Xã Hội Dân Sự còn là Niềm Tin và Lòng Tự Trọng
Trong một chế độ thực sự dân chủ, thì mọi người dân đều được quyền tự do phát huy sáng kiến của mình – nhằm xây dựng một cuộc sống an lành vui tươi hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình cũng như cho xã hội – như gần đây trên thế giới người ta hay nhắc đến câu nói: “Điều quan trọng là làm sao để nâng cao phẩm chất của cuộc sống” (quality of life).
Chiều hướng tiến bộ chung trên thế giới ngày nay là người ta đề cao sự tôn trọng phẩm giá con người, bảo vệ nhân quyền – và đặc biệt là chủ trương sử dụng đường lối bất bạo động (non – violence) trong việc giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp trong xã hội. Và càng ngày khu vực Xã Hội Dân Sự (XHDS) càng mở rộng phạm vi họat động với sự tham gia tích cực của số đông quần chúng nhân dân thông qua hàng vạn, hàng triệu những tổ chức phi-chính phủ, bất vụ lợi và tự nguyện.
Kể cả trong lãnh vực bang giao quốc tế, thì vai trò của những tổ chức phi-chính phủ càng ngày càng nổi bật trong công cuộc xây dựng hòa bình, điều giải giữa các phe đối nghịch, chuyển hóa tranh chấp tại nhiều địa phương… (peacebuilding, mediation, conflict transformation). Vì thế mà người ta gọi những tổ chức mà đứng ra thực hiện những việc như thế đó là những “tác nhân không phải là nhà nước” (Non-State Actors). Sự kiện này chứng tỏ rằng việc bang giao quốc tế ngày nay không phải chỉ là thẩm quyền riêng biệt của những chính quyền nhà nước như xưa nay được nữa.
Trước khi đi vào chi tiết thực hành theo chủ đề của bài viết, tôi xin trình bày sơ qua về vai trò của các “nhóm nhỏ” (small groups) là những đơn vị thuộc khu vực XHDS, cũng như trường hợp của các NGO (Non-Govenmental Organisations = tổ chức phi chính phủ). Đó là điều chưa được trình bày chi tiết gãy gọn trong các bài viết trước đây về đề tài XHDS.
I – XHDS còn gồm hàng triệu những nhóm nhỏ.
Thống kê xã hội học cho biết là tại nước Mỹ, thì có đến hàng triệu những tổ chức phi-chính phủ (NGO) và đến 3 triệu những nhóm nhỏ. Những nhóm nhỏ này thường chỉ gồm chừng 10 – 15 thành viên, nhưng họ rất hăng say nhiệt thành theo đuổi những công tác cụ thể thiết thực nhằm phục vụ những người kém may mắn trong xã hội, cũng như trong việc bảo về nhân quyền hay trong lãnh vực văn hóa tâm linh tinh thần v.v… Đó là những con người chuyên làm những việc nhỏ bé, không tên tuổi, nhưng thật là có ích lợi cụ thể rõ rệt cho xã hội – mà ta có thể nói là họ luôn cố gắng “họat động ở một phạm vi nhỏ bé trong tầm tay với của mình” (Act locally).
Riêng trong cộng đồng người Việt tại California, thì có rất nhiều những nhóm nhỏ chừng 10 – 12 người – họ chung nhau đi giúp đỡ cung cấp đồ ăn, quần áo, chăn mền cho lớp người vô gia cư (homeless) sống lang thang nơi các vỉa hè trong những thành phố lớn như Los Angeles, San Francisco – hay đến thăm viếng an ủi, chuyện trò, trao tặng sách vở báo chí cho những người bị giam giữ trong các nhà tù. Lại còn có những em sinh viên học sinh tự nguyện đến săn sóc, kể chuyện, đọc sách báo v.v… cho các cụ già sinh sống cô đơn trong những nursing home.
Các nhóm nhỏ này được tự do họat động theo sáng kiến và thiện chí phục vụ của riêng mình – họ không cần xin được cho miễn thuế (tax exempt), nên không bó buộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước – như trường hợp của các NGO khác. Như vậy, có thể nói các nhóm nhỏ như thế đã và còn đang đóng một vai trò hết sức quan trọng của XHDS tại nhiều quốc gia. Và riêng dưới chế độ độc tài chuyên chế như của cộng sản, thì các nhóm nhỏ như thế đó lại càng dễ họat động, vì tránh được sự theo dõi của công an mật vụ – nhất là trong giới các bạn trẻ có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn những kỹ thuật tiến bộ trong thời đại internet ngày nay.
Các nhóm nhỏ như thế còn là những đơn vị cơ sở của tổ chức nhân quyền như Amnesty International (Ân xá Quốc tế) tại các địa phương mà được gọi là một “chapter” nữa. Và phong trào bảo vệ môi sinh là “Green Peace”, thì cũng có nhiều nhóm rải rác phân tán tại nhiều quốc gia trên thế giới. Amnesty International cũng như Green Peace, Transparency International v.v… được coi như những đơn vị tiêu biểu của XHDS Tòan cầu (Global Civil Society: Xin coi lại bài đã được viết về đề tài này từ năm 2010) – mà họat động chính yếu được thực hiện thông qua vô vàn vô số những nhóm nhỏ ở các địa phương như thế đó.
II – XHDS còn là Niềm Tin.
Có thể nói tuyệt đại đa số người dân trong một quốc gia, thì đều có thể sinh họat trong khu vực XHDS – kể cả giới công chức chính quyền thì họ vẫn có thể tham gia họat động trong các NGO, các nhóm nhỏ – ít nhất là trong lãnh vực họat động từ thiện nhân đạo. Và giới kinh doanh trong các xí nghiệp, công ty cũng vậy, họ còn yểm trợ tài chánh vật chất cho XHDS nữa.
1 – Vì sát cánh sinh họat gắn bó với nhau trong các nhóm nhỏ lâu ngày như vậy, nên giữa các thành viên trong nhóm đã nảy sinh ra cái tình cảm gắn bó thân thương và sự tin tưởng lẫn nhau. Điển hình như trong một nhóm thiếu niên thuộc tổ chức Hướng Đạo, thì các em rất liên đới gắn bó với nhau, tin tưởng lẫn nhau – cũng như quý mến tin tưởng nơi vị huynh trưởng dẫn dắt cho nhóm mình.
Vì thế mà những người họat động năng nổ nhiệt thành nhất trong khu vực XHDS, thì họ đều có một niềm tin sâu sắc kiên định vững vàng nơi lòng nhân ái, tính lương hảo và năng lực sáng tạo vô biên của mọi tầng lớp con người trong cộng đồng dân tộc của mình.
2 – Trong phạm vi rộng lớn hơn, thì lịch sử đã cho chúng ta biết là vào thế kỷ XIII, trước nguy cơ xâm lăng của giặc Mông Cổ, tòan thể dân tộc Việt nam đã biểu lộ sự đòan kết quyết tâm trong Hội nghị Diên Hồng – nhờ đó mà nước ta đã đánh thắng được một đạo quân mạnh mẽ gấp bao nhiêu lần so với lực lượng nhỏ bé của chính mình. Hội nghị Diên Hồng đó chính là sự biểu lộ tuyệt vời cho cái Niềm Tin sắt đá của XHDS trong nước ta vào thời đó – nhờ vậy mà tạo được sự đòan kết keo sơn vững chắc để mà: “NhàVua lãnh đạo và Thần dân bày tôi đều cùng chung một dạ một lòng quyết tâm chiến đấu chống giặc ngọai xâm”.
3 – Ngày nay lại càng cần phải có một thứ tập hợp tòan dân tương tự như lối Hội nghị Diên Hồng thời đó – thì chúng ta mới mong đánh thắng được cả bè lũ ngọai xâm từ phương Bắc, cũng như lọai trừ hết được thứ giặc nội xâm ngay trong nội bộ của nước mình. Vì bọn giặc nội xâm phản quốc này lại đang nắm giữ được chính quyền trong tay, thì người dân chúng ta chỉ còn có một phương cách duy nhất là xây dựng củng cố XHDS cho thật mạnh mẽ vững chắc hầu tạo được Sức Mạnh Mềm để làm chước “Nhu thắng Cương”.
Có như thế, thì mới dẹp bỏ được cả hai thứ nguy cơ nội xâm và ngọai xâm hiện đang đe dọa sự sống còn của quê hương đất nước ta được.
4 – Từ xa xưa, ông cha ta vẫn giữ vững được cái niềm tin sắt đá rằng : “Nhân nghĩa phải thắng được Hung tàn”. Mà dân gian cũng thường tâm niệm rằng : “Quan nhất thời – dân vạn đại” để xác quyết tính cách bền vững của Dân tộc bất kể sự lũng đọan của chế độ độc tài bất nhân hà khắc – vì họ vững tin nơi chính nghĩa của Dân tộc cuối cùng sẽ chiến thắng trước bè lũ tham tàn hại dân bán nước.
Tóm tắt lại, thế hệ chúng ta ngày nay phải cố gắng hết mình để làm cho sống lại được cái niềm tin son sắt vào sự trường tồn của dân tộc. Có như vậy chúng ta mới có khả năng truyền được cái ngọn lửa nhiệt thành cháy bỏng cho lớp con lớp cháu của mình. Mà với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại, thì lại càng dễ dàng cho chúng ta phát huy óc sáng tạo của mình để tìm ra được những phương thức hành động thật sự hiệu quả – để mà đánh thắng được cả hai thứ giặc nội xâm và ngọai xâm nói trên vậy.
III – XHDS cũng còn là Lòng Tự Trọng nữa.
1 – Từ ngàn xưa, cha ông chúng ta vẫn thường đề cao những đức tính cao quý của mẫu người trượng phu quân tử – như được tóm gọn trong 3 chữ : “Nhân, Trí, Dũng” – đó là ba phẩm cách quan trọng mà bất kỳ người sĩ phu trí thức nào cũng đều hiểu biết rõ ràng và từ đó mà phải cố gắng rèn luyện bản thân về mặt trí tuệ cũng như về mặt đức hạnh – để mà trở thành một con người vừa có tài năng, mà cũng vừa có đức hạnh nữa.
Hơn ai hết, người sĩ phu quân tử thì phải biết nhận ra cái ân, cái nghĩa mà gia tộc, xóm làng cũng như đất nước dân tộc đã hào phóng chu cấp cho mình – để nhờ đó mà quý vị mới có thể được ăn học đến nơi đến chốn. Không phải chỉ đơn giản là cái món nợ vật chất như cơm ăn áo mặc, nhà cửa ruộng vườn v.v…
2 – Mà quan trọng hơn nữa chính là cái món nợ về mặt văn hóa tinh thần, cụ thể như ngôn ngữ bạn nói và viết, ca dao tục ngữ, lời ru của mẹ đã nuôi nấng tâm hồn của bạn từ tuổi ấu thơ đầu đời, và nhất là cái khối kiến thức đồ sộ mà bạn tiếp thu nhận lãnh được từ học đường cũng như từ xã hội v.v… Tất cả những món phi vật thể đó (immaterial items) là xuất phát từ kho tàng văn hóa vô cùng phong phú quý báu của dân tộc – vốn được tích lũy từ bao nhiêu thế hệ – mà nay được chuyển giao cho bạn sử dụng như là khối hành trang, như là thứ vốn liếng để cho bạn đem theo suốt cả hành trình cuộc sống của bản thân mình giữa lòng xã hội này.
3 - Ngay từ trong các gia đình có nền nếp gia phong gia đạo, thì nền giáo dục truyền thống của nước ta luôn luôn nhắc nhở cho giới sĩ phu trí thức thì phải nhận thức cho thật rõ ràng về cái món nợ ân tình vô cùng lớn lao đó – mà mình mắc phải đối với gia tộc cũng như đối với đất nước. Để rồi từ đó mà tìm cách trả cái món nợ đó cho thật sòng phẳng – như người Mỹ thường hay nói : “Just to pay back your dues” (Chỉ là trả lại cái khỏan mà bạn thiếu đối với xã hội).
Người có lòng tự trọng thì không thể tự cho phép mình sao lãng, không chịu làm trọn cái nghĩa vụ sòng phẳng đó đối với dân tộc và đất nước được. Đó là một điều sơ đẳng, tối thiểu để mà đánh giá cái tư cách, cái bản lãnh của một con người vốn dĩ được cho ăn cho học hơn nhiều so sánh với đa số bà con kém may mắn khác vậy.
Nói vắn tắt lại, thì XHDS gồm hàng vạn, hàng triệu những tổ chức, những nhóm nhỏ có tính cách tự nguyện và bất vụ lợi của những con người vừa có sự tự tin ở nơi bản thân mình, cũng như tin tưởng nơi các chiến hữu cùng sát cánh với mình – mà cũng vừa có lòng tự trọng để mà dấn thân nhập cuộc trong những công trình phục vụ dân tộc, bảo vệ đất nước.
Vấn đề chính yếu đối với người sĩ phu trí thức là họ thực sự phải có lòng nhân ái sâu sắc – và có quyết tâm, có dũng khí để mà không quản ngại trước bất kỳ hy sinh khó nhọc nào trên bước đường phục vụ trường kỳ và gian khổ vì hạnh phúc của dân tộc, vì danh dự của giống nòi.
Còn chi tiết thực hành ra sao để thực hiện được cái sứ mệnh cao cả đó – thì việc đó hòan tòan tùy thuộc vào tài năng sáng tạo tháo vát của mỗi người, của mỗi đơn vị tổ chức mà họ tham gia. Điều này với khả năng hiểu biết thông thường của một người có trình độ văn hóa phổ thông vào đầu thế kỷ XXI hiện nay, thì đã quá hiển nhiên rõ ràng – thiết nghĩ ta khỏi cần phải bàn thảo dông dài ở đây nữa vậy.
Costa Mesa California trung tuần tháng Bảy 2013
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
HCM nói :” không có gì quý hơn Độc lập ,Tự Do”,không có cái gì “quí-hơn” thì phải có cái “quí bằng! Như thế có nhiều cái = Đlập,tự do! Câu nói đại “xỏ lá”! Và hôm nay chúng nó đi “bợ -đít” Tàu , đi ăn xin Mỹ,và
nhiều nước khác,có chi mà phải ngạc nhiên. Tất cả chỉ là do tên “đại bịp’ HCM!!
Tác giả ĐTL phân tích hay về XHDS(từ các”nhóm nhỏ”đến các NGO) tại những nước tư bản như Mỹ.
Ở VN,thì các NGO nước ngoài được”tập hợp”trong LHCTCHNVN(Liên hiệp các tổ chức hữu nghị VN)mà CT Vũ xuân Hồng đã tổng kết(trong buổi họp với các NGO,vào tháng 12 mỗi năm)như sau:
*Từ hơn 20 năm(1991-2012),số lượng NGO nước ngoài tăng không ngừng ở VN:hiện có từ 700 đến 900 NGO “quan hệ”(?!)với VN,nhưng chỉ có 550 NGO có hoạt động thường xuyên ở VN.
** Trong giai đọan 20 năm, tổng số viện trợ của NGO dành cho VN đạt 3 tỷ USD,với mức giải ngân HÀNG NĂM đạt 300 triệu USD trong vài năm gần đây.
***Năm 2013 đả có 72 NGO nước ngoài cam kết hỗ trợ hơn 153 triệu USD cho công cuộc”xóa đói,giảm nghèo”,phát triển bền vững tại VN,so với 52 NGO(được”Bằng khen”của LHCTCHNVN!)trong năm 2012
****Hoạt động của NGO nước ngoài được triển khai trên 63 tỉnh thành,trong hầu hết các lỉnh vực kinh tế,xã hội,đặc biệt là hỗ trợ phát triển kinh tế,y tế,giáo dục,khắc phục hậu quả chiến tranh,biến đổi khí hậu,và cứu trợ thiên tai.
Mặt khác,báo”CA.Nhân dân,An ninh thế giới” cảnh báo các”thế lực thù địch thông qua một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài để thực hiện”diễn tiến hòa bình”, và :”Thế lực thù địch lợi dụng hoạt động của một số tổ chức NGO vào các mục đích chính trị,can thiệp vào nội bộ,xâm hại an ninh và chủ quyền quốc gia…Đặc biệt chúng rất chú trọng lợi dụng việc hợp tác,đầu tư,tài trợ các chương
trình, dự án vào các vùng dân tộc,miền núi,để tìm hiểu,nghiên cứu lịch sử phát triển,phong tục tập quán…phục vụ ý đồ móc nối,tuyển lựa,cài cắm người,thu thập tin tức,đồng thời tuyên truyền, tác động dân chủ,nhân quyền phương Tây…”
Vì vậy mà CSVN cũng theo rõi,canh chừng các NGO của người VN ở nước ngoài, vì sợ những tổ chức này hy vọng tập hợp thành một”Xã hội dân sự” để thay thế “Xã hội CSVN”chăng?!
Tóm lại, ai cho tiền thì được nhà nước o bế, còn ai đến thẳng vóoi người dân, tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của họ thì sẽ bị nghi là tuyên truyền phá hoại…
Điều này nói lên gì nếu không phải là một đầu óc ham tiền của và đen tối vì “suy bụng ta ra bụng người”.
Đúng rằng”Câu hỏi ĐẦU TIÊN(hãy đọc lái ngược lại!) của VC là:” NGỘ(tiến TQ là mày!)có mang gì cho ÔNG (Organisation Non-Gouvernementale theo tiếng Pháp) không?!
Vì vậy mà NGO, hoặc ONG được”nhà nước o bế”, thập chí VC còn gửi đoàn di”săn”đón NGO/ONG ở nước ngoài !
Viết ngược,nên sửa sai: câu hỏi của CSVN là:” Đầu tiên, ÔNG có mang cho NGỘ không?”, vì NGỘ(tiếng Tầu) là tôi. Ngày xưa, dân Bắc kỳ cũng gọi Tầu là Chú Chiệc,hay chú NGÔ(vì nhà Ngô cai trị TQ?),ngày nay CSVN bắt chước ÔNG NGÔ để đi xin tiền các ONG/NGO khắp thế giới!
Có một Hưng Thanh tâm dã nhân
Lòng như con rối dạy muôn dân
Ha dua hô hoán lời hoa mỹ
Vì nước thương dân cái nổi gì
Văn thơ không lý hoá vè suông
Theo lên sàn diễn đóng vai tuồng
Thánh giáo quay về tu tâm thiền
Một kiếp thành tâm chưã được hiền
Kỳ Lưu
THẰNG KHÙNG
Một thằng khùng nhất thế gian
Viết toàn lỗi chữ lại toan dạy đời !
Khật khùng đến thế thì thôi
“Kíu” cha mày, chứ “kíu” đời làm sao !
Kỳ Lưu quả gã tào lao
Xưng mình Nghệ Tính ối dào chán chưa !
Khoa danh, dốt nát có thừa
Ta đây chẳng nói, mầy chưa ưng à ?
Đừng mà qua mắt mọi người
Diễn đàn ai cũng rõ mầy thậm ngu !
NON NGÀN
(23/7/13)
Hai khái niệm cơ bản của một xã hội văn minh ngày này là “quốc gia” và “dân chủ”. Không có “quốc gia”, “dân chủ” sẽ chỉ là lý thuyết suông, vì không có nới để thực hiện. “Quốc gia” không có “dân chủ” thì không phải là “quốc gia” đúng nghĩa, với ba cột trụ là dân, lãnh thổ và chính quyền, trong đó dân là chính, lãnh thổ và chính quyền đều là của dân (*).
Tóm lại, quốc gia là của dân, dân làm chủ, tức là có trách nhiệm với tất cả, kể cả trách nhiệm của người dân với nhau. Như trong ca dao tục ngữ ta cũng thường nói: “chị ngã, em nâng”, “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, “nhiều điều phủ lấy giá gương, người dân một nước phải thường nhau cùng” v.v. Tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau đó chính là ý nghĩa cớ bản của một “Xã hội dân sự”…
Trung thực tế, XHDS còn quan trọng hơn, đi xa hơn. Có thể nói một quốc gia thịnh vượng và khoẻ mạnh bao giờ cũng có một XHDS rộng rãi và sống động, trong đó người dân tư động làm những điều thấy cần phải làm hơn là ngồi khoanh tay chờ đợi “nhà nước” làm gì…
Vài thí dụ:
- Ở nước Úc, theo thống kê chính thức, có 36% người trên 18 tuổi làm công tác thiện nguyện, ở những nước tiên tiến khác con số cũng tương tự.
- Ở Hoa Kỳ mới đây, các nhà tài phiệt tỉ phú đã họp nhau lại tình nguyện hiến một số tài sản lớn (bạc tỉ đô-la mỗi người) cho quốc gia…
Riêng về mặt kinh tế, việc thiện nguyện (không lương) cũng đóng góp phần quan trọng vào Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP), giúp cho đất nước giàu mạnh lên. Tuy nhiên, như nói ở trên, XHDS chỉ có thể phát triển ở một quốc gia dân chủ tự do. Một chính quyền độc tài chuyên chế luôn luôn tìm cách ngăn cặn sự phát triển của XHDS vì lý do dể hiểu: XHDC khiến người dân nhiều quyền hành hơn – hay ít nhất độc lập với chính quyền hơn – đồng thời nhà nước ít quyền hành trên dân đi.
(*) Khái niệm Quốc gia ngày nay được mở rộng thêm một yếu tố thứ tư – ngoài “dân”, :lãnh thổ” và “chính quyền” – đó là một Ước nguyện – Dự án tương lai – chung. Một quốc gia dù có đủ ba yếu tố “cổ điển”, nhưng thiếu một ước vọng chung thì cũng sẽ yếu dần, cuối cùng tan rã. Đó là tình trạng của nước VN hiện nay. Nhưng, vì đâu nên nỗi?!
Vì huy động một số hội viên quần chúng lớn là điều khó nên ta cũng không ngạc nhiên khi thấy các nhóm nhỏ hơn, chặt chẽ hơn và tranh đấu mạnh hơn thường có ảnh hưởng nhiều hơn so với số lượng hội viên nhỏ của họ. Thứ nhất là nhóm càng nhỏ thì sự đóng góp của mỗi hội viên lại có giá trị quan trọng hơn, do đó số người “hưởng theo” cũng ít đi. Thứ hai là, trước khi có trang mạng, liên lạc giữa các nhóm nhỏ dễ hơn và do đó dễ huy động hơn. Nếu các lợi điểm này của nhóm nhỏ lại được tăng cường bởi sự gắn bó giữa quyền lợi của nhóm với kết quả của việc thay đổi chính sách thì ngay cả một nhóm nhỏ có thể rất mạnh.
XÃ HỘI DÂN SỰ
VÀ NHÀ NƯỚC
Cá nhân là đơn vị
Chính yếu trong cuộc đời
Có nghĩa mỗi con người
Là thực thể cuộc sống
Cá nhân tạo xã hội
Nhà nước cũng từ đây
Không có mỗi cá nhân
Cũng không có nhà nước
Nhà nước là phương tiện
Nhằm phục vụ cá nhân
Cá nhân được hạnh phúc
Nếu phương tiện hài hòa
Con người là cứu cánh
Nhà nước chỉ trung gian
Nhà nước làm pháp luật
Cho cá nhân an toàn
Nên nhà nước độc tài
Làm pháp luật nghiệt ngã
Khiến cá nhân tôi đòi
Đó là kiểu phản động
Nhà nước không tự có
Nhưng cá nhân tạo thành
Hình thành nên guồng máy
Khiến nhà nước ra đời
Nhưng ai nuôi nhà nước
Chính là những cá nhân
Nhờ cá nhân đóng thuế
Để nhà nước lo dân
Không có thuế của dân
Nhà nước không sống được
Nên nhân dân là chủ
Nhà nước chỉ công cụ
Bất kỳ xã hội nào
Chỉ đề cao nhà nước
Coi nhân dân bọt bèo
Chỉ là thứ ăn hại
Nên dân chủ tự do
Hoàn toàn có thực chất
Là ý nghĩa ngàn đời
Của toàn thể nhân loại
Bất kỳ chế độ nào
Nhà nước thành khống chế
Thành phương tiện ngu dân
Cũng đều đầy tội lỗi
Mỗi người đều bình đẳng
Dùng lá phiếu để bầu
Để tạo nên nhà nước
Là ý nghĩa thâm sâu
Nếu chỉ số cá nhân
Khống chế toàn xã hội
Nhà nước thành mục đích
Dân sẽ thành nô lệ
Nô lệ mất quyền dân
Tiêu xã hội nhân sự
Đó là phản nhân văn
Đó là toàn phản động
Vậy xã hội cách mạng
Phải dân chủ tự do
Không ai nắm độc quyền
Mới xã hội dân sự
Còn xã hội phản động
Chỉ một số ngu dân
Nhằm nắm lấy độc quyền
Là phản dân hại nước
Mỗi con người đơn vị
Là cá thể trên đời
Có riêng mình mục đích
Dân sự là thế thôi
Cá nhân kết hợp lại
Làm xã hội hình thành
Bởi thông qua các nhóm
Chẳng hạn mỗi gia đình
Cá nhân là nguyên tử
Nhiều phân tử kết thành
Liên kết tạo xã hội
Dân sự chỉ vậy thôi
Dân sự là mục đích
Mãi mãi của mỗi người
Mãi mãi của xã hội
Mãi mãi của loài người
Nên quan chỉ nhất thời
Mà dân thì vạn đợi
Người xưa đã nói rồi
Tức xã hội dân sự
Hỏi kinh tế ở đâu
Hỏi văn hóa ở đâu
Hỏi xã hội ở đâu
Nếu không từ dân sự
Nhà nước là phương tiện
Là công cụ cho dân
Nếu trở thành mục đích
Là hết sức ngu đần
Chỉ những kẻ độc tài
Mới đề cao nhà nước
Đó não trạng phản động
Là phong kiến hại đời
Nên dân chủ tự do
Phải luôn là cứu cánh
Không đấu tranh gìn giữ
Dân tự thành nô bộc
Dân chủ là quyền dân
Đó cũng là nhân quyền
Là quyền của toàn thể
Là quyền của mỗi người
Xã hội là tập hợp
Của tất cả công dân
Mỗi người một chủ thể
Quyền dân sự ra đời
Đây là quyền tuyệt đối
Của mỗi một con người
Của chung toàn xã hội
Không phải của riêng ai
Nên dân chủ, tự do
Luôn đề cao dân sự
Chỉ độc tài phản động
Làm dân sự tiêu ma
Tất cả thành nhà nước
Cá nhân thành tôi đòi
Nhà nước thành vua chúa
Dân trở thành thần dân
Nên tất cả lý thuyết
Hay tất cả cá nhân
Nêu cao thuyết nhà nước
Đều hại nước phản dân !
VÕ HƯNG THANH
(23/7/13)
XIN ĐỌC :
- Dân thành nô lệ thôi
- Tiêu xã hội dân sự
-Dân sự chỉ thế thôi
-Không riêng cho một ai
NON NGÀN. Rất cám ơn