã lừa dân qua ba thế thế hệ trong hơn 80 năm. Đảng xây dựng chỉ cho đảng, đảng chỉ làm giàu cho đảng, đảng chỉ lo tham nhũng, đảng chỉ biết đục khoét và chiếm đoạt tài sản của người dân và đất nước.
    Đảng đã lộ bộ mặt thật là một đảng cướp làm giàu trên sự đau khổ nghèo đói của người dân. Bộ mặt phấn son của đảng đang bị nước bốc hơi tan chảy, nó lộ dần lớp da bộ mặt bán nước cầu vinh của đảng ra ánh sáng cho người dân chiêm ngưỡng.

    Ngày nay, đảng, nhà nước, quân đội, công an, cán bộ chỉ còn đóng vai làm kẻ chăn cừu cho chủ, và chủ là người ban phát bổng lộc và quyền lực cho họ. Đảng bán nước để được làm kẻ chăn cừu, vì đàn cừu ngoan ngoãn chẳng bao giờ biết chống đối, đàn cừu chỉ biết sống để bị xẻ thịt lấy sữa lấy da.

    Chừng nào đàn cừu ý thức và không chấp nhận làm cừu nữa? Có lẽ phải đợi thau nước bốc hết hơi!

    kbc

  7. Phan BA says:

    Cám ơn bác Tín về bài viết này; những anh hùng thề phanh thây uống máu quân thù, những anh hùng giết anh em, những anh hùng giết dân mình như ngoé bây giờ đang ở đâu; mà chỉ thấy những người lãnh đạo yêu hoà bình, không dùng vũ lực, cùng hướng tới tương lai không vầy nè trời!!!

    Dân Việt bây giờ ốm đói, còi cụt, kém trí tuệ, hèn nhát là một chương trình trăm năm của Trung quốc đấy mà. Nếu Chúng không dùng lũ ngu đần, điên cuồng cộng sản, thì chúng cũng dùng những kẻ khác để thống trị các nước chung quanh.

    Tôi có thấy ý kiến rất hay là nếu các nhân vật trí thức trong nước đồng thảo văn bản, gởi tới Liên Hiệp quốc tố cáo hành vi thâm độc của Trung cộng, giúp những kẻ tàn ác, hung bạo để giết hại dân họ, làm đất nước họ điêu tàn; như Polpot, Hồ Chí Minh, các phong trào Maoist khắp nơi; để rồi sau đó Trung cộng tràn vào cướp nước họ. Thì chắc chắn có nhiều người Việt trong và ngoài nước sẽ đồng ký tên, người Phi, người Tây Tạng, người tây phương cũng ủng hộ vì họ cũng ghét đám cộng giả hiệu, tham lam Trung cộng.

    Chống Trung cộng là mẫu số chung của nhiều người Việt..

  8. DÂN VIỆT NAM says:

    “+++ Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy. +++” VNCH ( Miền Nam VN ) đã có rồi đấy chứ ông sao ông quên nhanh thế, thế nhưng dũ sao cũng là anh em một nhà cả nhịn nhau chút chút càng quí chứ sao, còn đây là, thứ nhất là kẻ thù là giặc là người ngoài thì lại càng nhục càng vô liêm sỉ ?

    • Dân miền Nam says:

      Bậy, chỉ có Dương Văn Minh và Dân Việt Cộng đầu hàng tụi Bắc Cộng.

      Dân VNCH không đánh nữa vì hết đạn chớ không đầu hàng, hơn nữa muốn cho Dân Việt Cộng. . .sáng mắt ra thế nào là. . .giải phóng của bọn Răng Đen- Mả Tấu.

      Mạo danh ” Dân Việt Nam ” là bao gồm Dân miền Nam của VNCH. Bởi, trong 38 năm qua Dân VNCH không bao giờ chấp nhận bọn Răng Đen- Mả Tấu, nhớ nhé !

Phản hồi