WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tranh đấu từ bức xúc cá nhân, tại sao không?

 Phần trước: Hoạt động dân chủ để nổi tiếng?

 

Cách đây gần 8 năm, ngày 24/10/2005 thế giới mất đi một con người vĩ đại, một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất tới nhân loại trong thế kỉ 20. Đó là một phụ nữ da đen bà Rosa Parks.

Chuyện giành ghế của bà thợ may

Điều đặc biệt, bà không phải là trí thức, một lãnh đạo hay một nhà tư tưởng. Rosa Parks làm nghề khâu vá. Cho tới ngày 1/10/1955, chưa ai biết tới người thợ may42 tuổi này. Bà chỉ được nhắc đến sau 1 sự kiện. Hôm đó, trên chuyến xe buýt, bà đã nhất định không nhường chỗ cho một người da trắng, bất chấp lời dọa dẫm từ tài xế xe buýt. Bà đã bình thản ngồi trên chiếc ghế đó để chờ cảnh sát tới bắt đi. Và bà đã bị bắt đúng như lời hăm dọa.

Rosa Parks bị bắt khi không chịu nhường ghế.

Rosa Parks bị bắt khi không chịu nhường ghế.

Phiên tòa sau đó đã xử phạt bà 14 USD. Hành động bị cho là cứng đầu cứng cổ đó khiến bà bị mất việc, bị dọa giết, nhưng nó đã khiến không chỉ nước Mỹ mà thế giới này thay đổi, mở ra một kỷ nguyên mới về bình đẳng sắc tộc.

Tháng 2 vừa qua, một buổi lễ trang trọng đã diễn ra tại Quốc hội Mỹ nhằm vinh danh bà và một bức tượng đồng lớn của bà được đặt tại trụ sở Quốc hội. Đây là tác phẩm điêu khắc đầu tiên của một phụ nữ da mầu có mặt trong tòa nhà Quốc hội, bên cạnh những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử nước Mỹ như George Washington.

Tại buổi lễ đó, Tổng thống Obama đã phát biểu: “Hôm nay, chúng ta mừng một người thợ may, nhỏ nhắn về bề ngoài nhưng to lớn về lòng dũng cảm. Bà thách thức những sai trái, thách thức những bất công.”

Nếu không có hành động phản kháng của người thợ may da đen ngày đó, thì chưa chắc đã có một Tổng thống da mầu của nước Mỹ như ngày hôm nay. Hành động của bà cho thấy rằng, sự thay đổi lớn lao, hay nói một cách hoa mỹ là Cách Mạng có khi chỉ bắt đầu bằng sự phản kháng của một cá nhân, chứ không nhất thiết từ một học thuyết hay lý tưởng vĩ đại nào đó như  người ta vẫn rao giảng.

Không thiếu những bức xúc

Nhưng hơn nửa thế kỉ sau câu chuyện của bà thợ may, biết phản ứng trước những việc làm sai trái vẫn là một bài học tươi mới còn nguyên giá trị của nó. Nhìn vào xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói, bất công đầy dẫy, ra ngõ gặp chuyện bực mình nhưng sự lên tiếng hay tranh đấu chống lại những tệ nạn này còn quá yếu ớt và đơn lẻ.

Liệu có ai ở đất nước này chưa từng biết đến hay chưa từng là nạn nhân của tệ phong bì, phong bao? Nạn đưa phong bì xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc nhưng đau lòng nhất là ở bệnh viện. Đến bệnh viện phải kính thưa các loại phong bì, từ bác sĩ khám xét tới bác sĩ mổ xẻ, rồi y tá cho mỗi lần tiêm chọc, thay băng. Bà mẹ đang còn đau đớn sau ca sinh nở phải dúi vào tay y tá chút tiền để họ tắm rửa nhẹ tay với đứa con mới sinh của mình. Không ai nỡ nhìn con mình bị quăng quật mạnh tay hay bị giựt cái băng rốn đến tóe máu. Bệnh nhân tai nạn giao thông, gẫy giập nát đùi, chuyển tới bệnh viện, nhưng bác sĩ không ngó tới vì còn chờ người nhà bệnh nhân đem tiền tới nộp… Những chuyện như thế xảy ra hàng ngày ở Việt Nam nhưng chưa có ai làm thật ráo riết với nó, chưa có một người không chịu đưa phong bì nhưng kiên quyết đòi hỏi quyền lợi của mình.

Một chuyện nữa diễn ra từ Bắc tới Nam, ai cũng biết, nhưng ngoài vài vụ ồn ào đem quan tài diễu phố tất cả lại đâu vào đấy. Nếu có một thống kê nghiêm chỉnh, ngành công an Việt Nam chắc chắn phải đứng đầu thế giới về tỉ lệ các vụ đánh chết người, nhưng sự việc nọ vẫn nối tiếp sự việc kia chìm vào quên lãng với vài ba cái án xử chiếu lệ.

Còn vô số những điều xấu xa trong xã hội đã trở thành quốc nạn như tệ mua quan bán chức. Không kể tới các chức tước lớn mà sự mua bán của nó nghe nói lên tới nhiều tỉ, một sinh viên mới ra trường hiện nay, muốn trở thành công chức nhà nước cũng phải mất vài trăm triệu tùy theo từng ngành nghề và từng địa phương. Không những anh cảnh sát giao thông muốn ra ‘đứng đường’ phải tốn vài trăm triệu mà những nghề đại diện cho lương tâm của một xã hội cũng phải chạy chọt bằng tiền bạc. Chân giáo viên biên chế vài trăm triệu, chân bác sĩ bệnh viện lớn có khi tới nửa tỉ. Những gia đình có tiền thì lẳng lặng thu xếp cho con em mình một chỗ làm việc trong bộ máy nhà nước; nhà nào không, thì dù có tới 2 bằng đại học cũng khó kiếm được một công việc tử tế. Sinh viên, thanh niên có đủ thứ hội đoàn nhưng chưa có hội đoàn nào nói “không” với tệ nạn này.

Chỉ thiếu người lên tiếng

Khoan nói tới bất kỳ một sự thay đổi chính trị nào – vốn là điều hết sức nhạy cảm ở một quốc gia như Việt Nam – nhưng nếu mỗi người biết phản kháng hay biết ủng hộ những người phản kháng thì xã hội xung quanh ta chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn nhiều.

Ở Việt Nam, bất kể ai cũng có thể kể ra dăm ba chuyện bức xúc nhưng rất ít người dám tranh đấu công khai chống lại bất công. Ở một đất nước mà tham nhũng nhìn đâu cũng thấy, nhưng chống tham nhũng tích cực nhất lại là một bà cụ về hưu tuổi đã ngoài 80. Trong ngành Giáo dục, thầy giáo Đỗ Việt Khoa trở thành người “một mình chống lại mafia” khi ông lên tiếng nói “không” với căn bệnh thành tích trong thi cử. Và kết quả, sau sự ồn ào ủng hộ của một số quan chức, ông Khoa từ “người đương thời” trở thành “mất dậy”.

Trịnh Kim Tiến đến với đòi hỏi dân chủ từ nỗi đau của gia đình.

Trịnh Kim Tiến đến với đòi hỏi dân chủ từ nỗi đau gia đình.

Tình trạng công an đánh chết người diễn ra thường xuyên nhưng tranh đấu một cách trực diện, lâu dài và quyết liệt hình như chỉ có một mình Trịnh Kim Tiến. Từ phẫn uất cá nhân, cô gái tuổi đôi mươi đã đến với lý tưởng dân chủ, với chủ quyền biển đảo một cách chững chạc và trở thành một người được biết đến trong cũng như ngoài nước.

Dân oan hiện nay biết tới một Bùi Hằng với quyền sách giới thiệu về nhân quyền trên tay. Những người nông dân mất đất biết chị như một người phụ nữ sẵn sàng bay từ cực Nam của đất nước ra Hà Nội để sát cánh cùng họ. Nhưng theo chia sẻ của chị, 4 năm trước đây những khái niệm “nhân quyền” hay “dân chủ” chưa hề xuất hiện trong chị. Sáng lên từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, rồi bị đày đọa trong trại cải tạo nửa năm trời, nhưng chị tranh đấu bắt đầu từ vụ kiện cáo cá nhân liên quan tới đất đai thừa kế. Từ đó chị nhìn ra những bất công của xã hội, sự tham nhũng của hệ thống quan chức và mong muốn có sự thay đổi về chính trị.

Trở lại chủ đề của bài viết này, không phả ai cũng đến với việc tranh đấu cho dân chủ bằng một lý tưởng hay một quan điểm đã định hình sẵn trong đầu, mà người ta có thể đến bằng nhiều con đường khác nhau, kể cả bức xúc cá nhân, hay bất đắc chí để rồi cùng hòa quyện vào dòng chảy dân chủ. Bùi Hằng hay Kim Tiến chỉ là những ví dụ nhỏ của những người tới với dân chủ không xuất phát từ một nhận thức. Điều quan trọng không phải là điểm bắt đầu của mỗi người mà là điểm kết thúc của người đó.

Nói như một chính trị gia Ba Lan mới đây, ông đã huỵch toẹt trước công luận rằng, “tôi làm chính trị vì chẳng biết làm gì khác”, nhưng ông vẫn là một chính trị gia được kính trọng. Xã hội, một cách công bằng, sẽ đánh giá con người qua những việc họ đã làm được cho cộng đồng, những giá trị họ để lại hơn là việc nhân danh những lý tưởng cao đẹp. Vậy tại sao không bắt đầu tranh đấu bằng những điều bức xúc nhỏ nhặt nhất xung quanh ta?

Trước khi dừng bài viết, xin có đôi lời về câu chuyện của Rosa Parks. Bà đã làm lịch sử nhờ sự ủng hộ của hàng ngàn người da đen khác. Họ đã tẩy chay ô tô buýt hơn một năm trời. Chấp nhận đi bộ hàng dặm dưới nắng gắt hay mưa rét và những đôi chân nứt nẻ, mệt mỏi của họ đã khiến nhà chức trách Hoa Kỳ nhìn nhận lại sự việc.

Ở Việt Nam đã có những tiếng nói, những hành động đơn lẻ đầy dũng cảm, nhưng một bà cụ về hưu hay một cô gái mất cha không thể làm nên một thay đổi lớn nào nếu không có sự ủng hộ của quần chúng, nếu hàng vạn người khác không hành động cùng họ. Hàng chục nhà dân chủ ở Việt Nam đã và đang vào tù đầy can đảm nhưng đằng sau họ vẫn thiếu một công chúng, thiếu những bước chân, những bàn tay của những người xung quanh. Sự thờ ơ lãnh cảm này có thể sẽ là chủ đề của một phần viết khác.

 

Phần tiếp: Nhận tiền của hải ngoại, có xấu hay không?

© Đàn Chim Việt

 

17 Phản hồi cho “Tranh đấu từ bức xúc cá nhân, tại sao không?”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    @ Ngàn Trong, Ngàn Ngoài , Ngàn bách hóa Tổng hợp , Ngàn Lớn Ngàn con ,

    Sẽ có bao nhiêu…. thi sĩ Ngàn?
    Làm thơ lượm thượm Ý khô khan
    Gieo vần buông chử sai thi pháp
    Hoán âm rót điệu quá sổ sàng
    Cố mong bới vết tìm chân mỸ,
    Nào ngờ tâm niệm rách tan hoang
    Khả năng nếu vậy thì nên vậy
    Chớ cố cưỡng cầu khoái chơi sang !

    Chớ có cưỡng cầu khoái chơi sang !
    Nói sao cho hiểu mấy thầy… Ngàn!
    Cãi cọ trấu tro lòi trí dốt
    Sân si hung hãn lộ tánh càn
    Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng
    Gượng tát đầm xâu kiếm nghĩa vàng
    Trần ai nhíu mặt nhìn thơ chuối
    Ngàn ơi nghĩ kỸ phải không Ngàn ?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Có một vài lổi chính tả do đánh máy.

      “đầm sâu ” chớ không phải “đầm xâu”
      ” Luộm thuộm ” chớ không phải ” lượm thuợm ”
      “Sỗ sàng ” chớ không phải ” sổ sàng ”

      Đánh máy kiểu nước lụt nên sai sót
      Thông cảm nghen !

    • Vô danh says:

      Chưã thấy thơ bay rợp bóng trần
      Chưa đau nhức nhối với muôn dân
      Xem thơ đả thấy lòng ngay thẵng
      Người sống hiên ngang chẳng lụy mình

      Không phãi anh hào nước non sao?
      Cũng là nhân sĩ dưới trời cao
      Bao giờ mỡ hội Long hoa nhĩ
      Mong gặp Trọng Dần buỗi ứng thi
      Vô Danh

  2. Dan Giao Chi says:

    Người Việt trong nước hiện nay vừa hèn vừa nhát cộng thêm chứng bệnh liệt kháng. Vì thế họ chấp nhận làm dân Giao Chỉ vậy thôi.

  3. Hòa thượng Thích dân chủ says:

    Ối giời ơi, phân tích làm gì lắm. tớ thấy đấu tranh vì cái déo gì cũng được kể cả vì ngứa mắt hay ngứa mồm miễn là sao chóng có dchu là được, độc tài độc đảng mãi chán lắm cũng mong đổi gió tí, tớ nói thế phải không các bác nhẩy.

  4. phamd says:

    Muốn nhận đươc sự đồng thuận điều duy nhất là đóng lại những cái “loa” chữi đổng của mấy ông
    chống cộng quá khích.

    • Com.Com says:

      “phamd says:
      27/07/2013 at 13:31
      Muốn nhận đươc sự đồng thuận điều duy nhất là đóng lại những cái “loa” chữi đổng của mấy ông chống cộng quá khích.”

      Chỉ để mấy cái ” loa ngu dân của bọn Ba Đình ” là toàn cỏi VN đang cúi đầu. . .Đồng Thuận. . .để bị bán đi làm đĩ, bị đánh cho đến chết !
      Ông chưa hài lòng nữa sao ?

  5. VÕ HƯNG THANH says:

    CUỘC ĐỜI VÀ BẢN CHẤT

    Mỗi người mỗi bản chất
    Trời sinh ra trên đời
    Hoặc bẩm thụ cha mẹ
    Hoặc đột biến ngẫu nhiên

    Nhưng cạnh bản chất ấy
    Có giáo dục thêm vào
    Học đường cùng xã hội
    Mỗi người thành khác ra

    Song tựu trung chốt lại
    Có tâm huyết hay không
    Có đầu óc cao cả
    Hay chỉ thứ cà nhông

    Xã hội như trảng cỏ
    Toàn cỏ thấp là nhiều
    Chẳng có bao cây lớn
    Như tinh hoa cuộc đời

    Nên ích kỷ phần lớn
    Nên cá nhân phần nhiều
    Nên thụ động phần chính
    Ít ai sống vì đời

    Giai cấp nào cũng vậy
    Có người dở người hay
    Có người tốt người xấu
    Nhân danh làm hại đời

    Xã hội cần tinh hoa
    Làm đầu tàu lịch sử
    Tinh hoa mà không có
    Con tàu chỉ đui mù

    Tinh hoa cần hiểu biết
    Cần phải có con tim
    Phải luôn có đầu óc
    Nếu không sao tinh hoa

    Nhưng cũng có phận mệnh
    Mỗi nước mỗi cá nhân
    Phận mệnh chung xã hội
    Dù khoa học luôn cần

    Hại nhất là mê tín
    Tin nhảm trong cuộc đời
    Học thuyết này thuyết nọ
    Biết đâu thứ ma trơi

    Bởi đời là như vậy
    Nên ta chẳng mặn đời
    Chẳng thấy gì quan trọng
    Cốt làm thơ để chơi

    Ta dùng Đàn Chim Việt
    Như cửa sổ trong đời
    Mở ra toàn thế giới
    Để tung ra thơ ta

    Thơ ta cốt làm chơi
    Mỗi giây một câu có
    Mươi phút thành một bài
    Làm xong quẳng ra đó

    Kiểu như người xưa nói
    Xuất khẩu liền thành thơ
    Chuyện gì đâu mà lạ
    Trên đời vẫn có nhiều

    Nên khi tung lên mạng
    Biết ai người đọc chơi
    Biết ai chẳng thèm đọc
    Biết ai sưu tập hoài

    Thơ ta toàn nghệ thuật
    Nghệ thuật rất chắc tay
    Không kiểu thơ đú đẩn
    Như bao nhiêu con người

    Nên sá gì Tố Hữu
    Sá gì Chế Lan Viên
    Sá gì đâu Xuân Diệu
    Chỉ thơ nịnh trên đời

    Thơ ta toàn tư tưởng
    Từ thấp lên tới cao
    Mọi việc đời bao quát
    Đâu có nói tào lao

    Thơ ta cũng chẳng nháp
    Thơ vui chơi vậy mà
    Có gì đâu nghiêm trọng
    Viết sai sửa mấy hồi

    Thơ như dạo trong vườn
    Cất bước đi thong thả
    Chẳng cần phải khó nhọc
    Tựa gió thổi mây bay

    Nhưng có người cũng ngại
    Sợ thơ phạm húy nhiều
    Sợ Công an hỏi tới
    Đời thật khó bao nhiêu

    Nhưng ta lòng ngay thẳng
    Nào muốn chống phá ai
    Chỉ nêu toàn sự thật
    Để giúp ích đời thôi

    Thế nhưng ở trên mạng
    Một số tên lưu manh
    Tỏ ra thật khiếm nhã
    Đúng là bọn hôi tanh

    Chúng nhân danh chống Cộng
    Chúng vổ ngực nhân quyền
    Xưng tự do dân chủ
    Bản chất chỉ lưu manh

    Thật sự ở trên đời
    Luôn luôn vẫn chỉ vậy
    Tinh hoa chỉ rất ít
    Còn một ít lưu manh

    Riêng số đông người đời
    Chỉ có sống là chính
    Như mọi vật tự nhiên
    Ấy cũng là quy luật

    Nên xây dựng xã hội
    Có khác gì ngôi nhà
    Hầu hết là vật liệu
    Trang trí mới tinh hoa

    Vậy thì cũng gút lại
    Công nghệ luôn hàng đầu
    Tài năng luôn chính yếu
    Tinh hoa chỉ vậy thôi

    Dầu là về chính trị
    Hay kinh tế nói chung
    Trên sàn diễn lịch sử
    Vẫn bản chất con người

    Con người bản chất tốt
    Đóng góp nhiều cho đời
    Còn kẻ bản chất xấu
    Chỉ cơ hội mà thôi

    Nên khác nào bầy kiến
    Con chạy ngược chạy xuôi
    Có con leo lên đứng
    Cho con khác khiêng đi

    Sự đời luôn vẫn vậy
    Công bằng có ích gì
    Vẫn chỉ là tương đối
    Tuyệt đối chỉ ngu si

    Đấy thơ ta tư tưởng
    Dùng nghệ thuật tải chơi
    Chẳng trông mong gì lắm
    Việc để lại cho đời

    Ta cám ơn diễn đàn
    Khiến thơ ta nở rộ
    Nhiều ngàn bài chẳng khó
    Chỉ như cuộc dạo chơi

    Ta quan niệm cuộc đời
    Vẫn trò chơi là chính
    Những đao to búa lớn
    Chủ yếu chỉ bịp đời

    Cái chính trong cuộc đời
    Là cầu tìm hạnh phúc
    Cá nhân như xã hội
    Đó chính là nhân quyền

    ĐẠI NGÀN
    (27/7/13)

    • Lien Hoa says:

      Bài thơ này của anh VHT mới đáng đoạt giải nhất ” Trạng nguyên thơ” được tổ chức tại VN vừa qua. Mong bác Trần M Hảo chuyển bài thơ này cho ban TC và yêu cầu chấm lại. Bravo Võ Hung Thanh, nhớ khi đoạt giả đừng quên kẻ hèn này.

      • TRĂNG NGÀN says:

        LIÊN HOA

        Hoa sen tỏa ngát hương thơm
        Một mình một cõi quả hay trên đời
        Còn ta thơ thẩn tầm phào
        Dám nào đâu sánh cùng người thế gian

        NẮNG NGÀN
        (27/7/13)

      • Builan says:

        Chào cô Liên Hoa
        Thơ cuả VHT tôi không dám bàn !
        Đã bảo là đoạt giải nhất ” Trạng nguyên thơ” Có thật không vậy ? cho vui ké một chút

        Rồi “yêu càu chấm lại ”
        Rồi NHẮN NHE “nhớ khi đoạt giaĩ đừng quên kẻ hèn nầy ”
        Thế nà thế lào nhĩ ??? Đoạt giaĩ khác thêm nưã chăng ? Vậy thì cụng cầu chúc !

      • Austin Pham says:

        Trúng luôn!!!

      • SƯƠNG NGÀN says:

        BÙI LÂN

        Bùi Lân nhớ ráng hiểu người
        Còn như lãng đãng có đâu phải mình
        Người cao ý tứ phân minh
        Cõi lòng rộng mở ý tình đùa chơi
        Hiểu người mình mới hiểu đời
        Hiểu người không hết lấy chi hiểu mình
        Vậy nên nhắn lại Bùi Lân
        Nói chơi thì tốt, thật lòng thì sai
        Hiểu người, lòng dạ bao la
        Đều cao như núi mới ra non ngàn !

        LÁ NGÀN
        (28/7/13)

    • DâM TiêN says:

      Dại ngàn, dại ngàn, lại dại ngàn,
      Thì ta chỉ là kẻ bán than
      Than bán chẳng ai thèm mua hớ
      Mặt mày nhếch nhác cũng vì than.

      Dại ngài dại ngàn bớ dại ngoàm…

    • Lâm Vũ says:

      “Sự thật” chính là điều gì tồn tại với thời gian, sau khi mọi thứ khác đều đã biến mất. Chỉ trích không bao giờ tồn tại lâu…

  6. Tommy Ho says:

    Bài viết của Tác Giả Mạc Việt Hồng rất tâm đắc, và thực tế. Bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng cần sự hậu thuẩn của Quần chúng. Tác nhân chính là những người đương đầu, nhưng đưa đến sự thành tựu cuộc đấu tranh, không ai khác đó là sự hưởng ứng một cách toàn diện và rốt ráo của Quần chúng…

  7. RayLussac says:

    Cám ơn chị MVH. Trong sáng, giản dị, mạch lạc = bài viết quá đạt.
    Et encore BRAVO !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Phản hồi