WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân quyền há phải đồ trang sức

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Dân Việt

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Dân Việt

Ngẫm đi nghĩ lại, thấy cái lý luận của chàng nào đó thật là hay: “Đụng vào đâu cũng chặt cũng chém cũng xử, cũng bỏ không bầu thì rồi lấy ai ra làm việc?”.

Phát ngôn đó thật chân tình. Nó mang tính lý luận theo cái dòng suy lý được tổng kết từ một thực tại là tay anh nào chị nào cũng dính chàm cả rồi! Cái nhà lý luận đó thực sự là một kiểu nhà lý luận nằm trong chăn. Khái quát hóa cho vui, đó là một nhà lý luận của chăn, trong chăn và vì chăn. Dĩ nhiên trong chăn ngoài vài ba thứ cần khám phá khác không mang tính lý luận, còn có rận. Từ đó suy ra, chúng ta đã gặp được kiểu nhà lý luận từ trong chăn mà ra, nhà lý luận của rận, do rận và vì rận.

Từ hình thù một quốc gia phóng chiếu thành một thế giới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thì cũng vậy thôi. Là muốn nói đến chính cái Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ vài ba năm vừa được bầu ra ấy. Ông Ban Ki Mun không phải hạng người vô học nên ông không lý luận kiểu “Đụng vào đâu cũng chặt cũng chém cũng xử, cũng bỏ không bầu thì rồi lấy ai ra làm việc?”. Ông Ban Ki Mun với nụ cười hiền như người mẹ hiền chỉ gửi một thông điệp ngầm qua nụ cười hiền: “Nhớn rồi, phải tự xử lý mọi việc, không được có cái thói mếu máo chạy về, vừa sờ ti vừa mách mẹ!”.

Giới trẻ nước nhà, may sao, đã không muốn có thói xấu sờ ti mách mẹ đó. Họ làm ăn rất đàng hoàng. Họ sẽ cùng mọi người in ra những bản Tuyên ngôn Quyền Làm Người để nội dung cao quý đó được lan truyền trong khắp đất nước. Vì đất nước mình còn quá nhiều người không biết hoặc không nhớ ra rằng mình đúng là Người. Thế nên mới có những người đã tìm mọi cách để được lẻn vào trong một cái Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và họ vẫn ngỡ rằng một lần nữa họ lại thêm một cơ hội dùng những thiết chế dân chủ như những món trang sức. Nhưng người dân thì đã dần dần hiểu, và nhờ hoạt động của các bạn trẻ, họ sẽ ngày càng hiểu rõ hơn về các quyền làm người của mình – vì những quyền ấy thật thiết thân, trước hết là quyền được sống và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Và sống, và được sống hạnh phúc hoàn toàn không mang tính trang sức.

Như cái quyền Đoàn Văn Vươn từng thực hiện: lấn biển, nuôi thủy sản, giành giật với bão với lụt, giành giật có khi không nổi với nước đến độ phải hy sinh con gái mới tám tuổi đầu của mình cho nước. Một cô giáo khi nghĩ đến lớp Hai lớp Ba mình đang dạy bỗng hụt đi một em bé dễ thương đến thế, có khi chỉ mới thấy cái “sĩ số” hụt di vài phần trăm – nhưng với vợ chồng anh Vươn, với họ hàng nhà ấy, với làng xóm ấy, với cái lòng mưu cầu hạnh phúc ấy, đó là mất đi một trăm phần trăm hy vọng không bao giờ cứu vãn nổi.

Thật lạ kỳ, một dân tộc đã sẵn lòng hy sinh nhiều triệu người để có Dân chủ và Tự do, bỗng lại rơi vào thảm cảnh những Tự do và Dân chủ trở thành những đồ trang sức. Tội nặng phải đổ lên đầu giới trí thức, không nên đổ cho kẻ khác. Vì giới trí thức chưa làm cho toàn dân tộc hành động cho đúng thực chất các khái niệm – khiến cho Tự do và Dân chủ từ chỗ là những nguyên lý của sự sinh tồn và sung túc trong hài hòa, thì lại trở thành những hột trai giả lấp lánh trên ngực những ông nghị ba hoa những bà nghị nói leo trong một hệ thống ấn nút vô duyên và vô trách nhiệm – trên cái cân Công lý giả của những tòa án xử oan dân mà không mảy may biết thẹn biết nhục – trên những bàn tay đặt trên ngực nghe đọc lời thề Hippocrate giả cốt lấy được mảnh bằng để rồi theo kịp vết lăn của những kẻ hành hạ sức khỏe người dân…

Thế nhưng, cuộc sống dạy ta điều này: đồ vật có nguyên vẹn giá trị tự nó của đồ vật, và tùy theo trình độ con người mà giá trị của đồ vật được tôn lên hoặc bị vùi dập đi. Có thấy chị Dương Thị Tân vượt cả ngàn cây số đi thăm nuôi anh Hải Điếu Cày mới thấy hết giá trị anh Hải trong mắt Dương Thị Tân – và cả trong con mắt những ai biết nhìn nhận thấu giá trị của Nguyễn Văn Hải – như trường hợp tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chẳng hạn. Nào, ngoài Nguyễn Văn Hải Điếu Cày ra, ai được đích thân Barack Obama nêu tên đích danh, xin hãy giơ tay lên cho coi?

Nhân quyền, quyền của con người, quyền được làm người, nếu Hồ Xuân Hương còn sống, hẳn Nàng sẽ viết thế này: Nhân quyền há phải đồ trang sức, Bá ngọ các anh chớ có nhầm!

Hãy mở to mắt nhìn vào lịch sử chừng dăm bảy năm gần đây thôi, chẳng cần phải nghĩ xa xôi đến thời Kiệt Trụ vớ vẩn nào, và sẽ thấy cái nhầm của anh nào đó đã dẫn đường cho anh ta chui vào ống cống. Tổng thống Gaddaffi được Hiến pháp suy tôn tổng thống suốt đời đó. Bá ngọ anh! Bá ngọ cả nút các anh!

Nguồn: Bauxite

7 Phản hồi cho “Nhân quyền há phải đồ trang sức”

  1. BUILAN says:

    Xin CÚI ĐẦU bái phục:
    Những trí thức, sĩ phu- Nhà văn nhà báo nhà giáo THỨ THIỆT
    Như Thày Giáo PHẠM TOàN !

    <b< "..Thật lạ kỳ, một dân tộc đã sẵn lòng hy sinh nhiều triệu người để có Dân chủ và Tự do, bỗng lại rơi vào thảm cảnh những Tự do và Dân chủ trở thành những đồ trang sức. Tội nặng phải đổ lên đầu giới trí thức, không nên đổ cho kẻ khác. Vì giới trí thức chưa làm cho toàn dân tộc hành động cho đúng thực chất các khái niệm – khiến cho Tự do và Dân chủ từ chỗ là những nguyên lý của sự sinh tồn và sung túc trong hài hòa, thì lại trở thành những hột trai giả lấp lánh trên ngực những ông nghị ba hoa những bà nghị nói leo trong một hệ thống ấn nút vô duyên và vô trách nhiệm – trên cái cân Công lý giả của những tòa án xử oan dân mà không mảy may biết thẹn biết nhục – trên những bàn tay đặt trên ngực nghe đọc lời thề Hippocrate giả cốt lấy được mảnh bằng để rồi theo kịp vết lăn của những kẻ hành hạ sức khỏe người dân…

    Thế nhưng, cuộc sống dạy ta điều này: đồ vật có nguyên vẹn giá trị tự nó của đồ vật, và tùy theo trình độ con người mà giá trị của đồ vật được tôn lên hoặc bị vùi dập đi. Có thấy chị Dương Thị Tân vượt cả ngàn cây số đi thăm nuôi anh Hải Điếu Cày mới thấy hết giá trị anh Hải trong mắt Dương Thị Tân – và cả trong con mắt những ai biết nhìn nhận thấu giá trị của Nguyễn Văn Hải – như trường hợp tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chẳng hạn. Nào, ngoài Nguyễn Văn Hải Điếu Cày ra, ai được đích thân Barack Obama nêu tên đích danh, xin hãy giơ tay lên cho coi?

    Nhân quyền, quyền của con người, quyền được làm người, nếu Hồ Xuân Hương còn sống, hẳn Nàng sẽ viết thế này: Nhân quyền há phải đồ trang sức, Bá ngọ các anh chớ có nhầm! ”

    Trân trọng

  2. Phan BA says:

    Tôi nghĩ bây giờ chúng ta đã vượt qua cái thời chỉ trích, cái thời mỉa mai cái đám bầy hầy cộng sản giả rồi. Bây giờ chúng ta cần làm việc!

    Những người trí thức của nhóm Bauxit có thể lâp hội người Việt yêu nước, lên tiếng kêu gọi người ta tham gia, lên án bộ ý tế, bộ giao thông, EVN vv và vv, kêu gọi người Việt làm việc rõ ràng, phản đối, biểu tình chống cái sai, cái hại.. Tôi thấy bây giờ ta ít nghe chuyện trộm chó, chuyện ‘giải phóng mặt bằng’.. từ khi gả cán bộ bị đạn vào đầu và hai tên cướp chó chuyên nghiệp nằm trợn mắt trên xe…

    Trí thức Việt lên án chuyện bầy nhầy xã hội, không cần phải ‘dính’ vào chính trị, phải nêu tên người vô dụng, như ca sĩ Mỹ Linh đã chỉ mặt ‘anh’ Thăng.

    Những người trí thức Việt còn ngồi lên án cái sai đến bao lâu, trong khi ở Đà nẵng đám kên kên cỡi máy bay khủng vào để tìm cách mua lãnh thổ của Việt nam, đám thất học cho đám đàn em thương lượng, mua bán cái giang sơn quý giá này rồi. Khi chúng mua hết những vùng biển đẹp của Việt anm thì các bác trí thức sống ở Đà lạt sẽ bị cô lập như người vùng sâu, vùng cao, hoạc tệ hơn là người ‘dân tộc’ đó.. các bác mò xuống sẽ không có chỗ tắm, không đủ tiền để vào khu của tụi nó đâu.

    Các bác có trang Facebook không, có liên kết mọi người yêu nước, những người thật sự quan tâm cho nước Việt, cho dân Việt không??

    • Hưu trí says:

      Điều quan trọng nhất là đa số người dân có tin tưởng vào “Những người trí thức của nhóm Bauxit” để đi theo tiếng kêu gọi của họ hay không. Với uy tín của các vị ấy đối với công chúng như hiện nay thì may chăng chỉ vài phần trăm người tin và theo họ. Minh chứng là trong khu tập thể trường đại học nơi tôi ở có một ông GS-TS nằm trong nhóm 3 người chủ biên trang Bauxit, Ông ấy vẫn là một đảng viên đảng CSVN, nhưng không giữ bất kỳ chức vụ nào về đảng cũng như các cấp từ lãnh đạo bộ môn đến cấp lãnh đạo nhà trường. Uy tín của ông ấy nói chung là… thấp nên ông nói chẳng mấy ai nghe. Từ cô tạp vụ cho đến các giảng viên khác đều “né”, thậm chí họ còn nói nhỏ với nhau sau lưng ông ấy rằng ông ấy hâm. Tóm lại là không ai tin và theo ông ấy. Làm cách mạng thì phải đường lối, chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng khoa học, đúng đắn, nắm được đa số quần chúng nhân dân và được nhân dân ủng hộ thì mới thành công, nếu ngược lại thì sớm muộn gì cũng thất bại thôi. Giả sử ông ấy được một tổ chức chính trị nào đó giao cho lãnh đạo và vận động nhân dân nơi tổ dân phố và khu phố ông ấy ở nổi dậy làm cách mạng thì chắc chắn 100% là rất ít người tin và theo ông, thậm chí e rằng ông bị đa số nhân dân bài xích. Những điều trên đây là sự thật 100%, nhưng chắc chắn trái tai và mếch lòng các bạn. Trung ngôn nghịch nhĩ, nói thẳng trái tai.

      • Một hội viên khác của CLB Hưu trí says:

        Ông này vừa có cái gì đó hao hao giống ông cha đạo, lại vừa có cái gì đó hao hao giống ông thầy chùa, nên một số người gọi ổng là giáo sỹ tiến sư. Ổng là người đầu tiên và duy nhất của thành phố ký vào Kiến nghị 72, dù ổng vẫn đang là đảng viên đảng CSVN.

      • Phan BA says:

        Sống trong xứ mà người bình thường, người có trí hơn người thì thường bị cho là không bình thường; còn loại ăn bám, cuối đầu, gian manh, gianh dật thì cho là khôn ngoan. Ông này có thể là một người mà nhìn người áp bức người thì mình thấy muốn điên; tôi thấy đám đông cuối đầu là không bình thường đó.

        Đừng nghĩ gì to lớn, tổ chức, lãnh tụ, lãnh đạo bác ơi; một người lên tiếng, nhiều người lên tiếng, nó sẽ thành sóng, thành bão thôi.

        Nhân bác lấy tên là về hưu, tôi có người bạn rất ghét đám người về hưu, sáng sáng ra đường múa, về nhà chơi; tháng tháng lãnh tiền sung sướng, còn nó làm cực khổ như bò, nông dân miền nam, làm cực khổ, không đủ ăn, con cái phải bán thân vv..

        Nó kêu họ là .. xin lỗi.. đám đĩ già.

  3. Vì nhân dân says:

    VN ta chắc chắn phải đổi mới thực sự mới mong tồn tại nhưng con đường đổi mới đang bị 1 thế lực ( băng nhóm ) cản trở . Nhóm này chẳng qua là vì quyền lợi ,sống trên mồ hôi nước mắt của nhân dân , thủ đắc tài sản kếch xù không muốn nhả ra .Họ cũng đang suy nghĩ làm sao hưởng được những của cải này 1 cách an toàn nên có những cố gắng làm chậm bước cải cách do 1 số trí thức phản tĩnh trong đảng hay ngoài đảng nhưng cũng như Gadaffi của nước Lybie người đã sở hữu hàng ngàn tỷ đô la nhưng cuối cùng cũng chết 1 cách nhục nhã do thiên định.Lưới trời thưa nhưng khó thoát ,của nhân dân phải trả lại cho nhân dân !

  4. hhong says:

    Hay! không hổ danh là nhà giáo.

Phản hồi