WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Liệu Putin có trụ nổi qua cơn hạ giá dầu?

PutinCác quốc gia phương Tây mở chiến dịch ngoại giao, bao vây kinh tế nhưng chẳng làm Putin nao núng. Liệu giá dầu đang lao xuống theo chiều thẳng đứng có làm cho Putin bớt hung hăng? Liệu cú shock nhằm thẳng vào nền kinh tế xuất khẩu dầu của Nga có làm triều đại Putin lung lay?

“Chưa hẳn,” kinh tế gia nổi tiếng Martin Feldstein viết. Chính quyền Putin (tương tự như Iran, Venezuela) vẫn có thể sống sót qua những trận đại hạ giá dầu trong tương lai.

Yegor Gaidar hay Emmanuel Goldstein, ai là người đưa ra viễn cảnh chính xác hơn về sự sụp đổ của chế độ độc tài.

Gaidar qua đời cách đây năm năm. Ông là một kinh tế gia nổi tiếng, chuyên viên cao cấp trong chính phủ hậu cộng sản của Boris Yeltsin. Ông lập luận rằng: Nguyên nhân chính làm Liên Xô sụp đổ là do dầu hạ giá quá nhanh bởi Arabia Saudi quyết định tăng sản lượng quá lớn vào Tháng Chín năm 1985.

Gaidar cho rằng đây là động thái có tính toán của Saudi nhằm thoát khỏi gọng kìm của Moscow. Chiến trường của Chiến tranh Lạnh là Afghnistan nơi mà Liên Xô phải chi tiêu khoảng 20 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Ông viết trong luận văn năm 2007 “không tiền, chẳng một quốc gia nào sống sót.”

Đang trong cơn khát tiền mặt – nhưng không thể vay mượn từ những quốc gia phương Tây, và cũng không thể cải tổ nền kinh tế Soviet nhanh chóng thông qua trương chình Perestroika. Nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Mikhail Gorbachev không còn lựa chọn nào ngoài việc “bắt đầu ngay thương lượng với phương Tây về những điều kiện của một cuộc đầu hàng,” Gaidar nhận định.

Gaidar cũng cảnh báo những nhà lãnh đạo hậu Soviet rằng: “Sự sụp đổ của Liên Xô là một bài học cho những người xây dựng chính sách quốc gia chỉ dựa vào một giả định là giá dầu luôn luôn tăng.” Một trong những bài học nữa là “những triều đại độc tài thường bộc lộ vẻ bề ngoài mạnh khỏe, nhưng thực ra thì rất bạc nhược trong cơn khủng hoảng.”

Tất nhiên, Putin khi đó là một sĩ quan KGB đang đồn trú tại Đông Đức, đắng cay và thất vọng đứng nhìn cảnh Liên Xô tan rã. Ông đã rút ra bài học cho riêng mình. Kết quả là triều đại của ông khôn ngoan bỏ một phần thu nhập từ dầu lửa vào qũy dự trữ. Ông tự rút ra nhận định từ việc Liên Xô sụp đổ là “một thảm họa địa chính trị”. Nghĩa là, sự sụp đổ này không phải chỉ do nguyên nhân kinh tế, mà còn do việc điều hành yếu kém của chính phủ Liên Xô. Putin trách cứ người lãnh đạo thời đó là: “Vứt hết mọi thứ ra đường, rồi bỏ đi.”

Người ta có thể nhận thấy điều này qua thái độ thách đố của ông. Ông dìm đất nước cơn túng quẫn. Ông thả nổi đồng ruble. Ông rêu rao rằng Nga đang là nạn nhân của một âm mưu địa chính trị. Ông đàn áp những nhà bất đồng. Ông không rút quân ra khỏi Ukraine. Ông tuyên bố kế hoạch thành lập Liên đoàn Kinh tế Á Âu tân Soviet.

Điều gì mang chúng ta đến với Emmanuel Goldstein. Thực ra, Goldstein không phải là nhà bình luận chính trị, mà là nhân vật chính trong tiểu thuyết “1984” của nhà văn George Orwell. Tiểu thuyết này kể câu chuyện của Goldstein – người đã bí mật lưu hành cuốn sách “Lý thuyết và Thực hành của Tập đoàn Đầu sỏ”. Không nghi ngờ, đây là cách nhìn của tiểu thuyết gia Orwell về hệ thống kìm kẹp, đàn áp những người yếu hơn.

Goldstein viết: “Có bốn con đường dẫn đến sự sụp đổ của những chế độ độc tài”: Tấn công từ bên ngoài; lãnh đạo tồi tệ gây ra sự phản đối của dân chúng; bất mãn lâu ngày ấp ủ trong tầng lớp trung lưu; và nhóm lãnh đạo mất tự tin, nhưng vẫn cố bám lấy quyền lực.

Cả bốn yếu tố trên đã góp phần kéo đổ những triều đại độc tài hay những đế quốc trong lịch sử. Goldstein nhận định rằng chắc chắn cả bốn yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hay gián tiếp vào ngày tàn của Liên Xô. Đúng nửa thế kỷ sau ngày tiếu thuyết “1984”ra đời, Liên Xô sụp đổ.

Goldstein cho rằng trong bốn yếu tố trên, yếu tố quan trọng nhất là sự tham quyền cố vị của giai cấp lãnh đạo. Họ làm tất cả để nắm lấy quyền lực. Họ tiêu diệt mọi nguồn đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Trong đó, tác nhân tối quan trọng là thái độ của tập đoàn lãnh đạo.

Chắc chắn là như vậy, số phận khác nhau giữa Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc vào năm 1989 đã chứng minh Goldstein có lý.

Trong khi Gorbachev cố gắng trong tuyện vọng để đưa Liên Xô vào cuộc rút lui chiến thuật nhưng đã biến thành đại bại. Trung Quốc nhẫn tâm xả đạn vào sinh viên tay không trên Quảng trường Thiên An Môn, để níu bám quyền lực. Những triều đại nhỏ hơn Bắc Triều Tiên, Cuba, Zimbabwe cũng làm như vậy.

Thế hệ lãnh đạo lỗi thời từ Chiến tranh Lạnh đã nếm mùi đói khát của những cuộc khủng hoảng kinh tế lịch sử, nhưng họ quyết bám lấy quyền lực lâu hơn tất cả mọi phỏng đoán.

Trong nền chính trị độc tài, tựa như cuộc đời, thái độ là tất cả hoặc gần như tất cả. Những ai hy vọng giá dầu tuột dốc, hoặc cấm vận của phương Tây, hay kết hợp cả hai sẽ buộc Moscow phải thay đổi lập trường – không phải thay đổi chế độ – nhận ra một sự thực rằng Putin đã chứng kiến ngày tàn của Liên Xô trong thời Gorbachev. Ông đã quyết định một lựa chọn – một lựa chọn có kết thúc hoàn toàn khác.

Lược dịch từ bài “Can Putin’s regime withstand falling oil prices?” By Charles Lane, The Washington Post – December 4, 2014.

© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

77 Phản hồi cho “Liệu Putin có trụ nổi qua cơn hạ giá dầu?”

  1. HTĐ says:

    Lão Nguyễn Quang Lập kể rằng đàn anh lão là Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng với vợ và Trịnh Công Sơn và vài người bạn ngồi coi World Cup, say sưa reo hò cổ võ cho nước Nga, sung sướng khi Nga thắng một nước trong đám “nước đang dãy chết.” Đến khi Nga bị thua, cả bọn buồn hiu. Té ra đến thế kỷ 21 mà vẫn còn rất nhiều anh Việt Cộng ngồi “mơ nước Nga” như lão Tố Hữu trước đây đã từng “ngồi há mồm khoan khoái mơ nước Nga” là

    Nơi tiêu diệt lòng tham
    Không riêng ai của cải
    Hàng triệu người thân ái
    Cùng chung sức nhau làm

    Cũng chẳng trách Tố Hữu được vì hồi ấy các anh cộng sản đều có bộ óc đặc kịt như óc chó. Đến khi đế quốc Liên Xô sụp đổ tan tành thì cũng khối người tỉnh ra rồi. Nhưng vẫn còn vài ngàn thằng Việt Cộng tuy không còn tưởng bở Nga là thiên đường hạ giới như chàng Tố Hữu nữa, nhưng óc vẫn đặc kịt, khi quay ra ca tụng lão Putin tài ba đang “giáng cho Mĩ và Tây Âu những đòn trời giáng”. Tài ba chỗ nào trong khi Putin hành xử y hệt một lãnh tụ của một quốc gia đệ tam, chạy loanh quanh cứu vãn nền kinh tế kiệt quệ. Putin không khác gì Sadam Hussein, chỉ hơn tay này ở chỗ có kho võ khí tuy “quá đát” nhưng vẫn lớn lao.

    Putin được việt cộng ca ngợi vì là mẫu người hùng của chúng: chỉ giỏi độc tài, bám ghế quyền lực cho kỹ, đàn áp đối lập, đi xâm lăng nước chung quanh, rồi moi tài nguyên lên đem bán kiếm tiền chia chác nhau.

    Nước Nga chẳng làm chuyện gì tốt lành cho nước Việt ngoài chuyện đào tạo một lũ đầu trâu mặt ngựa để thực hiện chủ nghĩa và chế độ CS. Còn Putin cũng thuộc loại đểu. Khi thằng Tàu lấn biển thằng Việt Cộng, thằng Putin cứ lờ thằng đàn em cũ, đi qua Tàu ký khế ước làm ăn cả trăm tỉ mặc kệ thằng đàn em đau khổ.

    Chẳng thấy Putin tài giỏi chỗ nào, làm lợi gì cho nước Nga, làm lợi gì cho nền văn minh nhân loại, chỉ thấy lão quậy để đem lợi cho cá nhân lão. Chiếm được vùng đất chẳng ra khỉ gì để đa số người Nga khốn khổ thắt lưng buộc bụng vì bị Mỹ và Âu Châu sanction trong khi giá dầu hỏa cứ xuống vèo vèo. 80 tỉ đô la để dành trong mấy chục năm qua nay bay vèo một cái hết sạch trong 3 tháng để cứu tiền Ruble mà không nổi. Tính cho tới thứ 3, tiền Ruble mất giá 40% trong 6 tháng qua. Cách đây vài tháng còn có nhiều anh Việt cộng mơ màng tiền Nga sẽ thay tiền Mỹ kim. Chỉ có Trung Cộng là sướng khi thấy Nga khốn đốn, luôn miệng khích bác cho Putin quậy thêm. Hèn chi trên mạng lúc nào cũng thấy vài chục anh Việt gian theo quan thày Trung Cộng ca ngợi Putin. Nhiều khi chẳng phải là Việt gian, chỉ là lũ đầu óc đặc kịt “ngồi há mồm khoan khoái mơ nước Nga”

  2. Hòa says:

    “Ở đâu cũng có thằng điên kẻ khùng” nhưng sự thật ở những thiên đàng xã hội cs như Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam, Trung Cộng, hoặc Nga thì có rất nhiều kẻ khùng hoặc những kẻ lên đồng ca tụng lãnh tụ nhiều nhất, trong khi ở các xứ tự do người ta tự do hạch hỏi chỉ trích lãnh tụ khi họ không thích, dẫn đến lãnh tụ sợ dân quá nhiều khi phải xin lỗi dân và từ chức.
    Nhưng ở VN những kẻ lên đồng nầy chẵng những ca tụng những thằng khùng Việt gian diệt chũng dân Việt là anh hùng dân tộc, còn trỏ miệng ca tụng thêm những thằng khùng ngoại bang thuộc cs khác. Chỉ vì họ đã được đảng dạy dỗ huấn luyện làm nô cho xứ người.
    Những kẻ lên đồng nầy mắc phải hội chứng khùng do HCM và đảng csvn truyền lại:
    Trồng người như thể nuôi cầy
    Ta nuôi mầy lớn để mầy sủa to
    Ta bắt mi cắn tự do
    Thì mi rằng phải gắng lo sủa càn
    Bưng bô o bế ngoại bang
    Để được đảng bón phân vàng no thân

  3. Minh Đức says:

    Ngày 17-12-2014, dầu hỏa xuống giá còn 55 USD/thùng. Đồng rúp của Nga cũng xuống giá theo. Trước đây mấy tháng thì 1 rúp ăn 0.30 USD. Nay thì 1 rúp chỉ ăn 0.17 USD. Ngân hàng trung ương Nga nâng lãi suất lên đến 17% để ngăn chận đồng rúp bị sụt giá nhưng mặc dù lãi suất gia tăng, đồng rúp cũng vẫn tiếp tục sụt giá. Lãi suất ở mức 17% thì sẽ có nhiều doanh nghiệp phải khai phá sản vì không thể mượn tiền được. Doanh nghiệp thấy không trả nổi lãi suất quá cao nên sẽ không dám mượn tiền. Đồng rúp sụt giá quá nhanh thì doanh nghiệp cũng không kinh doanh có lời được. Giống như hồi nào lãi suất tại Việt Nam lên đến 17% khiến cho nhiều doanh nghiệp phải khai phá sản, đóng cửa nghỉ sản xuất. Xuất cảng dầu thì kém vì giá dầu rẻ, lại thêm doanh nghiệp trong nước bị phá sản thì chính phủ Nga lại càng thiếu hụt ngân sách. Điều đáng nói là mặc dù nâng lãi suất, đồng rúp vẫn không ngưng trượt giá, giống như bị bệnh mà uống thuốc vào vẫn không hết bệnh. Trước đây thì người ta tiên đoán là kinh tế Nga sẽ đi đến chỗ suy thoái, nay thì người ta nói là kinh tế Nga đã đi đến chỗ hỗn loạn. Kinh tế Nga đi xuống chẳng những bị thiệt cho Nga mà nhiều công ty của Anh, Đức, Pháp, Mỹ đang làm ăn tại Nga cũng bị thiệt hại. Ngân hàng trung ương Nga nay lại phải tung ra hàng tỉ USD mua đồng rúp để làm cho đồng rúp ngưng trượt giá. Nga còn khoản dự trữ ngoại tệ 400 tỉ USD. Chỉ trong mấy tháng vừa qua, Nga tiêu mất 90 tỉ USD để cứu đồng rúp. Số tiền 400 tỉ còn lại không biết sẽ tiêu được bao nhiêu lâu. Lúc hết tiền chắc là Nga sẽ đi mượn Trung Quốc. Putin sẽ trụ được khi có Trung Quốc chống lưng.

  4. Hoàng Bảo says:

    Tại sao cả thế giới lại ghét Mỹ thế nhỉ? Chắc vì thành tích tra tấn, vi phạm nhân quyền, phân biệt chủng tộc và thói phát động chiến tranh chăng?

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Có lẽ vì cả thế giới bị bệnh tâm thần, tự sướng như…Cộng láo và cò mồi của chúng chăng?

      Bởi lẽ văn minh cơ khí, kỹ thuật, đều từ Mỹ mà có cả. Thế giới đang…rung đùi hưỡng thụ văn minh kỷ thuật Mỹ, đời song thêm…phức tạp, phải è cổ ra mà học những cái mới còm bu tưa, in tẹc nét, một phone, một phác….

      Ôi cha nà…rắc rối. Thế, thiên hạ ghét Mỹ cũng phải, vì mày mà tao phải học bù đầu. Tao thà đi mần nghề…cò mồi, nói dóc cho Cộng láo kiềm cơm, coi bộ sướng hơn…

  5. TT Putin giúp Nga kiếm hàng tỷ USD, sau một ngày thăm Ấn Độ [13.12.2014 06:21]
    Xem hình
    Trong chuyến thăm Ấn, ông Putin giúp Nga kiếm hàng tỷ USD.
    Chuyến thăm Ấn Độ một ngày 11.12 của Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp Nga kiếm hàng tỷ USD qua 20 thỏa thuận được ký song phương. Các thỏa thuận này được ký về mảng năng lượng, đá quý và khí tài quân sự, cùng lời hứa của Ấn vẫn giữ Nga là đối tác công nghệ quốc phòng quan trọng nhất.
    Điều quan trọng hơn với ông Putin, là nhận được tuyên bố của Thủ tướng Ấn Narendra Modi lúc chiều 11.12: Ấn phản đối những lệnh cấm vận kinh tế-tài chính Nga của phương Tây mà không có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc.
    Tại cuộc họp thượng đỉnh ở thủ đô Ấn New Delhi, ông Putin và ông Modi ra tuyên bố chung: “Ấn và Nga phản đối các sự trừng phạt kinh tế không có sự thông qua của Hội đồng bảo an LHQ”.
    Đây là cái tát nẩy lửa của Ấn trước sự đe dọa của Mỹ về quan hệ với Nga trước chuyến đi của tổng thống Putin.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Chuyện anh…Putin kiếm đặng hàng tỉ đô, dân Nga đang mừng hứm hay đang lo …són đái vì chuyện đồng Rúp đang tuột giá không phanh, chúng ta nên tin theo lời cò mồi Cộng láo hay nên tin theo lời chị Lan Hương danh nhân đang ở Nga?

      Có lẽ chúng ta nên tin theo lời…cò mồi Cộng láo. Bởi, em này ở…gần hơn…

      Cò mồi Cộng láo xưa nay thường…vô tư, bảo sao nói thế, thấy thương lắm.

    • UncleFox says:

      Nghe đồng chí Phạm Tiến nói thế tôi cũng mừng thay cho Putin Đại Đế . Tuy nhiên, cái “hàng tỉ” đô-na ký kết với Ấn Độ thì chả bõ bèn gì so với giá dầu thế giới tụt giốc không phanh . Hiện tại Nga xuất cảng chừng 09 triệu thùng dầu thô mỗi ngày ., mà dầu thì mất giá những hơn 40% . Vị chi là Nga thất thu trên dưới 10 tỉ USD mỗi tháng .
      Đồng ruble thì cứ lao mũi xuống như Sukhoi lao xuống mục tiêu . Đồng chí Putin thì chắc trụ được qua cơn khốn quẫn . Thế nhưng, dân Nga và đám tài phiệt bản xứ thì biết có chịu đựng nổi anh Đại Đế khùng chăng ?

  6. HN says:

    Người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới nay là ông Đại Tổng thống Putin
    Nước có ảnh huỏng nhất trên hành tinh nay` là nươc Đại Nga
    Nhưng hôm nay giá dầu đại hạ giá nhất từ xưa đến nay, nước Nga sắp húp cháo rồi

  7. Tổng thống Putin là nhân vật có ảnh hưởng nhất năm 2014.
    12/12/2014 19:32 GMT+7
    TTO – Ngày 12-12, hãng tin AFP công bố danh sách bầu chọn các nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2014. Đứng đầu là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    AFP đánh giá với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và khủng hoảng Ukraine, quan hệ Nga và phương Tây đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sự kiện bức tường Berlin sụp đổ. Ở tuổi 62, tổng thống Vladimir Putin là nhân vật trung tâm trong cuộc biến động chính trị nổi bật nhất của năm 2014.
    Điều bất ngờ là đứng thứ hai trong danh sách là thủ lĩnh tối cao tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi, 43 tuổi. IS đã thành lập một vương quốc trên vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria và al-Baghdadi thống trị bằng bàn tay sắt. Một liên minh do Mỹ dẫn đầu đã được thành lập để chống lại IS.
    Xếp thứ ba là các nữ sinh Nigeria bị nhóm khủng bố Boko Haram bắt cóc. Giữa tháng 4, Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh ở thị trấn Chibok, khiến cả thế giới chấn động. Trên các trang mạng xã hội, người dân thế giới tổ chức chiến dịch “Bringbackourgirls” (Giành lại các cô gái của chúng ta).
    Các nữ sinh trở thành biểu tượng của sự áp bức và tàn bạo mà Boko Haram thực hiện. Đến nay 219 cô gái vẫn nằm trong tay Boko Haram và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ được trả tự do.
    Thứ tư là Giáo hoàng Francis, người lên nắm quyền năm 2013 và lập tức chứng tỏ phong thái lãnh đạo mới. Ông đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ bảo vệ người nghèo và được đánh giá là có quyết tâm phá bỏ một số truyền thống Thiên Chúa giáo cổ hủ.
    Tiếp theo là nữ sinh Pakistan Malala Yousafzai, biểu tượng của nữ quyền toàn cầu sau khi bị Taliban ám sát suýt thiệt mạng hồi tháng 10-2012. Ở tuổi 17, Malala trở thành người trẻ nhất đoạt giải Nobel hòa bình.
    Một người trẻ khác đứng thứ sáu là Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), 18 tuổi, gương mặt đại diện của cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do ở Hong Kong. Cuộc “cách mạng dù” tại Hong Kong đã làm chấn động cả châu Á và thế giới.
    Chú ý: Người ta tìm mãi không thấy tên ông OBama và sau cùng người ta nếu được bình chọn thì kẻ tàn bạo nhất thế giới thì họ sẽ bầu cho ông Bush cả Bush bố và con vì thành tích tra tấn và giết người.

    • Tien Ngu says:

      Tìm mãi không thấy tên O ba má là phải rồi…

      Mỹ, nó it có hay khoe…

      Nhất là khoe…theo kiểu bóp méo, khoe láo, lại càng không có.

      Thấy có khi nào nó…kỷ niệm chiến thắng cs, kỷ niệm chiến thắng Phát Xít, kỷ niệm…tự sướng gì không?

      Nốp, hoàn toàn không…

      Điện, bóng đèn, xe hơi, tàu bay, tàu thuỷ, điện thoại, phi thuyền, computer, internet…., cái con bà gì cũng từ Mỹ mà ra cả.
      Phát xít hay cộng sản, từ những cái kỷ thuật căn bản của Mỹ mà…modify, khoe lối xóm. Cò mồi Cộng láo hát theo, chê rề máy móc của Mỹ..tồi, của Nga mói là…bảnh.

      Súng của địch bắn ra như rác,
      súng của…bác, một phát một tên
      Một cây trường Nga giết ba thằng Mỹ…

      Nghe cò mồi Cộng láo nó…dìu dắt dân ngu, mà….thở dài…

      VN dưới tay Cộng láo và cò mồi, 800 tờ báo lề phải trong tay nó tha hồ vo tròn bóp méo, mấy đời bị theo nó mà vừa dốt, vừa láo, thiệt…biết nói gì đây?

    • Choi Song Djong says:

      Người ta tìm mãi,tìm mãi…cuối cùng chỉ tìm thấy con lợn tên TNT mà thôi,í a buồn.

  8. Thái Minh says:

    Mỹ xúi dại châu Âu và Châu Âu đã thấm đòn trả đũa của Nga.
    Trước giờ báo chí phương Tây luôn nói rằng nước Nga bị ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp cấm vận của châu Âu và Mỹ mà quên đi rằng các biện pháp trả đũa của Nga đã gây cho họ hậu quả gì.
    Thủ tướng Nga Medvedev nói rằng EU bị thiệt hại 50 tỷ USD trong năm 2014 do các biện pháp trả đũa của Nga
    Cuộc chiến cấm vận và trả đũa giữa Nga và phương Tây diễn ra cùng nhịp với những diễn biến tại Ukraina.
    Từ cuối năm 2013 cho đến nay, Mỹ và châu Âu đã đưa ra tổng cộng 5 đợt trừng phạt nhằm vào nước Nga từ nhẹ như cấm vận đi lại của một số quan chức trong chính quyền Moskva cho tới nặng như cấm các công ty dầu khí của Nga tiếp cận thị trường vốn phương Tây và các các biện pháp hạn chế kinh tế khác. Đối với mỗi gói trừng phạt của phương Tây, Nga đều có các đợt trả đũa tương ứng. Đây là nguyên tắc bình thường trong ngoại giao.
    Sau khi các đòn đánh được các bên tung ra, giờ là lúc xem bên nào bị thương. Truyền thông phương Tây trong thời gian qua không ngừng tuyên truyền rằng các biện pháp trừng phạt của chính phủ họ khiến kinh tế nước Nga rơi vào khủng hoảng. Quả thật nền kinh tế Nga vốn đang có dấu hiệu suy giảm nay lại thêm sự trừng phạt mới khó tránh khỏi ảnh hưởng. Tuy nhiên, tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây với nền kinh tế Nga không đến nỗi “kinh khủng” như truyền thông nói.
    Ngày 24/11, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thông báo ước tính Nga bị thiệt hại mỗi năm 40 tỉ USD do lệnh cấm vận phương Tây và 90-100 tỉ USD do giá dầu giảm 30% trong vòng 3 tháng qua. Đặc biệt 50% thu ngân sách Nga phụ thuộc vào dầu hỏa trong khi giá dầu đã giảm dưới 80 USD/thùng hồi tuần trước. Dự báo tăng trưởng GDP Nga chỉ đạt 0,3% năm 2014 và 0% năm 2015.
    Như vậy theo đánh giá của Bộ Tài chính Nga thì giá dầu sụt giảm khiến nền kinh tế Nga thiệt hại nhiều hơn chứ không phải tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
    Nếu như Nga bị thiệt hại khoảng 40 tỷ USD do lệnh trừng phạt, thì sự mất mát của EU do các biện pháp trả đũa của Nga là khoảng 50 tỷ USD chỉ riêng trong năm nay. Điều này đã được Thủ tướng Dmitry Medvedev công bố hôm 10/12, khi trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình hàng đầu của Nga. Ông Medvedev nói thêm rằng, theo ước tính của các nhà kinh tế Nga, các nền kinh tế châu Âu trong năm tiếp theo sẽ bị thiệt hại khoảng 60 tỷ USD.
    Thủ tướng Medvedev nói rằng lệnh trừng phạt là bất lợi cho tất cả các bên, lệnh trừng phạt “không cần cho ai, và theo thông lệ, có xu hướng không kết thúc bằng điều gì cả”. Theo ông, không có ai ở phía Nga nêu kết luận rằng trừng phạt là cái cớ cho sự phát triển và trừng phạt không ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Ông Medvedev nói rằng quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt giúp chính phủ Nga đưa ra một số kết luận quan trọng, đặc biệt là nhu cầu thay đổi nhập khẩu và tạo ra các sản phẩm cạnh tranh chất lượng. Thủ tướng Medvedev bày tỏ tin tưởng rằng trong một vài năm tới, Nga sẽ tự túc lương thực thực phẩm của chính mình và sẽ không cần nhập khẩu sản phẩm nước ngoài.
    Rõ ràng sức ép ngoại bang đã vô tình khiến sản xuất nội địa của Nga tăng trưởng. Mấy tháng qua, sản xuất công nghiệp ở Nga không ngừng tăng: tăng 2,8% vào tháng 9 và 2,9% vào tháng 10. Còn tháng 11 vừa qua, con số này có thể là 3%. Tăng trưởng chủ yếu trong hai lĩnh vực quốc phòng và vận tải. Ngành nông nghiệp Nga cũng hưởng lợi rất nhiều từ các lệnh bao vây của phương Tây bởi chính phủ Nga đã đáp trả bằng các lệnh cấm nhập khẩu hàng nông nghiệp châu Âu.
    Thái Minh tại Anh

  9. Ông Putin và ông OBama ai trụ ai về vườn? Đề tài bài này phải đặt ra như thế. Bạn đọc có thể tự trả lời câu hỏi đó. Đó là tư duy đứng đắn của người cầm bút mà không nên đưa ý chí chủ quan của mình rồi thổi phồng hay bóp méo sự thật để đánh lừa bạn đọc như một số bài mà mấy vị cò mồi ngày đêm ăn cơm nắm chầu trực để viết bậy ở báo này. Chắc đây là bài báo mà họ thất bại nhục nhã nhất vì đăng tải toàn ý kiến nhận xét khách quan. Giờ xin trích bài báo sáng nay để bạn đọc tự quán xét.
    Trân trọng:
    Nguyễn Hoàng Việt
    Sự hóa giải và Cú rẽ ngoạn mục của ông Putin khiến Mỹ thất bại, châu Âu cay đắng đứng nhìn.
    Cập nhật: 11:53 | 12/12/2014
    Ấn độ phớt lờ lời cảnh báo Ấn độ không quan hệ kinh tế với Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hóa giải tuyệt vời sự trừng phạt của Mỹ và phương Tây đến thất bại. “Châu Âu vì nghe Mỹ thành ra lấy đá đập chân mình”. Đó là các tít được báo chí Thế giới đăng tải hôm nay 12 tháng 12 năm 2014.
    TIN BÀI KHÁC:
    Những hình ảnh đầu tiên từ cuộc kiếm tìm MH370
    IS rao bán thi thể nhà báo Mỹ giá 1 triệu USD
    Chính phủ Mỹ thoát viễn cảnh tê liệt.
    Ngày 11/12, nhà lãnh đạo Nga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp gỡ ở New Delhi để cải thiện các mối quan hệ về năng lượng, quân sự và thương mại giữa hai nước.
    Putin, Nga, Ấn Độ, cú rẽ, ngoạn mục.
    Ông Putin vừa có chuyến công du 1 ngày tới Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
    Trước hết, Nga và Ấn Độ sẽ khai thác một mối quan hệ gắn bó hơn nữa trong ngành năng lượng. Hai bên sẽ xây dựng ít nhất 10 nhà máy điện hạt nhân ở Ấn Độ trong vòng 20 năm tới, và sẽ có một liên doanh chuyên thăm dò các dự án thủy điện ở châu Á.
    Bên cạnh đó, tập đoàn Rosneft của Nga còn ký một thỏa thuận sơ bộ cung cấp cho Ấn Độ 10 triệu tấn dầu lửa trong vòng 10 năm tới.
    Và động thái gây ngạc nhiên nhất trong số tất cả, là việc Nga mời Ấn Độ “hợp tác về các dự án” ở Bắc Cực.
    “Rosneft và Gazprom, hai tập đoàn lớn nhất của chúng tôi, cùng với các đồng nghiệp Ấn Độ đang chuẩn bị các dự án về phát triển thềm Bắc Cực – Nga (và) phát triển khí hóa lỏng”, BBC dẫn lời ông Putin.
    Vì sao sự hợp tác này lại quan trọng?
    Hồi tháng 9, Rosneft phát hiện ra một lượng lớn dầu lửa ở Bắc Cực – tầm cỡ tổng lượng dầu của Ảrập Xêút. Tuy nhiên, cũng có một vấn đề lớn: Nga không có khả năng khoan trong điều kiện ngoài khơi lạnh giá mà không có sự giúp đỡ chuyên môn của Exxon. Nhưng vấn đề là với các lệnh cấm vận hiện nay, Exxon không thể khoan ở đó nữa.
    Và “vì các mỏ dầu hiện thời của Nga ở Siberia đang dần cạn kiệt, nước này cần phải khai thác các nguồn mới để cạnh tranh với Mỹ, nhằm giành ngôi vị nhà sản xuất dầu lửa và khí đốt lớn nhất thế giới”, Bloomberg bình luận hồi tháng 9. Vì vậy, Nga thực sự cần đến lượng dầu đó ở Bắc Cực.
    Sự cộng tác này cũng là then chốt đối với Exxon. Vì Nga là khu vực thăm dò lớn thứ 2 của hãng, nên đây là một thiệt hại lớn.
    Trong chuyến công du một ngày tới Ấn Độ hôm 11/12, Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi không chỉ ký kết các thỏa thuận năng lượng. Hai ông còn củng cố liên minh quân sự song phương, ký một văn bản cho phép binh lính Ấn Độ huấn luyện trong các doanh trại quân sự của Nga.
    Và, Thủ tướng Modi khẳng định, Moscow sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Delhi.
    Trong khi phương Tây trừng phạt Nga bằng một loạt đòn cấm vận hiện nay, thì Ấn Độ đã nhất trí tăng gấp đôi thương mại với Nga, lên tới 20 tỷ USD trong năm 2015.
    Tất cả những điểm trên đây chỉ là một phần trong kế hoạch chiến lược lớn hơn của Moscow được gọi là “hướng sang phương Đông”, theo báo Vesti của Nga, khi nước này đang muốn thành lập các quan hệ đối tác bên ngoài Mỹ và khu vực đồng Euro.
    Trong thời gian gần đây, Nga bắt đầu tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Hồi tháng 5, hai ông Putin và Tập Cận Bình đã ký một hợp đồng 30 năm, xây dựng một đường ống dẫn khí. Bên cạnh đó, hai nước cũng hướng tới xây dựng một liên minh quân sự mạnh mẽ hơn.
    Như thể thế vẫn chưa đủ, Putin tuyên bố ông quan tâm đến việc thắt chặt quan hệ cả với Triều Tiên.

    • Tien Ngu says:

      Em ơi,

      Bỏ cái thói quen….tụng kinh báo lề phải của Cộng láo đi em. Hãy học theo giáo sư…Gú Gồ, không nên học theo báo…Cộng láo.

      Thấy thương quá.

      Mần cò mồi cho Cộng láo, còn được lãnh lương, có tiền bao em bia ôm. Còn mần cò mồi cho…Tiên Ngu, chỉ được…ăn củ cải. Ai ngu?
      Tính chơi màn chụp mủ…ngược à?

    • Tudo.com says:

      @Nguyễn Hoàng Việt: “Hồi tháng 9, Rosneft phát hiện ra một lượng lớn dầu lửa ở Bắc Cực – tầm cỡ tổng lượng dầu của Ảrập Xêút. Tuy nhiên, cũng có một vấn đề lớn: Nga không có khả năng khoan trong điều kiện ngoài khơi lạnh giá mà không có sự giúp đỡ chuyên môn của Exxon. Nhưng vấn đề là với các lệnh cấm vận hiện nay, Exxon không thể khoan ở đó nữa.”

      TW Đảng sẻ. . . xử ní NHV về sự tiếc lộ bí mật quốc gia của nước Nga vĩ đại nhé. Máy bay Migs của Nga tối tân đến độ đậu ở. . .trên mây. . .Hà Nội rình máy bay B52 của Mỹ để bắn hạ thì nói gì ba cái vụ khoan dầu lẻ tẻ mà phải. . .Nhờ Exxon. . .ét xét gì.
      NHV phải giữ vững lập trường là kỉ thuật của nước Nga vĩ đại lúc nào cũng trùm Sò thiên hạ.

  10. Chiêu Dương says:

    Gởi các còm sĩ ca ngợi Putin và giới “Hồi trước, tôi đi Nga về.”

    Lảo Putin sáng giá đến mức để giới “Hồi trước, tôi đi Nga về” tìm đường sang Mỹ. Xem đây : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=199549&zoneid=1

    Trích đoạn :

    Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ để bảo toàn khối tài sản….

    Vấn đề cấp bách của vị doanh nhân này cũng như nhiều đại gia kín kẽ khác tại Hà Nội là tìm hiểu cách thức chuyển tiền qua Thụy Sĩ và có thẻ xanh vào Mỹ, cũng như bảo toàn khối tài sản của họ….

    Người đàn ông ở tuổi trung niên này bày tỏ rằng ông không tin vào hệ thống ngân hàng trong nước, những cuốn sổ tiết kiệm với dãy số hàng chục con số không, có nguy cơ trở thành tờ giấy lộn kể cả bất động sản cũng thành bã trong tình hình này….

    Theo chuyên gia nêu trên, những người giàu do làm ăn buôn bán tại Hà Nội có thể chia làm hai nhóm: Một tin rằng các điều kiện ở Việt Nam vẫn tốt và Đảng Cộng Sản sẽ còn tồn tại lâu dài. Nhóm còn lại thì bi quan trước thực tại nên tìm cách lo cho cả gia đình ra nước ngoài thông qua các chương trình đầu tư định cư.

    Bản thân vị chuyên gia này cũng tin rằng nhóm thứ hai mới là nhóm đa số. Bởi trong bối cảnh mỗi ngày mở báo ra đọc là thấy tin chém giết, thực phẩm bẩn, hối lộ, tham nhũng tràn lan, người ta thật khó để bình tĩnh và lạc quan về tương lai của con em mình, nhất là khi họ có điều kiện tài chính để chọn lựa cơ hội đổi đời….

    Vị chuyên gia báo chí cũng cho rằng một khi không còn kỳ vọng về sự thay đổi tốt đẹp hơn tại Việt Nam, sẽ ngày càng có nhiều người muốn có cơ hội lấy thẻ xanh vào Mỹ hoặc Canada, nên những công ty môi giới định cư sẽ phát đạt.

    Mỹ là miền đất hứa.

    Điều này được minh chứng trong thực tế. Gần đây, các buổi hội thảo giới thiệu chương trình đầu tư định cư EB-5 lấy thẻ xanh Mỹ được tổ chức dồn dập ngay tại thủ đô Hà Nội và thường không còn một chỗ trống.

    Bình quân sau mỗi buổi hội thảo, công ty định cư làm thủ tục cho hàng chục khách hàng với phí dịch vụ khoảng hơn $40,000/trường hợp….

    Giám đốc một công ty môi giới dịch vụ định cư ở Mỹ có văn phòng tại Sài Gòn tiết lộ, khách hàng tại Hà Nội của ông thường không chịu nhân viên người Hà Nội làm tại chi nhánh ở thủ đô tư vấn với lý do, “Nhìn mặt và nghe giọng không đáng tin cậy!”

    Họ đòi nhân viên từ Sài Gòn, nói giọng miền Nam gọi điện ra hoặc họ bay vào Sài Gòn tư vấn trực tiếp. Mặt khác, khi nhân viên tư vấn hỏi về nguồn tiền, câu trả lời quen thuộc của khách hàng tại Hà Nội là, “Tiền do ông bà để lại” hoặc “Hồi trước, tôi đi Nga về.”

Phản hồi