WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân quyền tốt hơn sẽ giảm thuyền nhân

Thảm trạng thuyền nhân Việt sau 1975 là câu chuyện không thể quên

Thảm trạng thuyền nhân Việt sau 1975 là câu chuyện không thể quên

Rời đất nước đã là một quyết định khó khăn. Ra đi trên một chiếc thuyền thiếu an toàn, thiếu nước, thiếu lương thực, lênh đênh trên biển hằng tháng, không biết bến bờ, không biết sống chết và không biết có được chấp nhận là thân phận của các thuyền nhân.

Những người không còn cơ hội để lựa chọn khác hơn.

Là một thuyền nhân tị nạn cộng sản đang định cư tại Úc, xin chia sẻ một số suy nghĩ và nhận định về các làn sóng thuyền nhân đến Úc, một đề tài luôn gây nhiều chú ý và tranh cãi.

Tổ tiên thổ dân Úc đến Úc bằng thuyền. Người Tây Phương đến Úc bằng thuyền. Người tị nạn cộng sản Nga và Đông Âu đến Úc bằng thuyền. Người tị nạn Đông Timor đến Úc bằng thuyền. Người Việt, rồi người Afghanistan, Pakistan, Sri Lanka, Iran, Iraq… đến Úc bằng thuyền.

Phải chăng Úc là quốc gia của thuyền nhân?

Vừa rồi, tôi có tham dự một sinh họat cộng đồng, vị quan khách được mời chính là cựu Thủ tướng Tự Do Malcolm Fraser. Ông một ân nhân cộng đồng, giữa thập 1970, trong khi nhiều chính trị gia còn đeo đuổi chính sách Úc châu của người da trắng, ông Fraser đã đứng ra đấu tranh và ban hành chính sách định cư người Việt tại Úc. Ông là một nhà lãnh đạo có tài, có đức luôn sẵn lòng đấu tranh cho những người bất hạnh, cho thổ dân, cho thuyền nhân.
Thế nhưng trong thời gian ông làm Thủ Tướng, số thuyền nhân Việt đến Úc gia tăng, gây ra nhiều tranh cãi và thúc đẩy chính phủ Fraser tích cực hỗ trợ xây dựng các trại tị nạn tại Đông Nam Á và nhanh chóng nhận chục ngàn thuyền nhân đến Úc định cư.

Năm 1989, khi các trại tị nạn cộng sản Đông Nam Á đóng cửa, thuyền nhân phải qua thanh lọc, lại một lần nữa con số thuyền nhân Việt đến Úc đột ngột gia tăng. Đến năm 1992, chính phủ Lao Động Paul Keating phải ban hành luật giữ các thuyền nhân trong các Trung tâm để thanh lọc và cứu xét các hồ sơ xin tị nạn.

‘Thuyền nhân thế hệ mới’

Đến đầu thập niên 2000, một làn sóng thuyền nhân mới từ Nam Dương hay Mã Lai đã đổ xô đến Úc. Đa số các thuyền nhân xuất phát từ Afghanistan, Pakistan, Iran, Iraq hay Sri Lanka, họ đến Nam Dương hay Mã Lai mượn đường sang Úc.

Để đối phó chính phủ Tự Do John Howard cho ban hành Giải pháp Thái Bình Dương giữ thuyền nhân tại hai đảo Nauru và Manus của nước Papua New Guinea, họ chỉ được cấp giấy bảo vệ tạm thời và một số tàu tỵ nạn đã bị kéo ra khỏi hải phận Úc bỏ lênh đênh trên biển.
Chính sách của Chính phủ Tự Do Howard đã bị công luận lên án gắt gao, nhất là khi một số thuyền nhân đã tử nạn do bị Hải Quân Úc kéo ra khỏi hải phận Úc bỏ lênh đênh trên biển. Cựu thủ tướng Tự Do Malcolm Fraser đã phản đối chính sách này bằng cách bỏ đảng Tự Do, ông cho biết đảng này không còn phục vụ lý tưởng tự do mà ông hằng đeo đuổi.

Khi Chính phủ Lao động Kevin Rudd được bầu lên, giải pháp Thái Bình Dương đã bị tức thời bãi bỏ. Nhưng Thủ Tướng Kevin lại không đưa ra được giải pháp thay thế, số thuyền nhân lại tiếp tục gia tăng và đây là một trong những lý do ông đã bị bà Julia Gillard đảo chánh.

Chính phủ Julia Gillard đưa ra Giải pháp Đông Timor và Giải Pháp Mã lai nhưng đều bị Tối Cao Pháp Viện Úc phán quyết là bất hợp pháp. Cuối cùng tháng 8-2012 bà Julia đã phải quay lại giải pháp Thái Bình Dương do Chính phủ Tự do Howard đề ra.

Hiện có trên 40,000 hồ sơ thuyền nhân xin tị nạn chưa được cứu xét và từ đầu năm 2013 đến nay đã có trên 15,000 thuyền nhân mới đến Úc. Hằng năm chi phí lên đến hằng tỉ Úc kim là một lý do để không ít người Úc đòi hỏi chính phủ phải có một giải pháp mang lại kết quả cụ thể. Ngày 26-6-2013, ông Kevin lật đổ bà Julia.

Đến ngày 19-7-2013, Thủ Tướng Úc Kevin Rudd và Thủ Tướng Papua New Guinea Peter O’Neill đã ký một ‘Hiệp định Định cư trong Khu vực’. Ông Kevin cho biết “…bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc…”.

Theo hiệp định này, những thuyền nhân đến Úc sau khi Hiệp Định được ký kết sẽ bị chuyển đến Papua New Guinea để được cứu xét và định cư tại quốc gia này. Cũng theo hiệp định, trung tâm tạm giữ trên đảo Manus sẽ được mở rộng để có thể chứa 3.000 thuyền nhân.
Hiệp định vừa được thông báo thì ngay ngày hôm sau, ngày 20-7-2013, một cuộc bạo loạn đã xảy ra tại trung tâm tạm giữ trên đảo Nauru. Tòan trung tâm bị đốt phá không còn tiếp tục sử dụng được. Rồi tin tức cho biết những thuyền nhân trong trung tâm trên đảo Manus bị hiếp, bị bạo hành, bị khủng bố,… nhân viên điều hành biết được nhưng không có hành động cụ thể nào…

Úc là thành viên đã ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn 1951 và theo Công Ước này, Úc phải có bổn phận giúp đỡ người tầm trú trong thời gian họ nộp đơn xin tị nạn. Điều kiện tồi tệ và an tòan ở các Trung tâm tạm giữ trên đảo Manus và Nauru luôn là nỗi ưu tư của Cao ủy Liên Hiệp Quốc và của các Tổ chức Nhân Quyền và Người Tị Nạn.

Bởi thế giải pháp Papua New Guinea của Thủ Tướng Kevin Rudd đã gặp ngay phản ứng của các Tổ chức Nhân Quyền và Người Tị Nạn. Giải pháp này có thể bị đưa ra Tối Cao Pháp Viện, có thể sẽ được phán quyết là bất hợp pháp, cũng như các giải pháp đã được chính phủ Lao Động Julia Gillard đưa ra năm 2008.

Khi thuyền nhân đã được nhận là người tị nạn, đương nhiên họ có quyền xin được định cư tại Úc, nhất là những người đã có gia đình đang sinh sống tại Úc. Như vậy giải pháp và tuyên bố của Thủ tướng Kevin có thể chỉ có giá trị xin phiếu cho kỳ tranh cử vài tuần sắp tới.

Rõ ràng vấn đề thuyền nhân là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và vẫn chưa có giải pháp cụ thể để giải quyết. Nói thẳng ra vấn đề thuyền nhân phải giải quyết từ gốc, từ nguyên nhân đã tạo ra hiện tượng thuyền nhân.

Không ngừng ra đi

Trường hợp Việt Nam khi đảng Cộng sản còn đó, còn độc quyền chính trị, còn đàn áp nhân quyền thì vẫn còn người tị nạn cộng sản.

Những năm 2006, để gia nhập các tổ chức quốc tế đảng Cộng sản đã phải ngừng tay đàn áp Phong Trào Dân Chủ. Những năm này gần như không có các thuyền nhân Việt Nam đến Úc.
Khi đã được gia nhập các tổ chức quốc tế, đảng Cộng sản lại xuống tay đàn áp và càng ngày càng trở nên tàn bạo hơn. Đảng Cộng sản càng đàn áp thì số người bỏ nước ra đi càng gia tăng. Năm 2010 chỉ 31 người, năm 2010 tăng lên 101 người, đến năm 2012 có 50 người, thì năm 2013 tính đến ngày ông Kevin Rudd thông báo giải pháp mới đã có 759 người Việt đến Úc bằng thuyền.

Đa số thuyền nhân là những người công giáo bị đàn áp do tranh đấu bảo vệ giáo xứ Thái Hà, một số khác bị khủng bố trong các vụ tranh tụng đất đai bị nhà nước trưng thu, cũng có người là thành viên của các tổ chức đấu tranh như Khối 8406.

Để được chấp nhận là người tị nạn, các thuyền nhân phải chứng minh họ lo sợ bị đàn áp, bị hành hạ, bị bắt bớ bị tù đày, vì lý do chính kiến hay vì sự kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo theo điều khoản thứ nhất trong Công ước quốc tế về người tỵ nạn 1951.

Cộng sản Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự vu vơ như điều 79, điều 88 và đặc biệt điều 258 để khép những bản án vô lý. Việc nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Đình Trọng bị bắt thì ai viết blog, ai sử dụng Facebook cũng khó tránh khỏi có ngày vào tù.

Chỉ cần tham dự một cuộc biểu tình là bị an ninh theo dõi. Chỉ cần diễn đạt chính kiến như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là bị mất việc. Nhiều người bất đồng chính kiến bị từ chối xuất hay nhập cảnh Việt Nam. Những người bất đồng chính kiến bị cô lập kinh tế, bị khủng bố tinh thần, bị kiểm sóat đi lại, bị bạo hành, bi tù đày.

Dân oan bảo vệ đất bị đàn áp. Tín đồ Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài vì không theo các giáo phái quốc doanh bị đối xử kỳ thị. Những hoàn cảnh nêu trên đều là những bằng chứng để chứng minh là người tị nạn cộng sản.

Khi đến Úc các thuyền nhân được lập hồ sơ và sau đó được Bộ Di Trú cứu xét. Các đơn xin bị bác, sẽ được Tòa Án Tài phán Tị nạn (Refugee Review Tribunal) cứu xét và phán quyết. Nếu Tòa Án này bác, người tầm trú có thể kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao.

Với một hệ thống hành pháp và tư pháp độc lập như thế có đến 90 phần trăm các thuyền nhân đến Úc được chấp nhận là tị nạn chính trị. Tỷ lệ được chấp nhận tị nạn chính trị có thể cao hơn cho các thuyền nhân Việt Nam. Chỉ vài trường hợp thuyền nhân Việt bị bác đơn và tự nguyện xin quay về nguyên quán.

Nhìn chung, thuyền nhân là một vấn đề chưa có giải pháp cụ thể và luôn được tranh cãi. Giải pháp cho vấn đề phải phát xuất từ nguồn đã tạo ra hiện tượng thuyền nhân.

Khi nhân quyền đã được tôn trọng, khi quyền mưu cầu hạnh phúc đã được bảo đảm, người dân sẽ không bỏ nước ra đi, hay nếu muốn đi họ sẽ tìm những phương cách an toàn hơn thay vì phải trở thành những thuyền nhân lênh đênh trên biển không biết số phận ra sao.

Theo BBC

6 Phản hồi cho “Nhân quyền tốt hơn sẽ giảm thuyền nhân”

  1. Choi Song Djong says:

    Dạo này vào phần còm của ĐCV bỗng thấy sao ngao ngán ! thơ với thẩn dài dòng văn tự chẳng ra đâu vào đâu,vừa mới dứt ra được với thi sĩ Nguyễn Hữu Viện thì lại gặp một dọc những thi nhân rợn tóc gáy với những bài thơ liên tôn bất tận,ngoài thơ ra thì không gặp bọn bài tôn giáo thì cũng gặp Lang Băm giông dài dai và đặc biệt là dở.Chắc em đi nghỉ hè thời gian cho đỡ mệt óc.Ở lại dzui dzẻ nha bà con.

  2. SAO NGÀN says:

    THÂN PHẬN CON NGƯỜI

    Ai có nhà muốn người khác ở chung
    Bởi tính nết mỗi người luôn mỗi khác
    Ngay đất nước có giàu sang cũng vậy
    Cũng ít khi muốn người khác vào thêm

    Đó chẳng qua do bản chất con người
    Chỉ muốn sướng có nào ai muốn khổ
    Nói ích kỷ nhưng ai lo phần nấy
    Có xong rồi mới thiên hạ cùng chia

    Nên thì thôi phải cố gắng riêng mình
    Đối đế lắm mới nhờ qua kẻ khác
    Trọng tị nạn cũng biết bao nhiêu loại
    Có chắc gì mà chính trị thuần đâu

    Bởi lắm khi kinh tế vẫn hàng đầu
    Thế mới biết giàu nghèo luôn dễ sợ
    Nghèo kinh tế lại nghèo luôn ý thức
    Cảnh tình này tị nạn trách chi ai

    Nên phải cần cảnh giác hết mọi người
    Lo kinh tế cũng cần lo ý thức
    Sự giàu nghèo dẫu luôn là tiên quyết
    Nhưng nhân quyền cũng chớ quá khinh thường

    Con người đâu phải con vật ở đời
    Đâu phải sống chỉ trông vào ăn uống
    Mà ý thức nhân văn cần phải trọng
    Chỉ bấy nhiêu mới xứng đáng làm người

    Thế cho nên người quản lý trên đời
    Tức xã hội cầm quyền thì cũng thế
    Nhân quyền ấy phải làm sao chuẩn mực
    Không kêu ca không bất mãn người nào

    Muốn thế thì cần dân chủ tự do
    Cần đối thoại mở ra cho nhiều mặt
    Không độc đoán, chủ quan vô nguyên tắc
    Mà tính sao cho bình đẳng, công bằng

    Mọi việc đời chỉ đơn giản vậy thôi
    Sao lại để cho thành ra khúc mắc
    Ấy tại bởi chủ quan nên quá đáng
    Nên phải nhìn mọi sự việc khách quan

    Bởi khách quan mới đạt cơ sở chung
    Khiến tất cả dễ cùng nhau đồng thuận
    Vài lời vậy để mọi người suy nghĩ
    Vì việc chung nào phải của riêng ai

    Nhân loại này như một đại gia đình
    Mỗi đất nước gia đình riêng cũng thế
    Dẫu chẳng Phật, chẳng Tiên, hay chẳng Chúa
    Chỉ cùng nhau nhân bản cũng đủ rồi

    Bởi có là nhân bản mới thương nhau
    Chỉ trí óc, con tim thì vẫn đủ
    Tại thiếu vắng nên đời ra địa ngục
    Đủ cả rồi thì hạnh phúc khó chi

    Những ngôn từ đôi lúc chẳng là gì
    Nhưng nếu thực lại vẫn thành ra quý
    Đơn giản vậy nhằm mọi người cùng hiểu
    Cần đao to búa lớn để làm gì

    Tức nói về thân phận của con người
    Tự mình quyết chứ ai vào để quyết
    Tự mình thánh thì đời thành ra thánh
    Mình quỷ vương thì đời thảy quỷ vương

    Giọt nước nào từ trời xuống không trong
    Chỉ bẩn thỉu trong bùn lầy nước đọng
    Người cũng thế như búp sen hương tỏa
    Còn nếu không thảy gai nhọn trần gian

    Nếu ao sen thì hương ngát muôn vàn
    Còn gai nhọn thì đời thành hoang dã
    Đơn giản thế mọi người cùng ngẫm nghĩ
    Đấy vài lời ta nói để vui thôi !

    NGÀN SAO
    (27/7/13)

    • DâM TiêN says:

      Ngoàn Sao ! Thấy đã biểu làm sao ?
      mà thơ vè chuyệch choạc ngan ngỗng thế này ru?

      Viết chậm lại một tí; đọc lại nhiều lần; viết buổi tối,
      để đây, sáng mai duyệt lại…rồi hay in ấn ! Cứ
      nhanh nhẩu đoảng khoe mẽ mắm thúi, chán lắm!

      Phải tuyệt đối nghe Thầy, mời nên người Thơ.
      ( Master DâM)

      • DẶM NGÀN says:

        DÂM TIÊN

        Người biết gì thơ chỉ nói xàm
        Nói ra ai cũng thấy đồ gàn
        Già rồi chưởi mãi không nên nết
        Trẻ mỏ gì đâu khoái hét suông
        Hãy thấy non ngàn luôn đĩnh đạc
        Cùng xem cao vút kiểu sao ngàn
        Lè tè như vịt hay gì nhỉ
        Dâm tục một bầy tự tưởng tiên !

        SUỐI NGÀN
        (28/7/13)

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Sẽ có bao nhiêu…. thi sĩ Ngàn?
      Làm thơ luộm thuộm Ý khô khan
      Gieo vần buông chử sai thi pháp
      Hoán âm rót điệu quá sổ sàng
      Cố mong bới vết tìm chân mỸ,
      Nào ngờ tâm niệm rách tan hoang
      Khả năng nếu vậy thì nên vậy
      Chớ cố cưỡng cầu khoái chơi sang !

      Chớ có cưỡng cầu khoái chơi sang !
      Nói sao cho hiểu mấy thầy… Ngàn!
      Cãi cọ trấu tro lòi trí dốt
      Sân si hung hãn lộ tánh càn
      Cố vớt sông khuya tìm giọt nắng
      Gượng tát đầm sâu kiếm nghĩa vàng
      Trần ai nhíu mặt nhìn thơ chuối
      Ngàn ơi nghĩ kỸ phải không Ngàn ?

Phản hồi