WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không có cái gọi là “từ Hán Việt”

Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.

bi-an-chu-viet-thoi-hung-vuong-6I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?

Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.

Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”

Sự thật có đúng như vậy không?

Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng!

Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận!

Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!

Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!

Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)!

Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.

Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:

Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ.
Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt.

Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.

Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bắc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.

Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt,  nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.

Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.
Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?

Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.

Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.

II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc

Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một.

Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc.

Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm “từ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn?

Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.

III. Kết luận

Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!

Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.

Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!

Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?

Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.

Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.

Madrak, 1. 12. 2013

© Hà Văn Thùy

Nguồn: Blog huynhngocchenh

—————–
*http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/11/di-san-han-viet.html

————————————————————-

Tài liệu tham khảo: 

1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979

2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.

3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com

4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa  http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html

5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa  http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/

6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện

7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm

 

113 Phản hồi cho “Không có cái gọi là “từ Hán Việt””

  1. chíphèo says:

    1/Bài viết như một “lời mở đầu” của một công trinh nghiên cứu về cổ ngử hay nguồn góc tiêng Việt. Chĩ vậy thôi chơ chưa chứng minh thuyết phục gi hơn !
    2/Bài viết đã lâu.không biết đã khai triển chứng minh thuyết phục .lý giãi rỏ ràng và đã in thành sách chưa hay vẩn chĩ một bài báo xào đi xào lại cố chứng minh tàu không có chử phải học chữ Việt . Tự tôn dân tộc như “ra ngỏ gặp anh hùng/ đỉnh cao trí tuệ/cai nôi văn minh nhân loại/cái rốn vủ trụ….” nghĩa là cái gi vn cũng nhất. Thằng Tàu thì không nói tới. Nhật Đại hàn, đều viết theo lối tàu (cụ Phan qua Nhật bút đàm với các nhà CM Nhật và hiểu nhau !) nhưng họ tiên mạnh tiến nhanh và không lệ thuộc Tàu,không dâng đất ,mất bỉển cho Tàu và sẳn sàng phản kháng tàu khựa xâm lược,không như “văn minh hơn tàu ” như VN nhưng cúi đầu ,quì gối trước bon cướp tàu ô !(PHI không có ngôn ngữ nên vay mượn tiếng Anh rát nhiều nhưng biểu tình chống tàu khựa hay cuwsu lụt bảo cho cơn bão vừa qua .có hàng chục ngàn người ùn ùn tham gia ! VN ?)
    3/Sữ TTkim có đoạn “trong thời bắc thuộc, Tàu qua cai trị châu huyên nước ta ,thì có thái thư Nhâm Diên và Tích Quang rát tốt với dân . Họ dạy dân học chữ,dạy dân biết lể nghĩa,dạy dân nông ngư nghiêp ,nuôi tằm dệt vài, may vá
    v.v…(tam giáo)…Không nói gì Việt Nam lúc đó có vua là Câu Tiển,có tướng tài là ngũ tứ tư,có Tây Thi gián điệp mỹ nhân kế là gái nước Việt (không phải VN) anh thư…
    4/VN có chữ nho tức chử tàu và chữ nôm (tứ chứ tàu biến ra đọc âm Việt)>Chữ tàu trong vọng vì thi cữ ,làm quan còn chử nôm ít dùng vì “nôm na là cha mách qué”. NDu cũng viết Kiều băng chử Nôm “nôm na cũng được một vài trông canh’
    Còn chinh phụ ngâm ,cung oán ngâm khúc đều viết theo chử tàu,được các nhà nho khác dich sang tiêng nôm .
    5/Nhật vản dùng chử víét gióng tàu (cu Phan qua Nhật bút đàm với nhà CM Nhật và họ hiểu nhau ,như nay ta dùng anh ngữ đẻ tiếp xúc với người các nước vậy) nhưng họ vẩn văn minh ,vẫn giàu có ,dân chú tự do ,tiến bộ vượt bực,chớ đâu có lệ thưộc tàu dâng đất đão biền rừng của ông cha bao năm gầy dựng cho NÓ như Bắc Kộng. Có nước nào hèn đến nổi không dám phản kháng và cả không cho dân phản kháng Tàu cộng khi bị xâm lăng ,bị chém giết trắng trợn của nước lớn đối với mình không ? (gạc ma lính VC làm bia sống cho Tàu tập bắn)
    Có người nói VC “hèn vói giặc ác với dân” là chưa diễn hết ý nghĩa.Nhưng chưa tìm được chử nào diển tả hay hơn. Đành gọi bọn Bắc Kộng là “bọn phản quốc/Lê chiêuthống/trầnichtắc……và HỒ CHÍ MINH”
    (***HCM ngẫm ra Hồ tập Chương là có thể lắm . Vì Nguyễn Sinh Cung sao đổi ra họ Hồ.?Nguyễn Chí Minh cũng hay chớ sao ? Hồ theo họ cha ruôt là Hồ sĩ Tạo hay Hồ mượn Họ của nhà CM HHL? Tuy nhiên cũng là suy đoán va bị cs tàu và tay sai tuyên truyền sai lạc mà thôi.
    Hồ tâp Chương vẩn lấy họ Hồ góc gác của hắn ! Dân theo Hồ cộng bị quả lừa vĩ đại mà không biết !***)
    (cp)

  2. LeThiep says:

    (Trích ) Xưởng Đẻ: Sau năm 1975, người dân Miền Nam rất ngỡ-ngàng khi thấy những Nhà Bảo-Sanh bị đổi tên là Xưởng Đẻ. Xưởng là nơi chế-tạo, sửa chữa vật dụng, là nhà máy sản xuất đồ dùng, ví dụ như Xưởng May sản xuất quần áo, đóng tàu, xưởng đóng giày , xưởng đúc súng đạn, xưởng cơ-khí, v.v…chỉ thuần dùng cho vật dụng chớ không bao giờ dùng cho con người. Còn Nhà Bảo Sanh là nơi bảo-vệ cho sự sanh sản của phụ nữ được tốt đẹp, được “mẹ tròn, con vuông”, hàm ý bảo vệ, chăm sóc cho sự sanh nở được suông sẻ theo như quy-luật của tạo-hóa dành cho con người. Dùng danh từ Xưởng đẻ là xem người phụ nữ như là những cái máy sản-xuất, hài nhi chính là vật dụng, cho nên, đối với Việt-Cộng, con người chỉ là vật dụng dùng để cho đảng CS sai-khiến, không hơn, không kém. Chính vì vậy, trong chiến-tranh, đảng Cộng sản không xem quan-trọng về thiệt hại nhân mạng, chết bao nhiêu cũng được miễn sao đảng CS đạt được một số nhu-cầu nào đó là được. Do đó, họ không ngần ngại dùng chiến-thuật biển người, lớp nầy chết, họ xua lớp khác lên cho đến khi nào tan nát hết hàng quân mới chịu thôi.

  3. VietAmer says:

    Hán Tự, 漢字, Kanji, Hanja

    Japanese school children are expected to learn 1,006 basic kanji characters, the kyōiku kanji, before finishing the sixth grade. The order in which these characters are learned is fixed. The kyōiku kanji list is a subset of a larger list, originally of 1,945 kanji characters, in 2010 extended to 2,136, known as the jōyō kanji – characters required for the level of fluency necessary to read newspapers and literature in Japanese. This larger list of characters is to be mastered by the end of the ninth grad. (Wikipedia)

    Khác với VN, người Nhật bó buộc học sinh trung học phải học khoảng 2,000 Kanji tức là Hán Tự, sinh viên đại học phải biết viết khoảng 3,000 từ.
    Dân Đại Hàn cũng bắt buộc học sinh và sinh viên của họ học Hanja tương tự số lượng như học sinh Nhật Bản.

    Dĩ nhiên, họ học chữ Hán không phải để copy theo TQ. Họ học để làm giàu thêm tiếng nước của họ cũng như có thể đọc được sách vở cổ của Nhật và Hàn thường được viết thẳng bằng Hán Tự.

    Ông HVT thừa biết, Chữ Thời (Time) rất quan trọng. Thời của VN hiện tại là là thời gì? Thời độc lập tự chủ thái bình thịnh tri, hay thời nô dịch mất chủ quyền, văn hóa suy đồi lòng người đảo điên?

    Khác với người Nhật và Đại Hàn, VN học chữ Quốc Ngữ theo mẫu tự La Tinh. Tuy nhiên điều nầy không có nghĩa là VN ngăn được sự xâm nhập Hán hóa vào văn hóa người Việt. Trái lại, VN càng ngày càng mất gốc và theo Tàu. Vì sự Hán hóa đó trên diện rộng, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, văn chương, phim ảnh, kiến trúc, ẩm thực, y phục …

    Cho nên, cách đặt vấn đề đào sâu nghiên cứu của ông HVT không sai, nhưng không hợp thời. Sự đặt vấn đề của ông chỉ có thể phát triển trong một xã hội tự chủ tự cường với chủ trương bảo vệ phát triển văn hóa VN 4000 Văn Hiến truyền thống.

  4. Học trò Trung học phổ thông says:

    Cháu ghé chơi Câu lạc bộ của các thầy cô trường Đại học Bách khoa đã nghỉ hưu, máy vi tính đã khởi động, nhưng không có thầy cô nào dùng, nên cháu lên máy để vô mạng. Gặp trang web lạ có cái tên “Đàn chim Việt” có bài hay hay là “Không có cái gọi là “từ Hán Việt”. Cháu đọc hết bài và hết các còm.

    Trước hết, xin cảm ơn bác có nick “Tự tôn dân tộc”. Vì nhờ bác mà cháu, lớp trẻ không học dưới thời VNCH, biết được cách gọi lộn tùng phèo các cấp học và thứ tự các lớp dưới chế độ cũ, để từ đó biết được nó tương đương với các cấp học nào và các lớp học nào ngày nay.

    Nhưng còn chuyện này, cháu nghe nói dưới chế độ cũ VNCH có 2 kỳ thi có tên rất lạ, rất kỳ lục cục và rất… Ba Tàu mà không thấy bác có nick “Tự tôn dân tộc” giải thích, nên nhiều người trẻ hiện nay không hiểu. Cháu đã hỏi một vài thầy cô trẻ dạy Trung học phổ thông, các thầy cô cũng mới học sau năm 1975, nhưng các thầy cô cũng không biết. Vậy, bác nào biết giải thích dùm cháu: Đó là kỳ thi TAM CÁ NGUYỆT và kỳ thi LỤC CÁ NGUYỆT.
    Xin hỏi:
    Có đúng là dưới chế độ cũ VNCH có 2 kỳ thi đó không?
    Và nếu có thì có phải đó là kỳ thi giữa học kỳ và kỳ thi cuối học kỳ hay không?

    • Austin Pham says:

      Gì nữa đấy. Mới vừa hơn 49 ngày mà em đã từ lớp năm Hà Nội đầu thai vào trung học phổ thông cơ à? Thôi, đừng đụng tới cái máy tính của bọn “hưu trí” bách khoa gì đó mà dính…phông lông đấy. Có còn nhớ “xăng ti mét” không? Như thế là hỏng, ngày nay các bác đang sử dụng cây… chuối làm đơn vị đo chiều dài. Thế khi nào các “đỉnh cao” chế ra được cây đinh thì bảo với anh nhớ!
      Chào sảng khoái.

      • Lê Hương Lan says:

        Sao lại lãng tránh câu hỏi của cháu HTTHPT thế? Nếu không biết thì đừng nói lung tung với lớp trẻ mà các cháu nó khinh.

      • Trung Ngôn Nghịch Nhĩ says:

        Người Việt, diễn đàn Việt trên Online ĐCV chữ Việt lại lấy tên tây, trả lời câu hỏi cho một đứa trẻ chỉ đáng tuổi con cháu mà thiếu nghiêm túc. Vậy Austin Phạm có đáng để cháu HTTHPT kính trọng hay không?

        Diễn đàn toàn các cụ bô lão, vậy phản hồi nên nghiêm túc kẻo tuổi trẻ nó khinh thì nhục lắm, anh chàng nửa Tây nửa Ta Austin Phạm nhớ nhé!

      • Trần Bảo Thịnh says:

        Góp ý với Học trò Trung học phổ thông và Lê Hương Lan thế này:

        Việt Nam ta đã bị Tầu đô hộ cả một ngàn năm, do vậy không phải chỉ ảnh hưởng đến văn hoá, ngôn ngữ mà cả cách sống nữa.

        Về mặt ngôn ngữ, ngay cả trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, hay Tầu đôi khi cũng phải vay mượn của nhau để làm rõ nghiã, làm giàu và thêm phong phú cho ngôn ngữ của mình, điều ấy chẳng có gì đáng trách, mà ngược lại còn đáng trân trọng!

        Từ ngữ “Kỳ thi TAM CÁ NGUYỆT hoặc LỤC CÁ NGUYỆT” chẳng có gì là lạ cả, có lạ chăng là khi ta cố tình chê bai nó! Ngoại ngữ lúc đầu cũng rất lạ, lại không thể tự phát âm, nhưng khi ta chịu khó tập luyện thì sẽ thành công, thích thú.

        Dùng từ “Kỳ thi TAM CÁ NGUYỆT hoặc LỤC CÁ NGUYỆT” có thanh và hay hơn là “kỳ thi ba tháng, hay kỳ thi sáu tháng” không?

        Có đáng trách chăng là khi ta cố tình bôi bẩn nó; ví dụ: Nhà Bảo Sanh nghe vẫn hay gấp ngàn “Xưởng đẻ”, hay Toà Bạch Ốc vẫn trang trọng hơn “nhà trắng”.

        Nói tóm lại, CSVN muốn xoá bỏ mọi di tích liên quan đến chế độ cũ (VNCH), nên biến chế ra một số ngôn từ “quái đản” để thay thế. Nhiều người vì nhẹ dạ, thiếu suy nghĩ nên hùa theo. Hơn nữa, những từ kể trên không phải là do VNCH sáng chế, mà nó đã được sử dụng cả hàng trăm hay ngàn năm trước đó rồi!

        Nói theo ông Michail Gorbatschow thì: Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không!

    • Trí Phèo says:

      Bạn Học Trò vào Google và đánh vào hàng chữ “giáo dục Việt Nam Cộng Hòa” là tạm có câu trả lời
      http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a

      Từ năm 1970, VNCH đã gọi “lớp một” lên tới “lớp 12″ rồi.

      Hồi học lớp 6 ở VN, tới kỳ thi giữa khóa, tôi cũng thấy… hỏang sợ khi thấy chữ “Thi lục cá nguyệt”. Chẳng hiểu tại sao lại dùng chữ rắc rối khó hiểu thế. Mỗi năm học có 2 kỳ thi, giữa năm và cuối năm là thi “lục cá nguyệt”, Kỳ thi “nhỏ” hơn ở giữa 2 kỳ thi lục cá nguyệt là thi “tam cá nguyệt”. Xài goài thì quen tai, chẳng thấy lạ. Tôi đọc chữ nghĩa Việt cộng thì cũng thấy chói tai vô cùng, nhưng sẽ không (bao giờ) quen vì không (bị) xài thường xuyên.

      Nick Tự Tôn Dân Tộc chỉ nói đúng vừa vừa vài chỗ loanh quanh thôi, nhưng tôi lười trả lời chi tiết vì điểm quan trọng nhất là ở VNCH nếu có xài chữ Hán Việt, thí đó là bởi vì một lý do kém quan trọng nào đó chứ không phải vì lý do đáng khinh bỉ là sự thần phục chính trị và văn hóa với Trung Cộng, như VN Dân Chủ Cộng Hòa. Hơn nữqa, đã có quá nhiều bài viết để trả lời thắc mắc của Tự Tôn Dân Tộc. Chẳng hạn như nhà xuất bản Hùng Sử Việt mới phát hành cuốn “Đề Nghị Thống Nhất Cách Viết Chữ Quốc Ngữ”, tác giả là “Nhóm Thực Hiện Từ Điển Việt Nam Tại Hải Ngoại” đọc cũng tàm tạm, chỉ trên 200 trang thôi, nhưng chắc dư để trả lời.

      Thêm vài bài viết tiêu biểu:
      Trịnh Thanh Thuỷ: Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ
      http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8650&rb=06

      Lê Duy San: Tiếng Việt và Chữ Vẹm
      http://www.lyhuong.net/uc/index.php/tiengviet/1671-1671

      Nguyễn Hưng Quốc: Tiếng Việt Nào?
      http://www.voatiengviet.com/content/nguyen-hung-quoc-blog-tieng-viet-nao-05-22-2012-152523625/1118420.html

      Bắt chước bác Austin, tôi cũng…. chào sảng khóai.

    • vu trung says:

      Chú mầy “bức xúc” về cái “sự cố” nầy đấy à ? Có cần “liên hệ” với ông Ng~ Thiện Nhân để giải thích hông thêm để “tối ưu hoá” cái óc bã đậu ấy ?

    • tèo says:

      “thầy nào trò nấy” một câu hỏi của cháu như vậy mà thầy không trả lời được đên nổi bây giờ vản đưa lên báo hỏi chú bác thì quả câu cách ngôn trên đúng quá đi chứ ! Thầy ngu thì sao dạy trò không NGU được. Như cô giáo cấp 3 Hanội đã trã lời trong cuộc thi “kiến thức” TLV Đ là gánh cả lương và Nhất linh là kép cải lương (viết gọn thôi.Nếu cháu không biết cô giáo trã lời đúng hay sai thì hỏi tiếp).Thầy giao liên ,y tá ,thiến heo ,bồi tàu ,họe đốt than ,thợ cáo mủ cáo su….biết gì mà trả lời cháu chứ,phải không?
      Tên gọi các lớp học thời VNCH (thập niên 60) không co lộn tùng phèo và các lớp không theo thứ tự như cháu viết đâu. Sao chậm hiểu thế?
      Nhưng thôi ,câu kết của cháu đã cho biết có người đã “mở mắt” cho cháu rồi. (Chó vài ngày mở mắt.còn cháu là con chi mà nhắm mất kỹ thế nhỉ ?)
      “bão trọng,”
      (t)

  5. Austin Pham says:

    Xin thưa cùng hai vị,
    Người Nhật xài bộ Kanji cùng với 2 bộ chữ nữa là Hiragana và Katakana. Trong đó 70% từ ngữ sử dụng của tiếng Nhật có từ bộ chữ Kanji, bộ chữ của người Trung Hoa. Họ vẫn là người Nhật mà không có thằng tàu nào dám…nhầm lẫn, thế giới vẫn tôn vinh họ qua cái tinh thần độc nhất vô nhị của người Nhật. Tiếng Việt Nam là tiếng Việt Nam, không cần phải lo bò trắng răng gì hết. Điều quan trọng nhất là chính người Việt phải tự hào họ là người Việt thì giá trị “Việt” mới trường tồn, mới được phát huy được cái tinh hoa của nó. Chúng ta cần cái tinh thần của “dân tộc Việt”, cái bên trong chứ không phải cái bên ngoài. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện, hãy sử dụng nó đúng với mục đich nguyên thủy của nó, don’t reinvent the wheel. Câu hỏi bây giờ là người Việt Nam có còn tự hào họ là người Việt Nam hay không? Vài lời mong các ông bà suy xét.

    • NON NGÀN says:

      TRONG VÀ NGOÀI

      Người khôn duyên lặn vào trong
      Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài
      Dại khôn khôn dại lạc loài
      Hỏi khôn hay dại hỡi người Việt Nam
      Giữ mình tốt đẹp là khôn
      Bán mình rẻ mạt thì khôn nỗi gì
      Cho nên văn hóa phải thì
      Tự mình tin tưởng có khi hơn đời
      Ngàn năm văn hiến luôn soi
      Chớ nên mặc cảm những gì hôm nay
      Con Rồng đã có triệu ngày
      Còn con Cắc ké thì nay phải chừa
      Trên trời còn đám sao thưa
      Thì trên trần thế còn hồn Việt Nam !

      BIỂN NGÀN
      (15/02/14)

  6. NGUYỄN LUÂN says:

    Kính Anh Thùy,
    Tôi được nghe nhóm anh Phớn nói nhiều về anh. Rất cảm ơn những gì anh đã và đang làm cho Đất Nước và Dân Tộc lâu nay. Chỉ hiềm một nỗi lo, giặc thì đông như giòi như bọ, còn mình có đổi một mạng lấy vạn mạng e rằng vẫn khó thấy ngày vinh quang. Bọn con buôn vô lương tâm da trắng chỉ muốn đổi chác với cái cầu tiêu công cộng quá lớn đó, mà hy sinh các nước nhỏ thôi !
    Trong lòng lo lắm, bi quan lắm, nhưng vẫn cầu xin cho anh chân cứng đá mềm.

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Anh nên…chân cứng đá mềm, xin đừng máng cái tật…láo của cộng sản VN, nay hát kiểu này, mai hát kiểu kia, đóng kịch…vô tư, để tiếp tục lừa dân ngu lâu bền

      Thì cãm ơn anh lắm lắm..

  7. LeThiep says:

    Ngôn ngữ Việt cộng :

    - Hồ chí Minh xuống tầu đi làm bồi cho Tây thì Việt cộng gọi là “xuống tầu tìm đường cứu nước!”
    - Giật mìn xe đò, pháo kích bừa bãi vào nhà dân, đặt chất nổ nơi đông người, bắt cóc, thủ tiêu, khủng bố… Việt cộng gọi là “hoạt động cách mạng.”
    - Dùng vũ lực súng đạn giết dân lành, Việt cộng gọi là “giải phóng nhân dân.”
    - Lúc trước, cướp đất đai của điền chủ, Việt cộng gọi là “Cải cách ruộng đất.”
    - Ngày nay cướp đất của dân , Việt cộng gọi là gọi là “khu qui hoạch.”
    - Đập phá nhà dân, Việt cộng gọi là “giải phóng mặt bằng.”
    - Cướp tài sản của các thương gia, Việt cộng gọi là ” Đánh tư sản mại bản “.
    - Cấm dân buôn bán, Việt cộng gọi là “Cải tạo thương nghiệp.”
    - Bỏ tù quân nhân, công chức của VNCH ,Việt cộng gọi là “Học tập Cải tạo.”
    - Vượt biên nếu bị bắt thì Việt cộng gọi là “thằng ”
    - Vượt biên nếu thoát thì Việt cộng gọi là “Khúc ruột ngàn dặm.”
    - Biến dạng thành bọn Tư bản Đỏ độc tài , Việt cộng gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
    - Bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, Việt cộng gọi họ là “Phản động…”
    - Sách báo về Dân chủ, Tự do thì Việt cộng gọi là “tài liệu phản động, công cụ khủng bố.”
    - Mít tinh, biểu tình đả đảo Trung Cộng xâm lược thì Việt cộng gọi là“có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị.”
    - Biểu hiện lòng yêu nước thì Việt cộng gọi là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em.”
    - Ra trát đòi để điều tra và có thể tống giam,Việt cộng gọi là “Giấy mời.”
    - Đảng viên Việt cộng trình độ học vấn dù ít ỏi, Việt cộng gọi chung là “đỉnh cao trí tuệ”.

    v…v…

    (Trích )

  8. SÓNG NGÀN says:

    VIỆT HÁN

    Việt Nam khối kẻ ghét Tàu
    Không ưa nên cả đít đầu không ưa
    Bây giờ nói tới chữ chơi
    Phải chăng Việt Hán của Tàu hay ta ?
    Chỉ vì lịch sử mờ xa
    Lấy gì mà nói của ta của Tàu ?
    Thôi thì đành tiếp cãi nhau
    Của mình mới tốt của Tàu ra chi ?
    Của mình nó thảy lấy đi
    Chuyện xưa ngôn ngữ chuyện gì vừa qua ?
    Vậy nên từ thuở Triệu Đà
    Ta, Tàu đã định dễ ai lộn gì
    Ngàn năm cứ mãi trôi đi
    Bây giờ mới rõ cái gì là ta
    Cái gì của bọn Triệu Đà
    Biết thì giữ vậy mới ra người mình !

    NON NGÀN
    (13/02/14)

    • Builan says:

      …. CHÀO MI !!

      Bạn đọc có thể noí là đa số không biết “anh là ai” nên dễ cho là anh coms “cà chớn- huề vốn”
      Phần tôi đôi khi cũng nghĩ như thế ! Có điều tôi rành anh cả “6 câu vọng cỗ”
      Vậy thì anh làm ơn , làm giúp tôi một bài thơ, hoặc “Mao Tôn Cương” chút chút về ngưồn dề tài qua link nây nhé ! Thú thật tôi chỉ biết lắc đầu nên phai cầu viện anh giúp , vì tin vào “tài nghệ” cuả anh ! Anh đang ở Saigon, Đalat hay Đức Quốc ? Chi T còn đi dạy hay đã nghỉ hưu ? Cu TRUNG đinh cư ở đâu ?

      https://saigonecho.com/news/images/2013/ThuGian/sohuuconvo.jpg

      • NGÀN SAO says:

        HÓA RA

        Hóa ra kiểng cũ ngày xưa
        Gợi lên mới nhớ có thừa chi đâu
        Bùi Lân nay ở nơi nào
        Còn đây “bám trụ” mãi trời Việt Nam
        Khi Đà Lạt khi Saigon
        Thường thì như thể công dân nước ngoài
        Ở đời chuyện vẫn vậy mà
        Vào thơ nhằm né cuộc đời bấy nay !

        SAO NGÀN
        (15/02/14)

  9. Hồ Bác Cụ says:

    bọn V+ dốt nhưng lại rất “sính” dùng chữ đao to búa lớn, như dùng chữ “công hàm độc thân” cho một tờ giấy chứng nhận tình trạng hôn phối. Chuyện dùng chữ “xưởng đẻ” thay cho nhà bảo sanh Từ Dũ ở SG là chuyện có thật 100000% mà người dân SàiGòn sau 1975 còn nhớ, vậy mà chúng còn lu loa “làm gì có???”. Bọn V+ thuờng làm chuyện man rợ ác độc, lại hay chối cho đến khi bị bắt tận tay day tận mặt. Sau 1975, bọn V+ hay đứng đường xét giấy tờ, và chính tôi chứng kiến cảnh bọn chúng không biết đọc chữ, cầm tờ giấy đọc lộn ngược. Bọn chúng chỉ thích đọc hay xem những giấy tờ có chụp hình ảnh

    Nhắc đến chuyện “con cái mất dậy” thì chắc chắn không ai qua mặt Hồ chí Minh, Trường Chinh, cả hai đều là con cái mất dậy thuộc hàng tột đỉnh!!! Trường Chinh đem cha mẹ ruột ra đấu tố để làm gương, Hồ chí minh về nước….éo thèm lại thắp nhang cho mẹ dù khi đang đọc diễn văn gần đó, tiếp đón anh chị chỉ vài phút ngắn ngủi và chỉ ngồi xa xa. Hay Hồ chí minh chính là Hồ Tập chương do Mao cài vào đảng CSVN và nay đang bị “lộ hàng”??????

    Ông Vương Trí Nhàn, một nhà phê bình văn học của V+, cũng phải ghi rõ trong sách của ông nhận xét sau: Con trẻ trong miền Nam được giáo dục tốt hơn, lễ phép hơn con trẻ ngoài Bắc rất nhiều. Chỉ cần nghe một người hỏi đường và sau đó có tiếng “Cám ơn”, ta biết ngay đó là thanh niên miền Nam; còn sau khi nghe xong cút đi thẳng không một lời cám ơn, ta biết ngay đó là thanh niên ngoài Bắc.

    • LÁ NGÀN says:

      TIẾNG VIỆT

      Trên đời này tiếng nào hơn tiếng Việt
      Hay thật hay cả chất lẫn hình hài
      Tiếng đơn âm nên thành luôn dịu vợi
      Trong cả thơ cả nhạc quả không sai
      Có tiếng nào hình dung từ đậm chất
      Còn thanh âm uyển chuyển đến vô cùng
      Là tiếng nói của thơ và của nhạc
      Ai không tin thì hỏi lại Nguyễn Du
      Nhà thơ lớn muôn đời trong tiếng Việt
      Ấy cũng nhờ từ tiếng Việt mà ra
      Nhưng thật tếu có người viết “Việt +”
      Như trên đây quả thật ố là là !

      CÂY NGÀN
      (15/02/14)

  10. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Sư phụ Hà văn Thuỳ viết cái bài này, là…khi dể kiến thức của kách mạng lắm đó nghe.

    Nhớ thủa…trước, kách mạng khẳng định là…có Hán Việt. Kách mạng ra lệnh cho cò mồi, tẩy chay Hán Việt tới tấp. Hán Việt không cách chi bằng…ngôn ngử VN kách mạng. Tất cả danh từ Hán Việt đều phải…sửa lại cho đúng.

    Trực thăng, phải gọi là…máy bay lên thẳng
    Thuỷ quân nục chiến, là…lính thuỷ đánh bộ
    Đại lộ phải gọi lại là…con đường lớn

    Vân vân và vân vân…

    Kách mạng sau 1975, nghỉ chơi với Tàu Cộng, tung cò mồi viết bài đăng báo dạy dân tới tấp, không…Hán Việt, phải…thuần Việt…

    Thế mà sư phụ Thuỳ ngày nay dám…phãn Kách mạng, phán rằng không hề có…Hán Việt, khi dể Kách mạng quá xá,

    Là sao?

    Các anh cò Người Tự Do, Người Hà Lội, hùng, huy, Lê hương Lan, PM, cắc kè…, đâu mất hết rồi, ra…phun anh chàng Thuỳ này, lấy lại phong độ kách mạng chớ?

Leave a Reply to LeThiep