WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những gì đã xẩy ra tại Hội Nghị thượng đỉnh APEC 2014?

Hình (NY Daily News): Họp báo chung của Tổng Thống Barack Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 12-11-2014.

Hình (NY Daily News): Họp báo chung của Tổng Thống Barack Obama và Chủ Tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 12-11-2014.

Hội nghị Thượng Định Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương gọi tắt là APEC hàng năm họp luân phiên tại một trong 21 hội viên thuộc vùng Á châu và Thái Bình Dương bao gồm hầu hết những nước ven Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam và ba cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật.

Những quốc gia và lãnh thổ nằm trong APEC chiếm 40% dân số và 60% tổng sản phẩm nội địa của thế giới. APEC là một thị trường quan trọng vối 3 tỉ người tiêu thụ. Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2014 họp tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong hai ngày 10 và 11 tháng 11, 2014.

Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC năm nay đã chứng kiến một số sự kiện lịch sự mang những ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì tình hình sôi động ở Biển Hoa Đông và Biển Đông cũng như tại Ukraine.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Những diễn biến tại Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được cải thiện phần nào. Hai nước đã đạt thỏa hiệp về gia tăng thời hạn hộ chiếu từ 1 năm lên đến 5 năm cho sinh viên và 10 năm cho các doanh gia và du khách. Năm ngoái, 1.8 triệu du khách Trung Quốc đã viếng thăm Hoa Kỳ và đã chi tiêu 21 tỉ Mỹ kim cho nền kinh tế Hoa Kỳ và hỗ trợ trên 100,000 việc làm trên đất Mỹ. Trung Quốc là thị trường phát triển nhanh nhất đối với hàng xuất cảng của Hoa Kỳ. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã tăng sáu lần trong năm năm qua.

Ngoài ra hai nước còn đạt được những thỏa thuận quan trọng về giảm thán khí, giảm thuế nhập cảng đối với các sản phẩm công nghệ thông tin, trao đổi tin tức tình báo về khủng bố, và giúp quân lực hai bên tránh những tính toán sai lầm. Báo chí quốc tế nhận xét rằng Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC đã mang lại kết quả tốt đẹp cho Trung Quốc và Hoa Kỳ quá sự mong đợi, nhất là đối với Tổng Thống Obama, một người sắp hết nhiệm kỳ và đảng của ông vừa thua trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Tại Hội nghị Thượng Đỉnh APEC 2014, Chủ Tịch Tập Cận Bình phô trương với thế giới rằng ông là một nhà lãnh đạo quốc tế của một cường quốc về kinh tế, chính trị và quân sự. Cũng tại hội nghị này Tổng Thống Obama cũng đã thành công về việc chứng minh với thế giới rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc hàng đầu về mọi lãnh vực và tiếp tục mưu cầu xây dựng hòa bình cho nhân loại. Tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama tuyên bố rằng Hoa Kỳ mong muốn Trung Quốc thành công và chia sẻ trách nhiệm duy trì hòa bình thế giới. Ông chỉ trích tình trạng nhân quyền tại Trung Quốc một cách ôn hòa rằng: “Chúng tôi không mong đợi Trung Quốc theo đuổi mô hình của Hoa Kỳ trong mọi trường hợp. Tuy nhiên chúng tôi tiếp tục quan tâm về vấn đề nhân quyền.”

Vài tuần trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC khai mạc, Ông Tập Cận Bình liên lục kêu gọi việc thiết lập mối quan hệ của cường quốc. Với những hành động của Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã đạt được những buổi họp riêng với Tổng Thống Obama.

Tổng Thống Obama đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không liên can đến những cuộc biểu tình chống đối tại Hong Kong. Tuy nhiên ông bênh vực quyền tự do phát biểu ý kiến. Tại Bắc Kinh, Tổng Thống Obama tái xác nhận rằng Hoa Kỳ không công nhận Đài Loan và Tây Tạng riêng biệt. Cũng trong dịp này Chủ Tịch Trung Quốc nói rằng: “Giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có nhiều quyền lợi tương đồng hơn là sự khác biệt.”

Trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Obama, Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để thực hiện những cố gắng trong một số lãnh vực ưu tiên … Á châu rộng lớn đủ cho cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.” Quan điểm này khác hẳn với ý niệm chia vùng ảnh hưởng của Trung Quốc trước đây như phân tách gia Francesco Sisci nhận định trên Asia Times ngày 19-11-2014.

Nhà Báo Mark Lander của New York Times đã nhận định rằng: “Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dựa vào chủ nghĩa thực dụng.”

Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Chủ Tịch Tập Cận Bình và Thủ Tướng Shinzo Abe lần đầu tiên chính thức hội họp với nhau trong 30 phút sau gần ba năm, do sự yêu cầu của Thủ Tướng Abe theo báo cáo của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Thủ Tướng Abe buộc phải phá thông lệ ngoại giao khi đến điểm hẹn trước và chờ đợi chủ nhà tới sau. Sau cuộc họp, Thủ Tướng Abe tuyên bố rằng hai quốc gia đã thực hiện bước đầu tiên để đi đến hòa giải. Trong thông cáo chung hai quốc gia đồng ý rằng sẽ dần dần phục hồi những cuộc đối thoại về chính trị, ngoại giao, và an ninh. Cũng trong thông cáo chung này Nhật Bản thừa nhận những quan điểm khác nhau về đảo Diaoyu / Senkaku theo người Nhật. Nhượng bộ này làm hài lòng phía Trung Quốc. Trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC bắt đầu phía Trung Quốc cũng đã phổ biến một lời tuyên bố làm dịu sự tình trạng đối đầu giữa hai nước về đảo Senkaku/Diaoyu và quyết định xếp lại vấn đề này để giải quyết sau. Đây là một thắng lợi của Nhật Bản.

Thủ Tướng Abe tuyên bố thêm với báo chí rằng “Nhật Bản và Trung Quốc, chúng tôi cần đến nhau. Chúng tôi trói buộc chặt chẽ với nhau về một khía cạnh nào đó. Cả hai nước Nhật Bản và Trung Quốc đều có trách nhiệm đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực và thế giới.”

Cơ quan thông tin chính thức Xinhua của nhà nước tường thuật rằng Chủ Tịch Tập Cận Bình thúc đẩy Nhật Bản “làm nhiều hơn để giúp gia tăng sự tin cậy lẫn nhau giữa Nhật và những nước lân cận, và đóng một vai trò bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực.

Những diễn tiến kể trên cho thấy Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC đã làm dịu sự căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế Nhật và Trung Quốc.

Quan Hệ giữa Trung Quốc và Nga

Bị cô lập đối với các nước dân chủ Tây Phương, Tổng Thống Putin đầu tư nhiều thời gian vào việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Putin đã gặp nhau 10 lần trong hai năm vừa qua. Hai quốc gia hậu thuẫn nhau về vấn đề Ukraine và Hong Kong.

Về mặt kinh tế, vào tháng 5, 2014, Nga và Trung Quốc đã ký kết một thỏa hiệp về hơi đốt trị giá $US 400 tỉ. Tại Hội Nghị Thượng Định APEC, công ty hơi đốt quốc doanh Gazprom ký kết đã ký kết khung thỏa hiệp với Công Ty Quốc Doanh Dầu Hỏa Quốc Gia Trung Quốc về việc phân phối hơi đốt của Nga cho Trung Quốc.

Tại Hội Nghị Thượng Định APEC, Trung Quốc và Nga cũng thảo luận về những dự án đầu tư về năng lượng và những khu vực khác như hạ tầng cơ sở, khai thác khoáng sản, nhà đất. Hai nước sẽ gia tăng buôn bán, hợp tác kinh tế, và sẽ sử dụng đồng Nhân Dân Tệ và Rúp thay vì US$.

Quan Hệ giữa Hoa Kỳ và Nga

Theo thông báo của Nhà Trắng, Hoa Kỳ không dự trù một phiên họp chính thức nào giữa Tổng Thống Obama và Tổng Thống Putin. Hai người có ba cơ hội gặp gỡ tổng cộng khoảng 15-20 phút về các vấn đề Ukraine, Iran, và Syria. Việc Nga sát nhập Crimea và ủng hộ phe ly khai thân Nga ở miền Đông đã làm quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Hoa Kỳ yêu cầu Nga chấm dứt ủng hộ nhóm ly khai thân Nga và rút quân Nga ra khỏi ở miền Đông Ukraine. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng muốn thấy Nga ngưng hỗ trợ Tổng Thống Bashar al-Assad của Syria, và hợp tác trong việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.

Những biện phạt kinh tế trừng phạt Nga của Âu Châu và Hoa Kỳ và giá dầu thô tiếp tục giảm (xuống còn US$ 69.47 vào ngày 1-12-2014) làm cho đồng tiền Rúp của Nga giảm 42% kể từ đầu năm nay và đẩy kinh tế của Nga tới ven bờ khủng hoảng. Điều này làm những cuộc gặp gỡ của Tổng Thống Obama với Tổng Thống Putin trở thành lạnh nhạt trái ngược với các cuộc gặp gỡ ấm cúng của ông với Chủ Tịch Tập Cận Bình.

Khu Vực Thương Mại Tự Do Á châu và Thái Bình Dương

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, Trung Quốc chính thức công bố kế hoạch thành lập Khu Vực Thương Mại Tự Do Á châu và Thái Bình Dương (Free Trade Area of the Asia-Pacific viết tắt là FTAAP). FTAAP được đề xướng lần đầu vào 2006, sẽ gồm 21 nước và lãnh thổ và sẽ trở thành đối thủ của Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, viết tắt là TPP) gồm 12 nước không bao gồm Trung Quốc do Hoa Kỳ chủ trương. Nếu thỏa ước này được thực hiện có thể làm cho TPP dư thừa. Đề nghị FTAAP được hầu hết những nhà lãnh đạo trong khu vực ủng hộ. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn đặt ưu tiên vào TPP và hi vọng TPP sẽ đạt được thỏa hiệp vào năm 2015.

Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu

Nhân dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, Trung Quốc đã chính thức khánh thành Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á châu (Asia Infrastructure Investment Bank, viết tắt là AIIB). Ngân hàng này đã được chính thức thành lập vào tháng 10, 2014 với 21 quốc gia sáng lập viên, bao gồm hai nước lớn sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc đã tuyên bố thành lập AIIB một năm trước đó tại Hội Nghị APEC 2013 tại Bali với số vốn tiên khởi US$50 tỉ do Trung Quốc cung cấp. Trung Quốc đã đề nghị tăng số vốn này lên gấp đôi thành US$100 tỉ. AIIB nhắm biến đổi số ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc thành nguồn tín dụng cho các nước Á châu. Theo ước tính của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asia Development Bank – ADB), nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở Châu Á cần tới US$8,000 tỉ trong khoảng thời gian 2010-2020.

Hoa Kỳ đã vận động một số nước quan trọng như Úc, Nam Dương, và Hàn Quốc không gia nhập AIIB như các thành viên sáng lập. Nhật do dự chưa muốn tham gia, một phần vì Ngân Hàng Phát Triển Á Châu do Nhật cầm đầu lâu nay. AIIB sẽ cạnh tranh với ADB và Ngân Hàng Thế Giới. ADB có 67 nước hội viên và một số vốn là US$162.8 tỉ. Ngân Hàng Thế Giới bao gồm 188 nước hội viên và có một số vốn là US$223.2 tỉ. Cả hai cơ quan tài chánh này đều đã lên tiếng ủng hộ AIIB và hứa sẽ hợp tác trong tương lai.

Vai trò lãnh đạo quốc tế của Trung Quốc

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2014, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã thành công trong việc trình bầy Trung Quốc như một cường quốc kinh tế và chính trị và cá nhân ông là một nhà lãnh đạo thế giới. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc xem ra mềm mỏng hơn trước, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ bãi bỏ tham vọng bành trướng lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc chỉ cam kết rằng sẽ không dùng võ lực để giải quyết những tranh chấp lãnh hải.

Phi Luật Tân là nước duy nhất kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về sự bành trướng lãnh hải ở Biển Đông và xâm lẫn lãnh hải của nước này. Tuy nhiên Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Benigno Aquino đã không có một cuộc họp nào tại Hội Nghị APEC. Vài tuần lễ trước khi khai mạc Hội Nghị APEC, Trung Quốc hứa hẹn sẽ tìm cách giải quyết cuộc tranh chấp tại Biển Đông tốt đẹp hơn. Không ai biết đây là một thiện chí trung thực hay chỉ là một chiến thuật nhắm ngăn cản Phi Luật Tân và Việt Nam nêu vấn đề này lên tại Hội Nghị APEC và làm bẽ mặt Trung Quốc, nước chủ muốn thấy Hội Nghị APEC thành công mỹ mãn.

Ngay sau Hội Nghị APEC, cũng tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị quốc tế khác cổ vũ khái niệm “Châu Á là của người Á châu”, một khái niệm để kéo Nga, một nước Á châu khác vào khối Trung Quốc và giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Trước đây, Trung Quốc tránh né khi được yêu cầu hợp tác về một số vấn đề quốc tế bằng cách lý luận rằng Trung Quốc còn nghèo và yếu kém và quân lực Trung Quốc còn nhỏ bé so với Hoa Kỳ. Bà Elizabeth Economy, một chuyên gia về Trung Quốc của Council on Foreign Relations (Hội Đồng Ngoại Giao) nhận định rằng trái với nhân vật tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không lo sợ đảm nhận vai trò nổi bật trong những vấn đề quốc tế trọng đại. Từ ngày lên cầm quyền đến nay, Ô. Tập Cận Bình đã thăm viếng nhiều nước trên khắp năm châu, kể cả Phi Châu, Úc Châu, và Châu Mỹ Latin.
Ông Tập Cận Bình được xem như là một lãnh tụ quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông cam kết sẽ phục hồi Trung Quốc trở thành trung tâm của Đông Á như trong thời kỳ huy hoàng của lịch sử. Ông Tập Cận Bình đã chấm dứt chính sách “thao quang dưỡng hối” (giấu ánh sáng, ẩn mình trong bóng tối) có nghĩa là “ẩn mình chờ thời” của Ông Đặng Tiểu Bình vì theo ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã lớn mạnh, thời cơ đã đến để bước ra ngoài ánh sáng.

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Những gì đã xẩy ra tại Hội Nghị thượng đỉnh APEC 2014?”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “hai nước lớn sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc đã tuyên bố thành lập AIIB một năm trước đó tại Hội Nghị APEC 2013 tại Bali với số vốn tiên khởi US$50 tỉ do Trung Quốc cung cấp. Trung Quốc đã đề nghị tăng số vốn này lên gấp đôi thành US$100 tỉ.”

    Ấn Độ được kéo vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở nhưng vốn toàn là do Trung Quốc bỏ ra. Lúc đầu Trung Quốc bỏ ra 50 tỉ, rồi bây giờ Trung Quốc muốn tăng lên 100 tỉ. Mượn tiền của ngân hàng này tức là mượn tiền của Trung Quốc. Ấn Độ chỉ ngồi làm vì. Trung Quốc bỏ tiền ra thì Trung Quốc có tiếng nói.

    Ký giả ngoại quốc thì có thể thấy Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở giống như Ngân Hàng Phát Triển Á Châu nhưng người Việt thì đã có kinh nghiệm về việc nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc. Khi Trung Quốc giúp cho Việt Minh khí giới để thắng Chiến Dịch Biên Giới năm 1951, thì cùng năm đó, tại Hội Nghị San Francisco 1951, Liên Xô lên tiếng hộ Trung Quốc nói là Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Ông Hồ Chí Minh lúc đó bị đặt trước hai sự lựa chọn: hoặc là nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc thì phải nhận rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc hoặc là phản đối việc Trung Quốc bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa thì mất viện trợ. Trung Quốc giống như một anh cường hào nói với người nông dân là: “Mày lấy ruộng gán cho tao thì tao cho mày mượn tiền”.

Phản hồi