WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Máy bay, tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam

Tầu TQ phun vòi rồng vào tầu VN

Tầu TQ phun vòi rồng vào tầu VN

Trung Quốc điều 80 tàu với sự yểm trợ của máy bay đã tấn công, đâm rách tàu cảnh sát biển Việt Nam tại vùng giàn khoan đang đặt hạ trái phép trên thềm lục địa Việt Nam. Đã có 6 người phía Việt Nam bị thương.

Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia / Công bố hình ảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam
Thông tin được ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam công bố trong cuộc họp báo quốc tế đang diễn ra tại Hà Nội.

Các quan chức Việt Nam đã công bố video cho thấy các tàu của Trung Quốc, với sự yểm trợ của máy bay, hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ. Khi tàu Việt Nam ra ngăn cản việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 6 kiểm ngư viên Việt Nam, ông Thu cho biết.

Trên thực địa, Trung Quốc triển khai đến 80 tàu quanh giàn khoan, số lượng tàu đang tăng lên hàng ngày, gây căng thẳng trong khu vực, ông Trần Duy Hải Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia, thông báo. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và nhiều tàu cá và tàu phục vụ.

8h10 sáng ngày 3/5, tàu hải cảnh 044 của Trung Quốc đã đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao. Tàu 4033 tránh nhưng vẫn bị đâm vào và bị vỡ toàn bộ cửa kính. Vị trí xảy ra vụ đâm tàu này cách giàn khoan của Trung Quốc 10 hải lý, ông Thu thông báo.

8h sáng ngày 4/5, tàu Trung Quốc số hiệu 4433 đâm vào tàu cảnh sát biển 2012 của Việt Nam. Tàu Việt Nam đã cố tránh nhưng vẫn bị đâm vào từ phía đuôi.

Hôm nay, máy bay Trung Quốc bay tầm thấp để trực tiếp uy hiếp tàu Việt Nam, trong khi tàu hải cảnh của họ cố đâm vào tàu của Việt Nam.

Tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun vòi rồng áp lực lớn, có những lúc một tàu của Việt Nam bị 5 tàu Trung Quốc vây quanh, ông Thu nói và đưa ra video quay từ thực địa trên biển, do lực lượng kiểm ngư Việt Nam cung cấp.

“Lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã thực hiện đúng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia, đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút khỏi khu vực”, Phó tư lệnh Cảnh sát biển cho biết.

‘Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn’

Đại diện Cảnh sát biển khẳng định chưa có người nào thiệt mạng trong các đụng độ nói trên, cho dù tình hình là căng thẳng bởi phía Trung Quốc cố tình đâm và phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam. Đến nay, có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương do mảnh kính vỡ đâm vào.

* Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam thế nào?

“Lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã hết sức kiên trì và kiềm chế. Chúng tôi tiếp tục bám trụ và giải quyết mọi việc ở trên biển nhưng mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Nếu tiếp tục đâm vào chúng tôi thì chúng tôi sẽ có những hành động tự vệ tương tự để đáp lại”, ông Ngô Ngọc Thu nói. Việt Nam cũng sẽ yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho thiệt hại đối với lực lượng kiểm ngư.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có dự định kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế như Philippines đã làm hay không, ông Trần Duy Hải thuộc Ủy ban Biên giới cho biết: “Việt Nam kiên định sử dụng mọi biện pháp hòa bình, không loại trừ biện pháp nào”.

Khi sự việc xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã sử dụng đường dây nóng cấp cao giữa hai nước để giải quyết các vấn đề trên biển, ông Trần Duy Hải cho hay. Việt Nam cũng đã thông báo với các nước khác, các nước ASEAN về diễn biến này. Các nước đều bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Trung Quốc.

“Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, trao đổi với Trung Quốc để giải quyết vấn đề, dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước về luật biển năm 1982″, ông Hải nhấn mạnh.

Về vấn đề phía Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào về kinh tế nếu Trung Quốc khoan thăm dò vào các vị trí mà các công ty dầu khí Việt Nam đang hoạt động, ông Đỗ Văn Hậu, tổng giám đốc tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN)cho hay vị trí mà Hải Dương 981 định vị nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam. “Nhưng tôi tin rằng với lực lượng của Việt Nam, chúng ta sẽ ngăn chặn và đấu tranh được”.

Tầu kiểm ngư VN sau khi bị tầu TQ đâm

Tầu kiểm ngư VN sau khi bị tầu TQ đâm

Ở  vị trí này, Việt Nam đã thăm dò từ những năm 1970, nhưng chưa có hoạt động khoan khai thác, ông Hậu cho biết. Đây là vùng nước sâu, đòi hỏi phải vượt qua được các khó khăn về mặt kỹ thuật. Khai thác vùng nước sâu là mục tiêu của chúng ta trong tương lai lâu dài.

Ông Hậu nhắc lại việc PVN đã gửi thư phản đối tới Tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động trái phép trên thềm lục địa Việt Nam.

Việc Việt Nam phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc thu hút mạnh mẽ sự chú ý của công luận. Cuộc họp hôm nay có đại diện của hơn 100 cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.

Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép

Trước đó, ngày 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc đơn phương thông báo triển khai giàn khoan nước sâu Hải dương 981 tại biển Đông. Địa điểm này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và trên thềm lục địa của Việt Nam. Giới chức Trung Quốc còn đòi cấm hoạt động của tàu thuyền trong phạm vi bán kính 3 hải lý tính từ giàn khoan.

Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Hôm qua, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, phản đối việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Ông Phạm Bình Minh yêu cầu phía Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này. Ông khẳng định: “Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình”. Đồng thời, Việt Nam thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình.

Hôm 4/5, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân về vụ việc trên. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki hôm qua tuyên bố việc Trung Quốc di dời giàn khoan ở Biển Đông là một bước đi “khiêu khích” và Washington đang theo dõi sát tình hình. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng khẳng định Washington đang xem xét vấn đề và ông kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế.

Vị trí giàn khoan (ô vuông đen) mà Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: PVN

Vị trí giàn khoan (ô vuông đen) mà Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: PVN

HD-981 thuộc sở hữu của CNOOC, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, chiều rộng 89 m và chiều cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Trị giá ước tính của nó lên tới 1 tỷ USD.

Đây là thế hệ giàn khoan kết hợp các thiết kế, công nghệ và thiết bị mới của thế giới. Giàn khoan được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Nó được đưa vào Biển Đông lần đầu tiên tháng 5/2012, vị trí ở phía nam Hong Kong.

Vũ Hà, Việt Anh (VnExpress)

75 Phản hồi cho “Máy bay, tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam”

  1. XYZ says:

    BBC: Quốc tế bình luận va chạm trên Biển Đông
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140508_hd981_media_roundup.shtml

    Báo chí quốc tế đã có nhiều tin bài bình luận về tham vọng của Trung Quốc cũng như quyết tâm của Việt Nam trong vụ việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

    ‘Đương đầu với Trung Quốc’
    Tờ New York Times của Mỹ chạy tít: “Việt Nam đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.”
    “Những tranh chấp này không có gì mới, nhưng một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh với những khả năng mới để khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đang gây sóng trong khu vực trong những năm vừa qua,” tờ báo này nhận định.
    Cũng theo New York Times thì đường chín đoạn của Trung Quốc bị những người chỉ trích cho rằng không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.
    Trang mạng của Forbes dẫn ý kiến của nhà phân tích Gordon G. Chang cho rằng vụ việc xảy ra là cách để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thách thức cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với an ninh khu vực không lâu sau chuyến công du châu Á của ông hồi cuối tháng trước.
    “Với hành động lần này, Bắc Kinh đã vượt qua hai lằn ranh quan trọng,” bài báo dẫn nguồn từ Nelson Report, một bản tin nội bộ của Washington, nhận định.
    “Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tức tàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự.”
    Theo bài báo của Forbes, Bắc Kinh có thể đang tranh thủ lúc Washington đang tập trung vào cuộc khủng hoảng Ukraine, bày tỏ sự khinh thường ông Obama hoặc nước này chỉ nhằm vào một nước nhỏ mà tấn công.
    “Dù Trung Quốc có làm gì đi nữa thì nó cũng cực kỳ nguy hiểm,” bài báo viết.
    “Việt Nam không có lịch sử lùi bước, ngay cả khi trước sự khiêu khích của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.”
    “Hai nước đã xung đột với nhau hàng chục năm. Có khi Trung Quốc thắng và có khi Việt Nam thắng, nhưng điều rõ ràng là Hà Nội không sợ người láng giềng phương Bắc.”
    “Không có khả năng người Việt Nam, vốn rất tự hào về dân tộc của họ, sẽ để yên cho Bắc Kinh khoan ở gần vùng biển ngay sát họ,” bài báo phân tích.
    “Trung Quốc muốn sở hữu lãnh thổ và vùng biển của những nước xung quanh. Họ sẽ không dừng lại cho đến khi có ai ngăn họ lại. Và có thể chỉ có người Việt Nam mới ngăn họ được.”
    Bài báo của Forbes cũng nhắc lại lần xung đột lớn giữa hai nước hồi năm 1979 mà khi đó “Hà Nội đã làm nhục quân đội Trung Quốc’.
    Phép thử của Trung Quốc?
    Trung Quốc đã tính toán rất kỹ khi có hành động này?
    Trong bài viết trên trang mạng của mình, kênh truyền hình Mỹ CNBC, nhận định rằng Hà Nội ‘hết sức cẩn trọng khi phát ngôn về Trung Quốc, nước mà giao thương song phương đã vượt mức 50 tỷ đôla Mỹ vào năm 2013’.
    Bài báo này dẫn ý kiến của hai phân tích gia Ernest Bower và Gregory Poling ở Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington nói rằng vụ việc dàn khoan này có ý nghĩa ‘quan trọng’.
    “Việc Trung Quốc làm tới để đặt giàn khoan ngay sau khi chuyến Á du của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn thử phản ứng của Việt Nam, các nước trong Asean và Washington.”
    Cũng theo hai vị này thì Bắc Kinh đang tìm cách ‘thay đổi lớn trên hiện trạng’ vì họ cảm thấy Washington đang bị phân tâm với tình hình ở Ukraine.
    “Nếu Trung Quốc tin rằng Washington đang mất tập trung… và không sẵn sàng thực hiện những cam kết an ninh mạnh mẽ mà ông Obama đã nhắc đi nhắc lại với Nhật Bản và Philippines thì những hành động ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa sẽ để lại hậu quả lâu dài đối với khu vực và thế giới.”
    Bài báo cũng dẫn lời một quan chức dầu mỏ Trung Quốc nói quyết định triển khai giàn khoan dường như là một ‘quyết định chính trị’ chứ không phải là ‘quyết định thương mại’.
    “Quyết định này thể hiện ý chí của chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan đến chiến lược của Mỹ ở châu Á,” vị quan chức này nói với điều kiện giấu tên.
    “Quyết định này không phải vì lý do thương mại. Nó không phải là CNOOC (Công ty dầu khí Quốc gia Trung Quốc) có kế hoạch thăm dò lớn ở khu vực.”
    Nếu Việt Nam không phản ứng mạnh thì Trung Quốc sẽ làm tới?
    Việt Nam ít bạn?
    Nhật báo Daily Mail của Anh nhận xét rằng Chính phủ Hà Nội có ít khả năng xoay sở khi phải đối phó với một nước láng giềng khổng lồ đồng thời là đối tác thương mại hàng đầu.
    “Mặc dù nước này không còn bị cô lập như trước đây nhưng với tư cách là một trong những nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới thì Việt Nam không thể hy vọng nhiều vào sự giúp đỡ ngoại giao của các cường quốc,” tờ báo này viết.
    Bài báo cũng dẫn lời Tiến sỹ Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Thành thị Hong Kong nói: “Trung Quốc dường như rất quyết tâm trong việc đặt dấu chân mình một cách chắc chắn vào vùng biển có tranh chấp.”
    “Hà Nội đang bị dồn đến chân tường, mặc dù các chính sách của Trung Quốc mà hầu như bất cứ ai ngoại trừ Trung Quốc đều cho là không có cơ sở pháp lý đã dẫn đến tình hình hiện nay,” Tiến sỹ London được dẫn lời nói.
    Tờ Financial Times nhắc lại rằng Bắc Kinh đã có những bước đi trong nước để tranh thủ sự ủng hộ của người dân nước họ đối với ‘chủ quyền’ rộng lớn của họ trên Biển Đông.
    Theo tờ báo này thì truyền hình nhà nước Trung Quốc mới đây đã phát sóng một bộ phim tài liệu dài tám tập ca ngợi lực lượng tuần duyên và ngư chính của họ trong việc bảo vệ ‘chủ quyền và tài nguyên của Trung Quốc’.
    Trong bộ phim tài liệu này có cảnh tàu Việt Nam ‘ngăn cản tàu thăm dò của Trung Quốc một cách điên cuồng’. Lời thuyết minh trong phim nói các tàu Trung Quốc ‘đã đối đầu đội tàu có vũ trang (của Việt Nam) lớn hơn gấp nhiều lần một cách không hề nao núng và đã chiến đấu oanh liệt’.
    Độc giả
    Bài báo của Financial Times đã thu hút nhiều bình luận của các độc giả.
    Một người ký tên là Alfred Nassim viết: “Mỹ càng dấn sâu vào cuộc khủng hoảng Ukraine thì Trung Quốc càng có cơ hội lợi dụng tình hình.”
    “Khi mèo vắng nhà thì chuột bắt đầu giở trò.”
    Một người khác đề tên là Felix Drost viết: “Chủ nghĩa đại bá của Trung Quốc khiến việc nước này tìm cách đối đầu với Việt Nam cũng không có gì là lạ. Ai đó có thể nghĩ rằng họ đã học được những bài học nào đấy. Trong tất cả các đối thủ tiềm tàng trong khu vực thì Việt Nam là đối thủ khó chịu nhất.”
    Một độc giả có tên là iloveft thì có cách nghĩ khác.
    “Đây mới là lần đầu tiên Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển này,” người này viết.
    “Còn Việt Nam kể từ năm 2011 đã đơn phương cho phép các công ty như ExxonMobil và Gazprom khai thác trong vùng biển này. Do đó câu hỏi của tôi đối với người Mỹ là: “Có phải hành động trước đây của Việt Nam cũng là khiêu khích?”
    Một người có nick là Newslover bình luận:
    “Việt Nam là một đất nước mạnh mẽ cứng rắn được Mỹ hậu thuẫn. Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ lãnh thổ của mình cho Việt Nam? Đương nhiên là không.”

    • Văn Tú says:

      CSVN mà cố theo đuôi nài nĩ để được Mỹ hậu thuẫn chống Trung cộng chắc các liệt sĩ nhân dân anh hùng đã anh dũng ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sẽ đội mồ đứng dậy chứ nằm trong mộ không yên rồi. Dự báo xắp tới là mộ ở nghĩa trang liệt sĩ sẽ nứt hàng loạt!

  2. Tien Ngu says:

    Chuyện…lạ he.

    Trung quốc và Việt Nam ta có 16 chử vàng làm căn bản giao hợp, tình đồng chí thắm thiết như mùa xuân…

    Báo chí, đài phát thanh hát om sòm.

    Làm gì có chuyện Trung quốc…ngang nhiên cấm khoan dầu trên thềm lục địa VN? Còn máy bay, tàu bè…xịt nước đựng nhau, là…chuyện gì đây?

    Hai bên chắc là đang hợp tác với nhau tìm dầu, kẽ xuất công, người có của, ăn chia 5/5, là chuyện phải đạo.

    bà con…hiểu lầm chăng?

    Các cò đâu mần ơn ra giãi thích coi? Huy, Hùng, cò các kè, cò…cắt dán, người tự do, người Hà lội, vân vân…

    Đâu hết trọi rồi?

    Nếu là chuyện…thật, nhất định nhân dân ta cũng không sợ Trung Quốc. Đế quốc Mỹ, nhân dân ta còn đánh bại. Trung quốc mà có ra cái ôn toi gì. Khôn hồn thì nên giử đúng theo tinh thần của…16 chử vàng. Trước sau như một, theo lời bác dạy…

  3. Nguyễn Phan says:

    Việc gì đến sẽ đến, nay TQ ngang nhiên đem dàn khoan khủng đến sát VN.
    VN nếu có nhún nhường thì TQ vẫn làm tới… Âu đó cũng là cách không biết
    chọn bạn mà chơi. Nhật, Nam hàn, Philippines, Đài loan… được Mỹ bao che,
    dù sao cũng làm cho TQ phải e dè, còn VN, nay còn biết trông cậy vào ai đây?

  4. Tuổi Trẻ Việt Nam says:

    Phản ứng đầu tiên của sàn chứng khoán VN về vụ tầu TQ húc tầu VN là “lao…dốc”.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/05/140508_vietnam_stock_drop_china_rig.shtml

    Muốn bảo vệ tổ quốc và cứu sàn chứng khoán, QĐNDVN phải noi gương thiếu tá Ngụy Văn Thà của VNCH là phải ra tay trước cho chìm mấy cái tầu TQ, đánh chìm càng nhiều càng tốt!

    • Hùng says:

      Hải quân VNCH bị giặc TQ bắn chìm tàu, chết lính, lính bị giặc TQ bắt và để mất hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa. Hải quân VNCH chỉ bắn trúng và làm hư hỏng tàu của giặc TQ thôi chứ có bắn chìm được chiếc tàu nào của giặc TQ đâu. Không những không bắn chìm được chiếc tàu nào của giặc TQ, ngược lại pháo hạm hạng nặng 127mm trên tàu HQ5 của hải quân VNCH lại bắn trúng tàu HQ16 của hải quân VNCH, may mà đầu đạn đã chui vào buồng máy tàu nhưng không nổ. Hóa ra hải quân VNCH không thắng được giặc TQ, ngược lại hải quân VNCH lại “thắng” hải quân VNCH – quân ta thắng quân mình.

      Trích từ bài: “Hải chiến Hoàng Sa 1974″ đăng trên Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Ho%C3%A0ng_Sa_1974):
      Tình hình chiến sự:
      Sau vài phút hải chiến HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do trở ngại tác xạ nên không phát huy được hoả lực buộc phải lùi ra xa. Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bốc cháy tại chỗ rồi chìm, HQ-16 trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy bị nghiêng trên 10 độ phải rút lui về phía tây. Theo trưởng khối hành quân HQ-5, Bùi Ngọc Nở, HQ-5 sau 15 phút chiến đấu bị trúng đạn đại bác của địch khiến các khẩu pháo 127 ly và 40 ly bị vô hiệu hoá.[14]

      Trích từ bài: “Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974″ của tác giả Bill Hayton đăng trên BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140202_bill_hayton_paracels_battle.shtml): “Mười lăm phút sau, HQ-5 (của VNCH) bắn trúng tàu HQ-16 (của VNCH). HQ-16 bị mất kiểm soát nguồn điện và bị nghiêng 20 độ”.
      Chán!

      • Trò cười dư lợn viên says:

        Dư lợn viên đuối lý quá quơ cả nguồn Wikipedia. Mọi người bịt mũi cười thằng dư lợn viên ngu dốt vì rằng bất luận ai cũng có thể vô Wikipedia để viết hoặc sửa đổi – kể cả bọn Công an Việt cộng -, nên nguồn Wikipedia không đáng tin cậy .

        “Ai viết Wikipedia

        Chính là bạn! Ai cũng có thể táo bạo sửa bài đã có sẵn hoặc tạo một bài mới, và những người như vậy không cần theo một “khóa học” nào cả. Những người tạo và sửa bài trên Wikipedia đến từ khắp nơi trên thế giới, trong nhiều độ tuổi khác nhau, có kiến thức khác nhau. Bất kỳ người nào đóng góp cho bách khoa toàn thư này, dù là người dùng không đăng ký hay đã đăng ký, đều được gọi là một “Wikipedian” (theo tiếng Anh), hay biết đến nhiều hơn với tên “biên tập viên”.

      • Phản hồi bài đăng trên BBC says:

        ỦY BAN NGHIÊN CỨU
        TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA
        PO Box 6005, Torrance, CA 90504, USA – Email:uybanhoangsa@gmail.com

        Ngày 6 tháng 2, 2014
        Kính gửi:
        Ban Biên Tập Đài BBC Tiếng Việt
        Thưa quý vị,

        Ngày 2 tháng 2 năm 2014, website của quý Đài có đăng tải bài viết của tác giả Bill Hayton, tựa đề “Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974” (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140202_bill_hayton_paracels_battle.shtml).
        Nhận thấy đây là bài viết có nhiều chi tiết không đúng với sự thật, đồng thời nội dung lại thiếu tính cách khách quan cần thiết của một bài viết trình bày một biến cố lịch sử quan trọng, Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa (UBHS) thấy có trách nhiệm cần nêu ra những sự kiện sau.

        Các chi tiết không đúng sự thật trong bài viết kể trên chính yếu là:

        - HQ Đại Tá Đỗ Kiểm không phải là “người có cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ hải quân VNCH“ như bài viết nhắc đi nhắc lại. Trong Quân chủng HQ VNCH lúc bấy giờ, ngoài vị Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó, còn có nhiều cấp tướng lãnh khác cao cấp hơn Đại Tá Kiểm. Riêng tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân lúc xẩy ra trận Hoàng Sa, dù Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó không hiện diện, nhưng còn có Phó Đề đốc Tham Mưu Trưởng Hải Quân, cấp bậc cao hơn Đại Tá Kiểm;
        - Vào buổi sáng ngày diễn ra cuộc chiến, Tư Lệnh HQ, Đề đốc Trần Văn Chơn đang trên máy bay từ Sài Gòn đến Đà Nẵng với dự tính sẽ trực tiếp theo dõi trận chiến. Rất tiếc khi ông đến nơi thì cuộc chiến đã chấm dứt. Vì vậy không có cái gọi là “Ở sở chỉ huy đã có sự hoang mang “ và sự kiện “ông Chơn đã yêu cầu phải có bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo đó.”
        - Tương tự, cũng trong buổi sáng ngày diễn ra cuộc chiến, Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh phó HQ, cũng đang trên đường bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng theo chỉ thị của Đề đốc Chơn để theo dõi các diễn biến tại chỗ. Vì vậy các từ ngữ “biến mất”, “mất tích” trong bài viết của ông Hayton để chỉ việc không liên lạc được với các cấp chỉ huy của HQ đã tạo ra sự ngộ nhận đày ác ý.
        - Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên Hải, trú đóng tại Đà Nẵng, trực tiếp liên lạc với lực lượng các chiến hạm HQ tham chiến là người đã ra lệnh nổ súng, không phải Đại Tá Đỗ Kiểm.
        - Trong phiên bản đăng tải đầu tiên trên mạng của BBC, bài viết này có câu “Mười lăm phút sau, HQ-5 vô tìnhđâm trúng tàu HQ-16.” Chi tiết này hoàn toàn sai vì 2 chiến hạm vận chuyển trong 2 vùng biển xa nhau, không thể nào đụng chạm nhau. Trong phiên bản hiện hành của bài, câu này đã được sửa thành “Mười lăm phút sau, HQ-5 vô tình bắn trúng tàu HQ-16.”

        Trên đây chỉ là một số trong nhiều chi tiết không chính xác trong bài viết của ông Hayton. Các sai lầm này chứng tỏ tác giả đã thiếu cẩn trọng trong việc sưu khảo tài liệu. Thay vì truy tầm nhiều nguồn để tìm ra các sự kiện khách quan mà độ chính xác cao, ông Hayton đã chỉ đọc một vài tài liệu (bằng tiếng Anh) trong đó tác giả trình bày các sự kiện theo góc độ riêng tư, phiến diện, theo cảm quan và ký ức, không được đối chiếu, phối kiểm.

        Cũng vì khuyết điểm quan trọng này mà tác giả bài “Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974” đã đi đến kết luận “trận chiến là một thảm họa”. Ông Hayton không biết rằng mặc dù HQVNCH mất một chiến hạm và 74 quân nhân đã hy sinh nhưng chính sự hy sinh sinh mạng và hao tốn chiến cụ này đã là một chứng cớ cụ thể xác quyết quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và người Việt đã đổ máu để bảo vệ. Đây là một bằng chứng thực tế không thể hiểu sai, bên cạnh các bằng chứng về lịch sử và địa lý, để xác nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam mà Trung Cộng đã dùng vũ lực để chiếm đoạt. Trong ý nghĩa đó, trận hải chiến Hoàng Sa là một chiến tích quan trọng của Dân Tộc Việt.
        Muốn biết thêm chi tiết về trận Hải chiến Hoàng Sa, xin đọc “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974” do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa biên soạn và ấn hành năm 2010, sau 5 năm nghiên cứu tài liệu và thực hiện hơn 30 cuộc phỏng vấn các quân nhân Hải Quân VNCH, từ các sĩ quan chỉ huy cao cấp đến các quân nhân tham chiến trận Hoàng Sa, cùng quân nhân các quân binh chủng bạn, các chính khách VNCH đương thời và một số chuyên gia. Bài giới thiệu tác phẩm này của tác giả Trần Bình Nam với tên “Đọc cuốn Hải Chiến Hoàng Sa” cũng đã được đăng tải trên trang mạng của quý Đài ngày 10 tháng 10 năm 2010 trong link
        sau:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/10/101022_hoangsa_tranbinhnam.shtml

        Trong tinh thần tôn trọng sự thực, Ủy Ban Hoàng Sa mong mỏi quý Đài cho đăng tải thư góp ý này để rộng đường dư luận.

        Nhân đây, Ủy Ban Hoàng Sa cũng xin thông báo, để tránh tình trạng vì thiếu tài liệu bằng ngoại ngữ dẫn đến những ngộ nhận tai hại như bài viết “Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974”, Ủy Ban đang nỗ lực dịch cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974” ra Anh ngữ, với dự tính sẽ hoàn thành trong năm 2015.
        Trân trọng,
        T.M. Ủy Ban Ngiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa
        Trần Trọng Ngà
        Chủ tịch

      • Sự thật hải chiến Hoàng Sa 1974 says:

        Theo cuốn sách Hải Chiến Hoàng Sa – do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa phát hành năm 2010 – , lực lượng đôi bên trong trận hải chiến ngày 19/1/74 như sau :

        Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa :

        Tuần dương hạm HQ16: 1 hải pháo 127 lỵ + 3 hải pháo 40 ly + 2 hải pháo 20 ly .

        Tuần dương hạm HQ5: 1 hải pháo 127 ly + 3 hải pháo 40 ly + 2 hải pháo 20 lỵ .

        Khu trục hạm HQ4: 2 hải pháo 76.2 ly + 3 hải pháo 20 ly .

        Hộ tống hạm HQ10: 1 hải pháo 76.2 ly + 2 hải pháo 40 ly .

        Lực lượng Trung cộng :

        Hai chiến hạm Kronshtadt 271 và 274 : Mỗi chiến hạm trang bị : 1 hải pháo 100 ly + 2 đại bác 37 ly

        Hai chiến hạm loại T43 : Mỗi chiến hạm trang bị : 1 hải pháo 100 ly + 4 đại bác 37 ly .

        Hai tàu “đánh cá ” : Trang bị đại bác 25 ly .

        Một tuần chuyển vận .

        *** Và tổn thất đôi bên như sau :

        - Việt Nam Cộng Hòa :

        HQ10 bất khiển dụng .

        HQ4 ,HQ5 và HQ16 : Bị hư hại , nhưng tự vận chuyển được về căn cứ .

        71 chiến sĩ hy sinh và 28 bị thương .

        -Trung cộng :

        2 chiến hạm K274 và T396 bị chìm hoặc phải ủi vào bãi san hô .

        2 chiến hạm K271 và T389 bị thiệt hại nặng .

        Nhân viên tử thương hay bị thương : Không rõ .

        ***Theo giáo sư Trần Đại Sỹ – dựa theo các tài liệu Trung cộng -, thì thiệt hại bên phía Trung cộng như sau :

        Tư lệnh mặt trận , bộ tham mưu và 4 hạm trưởng đều tử thương .

        Chiến hạm K274 bị chìm .

        Chiến hạm K271 , T389 và T396 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó phải phá hủy .

  5. Long Đà Nẵng says:

    Điều ngạc nhiên là tại sao một giàn khoan lớn như vậy mà khi Trung Quốc đưa vào trong vùng biển Việt Nam rồi mới biết.
    Ngay ngày hôm sau, đảng trưởng NPT tiếp xúc cử tri Hà Nội cũng không một lời phản đối!!!
    Cho đến nay chỉ có Chính phủ lên tiếng. đảng cs và Nhà nước csvn ở đâu?
    Phải chăng đám Lê Chiêu Thống ngày nay đã thông đồng với giặc?
    Dân phải đương đầu với ai đây? Giặc trong nhà hay ngoài biên ải?
    đảng csvn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử!

    • Huỳnh says:

      Gởi anh bạn có nick Long:

      Trích: “Cho đến nay chỉ có Chính phủ lên tiếng. đảng csvn… ở đâu?”.

      Ban Long nên phân biệt công việc của đảng và công việc của nhà nước (chính phủ) là 2 vấn đề khác nhau, Đảng không thể làm thay nhà nước, đảng làm việc của đảng, đó là lãnh đạo, nhà nước gồm 3 cơ quan là Lập Pháp, Tư pháp, Hành pháp thì thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều hành đất nước về mọi mặt.

      Đảng CSVN là một đảng chính trị đang cầm quyền, lãnh đạo đất nước và xã hội bằng đường lối, chủ trương lớn về đối nội, đối ngoại qua các Nghị quyết của đảng, chứ đảng CSVN không phải là cơ quan Lập Pháp, Tư pháp, Hành pháp. Vì vậy, đảng CSVN không thể làm thay các cơ quan Lập Pháp, Tư pháp, Hành pháp. Trong vụ việc giàn khoan TQ xâm phạm lãnh hải Việt Nam, đảng CSVN có trách nhiệm đề ra đường hướng, chủ trương, quyết sách và phương thức hành động để chỉ đạo chính phủ Việt Nam thực hiện chứ không thể công khai ra tuyên bố này nọ. Đảng CSVN ra tuyên bố trong trường hợp chỉ khi nào đảng CSTQ ra tuyên bố một về vấn đề, một vụ việc nào đó liên quan đến Việt Nam (ví dụ như vụ giàn khoan nói trên) thì đảng CSVN mới ra mặt tuyên bố đáp trả.

      Trích từ Long; “Cho đến nay chỉ có Chính phủ lên tiếng, … Nhà nước csvn ở đâu?”.

      Ô hay! Bạn Long hiểu thế nào là Nhà nước và Chính phủ?
      Tùy theo hiến pháp của mỗi nước để chính phủ hay là Chủ tịch (tổng thống, quốc trưởng, vua) thay mặt cho Nhà nước để “lên tiếng” với thế giới. Theo hiến pháp của Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, là cơ quan chính quyền cao nhất của Nhà nước đấy bạn ạ. Như bạn viết: “chỉ có Chính phủ lên tiếng”, như thế tức là Nhà nước Việt Nam (thông qua Bộ Ngoại giao) đã lên tiếng rồi đấy.

      Ban Long liên hệ lại xem nhé: Như nước Đức chẳng hạn, nước Đức có Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, nhưng việc thay mặt Nhà nước Đức để “lên tiếng” thì là Chính phủ. Nhiều nước khác cũng tương tự như nước Đức. Nước Anh, nước Nhật, nước Úc, nước Thái Lan, nước Ma Lay xi a, nước Căm pu chia… có Vua là nguyên thủ quốc gia, nhưng khi thay mặt Nhà nước của các nước đó để “lên tiếng” một việc gì đó với thế giới thì chính là Chính phủ (thường là thông qua Bộ Ngoại Giao) lên tiếng đấy chứ.

      Mong bạn phân biệt đúng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Đảng và Chính phủ là khác nhau. Và mong bạn hiểu được rằng, Chính phủ là cơ quan đủ thẩm quyền để thay mặt Nhà nước, Chính phủ “lên tiếng” thì đó chính là Nhà nước đã lên tiếng.

      • UncleFox says:

        _” Theo hiến pháp của Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, là cơ quan chính quyền cao nhất của Nhà nước đấy bạn ạ” ..

        Thế mà có cái nó còn “cao hơn” cái “cơ quan chính quyền cao nhất” nữa . Đấy là đảng Cộng Phỉ đấy Huỳnh ạ ! Ngày nào hien6′ pháp, hành pháp, chính phủ hay nhà nước gì gì đấy còn bị cái đảng Cộng Phỉ nó ngồi xổm trên đầu thì nhân dân vẫn còn bị bóc lột đến tận xương tuỷ, đất nước có nguy cơ bị mất dần về tay Tầu cộng . Và bọn Kẩu Nô như Huỳnh vẫn còn cơ hội … sủa !

  6. Giăng Mắc Toi says:

    Vị trí cái giàn khoan 981 tại đảo Tri Tôn nó gần Đà Nẵng hơn đảo Hoàng Sa, nơi xảy ra trận hải chiến giữa hải quân QLVNCH và hải quân Trung Cộng năm 1974. Các anh hùng Nguyễn Thành Trung và Phạm Tuân hãy lái F5-E và Mig-21 ra đánh sập cái giàn khoan của Trung Cộng đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam đó đi.

    Sợ gì chớ? Hay là các bác lại e là ‘Hổ phụ sinh khuyển tử’, rằng bọn con cháu Bác Hồ ngày nay nó ‘hèn với giặc ác với dân’ nên không dám đánh?

  7. SÓNG NGÀN says:

    SỰ THẾ

    Bây giờ sự thế vậy rồi
    Bao năm tôi luyện trong lò Mác Lê
    Ngủ hoài thiên hạ thức khuya
    Luyện rèn khí giới giờ đây rõ ràng
    Bây giờ nó đã hiên ngang
    Kéo giàn khoang lớn tuồn sang biển mình
    Tám mươi tàu chiến linh đình
    Giống như bửa tiệc thịt mình vậy sao
    Mình thì mấy cái Kí-Lô
    Lèo teo như rứa hỏi không lo à
    Nhưng mà chuyện lớn nước nhà
    Đồng lòng đuổi nó mới ra anh hùng
    Nên ngừng cãi cọ nhập nhùng
    Biểu dương lực lượng xuống đường mới hay
    Sao cho quốc tế nhìn vào
    Thấy ta quyết chí mới vào giúp ta
    Không thì đơn chiếc lẻ loi
    Dễ đem “ý hệ” thắng thằng Tàu kia
    Vừa phù nó lại vừa tham
    Ta cần quyết chiến mới nên thân mình
    Chiến tranh nhằm đến hòa bình
    Nếu không lặng lẽ trói mình nộp sao
    Đất cao trời phải càng cao
    Thằng Tàu dầu mạnh ta nào chịu thua !

    GIÓ NGÀN
    (08/5/14)

  8. DâM TiêN says:

    Tàu và Việt từng uýnh nhau; nay lại hặm họe mí nhau, sao đành ?

    Xét về ý nghĩa dân tộc, thì tụi Mãn Thanh sang uýnh Đại Nam…

    Nhưng xét về mặt thời cuộc, thì ,…thì nàm thao , nàm thao …hử?

    – Thì thằng Mỹ đã gài độ cho “Cộng Sản uýnh Cộng phỉ,” chứ sao !

    Chưa kịp đoàn kết…đã đoàn…CHếT ! thành công đại thành KHÔNG!

    ( Mấy cu con du kích tắc cù nơi này thấy nhục, bẽ bàng chưa? Còn
    mê ý thức hệ cộng phỉ…hay mê cướp, mê tiền…để mà chết, eng ui? )

  9. Ớt says:

    Chính quyền VN yếu quá, Việt kiều kéo nhau về nước lãnh đạo đất nước đánh đuổi giặc Tàu là hay nhất. người Việt hải ngoại đa số rất giỏi cần phải về nước nhanh để cứu nguy dân tộc khỏi ách xâm lấn của giặc Tàu.

    • Hùng says:

      Người Việt hải ngoại rất giỏi, nhất là mấy ông già VNCH, các ông ấy rất giỏi… lột bỏ quân phục để chạy làm cho VC đuổi theo không kịp, nay các ông ấy lại rất nhiều… gậy. Vì vậy, các ông ấy không cần về nước để chống giặc Tàu đang xâm lược trên biển của Việt Nam. Chỉ cần các ông ấy chống gậy đến Đại sứ quan và Lãnh sự quán của giặc Tàu ở Mỹ ngồi hô hét và dùng gậy chỉ trỏ là giặc Tàu phải đầu hàng Việt Nam, rút giàn khoan khổng lồ và hơn 80 chiếc tàu bảo vệ giàn khoan ra khỏi biển Việt Nam ngay tức khắc.

      • Việt cộng cút đi says:

        Bọn chó nào cướp chính quyền, giành giật đất nước thì lũ chúng nó phải bảo vệ lãnh thổ . Nếu chúng nó ngu đần, bất tài thì lũ chúng nó phải ra đi, chớ đừng ngồi dịt rồi xua lũ chó công an cắn giết những người yêu nước .

        Thế nhá dư lợn viên .

  10. nguenha says:

    Một đất nước “tự hào’ đánh thắng mọi kẻ thù ,nhưng lại là một Đất nước nghèo nhất.! Một Đất nước
    “Bán ĐẤT và NƯỚC nhiều hơn ai hết ! Thế là nghĩa làm sao ?? Chiến thắng đó có đáng phải tự hào không ?? Chỉ có chiến thắng của KẺ CƯỚP mới ra nông nổi này.!! Có người nói VNCS kiện?? Kiện
    củ khoai ! Tàu cộng kéo dàn khoan vào trong Sân nhà VN ,có mang theo bằng khoán do HCM và Phạm
    v Đồng ký !! Ai bảo không hợp lý ??Chỉ khi nào “than tượng ” HCM quẳng vào sọt rát. Chỉ khi nào ĐCS không còn nửa . Chỉ khi nào một chế độ khác thay thế cái chế độ CS khốn nạn ,thì lúc đó mọi văn bản , bằng khoán CS mới vô-giá-trị. Khi đó Đất nước mới có Chính danh để ăn nói với thiên hạ. Còn bây giờ thì “hết thuốc chửa’ !

    • long says:

      Người Việt hải ngoại nên về lãnh đạo đất nước đánh đuổi giặc Tàu là thượng sách. Người Việt hải ngoại có rất nhiều người tài giỏi mau chóng về cứu nguy dân tộc, cứu nguy đất nước khỏi hoạ xâm lấn của giặc Tàu.

      • nguenha says:

        Đất nước là của Chung.Cả trong nước lẩn ngoài nước. Chỉ có DCSVN: ÔM đất nước là của mình, tự tung-tự tác ,mới ra nông nổi nầy.!!

Leave a Reply to Nguyễn Phan