WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao chúng ta không có lãnh đạo?

lanh daoĐể đấu tranh, phải có người đấu tranh. Không có người đấu tranh thì không có cuộc đấu tranh. Đấu tranh quá ít người thì không có sức mạnh để thay đổi được cục diện. Đó là yếu t nhân s. Nhưng đông người mà không đoàn kết, không thống nhất được ý chí và đường lối đấu tranh, thì chỉ là một đám người ô hợp, không sức mạnh. Muốn đám đông ấy liên kết thành một khối, cùng chung một ý chí, cùng theo một đường lối, thì phải có tổ chức. Muốn có tổ chức thì phải có người đứng ra xây dựng tổ chức, quy tụ người vào tổ chức, đồng thời điều hành những người trong tổ chức, tóm lại là phải có người lãnh đạo.

Một tập thể không có lãnh đạo tương tự như rắn không đầu. Không đầu thì thân thể dù lành mạnh cường tráng đến đâu cũng chẳng làm được gì ra hồn.

Cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản hiện nay, muốn chiến thắng, muốn thành công, các lực lượng hay tổ chức đấu tranh dù trong nước hay hải ngoại đều cần có lãnh đạo.

Lãnh đạo một tổ chức ở trong nước quả là khó, vì bất kỳ ai xuất đầu lộ diện lãnh đạo cuộc đấu tranh cũng đều bị cộng sản tìm cách tiêu diệt, khai trừ, bỏ tù, nếu không được thì cô lập, vô hiệu hóa các hoạt động, hay ít nhất là hạn chế khả năng hoạt động. Dù đức độ tài ba đến đâu, hễ đã bị hạn chế hay vô hiệu hóa hoạt động thì khó mà lãnh đạo.

Còn ở hải ngoại tuy không có những khó khăn ấy, nhưng có những khó khăn khác khiến cho lực lượng đấu tranh ở hải ngoại hiện nay chưa xuất hiện được người nào có khả năng quy tụ được đại đa số quần chúng, được quần chúng nể phục, tín nhiệm và chấp nhận quy phục. Biết bao người mong mỏi một lãnh đạo xuất chúng đưa cuộc đấu tranh tại hải ngoại đi đến thành công! Nhưng cho tới nay, sau mấy chục năm đấu tranh, lãnh đạo ấy vẫn chưa xuất hiện. Người Việt hết nhân tài rồi sao?

Để đi vào vấn đề, trước hết cần tìm hiểu xem người lãnh đạo cần có những đặc tính nào.

Lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải tài giỏi hơn người về mọi phương diện, mà phải làm sao để những người tài giỏi hơn mình sẵn sàng cộng tác hầu cùng đạt đến mục tiêu chung. Điều mà người lãnh đạo có thể làm được trong khi những người tài giỏi kia không làm được, đó là liên kết các cá nhân hay các nhóm người khác biệt nhau lại thành một tổ chức, đồng thời thống nhất được những đường lối vốn rất đa dạng của những nhóm ấy thành một đường lối duy nhất. Người lãnh đạo giỏi dùng sự khôn khéo, tế nhị, mềm dẻo để thống nhất hơn là dùng những biện pháp mạnh. Cưỡng chế chỉ được sử dụng một cách hạn chế và bất đắc dĩ trong những trường hợp “chẳng đặng đừng” mà thôi.

Biết bao người cho rằng người lãnh đạo lý tưởng mà mọi người mong đợi phải là người gương mẫu, chính trực, biết hy sinh, có nghị lực, tự tin, thông minh, có khả năng phân tích và tổng hợp, vừa sắc bén, nhạy cảm, sẵn sàng ra tay hành động, vừa tập hợp được quần chúng, tạo niềm tin tưởng, cổ vũ và động viên những người cộng tác, đồng thời có tầm nhìn xa, tầm nhìn chiến lược, quyết tâm và bền bỉ theo đuổi, lại quyết đoán và tạo được những thay đổi, v.v…

Nếu cứ kỳ vọng và đòi hỏi người lãnh đạo phải được như thế thì chúng ta rất dễ thất vọng, vì cả thế giới từ xưa đến nay không chắc có vị lãnh đạo nào có đầy đủ những đức tính ấy. Nhìn lại những anh hùng của dân tộc ta cũng như của thế giới, hoặc những người nổi tiếng là những minh quân trên thế giới, chúng ta thấy các vị cũng có khá nhiều khuyết điểm. Người được mặt này thì mất mặt kia. Người điều hành giỏi thì nhiều khi lại rất độc đoán, lúc nào cũng cho mình là đúng; người được mọi người quý mến thì lại thiếu quyết đoán; người đạo đức thì lại dễ tin người nên hay bị qua mặt; người nhân hậu thì không đủ cứng rắn đối với người xấu…

Nhìn lại lịch sử, ta thấy những người lãnh đạo giỏi có thể là người bình dân, không giỏi về chữ nghĩa, như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… nhưng có khả năng làm cho những nhân tài xuất chúng như Nguyễn Trãi, La Sơn Phu Tử… cộng tác với mình. Trong bộ tiểu thuyết lịch sử “Hán Sở Tranh Hùng”, Lưu Bang cho quần thần thấy ông không giỏi bằng những quan, tướng dưới quyền ông, nhưng ông có khả năng sử dụng họ, làm cho họ hết lòng vì mình… (*)

Saint Bernard nói: “Hi nhng người thông thái, xin hãy dy d chúng tôi. Hi nhng người đo hnh, xin hãy làm gương đ chúng tôi bt chước. Và hi nhng người khôn ngoan, xin hãy lãnh đo chúng tôi“. Như thế, theo Saint Bernard, người lãnh đạo giỏi không nhất thiết là người nổi bật về thông thái hay đạo hạnh, mà phải hơn người về khôn ngoan. Vì thế chúng ta đừng đòi hỏi người lãnh đạo phải là trí thức, thông thái, có bằng cấp, hay có đời sống luân lý thật gương mẫu… Người lãnh đạo chỉ cần đạt được mức trung bình hoặc trên trung bình về hai phương diện ấy là đủ (**).

Người lãnh đạo có thể không giỏi về một số mặt, nhưng để là một lãnh đạo tốt, thì phải có những đặc tính hơn người sau đây: có lòng yêu nước, biết đặt đại cuộc (quyền lợi đất nước) trên tiểu cuộc (quyền lợi riêng của đảng phái, gia đình, cá nhân), lòng quảng đại (không chấp nhất những chuyện tiểu tiết), tính đàn anh (biết bảo vệ và quan tâm đến những người dưới quyền), biết lắng nghe, tính tình cao thượng…

Lãnh đạo có thể có những sai lầm, có thể còn một số những khuyết điểm. Vì thế chúng ta cần có cái nhìn tổng thể mang tính tương đối. Người tốt là người có nhiều điều tốt hơn điều xấu, và người xấu là người có nhiều điều xấu hơn điều tốt. Chứ không phải người tốt là người không có điều xấu, và người xấu là người không có điều tốt. Đừng nhìn vào phần ít hơn mà đánh giá cả toàn thể. Đừng vì một vết đen trong một tờ giấy trắng mà bảo đó là tờ giấy đen! Hiện nay có khá nhiều người đánh giá con người và sự việc theo kiểu ấy!

Thật ra, trên đời, chúng ta rất khó kiếm được sự gì hoàn hảo, lý tưởng, đúng như mình muốn. Những gì chúng ta có thể có được trong tầm tay thường không hoàn hảo. Vì thế sự khôn ngoan đòi hỏi chúng ta phải chọn và chấp nhận cái tương đối tốt nhất hoặc cái ít xấu nhất, chứ không phải cái mình mong muốn. Nếu cứ đòi phải có được cái hoàn hảo và chê bỏ những cái tốt nhất (nhưng không được như ý) đến với mình, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc. Chúng ta sẽ rơi vào trường hợp “già kén, kẹn hom” của những người vì chỉ muốn kết duyên với người như ý muốn nên từ chối những người tương đối xứng đáng, để rồi khi không thể chờ đợi được nữa thì phải lập gia đình với những người còn dở hơn rất nhiều so với những người mình đã từ chối.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy những trường hợp “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa” không chỉ của một cá nhân hay một đoàn thể mà của cả một dân tộc. Người dân vì không hài lòng với một chính phủ tương đối tốt, nhưng không vừa ý mình nên lật đổ để rồi sau đó phải chấp nhận những chính phủ còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Trong các lãnh vực, chúng ta đều phải chấp nhận tính tương đối của con người cũng như sự việc và hoàn cảnh. Trong chính trị cũng thế, thậm chí còn hơn thế nữa.

Muốn lãnh đạo thì trước tiên phải thu phục được quần chúng và có được những người cộng tác chặt chẽ với mình. Vào những thời đại trước, các nhà lãnh đạo tương đối dễ dàng được quần chúng tin tưởng và nể phục hơn là thời đại “bùng nổ thông tin” hiện nay. Và những người lãnh đạo nơi những dân tộc khác dường như dễ xuất hiện hơn nơi người Việt chúng ta!

Tâm thức của người Việt chúng ta dường như vẫn nặng tinh thần “nho quan” do ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa của Trung Hoa. Ngay từ trong gia đình, cha mẹ thường khuyến khích con cái chịu khó học hành để mai sau ra làm quan hay có địa vị cao trong xã hội hầu có thể “ăn trên ngồi trốc” trong thiên hạ… Tâm lý đó khiến chúng ta thích điều khiển người khác, thích đứng trên đầu trên cổ người khác, và không muốn hay không chấp nhận cho ai lãnh đạo mình cả, trừ trường hợp bị áp lực hay ở trong cái thế phải chấp nhận.

Một lý do khác là chúng ta khó chấp nhận người lãnh đạo mình có khuyết điểm; chỉ cần có một vài khuyết điểm nào đó bất lợi cho ta là ta không còn nể phục, không còn muốn ủng hộ nữa. Nhưng thử hỏi: có ai trên trần này không khuyết điểm? Những anh hùng cái thế trong lịch sử mà chúng ta hết sức cảm phục cũng đều có những khuyết điểm. Nếu phải sống gần họ hay sống chung với họ, có thể chúng ta sẽ bực mình vì tính tình của họ và không phục họ nữa. Nhưng ngày xưa, những khiếm khuyết của họ ít ai biết đến vì họ không sống trong thời đại bùng nổ thông tin như chúng ta hiện nay. Những khiếm khuyết của họ được những người thân chung quanh họ, kể cả những người viết lịch sử, che dấu hay nói nhẹ đi (***). Còn những ưu điểm của họ thì được trưng ra hay thổi phồng lên: “đẹp khoe, xấu che” mà! Cứ xem cách CSVN viết về Hồ Chí Minh thì chúng ta có thể suy ra được phần nào tâm trạng ấy! Đương nhiên những nhà viết sử trong chế độ Cộng sản thì thổi phồng (thậm chí bịa đặt) những ưu điểm và ém nhẹm những khuyết điểm gấp hàng trăm lần những nhà viết sử thời phong kiến!

Còn thời đại internet hiện nay, cả thế giới giống như một làng nhỏ. Khiếm khuyết chỉ có thể che dấu một thời gian, không lâu được. “Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”, thời nay thì lòi ra rất sớm!

Có những người sẵn sàng tung lên mạng, hoặc phổ biến trên mạng những lời nói xấu (chuyện có thực), vu khống (chuyện không có). Chỉ cần một cái bấm chuột vi tính là những lời nói hành nói xấu, những lời vu khống được phổ biến đến hàng trăm người. Trong số hàng trăm người nhận được thì lại có 5, 10 người tiếp tục phổ biến đến hàng trăm người khác, và cứ thế tiếp tục. Có những người coi việc chê bai, đánh phá người khác như một thú tiêu khiển: Bất kỳ ai tương đối tạo được một thành tích hay uy tín nào đó hơn người một chút là bị họ đánh phá, chửi bới, thậm chí “cạn tàu ráo máng”, dù chẳng biết nhau hay chẳng có chút thù oán gì với nhau! Tiếc thay biết bao người tin vào những thông tin ấy và phản ứng bất lợi cho nạn nhân!

Ngày nay nhiều người không còn có khái niệm về khẩu nghiệp hay không còn cho việc nói hành nói xấu hay vu khống người khác là một tội lỗi nữa! Nói xấu hay vu khống bằng miệng thì lời nói bay mất hoặc quên đi dễ dàng và chỉ một vài người nghe được. Còn nói xấu hay vu khống trên internet thì không chỉ được phổ biến đến hàng trăm, ngàn hay hàng triệu người, mà nó còn được lưu lại trong hàng trăm, hàng ngàn máy vi tính cũng như trên mạng Internet và có thể lưu truyền tới thế hệ sau. Cho nên cái “khẩu nghiệp” (nói theo từ ngữ Phật giáo) được tạo trên các diễn đàn Internet chắc chắn nặng nề gấp ngàn lần hơn so với khẩu nghiệp chỉ bằng lời nói thường. Những người hay phổ biến hoặc tiếp tay phổ biến những lời nói xấu hay vu khống bằng Internet thường không nghĩ tới cái ngày họ phải trả nghiệp, trả cái “nghiệp internet” hay cái “‘mạng’ nghiệp” ấy!

Nếu cứ để tình trạng mọi khuyết điểm, mọi cái xấu của những người tương đối có uy tín trong công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ chống độc tài cộng sản đều được trưng bày hoặc thổi phồng lên trên mạng Internet thì chẳng bao giờ chúng ta có được một người lãnh đạo xuất chúng nổi lên cả. Uy tín của những người ấy đã bị dập tắt “từ trong trứng nước” như thế thì làm sao họ quy tụ được quần chúng? Làm sao họ có được người sẵn sàng cộng tác với họ?

Đất nước của chúng ta khó mà thoát ách độc tài và sẽ không bao giờ trở thành một “con rồng châu Á” vươn lên từ đống đổ nát hiện nay do chế độ cộng sản gây nên nếu không có được những nhà lãnh đạo xuất chúng. Nhưng làm sao những nhà lãnh đạo xuất chúng ấy xuất hiện được nếu chúng ta cứ để cho họ bị triệt đường xuất hiện? Nếu chúng ta chỉ chấp nhận những người lãnh đạo phải thật lý tưởng, phải hoàn hảo đủ mọi mặt, thì làm sao chúng ta có được? hoặc hễ người nào đấu tranh có uy tín một chút cũng bị một đám người chuyên dùng Internet dèm pha, đánh phá, bơi móc, hạ uy tín mà chúng ta lại tiếp tay với đám người ấy bằng cách tin họ một cách ngây thơ, không cần kiểm chứng?

Hãy chấp nhận tính tương đối và hãy nhận định sáng suốt trước những bài viết bêu xấu, mạ lị hay vu khống!

“ĐỪNG TIN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI! HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM!”

Người ta cứ dấu này mà nhận biết những ai đang làm lợi cho cộng sản, đang phá hoại đất nước, đó chính là NHỮNG NGƯỜI GÂY CHIA RẼ!

© Người Việt Thầm Lặng

© Đàn Chim Việt

________________________

(*) “Hán Sở Tranh Hùng” hồi 41 có đoạn: “Mùa h tháng năm, Hán đế đt tic cung Nam thành Lc Dương thết đãi qun thn. Rượu được my tun, Hán đế hi: – Trm mun hi câu này, lit hu và các tướng ai biết c tr li. Qun thn đu đ ý lng nghe. – Trm s dĩ có thiên h là vì sao? H Hng mt thiên h là vì sao? Cao Khi, Vương Lăng thưa: – B h chung nghĩa thi nhân, được thiên h cm mến, còn Hng Vũ tuy có sc mnh tuyt năng, song thiếu đo đc. Do đó tri đã dành sn s thành bi này. Hán đế nói: – Các khanh ch thy được mt phn, chưa thy được toàn din. Ðành rng nhân đo là gc, song vic lãnh đo còn phi nhng yếu t cn thiết mi thành công được. Như vn trù trung quân, quyết thng ra ngoài nghìn dm, ta không bng T Phòng. Trn gi quc gia, v v trăm h, vn ti lương thc cho chu toàn, ta không bng Tiêu Hà. Cm quân trăm vn, đánh đâu được đy, phá đâu ly đy, ta không bng Hàn Tín. Ba người y đu là bc nhân kit, mà ta biết dùng, vì thế nên ly được thiên h. Còn Hng Vũ có mt mình Phm Tăng mà không biết dùng, cho nên b chết v tay ta. Qun thn nghe Hán đế nói đu bái phc.” (Bản dịch của Mộng Bình Sơn, Hồi 41,

http://www.thaichilibrary.com/ebooks/trunghoa/hansotranhhung.pdf)

(**) Trang Wikipedia về “Lãnh Đạo” có đoạn viết: “Trong tư tưởng trước đây, người ta đòi hi các nhà lãnh đo phi “va có tài năng, va có đc đ“. Tuy nhiên, chính Jack Welch đã khng đnh bng các tri thc mà ông có được và kinh nghim bn thân t thc tế vô cùng sinh đng rng đó ch là mong mun có tính lý tưởng mà thôi. Trên thc tế gn như không có loi lãnh đo này.

Nhng người “có đc đ” thường là người có thiên hướng hot đng xã hi, phi li nhun và thiếu đng lc cn thiết đ theo đui mc đích mà mt lãnh đo gii cn có. Nhiu người trong s này có th là lãnh đo song không bao gi gii hoc ch dng mc là các nhà qun lý bình thường.

Trong khi đó, theo Jack Welch, đi đa s các nhà lãnh đo li b thúc đy bi các đng lc, thm chí là các dc vng (gn trùng vi tư tưởng v dc vng thúc đy (libido) trong trường phái phân tâm hc ca Sigmund Freud). Các đng lc này có th là quyn lc, là tin, là ca ci, các quyn li… hay là danh tiếng. Jack Welch cũng bác b mô hình nhà lãnh đo lý tưởng và cho thy theo tng kết ca ông, có đến khong 70% s lãnh đo gii b thúc đy và thành công bi đng lc hay dc vng.”

(xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Lãnh_đạo)

(***) Thiết tưởng chúng ta không nên dẫn chứng những khuyết điểm ấy ở đây, vì lòng tôn kính đối với các vị tiền nhân anh hùng.

 

 

 

10 Phản hồi cho “Tại sao chúng ta không có lãnh đạo?”

  1. vietha says:

    Kính gửi tác giả Người Việt thầm lặng!

    Bài viết của tác giả rất sâu sắc chứng tỏ tác giả có kiến thức uyên thâm. Tuy nhiên đúng như chính tác giả đã nói”ở đời ai mà không có khuyết điểm”. Do vậy dù tác giả có ‘uyên thâm’ đến đâu nhưng cũng còn thiếu sót. Cái thiếu sót ở đây của tác giả là đã không tìm ra cái “nguyên nhân” của việc ‘không có lãnh đạo” này?

    Thưa ông tác giả! Vì sao không có lãnh đạo ư? Rất dễ trả lời! Là vì; Chúng ta đều là những người “dân trí thấp” nhưng lại được sống trong xã hội “dân chủ tối đa”. Dân trí thấp mà cho dân chủ tối đa thì chỉ có “đại loạn”, thế thôi. Đơn giản lắm thưa với ông tác giả bài viết trên đây!.

    Tôi không muốn giả thích nhiều mà chỉ đưa ra 1 ví dụ cụ thể như sau: Giả dụ trong một gia đình có đông con,đa số là những đưa ngoan, tự giác chăm chỉ học hành thì chúng ta cho chúng được tự do, ít phải nhắc nhở nhiều điều này giống như một quốc gia có đại đa số dân tự giác chấp hành pháp luật(Dân trí cao) thì áp dụng hính thức dân chủ nhân quyền là hợp lý.
    Ngược lại trong gia đinh có đa số con cái hư hỏng, tính tự giác kém(dân trí thấp) thì chúng ta phải quản lý chặt, không thể thả lỏng, phải có kỷ luật sắt cũng giống như quốc gia có đại đa số dân trí thấp thì phải áp dụng hình thức quản lý thích hợp tùy theo mức độ dân trí thấp. Nếu dân trí thấp quá thì phải áp dung hính thức quân chủ như thời phong kiến. Nếu ‘khá hơn nhưng vẫn là dân trí thấp thì phải áp dụng chế độ Công Hòa nhưng ‘Độc tai” mới trị nổi. Nếu khá hơn chút nữa nhưng vẫn thuộc lọai thấp thì áp dung độc tài, độc đảng nhưng có nới rộng dân chủ từng phần có giới hạn giống như VN hiện nay. Thế đấy, vị tác giả có hiểu không?

    Cũng may mà số ngượi VN ở Mỹ thuộc loại “dân trí thấp” có số lượng tỷ lệ là quá nhỏ so với hàng trăm triệu người Mỹ “dân trí cao”, nếu không thì nước Mỹ đã “đại loạn” ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước rồi./.././

  2. quandannambo says:

    tại sao
    chúng ta không có lảnh đạo
    *
    tại vì
    lảnh đạo không có chúng ta *

  3. Jack Doan says:

    Rất chính xác Hồ Chí Minh là một lảnh đạo ( băng đảng )
    Hắn không phải lảnh đạo một Quốc gia

    Một tay đại bịp , hắn được huấn luyện nhuần nhuyển về bạo động cách mạng chỉ huy một băng đảng
    để cướp chính quyền ! theo chỉ thị của quốc tế CS hắn chỉ là một dụng cụ không hơn không kém , một tay sai trung thành CS , không có gì chứng tỏ là một người lảnh đạo của một nước , Quốc Gia dân tộc

    Hắn có làm gì nâng cao đời sống nhân dân không , thời hắn sống và lảnh đạo dân tình thế nào , đáng lý ra một người con dân dòng giống VN nếu có làm lảnh tụ thì hảy phục vụ cho dân tộc mình là chính , còn đằng này HCM và bọn đàn em thì không , nhân dân đất nước VN thì bọn chúng lợi dụng tận cùng

    Chúng chỉ phục vụ cho ngoại bang là chính , đám người này cho dù họ đả làm được gì trong quá khứ củng không đáng được tôn trọng !

  4. TÔ Mã Ý says:

    Trong thế chiến quốc tân thời, mà nuốc nhỏ đòi có …lãnh đạo, ru ?

    Sau WWII,thế giới phân ra tam quốc hẳn hoi. Vậy thì các nước nhỏ, anh
    nào nằm vô vị trí vô bổ ích, thì yên thân …ráng phận hèn.

    Anh nào nằm đúng vị trí chiến lược, nằm đúng cai Hoa dung lộ, thì liệu
    hồn , phải là nơi tranh dành của các thế lực mạnh. Điển hình: VIET NAM!

    Đã là nước nhỏ, vệ tinh, hay chư hầu, thì làm quái gì có lãnh đạo ? Bề
    ngoài ngoại giao thì một chủ tịch hay tổng thống, sẽ được ông đại sứ kêu
    là” thưa ngài”; nhưng khi vô phòng hội kín đáo, thì chủ tịch, hay tổng thống
    bị ngay đại sứ hay trưởng khối tình báo, nó kêu là…anh kia, anh này mấy
    hồi, nhục lắm cơ.

    Nước nhỏ mà nằm đúng vùng tranh chấp quốc tế , như VN, làm gì mà có
    lãnh đạo, này hỡi ông HC Minh đu dậy giữa Nga Tàu, cuối cùng tìm về bến
    xưa là vòng tay học trò…Mỹ ! Và ông tong tong bên này, thì phải theo lệnh
    Mỹ mà cho rút quân bỏ thành, rối…đọc ” lời đầu hàng”. Có tí thơ buồn rằng :
    Một dân tộc, hai hàng bia đỡ đạn;
    Một quê hương, hai thân phận chư hầu.
    Tôi chợt thấy thương THÙ và yêu BẠN:
    Chúng ta đều bình đẳng trước thương đau. ( YY)

    Khôn cũng chết; dại cũng chết;BIẾT thì sống. Khi nào hai thằng lớn nó OK,
    thì nước nhỏ, như VN, mới dễ thở. Phải không ông Đường Sang ?

  5. Huỳnh ngọc Tuấn says:

    “Người lãnh đạo có thể không giỏi về một số mặt, nhưng để là một lãnh đạo tốt, thì phải có những đặc tính hơn người sau đây: có lòng yêu nước, biết đặt đại cuộc (quyền lợi đất nước) trên tiểu cuộc (quyền lợi riêng của đảng phái, gia đình, cá nhân), lòng quảng đại (không chấp nhất những chuyện tiểu tiết), tính đàn anh (biết bảo vệ và quan tâm đến những người dưới quyền), biết lắng nghe, tính tình cao thượng”.
    Đúng nhưng chưa đủ.
    Người lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược để hiểu được thời cuộc và sự vận động của nó.
    Không có tầm nhìn chiến lược không thể lãnh đạo được.

    • Trương Thúy Sơn says:

      Tôi xin thêm vào ý tưởng của anh Huỳnh Ngọc Tuấn: “Ngươi lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược và con người để hiểu được thời cuộc, thấy được con đường phải đi và biết dùng người đúng chỗ”

      Trương Thúy Sơn

  6. nvtncs says:

    Bản tính của tác giả, còn VN lắm, do đó bàn về lãnh đạo sai bét.
    Hãy vứt cái quan niệm lãnh đạo là anh hùng đứng lên dấy nghiệp, lập đảng, vào xọt rác cho tôi nhờ.

    Ở nước tân tiến, lãnh đạo là một người bình thường, không xuất sắc: Obama, Francois Hollande, không có gì đặc biệt; họ chỉ là những người đảng tuyển ra ứng cử chức TT, sau đó dân chọn đảng, hơn là chọn TT; chẳng qua, TT là người thi hành chính sách của đảng.
    Tóm lạ̣i, trong một nước dân chủ, người dân, ai cũng có thể làm TT một cách đắc lực. TT không phải là một người hơn hẳn thiên hạ; G W Bush chẳng hạn là một người dưới trung bình.

    Bầu cử TT ở Mỹ co hai đợt: primary và general; đợt đầu mọi tay chính trị muốn làm ứng cử viên của đảng mình, phải tranh cử vợi ứng cử viên khác của đảng; đảng bầu; người được nhiều phiếu sẽ ra thay mặt đảng trong đợt hai. Nói tóm lại, đảng viên chọn lãnh đạo, chứ lãnh đạo không đứng lên lập đảng và gọi người theo mình.
    Điều hai, lãnh đạo đảng, nếu được dân bầu làm TT, là lãnh đạo được 4 năm, tối đa là 8 năm rồi về vườn, và cứ 4 năm lại có một lớp chính trị gia mới, ra ứng cử trước đảng viên, để tranh chức lãnh đảo của đảng.
    Dân cũng biết thừa rằng TT chỉ là người như mọi người khác, về tài năng, về trí thông minh, về kiến thức.
    Thật vậy, ở Mỹ, hằng trăm nghìn người giỏi hơn TT nhưng không muốn làm nghề TT, không thích làm chính trị.

    Bao giờ nước VN tân tiến như vậy thì dân VN mới thật sự độc lập và không cần dựa vào “vĩ nhân” để soi sáng, dẫn đường cho dân. Lúc đó người dân mới trưởng thành và đứng vững trên chính chân mình.

    Trong khi chờ đợi và để xây dựng một xã hội tân tiến như vậy, dân phải cắp cập đi học.

    • BIỂN NGÀN says:

      TIÊN TIẾN VÀ LẠC HẬU

      Lạc hậu dân trí thấp
      Cần người lãnh đạo mình
      Nên thần thánh lãnh đạo
      Đời đầy việc linh tinh

      Tiên tiến dân trí cao
      Không cần ai lãnh đạo
      Nên chỉ muốn ủy quyền
      Để người khác làm thế

      Dân chủ là bình đẳng
      Dân chủ là tự do
      Chỉ có tính ủy quyền
      Không có tính lãnh đạo

      Người đứng đầu đất nước
      Nhận ủy quyền của dân
      Tuân thủ theo ý dân
      Đó mới là tiên tiến

      Còn nếu toàn ngược lại
      Tự muốn làm độc tài
      Tự phong thành lãnh đạo
      Lạc hậu quả chẳng sai

      THƯỢNG NGÀN
      (01/8/13)

  7. Lâm Vũ says:

    Thành ngữ “Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra” đã được nói tới từ thời Chiến Quốc.

    Sử Ký Tư Mã Thiên chép:
    … Bình Nguyên Quân thấy Mao Toại nhỏ con, chân đi lạch bạch liền nói:
    - Tiên sinh làm môn hạ cho Thắng được bao lâu?
    - Ba năm!
    - Phàm hiền sĩ trên đời như cái dùi bỏ túi, lâu ngày mũi dùi phải lòi ra! Tiên sinh đến ở đây ba năm mà Thắng này chưa hề nghe ông có danh tiếng gì, nên ở lại đi!
    Mao Toại cười:
    - Mãi đến hôm nay tôi mới được làm cái dùi trong túi. Nếu Toại tôi vào túi sớm thì nay cái dùi đã lộ ra rồi, chứ đâu phải cái mũi mà thôi đâu!…

    Cho thấy, thành ngữ “Kim (dùi) trong bọc” là để nói đến người thực sự tài giỏi thì tự khắc đến lúc phải lộ ra thôi, chứ không nói đến những khiếm khuyết!

    Nhưng đó là chuyện văn chương, chữ nghĩa. Vấn đề “lãnh đạo” mới là đề tài ở đây.

    Tác giả viết: “… Đất nước của chúng ta khó mà thoát ách độc tài và sẽ không bao giờ trở thành một “con rồng châu Á” vươn lên từ đống đổ nát hiện nay do chế độ cộng sản gây nên nếu không có được những nhà lãnh đạo xuất chúng”.

    Theo tôi, đây là một tư tưởng cổ hủ và tiêu cực, không còn đúng trong thời đại này. Nó còn vô tình khuyến khích người ta thụ động, không những thế có kẻ lưu manh thừa cơ dựng lên một màn kịch “Trần Dân Tiên” để lừa cả một dân tộc đi vào tròng.

    Do đó, tôi tin ngược lại. Tôi nghĩ, ngày nào dân tộc ta còn tư tưởng ngồi đợi đức Quang Trung giáng thế, thì đất nước vẫn cứ tiếp tục xuống dốc không phanh (thắng)!

    TB. Thời xưa, lãnh đạo tối quan trọng vì xã hội và chính quyền tổ chức theo hàng dọc. Cấu trúc dọc cần thiết vì số người có hiểu biết không nhiều, kiến thức một người lại giới hạn. Dò đó cần có một lãnh tụ – như nhà vua hay đại tướng, trong chiến tranh – là người hội tụ những thông tin và kiến thức có được để đi đến quyết định cho tất cả. Ngày nay, cấu trúc xã hội (chính trị, kinh tế và cả chính quyền) chủ yếu phải theo hàng ngang, cơ cấu dọc càng “xẹp” xuống càng tốt… Nói thế không phải không cần “lãnh đạo”, nhưng nhiệm vụ lãnh đạo không nằm ở một vài người mà gần như ở mọi người. Lấy thì dụ cụ thể ta sẽ thấy ngay: nếu phong trào tranh đấu dân chủ trong nước vẫn theo quan điểm cũ, cần một “lãnh tụ tài ba xuất chúng”, thì thứ nhất sẽ rất khó làm việc hữu hiệu, thứ hai đối thủ sẽ dễ tru diệt, vì chỉ cần tìm hiểu ai là lãnh tụ đến chụp cổ bỏ tù là xong!

  8. nguenha says:

    Không cần dựa vào sách vở để định nghĩa Lảnh đạo.Những triết gia,nhà tư tưởng,họ hiểu thế nào là Lảnh đạo, bằng luận thuyết,chứ không bằng hiện thực.Chỉ những người vào Sinh,ra Tử mới thấy rỏ :thế nào là người lảnh đảo tài ba.Cần gì phải đi xa, .tất cả những đặc tính mà người CS đả vẻ nên cho “một than tượng HCM”,đó chính là những đặc tính Cần và Đủ cho một Lảnh-đạo làm Cách mạng.Nhưng tiếc thay,tất cả cái Cần,cái Đủ đều là Nhản,mác gắn vào hình nộm HCM mà thôi.Thực chat HCM là tên Đại Bịp,một lảnh đạo “băng đảng”,hơn là Lảnh đạo quốc gia.Miền Nam,
    với TT Ngô đình Diệm,một phần nào cho chúng ta câu trả lời :Thế nào là Lảnh đạo! Ngoài ra ,cả 2 Miền đều
    là Lảnh đạo “tào lao”,không nên dựa vào hình Rơm ,mà tưởng thật!

Leave a Reply to nvtncs