WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đông Dương bách tuế

Đông Dương bách tuế: 1856 – 1956:  lãnh thổ và con  người

 

Chương trình triển lãm đầu tiên về «Đông Dương, lãnh thổ và con người, 1856 – 1956» vừa khai mạc và sẽ kéo dài từ ngày 16/10/2013 tới 26/01/2014 tại Viện Bảo tàng Quân đội ở Paris.

Nói đây là lần đầu tiên về Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, vì năm rồi, cũng tại đây, có tổ chức một cuộc triển lãm về Algérie, một xứ thuộc địa củ của Pháp, từ 16/05 tới 29/07.

Chương trình triển lãm làm sống lại những sự việc về chánh trị, kinh tế, xã hội của Algérie suốt thời gian dài 132 năm bị Pháp chiếm đóng và cai trị . Những điều này được nhắc lại khá trung thực nhờ công trình tập họp 271 sử liệu như tranh ảnh, văn kiện, sách vở, báo chí phát hành trong thời gian đó . Chọn thời điểm năm 2012 để tổ chức triển lãm, có lẽ chánh quyền pháp muốn kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Evian cho Algérie thu hồi nền độc lập.

Ảnh do tác giả cung cấp

Ảnh do tác giả cung cấp

Còn tổ chức triển lãm 100 năm Đông Dương vào lúc này, chánh quyền Pháp nhằm mục đích gì? Pháp muốn trở lại Việt Nam như Đài RFI (Thụy My) viết nhơn đưa tin về lễ khai mạc triển lãm Đông Dương «Nước Pháp trên con đường tài chinh phục Việt nam. Bốn mươi năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt nam, Pháp đang cố gắng giành lại thị phần tại thuộc địa cũ … »?

Về mặt quan hệ giữa hai nước, Trung tá Christophe Bertrand đảm trách tổ chức triển lãm nhận xét: «Lịch sử giữa Việt Nam và Pháp là một lịch sử phức tạp, phong phú và thú vị (…) được đánh dấu bằng những cuộc chiến dai dẳng và những dịp hội ngộ bị bỏ lỡ … Đối với Việt Nam, sự hiện diện của Pháp chỉ là một đoạn ngắn trong lịch sử. Ngày nay đã thay đổi kỷ nguyên, chúng ta đang trong giai đoạn bành trướng về kinh tế ».

Pháp có thêm một lý do nữa, có tính cơ hội, muốn trở lại Việt Nam. Phải chăng nay Chánh phủ xã hội pháp của T.T Hollande, vốn cũng là người thích khôi hài, tuy nay không còn khôi hài nổi nữa, đã cảm thấy dễ chịu, quên đi quá khứ ê chề của Điện Biên phủ, bắt tay ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì Ông Nguyễn Tấn Dũng đã biết làm hề trong buổi họp báo với Ông Thủ tướng Ayrault nhơn chuyến viếng thăm của ông ấy hồi cuối tháng 9/2013?

Đông Dương 100 năm được tổ chức trong Viện Bảo tàng Quân đội, 129 đường Grenelle, Paris VII, tức trong lâu đài Invlides. Vì trong Invalides còn dành cho Viện Bảo tàng Lịch sử Giải phóng, Lịch sự cận đại và Văn miếu giử hài cốt Nả-phá-luận Đại đế I.

Hôtel des Invalides

Nhơn nói về Hôtel des Invalides, tưỏng cũng nên để ý đến cách của Tây gọi các trụ sở công quyền không giống ai cả. Họ dùng tiếng Hôtel nhưng Hôtel không có nghĩa thông thường là «Khách sạn» . Dinh Thủ tướng là Hôtel Matignon. Cơ quan Thuế vụ là Hôtel des Impôts. Bót Cảnh sát là Hôtel de Police. Và chỉ có  Hôtel  này là dành cho khách được cảnh sát mời tới ngủ qua đêm, được hoàn toàn miễn phi, có cả ăn uống, trong vài ngày. Cũng cách gọi này, trước 1945, Tòa Đô chánh Sài gòn là Hôtel de Ville được người Vìệt Nam dịch ra là Dinh Đốc lý. Ngày nay, ở Paris, Tòa Đô chánh hay Tòa Thị xã Paris vẫn gọi là Hôtel de Ville. Cũng như tất cả các Tòa Thị xã trên toàn nước Pháp.

Hôtel des Invalides

Hôtel des Invalides

Hôtel des Invalides là một tòa nhà đồ sộ tọa lạc trên Đại lộ Invalides, thuộc Quận VII của Thành phố Paris, nơi đặt Viện Bảo tàng Quân đội nên cũng là nơi tổ chức lễ vinh danh những chiến sĩ hy sinh cho nước Pháp khi đưa linh cữu hồi hương.

Hôtel des Invalides do vua Louis XIV cho thành lập bằng Chiếu chỉ ban hành ngày 24 tháng 2 năm 1670 và qua năm 1676 mở cửa làm nơi dành cho thương binh và quân đội của nhà vua. Louis XIV được biết là Vua Mặt Trời. Ông để lại cho đời sau câu nói thời danh «Nhà nước là ta». Cộng sản hà nội học lóm được, xác định chế độ của họ đang cai tri Việt Nam «Nhà nước là đảng».

Từ xa nhìn, người ta sẽ nhận ra Hôtel des Invalides nhờ nóc tháp bầu tròn cao vút màu vàng óng ánh. Vừa tới trước cổng, dọc theo bờ tường là một hàng đại bác đen ngòm nằm thẳng tắp như đón chào khách. Qua khỏi cổng, bên trong bờ  tường, trong sân, cũng đầy những khẩu đại bác ngắn, dài, đủ cỡ. Tất cả đều còn trong tình trạng tốt nhờ được bảo quản kỷ vì đó là những chứng tích lịch sử Pháp từng là một đế quốc hùng mạnh suốt nhiều thế kỷ. Cỏ May ngắm nhìn những khẩu đại bác mà không bìết khẩu nào đã nã đạn vào Đà Nẵng để sau đó Vìệt Nam thất thủ, trở thành thuộc địa của Pháp kéo dài 100 năm. Và năm 1954, rồi tháng 4/1975, cộng sản Hà Nội tiếp thu Việt Nam, thay thế Pháp, tiếp tục chánh sách thực dân ác ôn hơn Pháp nhiều lần. Thông thường khi cai tù độc ác bị thay thề, thì cai tù mới, rút kinh nghiệm, phải ác độc hơn để có thể bảo vệ ngôi vị cai tù lâu dài hơn.

100 năm: lãnh thổ và con người

Chân dung Hoàng tử Cảnh tại triển lãm

Chân dung Hoàng tử Cảnh tại triển lãm

Triển lãm chiếm 2 phòng lớn trên lầu 3 của Viện Bảo tàng Quân đội. Phòng 1 dành trưng bày những sử liệu liên quan tới giai đọan đầu Pháp chiếm Việt nam (1858 – 1907): từ những bước chân đầu tiên qua khỏi Ấn độ tới thành lập Đông Dương thuộc Pháp. Phòng 2 dành cho Đông Dương, tức Đông Dương của Pháp (1907 – 1956). Khi nói Đông Dương, người ta thường hiểu đó là 3 quốc gia thuộc địa Pháp: Việt Nam, Cao Miên và Ai-lao, khác với Đông dương là 5 nước nằm giữa Ấn-độ và Trung hoa: Việt, Miên,Lào, Thái, Miến. Phần hai này nhắc lại giai đọan cuối trào của Đế quốc Pháp ở Viển đông và trọng tâm của thuộc địa đông dương.

Chương trình triển lãm tập họp được 380 mẫu vật trong đó có những sử liệu lần đầu tiên được đem ra trưng bày. Tất cả đánh dấu khá rõ nét 100 năm quân đội pháp hoạt động ở Đông Dương và chấm dứt ở trận Điện Biên phủ vào năm 1954.

Vị trí Việt Nam trong địa phương được nhìn nhận là một vị trí chiến lược bởi bán đảo đông dương nằm ở chổ giao lưu giữa Ấn độ và Trung hoa nên từ thế kỷ XVI không tránh khỏi khêu gợi tham vọng về quyền lợi của người Âu châu. Những trao đổi thương mãi với bán đảo đông dương bắt đầu với người Bồ-đào-nha, tiếp theo vào thế kỷ sau, với người Hòa-lan và người Anh. Người Pháp tới vào thế kỷ XVII theo kế hoạch tôn giáo, tìm nơi tìếp tế cho đoạn đường giữa Ấn độ và Trung hoa cho Công ty Hàng hải Đông Ấn của họ. Giáo hoàng Vatican ra lệnh Dòng Tên và những thừa sai của Phái bộ hải ngoại qua miền đất xa xôi này truyền giáo cho dân địa phương và đào tạo một đội ngũ giáo sĩ người bản xứ.

Pháp chiếm Bắc Ninh & Sơn Tây

Pháp chiếm Bắc Ninh & Sơn Tây

Trước khi Pháp đặt chân tới miền đất Đông Dương, ba nước này gồm nhiều sắc dân thiểu số nên có nhiều khác biệt về sắc tộc và ngôn ngữ, văn hóa. Mối quan hệ cũng chênh lệch. Hai nước Miên và Lào còn bị Siêm-la (Thái-lan) đô hộ trong lúc đó, Việt nam nằm trong ảnh hưởng văn hóa chánh trị trung hoa.

Trong quá trình chinh phục, Pháp đã phải mất 40 năm thiết lập sự đô hộ ở Viễn-Đông, mặc dầu bị những thay đổi chế độ ở chánh quốc và những diển tiến chánh trị ở địa phương. Sau chiến tranh nha phiến (1839 – 1841), Pháp tăng cường lực lượng hải quân trên Nam hải. Từ năm 1840, Hải quân pháp, để củng cố vị trí của mình trên vùng biển này, chủ trương phải can thiệp vào Việt nam .

Áo triều TĐ Nguyễn tri Phương

Áo triều TĐ Nguyễn tri Phương

Pháp chiếm Việt Nam làm hai lần. Trước tiên, từ năm 1856 tới 1867, Hải quân của Hoàng đế Napoléon III tiến chiếm Miền Nam Việt Nam, đặt tên vùng đất này là Nam kỳ (Cochinchine), sau đó, mở rộng qua tới Cao-Miên . Kế tiếp, từ năm 1873 tới năm 1897, Pháp hưởng ứng theo áp lực của nhóm quyền lợi kinh tế, say xưa với hào quang Pháp là một Đế quốc hùng mạnh và thiết tha với sứ mạng đem lại văn minh nên gởi qua một đạo quân viển chinh tiến chiếm và bình định Miền Trung và Miền Bắc Việt Nam. Pháp đã phải đối đầu trên bộ và trên biển với Trung hoa.

Năm 1887, Pháp làm chủ vùng này gồm Nam kỳ là thuộc địa, Trung kỳ hay xứ An-nam, Bắc kỳ và Cao-mên là 3 xứ Bảo hộ. Năm 1893, chiếm Lào . Năm 1907, dưới áp lực quân sự của Pháp, Siêm trao trả lại cho Miên hai tỉnh. Nhưng phải tới sau Đệ I Thế chiến, Pháp mời thật sự «bình định» được vùng này.

Đất nước trở thành lãnh thổ Đông dương thuộc Pháp, làm mất chủ quyền quân chủ lâu đời của Việt Nam, nên giới nho sĩ và một bộ phận lớn nông dân đứng lên chống lại nhà cầm quyền Pháp. Cuộc kháng chiến yêu nước kéo dài, dai dẳng. Nhưng đặc tánh yêu nước và chánh trị của những phong trào phản khán võ trang này bị nhà cầm quyền thực dân cho là những hành động thảo khấu. Thực dân Pháp không ngần ngại dùng võ lực đàn áp thẳng tay.

Sứ mạng khai hóa của Pháp được họ vận dụng để giải thích lý do đô hộ của họ và sự bất bình đẳng giữa người Âu châu và người bản xứ. Năm 1910, đội ngũ thực dân cai trị Việt Nam chỉ có 20 000 người. Ba phần tư sanh sống tại những thành phố lớn như Sài Gòn, Chợ lớn, Hà Nội. Vì vậy, hành chánh và quân đội phải tuyển dụng dân bản xứ nhưng những chức vụ chỉ huy hay quan trọng đều do người pháp nắm giữ.

Đối phó với những phản kháng của những phong trào tranh đấu ái quốc của dân chúng Việt Nam, Toàn quyền Albert Sarraut vừa dùng cảnh sát và quân đội đàn áp, vừa thiết lập một chánh sách mới kết hợp những phần tử ưu tú của Triều đình An nam vào phục vụ nhà cầm quyền thực dân. Nhưng chánh sách này không thật sự thành công và nhứt là không giúp mở rộng đời sống chánh trị quốc gia.

Trong những năm 1930, cộng sản ra đời ở Việt Nam, tìm cách khai thác có lợi cho phong trào cộng sản quốc tế, sự bất mãn của giới nông dân, từ điền chủ tới tá điền đều khốn đốn do hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929.

Nhật Bản đầu hàng đồng minh. Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Chánh trường Việt Nam trở thành một khoảng trống vô chủ. Cộng sản Việt minh của Hồ Chí Minh xuất hiện «cướp chánh quyền» và ngày 2/9, tuyên bố Độc lập, thiết lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ở Pháp, dư luận chánh giới và cả dân chúng bị chia rẽ giữa sự thờ ơ và sự bất mãn theo đuổi chiến tranh, còn nhà cầm quyền thì muốn tìm lối thoát trong danh dự.

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên phủ thất thủ. Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Thủ tướng Pháp, Ông Pierre Mendès France, tại Hội nghị Quốc tế Genève, ký Hiệp ước đình chiến và chấm dứt chiến tranh, chia nước Việt Nam làm hai ở vĩ tuyến 17. Cũng chấm dứt sự có mặt người Pháp ở Đông dương.

Có một chi tiết làm cho khách thăm viếng triển lãm là người Việt Nam không thể bỏ qua là chữ Đông Dương, các chữ Đông đều đưọc viết theo mẫu tự chữ việt nam, tức chữ Đ có gạch ngang.

Một chi tiết vô cùng thú vị!

Paris-Hà Nội trong những ngày tới

Để tỏ dấu hiệu hòa hoản giữa hai nước, lợi dụng khi Ông Võ Nguyên Giáp chết thật sự, Ông Laurent Fabius, Tổng trưởng Ngoại giao của Chánh phủ xã hội của Ông Tổng thống Hollande, không ngần ngại tuyên bố công kênh Ông Giáp lên thành “một con người ngoại hạng”, “người yêu nước vĩ đại của cộng sản Việt Nam”. Trong lúc đó, cựu chiến binh pháp lên án Tướng Giáp đã không thi hành qui ước Genève về tù binh, làm tử vong cả hai mươi ngàn tù binh Pháp. Một thứ tội ác chống nhân loại.

Ông Tổng thống Hollande sẽ qua thăm viếng chánh thức Việt Nam vào năm 2104.

Ngày nay, Pháp không còn là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt nam vì địa vị này đã bị Huê kỳ, Nhựt bổn, Đại hàn và Tàu chiếm giữ từ năm 2011.

Trong năm 2012, Pháp xuất cảng vào Việt Nam trị giá 615 triệu đô-la nhưng nhập cảng từ Việt Nam lên tới 2, 69 tỉ.

Những quan hệ thuận lợi về lịch sử, chánh trị với Việt Nam vẫn chưa có thể cải thiện những trao đổi kinh tế. Trong việc ký kết Hiệp định đối tác chiến lược Pháp-Việt vào cuối tháng 9 vừa qua, người ta nghĩ quan hệ kinh tế giữa Paris và Hà Nội sẽ khởi sắc hơn.

Paris hy vọng sẽ bán được cho Vìệt Nam nhiều máy bay Airbus 320, sẽ đầu tư về ngành khí đốt, xây dựng hạ tầng cơ sở, khai thác kỹ thuật cao, nông nghìệp và y tế, mở ngân hàng mới …

Những nhận xét lạc quan trên dẩn tới kết luận: «Các dấu hiệu cho thấy băng giá đã bắt đầu tan nhưng chỉ mới là bước đầu, còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới».

Nhưng có những việc phải làm mà Chánh phủ Pháp không thể làm được để việc làm ăn của Pháp có kết quả tốt là bộ máy độc tài, tham nhũng, kìm kẹp nhân dân của đảng cộng sản, trước hết, cần phải được tháo gở sạch sẽ!
© Nguyễn Thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

13 Phản hồi cho “Đông Dương bách tuế”

  1. miennam says:

    vb nói

    “Người Pháp tới THEO KẾ HOẠCH TƠN GIÁO, tìm nơi tiếp tế cho đoạn đường giữa Ấn Độ và Trung Hoa cho Cơng Ty Hàng Hải Đơng Ấn cuả họ.”

    Cỏ May viết lách thế này nguy hiểm quá!

    1)Việc truyền giáo đã cĩ từ trước k
    hi Pháp tới Đơng Dương.
    2) Giáo Hồng phái các Dịng như Dịng Tên, Dịng Đa Minh (Dominiqe) tới VN…với mục đích rao giảng tin mừng, mở nước Chuá…
    3) Pháp “nương theo” hay lợi dung kinh nghiệm (đi trước) của các nhà truyền giáo đã từng đến Đơng Dương để tìm lợi ích cho nước Pháp!
    (ngưng trích)

    Tôi nghĩ Ng thị Cỏ May viết như vậy là quan điểm riêng của bà ấy, là người đọc ta nên tôn trọng quan điểm của người khác, có những sự thật mất lòng nhưng người thẳng thắn vẫn cứ viết ra được, không nên bịt miệng người ta

    • vb says:

      Vb nói: “Cỏ May viết lách thế này nguy hiểm quá”!

      Đây không là quan điểm(riêng) cuả vb à? Cỏ May có quyền nói lên quan điểm cuả mính, còn độc giả thì không? Chỗ nào chứng tỏ bịt miệng?
      vb nói còn đưa ra lý luận, diễn tiến sự việc. Cỏ May phán một câu xanh rờn:” Người Pháp tới THEO KẾ HOẠCH TÔN GIÁO…”!
      Câu này rất tối nghĩa, người ngay thẳng nghĩ theo cách ngay thẳng, người muốn xuyên tạc dùng nó để phục vụ ý đồ của mình! Bọn Giao Điểm là một thí dụ.

      Xin tác giả Cỏ May lẫn “miennam’” cho độc giả biết KẾ HOẠCH TÔN GIÁO CUẢ PHÁP như thế nào trong thời gian này?

      • Thanh Pham says:

        Trước đây vài bài, tác giả Nguyễn Thị Cỏ May có viết những câu không đúng sự thật về Công giáo nếu không nói là hồ đồ. Khi độc giả hỏi lại thì tác giả không bao giờ trả lời. Tôi không phục và không đọc bài của NTCM nữa vì tác giả không tôn trọng người đọc, không tìm biết đến sự thật, và ứng xử vô trách nhiệm.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      hahahhaaha

      Thì vb cũng viết theo cái nhìn riêng, cho là Cỏ May viết sai sự thật, nên sửa lại, chứ có cấm đoán gì nhau, ngoại trừ có lời cảnh giác rất nhẹ nhàng và có thừa lịch sự với tác giả: “Cỏ May viết lách thế này nguy hiểm quá!”

      Tôi rất trân trọng thái độ của vb, cho dù chưa biết đúng sai ra sao trong góp ý.

      Lão Ngoan Đồng

  2. vb says:

    ” Người Pháp tới THEO KẾ HOẠCH TÔN GIÁO, tìm nơi tiếp tế cho đoạn đường giữa Ấn Độ và Trung Hoa cho Công Ty Hàng Hải Đông Ấn cuả họ.”

    Cỏ May viết lách thế này nguy hiểm quá!

    1)Việc truyền giáo đã có từ trước khi Pháp tới Đông Dương.
    2) Giáo Hoàng phái các Dòng như Dòng Tên, Dòng Đa Minh (Dominiqe) tới VN…với mục đích rao giảng tin mừng, mở nước Chuá…
    3) Pháp “nương theo” hay lợi dung kinh nghiệm (đi trước) của các nhà truyền giáo đã từng đến Đông Dương để tìm lợi ích cho nước Pháp!

  3. Vân Nam says:

    “Phốp” bây giờ chỉ nịnh xằng!

    Hết thằng cha cai tù Georges Boudarel phản quốc theo VM tra tấn đồng hương, đồng chủng khen láo Giáp, đến anh “Lò rèn” Fabius phùng mang thổi ống đu đủ . Bây giờ lại viết Pháp ngữ kiểu Việt : INĐOCHINE ĐES TERRITOIRE ET ĐES HOMMES.

    Đúng là hết thời!!!

  4. Ng thi Cỏ Tây says:

    Me tây,me ta,me cả thế giới.Đm.1 thằng chích dạo,1 đứa thiến heo cũng có thể leo lên được chức thượng thư bộ lại,bộ láu cá.đm, dân việt toàn loại hèn mạt.

  5. DâM TiêN says:

    Đại thực dân Dâm TiêN tiếc hùi hụi, ấy là cái sự đời như sau:

    Campuchia đã là ” Trấn Nam Vang” thuộc Đại Nam ta ha ha…
    Laos đã là ” Trấn Ninh” của Đại Nam ta hi hi hi…

    Cha tiên sư thằng Gaulois mũi lõ, hắn ta đến sớm quá,
    không thì nước Việt Nam của tôi và chúng ta bi giờ mập mạp
    có da có thịt tươi rói giầu sang bên bờ đại dương rùi…

    Tiếc hùi hụi quá đi thôi! ..mất dịp may lịch sử. Bố anh Tây
    mũi lõ phá đám.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Đầu óc BÁ QUYỀN cúa ông như rứa, chả trách nào thằng Tàu cộng nó chửi VNCS rất đúng: thằng “TIỂU BÁ VÙNG”.

      Dân Việt ghét thằng Tàu bao nhiêu, thì dân Miên ghét dân Việt bấy nhiêu.
      Mình chửi Tàu ăn đất nuốt biển đảo của mình, thử ngẫm lại minh đối sử ra sao với hai lân bang sát sườn là Miên và Lào! Đó là chưa nói tới chuyện xoá sổ Chăm.

      Còn thời CS, đã lăm le nuốt Miên và gây hấn với Thái Lan, tiếp trợ cho đám phiến cộng vùng Đông Nam Á, mong nhuộm đỏ toàn vùng này. May ma xung đột biên giới với Tàu và Miên, rồi dưới áp lực quốc tế phải rút quân khỏi Miên, cho nên dân Miên và đám tù cải tạo Nguỵ mới dễ thở hơn. (Nếu không là mút mùa trong trại giam CS, hay chôn thây nơi các vùng gọi la kinh tế mới của CS. Còn dân Miên sẽ bị đồng hoá thành dân Việt dần, bởi bọn CS khuyến khích dân Viêt nhập cư lậu sang Miên và dành nhiều ưu đãi. Chuyện này tương tự như CS cho di dân từ Băc vào Nam ào ạt sau 1975, dưới chiêu bài là “cân bằng dân số và lực lượng lao động trong cả nước cho hợp lý” ! Mja cha nó, di dân đồng hoá mà che đậy bằng mỹ từ thanh tao (mỹ thanh, hehehehehe) nghe mắc ói quá ể)

      Dảm Tiên nên đọc TRUYỆN BA NGƯỜI LÍNH NHẢY DÙ LÂM NẠN của NGUYỄN MẠNH CÔN, để hình dung ra giấc mộng lớn của Quang Trung chiếm lại Lưỡng Quảng sẽ ra sao, nếu như ông kô chết sớm.

      Thực tế cho thấy rõ, CS nuốt miền Nam nói riêng, toàn bán đảo Đông Dương nói chung là bị … “bội thực” ! Nội bộ xào sáo, chửi bới nhau chán rồi thượng cẳng chân hạ cẳng tay mí nhau.

      Retrospectively, sau khi CS nuốt hết lục địa ở Tàu là khởi đầu cho lục đục biên giới Nga Hoa. Nguyên do hai thằng to đầu dành nhau xuẩt cảng chủ nghĩa CS đi ra ngoài biên giới mình, nên đụng chạm quyền lợi, rồi sinh chuyện gấu ó nhau, giúp cho Mỹ đứng ngoài, lợi dụng thủ lợi ra sao ai cũng rõ.

      Chính vì thế mà anh tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan mới phán rằng: Cứ để cho CS nuốt trọn miền Nam đi ! Bởi có thế toàn dân mới sáng mắt săng lònng về CS; rồi nội bộ CS lục đục vì tranh ăn với nhau như ai cũng rõ. Chính vì thế mà chủ thuyết Domino của Mỹ sai bét sau 1975 là thế. Thực ra bọn Mỹ đã ngộ ra điều này, nên Nixon và Kít đi đêm với Mao và Chu trước đó, rồi bỏ rơi Tai wan và Đông Dương cho CS

      Tóm lại, CHỚ THAM LAM, Bụt đã bảo thầm rằng chớ có tham !
      SỐNG CHUNG HOÀ BÌNH, đừng nuôi mộng gây chiến để dành đất trời biển đảo ….

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y Trị :-)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thân tặng Dâm Tiên một chút tóm lược TRUYÊN BA NGƯỜI LÍNH NHẢY DÙ LÂM NẠN

      Lão Ngoan ta chính là bốc (hốt) sư Mai trong truyện, quyết ở lại Thiên Thai với em Kiên Trinh, mặc bố thằng Dâm, aka hạ sĩ Khang, xuống dương gian quậy thối như Cao Kều (trong vai Quang Trung), với mộng ước thành người (K)HÙNG rân tộc Ra-Đê !!!!

      =====

      Truyện Giả-Tưởng “Tốc-Độ Cao Làm Thời Gian Chậm Lại” Của Nguyễn Mạnh Côn
      Trần Văn Nam

      Có những phức hợp trong truyện giả tưởng của Nguyễn Mạnh Côn. Ta có ấn tượng như vậy, khi đọc tác phẩm “Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn” của ông. Cuốn sách gồm nhiều truyện, nhưng truyện trên là chính và dài nhất, gồm hơn 100 trang (xuất bản tại Sài Gòn, 1960)

      Tóm tắt truyện: Tháng 6 năm 1954, khi Việt Nam chưa chia đôi ở vỹ tuyến 17, có ba người lính binh chủng Nhảy Dù thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, gồm một nữ trợ tá quân đội, một bác sĩ, một hạ sĩ quan, đang thực hiện một phi vụ gần biên giới Trung Hoa. Phi cơ của họ bị bắn hạ ở vùng chiến khu Việt Minh, cách Hà Nội độ 350 cây số. Phi cơ đâm nhào xuống, họ không biết gì nữa: đó là lúc họ lọt vào một vùng không khí năng lực phi thường (có lẽ là đạt tới tốc độ ánh sáng), nhờ vậy họ lọt vào vũ trụ thuộc kích thước thứ tư.

      Tại đây, họ diện kiến với Lưu Thần và Nguyễn Triệu, hai cổ nhân từ ngàn xưa cũng nhờ gặp một cơn bão tập trung sức mạnh khủng khiếp (ta cũng nên hiểu là lúc đạt tới tốc độ ánh sáng) mà hai vị đã tới vùng kích thước thứ tư ấy. Vậy đây chính là Thiên Thai với cảnh trí tuyệt vời, nước không chảy, hoa không tàn, thời gian hoàn toàn đình chỉ.

      Nơi đây có nhiều bộ máy huyền vi, trong số có một trái cầu nhỏ mà rất kỳ diệu. Nó đưa con người tìm về quá khứ hay tương lai, chỉ cần tâm ý ra lệnh cho những dòng chữ hiện lên trên màn ảnh. Có lẽ tác giả muốn nói đến loại phi thuyền vũ trụ, được điều khiển với các máy điện toán (máy vi-tính), mà vào năm 1960 những thứ trên còn rất xa vời. Bác sĩ Mai và nữ trợ tá Kiên Trinh ở lại với Thiên Thai, còn hạ sĩ Khang muốn tìm về quá khứ.

      Khang ra lệnh cho dòng chữ hiện lên trong trái cầu muốn trở về thế kỷ 18 (tức là muốn được chuyển đi bằng tốc độ cực nhanh làm thời gian chậm lại), và Khang đã trở về Thăng Long vừa đúng lúc cứu sống vua Quang Trung. Khang cùng với vị anh hùng Tây Sơn thực hiện tham vọng đòi lại Lưỡng Quảng đã bị Trung Hoa sáp nhập từ nhiều thế kỷ trước. Vua Quang Trung rất biết dùng người: mặc dù Khang chỉ là hạ sĩ quân đội nhưng đã là người tiến bộ của thế kỷ 20. Do đó Khang được thống lĩnh lực lượng tiền phương, tổ chức binh đội rất hiện đại thuộc thế kỷ 20, và dĩ nhiên đè bẹp quân nhà Thanh cổ lỗ thuộc thế kỷ 18, rồi thẳng đà định lật đổ chế độ phong kiến Trung Hoa để thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Nhưng quân Tây Sơn vấp phải sự chống cự của dân Trung Hoa. Họ áp dụng phương pháp tiêu thổ kháng chiến và trường kỳ du kích chiến. Đến đời vua cháu ba đời của Quang-Trung Đại-đế thì cuộc tiến chiếm xứ Trung Hoa hoàn toàn thất bại vì đã bị dân Trung Hoa đông đảo làm Hán hóa tất cả. Đến lúc đó, Khang mới sực tỉnh biết mình đã có tham vọng mù quáng, làm tờ trình “xin nhà vua trả cho nước Việt Nam trở về vị trí cũ”.

      Tính ra, Khang đã mấy đời sống nơi dương thế, trong khi đó chỉ là thời gian rất ngắn với Kiên Trinh ở chốn Thiên Thai. Đã có lần Kiên Trinh cũng trở về trần, đi tìm người yêu là hạ sĩ Khang nơi chốn trận mạc, và đau khổ đến điên dại vì biết Khang đã là người trong thân thích gia đình của vua Quang Trung (vợ Khang là Ngọc Chân Công Chúa, em gái của Ngọc Hân Hoàng hậu). Bác sĩ Mai trên Thiên Thai thì động lòng nhớ nhà nhớ quê hương: “Nào Hà Nội với Hàng Rèn, với bờ hồ Hoàn Kiến; nào chiến khu Việt Bắc với đồng bào Thổ áo chàm…”. Tóm lại cả ba đều là những con người thuộc thế gian trần lụy: Khang với tham vọng bành trướng lãnh thổ, Kiên Trinh vì tình duyên, bác sĩ Mai vì lòng nhớ quê hương. Lưu Thần và Nguyễn Triệu biết rằng: “Những người thường, hữu tình và hiếu động, không thể sống mãi được trong Thiên Thai mà họ mơ ước, bởi lẽ họ không biết Thiên Thai chỉ là nơi con người không còn tình dục” (trang 271).
      (…..)

  6. Người Việt nam says:

    Trong số các nước thực dân, Pháp thuộc loại cố đấm ăn xôi và lỗi thời lạc hậu number one
    Sau thế Chiến thứ Hai , một kỷ nguyên mới đã ra , vậy mà còn khư khư ôm cái chính sách thuộc địa cũ rich
    Đường lối cai trị của Pháp lạc hậu, ngu dân, sưu cao thuế nặng .. quá tồi tệ so với Anh
    VN xui gặp phải cái ông thực dân bóc lột hạng nặng này
    Gà què ăn quẩn cối xay, các nước Hoa Kỳ, Nhật, Đức không có thuộc địa nhưng nay vẫn cấm đầu thế giới về kinh tế, trong khi Pháp ngày càng thụt lùi, về hàng hóa, khoa học kỹ thuật còn thua cả Đại Hàn

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Hoan hô Bác Cỏ May :-)

    Bác chọn tựa đề thật khéo.
    Bài ngắn gọn, nhưng súc tích
    Tha hồ cho bà con ta mổ xẻ thêm.

    Xin cám ơn và mong đón nhận thêm nữa

    • Lại Mạnh Cường says:

      Chính phủ xã hội của Pháp đang đương đầu với nhiều khó khăn nội bộ.
      Nay vớ được món hời bán máy bay dân dụng cho VN quả là mừng hết sức
      Nguyễn Tấn Dũng cũng mong mỏi qua đây lấy điểm với đám đồng chí choé của mình sau những thất bại kinh tế, làm thất thoát hàng tỉ tỉ đồng, như qua vụ Vinashin.

      Kết, hai anh đang bị nguy cơ đắm thuyền cố nương tựa vào nhau, nhất là anh Ba Dzũng

      LMC

      Cải tổ nội các Pháp : Áp lực gia tăng lên Tổng thống Hollande
      RFI 2013-11-13 13:23
      Thanh Phương
      PHÁP – CHÍNH TRỊ
      Áp lực ngày càng gia tăng lên Tổng thống Pháp François Hollande buộc ông phải cải tổ nội các, trong bối cảnh uy tín của chính phủ Xã hội đang xuống thấp chưa từng có. Thế nhưng, hôm qua, ông Hollande vẫn tỏ quyết tâm theo đuổi chính sách mà ông đã vạch ra.
      Hôm nay, 13/11/2013, giới thương gia và thợ thủ công tại Pháp xuống đường biểu tình phản đối việc tăng thuế trị giá gia tăng đối với họ. Ngày mai, đến lượt các giáo viên đình công biểu tình để phản đối kế hoạch cải cách lịch học đường.
      Trước đó, trong buỗi lễ kỷ niệm ngày đình chiến 11/11, Tổng thống Hollande đã bị một nhóm người la ó, chuyện chưa từng xảy ra trong một buổi lễ trang nghiêm như vậy tại Pháp.
      Trước tình hình đó, phe đối lập cánh hữu và cả một số nhân vật trong phe đa số cánh tả trong những ngày qua đã lên tiếng báo động, đề nghị Tổng thống Hollande phải gấp rút cải tổ nội các, thậm chí bổ nhiệm Thủ tướng mới. Theo kết quả một cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Hai vừa qua, có đến 67% dân Pháp muốn ông Hollande thay đổi Thủ tướng và thành phần chính phủ.
      Chiếc ghế bị lung lay như vậy, Thủ tướng Jean-Marc Ayrault hôm qua đã lên án phe đối lập cánh hữu muốn tạo cảm tưởng rằng đang có khủng hoảng định chế tại Pháp và không thừa nhận tính chính đáng của Tổng thống Hollande, đã được dân Pháp bầu lên một cách dân chủ.
      Về phần ông Hollande, mặc dù bị áp lực ngày càng mạnh như vậy, nhưng Tổng thống Pháp vẫn không thay đổi đường lối. Sau hội nghị về việc làm cho giới trẻ, quy tụ các lãnh đạo Châu Âu tại Paris hôm qua, ông đã tuyên bố : « Mục tiêu duy nhất mà tôi theo đuổi cho đến nay vẫn là việc làm, nhất là việc làm cho giới trẻ ».
      Tổng thống Hollande đã cam kết là từ đây đến cuối năm sẽ « đảo chiều » mức thất nghiệp tại Pháp, vẫn tăng liên tục từ nhiều tháng qua. Vấn đề là đến cuối tháng 9 vừa qua, theo thống kê, số người thất nghiệp tại Pháp vẫn là 3,29 triệu và chưa có dấu hiệu gì là sẽ đảo chiều theo hướng giảm.
      Nhưng không chỉ có vấn đề thành quả kinh tế hay vấn đề thuế má, mà điều khiến cho Tổng thống Hollande bị mất uy tín nhiều nhất đó là phong cách lãnh đạo của ông, đang bị không chỉ phe đối lập cánh hữu, mà cả một bộ phận cánh tả chỉ trích. Ông Hollande bị một số nhân vật cánh hữu đối lậo xem là « không quyết đoán », « thiếu năng lực », thậm chí « làm suy yếu nghiêm trọng quyền lực Nhà nước ».
      Thấy Tổng thống và Thủ tướng bị tấn công như vậy, nhiều Bộ trưởng và dân biểu đảng Xã hội đã kêu gọi chính phủ vững tâm đối đầu với sóng gió, đồng thời vận động phe đa số siết chặt hàng ngũ. Dẫu sao, nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ không có chuyện ông Hollande cải tổ nội các trước khi diễn ra bầu cử hội đồng thành phố và bầu cử Nghị viện Châu Âu vào tháng 3 và tháng 5 năm tới, vì cải tổ nội các như vậy sẽ ảnh ưởng đến lá phiếu của phe đa số cánh tả.

      ===

      Pháp: Biểu tình phản đối Tổng thống, 70 người bị câu lưu
      RFI 2013-11-11 18:14
      Thụy My
      PHÁP – XÃ HỘI
      Lễ kỷ niệm 11/11, ngày kết thúc Đệ nhất Thế chiến năm nay tại Paris đã bị xáo trộn bởi những người biểu tình phản đối Tổng thống Pháp François Hollande – một sự kiện hiếm khi xảy ra, và 70 người đã bị câu lưu.
      Buổi lễ kỷ niệm không có diễn văn lẫn các khách mời đặc biệt hôm nay khởi đầu cho một loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm kết thúc Đệ nhất Thế chiến. Tổng thống François Hollande đến Khải Hoàn Môn để khơi lại ngọn lửa trên mồ chiến sĩ vô danh, biểu tượng cho những người lính đã tử trận trong Đại Chiến Thế giới lần thứ nhất, và những người đã hy sinh cho nước Pháp.
      Những người biểu tình theo khuynh hướng cực hữu và những người « mũ len đỏ » đến từ vùng Bretagne chống lại thuế sinh thái, đã hô vang những khẩu hiệu phản đối ông Hollande tại đại lộ Champs-Elysées. Các cuộc đụng độ đã diễn ra giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình hô các khẩu hiệu : « Hollande hãy từ chức », « Chúng tôi không muốn có đạo luật của ông Hollande », « Độc tài xã hội chủ nghĩa »…
      Tuy không xảy ra bạo động, nhưng Sở Cảnh sát cho biết đã câu lưu khoảng 70 người tập hợp theo lời kêu gọi của « Mùa xuân nước Pháp » (phong trào chống hôn nhân đồng tính), các nhóm cực hữu do « biểu tình không xin phép » hay « bạo lực trước lực lượng an ninh ».
      Theo kết quả thăm dò ý kiến của Ipsos công bố hôm nay, mức tín nhiệm của ông François Hollande lại xuống thêm ba điểm, chỉ còn 21%, thấp nhất từ trước tới nay trong số các đời tổng thống Pháp. Trong tình hình chính trị xã hội phức tạp và bất bình của dân chúng dâng cao, ông Hollande hôm thứ Năm tuần trước đã khởi động đợt kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Đệ nhất Thế chiến và kêu gọi người dân Pháp tập hợp lại để « thành công ». Sự cố xảy ra hôm nay trên đại lộ Champs-Elysées đã phá hỏng buổi khởi đầu của loạt hoạt động này.

Phản hồi