WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những bài hát Giáng sinh chưa bao giờ cũ

noel-giang-sinh

Kể từ sau khi bài Silent Night ra đời (1818), bài hát được ghi nhận là tác phẩm lâu đời nhất viết cho lễ Giáng sinh, thì đến nay đã có vô số những bài hát được sáng tác dành cho dịp lễ cuối năm này. Mỗi dịp Giáng sinh về, con người ở khắp nơi trên thế giới lại có dịp ngẫu hứng thêm biết bao những giai điệu mới. Thế nhưng lạ thay, vẫn có những bài hát đặc biệt luôn luôn vang lên, lặp lại nhiều lần mà không thấy chán trong trái tim mỗi người. Những bài hát xa xưa mà không bao giờ cũ.

Có những người đã đi qua hàng chục mùa Giáng sinh, nhưng mỗi năm, khi bài Jingle Bells cất lên, mọi thứ trong đời như được nhấn phím f5 trên máy tính, lại tươi mới và xao xuyến như thuở ban đầu. Nhà phê bình âm nhạc Rachel Pomerance Berl, khi viết trên tờ Huffington Post đã đặt ra câu đố rằng “những bài hát nào có sức mạnh hơn cả những bài hát?”, câu trả lời nhanh, đó là nhạc Giáng Sinh. Đôi khi người ta không còn lắng nghe âm nhạc trong mùa Giáng Sinh bằng sự thưởng thức thông thường, không còn phân tích về logic đời sống của bài hát đó nữa, mà chỉ còn bí mật tìm những người đồng điệu với mình trong một khoảnh khắc. Âm nhạc như một thông báo về những ngày rất quen mà trái tim cần đập chậm lại và thêm những nụ cười. Sức quyến rũ kỳ lạ của nhạc Giáng sinh là vậy.

Trong lời giới thiệu mở đầu cho chương trình nhạc Giáng sinh năm ngoái, Jonathan Henley, người cầm trịch của đài phát thanh Road Signs (Mỹ) với giờ âm nhạc có tên WEND trên băng tần 106.5 FM đã nói rằng “chào mừng con người đang bước vào khoảng thời gian của lý lẽ không tồn tại”. Lúc nay, chúng ta chỉ cần lắng nghe âm nhạc như để tự nhắc mình là ai, ý nghĩa của cuộc sống này là gì. Nhiều cuộc điện thoại sau lời giới thiệu đó gọi vào, gửi tặng nhạc đến người thân, tiết lộ cho biết rằng ngoài những người Công Giáo, còn có người Do Thái hay Phật Giáo… Đỉnh điểm của Giáng Sinh là nơi tập hợp mọi niềm tin tinh thần, là lòng nhân ái và chia sẻ, nên con người không biên giới đã cùng gặp nhau nơi đó.

Sẽ chẳng còn ai quan tâm đến việc bài Jingle Bells chưa bao giờ thật sự là một bài nhạc dành cho Giáng sinh cả. Thực tế là bài hát này được nhạc sĩ James Lord Pierpont ở Mấchusetts viết cho dịp lễ Tạ Ơn. Và cũng không ai quan tâm rằng bài Rudolph The Red-Nosed Reindeer (ở Việt Nam vẫn hay dịch là Ông Rudolph mũi đỏ) lại là một bài Giáng Sinh được viết nên bởi một nhạc sĩ Do Thái Giáo, tên là Johnny Marks. Giáng sinh làm nên niềm vui của những người có đạo, nhưng âm nhạc thì nối dài vòng tay làm nên một mùa Giáng sinh an lành cho cả thế giới. Âm nhạc phá bỏ mọi ranh giới tín ngưỡng, gợi lại những giấc mơ đẹp và sẽ không bao giờ cũ trong trái tim con người.

Khác với những thể loại âm nhạc khác, nhạc Giáng sinh có giá trị như một bước nhảy alpha, vượt thời gian trong khoa học vũ trụ. Con người có thể đột ngột chuyển vùng tồn tại của mình, quay trở lại những kỷ niệm vui buồn trong đời mình đã qua khi nghe thấy những giai điệu này. Không có một liều thuốc estacy nào đủ mạnh để tạo được những cảm giác khi ngày cuối năm đến, tiếng chuông nhà thờ và âm nhạc vang lên: con người trở nên mộng mơ hơn trong thực tại, và thanh bình ập đến trong trái tim mình.

Nhạc Giáng sinh gần với người Việt hơn, kể từ khi có một trào lưu Việt hoá dòng nhạc này. Sớm nhất, được biết là hai ca khúc Hang Bê-Lem của nhạc sư Hải Linh và Cao Cung Lên của linh mục Hoài Đức. Cả hai bài này đều được ghi nhận cùng xuất hiện vào năm 1945. Đó cũng là giai đoạn của tân nhạc tiền nội chiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất. Trước đó, các bài hát Giáng Sinh phần lớn đều được hát bằng tiếng Latin hay tiếng Pháp nên ít người hát được. Vì vậy việc viết và dịch lời Việt bùng nổ. Đến thập niên 60-70 thì những bài tình ca Việt nhân dịp Giáng Sinh đã xuất hiện rất nhiều. Người ta bắt đầu ngâm nga những bài nhạc Việt có hình ảnh Giáng Sinh, xao xuyến đem vào ký ức thế hệ mình. Trong đó phải kể đến Bài Thánh Ca Buồn của Nguyễn Vũ, Hai Mùa Noel của Đài Phương Trang, Con Quỳ Lạy Chúa Trên Trời của Phạm Duy… So với nhiều nước ở Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia hết sức giàu có giai điệu và niềm vui trong mùa Giáng Sinh. Thật thú vị khi nhiều nơi đang hát vang lời ca tràn đầy tuyết lạnh, nhưng thực tế thì người ta có thể toát mồ hôi với ngày nhiệt đới.

Trong khi những bài hát mới về Giáng Sinh có thể bị lãng quên nhanh, thì ngược lại những bài hát truyền thống thì luôn được đợi chờ trong trí nhớ. George Michael, một trong những ca sĩ thời hiện đại, hiếm hoi được ghi nhớ với bài Last Christmas trong danh sách những bài hát cùng vang lên trong mùa Giáng Sinh, đã tóm tắt “những bài hát vui tươi nhưng thầm lặng nhắc về hạnh phúc đã mất. Và ngay khi bạn từng khổ đau trong quá khứ, thì giờ đây nhớ lại, đó cũng là một cảm giác hạnh phúc của đời người, mà hạnh phúc thì không bao giờ cũ”.

© Tuấn Khanh

11 Phản hồi cho “Những bài hát Giáng sinh chưa bao giờ cũ”

  1. DẶM NGÀN says:

    NÓI MẤY CHO VỪA

    Cái ngu nói mấy cho vừa
    Những nói thất học có chừa ai đâu !
    Dù là bên Mỹ bên Tàu
    Ở ta cũng thế đua nhau một bầy !
    Chúng là một dám giả cầy
    Trôi sông lạc chợ theo thầy chúng thôi !
    Bởi ngu chúng chưởi Đại Ngàn
    Cái loài óc chó biết đâu sang hèn !
    Chúng quen sống kiểu đê hèn
    Thấy người cao cả chúng bèn gâu gâu !
    Nên thôi cứ để mọi người
    Xem vào mà thấy những loài chó heo !

    ĐỈNH NGÀN
    (23/12/14)

    • CặnBãNgàn! says:

      Thằng ngu tự ví: ĐạiNgàn?!,
      Tựcương, tựsướng, rõràng đạingu!
      Đạingu, đạingốc, đại”đù”,
      Đại tiện ra gã ”chimku” đạingàn!!!

      • NGÀN MÂY says:

        MẦY THẰNG CHÓ !

        Mày thằng chó gâu gâu trong bụi rậm
        Giỏi thì ra chường mặt với đời coi
        Ẩn giấu tên đúng là loài cẩu trệ
        Ngôn ngữ mày thật là kiểu bọ giòi !

        Ta là người chẳng đôi co cùng chó
        Âu cũng vì cực chẳng đã mà thôi
        Cư dân mạng nhìn vào ai chẳng rõ
        Mày thối tha đê tiện quả toàn tồi !

        Chưởi giấu tên rõ ràng đồ chó má
        Lý do nào mà mầy lại lên cơn
        Lòi cái dốt cái ngu dần thì có
        Chủ mày ai để mày chạy lơn tơn !

        Mày là chó chủ mày ai chẳng rõ
        Quả trò nào thầy nấy chỉ nguồn cơn
        Chỉ nhìn mầy mà suy ra được chủ
        Mầy hãy về nói cho chủ mừng rơn !

        MÂY NGÀN
        (25/12/14)

      • NgànChóMá! says:

        NgànChóMá! Ngàn Ngu, NgànChóMá!
        Thằng con hoang, ngànlá hoá ngàn ngu!
        Ngàn ngu ngốc, ngàn thu ngàn ngu ngốc,
        Không đôi co mà chỉ sủa như chó tru!!!

  2. NgườiViệtYêuNước says:

    Trích “Kể từ sau khi bài Silent Night ra đời (1818), bài hát được ghi nhận là tác phẩm lâu đời nhất viết cho lễ Giáng sinh, thì đến nay đã có vô số những bài hát được sáng tác dành cho dịp lễ cuối năm này. Mỗi dịp Giáng sinh về, con người ở khắp nơi trên thế giới lại có dịp ngẫu hứng thêm biết bao những giai điệu mới. Thế nhưng lạ thay, vẫn có những bài hát đặc biệt luôn luôn vang lên, lặp lại nhiều lần mà không thấy chán trong trái tim mỗi người. Những bài hát xa xưa mà không bao giờ cũ.

    SILENT NIGHT – ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG.

  3. THÁNH LINH

    Chúa Người chịu khổ vì nhân loại
    Thập giá quên mình vớt khổ đau
    Nhân loại một thời sau gần lại
    Hòa bình hạnh phúc được dài lâu !

    Đức Phật từ bi bỏ ngai vàng
    Vì đời ý chí thật cao sang
    Tấm lòng bác ái nào thua Chúa
    Thánh linh cùng một thuở huy hoàng !

    Linh hồn cao quý bao muôn thánh
    Luôn mãi quay về đêm Noel
    Luôn mãi quay về ngày Phật đản
    May thay nhân loại thật vẹn toàn !

    Thánh linh hòa điệu ở tâm hồn
    Sâu thẩm chan hòa giữa nước non
    Vũ trụ huyền vi cao vời vợi
    Loài người chia hưởng phước vàng son !

    ĐẠI NGÀN
    (22/12/14)

    • ĐạiTiểuTiệnNgàn! says:

      Từ mô mà giángsinh ra ?!
      Cha ông không có, phải nhờ ma đỡđầu!
      Con hoang của ả ThịMầu
      Lấy Tây, lấy Mĩ, hay lấy Tầu, lấy Ta???
      Rõràng cha chuá là ma
      Là ma Lamã, ai mà chẳng hay?!?
      Bọn dân Lamã trời đày:
      Cướp đất, cướp nước, cướp thầy, cướp cha!
      Tiếngngàn mi chớ ba-wa
      Vuốt đuôi, bợ đít, điêungoa kwá chừng!!!

      NgànKủKhấm, NgànKủGừng!

      • SAO NGÀN says:

        LOÀI VÔ LẠI

        Quân vô học trong cuộc đời thấy rõ
        Đồ tiện nhân cách thức lộ ra rồi
        Chỉ cần đọc mọi người đều biết cả
        Lòi cái đuôi chó má kiểu vô thần !

        Trong cuộc sống chỉ người hiền mới tốt
        Ích gì đâu nếu toàn lũ lưu manh
        Mầy đồ đểu nặc danh mà chưởi bới
        Chưởi cha mày dám cóc chẳng ai chê !

        TRĂNG NGÀN
        (22/12/14)

      • TT says:

        Do chính sách 100 năm trồng người của tên đại bip Hồ Chí Minh, nên giờ này mới có những con người có những lời lẽ như vậy!

      • NgànKủThìuBiu! says:

        VôThần là hạng thôngminh!
        ĐộcThần là bọn lềnhbềnh trôi sông!
        SaoNgàn ngungốc, cuồngngông,
        TrăngNgàn mùkwáng, chạy rông cùng đường!
        Rõràng đời đã vôphương
        Hố thẳm trước mặt, còn cương cái nổi gì ???!!!

        Khì!

  4. Sưu tầm says:

    “Nửa Đêm Mầng Chuá Ra Đời”, tác giả LM Phaolô Đoàn Quang Đạt ( Phao Lồ Đạt)- bài hát về Giáng Sinh cổ xưa nhất bằng tiếng Việt.

    http://www.vietcatholic.net/News/Html/94850.htm

Phản hồi