WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tổ quốc cần những con người mới

Chương 4

Cải cách giáo dục – chấn hưng văn hoá

 

  1. 1.     Thiết kế hệ thống giáo dục theo nguyên tắc “Tự trị – Thực hành”

Tôi thấy những thảo luận về triết lý giáo dục là chủ đề vô cùng theo nghĩa có nhiều trường phái, luôn xuất hiện các trường phái mới và kết quả có thể là đi đến những lý luận vòng quanh mà những sửa đổi quan trọng thì lại không thể đưa ra. Vì thế ở đây tôi sẽ chú trọng đến việc “Thiết kế Hệ thống giáo dục”. Hệ thống giáo dục của Pháp đã áp dụng ở Việt Nam trước năm 1945 cần được coi là có giá trị tham khảo tốt. Hệ thống giáo dục của này đã được hình thành và áp dụng trong một quá trình dài lâu cùng với quá trình khai thác thuộc địa ở VN, nên sẽ có những cơ sở cho niềm tin vào sự thích ứng tương đối với thực trạng VN hiện nay.

Mặt khác, nếu bỏ qua những yếu tố khai thác thuộc địa thì hệ thống giáo dục này vẫn giữ những tinh thần tự do cơ bản của nước Pháp trong giáo dục và đặc biệt, vì mục tiêu khai thác của nó, trong nhiều thiết kế của hệ thống này có giá trị thực tiễn, tính thực thi cao với chi phí thấp cho chủ thể nhà nước, đặc biệt trong khu vực đào tạo nghề chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Cơ sở của hệ thống này là nguyên tắc tự trị. Khi đề cập đến nguyên tắc tự trị, tức là đồng thời chúng ta phải gỡ bỏ những rào cản hiện nay của giáo dục nước ta.

Rào cản đầu tiên là rào cản ý thức hệ.

Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam hay là của ông Marx-Lenin?

Là của người Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam là của người Việt Nam hay của ông Marx-Lenin?

Là của người Việt Nam.

Vậy tại sao chương trình giáo dục từ phổ thông đến đại học, cao học… học thuyết Marx-Lenin phải chiếm vị trí độc tôn như hệ thống triết học, đạo đức, tư tưởng duy nhất?

Cần loại bỏ tình trạng này trong thiết kế chương trình giáo dục mới. Cần đặt học thuyết Marx-Lenin  đúng vị trí của nó, chỉ là một phần nhỏ trong thế giới tư tưởng nhân loại, trong hệ thống tư tưởng, học thuyết cần cho sự giáo dục đào tạo người Việt Nam.

Rào cản thứ hai là rào cản biên chế. Việc loại bỏ biên chế đã nói ở trên đương nhiên cũng cần áp dụng cho ngành giáo dục. Tôi thấy cơ chế biên chế hiện đang tạo ra một sự bất bình đẳng và tiêu cực lớn trong ngàng giáo dục. Nó là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng, suy đồi đạo đức giáo viên và qua đó là chất lượng giáo dục. Rất khó đòi hỏi một giáo viên phải mất hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để chạy vào biên chế một sự lành mạnh, nguyên vẹn trong tâm hồn mình.

Rào cản thứ ba là rào cản ngân sách và sự phụ thuộc của địa phương, các trường đại học, cao đẳng vào ngân sách nhà nước. Đây thực chất là mô hình quản lý nhà nước tập trung, xuyên suốt từ  trung ương đến địa phương. Trong một trình độ phát triển thấp, số lượng trường lớp, học sinh, sinh viên có giới hạn mô hình này có thể phát huy hiệu quả. Nhưng trong một trình độ giáo dục phát triển cao, nhu cầu đào tạo đa dạng, số lượng trường lớp, học sinh sinh viên lớn mô hình này sẽ trở thành một rào cản, ngáng trở sự phát triển.

Với hệ thống giáo dục phổ thông

Loại bỏ được sự độc quyền ý thức hệ là cơ sở để gỡ bỏ sự độc quyền viết, xuất bản phổ biến sách giáo khoa, sách tham khảo ở các cấp học.

Trong nền giáo dục Pháp thuộc cũ, chương trình học do nhà nước quy định có tính cách bắt buộc trong việc giảng dạy nhưng sách giáo khoa lại hoàn toàn do các nhà xuất bản mời người biên soạn. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều giáo trình do các học giả VN, Pháp soạn thảo theo nguyên tắc này như: Văn học Sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim… Thiết kế này vừa tạo ra tính tự chủ cho các soạn giả, nhà giáo trong việc lựa chọn và thiết kế bài giảng, khuyến khích các học giả, nhà giáo nghiên cứu phát triển học thuật, sáng tạo tự do trong bài giảng. Mở cửa việc soạn thảo sách giáo khoa cho các cá nhân, tổ chức đồng thời tạo ra một khả năng lựa chọn đa dạng, cơ sở để có những sản phẩm sách tốt.

Thiết kế này đi liền với tính tự chủ của trường học, địa phương. Chẳng hạn cùng một chương trình toán cấp 3, sẽ có 5 bộ sách tham khảo của 5 nhóm tác giả khác nhau. Khi đó, việc chọn sách nào để dạy cho học sinh trong một trường A sẽ do Hội phụ huynh học sinh trường đó biểu quyết, quyết định. Nếu Hội phụ huynh không tự biểu quyết có thể trao quyền cho Hội đồng nhà trường. Việc lựa chọn sách có thể phân chia theo các nhóm học khác nhau nếu theo chương trình phân ban. Điểm cốt yếu trong thiết kế này là sự tự chủ của nhà trường, phụ huynh học sinh (đại diện cho học sinh), trong việc lựa chọn sản phẩm giáo dục cho con em  mình.

Địa phương tự chủ về giáo dục, nghĩa là các địa phương hoàn toàn tự chủ trong việc chi ngân sách, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đào tạo nhân lực… dưới sự giám sát của hội đồng nhân dân địa phương. Địa phương tự chủ về giáo dục đồng nghĩa với việc để địa phương chủ động trong việc chi trả lương cho giáo viên cấp học phổ thông. Mức lương có thể cần được quy định để đảm bảo một cuộc sống ổn định cho giáo viên trong mọi hoàn cảnh. Với những địa phương có khó khăn về ngân sách, trung ương có thể có những cơ chế hỗ trợ đặc thù.

Với hệ thống đào tạo nghề chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học

Thứ nhất, chúng ta có thể cân nhắc tiếp tục phát triển các trường vừa học vừa làm theo mô hình hiện nay. Theo mô hình này, những học sinh chỉ cần tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) có thể vào học các trường này, vừa tiếp tục học văn hóa tương đương cấp phổ thông trung học, vừa học nghề.

Thứ hai, hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng. Từ Cao đẳng ở đây tôi dùng theo nghĩa Cao đẳng École Supérieure – khác với trường gọi là cao đẳng hiện nay ở VN.

Tôi thấy xu thế bỏ các trường cao đẳng (cao đẳng của Việt Nam hiện nay), trung cấp nghề hiện nay của Việt Nam là phù hợp. Các trường này có thể gộp trung vào các trường đào tạo nghề vừa học vừa làm đã nói ở trên.

Trong hệ thống đào tạo cao nhất, chỉ nên gồm các trường Đại học (Université) và Cao đẳng (École Supérieure).

Chúng ta hãy tham khảo học chế đã được người Pháp áp dụng tại Việt Nam cho bậc học Cao đẳng và Đại học. Trường Cao đẳng (École Supérieure) là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi (tốt nghiệp phổ thông trung học) và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền một thời gian ấn định, nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư… Đây là những nghề nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, cần những tiêu chuẩn khắt khe về nghề nghiệp, người ra trường thường chỉ có thể làm được đúng nghề mình được đào tạo (khó có thể làm trái ngành). Các trường này có thể coi là thuộc hệ thống trường công do nhà nước bỏ chi phí đào tạo (một phần) và phục vụ các mục tiêu chiến lược của nhà nước.

Chúng ta, hiện nay có thể áp dụng mô hình này trong việc quản lý chất lượng giáo dục, về chi phí đào tạo, có thể nhà nước chỉ chi trả (dưới dạng cấp học bổng) cho những ngành đào tạo này gắn với nguồn nhân lực nhà nước cần, mà thị trường đào tạo không hoặc khó có khả năng cung cấp như: Kỹ sư nông nghiệp, bác sỹ cộng đồng, công chức hành chính, giáo viên phổ thông… Ngoài ra các ngành nghề khác mà thị trường có nhu cầu cao, có khả năng kiếm việc dễ và thu nhập cao, sinh viên phải tự túc học phí, nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua các chương trình cho vay vốn. Đương nhiên khi đó, ra trường sinh viên tự túc tìm việc làm.

Hệ thống trường Đại Học (Université) có thể xếp vào hệ thống trường tư muốn nhập học các trường đại học chỉ cần đủ điều kiện về văn bằng đòi hỏi mà không phải qua một kỳ thi tuyển. Việc thu nhận sinh viên không hạn định tuổi tác và số lượng. Sinh viên phải tự túc về học phí (ngoại trừ những sinh viên xuất sắc được học bổng). Khi tốt nghiệp chính quyền không có nhiệm vụ cung cấp việc làm, cá nhân phải tự tìm kiếm. (Tham khảo: Trần Bích San – Thi cử giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp).

Đất nước ta không thể đứng một mình một cõi. Dân số nước ta cũng không thể đông như người Trung Quốc để có thể lấy số đông mà áp chế người. Ai cũng biết chúng ta cần hội nhập, cần phát triển. Hội nhập, phát triển thì không thể đóng khung tư tưởng con em mình, đóng khung nền giáo dục nước nhà như  những “Con ngựa già của chú Trịnh” chỉ thấy một bầu trời nhỏ hẹp qua khe mắt.

  1. 2.     Chấn hưng văn hóa

Cải cách giáo dục, gỡ bỏ áp chế về tư tưởng cần đi đôi với việc chấn hưng văn hóa. Học giả Nguyễn Khắc Viện trong cuốn Đạo và Đời có kể một câu chuyện rất đáng suy nghĩ như sau: Ông kể rằng thời trẻ, ông một anh học trò Tây học, dù biết rằng mình hơn hẳn những anh nhà nho quần chùng áo dài khi đó về kiến thức khoa học, thậm chí địa vị trong xã hội, nhưng vẫn có một cái gì đó mặc cảm. Vẫn thấy ở anh nhà nho kia cái gì đó nể vì, dù biết rằng anh ta hủ lậu. Sau đó, Nguyễn Khắc Viện đã giải thích sự nể vì đó là hồn cốt, là cái cao quý của nhà nho, là cái văn hóa của dân tộc. Với chương trình Tây học Nguyễn Khắc Viện học được thật nhiều kiến thức, nhưng lại thật ít đạo, đạo làm người, đạo trời đất, đạo ở đời, những thứ mà bất kỳ anh khóa nào cũng vượt trội hơn hẳn mình. Điều đó không khó giải thích vì những bài học chữ nghĩa đầu tiên của các nhà nho đã đều là các bài học đạo lý thâm sâu về trời đất con người “nhân tri sơ, tính bản thiện”. Không chỉ học, các nhà nho, các anh khóa còn áp dụng và có ý thức áp dụng ngay những đạo lý mình đã học thành châm ngôn hành động của mình.

Ngày nay, ta có thể gặp không ít người nhiều năm sống ở trời Tây, theo học có bằng cao học, tiến sỹ ở châu Âu mà vẫn mang một đầu óc đầy định kiến và ấu trĩ. Tinh thần, văn hóa phương Tây không dễ gì tiếp nhận được ngày một ngày hai. Phương pháp khoa học, phương pháp nghiên cứu chỉ cần cố gắng trong vài tháng vài năm là có thể lĩnh hội được, nhưng cái tinh thần, hồn cốt căn bản thì đòi hỏi rất nhiều.

Để có được tinh thần khoa học, tinh thần dân chủ tự do bây giờ người phương Tây đã có một lịch sử phát triển dài lâu, hồn cốt của tinh thần này họ truyền qua thế hệ con cháu từ thói quen, tập tục đến những tác phẩm nghệ thuật, thơ ca, văn chương, hội họa, âm nhạc… Hiểu và lĩnh hội những thứ đó cần một sự nỗ lực thực sự và một thời gian đủ lớn để trải nghiệm.

Nền nho học cũ của chúng ta đã không giúp quốc gia chống chọi với đại bác thực dân Pháp, nhưng ít ra nó, với lực lượng đông đảo các nho sinh, ông tú, ông cử trải rộng, đi sâu khắp xã hội, cũng giúp phổ biến, gìn giữ, những phẩm giá cao quý của con người. Nền nho học, có thể cần được nhìn nhận theo cách khác, không phải chỉ đào tạo ra những người đi làm quan, mà còn đạo tạo ra những người quân tử trong cộng đồng. Nhà nho trong một cộng đồng, dù ở chức vị nào cũng là biểu trưng cho văn hóa, cho những giá trị cao đẹp và bản thân họ cũng ý thức, gìn giữ những giá trị này, khác hẳn với các quan chức công quyền hiện nay. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc.

Chúng ta cùng suy nghĩ lại thật nghiêm túc về nền giáo dục, về sự nghiệp chấn hưng văn hóa ngày nay, khi có lẽ chúng ta ngày nay đã chỉ “hớt váng” những thành quả khoa học phương Tây, chưa đi sâu được vào căn cốt, lại đồng thời mai một những giá trị, những hồn cốt cao quý của dân tộc.

Cũng học giả Nguyễn Khắc Viện đã đánh giá, sau cách mạng tháng 8, đặc biệt là sau phong trào đưa trí thức về nông thôn, văn học VN đã tiếp nhận được một làn gió mới với các sáng tác từ đồng ruộng đi ra. Người nông dân rũ bùn, gạt mồ hôi bước vào văn học, các sáng tác về người nông dân, của chính những người nông dân nở rộ hơn bao giờ hết, đẩy lùi trào lưu văn học lãng mạn tiểu tư sản những năm 1930. Bỏ qua một vài khía cạnh tích cực của trào lưu này thì tôi cho rằng hệ quả tiêu cực của nó, cùng với Nhân văn Giai phẩm, cùng với nạn Sùng bái cá nhân, nền văn học, văn hóa nước nhà đã có một cuộc đảo lộn ngoạn mục và kinh khủng, văn hóa tiểu nông lên ngôi. Những tri thức, những tinh hoa dân tộc bị đẩy lùi, bị giam hãm vào một góc tối không thể nào cựa quậy được. Đó là bi kịch cho bất cứ một dân tộc nào gặp phải.

Trong Việt Nam văn hóa sử cương học giả Đào Duy Anh đã nhận định trong mỗi người Việt Nam có một ông quan và một nhà thơ. Một ông quan có vẻ gì đó kiêu bạc và một nhà thơ có tâm hồn mơ mộng. Tôi hiểu ý của Đào Duy Anh là phê phán, chính ông quan và nhà thơ này, vì kiêu bạc, vì mơ mộng đã thực không phải là những con người hành động, để cải tổ, để canh tân để đổi mới đất nước, mà gần nhất (thời Đào Duy Anh) là giúp dân tộc VN tránh được gần 100 năm nô lệ thực dân.

Nhưng cũng với “ông quan và nhà thơ” ngày nay, nếu một mặt “ông quan ngày nay” vẫn giữ được cốt cách của người quân tử, một mặt vẫn không ngừng cởi mở học hỏi không ngừng, không chịu thua kém tụt hậu với bạn bè lân bang thì lại là tốt. Còn “nhà thơ”, chẳng phải cả người châu Âu hiện nay đang tìm lại bản năng xúc cảm, đề cao trí tưởng tượng hay sao? Sao không biến tinh thần nhà thơ này thành tinh thần tiến thủ, tinh thần dám phiêu lưu mạo hiểm, dám đối mặt với mọi nguy nan, dám thám hiểm, khám phá mọi chân trời mới dù đó là chân trời địa lý hay tri thức – khoa học?

Tôi đã thấy những xu hướng mới đáng khích lệ, các bậc cha mẹ ngày nay đã quan tâm hơn đến sự phát triển trí tuệ, văn hóa của con mình, không chỉ dừng ở việc học trên lớp. Nhiều bàn luận về văn hóa đọc, cách đọc, khuyến khích con đọc sách đã được đưa lên báo chí, diễn đàn thảo luận. Theo tôi cách tốt nhất để tạo cho con mình có thói quen đọc sách là bản thân mình hãy có thói quen đọc sách. Khi con cái thấy mình đọc thì tự chúng sẽ tìm đến sách mà đọc. Khi con cái thấy nhà có tủ sách đủ loại thì tự chúng nó có hứng mà đọc, tò mò mà đọc. Đọc sách cũng đừng cầu mong tìm ngay tri thức như tìm hòn ngọc, viên kim cương. Tôi chẳng thấy có quyển sách nào có thể là kim chỉ nam cho cả đời người. Sách chỉ nên coi là bạn, bạn đường, bạn tâm sự, những ý tưởng, những gợi cảm từ cuốn sách chỉ nên coi là chất xúc tác cho ta suy tư hơn là tìm kiếm dễ dãi một phương thức hành động, một triết lý để ta bám vào đó mà theo. Tự ta phải suy tư là căn bản.

Tôi cũng thấy nhiều người quá chú trọng vào việc chọn sách, cách đọc sách. Theo tôi thì mỗi người có một cách đọc khác nhau, mỗi người có một gu đọc khác nhau, hình thành trong chính quá trình tìm, đọc sách của họ. Hãy bắt đầu bằng những cuốn sách, những vấn đề mình quan tâm thích thú, dần dần bạn sẽ có cách đọc, có gu đọc sách của riêng mình. Những bài điểm sách, những bài giới thiệu sách của các học giả có uy tín có thể giúp bạn nhanh chóng hơn trong việc tìm kiếm các chủ đề, cuốn sách mình quan tâm, nhưng điều đó không thể thay thế cho việc đọc. Có một học giả đánh giá cao ông Tập Cập Bình – TBT Trung Quốc vì “ông Bình là lãnh đạo biết đọc sách. Người đọc sách có khả năng tư duy các vấn đề phức tạp”.
Google, Vikipedia ngày nay có thể cung cấp cho ta ngay lập tức hầu như mọi kiến thức phổ thông; báo chí, đặc biệt là báo điện tử có thể cung cấp cho chúng ta thông tin 24/24; nhưng việc kiên nhẫn đọc hết một quyển sách đọc, lĩnh hội được ý nghĩa toàn thể của nó chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tư duy khác, một sự rèn luyện trí tuệ khác.

Nói về chuyện đọc sách mở mang kiến thức là nói đến thị trường sách, môi trường học thuật. GS Trịnh Văn Thảo trong cuốn Ba thế hệ tri thức người Việt đã có ý nuối tiếc và cả kỳ vọng về một trào lưu học thuật, tư tưởng của một thế hệ tri thức người Việt vừa nhen nhóm và đã vội lụi tắt ở miền Nam trước năm 1975.

Vậy sao chúng ta ngày không cùng chung tay để khơi lại những mạch nguồn này. Đừng chờ đợi. Chúng ta không muốn làm nô lệ thì chúng ta phải tự thân vận động. Hãy làm những việc chúng ta coi là có ích trong phạm vi năng lực của mình và sẵn sàng hợp tác với những người đồng chí hướng. Khi chúng ta chờ đợi và trông cậy vào chính quyền vào nhà nước là chúng ta đã chui một nửa người vào vòng áp chế, nô lệ của chính quyền. Người Mỹ không làm thế.

Khi nghiên cứu về nền dân trị Mỹ A.Tocqueville đã thấy tinh thần tự chủ của từng người dân Mỹ chứ không phải thiết kế khôn ngoan đã giúp người Mỹ có một nền dân trị tốt đẹp. Trước khi kêu gọi sự trợ giúp của chính quyền, dù đó là một việc làm vì lợi ích chung, người Mỹ sẽ tự làm, tự vạch ra kế hoạch hành động và kêu gọi người khác cùng chung tay. Tinh thần tự chủ này, đến nay ta vẫn còn thấy, qua các cơn khủng hoảng như sau vụ khủng bố 11/9, người ta thấy những người dân Mỹ tự tập hợp nhau thành nhóm để bảo vệ các cửa hàng, cửa hiệu của ngưởi Ả Rập trước khi chờ đợi lực lượng cảnh sát của chính quyền tìm đến.

Ngày nay, Việt Nam chúng ta cũng có thể tìm thấy những tấm gương tự chủ như thế, nhóm Cánh Buồm trong giáo dục, chương trình Tủ Sách Nông Thôn của anh Nguyễn Quang Thạch, nhóm Cơm Có Thịt của nhà báo Trần Đăng Tuấn, nhóm Áo ấm biên cương… cùng rất nhiều các nhóm từ thiện khác. Đó là những ví dụ tiêu biểu cho tinh thần tự chủ. Chúng ta cần thật nhiều, những con người, những nhóm có tinh thần tự chủ như thế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực học thuật. Việc xuất bản các tập san, các tạp chí được tổ chức tốt, có tính học thuật cao sẽ không chỉ là môi trường để những nhà nghiên cứu, học giả thi thô tài năng, khuyến khích nghiên cứu, sáng tạo.. mà còn giúp xã hội nhìn nhận ra những giá trị đích thực, những học giả đích thực. Đừng chờ đợi chính quyền, chúng ta, mỗi người hãy thử nghĩ xem liệu có thể làm được những gì thì hãy bắt tay ngay vào làm.

Lời kết

Đề ra một chương trình cải tổ cho cả một đất nước, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng là một sự mạo hiểm to lớn. Nhưng vì e ngại mạo hiểm mà tất cả bó tay, chùn gối thì đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ đi đến đâu?

Trên tinh thần tự chủ, bắt tay ngay vào việc đã thúc đẩy chính tôi quyết định viết ra chương trình này. Tôi cũng xin hết sức lưu ý, những ý kiến đưa ra ở đây cần được nhìn nhận thật đúng mức, đó là ý kiến của một cá nhân đưa ra để cùng thảo luận, chia sẻ, vì thế, nó mang mọi hạn chế của cá nhân đề xuất ra nó và mọi tính khả nghi chân lý. Tôi cho rằng, bất cứ ý kiến nào đưa ra sai hay đúng, nếu được thảo luận dân chủ, tự do cuối cùng chân lý sẽ lộ diện, đó cũng chính là ưu thế của dân chủ, tự do mà độc tài, áp chế không thể có.

Nhà thơ Gia Hiền đã ngậm ngùi viết: “Thế hệ tôi/một thế hệ cúi đầu”.

Nhưng tại sao? Tại sao? Tại sao?

Tại sao chúng ta không phải là một thế hệ ngẩng mặt? Một thế hệ dấn thân? Một thế hệ thay đổi?

Chỉ cần ngay hôm nay mỗi người, hãy thử thay đổi thái độ của mình, thử một lần vượt lên lợi ích cá nhân, lợi ích phe nhóm. Hãy thử một lần vượt lên oán thù, vượt lên định kiến ý thức hệ. Hãy thử một lần đặt dân tộc lên trên hết, chúng ta, dân tộc chúng ta sẽ có một tương lai khác.

Nguyễn Đắc Kiên

Pages: 1 2 3 4

26 Phản hồi cho “Tổ quốc cần những con người mới”

  1. Nguyễn Văn says:

    Đảng cộng sản Việt Nam cai trị đất nước suốt 84 năm dài chưa một ngày tự mình dám bước đi với tư duy độc lập; và toàn dân Việt cũng chưa một ngày dám đứng dậy đòi lại quyền làm người. Dân tộc Việt còn ngủ đến bao lâu?

  2. Chống Cộng says:

    Dăm mười năm trở lại đây nước Việt Nam ta đã đẻ ra vô số nhà dân chủ, nhiều đến mức đếm không xuể. Vì thế có cháu thiếu niên đếm: “Một nhà dân chủ, hai nhà dân chủ, ba nhà dân chủ, ôi nhiều quá, cả một bầy nhà dân chủ, đếm không xuể”.
    Nhiều nhà dân chủ đến mức như cháu học sinh trung học nói là “cả một bầy nhà dân chủ, đếm không hết” mà sao không thấy các nhà dân chủ làm được cái gì cho ra hồn hết trọi, toàn những nhà dân chủ quen mồm chửi thề, ăn tục, nói phét. Hơ hơ hơ.

    • Bút Thép VN says:

      không thấy các nhà dân chủ làm được cái gì cho ra hồn hết trọi ? (Chống gậy)

      Dăm mười năm trở lại đây nước Việt Nam đã thay hình đổi dạng, người dân dễ thở hơn một chút, là nhờ những người đấu tranh cho dân chủ, từ lúc đầu chỉ đếm trên đầu ngón tay, “Một nhà dân chủ, hai nhà dân chủ, ba nhà dân chủ“, nay có thêm Nguyễn Đắc Kiên nữa.”.

      Xin cám ơn những người đã can đảm, dám đưng lên đấu tranh cho dân chủ, nhờ vậy mà VN đã có thể thay da đổi thịt phần nào, chỉ có những kẻ mắt mờ trí đoản mới không thấy!

    • DâM TiêN says:

      Hơ hơ hơ …Cờ ngoài bài trong! hơ hơ hơ hố hố hố…. ho ho ho hen hen hen

      Cờ ngoài bài trong…hơ hơ hơ… Thằng Mỹ nó đã v à à ào nhà ta…hơ hơ hô, nó
      mang món quà đểu ” Diễn Biến Hòa Bình ” mà … tiêu diệt ta không đau, nhấy!

      Nó sai ta làm cu-li xã hội chủ nghĩa lương rẻ như bèo…mà xây nhà, làm đường..
      cho Tư Bản nó khai thác Ta trong tương lai,,, rồi hơ hơ hơ…nó bắt ta hơ hơ
      phải quăng mẹ nó Búa Liềm vô đống phân chuồng …hơ hơ hơ…

      Có xem cái gương UKRAINE chăng, lấy lại Lá quốc kỳ như xưa, hay hay hay !

      Hố hố hố…k ư ời người hôm trước hôm sau người k ư ờ i hơ hơ hơ hố hố
      Diễn Biến Hòa Bình…Cộng phỉ làm cu li cho Tư Bản, hơ hơ hô rồi…chết hơ hơ…

      ( Thầy DâM khoan minh)

    • vu trung says:

      Đúng, “Tự do cái con kẹt”.

  3. Austin Pham says:

    Anh Kiên không cần phải chạy…đường xa bởi vì những cai anh cần đã có sẳn trong concepts của những xả hội văn minh:
    1. Tam quyền phân lập rõ ràng và công chính, xác định ngay trong hiến pháp.
    2. Dân chủ đa đảng, bầu cử tự do, công khai và minh bạch.
    3. Ủng hộ và lật đổ một chính quyền chính là quyền tối thượng của mỗi người dân, bằng lá phiếu định kỳ của họ.
    4. Cảnh sát va quân đội không có trách nhiệm phải trung thành và bảo vệ sự tồn vong của chế độ, nó là chuyện của concept thứ 3. Công chức được bổ nhiệm là do học thức và khả năng, bằng cấp và uy tín trong lãnh vực mà họ sở hữu chính là thang điểm cho việc họ được chỉ định làm công việc chuyên môn của họ hay không.
    5.Giáo dục là nền tãng cho hệ quả trong tương lai, xây dựng và soạn thảo các tài liệu giáo khoa, xác định chiều hướng và ấn định chất lượng học của sinh viên/học sinh là do các “học giả”, các chuyên viên có đầy đủ bằng cấp và uy tín trong lãnh vực này. Hoàn toàn không có việc “định hướng” bởi chế độ chính trị.
    6. Bảo vệ và khuyên khích mọi quyền lợi cơ bản của người dân theo đúng những gì mà những quốc gia tiên tiến đã công nhận và thực hành từ bây lâu nay.
    7. Áp dụng triệt để việc sử dụng các “kiểm toán” độc lập có tuyên thệ để thanh tra ở mọi lãnh vực dính dáng đến tài chánh của mọi chính quyền ở mọi cấp bực.
    Đây chính là cái ý thức mà mọi người phải học, không cho cho riêng anh. Nó cũng là lý do mà những người đã có và hiểu ý thức này phải tuyên truyền cho những người khác.
    Họ không thể chờ anh học xong tiếng Đức và sau đó nghiên cứu triết học để tạo ra…một cái bánh xe. Don’t reinvent what has been existing and proven…worked! Ngoài ra, việc làm của anh chỉ đơn giản là anh sẽ có thêm kiến thức, nó không đồng nghĩa rằng anh sẽ có cơ hội “lãnh đạo” với mớ kiến thức đó. Anh có đồng ý không?

  4. Viet An says:

    Bạn Nguyền Đức Kiên ơi:

    Mời bạn nghe lời nói của cô sinh viên Ukraina.
    Cô ấy chỉ muốn được sống trong Tự do.

    Dân tộc VN đã và đang sống dưới ách độc tài,tàn bạo của CSVN đã quá lâu.
    Nếu bạn thật sự YÊU TỰ Do thì bây giờ là lúc bạn phải đứng lên đòi lại quyền sống chánh đáng của mình, sự thật đã rõ ràng trước mắt, đũng phí thì giỡ lục lọi, tìm tòi triết lý gì nữa, chúc bạn can đảm lên, hãy nói “KHÔNG” với CSVN, hãy ủng hộ các bạn trẻ đòi lại Quyền Làm Ngưỡi đã bị csVN tước đoạt. Đây mới đích thực là những con người MỚI mà Tổ quốc dang cần.
    VA

    • nguenha says:

      Hay !! Tìm tòi,lục lọi gì nửa! Hảy mở mắt nhìn thế giới đang đi lên.!Tất cả người ta đả làm hết cả rồi ! Chẳng lẻ “nghiên cứu’ những cái người ta đả nghiên cứu. “hảy nói KHO^NG với CNCS!
      Cám ơn Bạn.

  5. Trần Kiên says:

    Thằng em Kiên này chắc cũng chập cheng, tần này tuổi mới bắt đầu học guten tag để hiểu được triết học đức mà lại còn hy vọng qua đó có đóng góp gì đó cho triết học nước nhà, thằng mù dở nói chữ rồi em ơi, tuổi của chú em học hành muộn rồi, đầu đất của chú em để có đủ tiếng đức mà đọc được sách về triết học và hiểu thì không bao giờ nữa rồi, có muốn sang đây kiếm tí cơm thì cứ nói thẳng vòng vo làm gì?

  6. Người quan sát says:

    Nếu không muốn hợp tác với nhà nước, muốn nhà nước VN phải đổ, mấy người ở đây trong đó có ông trung kiên, trước hết ông chung keng cứ bắt tay cho chặt với tienngu, dâmtien…. Cái đã. Sau đó mấy ông ôm lựu đạn về VN cứ đồn công an các ông tấn công đi, rồi mấy nơi đóng quân của bộ đôi, xin mời các ông cứ đến mà gãi ghẻ, dân chung thấy các ông làm gương vậy sẽ theo thôi à, và nhà nước VN sẽ vào tay các ông chắc còn nhanh hơn cả ngày xưa năm 75 mấy người nào đó chạy, chứ chửi thế này chỉ có ai chửi nấy nghe thôi mà!

    • Trực Ngôn says:

      Làm “Người quan sát” mà không có nhãn quan, mắt nhìn chỉ từ rốn đổ xuống thì quan sát cái nỗi gì?

      Có nên “hợp tác” với chế đô CSVN vô nhân, độc ác?
      Có biết rằng CNCS chính là tội ác chống lại nhân loại?
      Có biết rằng từ khi có CNCS đã có hơn 100 triệu người đã bị giết hại?
      Có biết rằng từ khi HCM đem CNCS vào Việt Nam đã gây nên chết chóc cho cả hàng chục triệu đồng bào, đất nước tan hoang?

      Muốn quan sát thì phải cố gắng mở to đôi mắt ra đã: Mắt mờ quan sát cái gì, vô tâm đoản trí nâng bi kẻ thù!

Leave a Reply to Người quan sát