WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chúng ta sẽ không bao giờ mất anh

Những người bạn của Điếu Cày đã tới ủng hộ tinh thần cho anh trước cửa nhà tù.

Những người bạn của Điếu Cày đã tới ủng hộ tinh thần cho anh trước cửa nhà tù.

Nhà tù không hẳn là địa ngục nhưng phận tù đày là kiếp đày đọa nhất của mọi kiếp người.

Và trong kiếp đày đọa ấy, vẫn có thêm một sự đọa đày.

Nếu anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn bị biệt giam trong buồng kỷ luật thì có nghĩa, anh đã bước sang ngày thứ 32 tuyệt thực trong “nhà tù của nhà tù”.

Còn tôi, ngồi đây để gõ mấy con chữ vô nghĩa này, để nói về sự may mắn của mình.

Tôi may mắn cả khi là một người tù.

Tôi đã không phải bỏ mạng như người tù lương tâm Nguyễn Văn Trại, Trương Văn Sương sau hàng chục năm bị giam cầm. Hay người tù lương tâm, linh mục Nguyễn Văn Vàng, khi chết vẫn đang bị cùm và bị bỏ đói.

Tôi không phải thoi thóp để nhìn quỹ thời gian của mình đang dần vụt mất như người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu gần bốn mươi năm trời không nhìn thấy ngày trở về.

Tôi may mắn hơn rất nhiều những người trong một khoảnh khắc bại trận đã bị biến thành tù nhân chỉ vì không biết dùng thủ đoạn và sự tàn ác với dân tộc mình để chiến thắng. Trong số những cựu quân nhân cán chính dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, có người bị cầm tù đến tận hôm nay, đã hàng chục năm trời sau cái lần gọi là “giải phóng” ấy. Có người đã gửi lại thân xác (nguyên vẹn hoặc không nguyên vẹn) nơi chốn ngục tù. Nhiều đồng đội của họ vẫn còn bị cầm tù nơi nghĩa trang lạnh lẽo.

So với những người tù hình sự (có tội hoặc không có tội), tôi cũng may mắn hơn. Họ, hầu hết không dám nhìn thẳng vào mặt những tên cai tù.

Và nhìn sang những đứa trẻ phải theo mẹ vào tù để chung kiếp đọa đày, nhiều bé đã ra đời trong bốn bức tường giam, vẫn còn may mắn hơn nhiều bào thai khác không có cơ hội cất tiếng khóc chào đời dù trong chốn ngục tù. Tôi may mắn hơn các bé vì tôi là người tù đã ngoài ba mươi tuổi.

Còn trước anh, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tôi thấy mình tầm thường và nhỏ bé.

Trong buồng biệt giam, nơi có thể nghe rõ cả tiếng thở dài của người bạn tù buồng bên cạnh, Điếu Cày đối mặt với sự tĩnh lặng đến ghê người. Và lắng nghe cơ thể của mình – một hình hài đã trở nên quá mong manh – thay đổi qua từng ngày tuyệt thực. Nhưng anh đâu chỉ đối mặt với nỗi cô đơn tinh thần. Để đánh bại anh, chúng sẽ “lôi” Điếu Cày ra khỏi những suy tưởng của riêng mình, bắt anh chấp nhận một cuộc đấu cả bằng sức (vốn đã không còn) lẫn bằng trí. Một người luôn “dị ứng” và mẫn cảm với mọi sự sỉ nhục như Điếu Cày, hẳn sẽ không tiếc dù là chút sức lực cuối cùng để ném sự khinh bỉ và ghê tởm vào những tên cai tù, đang lăm lăm dùi cui và bản nhận tội viết sẵn dành cho anh.

Tất cả chúng ta đang hướng về anh, tôi cũng như bạn. Nhưng tôi sẽ làm cái việc lần đầu tiên tôi làm: Kết thúc bài viết khi nó vẫn đang dang dở. Và tin rằng, chúng ta sẽ không bao giờ mất anh. Anh đã chiến thắng và anh sẽ sống.

Nhà tù đã quỳ gối quy hàng trước anh, một người tù kiên gan và bền chí.

Và chính anh, đang nâng đỡ chúng ta trong những phút giây yếu đuối này.

© Phạm Thanh Nghiên

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Chúng ta sẽ không bao giờ mất anh”

  1. Củ Lẫn says:

    Nhân có người nhắc lại chuyện anh Điếu Cày khởi thủy bị bắt vì tội.. trốn thuế, tôi lại nhớ đến một câu chuyện của bác TBT Đỗ Mười, đọc trên báo trong nước đàng hoàng. Lần đó bác TBT thích ra vẻ “dân chơi” này, nhân một chuyến đi thăm một cơ sở từ thiện gì đó, hứng chí tuyên bố sẽ tặng một triệu đô-la. Lúc đó một nhà báo đi theo hỏi, bác ĐM làm việc lương tháng bao nhiêu mà có dư đến một triệu đô để phát cho người nghèo, bác ĐM nghiêm trọng trả lời: Đây là tiền của một công ti Hàn Quốc tặng riêng cho tôi…(!!!).

    Bác ĐM quả là người tốt bụng, nhưng điều tôi vẫn thắc mắc cho đến bây giờ là: theo luật, VN lãnh đạo quốc gia nhận tiền tặng (phong bì) của công ti tư nhân nước ngoài có phải khai và đóng thuế không vậy? (Theo tôi biết, ở các nước tư do dân chủ văn minh, nhân viên nhà nước thường nhận tiền “phong bì” của tư nhân, nếu bị lộ là đi tù rồ. Chưa nói đến cấp lãnh đạo!).

  2. Tập Làm Văn says:

    Vinh danh anh Hải Điếu Cầy
    Vì yêu Tổ quốc, cộng đày thân anh
    Điếu Cầy ghi đậm sử xanh
    Chống Tầu xâm lược mà anh bị tù

    Thanh Nghiên ức nghẹn căm thù
    Hận lũ bán nước bọn mù lương tâm
    12 năm anh Hải bị giam
    Hỏi người yêu nước, ai cam cho đành?

  3. TRĂNG NGÀN says:

    THƯƠNG THAY

    Thương thay thân phận con người
    Cô đơn trơ trọi giữa trời bao la
    Đời đà sóng gió muôn vàn
    Tội tù thêm nữa trần gian bơ phờ

    Giờ thì thân xác Điếu Cày
    Sống như chết dở những ngày xót xa
    Tình đời sao quá phôi pha
    Việc đời sao quá bao la khôn cùng

    Có ai biết tới ngọn nguồn
    Trong tù tuyệt thực đã nhiều ngày qua
    Lòng người nào chẳng xót xa
    Tình người sao chẳng tính ra được gì

    Phải chăng ai mới sai lầm
    Điếu Cày, hay bởi tại người nhân gian
    Đất bằng lại dậy sấm vang
    Ai đem con sáo mà giam vào lồng

    Tình người thật quả mông lung
    Lòng người thật quả ngổn ngang mọi bề
    Lá thu vạn dặm sơn khê
    Cảnh tình đây mới thật buồn làm sao

    Một con ngựa bệnh trong tàu
    Mà bao con khác chỉ hầu nhởn nhơ
    Thương thay quả một kiếp người
    Điếu Cày sao lại sự đời trớ trêu !

    NẮNG NGÀN
    (25/7/13)

  4. TBA says:

    Hãy làm mọi việc nêu cao tinh thần Điếu Cày, tên của anh từng ngày đang đi vào lịch sử, hãy viết tên anh ở mọi nơi, mọi góc phố và đòi nhà cầm quyền trả tự do cho anh…Nếu chẳng may anh không qua khỏi thì hãy tôn vinh anh như vị anh hùng của dân tộc dưới thời cộng sản và chọn một ngày tưởng niệm anh hàng năm giống như sự kiện Thiên An Môn vậy…Vì sao phải so sánh một cá nhân với một sự kiện đầy máu và nước mắt như Thiên An Môn? Vì theo tôi hàng ngàn người Trung Quốc chết dưới họng súng của quân CS Trung Cộng là vì lúc đó dân Trung Quốc họ còn có cơ hội phản kháng, ngược lại hoàn cảnh của anh Điếu Cày có thể nói là lẻ loi nhưng vẫn dám đương đầu với bạo quyền cộng sản. Việc anh và chục người bị hành hạ trong tù đày cũng giống như cả một dân tộc đàn áp, nhưng anh là người đầu tiên gióng lên tiếng nói mạnh mẽ nhất chống ngoại xâm và chống độc tài Đảng trị…

  5. Lão Ngu says:

    Thật là đau khổ! anh Điêu Cầy ơi … Tôi không còn biết có thứ chữ nghĩa nào trên đời này đủ để diễn tả nỗi khổ đau của anh . Oan nghiệt … oan nghiệt

  6. Võ Trang says:

    Tôi biết ông Điếu Cày qua tội trốn thuế dù lúc đầu không khỏi có chút ngạc nhiên. Ngạc nhiên không phải vì sự việc ông trốn thuế mà vì sự gán ghép 1 cách ngu xuẫn và trơ trẻn đến thế.

    Hình như ông Điếu Cày không phải là 1 nhà kinh doanh hay thương mãi lớn để phải chịu 1 số thuế lớn lao đến 30 tháng tù. Ông được biết nhiều hơn trong bức hình ông đứng giăng tấm biểu ngữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” trước thềm tòa nhà Quốc Hội củ (nay là nhà hát lớn của thành phố). Ông có vẽ hảnh diện hơn trong vai 1 phóng viên hay 1 nhà báo qua tấm hình chụp ông đội nón an toàn với 1 chiếc máy chụp ảnh Canon quàng qua cổ… Người ta kể lại chuyện ông lặn lội đi xe thồ lên tận thác Bản Giốc và ải Nam Quan để chứng thực những tin tức về sự bành trướng và lấn áp của Trung Cộng… Và có lẻ quan trọng hơn cả là việc ông vận động thành lập Câu Lac Bộ Nhà Báo Tự Do, 1 tổ chức xã hội dân sự nguy hiễm vì không chịu nằm trong kiễm soát của nhà nước. Nhưng tất cả những hoạt động như thế thì liên quan gì đến tội danh trốn thuế đến án đại hình 30 tháng tù?

    Tôi không nhớ chính xác thời điễm nhưng hình như ông Điếu Cày là người đầu tiên nhà cầm quyền CSVN áp dụng hình phạt này cho những người bất đồng chính kiến với họ. Phải chăng đây là 1 bài học (lóm) mà Hà Nội đã vội vã áp dụng từ kỹ thuật gán tội của Trung Cộng cho ông Ngãi Vị Vị, 1 hoạ sĩ nỗi tiếng đã gây cho nhà cầm quyền CSTQ không ít “nhức đầu”?!
    Người ta không lạ lùng gì về tài năng ăn cướp/bắt chước của CSVN. Nhưng có lẻ chỉ trong trấn áp của chính trị đối nội họ mới thành công? Trong kinh tế, khoa học kỷ thuật và xây dựng xã hội họ đã thất bại vì thiếu cơ sở để làm nền tảng cho những phát triễn cần thiết. Nhưng từ học lóm và thiếu căn bản pháp lý, Hà Nội đã áp dụng 1 cách hỗn loạn và tùy tiện luật lệ do chính họ đặt ra. Trong 1 số trường hợp khác, 1 sự tùy tiện và hỗn loạn như thế lại chứng tỏ khả năng sáng tạo lạ lùng. Ngãi Vị Vị bị buộc tội trốn thuế với mức phạt 1 triệu 2 (?) – 1 mức phạt mà nhà cầm quyền CSTQ tin rằng ông ta sẽ không thể xoay sở được trong thời gian đòi hỏi. Họ không ngờ những ủng hộ viện/cảm tình viên của ông đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Hà Nội đã học được bài học này nên đưa thẳng ông Điếu Cày vào nhà tù mà không cần phải phạt nữa? Từ bài học nhà cầm quyền CSTQ đã thất bại trong buộc tội ông Ngãi Vị Vị về việc lạm dụng tình dục trong tấm hình ông chụp khoả thân với 5 người đàn bà, Hà Nội thủ sẵn 1 bao cao su đã qua xữ dụng cho ông Cù Huy Hà Vũ… Sau đó, họ đã nhiều lần xữ dụng biện pháp chế tài xữ phạt tài chính cho những hoạt động dân chủ như đối với gia đình cô Huỳnh Thục Vi hay ông Nguyễn Xuân Diện… Họ rất khôn ngoan: làm như thế không những họ dọa nạt được 1 số các nhà hoạt động dân chủ mà còn thu thêm được 1 số lợi nhuận… Họ đã dồn người Việt đến chân tường vì chấp nhận như thế là tạo ra 1 tiền lệ cho CS làm ăn và chấp nhận từ bỏ lý tưởng và hoạt động của mình…

    Tôi biết đến ông Điều Cày qua phiên toà xữ ông 12 năm tù vì cái tội tuyên truyền chống phá nhà nước tiếp theo sau khi ông mãn hạn 30 tháng tù. Phiên tòa xữ ông và 2 nhà đấu tranh khác là Cô Tạ Phong Trần và “Anh Ba Sam” đã được hoãn lại vì bất thần T.T Hoa Kỳ đã nêu đích danh ông Điếu Cày trong ngày vinh danh Báo Chí Thế Giới. Việc hoãn phiên toà không phải là 1 nhượng bộ gì cả. Họ chỉ muốn câu thêm giờ để tránh những phản ứng bất lợi. Dù xữ hay không thì những người như ông Điếu Cày, Lê Quốc Quân vẫn đã và đang ở tù. Tấm hình chụp ông trong phiên tòa là 1 ám ảnh tôi trong suốt thời gian này. Đôi mắt ấy – với cái nhìn sâu thẵm, hiền từ và ray rứt thật ra muốn nói gì? Có lẻ ông không cần phải nói gì với lãnh đạo và nhà cầm quyền CSVN nữa. Ông chỉ muốn nói với người Việt: Các anh chị còn suy nghĩ gì nữa? Các anh chị phải làm gì?

    Tôi nghe ông Điếu Cày bị biệt giam và bị đối xữ tàn nhẫn vì không chịu ký tên nhận tội với vô cùng cảm xúc và lòng biết ơn. Không biết khi bị biệt giam như thế ông Điếu Cày có hiểu được dụng ý tại sao vào thời điễm này nhà cầm quyền CSVN quyết tâm ép buộc ông phải nhận tội? Nếu ông không biết thì quyết định từ chối của ông nói lên nhân cách , khí khái của 1 con người dám chấp nhận thách thức dù với cái gía của sinh mạng mình. Nếu ông đã biết thì cám ơn ông đã can đãm đóng góp cho chính nghĩa của những người đang đứng dậy hôm nay. Tư cách ấy mãi mãi là tấm gương trong sáng cho những tấm lòng Việt-Nam hôm nay.

    Võ Trang
    San Diego July 23 2013

Leave a Reply to TRĂNG NGÀN