Đường Hồ Chí Minh là nguyên nhân chính khiến lũ miền Trung ác liệt hơn
Ông Doãn Mạnh Dũng là Chuyên gia độc lập về biến đổi khí hậu, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM, kiêm Tổng thư ký Hội. Cuộc phỏng vấn sau đây do Duy Chiến của VietNamnet thực hiện
——————————————-
Quyền “bấm nút xả lũ trong tay ông thủy điện”
Thưa ông, những trận lũ lụt ở miền Trung đang ngày càng dày đặc hơn và hậu quả khủng khiếp hơn. Ngoài chuyện thiên nhiên đang ngày càng “khó ăn khó ở” thì còn nguyên do từ đâu nữa không?
Có ba nguyên nhân chính khiến tình hình lũ lụt ở miền Trung ngày càng gay gắt, ác liệt.
Thứ nhất là chiến lược phát triển về hướng Tây của các tỉnh miền Trung, tức khai thác rừng phát triển SX trên đất rừng.
Thứ hai, làm con đường Hồ Chí Minh chạy lưng chừng dãy Trường Sơn chẳng khác chi con đê dài ngăn nước từ trên cao đổ xuống mà các giải pháp kỹ thuật không đồng bộ.
Thứ ba, quản trị xả lũ kém. Mạnh “ông” nào “ông” nấy xả cùng thời điểm khiến cho lượng nước đổ về hạ nguồn ồ ạt.
Ba nguyên nhân này đã gây ra tình trạng lũ lụt khủng khiếp mà trong lịch sử chưa hề xảy ra, gây thiệt hại rất nặng nề. Và nguy cơ với tương lai còn lớn hơn nữa nếu không có giải pháp khắc phục sớm.
Ở đây, ta cần nhấn mạnh một nguyên lý, nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng cũng là hiểm họa khủng khiếp nếu chúng ta không biết cách sử dụng hiệu quả!
Ông có bằng chứng gì cho nhận định của mình trong khi nhiêu chuyên gia khác và dư luận xã hội đang “soi” vào hệ thống thủy điện?
Tất nhiên hệ thống thủy điện không thể vô can nếu không nói là “kẻ” trực tiếp gây ra! Nhưngtrước hết tôi sẽ nói các vấn đề tôi vừa nhận định ở trên.
Tư duy tiến về hướng tây rất phổ biến ở các tỉnh khu vực miền Trung từ Quảng Bình cho tới tận vùng Đông Nam Bộ. Tôi đã nghe trực tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của các tỉnh nói công khai. Anh hãy thử lên cửa khẩu Bờ Y (tỉnhKon Tum) xem, đây là ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Phía Việt Nam rừng đã bị phá sạch trong khi phía Lào và Campuchia rừng còn nguyên!
Hoặc đi tàu lửa Bắc – Nam đến Quảng Bình, qua sông Gianh thì đường sắt không còn đi dọc ven biển nữa mà trở lên hướng Tây. Ngồi trên xe lửa bằng mắt thường thấy rất rõ rừng chẳng còn nữa. Sát chân núi là những nương rẫy trồng ngô, khoai. Rõ ràng là việc phá rừng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát khi chưa có chiến lược giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Tôi đã nghe nhiều diễn đàn công khai nói về chuyện này.
Nước ta có con đường huyết mạch là QL1A chạy dọc ven biển, còn con đường Hồ Chí Minh thì chạy lưng chừng dãy Trường Sơn. Hệ thống đường này như con đê chắn ngang dòng nước đổ từ trên cao xuống. Nước chạy dọc con đê công phá rất lớn vào những điểm yếu và tập trung đổ xuống …
Ngoài ba nguyên nhân nói trên, thì nguyên nhânthứ tư chính là thủy điện. Thủy điện không vô can mà chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa.
Hệ thống này đang được quản trị rất kém, nằm trong tay những “ông” DN đầu tư và xem nguồn nước như của mình. Không ai có thể kiểm soát được. Điều vô lý nhất là, như tôi đã nói, tài nguyên nước có mặ tlợi và mặt hại, “ông” thủy điện chỉ quan tâm khai thác mặt lợi, còn mặt hại “ông” xả ra mặc cho bao nhiều người dân ở hạ lưu gánh chịu, Nhà nước phải lo lắng!
Hiện nay chẳng ai được sờ vào nút bấm xả lũ cả. Quyền bấm nút trong tay những“ông” chủ thủy điện không hề biết tới hậu quả thật là vô lý và nguy hiểm!
Quyền xả là của “ông”
Theo ông, việc cần phải làm ngay là gì?
Cần phải ngăn chặn ngay kiểu quản trị không hiệu quả như lâu nay! Việc xả nước từ các đập thủy điển cần phải được quản lý tập trung bằng Hội đồng xã lũ. Hội đồng này là những đại diện cho quyền lợi của nhân dân ở vùng hạ lưu.
Ví dụ sông Ba, sông Thu Bồn hay sông Côn đi qua địa phương nào thì địa phương đó có đại diện trong Hội đồng. Phía sau hội đồng là các chuyên gia cung cấp tình hình khí tượng thủy văn và thống kê để Hội đồng quyết định thời điểm “bấm nút” xả.
Vào mùa mưa, nước tràn về, căn cứ vào tình hình và dự báo, Hội đồng sẽ quyết định nhà máy nào phải xả trước bao nhiêu mét. Cứ lần lượt như vậy, các nhà máy phải xả trước khi lũ tràn về để đảm bảo an toàn cho nhân dân ở hạ lưu…
Hội đồng xả lũ làm việc theo nguyên tắc lấy an toàn của nhân dân làm đầu và chịu trách nhiệm với nhân dân và pháp luật.
Nhưng có vẻ như lâu nay chính quyền các địa phương cũng rất quan tâm và thường có chỉ đạo cho việc xả lũ ở các nhà máy thủy điện chứ không phải phó mặc cho các ông chủ?
Việc từng tỉnh quan tâm chỉ đạo như lâu nay không thể có hiệu quả vì hệ thống thủy điệndày đặc nằm trên nhiều địa phương. Chính quyền các tỉnh không thể phối hợp được với nhau. Và việc xả lũ là quyền của các “ông” chủ nhà máy. Từng tỉnh phải “đề nghị” hoặc“yêu cầu”, nên việc vận hành chung thiếu đồng bộ.
Trong khi đó, ông chủ nào cũng muốn tích trữnước, đợi sát nút mới xả thì thiệt hại,chết người là phải! Và “ông” này xả mà “ông” kia không xả hoặc nấn ná thêm thờigian là cũng đủ chết dân rồi!
Nếu vận hành mô hình Hội đồng như ông nói,nhưng các dự báo không chính xác, dẫn đến quyết định không chính xác thì cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư thưa ông?
Giả sử có rủi ro như vậy thì DN phải chịu! Phải lấy lợi ích của người dân lên hàng đầu. Bởi vì liên quan đến mùa màng, nhà cửa, hoa màu và tính mạng của nhân dân cùng hàng loạt cơ sở hạ tầng của các địa phương. Chuyện rất lớn!
So với lợi ích đó, thì số các DN thủy điệnlà thiểu số. Với lại, so ra nếu giảm lợi nhuận trong mùa mưa lũ nhưng đảm bảo an toàn cho dân cư và cơ sở hạ tầng tích lũy làm ra biết bao công sức thì lợi ích này vẫn lớn hơn nếu không nói là vô giá.
Mặt khác, đảm bảo an toàn cho nhân dânhạ lưu nghĩa là giữ được sự ổn định trật tự xã hội. Không thể chỉ vì chăm lo cho lợi ích của nhà đầu tư mà gây hiểm họa cho người dân.
Chẳng phải duy trì tình trạng như hiện nay thìNhà nước cũng vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa đến như mấy năm nay đó sao!
Đừng để no vài bữa mà nhà bay sạch
Vậy còn với ba nguyên nhân khác như ông nói ban đầu, cần hướng khắc phục như thế nào?
Đây là dịp để chúng ta nhìn lại các chiến lược phát triển kinh tế và có sự lựa chọn, thay đổi đúng đắn hơn. Chúng ta vẫn đang có nhiều cơ hội để khắc phục những sai lầm như lâu nay. Nói một cách hình ảnh,để giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm đời sống của nhân dân bằng cách “phát triển theo hướng tây”, tức phá rừng, khai hoang để SX trên đất rừng thì chẳng khác chi rút tranh, rút củi trên mái nhà để nấu cơm vậy! Có thể được ăn no vài bữa nhưng căn nhà sẽ bay sạch, chẳng còn chỗ trú ngụ nữa!
Hội nghị BCH TƯ lần thứ 4, khóa X đã xác định chiến lược tiến ra biển, phát triển kinh tế biển, đảm bảo thu nhập từ kinh tế biển đạt 53% GDP là rất đúng đắn,khôn ngoan.
Đây là dịp để các tỉnh miền Trung khởi động chiến lược này, thay thế cho “tiến về hướng Tây” như lâu nay. Có như vậy chúng ta mới giữ được rừng. Một số ít nhân dân ở lại rừng được Nhà nước đảm bảo thu nhập để sống và giữ gìn, bảo vệ rừng nghiêm ngặt.
Còn hệ thống đường Hồ Chí Minh chạy dọc lưng dãy Trường Sơn, cần phải xây dựng nhiều cầu để thoát nước chứ cống không thể tải nổi. Việc này tốn kém lắm, cần làm dài lâu. Trong tư duy chiến lược về xây dựng hạ tầng giao thông miền Trung,theo tôi phải xây dựng mạng lưới đông tây trước, tức mạng lưới xương cá chạy dọc theo dòng chảy của nước, sau đó kết nối với trụcbắc – nam. Làm như vậy vừa khai thác có hiệuquả và tránh được cản trở dòng chảy từ Trường Sơn đổxuống. Lũ lụt sẽ được hạn chế dần.
Theo VNN
Sau 1975 đi ở tù vài năm,tôi có “may mắn” làm việc với bọn chúng,mới hiểu được vì sao các tai họa lại đến với Đất nước chúng ta nhiều như vậy. Đúng là do tham nhũng ! Nhưng tham nhũng bắt đầu từ đâu?? Có người bảo thời xưa không có,chỉ mới đây,sau 1975! Sai hoàn toàn! Tham nhũng có từ khi “Có Bác”! HCM đả tạo ra một xả hội với nền giáo dục HỒNG hơn CHUYE^N,do đó Học ở Miền Bắc chẳng qua là Học để “biết viết,biết đọc”,còn tất cả “kiến thức” đều nằm ở HỒNG! Nói như Con -vẹt về Chủ nghĩa nầy nọ,thì như”cái máy”,nhưng khi nói có chút “bài bản’ thì như thằng ngọng ..ấy..ái uông..! Từ đó đẻ ra một xả-hội mà HCM dễ bề thao túng: Xả-Hôi dưới hình thức BAN CHO! Ơn Đảng-Ơn Bác!! Tất cả đó đả tạo nên tai ương cho Dân tộc.Thủy lợi là một điển hình! .Vì thế chúng ta cũng đừng ngạc nhiên khi người dân gọi Thủy lợi thành Thủy-hại!.Dảy trường sơn như một” mái nhà”che chắn 4 mùa cho Miền Trung,thì bây giờ mái-nhà đó đả bị phá tan tành bởi bọn -tham-qua của các Tỉnh Miền Trung. Thi nhau làm thủy điện,qua Luận-chứng-kinh-tế-kỷ -thuật ” Dổm”,có it-xít cho-nhiều”! Xin kinh phí ở trung-ương dễ òm,miển sao Tỉnh đó có “gà nhà” ở Bộ,biết “chia động từ”,viết Luận chứng sẽ có người MỚM.Cố nhiên nhà Máy 10 triệu,luận-chứng sẽ” hay “(có lý) hơn công trình 5 triệu!!Tỉnh nào quen biết thì “cho nhiều”,tỉnh nào “cứng đầu” thì cho it. Tùy theo “tình hình “đó, mà kiếm ăn,bất chap về tác hại môi trường,môi sinh..
Những vấn nạn “Sân bay”,”sân-golf, thủy điên, bán đất trồng rừng.,bán bải Biển….đều nằm trong chiều hướng đó cả. Gần đây nhất HAGL độc quyền nhập khẩu 5ooo tấn đường! Trong lúc VN nhiều nhà máy đường “nằm queo’ chờ bán sắt vụn! Rồi đến nhà máy lọc dầu Dung Quốc ở tình trạng “có tiếng không có miếng”! Trách nhiệm đó về ai?? HCM đả tạo ra một nền Văn hóa CHO-XIN: Đảng cho- Dân Xin! Luật pháp bị triệt tiêu- Môt câu thơ thời Nhân văn” Mới tháng Ba,đả mong đến Tết, để có miếng cơm có Thịt”.
Một xả hôi như thế,thì Dân lấy gì mà kêu : cóc kêu không thấu trời!!
Đường Hồ Chí Minh là nguyên nhân gây lũ lụt ở miền Trung, trên các lãnh vực khác tôi không dám lạm bàn. Chỉ thấy rằng có một nguyên nhân chung mà con đường này cũng như các hồ thủy điện ở miền Trung gây ra lũ lụt đó là nạn phá rừng vô tội vạ.
Dưới đây là một vài thông tin trong hàng vạn thông tin về nạn phá rừng quanh con đường Hồ Chí Minh :
Trang web của bộ tài nguyên và môi trường VN cho hay :
“Trước nạn phá rừng xảy ra nghiêm trọng, mà các ngành chức năng đành bó tay, khi được hỏi, ông Diệp Thanh Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam nêu lý do: Vì lực lượng Kiểm lâm mỏng và trang thiết bị cho cán bộ kiểm lâm chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại; hệ thống giao thông đi qua rừng nguyên sinh như hiện nay quá tốt, như đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14D, quốc lộ 14E… nên rất thuận tiện cho lâm tặc vận chuyển nhanh gỗ lậu đi tiêu thụ“.
Và cũng trên trang web của bộ này :
“Rừng Quảng Nam có trữ lượng gỗ rất lớn, tính đa dạng sinh học cao, có vai trò quan trọng về phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nước cũng như đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm, đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Quảng Nam đưa vào sử dụng, có hàng ngàn ha rừng nguyên sinh nơi con đường huyền thoại này đi qua đã và đang bị lâm tặc ngày đêm tàn phá không thương tiếc“.
Trang web của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa tin :
“Một số người dân công khai chặt phá một vạt rừng ngay bên cạnh đường Hồ Chí Minh, đoạn chạy qua Khe Gát, xã Xuân Trạch. Tại sao biết là rừng cấm mà họ vẫn chặt phá? Nguyên nhân rất đơn giản là người dân phát hiện ra lâu nay, Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch đã chặt hạ khá nhiều gỗ và dùng thuốc diệt cỏ làm trơ trụi hết hàng trăm hécta rừng đầu nguồn. Từ hành động tự phát phá rừng như vậy nên sự việc mới được làm sáng tỏ.
Lâu nay, Lâm trường Bố Trạch đã ngấm ngầm chặt những cây gỗ quý, đường kính chừng 50-70cm đưa đi tiêu thụ và hưởng lợi. Những cây gỗ đã chặt hạ, chưa kịp chuyển đi, phủ đầy cành cây bị dân phát hiện. Lúc đầu mọi người nghi cho lâm tặc phá rừng nhưng qua theo dõi, họ mới biết những cây gỗ ấy do chính lâm trường khai thác.
Và cũng qua điều tra, theo dõi, người dân còn phát hiện ra một việc làm động trời nữa của lâm trường là dùng thuốc diệt cỏ phun vào lớp cây nhỏ mọc ở tầng thực bì. Hàng trăm hécta đất rừng trơ trụi, hoang hóa, không có loài cây cỏ nào còn sống sót.
Người dân nơi đây tố cáo rằng: Nếu người dân phá rừng hoặc dùng thuốc diệt cỏ thì bị phạt từ 500 nghìn đến 5 triệu đồng. Vậy mà lâm trường lại thuê người đi phun thuốc diệt cỏ. Gia đình ông giám đốc lâm trường cũng phun thuốc phá rừng, lấy đất trồng keo kiếm lời. Khi sự việc bại lộ, ông Giám đốc Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch vẫn biện hộ rằng, gần đây rừng Bố Trạch mới được quy hoạch là rừng đầu nguồn, cần bảo vệ chứ trước kia thì không!
Không thể chấp nhận được lời lý giải của ông giám đốc này. Rừng ở đây nằm ven trục đường Hồ Chí Minh, là thảm thực vật chống xói lở, lũ lụt không chỉ cho tuyến đường mà còn bảo vệ cho sản xuất, đời sống của cư dân vùng hạ du “.
Cũng tại Quảng Bình :
“Từ đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Phú Định (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đi khoảng 5km là đến “đại bản doanh” của những người “thợ” phá rừng. Khác với bề ngoài có vẻ thâm u, càng đi vào sâu càng thấy rừng Phú Định chỉ còn là những cánh rừng rỗng. (hết trích)
Có lẻ giá trị đích thực của con đường HCM ngày nay là chỉ để đem gổ và thú rừng về cho các quan đỏ.
Quê em mùa nước lũ
Trình bày: Phương Mỹ Chi
http://www.youtube.com/watch?v=H8jWpfEniuk
“Không còn con sông nước dâng tràn lên bãi bờ
Anh về quê em khắp nơi như là biển khơi
Chập chờn mái tranh ngoi lên giữa ngọn triều dâng,
Những đàn gà con bơ vơ đứng nhìn trời xanh.
Bao ngày trôi qua lũ cao dần thêm nữa rồi
Không còn nhận ra tiếng ai đi tìm người trôi
Mẹ ngồi dưới mưa tay ôm ấp trẻ lạnh căm,
Xóm làng chìm trong bao la những nỗi đau này.
Ôi! nước lũ dâng cao, nước lũ dâng cao,
Dâng theo bao nỗi sầu đau.
Ôi! nước tràn bờ đê, nước tràn bờ đê,
Tan thương khắp một miền quê.
Bên bờ đê cao mái tranh tạm che kiếp người
Ơi đồng bằng ơi! biết bao thân phận nổi trôi
Còn một trái tim ai ơi nhớ lại miền tây,
Nhiễu điều mà thương dân ta lắm nỗi đoạn trường…
Ôi! nước lũ dâng cao, nước lũ dâng cao,
Dâng theo bao nỗi sầu đau.
Ôi! nước tràn bờ đê, nước tràn bờ đê,
Tan thương khắp một miền quê…
Bên bờ đê cao mái tranh tạm che kiếp người
Ơi đồng bằng ơi! biết bao thân phận nổi trôi
Còn một trái tim ai ơi nhớ lại miền tây,
Nhiễu điều mà thương dân ta lắm nỗi đoạn trường…
Còn một trái tim ai ơi nhớ lại miền tây,
Nhiễu điều mà thương dân ta lắm nỗi đoạn trường…
Còn một trái tim ai ơi nhớ lại miền tây… ”
====
Phương Mỹ Chi là giọng ca nhí được phát hiện tại chương trình The Voice Kid 2013, với chất giọng dân ca Nam Bộ ngọt ngào trữ tình nhiều cảm xúc, cô bé đang dần tạo nên một hiệu ứng tích cực với nền âm nhạc dân tộc Việt Nam…
Đây là những thành quả của chính sách kinh tế thị trường”lạc hướng tư bản đỏ”(=mackeno=mặc kệ nó).cũng tạo ra những”quái thai”thành quả…đấm thép,như Vinas(h)ịn,Vinalines(“VN lai”Hàn,vì ĐC”Ếch xì sằng”bắt chước Cheabols Hàn quốc!).
Nếu tiếp tục,thì chỉ còn đợi bùn đỏ của bô xít Tây nguyên tràn xuống đồng bằng,kéo theo”50 con ra biển” Đông cho Tầu bắt,để lấy tiền chuộc!!
Thưa Ban Biên Tập,
Cứ mượn đất pốt bài lạ vào chỗ góp ý là “sai qui trình” cúa trang mạng, nhưng vui lòng “thông cổ” dùm, bởi các thông tin bình luận hay ác liệt luôn cúa người trong nước lúc này.
LND
====
Chết không đúng qui trình
Nguyễn Quang Vinh
Thế là hôm nay mình yên tâm quá, bài trả lời của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đanh thép khẳng định việc 15 hồ thủy điện xả lũ vừa qua vào đầu nhân dân ở các tỉnh miền trung đều đúng quy trình. “Khi kiểm tra, tôi thấy các địa phương cũng như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đều nắm vững về lượng xả lũ và điều hành của các hồ chứa. Theo tôi biết, đến nay chưa có báo cáo nào nói rằng có hồ nào đó xả lũ sai quy trình và các địa phương có hồ chứa đều khẳng định như vậy”.
Phó Thủ tướng yêu quý nói tiếp: “Khi phân tích các trường hợp chết, tôi yêu cầu các địa phương làm rõ và biết khi lũ về siết vào ban đêm là ít nhất. Những vùng ngập sâu, lũ nặng lại không chết nhiều bằng những vùng ngập ít hơn, lũ nhẹ hơn. Chết sau lũ lại nhiều hơn vì khi lũ xuống, người dân đi làm đồng… nhặt cá, tôm, giúp đỡ nhau… Có nhiều trường hợp chết rất đáng tiếc.”.
Như vậy, báo chí các lề vừa qua oang oang, toang toang, ran ran, râm râm nói đầy nghi ngờ rằng 40 người dân chết, hàng vạn ngôi nhà ngập, mùa màng, đường sá, cầu cống hư hỏng là từ nguyên nhân xả lũ cùng một lúc của 15 hồ thủy điện là sai nhá, cần rút kinh nghiệm sâu sắc nhá, báo chí lo kiểm điểm, mạng xã hội thì lo khép mồm khép miệng lại nhá. Không và không có chuyện xả lũ ảnh hương đến tính mạng và đời sống đâu nhá. Và 40 cái chết kia chẳng qua do họ chết không đúng quy trình thôi nhá, chứ hồ xả lũ đúng nhá, hết nhá. Nghe ở ngoài đường có người bật lên một hợp âm rất chi văn nghệ dân gian: Con cặc. ( Nguồn: http://m.vov.vn/Story.aspx?did=293232)
Nhìn lại lịch sử. So sánh với thực dân Pháp,thì thực dân nội hoá tàn ác hơn nhiều .
XIN BAN BIÊN TẬP CHO ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT RẤT HAY DƯỚI ĐÂY;
Bác Nguenha chú ý lời dẫn giải lối làm đường kiểu xã nghĩa xứ ta, để hiểu rõ hơn qua thực tế. Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”.
Dân sở tại chứng kiến lối làm ăn tắc trách của bọn nhà thầu, nên nói đâu ra đó, kô sai chạy tí nào cả. Chúng ta ngoài này hay bắc nồi chõ nghe hơi, rồi suy luận theo kiểu chính thống bên phương Tây, nên kô phả ánh đúng được sự thật não lòng.
Tóm lại, cần chú ý theo dõi liên tục nhiều nguồn tin, để cố tiếp cận đến những điều cổ quái ở ta thời xã nghĩa chạy theo lợi nhuận.
====
Những kẻ giết người bằng nước lũ
Nguyễn Trần Sâm
Theo blog Đào Hiếu
Về nạn lũ lụt, nhất là ở miền Trung, điều rõ ràng đầu tiên là tính chất khủng khiếp của nó trong những năm gần đây ngày càng tăng và người dân thường ở vùng này đang sống trong tình trạng tuyệt vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Dù “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” có đến sớm hơn những người lãnh đạo cấp cao dự báo, thậm chí đến ngay bây giờ, họ cũng cứ phải hứng chịu lũ lụt mỗi năm mấy đợt, với những ngôi nhà (hay túp lều) ngập đến tận nóc, với những cái bụng lép kẹp, với những “khối tài sản” không có gì khác ngoài vài chiếc quần áo cũ rách, và một tương lai tối đen tuyệt đối. Dù cái cỗ máy cứu trợ khổng lồ có vận hành rầm rộ liên tục thì cũng thế mà thôi!
Tôi về miền Trung trong đợt lũ vừa qua, một đợt lũ hoàn toàn bất ngờ ập đến khi người dân không có thông tin gì để đề phòng. Sau hàng tuần mệt mỏi “triển khai” phòng chống cơn bão Hayan mà theo dự báo thì nó sẽ triệt hạ cả miền Trung, xóa sổ mọi nếp nhà “cấp 4”, người dân vừa xả hơi được vài ngày, bỗng tai họa bất ngờ ập đến, không có sự cảnh báo nào của cái cơ quan gọi là Cục dự báo khí tượng – thủy văn.
Tôi gặp anh trai mình, người lớn hơn tôi 3 tuổi nhưng già hơn tôi tới 30 tuổi, người có căn nhà vừa bị lũ cuốn trôi. Đứng trước thân hình tiều tụy của anh, tôi uất nghẹn. Không một lời hỏi thăm, an ủi, bởi tôi thực sự không dám hé răng nói lên những lời đó.
Tôi tìm chỗ ngồi tạm cho đỡ mỏi chân, trong khi ông anh tôi vẫn đứng lom khom. Mắt anh tối lại và vằn lên những tia máu.
“Mẹ cha chúng nó.” Cuối cùng anh cũng lên tiếng. “Quân giết người. Bọn diệt chủng.”
Tôi hơi bối rối. Sao đang trong cơn hoạn nạn thế này mà anh lại nói đến bọn diệt chủng nào ở đâu đâu? Liệu có phải tai họa làm anh suy nghĩ mất bình thường rồi chăng?
“Anh nói bọn nào?” Tôi khẽ hỏi.
“Bọn thủy điện, thủy lợi chứ bọn nào?”
“Sao?”
“Vậy mày có biết tại sao lũ lớn như ri không? Tại vì chúng xả lũ chớ sao! Đầu trận mưa, chúng làm ra vẻ giữ nước để cứu dân khỏi lụt. Đến khi nước lên ngang mặt đập, chúng bất ngờ đồng loạt xả lũ, làm gì dân chả chết? Hả? Mẹ cha chúng nó!” Anh tôi cố kìm để khỏi gào lên.
“Nhưng, họ đã cố giữ… Nhưng nước lớn quá, nêu không xả thì bể đập. Mà khi bể thì cũng giống như xả lũ, lại thiệt hại bao nhiêu tài sản nhà nước…”
“Đồ ngu.” Anh tôi trợn mắt, chỉ tay vào mặt tôi. “Bởi vì có biết bao nhiêu kẻ được ăn được học như mà vẫn ngu như mày nên cái bọn đó vẫn đàng hoàng tồn tại, đàng hoàng giết dân đó. Mả cha chúng nó!”
Tôi vẫn chưa thật hiểu.
“Nhưng…”
“Nhưng nhưng cái chi? Sao chúng nó lại không xây đập sao cho khi có lũ lớn đập cũng không bể, hả?”
Trong phút chốc, tôi quên mất anh tôi đang khổ sở ra sao. Tôi quyết định tranh luận với anh cho ra lẽ.
“Anh ơi, lụt dữ như thế đập nào trụ nổi hả anh? Sức chịu đựng của con đập thì có giới hạn, sức tàn phá của thiên nhiên thì không có giới hạn…”
“Đó, cái ngu là ở chỗ đó. Tao chưa nói chúng nó làm đểu. Cho là chúng nó làm ăn chân chính. Nhưng tao hỏi mày: Nếu con đập trên kia kìa, thay vì 20 mét chiều cao, nếu bê tông tốt, mà nó làm thấp bớt đi, chừng 12-13 mét thôi, mà chiều dày vẫn như rứa, thì nó có bao giờ bể không? Không thì giữ nguyên cao 20 mét, nhưng chiều dày tăng gấp rưỡi, thì nó có vỡ vì lụt không, hả?”
“Làm thì người ta phải có bản thiết kế, thuyết minh, có luận cứ khoa học, chứ nói chừng như anh mà được…”
“Thì đã đành. Nhưng mà ý tao là nếu sợ không trụ được lũ thì xây thấp thôi, hoặc đủ chiều dày. Khi lũ lớn quá, nó tự tràn qua thì có đỡ khốn nạn cho dân hơn nhiều không, hả? Có hơn là cố xây cho cao, lại còn ăn bớt vật liệu, rồi tích nước lại, rồi bất ngờ xả hay không?”
Tôi bắt đầu thấy anh tôi nói có lý, nhưng vẫn cố nói thêm.
“Nhưng nếu làm đập thấp quá thì lại được ít điện…”
Anh tôi lắc đầu không muốn nói tiếp. Còn tôi, trong thâm tâm tôi đã hiểu: thà thiếu điện còn hơn chịu cảnh thế này.
“Còn bọn làm đường nữa. Chúng nó cũng là bọn giết người.” Anh tôi nói tiếp. Lần này tôi chỉ lặng im nghe. “Mỗi lần chúng nó làm lại đường, chúng nó không đào đất xuống, chỉ để vậy, đổ thêm mấy chục phân đất đá, bê tông hoặc nhựa lên trên. Cống thoát thì quá ít, quá nhỏ. Mỗi lần lụt thì đường trở thành đê chắn nước, mà không phải chắn nước từ sông từ biển vào, mà chắn không cho nước ngập thôn bản làng mạc rút đi. Thật khốn nạn.
Và đằng sau tất cả những bọn đó, bọn thủy điện, thủy lợi, giao thông,… là cả một cỗ máy khổng lồ giữ cho chúng không bị động đến lông chân.
Quân giết người. Bọn diệt chủng. Mẹ cha chúng nó.”
1/
Nhiều người nói với tôi “chuyện kiện chủ các nhà máy thủy điện là chuyện kiến kiện khoai”, tôi cũng thấy vậy. Phần lớn các nhà máy thủy điện do EVN, một công ty nhà nước 100% đầu tư, như vậy kiện EVN khác nào kiện một đội bóng đá trọng tài là chủ đội bóng?
Nếu nhà máy thủy điện không do EVN đầu tư thì rất có thể các vị tai to mặt bự địa phương hoặc trung ương sẽ có cổ phần trong đó, không họ thì người thân của họ. Sự kết hợp mafia giữa tiền, quyền để tạo thành “lợi ích nhóm” trong các thủy điện là điều có thể. Nhiều người nhận xét đó là thực tế chứ không chỉ là có thể, tôi tin vào nhận xét này. Đây là điều khó khăn thứ nhất.
2/
Điều khó khăn thứ hai là nền tư pháp Việt Nam không độc lập, hoàn toàn không có tam quyền phân lập ở xứ sở này. Hệ thống tư pháp ở đây này rất dễ bị tiền và quyền lực lũng đoạn. Nếu ai quan sát hệ thống tư pháp VN làm việc thì sẽ thấy hệ thống này được lập ra không chỉ để bảo vệ công lý mà còn là công cụ để bảo vệ các chủ trương đường lối của đảng. Viễn cảnh hệ thống tư pháp đứng về người dân bị thiệt hại do các thủy điện xả lũ bừa bãi là không cao.
3/
Ngoài những khó khăn đến từ giai tầng trên, thì những người bị thiệt hại ở tầng lớp dưới cũng không thuận lợi cho vụ kiện. Họ là những người thấp cổ bé họng, nghèo khó; họ sống rải rác ở vùng quê, công việc mưu sinh hằng ngày đã làm cho họ tối tăm mặt mũi. Sự quan tâm và hiểu biết về luật pháp của họ rất yếu.
Tham khảo:
KS Nguyễn Văn Thạnh: Kiến kiện khoai- vẫn cứ làm!
Binh loan.
Xin noi them kho khan thu ba lam dan quen voi tro xa lu baym nen chon thai do chiu dung hon la di khieu kien
Cái tựa đề bài này, nếu xoá đi chữ “Đường” … thì mới càng chính xác hơn .
“Đường Hồ-chí-Minh là nguyên-nhân chính khiến lũ miền Trung ác-liệt hơn” Đảng Việt cọng đã được các Đồng-chi Thủ-trưởng Tổ điều-nghiên trung-ương, và Thủ-trưởng các Tỉnh Nam-Ngãi-Bình-Phú…Phân-tách chỉ rỏ hậu-quả tai-ương trầm-trọng, không lường được đối với Nhân-dân về lâu về dài do đường Hồ-chí-Minh nầy gây ra. Sau khi cân-đi nhắc-lại. So-qua sánh-lai. Lợi hai giữa Nhân-dân và Đảng. Nên Việt cọng đã chon “Cái gì có lợi cho Đảng thì làm “Nhân-Dân “Quân-khu eo (5)” đã được nhiều Huy-chương chống Mỹ, giết “Ngụy”, và nhất là tinh-thần “Khắc-phục” cao nhất nước. Được Bác và Đảng biễu-dương. Nay khắc-phục thêm để Đảng có lợi. Sẽ được Vệt cọng biểu-dương “Anh-hùng khắc-phục”. Có lo, cũng không được. Đã có Bằng Biểu-Dương “ANH-HÙNG KHẮC-PHỤC” với Huy-chương Anh-hùng chống Mỹ, giết Ngụy. Hai cái Anh-Hùng nầy ! Nhân-dân Quân-khu 5. Có chết 7, còn 3. Đến chết 2, còn 1. Mới ra ANH-HÙNG !!!!!!!!. Đảng Việt cọng không bao giờ làm sai. Không bao giờ hại Dân. Dân chết ! Dân khổ ! Dân đói ! Là do Dân tự-nguyện hy-sinh. Tinh-thần “Làm thinh”. là một hy-sinh nữa. Để Đảng có lợi. Việt cọng sẽ cấp Bàng Biểu-Dương. “ANH-HÙNG LÀM-THINH”. Nhân-Dân Quân-khu eo, với Ba cái Anh-hùng nầy, còn lo sợ gì Bão, Lụt, Thủ-điện-lũy nữa !!!
VỠ ĐẬP THUỶ ĐIỆN HÀNG LOẠT Ở MIỀN TRUNG
Thứ Tư, 12/06/2013
Gia Lai:
Vỡ đập thủy điện, 2 người bị cuốn trôi
(Dân trí) – Sáng 12/6, ông Võ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) xác nhận trên địa bàn huyện có 1 đập thủy điện vừa bị vỡ vào lúc 3h30’ sáng cùng ngày.
Hậu quả, theo thông tin ban đầu, đã có 2 người bị nước cuốn trôi do vỡ đập, hàng chục héc ta hoa màu, cây công nghiệp của người dân bị phá hủy.
Đập thủy điện bị vỡ là thủy điện Ia Krel 2 (tại làng Bi, xã Ia Dom, Đức Cơ) do Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long – Gia Lai đầu tư xây dựng. Đập thủy điện có 2 tổ máy, công suất 5,5 MW, tổng vốn đầu tư công trình là 120 tỉ đồng.
Hiện con số cụ thể thiệt hại về người và tài sản vẫn đang được cơ quan chức năng huyện thống kê.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
===================
Thứ Tư, 12/06/2013
Gia Lai:
Cận cảnh đập thủy điện “chưa dùng đã vỡ”
(Dân trí) – Mặc dù đến tháng 7/2013 thủy điện Ia Krêl 2 mới đi vào hoạt động nhưng rạng sáng ngày 12/6/2013, đập chính đã bị vỡ, gây hoang mang cho người dân và băn khoăn cho dư luận.
Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, có khoảng 10ha hoa màu đã bị ngập. May mắn sự cố không có thiệt hại về người.
Một số hình ảnh thủy điện “chưa dùng đã vỡ” do PV Dân trí ghi nhận tại hiện trường:
=====
Vụ vỡ đập thủy điện: Chưa đi vào hoạt động đã vỡ!
(Dân trí) – Dù dự kiến “tuổi thọ” của đập thủy điện Ia Krêl 2 là 45 năm nhưng thực tế chưa đi vào hoạt động đập đã bị vỡ, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản.
13h30’ chiều 12/6, ông Phạm Thế Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – đã trực tiếp xuống hiện trường vụ vỡ đập Ia Krêl 2 tại huyện Đức Cơ, Gia Lai, để chỉ đạo công tác cứu hộ những người dân đang bị cô lập vì vỡ đập.
Công trình thủy điện Ia Krêl 2 do Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long- Gia Lai đầu từ xây dựng trên suối Ia Krêl, xã Ia Dom, Đức Cơ. Công suất là 5,5 MW, thời gian hoạt động của dự án dự kiến là 45 năm. Công trình được khởi công xây dựng năm 2009, hiện nay đập chính đã hoàn thành và bắt đầu tích nước nhưng chưa đi vào hoạt động. Đến khoảng 5h sáng 12/6 đập bị vỡ.
Thân đập chính đoạn gần cửa lấy nước bị vỡ một đoạn khoảng hơn 40 mét, kèm theo một số vết nứt và sụt lún lớn ở giữa đập.
Theo báo cáo của UBND huyện thì lượng nước trong lòng hồ mới đạt khoảng 60% dung tích thiết kế. Tình hình thời tiết trên địa bàn xã Ia Dom trong 5 ngày gần đây không có mưa lớn xảy ra nên lượng nước từ thượng lưu chảy về lòng hồ không lớn. Chính vì vậy, ông Lê Đức Đạo, Trưởng Công an huyện Đức Cơ, cho rằng, sau sự cố vỡ đập này, cần xem lại chất lượng đập.
Đập bị vỡ đã làm toàn bộ lượng nước trong lòng hồ tràn xuống vùng hạ du, gây lũ quét dọc tuyến suối Ia Krêl, từ đập thủy điện đến sông Sê San. Ông Đạo cho biết thêm, phía nước bạn Campuchia cũng đang bắt đầu di dân ở vùng hồ sông Sê San.
Tại khu vực gần Đội 20- Công ty 75, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lệ Thanh, đã huy động hơn 20 cán bộ và chiến sĩ trang bị áo phao cứu sinh tìm kiếm được 10 người dân xã Ia Dom đang ngủ tại rẫy, di dời tới nơi an toàn. UBND xã Ia Dom dang tiếp tục thống kê số người đi làm rẫy chưa liên lạc được. Riêng Công ty 72- Binh đoàn 15 đang bị kẹt lại 20 người, 17 người đã chạy thoát, 2 người bị nước lũ cô lập nhưng đã được đưa vào nơi an toàn.
Ông Phạm Thế Dũng nhận định, may mắn là sự việc xảy ra lúc rạng sáng, khi nhiều người dân đã ngủ dậy nên chủ động chạy kịp thời. Nếu đập bị vỡ vào nửa đêm, hậu quả về người có thể sẽ lớn hơn nhiều.
Cũng theo ông Dũng, từ lúc sự cố xảy ra đến lúc này, chủ công trình thủy điện chưa hề cử lực lượng đến giúp dân cũng như xem xét thiệt hại.
Xin mạn phép Ban Biên Tập repost bài viết hay có liên quan mật thiết đén chủ đề trên.
Thành thật cám ơn và mong bà con tham gia thảo luận tích cực vấn nạn lớn này hiện nay
====
Ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ vào dân?
(Người Việt) – Miền Trung tan hoang vì lũ, Hốt hoảng chạy lũ, Bất ngờ vì lũ, Vật lộn với lũ dữ… là những tít báo ngập tràn cuối tuần qua. Thương thay miền Trung, vừa thoát bão thì nay lại lũ ập xuống đầu mà trong đó có phần chính là nước từ 15 hồ thủy điện đồng loạt xả tràn. Chết người, mất tài sản, ai phải chịu trách nhiệm?
Tính đến hết ngày 16.11, tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có 29 người chết, 8 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt… vì trận lũ lịch sử. Con số đau lòng này e là sẽ càng tiếp tục tăng lên vì mưa lũ vẫn chưa có điểm dừng.
Trong số những người chết vì lũ, có cái chết thương tâm của 2 cô giáo trẻ ở hai ngôi trường nhỏ tại xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đang trên đường đến với học trò. Có nhiều em bé trên đường đến trường, có em nhỏ bơi qua sông chăn bò bị lũ cuốn trôi…Phận người mong manh trong cơn đại hồng thủy.
Ông Phạm Thế Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định: Các hồ chứa nước thủy điện xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp, nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước.
Đã nhiều năm nay, miền Trung khốn khổ vì các nhà máy thủy điện, nhà máy thủy điện xây tràn lan thiếu quy hoạch, dung tích hồ chứa nước bé, cứ đến mùa mưa lũ chẳng còn cách nào khác là xả lũ xuống đầu dân ở hạ du. Nước trong hồ chứa xả ra hòa lẫn với nước sông, dâng cao tràn vào làng xóm, giết hại dân lành, nhấn chìm nhà cửa, hoa màu, thật là một tội ác âm thầm và êm thấm.
Báo Tuổi trẻ cho biết, tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, phần tiếp thu, giải trình của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng để kết thúc cuộc thảo luận về kết quả rà soát quy hoạch thủy điện cũng không khiến các đại biểu hài lòng, có người đã nói thẳng: “Không hiểu Bộ trưởng nói gì” khi ông Vũ Huy Hoàng cho biết: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương…
Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Cấp Bộ thì đổ lỗi cho cấp địa phương phê duyệt quy hoạch, nhưng cấp địa phương lại phản pháo cho rằng không lãnh đạo địa phương nào dám đặt bút ký quy hoạch thủy điện của địa phương mình nếu không có sự đồng thuận của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Giữa cái đống bùng nhùng của các vị đá qua đá lại quả bóng trách nhiệm đó, năm nào dân cũng chết vì lũ, mất nhà cửa, mất cơ nghiệp vì lũ, trong đó đóng góp một phần trách nhiệm lớn từ thủy điện xả lũ và việc phá rừng tràn lan làm thủy điện.
Nhìn cảnh lũ mênh mông nhấn chìm những nóc nhà, cuốn trôi cầu huyết mạch trên Quốc lộ 1A ở Bình Định, đường Gia Lai sạt lở và bị đứt tuyến giao thông, người dân bồng bế nhau chạy lũ, rối ren như kiến chạy mưa càng thấy xót thương và bức xúc.
Chúng ta đã tốn tiền thuế cho một bộ máy gồm những người chịu trách nhiệm phê duyệt các quy hoạch ở cấp Bộ, những người có trách nhiệm kiểm tra chấn chỉnh hoạt động của thủy điện tại các địa phương hàng bao nhiêu năm qua ra sao để hàng chục năm nay, dân vẫn phải gánh chịu những “nhân tai” như vậy?
Người chết, nhà mất, đường sá cầu cống trong phút chốc tan hoang và việc khắc phục sẽ kéo theo sự tốn phí bao nhiêu tiền của, thời gian, sức người. Tất cả chỉ là hệ lụy của những chữ ký vô trách nhiệm, của tầm nhìn ngắn hạn, của những báo cáo thẩm tra qua quýt bị che mờ bởi lợi ích nhóm.
Tất nhiên, người thiệt thòi mất mát bao giờ cũng là dân, dân nghèo cùng đinh và chẳng biết kêu ai, ngửa mặt lên Trời thì Trời chẳng thấu, nhìn bốn bề xung quanh thì chỉ có nước là nước, trong cơn đại hồng thủy nhấn chìm tất cả. 29 người đã chết và bao nhiêu người mất tích, ai sẽ nói với họ rằng họ chết bởi vì đâu, trách nhiệm tại ai?
Một đồng nghiệp của tôi- người có nhiệm vụ theo dõi kỳ họp Quốc hội đang diễn ra đã chia sẻ một con số rất đáng chú ý này: “Trong 498 đại biểu Quốc hội được hỏi xin ý kiến sẽ chất vấn ai, thì có 202 vị chẳng có ý kiến gì, nghĩa là ai cũng được. Điều này nghĩa là sao nhỉ? Các đại biểu ấy đã thực sự chán ngấy với bất cứ thành viên Chính phủ nào trả lời nên ai chẳng được? Hay họ đã hoàn toàn vô cảm trước bức xúc cử tri về lũ lụt, về giá-lương-tiền, về những vụ án oan, về những cái chết tức tưởi của người dân khi gặp bác sĩ?”
Thật sợ hãi biết bao khi trước những tai họa mà người dân đang hàng ngày gánh chịu, những người chịu trách nhiệm là đại-biểu- của-dân, để bảo vệ quyền lợi của dân lại im lặng, thờ ơ, vô cảm thế này.
Sự thờ ơ, nín câm, vô cảm này đang gây ra “nhân tai” cho chính chúng ta, và cái thứ “nhân tai” này mới đáng sợ làm sao, ghê rợn hơn nhiều “thiên tai” khi nó đến từ sự dốt nát và lạnh lùng của chính con người.
Mi An
Nguồn: Đất Việt
=====
* Le Hien Duc 19 tháng 11 năm 2013
Nhin hinh anh cua nuoc lu tran ve mien Trung va doc thay con so ( 29 nghuoi chet ) va bao nhieu nguoi mat nha,mat cua…toi da phai khoc nac len, nhu 1 dua tre con !!! Toi nho lai nan lut nam 1945 ( luc do toi moi 14 tuoi ),toi da khoc , va bay gio toi lai khoc con hon the nua ! Ai da gay ra cai “nan’ nay???
Thien tai da danh,con day lai la”nhan tai”nhan dan se trut het “cam thu” len dau nhung ke da bay ra cai chuyen “xa lu”!!!Nhan dan nhat dinh bat chung no phai DEN TOI” !!!
* kim thuan Trinh18:15 Ngày 19 tháng 11 năm 2013
Gởi bác Lê Hiền Đức : Cần gì mà phải hỏi, ông Vũ Huy Hoàng đã trả lời rồi ………. Bác Đức ôi ! Thủy điện vỡ đập thì chết, hiện giờ không vỡ đập cũng chết, thật tội cho các cô giáo. Nếu Bác có điều kiện Bác đặt câu hỏi ngay Bác Tổng Trọng, Bác Sinh Hùng, Bác Dũng ….. điều hành đất nước là như thế nầy sao ?
* Nặc danh23:22 Ngày 19 tháng 11 năm 2013
Mới là áp xuất nhiệt đới thổi qua mà đã rứa, nếu gặp bão cấp 3 trở lên hoặc siêu bão thì sẽ như thế nào? các đập thủy điện sẽ ra sao/ quặng mỏ bôxít có tràn lan như ở Hungary không?, những người trách nhiệm khi đó còn ở VN không hay đã “về” Tàu ? Đồng bào ơi, để như thế maĩ đuợc à ??