WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đường Hồ Chí Minh là nguyên nhân chính khiến lũ miền Trung ác liệt hơn

Ông Doãn Mạnh Dũng là Chuyên gia độc lập về biến đổi khí hậu, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM, kiêm Tổng thư ký Hội. Cuộc phỏng vấn sau đây do Duy Chiến của VietNamnet thực hiện

——————————————-

Ảnh VTC

Ảnh VTC

Quyền “bấm nút xả lũ trong tay ông thủy điện”

Thưa ông, những trận lũ lụt ở miền Trung đang ngày càng dày đặc hơn và hậu quả khủng khiếp hơn. Ngoài chuyện thiên nhiên đang ngày càng “khó ăn khó ở” thì còn nguyên do từ đâu nữa không?

Có ba nguyên nhân chính khiến tình hình lũ lụt ở miền Trung ngày càng gay gắt, ác liệt.

Thứ nhất là chiến lược phát triển về hướng Tây của các tỉnh miền Trung, tức khai thác rừng phát triển SX trên đất rừng.

Thứ hai, làm con đường Hồ Chí Minh chạy lưng chừng dãy Trường Sơn chẳng khác chi con đê dài ngăn nước từ trên cao đổ xuống mà các giải pháp kỹ thuật không đồng bộ.

Thứ ba, quản trị xả lũ kém. Mạnh “ông” nào “ông” nấy xả cùng thời điểm khiến cho lượng nước đổ về hạ nguồn ồ ạt.

Ba nguyên nhân này đã gây ra tình trạng lũ lụt khủng khiếp mà trong lịch sử chưa hề xảy ra, gây thiệt hại rất nặng nề. Và nguy cơ với tương lai còn lớn hơn nữa nếu không có giải pháp khắc phục sớm.

Ở đây, ta cần nhấn mạnh một nguyên lý, nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng cũng là hiểm họa khủng khiếp nếu chúng ta không biết cách sử dụng hiệu quả!

Ông có bằng chứng gì cho nhận định của mình trong khi nhiêu chuyên gia khác và dư luận xã hội đang “soi” vào hệ thống thủy điện?

Tất nhiên hệ thống thủy điện không thể vô can nếu không nói là “kẻ” trực tiếp gây ra! Nhưngtrước hết tôi sẽ nói các vấn đề tôi vừa nhận định ở trên.

Tư duy tiến về hướng tây rất phổ biến ở các tỉnh khu vực miền Trung từ Quảng Bình cho tới tận vùng Đông Nam Bộ. Tôi đã nghe trực tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của các tỉnh nói công khai. Anh hãy thử lên cửa khẩu Bờ Y (tỉnhKon Tum) xem, đây là ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Phía Việt Nam rừng đã bị phá sạch trong khi phía Lào và Campuchia rừng còn nguyên!

Hoặc đi tàu lửa Bắc – Nam đến Quảng  Bình, qua sông Gianh thì đường sắt không còn đi dọc ven biển nữa mà trở lên hướng Tây. Ngồi trên xe lửa bằng mắt thường thấy rất rõ rừng chẳng còn nữa. Sát chân núi là những nương rẫy trồng ngô, khoai. Rõ ràng là việc phá rừng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát khi chưa có chiến lược giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Tôi đã nghe nhiều diễn đàn công khai nói về chuyện này.

Nước ta có con đường huyết mạch là QL1A chạy dọc ven biển, còn con đường Hồ Chí Minh thì chạy lưng chừng dãy Trường Sơn. Hệ thống đường này như con đê chắn ngang dòng nước đổ từ trên cao xuống. Nước chạy dọc con đê công phá rất lớn vào những điểm yếu và tập trung đổ xuống …

Ngoài ba nguyên nhân nói trên, thì nguyên nhânthứ tư chính là thủy điện. Thủy điện không vô can mà chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa.

Hệ thống này đang được quản trị rất kém, nằm trong tay những “ông” DN đầu tư và xem nguồn nước như của mình. Không ai có thể kiểm soát được. Điều vô lý nhất là, như tôi đã nói, tài nguyên nước có mặ tlợi và mặt hại, “ông” thủy điện chỉ quan tâm khai thác mặt lợi, còn mặt hại “ông” xả ra mặc cho bao nhiều người dân ở hạ lưu gánh chịu, Nhà nước phải lo lắng!

Hiện nay chẳng ai được sờ vào nút bấm xả lũ cả. Quyền bấm nút trong tay những“ông” chủ thủy điện không hề biết tới hậu quả thật là vô lý và nguy hiểm!

Quyền xả là của “ông”

Theo ông, việc cần phải làm ngay là gì?

Cần phải ngăn chặn ngay kiểu quản trị không hiệu quả như lâu nay! Việc xả nước từ các đập thủy điển cần phải được quản lý tập trung bằng Hội đồng xã lũ. Hội đồng này là những đại diện cho quyền lợi của nhân dân ở vùng hạ lưu.

Ví dụ sông Ba, sông Thu Bồn hay sông Côn đi qua địa phương nào thì địa phương đó có đại diện trong Hội đồng. Phía sau hội đồng là các chuyên gia cung cấp tình hình khí tượng thủy văn và thống kê để Hội đồng quyết định thời điểm “bấm nút” xả.

Vào mùa mưa, nước tràn về, căn cứ vào tình hình và dự báo, Hội đồng sẽ quyết định nhà máy nào phải xả trước bao nhiêu mét. Cứ lần lượt như vậy, các nhà máy phải xả trước khi lũ tràn về để đảm bảo an toàn cho nhân dân ở hạ lưu…

Hội đồng xả lũ làm việc theo nguyên tắc lấy an toàn của nhân dân làm đầu và chịu trách nhiệm với nhân dân và pháp luật.

Nhưng có vẻ như lâu nay chính quyền các địa phương cũng rất quan tâm và thường có chỉ đạo cho việc xả lũ ở các nhà máy thủy điện chứ không phải phó mặc cho các ông chủ?

Việc từng tỉnh quan tâm chỉ đạo như lâu nay không thể có hiệu quả vì hệ thống thủy điệndày đặc nằm trên nhiều địa phương. Chính quyền các tỉnh không thể phối hợp được với nhau. Và việc xả lũ là quyền của các “ông” chủ nhà máy. Từng tỉnh phải “đề nghị” hoặc“yêu cầu”, nên việc vận hành chung thiếu đồng bộ.

Trong khi đó, ông chủ nào cũng muốn tích trữnước, đợi sát nút mới xả thì thiệt hại,chết người là phải! Và “ông” này xả mà “ông” kia không xả hoặc nấn ná thêm thờigian là cũng đủ chết dân rồi!

Nếu vận hành mô hình Hội đồng như ông nói,nhưng các dự báo không chính xác, dẫn đến quyết định không chính xác thì cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư thưa ông?

Giả sử có rủi ro như vậy thì DN phải chịu! Phải lấy lợi ích của người dân lên hàng đầu. Bởi vì liên quan đến mùa màng, nhà cửa, hoa màu và tính mạng của nhân dân cùng hàng loạt cơ sở hạ tầng của các địa phương. Chuyện rất lớn!

So với lợi ích đó, thì số các DN thủy điệnlà thiểu số. Với lại, so ra nếu giảm lợi nhuận trong mùa mưa lũ nhưng đảm bảo an toàn cho dân cư và cơ sở hạ tầng tích lũy làm ra biết bao công sức thì lợi ích này vẫn lớn hơn nếu không nói là vô giá.

Mặt khác, đảm bảo an toàn cho nhân dânhạ lưu nghĩa là giữ được sự ổn định trật tự xã hội. Không thể chỉ vì chăm lo cho lợi ích của nhà đầu tư mà gây hiểm họa cho người dân.

Chẳng phải duy trì tình trạng như hiện nay thìNhà nước cũng vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa đến như mấy năm nay đó sao!

Đừng để no vài bữa mà nhà bay sạch

Vậy còn với ba nguyên nhân khác như ông nói ban đầu, cần hướng khắc phục như thế nào?

Đây là dịp để chúng ta nhìn lại các chiến lược phát triển kinh tế và có sự lựa chọn, thay đổi đúng đắn hơn. Chúng ta vẫn đang có nhiều cơ hội để khắc phục những sai lầm như lâu nay. Nói một cách hình ảnh,để giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm đời sống của nhân dân bằng cách “phát triển theo hướng tây”, tức phá rừng, khai hoang để SX trên đất rừng thì chẳng khác chi rút tranh, rút củi trên mái nhà để nấu cơm vậy! Có thể được ăn no vài bữa nhưng căn nhà sẽ bay sạch, chẳng còn chỗ trú ngụ nữa!

Hội nghị BCH TƯ lần thứ 4, khóa X đã xác định chiến lược tiến ra biển, phát triển kinh tế biển, đảm bảo thu nhập từ kinh tế biển đạt 53% GDP là rất đúng đắn,khôn ngoan.

Đây là dịp để các tỉnh miền Trung khởi động chiến lược này, thay thế cho “tiến về hướng Tây” như lâu nay. Có như vậy chúng ta mới giữ được rừng. Một số ít nhân dân ở lại rừng được Nhà nước đảm bảo thu nhập để sống và giữ gìn, bảo vệ rừng nghiêm ngặt.

Còn hệ thống đường Hồ Chí Minh chạy dọc lưng dãy Trường Sơn, cần phải xây dựng nhiều cầu để thoát nước chứ cống không thể tải nổi. Việc này tốn kém lắm, cần làm dài lâu. Trong tư duy chiến lược về xây dựng hạ tầng giao thông miền Trung,theo tôi phải xây dựng mạng lưới đông tây trước, tức mạng lưới xương cá chạy dọc theo dòng chảy của nước, sau đó kết nối với trụcbắc – nam. Làm như vậy vừa khai thác có hiệuquả và tránh được cản trở dòng chảy từ Trường Sơn đổxuống. Lũ lụt sẽ được hạn chế dần.

Theo VNN

34 Phản hồi cho “Đường Hồ Chí Minh là nguyên nhân chính khiến lũ miền Trung ác liệt hơn”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Xin mạn phép Ban Biên Tập repost bài viết hay có liên quan mật thiết đén chủ đề trên.

    Thành thật cám ơn và mong bà con tham gia thảo luận tích cực vấn nạn lớn này hiện nay

    ====

    KIỆN TẠI SAO KHÔNG?
    VÀ TẠI SAO KHÔNG KIỆN?

    KS Nguyễn Văn Thạnh

    1. Kiện tại sao không?
    Trong loạt bài: “nói với mình và các bạn: vẻ đẹp của chính trị”, với bài “Kiện, tại sao không?”, nhà báo Đoan Trang cho rằng kiện tụng cũng là một hoạt động chính trị. Tôi đồng ý với quan điểm này.
    Hoạt động chính trị chân chính là nhằm tạo ra một thể chế mà ở đó công lý được thực thi. Chúng ta có thể đạt mục tiêu này bằng cách thực hiện những vũ kiện tụng để qua đó cái ác được phán xét, trừng phạt và cũng thông qua kiện tụng, các vấn đề của cuộc sống, những bất công ngang trái được nhận diện rõ hơn. Từ những vụ kiện tụng, có thể là cơ sở cho những sửa đổi pháp luật để luật pháp trở nên công bằng, đúng đắn hơn.
    Các hoạt động kiện tụng sẽ tạo ra dư luận rộng khắp quan tâm đến các vấn đề của đất nước, làm thức tỉnh dân quyền. Nền dân chủ chỉ được xây dựng vững chắc khi người dân hiểu được quyền của mình và sử dụng công cụ luật pháp để bảo vệ các quyền đó.

    2. Tại sao không kiện?
    Đó là về mặt lý thuyết, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Xin kể các bạn một cây chuyện: chị N có con 4 tuổi bị rơi xuống cống chết. Nguyên nhân thảm kịch trên là do đơn vị làm đường qua nhà chị đã tắt trách không che đậy nắp cống cho an toàn. Tôi nói với chị: “chị hãy đâm đơn kiện đơn vị thi công ra tòa để làm ra lẽ, như vậy sẽ tránh được những vụ thương tâm như con chị. Chuyện con nít rơi cống chết cũng nhiều nhưng vẫn xảy ra, vì sao vậy? Vì nếu trước đây, có ai kiện tụng ra tòa làm ra lẽ, đề nghị phạt chủ thi công thật nặng, thậm chí là sửa luật nếu luật qui định mức phạt không xứng đáng để răn đe thì có lẽ con chị không bị nạn. Chị hãy làm để tránh cho những bà mẹ khác nỗi đau giống chị”.
    Ban đầu, chị có vẻ cũng ủng hộ ý kiến tôi, nhưng sau đó chủ đầu tư hỗ trợ ma chay, bồi thường tiền cộng với “tác động” nên chị thôi không nộp đơn khởi kiện. Chị nói trong giọng buồn “mình thân cô, thế cô, thấp cổ bé họng, kiện không thắng người ta. Nếu có thắng thì thời gian hầu tòa sẽ mệt mỏi kéo dài, chuyện làm ăn không được. Rồi có thắng thì chi phí cho luật sư, đi lại, còn lại cũng không bao nhiêu. Đằng nào cháu cũng đã mất rồi, bên họ cũng đâu muốn vậy, đây chỉ là tai nạn rủi ro không ai muốn…”.
    Nghe chị nói mà lòng tôi buồn ngao ngán, điều chị nói không có gì sai. Gia cảnh khó khăn, chị phải tính toán cho cuộc sống của mình. Đằng nào thì con cũng đã mất, làm to chuyện cũng không lợi lộc gì, theo đuổi kiện tụng cũng chỉ rước mệt mỏi vào thân, có khi còn thiệt vì khi đó tiền nhận được ít hơn.
    Có lẽ bao nhiêu người mẹ mất con đều suy nghĩ giống chị nên chưa ai đưa việc tắt trách của đơn vị thi công ra tòa. Đó là nguyên nhân vì sao năm nào cũng có những chuyện thương tâm: em bé rơi cống chết.
    3. Vấn đề kiện thủy điện.
    Như câu chuyện tôi kể trên, trong vụ xả lũ của thủy điện, người chết cũng đã chết rồi, người thiệt hại cũng đã thiệt hại rồi, phần lớn họ đều là dân đen, nghèo khó, do vậy chuyện kiện tụng đối với họ rất xa vời. Nhất là trong thể chế luật pháp tù mù, tòa án dễ bị đồng tiền lũng đoạn như xứ ta, thì thật là “vô phúc mới đáo tụng đình”. Những người khác-người có tiềm năng là nạn nhân trong tương lai- thì họ cũng không quan tâm, không thấy có trách nhiệm giúp đỡ những người thiệt hại kiện. Nắm được tâm lý này nên những kẻ gieo rắc tai họa vẫn cứ nhởn nhơ, đến mùa lại lại lên, lại cứ ủng dung xả lũ.
    Từ những thực tế mắc mứu trên, tôi nghĩ để vụ kiện có thể được thúc đẩy mạnh mẽ và thành công, chúng ta không chỉ kêu gọi người bị thiệt hại tham gia để đòi công lý, bồi thường thiệt hại mà chúng ta còn làm cho nhiều người thấy trách nhiệm trong vụ kiện này. Vụ kiện sẽ góp phần mang lại an toàn cho họ, gia đình họ trong tương lai.

  2. Lão Ngoan Đồng says:

    AI ƠI NHỚ VỀ MIỀN TRUNG

    Nhạc sĩ Minh Luân

    http://www.youtube.com/watch?v=VV4kM_mlATU
    (Hương Lan hát cực hay)

    1-
    Nhắn ai về, ai về miền Trung yêu thương
    Những con đường, những ngôi trường chìm trong mênh mông
    Hàng thuỳ dương xanh nay còn đâu
    Còn cát thông reo đang chìm sâu
    Lũ về cuốn trôi, mang theo thảm sầu khắp nơi
    Bao giông còn, phá hoang tàn miền Trung quê tôi

    Lũ dân tràn, khóc phận miền Trung quê xa
    Mịt mù trong mưa tiếng gọi nhau
    Mớ bòng ai trôi giữa dòng sâu
    Một nén hương tàn thắp vội giữa trời gió dông

    Ôi cơn bão đi qua nhà tan cửa nát
    Đất lở chôn vùi những ai đầu xanh
    Ôi lũ lụt theo sau chia cắt xóm làng
    Quê tôi sống cảnh cơ hàn

    2-
    Nhắn ai về, ai về miền Trung tang thương
    Gắn hai đầu nước non Việt Rồng Tiên thiêng liêng
    Cùng một quê hương chung niềm đau
    Hạt muối chia nhau chút tình thương
    Sớt chia đói nghèo ai ơi nhớ về miền Trung

    Ôi cơn bão đi qua nhà tan cửa nát
    Đất lở chôn vùi những ai đầu xanh
    Ôi lũ lụt theo sau chia cắt xóm làng
    Quê tôi sống cảnh cơ hàn

    Nhắn ai về, ai về miền Trung tang thương
    Gắn hai đầu nước non Việt Rồng Tiên thiêng liêng
    Cùng một quê hương chung niềm đau
    Hạt muối chia nhau chút tình thương
    Sớt chia đói nghèo ai ơi nhớ về miền Trung

    Cùng một quê hương chung niềm đau
    Hạt muối chia nhau chút tình thương
    Sớt chia đói nghèo ai ơi nhớ về miền Trung

    =====

    lũ lụt miền Trung
    http://www.youtube.com/watch?v=X13l5Z0VmuE

    Chìm Dưới Cơn Mưa

    Trịnh Công Sơn

    Chìm dưới cơn mưa và chìm dưới đêm khuya
    Trời đất bao la còn chìm đắm trong ta
    Hạt cát ngu ngơ nằm chìm dưới chân đi
    Bờ bến thiên thu nằm chìm dưới hư vô

    Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm trước
    Mây qua mây qua môi em hồng nhạt
    Chìm dưới cơn mưa một ngàn năm nữa
    Mây qua mây qua môi em hồng vừa

    Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
    Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
    Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
    Chìm dưới thiên thu là một đóa thơm tho…

    Chìm dưới cơn mưa bàn chân nhỏ bé
    Năm xưa năm xưa cũng vui hội hè
    Chìm dưới cơn mưa bàn chân nhỏ bé
    Năm nay năm nay đã quên đường về

    Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
    Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
    Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
    Chìm dưới thiên thu là một đóa thơm tho…
    Chìm dưới cơn mưa một dấu chân đi
    Chìm dưới đất kia một hạt cát bao la

  3. MP says:

    Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân
    TDBC

    2013, kỷ niệm 40 năm ngày mất của Ngô Kha, các thân hữu ở Huế có xuất bản một tập sách tưởng niệm Ngô Kha. Sau đây là bài viết của tôi tham gia vào tập sách này nhằm góp phần soi rọi và giải mã thái độ dấn thân của tuổi trẻ một thế hệ chiến tranh. Có lẽ một số bạn quan tâm và muốn trao đổi về vấn đề này.

    Có lẽ nhiều người thích mấy câu thơ sau đây của Ngô Kha:

    con đã đi bao năm
    mẹ không rời ngưỡng cửa
    và nay
    gió cũng tang bồng
    nhưng thi sĩ vẫn nằm yên trong nhà tù vĩnh cửu

    Có cái gì đó vừa lãng mạn, hào sảng và cũng bi tráng, chứa đựng nhiều ẩn ngữ và dự báo như chính cuộc đời anh: Nhà thơ tài hoa, nhà giáo nồng nhiệt, kẻ dấn thân tranh đấu hào hùng, chiến sĩ cho tự do, người làm cách mạng, bị tù đày, chết vì bị thủ tiêu khi còn trẻ và cuộc chiến đấu còn dở dang.

    Tôi không quen Ngô Kha dù anh và tôi có thời gian cùng tham gia tranh đấu ở thành phố Huế trong giai đoạn 1963-1966. Tôi kém anh gần 10 tuổi, thời trung học không học ở Huế nên không là học trò hay đàn em của anh như một số bạn bè cùng lứa. Thời gian tranh đấu tôi chủ yếu hoạt động trong môi trường đại học. Tuy nhiên tính từ 1963-1975, có thể nói những người lứa tuổi 20, 30, là thầy trò, bạn bè, lứa trước lứa sau, đều cùng chung một thế hệ, thế hệ chiến tranh. Trong thế hệ đó, dù mất sớm, Ngô Kha nổi lên và tồn tại như một tượng đài bí ẩn.

    Về thơ ca và cuộc đời của Ngô kha đã có nhiều bạn bè, những người gần gũi viết rất hay. Ở đây tôi muốn có một cách tiếp cận khác. Đó là từ cuộc đời Ngô Kha, tôi muốn soi rọi lại chính mình và bạn bè cùng thế hệ, những người đồng dáng, để giải mã một thời dấn thân mà cho đến hôm nay vẫn còn những nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

    Thời sinh viên, ngoài ảnh hưởng của sách vở, các giáo sư và bè bạn, những sự việc sau đây ảnh hưởng mạnh đến suy tưởng của tôi về thời kỳ mình đang sống.

    Một hôm, cùng với nhiều người, tôi thấy một xác chết trôi dạt trên dòng sông Hương, tấp vào gần bến Thương Bạc. Đám đông xôn xao bàn tán, người bảo là xác Việt Cộng, kẻ bảo là dân thường và đưa ra những bình luận trái chiều. Tôi chỉ đau đớn thấy đó là một người Việt Nam, nạn nhân của cuộc chiến trên đất nước mình.

    Nhóm sinh viên chúng tôi theo dõi và thán phục tinh thần làm việc của mấy anh chàng lính công binh Mỹ cởi trần lái xe ủi san mặt bằng để làm trường Đại Học Sư Phạm mới, nơi năm sau chúng tôi sẽ vào ngồi học. Cũng nhóm sinh viên đó đã vô cùng phẫn nộ khi một đám lính Mỹ đi hành quân về, ngồi trên xe Jeep lái bạt mạng, uống bia, la hét, ném lon vào người đi đường và làm một ông già đạp xích lô té chổng gọng. Riêng tôi, sau đó còn tình cờ chứng kiến một nhóm lính Mỹ tắm trần truồng trên dòng sông bên quốc lộ 1, làm khách đi xe đò phải xấu hổ quay mặt đi và tôi cảm thấy vô cùng nhục nhã.

    Các cuộc tranh đấu mà tôi tham gia, đặc biệt cao trào Biến động Miền Trung năm 1966, sinh viên học sinh đã làm một số việc gây chấn động: Chiếm Đài Phát thanh Huế làm đài phát thanh tranh đấu; tham gia bắt cóc trung tướng Phạm Xuân Chiểu; giải tỏa kẽm gai ngăn lối trên đường Duy Tân, nơi có phái bộ MAAG của Mỹ đóng trụ sở; đốt Tòa Lãnh sự Mỹ; ra tuyên cáo không bảo đảm tính mạng cho người Mỹ nếu người Mỹ không đến xin lỗi vì một toán lính Mỹ đã xé khẩu hiệu “Yankee go home” do sinh viên căng trước khuôn viên trường đại học; thành lập các Đoàn Sinh Viên Quyết Tử đi chi viện cho phong trào các tỉnh bạn…

    Tôi tham gia vào các biến động này với một nhiệt tình lửa cháy và sự lãng mạn lạ lùng.
    Trong lời mở đầu phát cùng với nhạc hiệu bài Mẹ Việt Nam của Phạm Duy trước mỗi buổi phát thanh của Đài Phát thanh tranh đấu do tôi được phân công phụ trách, tôi viết:

    “Đây là tiếng nói của những người Việt Nam gầy gò rách rưới, sinh ra và lớn lên trong nhọc nhằn, trong chiến tranh, khốn khó, tự nhận lấy trách nhiệm làm chủ vận mệnh của lịch sử.
    Đây là tiếng nói của những người sẵn sàng chiến đấu gian khổ, sẵn sàng đổ máu và hiến dâng thân xác gầy trơ xương để làm kẻ BIẾT SỐNG, DÁM CHẾT CHO DÂN TỘC VÀ TỰ DO.
    Tiếng nói này phát khởi từ một vùng sôi động nhiệt tình, luôn luôn vang dậy lời gào thét cuồng phẫn đòi quyền sống làm người từ rất lâu trong quá khứ.
    Tiếng nói này sẽ đi qua thành phố, làng mạc, qua rừng qua biển, đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm để kêu gọi người Việt Nam cùng sống trên một mảnh đất xanh xao khô héo về dựng tương lai cho đất nước này.
    Tiếng nói này là lời chung của người Việt Nam trọn lịch sử khát mơ sống thanh bình giữa đồng lúa xanh và câu hò giọng hát nhưng đã phải trả giá bằng tủi hổ nhục nhằn suốt nhiều thế kỷ.”

    Có lẽ trên thế giới không có một đài phát thanh nào có lời mở đầu cuồng nộ và lãng mạn như thế.

    Khi giải tỏa đường Duy Tân, tôi cầm máy ứng khẩu trên xe phóng thanh dẫn đầu đoàn biểu tình của sinh viên:

    Chúng ta đang dẫm những bước đầu tiên trên con đường chúng ta đã khai mở. Người Mỹ đã để lại trên đất nước chúng ta nhiều dấu vết ô nhục. Tại sao chúng ta không có quyền đi trên những con đường xanh thơm của quê hương. Chúng ta làm chủ đất nước hay chỉ là những tên nô lệ. Chúng ta không thể mãi khom lưng cúi đầu trước những tên ngoại quốc tàn bạo giả dối. Chúng ta phải đứng lên chiến đấu giành lấy tự do cho dân tộc. Bây giờ, lần đầu tiên, chúng ta rửa được vết ô nhục. Đã hai năm rồi, chúng ta lạ lẫm sợ hãi con đường này. Chúng ta bắt buộc phải chấp nhận những vùng cấm địa của ngoại quốc trên đất nước chúng ta. Chúng ta đã sống trên một quê hương thuộc địa. Chúng ta đã bị chà đạp. Chúng ta đòi hỏi người Mỹ phải thay đổi thái độ. Người Mỹ đến đây với danh nghĩa đồng minh, người Mỹ phải đến như một người bạn với thiện ý thực lòng, không phải đến như một chủ nhân quỷ quyệt và tham lam. Chúng ta khai thông con đường này để bảo cho người Mỹ biết chúng ta công phẫn trước sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam sâu xa của họ. Người Mỹ phải dừng lại trong những giới hạn thân hữu và thiện tâm. Với đường lối hiện tại người Mỹ sẽ trở thành kẻ thù của người Việt. Dù đất nước chúng ta nhược tiểu, chậm tiến, chúng ta đòi hỏi tương giao bằng hữu với bất cứ quốc gia nào cũng phải đặt căn bản trên bình đẳng. Bởi chúng ta tự trọng và tôn trọng con người. Bởi chúng ta yêu tự do và mong ước những kết giao nhân loại đẹp đẽ. Bất cứ hình thức thực dân ngụy trang nào chúng ta cũng nhận ra và thù ghét. Vấn đề của người Mỹ đối với chúng ta đã quá rõ ràng. Chúng ta đòi hỏi họ phải thay đổi tức khắc chính sách can thiệp. Chúng ta khai thông con đường này để cảnh cáo người Mỹ và bày tỏ quyết tâm của chúng ta.

    Lúc Đoàn Sinh Viên Quyết Tử 3 vào Quảng Tín bị một tiểu đoàn lính Biệt chính bao vây trên đường phố, chúng tôi tay không đi diễn hành trước mũi súng, hát những bài ca yêu nước.Với tư cách Đoàn trưởng, tôi dùng loa nói với họ:

    Thưa tất cả các bạn. Thưa toàn thể đồng bào. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chúng ta đều là họ hàng anh em. Không có lý do nào và không ai có thể bắt chúng ta trở thành thù nghịch. Trước khi là tín đồ một tôn giáo, đảng viên một đảng phái, chúng ta, bất cứ ai, cũng phải là người Việt Nam trước đã. Bởi chúng ta có cùng một lịch sử, một quê hương, một giòng máu. Bởi chúng ta cùng sướng, cùng khổ, chia ngọt sẻ bùi qua bao nhiêu biến cố trong một thời gian dài lâu bền vững. Chúng ta có với nhau quá nhiều ràng buộc. Nhất là trong lúc này. Đất nước đang bị tàn phá hủy hoại trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Không ai trong chúng ta không lo âu hãi hùng trước viễn tượng kinh hoàng sắp xẩy đến. Chúng ta phải chung lưng đấu cật để sống còn hay chúng ta chia rẽ nhau để tự sát. Chúng ta giết nhau nghĩa là chúng ta giết anh em bạn bè, bà con mình, nghĩa là chúng ta tự giết. Trong chúng ta đâu có ai nỡ làm như thế. Điều đó chắc chắn. Không ai nỡ lòng và không ai làm thế được.

    Dĩ nhiên chúng ta có nhiều tiểu dị về chính kiến, về tôn giáo, về hoàn cảnh cá nhân, nhưng chúng ta có đại đồng. Bởi chúng ta yêu tự do, thù ghét nô lệ và áp bức, khao khát sống yên vui thanh bình nên chúng ta không vì tiểu dị mà xóa bỏ đại đồng. Tiểu dị là sông. Đại đồng là biển. Và sông nào cũng chảy về biển cả. Người Việt nào cũng là người Việt. Có người Việt nào không là người Việt không. Chúng ta phải xóa bỏ hận thù lầm lẫn để nắm tay nhau vui cười trò chuyện.

    Lính hai bên đường vẫn im lặng đứng nhìn nhưng nét mặt họ đã dịu. Súng đã buông xuống hay khoác lên vai. Một vài người mệt mỏi ngả mình trên bực cửa. Vài người tựa bên thân cây cúi đầu. Có cái gì xao xuyến, dâng lên khắp nơi. Một tiếng thở e dè nào đó sau cánh cửa. Một cánh tay buông thõng, một bắp thịt căng thẳng duỗi dài. Không gian chùng xuống, loãng ra. Đoàn sinh viên vẫn đều bước. Họ quay lại đi lần thứ hai trên con phố chính. Họ hát bài ca của chính họ đặt ra:

    ” Tôi đi về Quảng Tín, qua bao ngày chinh chiến, người dân tôi đổ mồ hôi, xương máu rơi…, không hết lời.
    Đường về làng tôi hư, đồng ruộng vườn tôi hoang, nói cùng tôi, ai ơi nói cùng tôi, tương lai còn có gì?
    Gặp một người thân yêu. Gặp ngàn người thân yêu. Nói cùng tôi, ai ơi nói cùng tôi, ai ơi còn nhớ gì ?
    Quảng Tín vùng lên, Quảng Tín vùng lên…”

    Đoàn sinh viên mắt ngời sáng, hát say mê, bước đi say mê, trước mũi súng. Và mũi súng đã hạ xuống. Vì súng cầm trên tay, tay trên thân thể, thân thể có một con tim. Và con tim đã rung động bàng hoàng.

    Năm 1967, sau khi phong trào tranh đấu bị đàn áp, tôi bị bắt giam hơn nửa năm cuối của đại học. Trong Trại Tạm Giam của Trung Tâm Thẩm Vấn, tôi nhìn qua cửa sổ, ngưỡng mộ một cách tuyệt vọng cô gái trẻ xinh đẹp mặc áo lụa vàng, dép quai nhung, tóc bay bay trong gió, hàng ngày đi làm cho một cơ quan Mỹ gần đó. Một thời gian sau tôi quyết định không dõi nhìn cô nữa vì trong tôi đã bắt đầu cháy lên ngọn lửa thiêu xiềng hủy xích. Tôi kết bạn với một du kích bị tù đã 3 năm, tôi được chế độ VNCH trả tự do nhưng chưa được về vì địa phương không nhận. Anh nói: “Cần gì ai nhận. Cứ ra khỏi cánh cổng nhà tù là hổ đã về rừng”. Chúng tôi trò chuyện rất nhiều và khi chia tay vì anh bị chuyển đi nơi khác, tôi chỉ có nửa chiếc khăn mặt chia đôi với anh làm kỷ niệm và cảm giác sẽ là một chia ly vĩnh viễn hoặc bi kịch hơn, một lúc nào đó, chúng tôi đối diện nhau nơi một bìa rừng, hai bên đều cầm súng, đạn đã lên nòng.

    Cuối năm học 1966-1967 tôi may mắn cũng được tốt nghiệp ra trường. Tôi chọn nhiệm sở là một tỉnh cao nguyên xa xôi, nơi tôi chỉ biết tên trên bản đồ vì lắng nghe “tiếng gọi nơi hoang dã”. Từ đó tôi ít khi về Huế.

    Từ trường hợp Ngô Kha, soi rọi bản thân, đối chiếu bạn bè, tôi nghiệm ra thế hệ chúng tôi là một thế hệ dấn thân bi tráng.

    Dĩ nhiên là khởi đi từ sự trong sáng và nhiệt tình tuổi trẻ trong một tình huống sục sôi. Tuổi trẻ không vì những lợi ích hẹp hòi gì cho riêng mình ngoài khát vọng thể hiện bản thân. Đây là tuổi trẻ có trí thức, có ý thức chứ không phải là những con thiêu thân mù quáng.
    Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên và được hun đúc qua những bài học lịch sử từ tấm bé, phải làm cái gì chứ không thể ngồi yên khi đất nước mỗi ngày rỉ máu, tan hoang vì bom đạn.
    Tinh thần phản kháng, nổi loạn là đặc điểm chung của tuổi trẻ càng dễ được kích động lên trong bối cảnh xã hội có nhiều bất công, áp bức và niềm đau do cuộc chiến gây ra.
    Đi cùng với lòng yêu nước là khát vọng hòa bình. Biết bao giấc mơ về một ngày mai quê im tiếng súng đã được vẽ nên trong thi ca, nhạc, họa của những người trẻ tuổi luôn đau đáu niềm đau chung của đất nước. “Mai có hòa bình”, bài thơ cuối cùng của Ngô Kha là một trong những tác phẩm đó của thi sĩ tài hoa, đầy hình tượng ẩn dụ và một tình cảm tha thiết:

    Tin em trao về hồng như nụ chín
    Mai có hòa bình khác thể yêu thương
    Đường dù ngái đi rừng chen lớp lớp
    Nhớ nhau thì về cho kịp trời thu

    Trời có tơ đan nắng hanh vườn cũ
    Áo thô bạc màu hẹn buổi vinh quy
    Chim vỗ cánh bay theo đàn tình tự
    Xứ mẹ con về góp hội trùng tu

    Khát vọng hòa bình là phải chấm dứt chiến tranh. Cuộc chiến này mang tên gọi gì, do ai gây nên, ai đứng đằng sau, thế hệ này đương nhiên phải nghĩ đến. Nghĩ thế nào và nghĩ tới đâu còn tùy cá nhân nhưng vấn đề nổi bật nhất, gần gũi và trực tiếp nhất là sự can thiệp của người Mỹ vào chiến cuộc. Sự có mặt của nửa triệu lính Mỹ và đồng minh, các loại chiến xa, vũ khí, nhất là các loại máy bay chiến đấu trút xuống hàng vạn tấn bom đạn trên ruộng đồng và con người Việt Nam, mà mỗi ngày người dân có thể nhìn thấy và cảm nhận, đã làm dấy lên tinh thần chống Mỹ như một tình tự dân tộc đương nhiên.

    Không ai, thời kỳ nào thoát khỏi gọng kềm lịch sử. Nhưng thế hệ tuổi trẻ này đúng là gặp vô cùng khó khăn. Các lực lượng chính trị điều hành đất nước đã thành hình từ trước, cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt, các thế lực quốc tế chi phối mạnh mẽ. Những người trẻ tuổi không có gì cả ngoài tuổi trẻ và khát vọng của mình. Về sau này, với độ lùi và thực tiễn lịch sử tiếp diễn, nhiểu người phê phán tuổi trẻ dấn thân thời đó thiếu viễn kiến lịch sử. Nhưng ai có thể có viễn kiến chính xác, ngay cả những người lãnh đạo có quyền lực trong tay, trên phạm vi cả nước hay toàn thế giới?

    Một đại học Huế, một thành phố Huế, một phong trào sinh viên học sinh tranh đấu nơi một địa phương, trong một giai đoạn, thật ra cũng rất nhỏ nhoi trong toàn cảnh cuộc chiến kinh hoàng trên khắp đất nước và cuộc tương tranh giữa các thế lực trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên trong tâm tưởng thế hệ dấn thân, đây vẫn là những ngày bão lửa bi hùng cao cả và ý nghĩa dấn thân của thế hệ này lại có thể vượt thời gian đến tương lai khi đất nước luôn cần đến những trái tim trẻ trung nóng bỏng.

    Sau và ngay trong thời kỳ dấn thân, thế hệ trẻ này đi theo nhiều hướng. Trở về học hành và cuộc sống đời thường, thành đạt hay thất bại tùy phận người. Một số gia nhập quân đội hay bộ máy hành chính Việt Nam Cộng Hòa, sau này đứng về phía chiến bại, khốn cùng trong các trại cải tạo hay ra được nước ngoài. Một số tham gia Mặt Trận Giải Phóng hay đảng Cộng Sản, đồng hành với chế độ mới.

    Từ ngày ấy, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, đất nước cũng gập ghềnh quanh co trên chặng đường gian khó đi tới tương lai. Những nhận định và phê phán về một thế hệ dấn thân vẫn còn nhiều khác biệt từ quan điểm của người nhìn nhận. Nhưng dù sao đi nữa, gác qua một bên những định kiến, hận thù và quan điểm chính trị, thế hệ dấn thân này vẫn thể hiện phẩm chất tinh hoa của tuổi trẻ trí thức Việt Nam, mà nếu được phát huy đúng đắn, những phẩm chất này sẽ làm nên đất nước.

    Nếu Ngô Kha còn sống đến hôm nay anh sẽ nghĩ gì và làm gì? Anh đã “theo gió tang bồng”. Hi vọng thế hệ sau và những người còn sót lại trong thế hệ anh sẽ tìm ra câu trả lời giả định cho anh và câu trả lời đích thực cho chính mình.

    Tháng 1/2013.

    TDBC

    • BUILAN says:

      Chào ông ban ” QN hay cãi” MP cuả tôi
      Ông đồng ý với tôi là bỏ di cái vụ DU SINH chứ nhĩ ?

      Ông “tâm đắc”, gặp TDBC, Post bài ông ấy lên đây cũng là việc rất phaỉ !
      TDBC cũng baỏ thủ như MP baõ vệ cái DU SINH vậy !!

      Tôi từng đối thực, đối ẫm với TDBC – từng đọc qua một vài tác phẩm cuả anh ta !
      Nghe , thấy tên anh ta là có cảm tưỡng như gặp người”trí thức” từng quen biết !
      Anh ấy vốn cũng dễ thương vì THẬT THÀ- Khiêm tốn khi đối diện ! NhưngTỰ SƯỚNG trong bóng tối cũng có thừa !

      Đâu dó tôi đã đọc bài nầy lâu rồi, nên chỉ liếc qua ! Gặp chỗ nầy thấy hay hay – Xin tô dậm

      “Đây là tiếng nói của những người Việt Nam gầy gò rách rưới, sinh ra và lớn lên trong nhọc nhằn, trong chiến tranh, khốn khó, tự nhận lấy trách nhiệm làm chủ vận mệnh của lịch sử.
      Đây là tiếng nói của những người sẵn sàng chiến đấu gian khổ, sẵn sàng đổ máu và hiến dâng thân xác gầy trơ xương để làm kẻ BIẾT SỐNG, DÁM CHẾT CHO DÂN TỘC VÀ TỰ DO.
      Tiếng nói này phát khởi từ một vùng sôi động nhiệt tình, luôn luôn vang dậy lời gào thét cuồng phẫn đòi quyền sống làm người từ rất lâu trong quá khứ.
      Tiếng nói này sẽ đi qua thành phố, làng mạc, qua rừng qua biển, đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm để kêu gọi người Việt Nam cùng sống trên một mảnh đất xanh xao khô héo về dựng tương lai cho đất nước này.
      Tiếng nói này là lời chung của người Việt Nam trọn lịch sử khát mơ sống thanh bình giữa đồng lúa xanh và câu hò giọng hát nhưng đã phải trả giá bằng tủi hổ nhục nhằn suốt nhiều thế kỷ.”

      Quý anh có cùng công nhận với tôi
      ĐẤT NƯỚC MIỀN NAM nuôi dạy giáo dục, tạo dựng NÊN những con người có được tiếng nói hào hùng trong một MÔI TRƯỜNG ĐÁNG SỐNG như thế !!
      Thương cho những tên goị là “Ăn cơm QG thờ ma CS” !!! Ngu dai ngu dài ngu lâu ! còn “CA VỌNG CỖ” Không chút hỗ then !

      GIỜ chúng khớp mõ , như khớp mõ chó cũng đáng đời !
      QUÝ ANH gioỉ mỡ cái mồm noí được một câu như cô bé PHƯƠNG UYÊN xem nào !
      NGÔ KHA cũng là một bài học đấy chứ bộ ! HUẾ đã sinh ra NK chứ không phaỉ Hà Nôi hay Hà Lôị !!
      Thời nàòi cũng có và ở đâu cũng có những người như TDBC NK HPNT HPNP, NĐX,
      LHĐ, MP … hìhìhi..!

      BAO lâu nữa mới tìm lại được , hỡi trời !!!
      BIẾT SỐNG, DÁM CHẾT CHO DÂN TỘC VÀ TỰ DO.
      Miã mai thay chỉ còn 16 vàng + 4 tốt

      http://3.bp.blogspot.com/-pk2Didb1kF4/UcaCJcSahrI/AAAAAAAAnMc/DBQ6CFOM52k/s1600/tcb-4s.jpg

      • MP says:

        Anh không đáng để tôi tranh luận!
        Chấm hết!

      • Trần Tưởng says:

        Xem ra đại ca Hưu trí này cũng là người không biết đọc !!!

      • BUILAN says:

        Lờ đi cũng được !
        Nhưng mà QN một nhà, thưa anh MP !
        Cảm ơn MP
        Ít ra anh MP vẵn còn biết phép tằc lễ nghiã !

        _ ME TOO

        ABC says:
        21/11/2013 at 02:16

        Những thằng ăn cơm quốc gia,thờ ma cộng sản như tên Bảo Cự nầy, nếu còn một chút liêm sĩ, hãy câm cha cái miệng lại là tốt nhất !
        Những tưởng theo đóm ăn tàn,ai ngờ cộng sản cũng không dùng,quốc gia thì khinh bỉ ra mặt, vậy không biết những người nầy còn mở miệng ra làm gì nửa nhỉ !
        Phân bua chăng? ssshhiiitttttss !!!
        Reply

        nguyễnthisôngđà says:
        21/11/2013 at 22:14

        Bọn cs làm báo kỹ niệm Ngô Kha,thật ra phãi chăng là kỹ niệm cho chúng nó.Chúng bôi tro trét trấu cho nhau ra cái vẻ ta đây ,bọn ta đây rất nhân bản. Hắn coi một người chết trôi sông không là cs ,không là qg mà là con ngưới ,co nghĩa là hắn cao cả ,nhân từ ,bao la rộng lớn,đày nhân tính .Mà có thật như vậy không hay hắn và đồng chí hắn trong cái tổ sv quyết tử Huế đã giết bao nhiêu người ,đã thả trôi sông bao nhiêu mạng ,đã chặt đầu khũng bố với bản án treo trước ngực báo nhiêu “con người” ? Lúc đó chúng có nhìn ra,mang đầy vẻ triết lý trí thức mao xếnh xáng .cái mạng sông mà chúng giết đó là 01 con người không quốc không cộng?
        Những thằng ăn cơm qg ,lại phản bội qg ,phản bội dân tộc như tdbc này đáng lẻ ngày nay nên ăn năn sám hối còn không thì dấu mặt dấu tên , chui rúc như chó như mèo hơn là tụ bơm mình lên,tụ coi mình là người thú đi bằng 2 chân (không phải là 4).ra vẻ ta đây nhân ái nhân từ…
        Thằng này khi vc vào SG một thời gian ,đã bị cho ra rìa ,bị nghi ngờ là phản bội cs,có làm tờ báo lại bị tước mất…(ndnl),bị điều tra, và không còn chức vụ gì nửa… Vắt chanh bỏ vỏ,Còn tang thương hơn cả lê hiếu đằng.Còn htấn Nẩm cũng ngồi chơi xơi nươc và vi vợ buôn ma túy nên đãng cho ân huệ là không phải vào tù,còn hpnt thì bại xuội.(vợ.nhà thơ Mỹ Dạ ,con nuôi của tên đò tể l đ thọ..bồng con lấy thằng khác !)Một số khác ít nổi đình đám hơn thì trốn qua Mỹ (nhất là mấy tên quây theo thầy trí quang)…Và nói thật nếu còn Ngô Kha (bị VC giết trong tết MT.Súng đạn vô tình !)sống thì nay cũng thế mà thôi !
        Tóm lại làm kỹ niêm NK chính ra là làm kỹ niêm cho chúng ,vì không ai nhắc nhở tới chúng thì chúng phải tìm cách tự nhắc nhở vậy. Tự “phong thần ” cho mình !
        kẻ lể dạ dòng văn tự
        Nhưng tựu trung chĩ có 01 kêt luận:
        (ntsđ)

        _ BL Xin cảm ơn quý vị !

      • BUILAN says:

        Tôi thật lòng gơỉ đên bác Hưu Trì một lời CẢM ƠN!
        _ Bác HT đã có lòng quan tâm. Có công ĐỌC – dẫn nhiều link rất giá tri !!!!
        _ Tôi hiểu chủ đích cuà HT- nhằm mở mắt cho những con ếch còn ngồi dưới đáy giếng kêu ỌP ẸP như thời trong hang Pac Bó ! hơn là chuyện “Giúp ông vô vị lợi”
        _ Xin cho tôi COPY SAVE coms cuả HT để làm tài liệu qúy- học hoỉ thêm !! Ai có tinh thần học hoỉ thì nên chiụ khó đọc hết những đường LINK được dẫn !

        __ Tôi CẢM ƠN Trần Tường và cũng xin lễ phép thưa là Tôi không đồng ý voi bạn !

        @ – Sau cùng xin cả NHỊ VI nhận ở tôi lời XIN LỔI muộn màng- Vì trót lơ là không đọc – suýt chút nữa là vấp phaỉ LỖI phí của trời!!! Có thể thêm hậu quả nghiêm trọng “nóng vôi , làm buồn lòng nhau”

        Trân trọng kính chào !

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Xin mạn phép Ban Biên Tập repost bài viết hay có liên quan mật thiết đén chủ đề trên.

    Thành thật cám ơn và mong bà con tham gia thảo luận tích cực vấn nạn lớn này hiện nay

    ====

    Nơi cần phòng lũ phải bỏ phần điện

    Tô Văn Trường

    Mùa mưa lũ năm nay đang gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho miền Trung. Lý do chủ yếu là mưa, bão liên miên nhưng có một lý do càng ngày càng rõ và không thể biện minh là do việc xả lũ đồng loạt, thậm chí có nơi vỡ đập gây tác hại nghiêm trọng cho vùng hạ lưu. Người dân đang gồng mình chống chọi với thảm họa kép “lũ chồng lên lũ”!

    Thuật ngữ “lũ chồng lũ” lâu nay xuất hiện để phản ảnh thực trạng xả lũ từ các hồ thủy điện xuống vùng hạ du vốn đang bị ngập lụt do lũ và mưa lớn nhiều ngày. Con lũ “chồng” lên ấy do con người tạo ra. Một hồ thủy điện cần được tính đến việc vận hành cân bằng giữa các lợi ích ngay từ khi lập và duyệt dự án. “Cân bằng” không chỉ là vận hành cân bằng để giảm thiểu tác động mà còn là cơ chế chủ nhà máy lấy lợi ích của mình để chia sẻ cho những người bị thiệt hại. Trong trường hợp thiên tai gây ra tình trạng bất khả kháng “lũ chồng lũ” thì cơ chế mua bảo hiểm cho hạ du là rất cần thiết.

    An toàn về tính mạng con người cần ưu tiên, cho nên mỗi hồ chứa nước đều phải có kế hoạch khẩn cấp trước khi đưa vào vận hành. Kế hoạch đó chỉ rõ các kịch bản và các hành động ứng phó cũng như chế tài.

    Lũ chồng lũ xảy ra do “nhân tai” tác động rất lớn. Rừng bị phá hủy nhiều dẫn đến không có vùng đệm để giảm lũ. Hệ thống hạ tầng như đường giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch…. ngày càng phát triển, đặc biệt các trục quốc lộ I, đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ ven biển và các trục đường nối các khu kinh tế ven biển nhiều nơi cắt ngang dòng chảy lũ… được tôn cao, làm mới, đã làm mực nước lũ cao lên, thời gian lũ lâu hơn. Quá trình đô thị hóa san lấp nhiều khu vực đã làm tăng dòng chảy tràn, thu hẹp hành lang thoát lũ.

    Quy trình vận hành đơn hồ dù đã có nhưng vẫn chỉ tối ưu đơn mục tiêu, không phải đa mục tiêu. Quy trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ vẫn đặt vấn đề lợi nhuận về điện năng, tối ưu về thủy điện, không đặt mục tiêu chống lũ cho hạ du, do vậy khi có mưa, các hồ vẫn chủ động tích nước vào hồ chứa để dự trữ (vấn đề này vẫn được sự cho phép của quy trình vận hành liên hồ chứa).

    Trong khi đó, công trình thủy điện cần giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phòng lũ và phát điện, nếu muốn có nhiều điện thì mực nước hồ phải trữ cao vì công suất N = kHQ. Trong đó, H là cột nước, Q là lưu lượng, có nghĩa hồ càng đầy càng phát nhiều điện, lợi nhuận lớn. Phòng lũ lại cần có dung tích chứa lũ, khi lũ đến bụng hồ phải rỗng, mực nước hồ phải thấp để có dung tích chứa lũ.

    Khai thác một dòng sông và hệ thống sông trước tiên là phải xây dựng quy hoạch hệ thống nguồn nước, đề xuất giải pháp tổng hợp để lợi dụng thật tốt nguồn nước, giảm thiểu hoặc hạn chế tác hại mà nguồn nước có thể gây ra. Sau đó các ngành mới căn cứ vào quy hoạch đó để lập riêng quy hoạch cho ngành mình, không được vi phạm quy hoạch tổng thể. Trớ trêu là ở nước ta, thì làm ngược lại: ngành điện, thuỷ lợi, rồi công nghiệp (boxit Tây Nguyên), cấp nước dân sinh vv. .. đều có quy hoạch riêng mà không có “nhạc trưởng” chỉ đạo chung.

    Trên một con sông, một lưu vực có ít nhất 4 ngành có quyền phê duyệt quy hoạch, đó là Bộ Công thương duyệt quy hoạch thủy điện. Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quy hoạch thủy lợi. Bộ Xây dựng duyệt quy hoạch cấp nước đô thị, lấy nước. Bộ Tài nguyên & Môi trường duyệt quy hoạch tài nguyên nước vv…chưa kể thẩm quyền duyệt quy hoạch của các địa phương đã băm nát bài toán quy hoạch tổng thể!

    Do đó, các hồ chứa thuỷ điện lớn do tư nhân đầu tư hầu hết không có dung tích phòng lũ vì không mang lại lợi ích cho họ, mà tăng chi phí đầu tư. Đáng lẽ ra, nếu có quy hoạch tổng thể, các hồ thuỷ điện phải có dung tích phòng lũ, dung tích đó trong mùa lũ không được sử dụng, để chờ đón lũ, sẽ có tác dụng giảm lũ cho hạ du. Nếu dự báo tốt, sẽ tránh được tổn thất về điện cũng như đảm bảo dành nước phục vụ cấp nước tưới cho mùa khô năm sau.

    Cần rà soát quy hoạch các ngành, xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng tổng hợp nguồn nước, nhất là quy hoạch phòng lũ, chỗ nào cần phòng lũ phải hy sinh phần điện, không thể vì lợi ích điện của nhóm người mà gây thiệt hại cho toàn thể xã hội. Xây dựng các giải pháp phòng lũ cho từng sông, xây dựng thêm các hồ chứa phòng lũ nếu có điều kiện hoặc các biện pháp ngăn lũ (đê), thoát lũ khác ..

    Khẩn trương xây dưng và xem xét lại quy trình vận hành hồ chứa, Nhà máy thủy điện bảo đảm vận hành nghiêm chỉnh theo quy trình, khi xả lũ phải thông tin đầy đủ kịp thời cho đia phương bằng tất cả các biện pháp như còi hú, điện thoại, phát thanh, nếu không làm tốt phải trừng phạt, đền bù. Cần có cam kết giữa chủ đầu tư thuỷ điện và chính quyền địa phương, tăng cường giám sát của nhân dân.

  5. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa bác nguenha,

    Theo tôi nghĩ, lời giải thích khá ổn thoả, tại sao đường xa lộ Hồ Chí Minh trên rặng Trường Sơn lại là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra lũ lụt ở miền Trung, qua bài viết của TS. Tô Văn Trường: NƠI CẦN PHÒNG LŨ PHẢI BỎ PHẦN ĐIỆN, đăng trên blog TỄU của Nguyễn Xuân Diện vào hôm nay thứ tư 20 tháng 11, như sau:

    (trích)
    Lũ chồng lũ xảy ra do “nhân tai” tác động rất lớn. Rừng bị phá hủy nhiều dẫn đến không có vùng đệm để giảm lũ. Hệ thống hạ tầng như đường giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch…. ngày càng phát triển, đặc biệt các trục quốc lộ I, đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ ven biển và các trục đường nối các khu kinh tế ven biển nhiều nơi cắt ngang dòng chảy lũ… được tôn cao, làm mới, đã làm mực nước lũ cao lên, thời gian lũ lâu hơn. Quá trình đô thị hóa san lấp nhiều khu vực đã làm tăng dòng chảy tràn, thu hẹp hành lang thoát lũ.
    (hết trích)

    • nguenha says:

      Cám ơn góp ý của bạn LMC.Thật ra ,có nhiều nguyên nhân tạo Lũ.Tôi không phủ nhận con đường HCM cũng là một irong những nguyên nhân đó.,về mặt đốn cây,chặt rung,phá hại môi trường…Còn với lý do “con đường HCM là bức tường ngăn cản,tạo ra dòng chảy tập trung,gây nên Lụt thì thật “không ổn”.Đứng về góc độ kỷ thuật khi làm đường ở vùng đồi núi,vấn dề dòng chảy ở Thương và Hạ lưu của con đường phải được Khống chế (theo ý của thiết kế), hướng dòng,vận tốc và cả sự-ma sát của nước, qua hình thưc rảnh bậc cấp,xương cá,rảnh tiêu năng… vì đó là vấn đề” Sinh tử “,bảo vệ tuổi thọ của con đường.Có đôi khi , những đoạn đường nếu cần,phải xây kiên cố để biến thành đập tràn,ngỏ hầu thoát nước kịp(Đập đá ở Huế là một thí dụ).Theo tôi ,hệ thong thủy điện xây dung tùy tiện vẩn là lý do chính tạo ra” Lủ chồng Lũ”.Ngoài những lý do trên cũng phải kể đến vấn đề Đô-thị hóa. Đô thị VN hầu như không có hệ thong thoát nước,nếu có chăng cũng không đủ thoát nước.,Nước mưa không có Đất thấm.Nước mưa ở các đô thị VN hầu hết chảy ra đường! Ở các nước tiên tiến nước mưa được chảy vào môt hệ thống riêng để dự trử. Các dòng sông ở phần hạ lưu, trải qua nhiền năm không nạo vét, cũng góp phần làm dòng chảy bị “ùn tắc”.!! Ngay cả việc làm cầu ,cũng phải được nghiên cứu, xây nhiều cầu trong một đoạn song ,củng là lực cản dòng chảy.Nói tóm
      lại thiên tai thì ở đâu củng có.Nhưng thiền tai triền miên,càng ngày càng lớn hơn,thì yếu tố gây ra bởi Con người cần phải quan tâm. Cám ơn.

  6. Phan Huy MPH says:

    Cơn Lũ Vượn Người

    Những cơn lũ thiên nhiên thường vẫn có
    Đến từ trời tàn phá đất quê tôi
    Đều thua xa cơn lũ của vượn người
    Toàn là máu, kéo dài hằng thế kỹ.

    Dân tôi gọi chúng là cơn hồng thuỷ
    Chẳng khác gì chuyện kinh thánh ngày xưa
    Nhưng ngày xưa là chuyện chúa răn người
    Còn ngày nay, chuyện của con người vượn.

    Con người vượn khởi đầu trong tưởng tượng
    Hai ông già khoa bảng phịa cùng nhau
    Có ngờ đâu sinh sản khắp năm châu
    Gây tai hoạ một thời cho nhân loại.

    Tại Việt Nam, một ma đầu bại hoại
    Gầy vượn người, lấy giống tại Liên xô
    Nón cối, dép râu, búa liềm ngâm máu
    Thù hận trong tim và chủ nghĩa trong đầu.

    Người vượn Việt, tuy sinh sau đẻ muộn
    Nhưng hung tàn, man rợ gấp đàn anh
    Nhờ cha già, tay đệ nhất gian manh
    Và kinh nghiệm của quan thầy để lại.

    Chính nhờ vậy, chúng vẫn còn tác quái
    Và hoành hành trên mảnh đất quê tôi
    Dù năm châu thế giới đã thải hồi
    Và nhân loại đã bừng cơn ác mộng.

    Bất hạnh thay cho quê hương nòi giống
    Chìm ngập trong cơn thác lũ vượn người
    Từ bắc vào nam, bầy quỷ ám ma trơi
    Đang giày xéo con người và đất nước.

    Trăm năm rồi, hoạ tai còn chưa hết
    Và triền miên cơn lũ vượn hãi hùng
    Chúng bây giờ vẫn khốn khiếp ung dung
    Toan tính chuyện muôn ngàn năm quốc nhục.

    Nhưng số vượn đến đây là chấm dứt
    Hàng triệu người dân Việt đã vùng lên
    Sau đêm dài mê muội hàng thập niên
    Quyết cùng vượn trận thư hùng sống mái.

    Bởi dân tộc không thể nào nhục mãi
    Kiếp lao nô cho lũ vượn đè đầu
    Muốn vươn mình sánh kịp với năm châu
    Chỉ còn cách triệt tiêu bầy vượn Cộng.

    http://fdfvn.wordpress.com

    • huỳnh says:

      Quái lạ! Cái lũ vượn người quỷ ám ma trơi từ bắc tràn vô nam là loài vượn người hết sức ngu sy, đần độn mà sao chúng nó lại đánh cho cái đám được gọi là “người” VNCH thông minh, tài giỏi phải đầu hàng không điều kiện lũ vượn người? Và từ 30/4/1975, cái gọi là “người” VNCH đã trở thành con ma vô chủ hơn 38 năm qua? Quái lạ hơn nữa là lũ vượn người ấy chúng cầm quyền trên cả nước gần 40 năm rồi mà không bị nhân dân đập chết, có khả năng chắc chắn là lũ vượn người ấy còn cầm quyền rất lâu, không biết đến bao giờ mới trở về rừng. Càng quái lạ hơn là hôm 12/11/2013, cái lũ vượn người ấy lại được 184/192 quốc gia thành viên LHQ bầu chúng vô HĐNQ, cái lũ vượn người ấy được ngồi chung và ngồi ngang hàng với loài người văn minh trên thế giới.

      • Sự thật mất lòng says:

        Bạn Huỳnh,
        Không rõ bạn vì bị đàn lũ vượn người ấy nó bưng bít thông tin nên bạn không biết , hay bạn là một trong bầy lũ vượn người ấy nên bạn không hiểu những điều người ta bàn luận ?
        Sự xảo quyệt , gian dối và hung ác là lý do chúng thắng miền Nam .
        - vì chúng vừa xảo quyệt vừa hung ác , lại có Vũ khí trong tay , nên gần 40 năm qua người dân ,không làm gì được chúng. Nhân dân VN suot 56 tỉnh thành từ dưới ải Nam Quan hàng trăm Km( vì ải Nam Quan mất vào tay Tàu khựa rồi còn đâu)đến mũi Cà Mâu chịu bao cảnh oan khiên mà tay không , khong vu khi chong tra ,nên phai nuôi căm thù mấy mươi năm . Ngày nào đó thời cơ đến , nhân dân sẽ tràn ra ở khắp hang cùng ngõ hẻm như lũ tràn lũ quét sạch bọn vượn người này xuống ống cống, mấy con đầu đàn như Nguyễn tấn dũng , Trương tấn sang, phùng Quang Thanh, nguỹen Chí vịnh etc…chúng đã tính toán sắp xếp ngày đó rồi nên dang chuyển tiền bac qua các Ngân hàng , nhà cửa ra ngoại quốc . Lúc ấy còn lại những con vượn người thấp bé như công an, tổ dân phố , dân phòng , cảnh sát , quần chúng tự phát …v.v nhung dua ac doc, danh dap dan ngheo sẽ bị lũ chồng lũ của nhân dân quét đến.,chỉ là thời gian thôi .
        - sở dĩ bọn lũ vượn người này được 1 ghế hội đồng nhân quyền là vì chỉ có 5 nước ra ứng cử cho 4 ghế, nhưng giờ chót Saudi Arabia lại rút tên . Nên chúng mới vào ghế đó.
        Chẳng hiểu , có phải là ý trời muốn cho chúng cơ hội để thử thách , xem chúng có biết nhân cơ hội này mà học làm người tử tế như người khác trong Cộng đồng the gioi hay chung chỉ muốn làm lũ vượn người (hèn với tầu phù , ác với dân nghèo ) trước khi Trời sắp xếp hoàn cảnh đề nhân dân VN vùng lên thành lũ chồng lũ giật sập lũ vượn người này xuống các ống cống.
        Bên tàu chúng đang sợ ngày đó đấy. ở Bắc kinh , xe lao vào cổng Thiên an môn làm chết người , một tràng bom nổ chết hơn 10 người ở Tử cấm thành . Có nơi dân Tàu nổi dậy, bắt trói công an kéo Lê ra ngoài đường phố bêu xấu. Mấy ngày qua, có thành phố dân tràn lên lột áo công an , trói gô lai hàng giờ đấy.

      • huỳnh says:

        @ Sự thật mất lòng:
        Bạn viết: “- sở dĩ bọn lũ vượn người này được 1 ghế hội đồng nhân quyền là vì chỉ có 5 nước ra ứng cử cho 4 ghế, nhưng giờ chót Saudi Arabia lại rút tên . Nên chúng mới vào ghế đó.”
        Như thế có nghĩa là “lũ vượn người” ấy gặp hên, được châm chước, tức là “đậu vớt’. Nhưng sao “lũ vượn người” ấy “đậu vớt” mà lại có “điểm” cao nhất trong 14 “thí sinh dự thi”: 184/192 – 95%???

  7. Choi Song Djong says:

    Đã bảo là “con đường Bác đi là con đường bi đát” nhưng chả ai chịu nghe,nhất là mấy cô cậu dư lợn viên trong diễn đàn này không hề ngoan chút nào.Nhân nói đến lũ lụt miền Trung thì cũng luôn tiện nói đến cái sự cứu trợ của bọn bất lương,chúng nhận tiền ủy lạo của người dân trong nước cũng như một vài quốc gia trên thế giới,nhưng chúng nó,quân đểu cáng toàn bố thí cho người gặp nạn đồ hết đát,mốc meo.Nhiều nơi bọn cán ngố chó má đưa người nhà vào danh sách những trường hợp cần được cứu trợ.Chỉ giỏi đục khoét ăn trên xương máu đồng bào,còn những chuyện như nước sắp mất,nhà sắp tan thì ôi thôi chúng cóc cần đếm xỉa.

  8. Vân Nam says:

    Không ‘tào lao” đâu độc giả ‘nguenha’ ơí!

    Xin đọc kỹ:
    “…còn con đường HCM chạy lưng chừng dãy Trường Sơn. Hệ thống này như con đê CHẶN NGANG dòng nước đổ từ trên cao xuống. NƯỚC CHẠY DỌC THEO ‘CON ĐÊ”( đường HCM) công phá rất lớn vào NHỮNG ĐIỂM YẾU rồi TẬP TRUNG ĐỔ XUỐNG( từ những điểm này.)…”

    Nếu không có ‘con đê’ (HCM) ngăn dòng nước từ trên cao đổ xuống, nước sẽ chảy tràn lan, giảm bớt sự tập trung vào 1 điểm nào đó rồi từ đó đổ xuống tạo sức mạnh lớn gấp nhiều lần bình thường. Giả sử theo nguyên lý, “nước chảy vào chỗ trũng’ thì con người với khả năng cũng hoá giải được hiện tượng tự nhiên này. Hãy hình dung ĐIỂM YẾU như cái phễu là thấy rõ sức mạnh cuả dòng nước đổ vào một điểm.

  9. quang minh says:

    Mấy ông gọi là “nhà khoa học”đa số được đảng CSVN đào tạo để phục vụ quyền lợi của đảng là trước nhất.Mọi thảm họa bất kỳ nguyên nhân do đâu,nhiệm vụ của họ là cố tình đẩy trách nhiệm ra khỏi đảng càng xa càng tốt,bất chấp luận chứng kỷ thuật gì cả,vì từ lâu dưới mắt họ người dân chỉ là một lủ ngu nói gì chúng cũng chẳng biết,nhưng thật ra họ đã lầm!
    Điều mà ai cũng biết ở CHXHCNVN mọi loại hình doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài cũng phải bám vào doanh nghiệp nhà nước để cộng sinh.Mà doanh nghiệp nhà nước đều là doanh nghiệp của đảng vì nhà nước nầy là nhà nước của đảng,cho nên mọi lợi ích đều thuộc về đảng.cho nên ta thấy kinh tế càng tăng trưởng người dân lại càng nghèo,tài nguyền ngày càng cạn kiệt đồng thời xuất hiện vô số tỉ phú dollar còn hơn các nước tư bản.Bây giờ đảng CSVN lại hiến định vai trò quốc doanh trong Hiến Pháp nữa,có lẽ chẳng bao lâu nữa Việt Nam sẽ biến thành hoang mạc không cón sự sống.

  10. nguenha says:

    Trong 3 ” nguyên nhân” nêu ra gây lủ lụt thì ngyên nhân Đường HCM với lý do : “Đây là con đê dài ngăn nước từ trên cao đổ xuống..” hoàn toàn không đúng. Ai cũng biết Lủ lụt là do NƯỚC-CHẢY-KHÔNG-KỊP,
    nay đường HCM “NGĂN”nước lại,thì làm sao có Lủ được?? Chỉ cần suy nghi như thế ,thì đủ biết Lý do nêu lên “tào lao”. Thật ra ,đường HCM góp phần tạo nên Lũ là vì : Đốn cây,chặt Rừng,tạo nên tăng-tốc-độ dòng chảy của nước, cũng going như Xả Lủ của Thủy điện,cùng một lúc lương nước về nhiều,dòng chảy không kịp tạo nên LỦ! Trong nghiên cứu về” Dòng chảy”,có một điều nên biết : dòng chảy của nước ,củng going “dòng
    lưu thông” của Giao thông: Xe nhiều thì kẹt,nước nhiều thì Lủ. Nhân đây ,tôi cũng xin nói một điều,mà
    it ai biết, về khả năng hiểu biết Thủy văn của VNCS: Vào cuối thập niên 8o,tôi gặp anh Trương q M.,người Huế tại Sai gòn.Anh M. là một chuyên gia tầm cở của chính phủ Pháp,anh là người VN có mặt
    trong việc Kiến tạo đường Hầm qua biển Manche của Pháp.Anh cho biết,vùa rồi anh có ra Huế ,lúc đó còn
    Tỉnh BTT,làm việc với Sở Thủy Lợi Tỉnh ,do TS Phú làm GĐ ,về vấn đề Ngăn mặn dòng Sông Hương. Thì té
    ra cả một Sở-thủy-Lợi không có một tài lieu Thủy văn về dòng chảy của SH!! Anh M hỏi họ :thế thì làm sao
    định được mức độ “nhiểm mặn”theo từng thời vụ được? thì được trả lời “nhờ thông tin ở Dân”.Đúng là
    Chinh quyềnNhan Dân!! Anh M hứa với họ ,lần tới về VN,tôi sẽ cho tài lieu thủy văn của dòng Sông
    Hương có từ thời Pháp (cố nhiên quá củ),nhưng Có còn hơn Không!! Chẳng trách,thời đó Tỉnh BTT “Nổitiếng” là con KE^NH đào từ điện Hòn chén đến An Cưu,dài trên 10km,đào xong thì Nước CHẢY NGƯỢC!! Đó là về Thủy lợi. Còn về Giao thông, một Ông TS ở viện nghiên cứu Trung ường,khi báo chí hỏi;
    Tại sao đường cao tốc Saigon-Trung lương xe chạy hay nổ lốp ,ông TS trả lời : Xe chạy nhanh Ma-sát LỚN,
    rồi Ông khuyên VN là nước Nghèo ,xe không nên chạy “vận tốc cao” !! (Bao VN net). Tất cả đó là Tư-duy của nền Học-thuật nước CHXHCN VN ! Có hay không, nên đổi tên nước thành “VIET-CỘNG” ??

    • Hồ Bác Cụ says:

      Xin cám ơn nick . Đâ chỉ là một trong muôn ngàn chuyện nói về cái não trạng NGU DỐT mà cứ dành độc quyền lãnh đạo của đảng cướp Hồ chí minh. Tòan thể bọn đảng viên VC đều thất học, du thủ du thực, đá cá lăn dưa, bọn chúng được khuyến khích từ tên sáng lập ra đảng CSVN, Hồ chí Minh, rằng: “Các chú các cô cứ mạnh dạn làm, hễ sai thì ta sửa”. Không sử dụng trí thức chuyên gia để điều hành quản ly’ việc nước, mà chỉ cốt dùng thủ hạ tay chân thân ti’n của mình. Điều đó đã chứng minh rõ ràng HCM không phải vì dân tộc vì đất nước mà chỉ vì đảng và trình độ hiểu biết của HCM chỉ đầy 2 chiếc lá mít. Khá hơn bọn đàn em trong đảng mỗi tên trình độ chưa đầy một cái lá mít!!! Xây dựng đất nước mất ngàn năm, bọn Hồ chí minh và đảng CSVN chỉ phá trong vòng vài thập niên là VN ta ô hô ai tai, dân chúng VN bi giờ đi đâu ra nước ngòai cũng đều bị khinh bỉ ra mặt, vì họ cho rằng người VN ai cũng là “con cháu boác Hù” cả!!!! Mà đã là “con cháu bác Hù” thì phải “thể hiện cao độ tính đảng, đạo đức HCM” qua việc ăn cắp, chôm chỉa, dối trá, lừa gạt, thích dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, trồng cần sa ma túy, đi làm đĩ điếm ma cô, làm bồi, làm nô lệ, lao nô cho người nước ngòai để mau có đô la nộp cho đảng CSVN. Lối sống văn hóa đạo đức theo gương bác Hù nghĩa là “vô cảm” khi người khác bị áp bức đánh đập ăn cướp, hiếp, giết xảy ra ngay trước mắt mình. Ăn nhậu chơi bời suốt ngày để vinh danh boác Hù. Sống trong đất nước sa đọa, tan nát như thế, nhưng lại cảm thấy sung sướng hạnh phúc lạc quan nhất thế giới??? Họ có còn là con người nữa không hay chỉ là những con vật đang sống trong “Nông trại Súc Vật”???

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường