WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lại chuyện lá cờ…

Vuọt bienCuối tuần rồi, cộng đồng người Việt ở Toronto, Ontario, Canada đã tổ chức Hội chợ Tết Ất Mùi với chủ đề “Bốn mươi năm Viễn Xứ” tại International Center 6900 Airport Road, Mississauga, quy tụ khoảng 10 ngàn người tham dự, đặc biệt có sự hiện diện của Thủ tướng Canada Stephen Harper và Thượng nghị sỹ Đảng Bảo thủ Ngô Thanh Hải.

Câu chuyện hội chợ ngày Tết sẽ không có gì để bàn cãi nếu như Đại sứ Việt Nam tại Canada đã không đến Bộ Ngoại giao Canada phàn nàn về cộng đồng người Việt tại đây đã để lá cờ của Nam Việt Nam bay phất phới song song với cờ Canada trong lúc đón Thủ tướng Harper.

Vị đại sứ bày tỏ: “Chúng tôi rất ngạc nhiên và quan ngại về sự kiện lá cờ vàng có ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa trước đây được mang ra, bay ngay bên cạnh quốc kỳ Canada tại những nơi công cộng ở Toronto”.

Bộ trưởng phụ trách đa văn hóa của Canada, ông Kenney nói cờ là một biểu tượng được lựa chọn bởi những người Canada gốc Việt để bảo vệ và gìn giữ di sản của họ. Chính phủ Canada không có quyền và cũng không bao giờ đi bảo công dân là được treo cờ này, không được treo cờ kia.

Nhân chuyện lá cờ trong ngày Hội chợ, chuyện Thượng viện Canada thông qua đạo luật kỷ niệm ngày 30 tháng Tư lại được hâm nóng lên bởi truyền thông Canada.

Giữa tháng 12/2014, Thủ tướng Việt Nam đã gởi thư trực tiếp tới Thủ tướng Canada, Stephen Harper nêu lên mối quan ngại về đạo luật vừa được Thượng viện Canada thông qua, chọn ngày 30 tháng Tư hàng năm để kỷ niệm cuộc di tản của những người Nam Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo rằng đạo luật này đã trình bày một cách nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam và nó có thể làm băng hoại mối quan hệ mà cả hai quốc gia đã cùng xây dựng. Lá thư đã được đưa tới Văn phòng Ủy ban Cơ mật và đại sứ quán Canada tại Hà Nội.

Tên gọi đầu tiên của nó là “Đạo luật về ngày Đen tối của tháng Tư”, giờ được đổi lại là “Đạo luật của Ngày Hành trình đến Tự do”. Ông Vũ Việt Dũng, nhân viên tòa Đại sứ Việt Nam tại Ottawa cho rằng: Thâm ý của đạo luật này không thay đổi, vẫn đề cập đến ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày Đen tối của tháng Tư hay còn gọi là tháng Tư Đen rất phổ biến trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

“Chúng tôi không chống đối việc nhìn nhận một ngày để kỷ niệm người Việt đến Canada. Nhưng nếu chọn ngày 30 tháng Tư thì xúc phạm đến chúng tôi,” ông Vũ Việt Dũng trả lời trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói chính phủ của ông dùng ngày này để kỷ niệm chiến tranh kết thúc và bắt đầu một cuộc hòa hợp. Ông còn thêm rằng đại sứ Tô Anh Dũng đã từ chối vai trò nhân chứng trong buổi điều trần tại Thượng viện Canada để thông qua dự luật.

Những rắc rối ngoại giao đến vào một thời điểm Canada đang cố gắng tăng trưởng quan hệ kinh tế với Việt Nam và những quốc gia châu Á khác. Việt Nam nằm trong danh sách ưu tiên để đầu tư của Canada, đồng thời là đối tác thương lượng trong Hiệp ước TPP.

Văn phòng Thủ tướng Canada đã chuyển lá thư này đến Bộ trưởng Jason Kenny người chịu trách nhiệm về chính sách đa văn hóa của Canada. Ông Kenny nói: “Mục đích của đạo luật để kỷ niệm 60,000 người đã bất chấp mạng sống đi tìm tự do và họ đã tìm thấy ở Canada”, “Canada tôn trọng mối quan hệ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”

Thượng Nghị sỹ Ngô Thanh Hải, người chấp bút cho đạo luật này nói: “Chẳng có gì liên quan tới chính phủ Việt Nam hiện hành. Quan điểm của tôi về đạo luật này là không có gì liên quan đến Việt Nam hay mối quan hệ thương mại. Nó chỉ nhằm tri ân Canada đã nhận những người Việt tỵ nạn sau cuộc chiến.

Paul Dewar, Dân biểu của Đảng Tân Dân chủ (NDP) nguời theo dõi chính sách ngoại giao nói: Bản gốc của đạo luật hàm chứa “nhiều ngôn ngữ tiêu cực”, nhưng đã thay đổi rất đáng kể. Ông đã nói chuyện với cả ông Ngô Thanh Hải và đại sứ Việt Nam hy vọng rằng đạo luật chỉ tập chung vào việc xây dựng cộng đồng người gốc Việt trên Canada.

Câu chuyện về Canada công nhận và kỷ niệm ngày 30 tháng Tư vẫn chưa vào hồi kết. Hình như, các quan chức Việt Nam không hiểu rõ luật pháp Canada nên cứ ý kiến hoài. Hơn nữa nhân viên tòa đại sứ Việt Nam bảo nếu Canada chọn ngày 30/4 để kỷ niệm là xúc phạm đến các ông, vậy các ông ăn mừng đại lễ, trống rong, cờ mở, rùm beng khắp toàn quốc cũng vào ngày thì có xúc phạm đến ai không.

Tháng 2 năm 2015

© Trần Gia Hồng Ân
© Đàn Chim Việt

23 Phản hồi cho “Lại chuyện lá cờ…”

  1. nguyen cuong says:

    Kinh nghiệm của gia đình tôi , khi nói ngày Quốc hận , hay tháng Tư đen con tôi những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nươc ngoài chúng rất khó hiểu….. vì chúng tưởng cũng giống như cuộc nội chién Nam – Bắc của Hoa kỳ khi hết đánh nhau 2 bên thua hay thắng đều nắm tay nhau xây dựng đất nước , nhưng khi tôi nói vì ngày 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu ngày người Việt sống ở miền nam nước Việt bị những người Việt từ phương bắc xâm chiếm , qua kiểu cai trị bằng khủng bố như tụi Hồi giáo quá khích …..những người Việt miền Nam quen với lối sống tự do dân chủ từ lâu đời đành phải tìm cái sống trong cái chết qua những cuộc vượt biển , hay bằng đường bộ ….để hy vọng đến được một nơi mới trên thế giới để có được cuộc sống dễ thở hơn , an toàn hơn….thì những đứa con của tôi hiểu liền tại sao bố mẹ nó phải liều chết để ra đi ,để tránh những cái dã man của người Việt phương Bắc ….Cho nên đối với tôi thế hệ thứ nhất qua đi , nhưng cái danh xưng gì mà các thế hệ sau ….khi nói tới thì chúng biết ngay tại cái dã man tàn bạo của người Việt phương Bắc mà chúng đươc sinh ra ở ngoài đất nước mà cha mẹ chúng đã sống và lớn lên …đó mới là điều quan trọng..

    • Nguyen Cuong Đầu Đất says:

      @.khi nói tới thì chúng biết ngay tại cái dã man tàn bạo của người Việt phương Bắc mà chúng đươc sinh ra ở ngoài đất nước mà cha mẹ chúng đã sống và lớn lên …đó mới là điều quan trọng…

      Như vậy tên Nguyễn Cường này nói “quá đà”, gây hận thù Người Việt, Bắc – Nam.
      Tội này đáng chém, không thể tha thứ.

      • Tư Gò Vấp says:

        “… tại sao bố mẹ nó phải liều chết để ra đi ,để tránh những cái dã man của người Việt phương Bắc .”
        Sai chỗ nào?

      • Hồ Bác Cụ says:

        Đúng, đúng!!! Cái tội “gây hận thù Người Việt, Bắc – Nam. Tội này đáng chém, không thể tha thứ.” Thằng đáng chém đầu tiên là Hồ chí minh, vì chính nó là kẻ đã viết thư năn nỉ, lạy lục xin xỏ Stalin và Mao để đem hận thù vào VN trước tiên qua cuộc CCRĐ, Nhân Văn Giai Phẩm, qua các cuộc đấu tố man rợ còn hơn thời Trung Cổ. Còn đám tòng phạm của nó là đảng CSVN thì cho “dựa cột” hết, cũng chưa hết tội. Cứ thế nhá!!!!

  2. Mỗi cuốn sách đều có tựa đề , quan trọng là nội dung cuốn sách chất chứa thông điệp gì hay trong đó
    Ngày ra mắt tựa đề cuốn sách có hơn 10 nghìn người và rừng cờ vàng ủng hộ cùng sự hiện diện có mặt của ông thủ tướng canada diển ra thật ngoạn mục làm mất hồn bọn cán ngố , không mong đợi gì hơn ngày này mau chính thức là ngày lể .

  3. Võ Trang says:

    Tôi có nghe nói rằng chính Thủ Tướng Anh đã sữa lại cái tên đệ trình nguyên thuỷ là Black April Day thành ngày “Hành trình đến tự do” để tránh những xung đột ngoai giao … không cần thiết?

    Thượng Nghị Sĩ Canada Ngô Thanh Hải nói rằng khi được hỏi là phải dịch ngày Quốc Hận như thế nào thì không ai dịch được. Ông Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ Tịch Liên Minh Dân Chủ Tự Do thì lại cho rằng ngày Quốc Hận là của người Nam Việt-Nam chứ không phải là của người Canada. Nhưng tại sao lại chọn tên “Ngày hành trình đến tự do” thì vẫn còn là 1 thắc mắc vì nếu để tránh chử Black April Day thì vẫn có những tên chọn khác gần với ý nghĩa của ngày Quốc Hận hơn chẳn hạn như “Ngày Tưởng Niệm Của Người Canada Gốc Việt (the National Memorial Day of Vietnamese Canadian), vì khi nói câu này thì người ta khỏi phải hỏi lại ngay : tưởng niệm cái gì? – và đó là cơ hội để chúng ta giở lại 1 trang lịch sữ của Việt-Nam và thế giới cũng như để giáo dục con cháu chúng ta về ngày này.

    Khi nhận phản đối của nhà cầm quyền CSVN, văn phòng Thủ Tướng Canada đã có trả lời đại ý nói rằng người Việt tị nạn CSVN nay đã là công dân Canada thì có quyền (và nên ) giữ gìn những bản sắc, văn hoá của họ. Điều này hòan toàn đúng, ngay cả với cái tên Black April day, vì 1 cộng đồng người Việt có qui mô lớn như thế chỉ được thành lập sau ngày 30 tháng Tư 1975. Và đó là cộng đồng của người Việt tị nạn cộng sản Việt-Nam.

    Thật ra bản dự luật (xin xem nguyên bản đính kèm phía dưới) có rất nhiều điểm tích cực và đó là lý do tại sao Cộng Sản Việt-Nam lồng lộng phản đối. Nếu hiểu được ý nghĩa của dự luật này thì 1 sự lùi bước trong danh xưng để đưa tiếng nói của chính nghĩa của người Việt tị nạn lên hàng quốc gia là tạm thời xứng đáng.

    Có ai còn không hiểu 30 tháng Tư 1975 là ngày chế độ VNCH chính thức bị bức tử và chính vì thế mà người Việt tị nạn CSVN gọi là ngày Quốc Hận,. Từ đó mới dẫn đến những cuộc trốn chạy vĩ đại đi tìm tự do. Nếu đây là 1 sự lùi bước trong đấu tranh thì sự chọn lựa này hoàn toàn khác hẳn sự chọn lựa có tự do và có dụng ý của đảng Việt-Tân và của nhóm ông Nguyễn Ngọc Bích. Đây là bài học rất đáng được chú ý vì nếu trong tương lai, 1 dự luật như thế được đưa ra ở Quốc Hội Hoa Kỳ, Úc, Anh, Âu Châu… thì người Việt TNCS sẽ không gặp lại vấn đề chọn lựa 1 chính danh cho ngày 30 tháng Tư như thế này.

    Canada là 1 trong 14 nước đã ký vào hiệp định Paris và đứng nhìn việc thực thi hiệp định như 1 tờ giấy lộn. Nay chỉ vì 1 vài lời hăm dọa của nhà cầm quyền CSVN về 1 tương lai mậu dịch với họ mà bôi mặt rút lui thì… cũng được! – nhưng đừng nhân danh cái gì là tự do , nhân bản, nhấn quyền và trên hết tất cả, quốc thể của nước Canada.

    2nd Session, 41st Parliament,

    62-63 Elizabeth II, 2013-2014

    SENATE OF CANADA

    BILL S-219

    An Act respecting a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon and the end of the Vietnam War

    Preamble Whereas the Canadian Forces were involved in the Vietnam War with supervisory operations to support the aim of establishing peace and ending the Vietnam War by assisting in the enforcement of the Paris Peace Accords of 1973;
    Whereas on April 30, 1975, despite the Paris Peace Accords, the military forces of the People’s Army of Vietnam and the National Liberation Front invaded South Vietnam, which led to the fall of Saigon, the end of the Vietnam War and the establishment of the Socialist Republic of Vietnam Government;
    Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that these events and the conditions faced by individuals in Vietnam, including deteriorating living conditions and human rights abuses, contributed to the exodus of approximately 840,000 Vietnamese people, who were referred to at the time as “Vietnamese boat people”, to neighbouring countries in the ensuing years;
    Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that at least 250,000 Vietnamese people lost their lives at sea during the exodus of the Vietnamese people for reasons that included drowning, illness, starvation and violence from kidnapping or piracy;
    Whereas the sponsorship refugee program in Canada, assisted by the efforts of Canadian families, Canadian charities, religious groups and non-governmental organizations, contributed to Canada accepting more than 60,000 Vietnamese refugees, among whom it has been estimated that 34,000 were privately sponsored and 26,000 were assisted by the Canadian government;
    Whereas the major and sustained contribution by the people of Canada to the cause of refugees was recognized by the United Nations High Commissioner for Refugees when it awarded the Nansen Refugee Award to the “People of Canada” in 1986;
    And whereas April 30 is referred to by many members of the community of displaced Vietnamese people and their families in Canada as “Black April Day”, or alternatively as “Journey to Freedom Day”, and is, therefore, an appropriate day to designate as a day to remember and commemorate the lives lost and the suffering experienced during the exodus of Vietnamese people, the acceptance of Vietnamese refugees in Canada, the gratitude of Vietnamese people to the Canadian people and the Government of Canada for accepting them, and the contributions of Vietnamese-Canadian people — whose population is now approximately 300,000 — to Canadian society;

    Now, therefore, Her Majesty, by and with the advice and consent of the Senate and House of Commons of Canada, enacts as follows:

    SHORT TITLE

    Short title 1. This Act may be cited as the Journey to Freedom Day Act.

    JOURNEY TO FREEDOM DAY

    Journey to Freedom Day 2. Throughout Canada, in each and every year, the thirtieth day of April shall be known as “Journey to Freedom Day”.

    Not a legal holiday 3. For greater certainty, Journey to Freedom Day is not a legal holiday or a non-juridical day.

    • Austin Pham says:

      1. Thủ tướng Anh không có quyền can dự vào nội chính của Canada, kể cả bà nữ hoàng. Tam pháp của Canada độc lập từ…trong ra ngoài. Duy nhất chỉ vì truyền thong mang tính symbolic nên tất cả các dự luật được thong qua thì sau đó sẽ được người đại diện nữ hoàng ấn ký để trở thành luật.
      2. Chính sách của nhà nươc Canada là chủ trương hoà hợp và giúp đở cho mọi sắc dân. Họ sẳn sàng tạo điều kiện cho người di dân hội nhập, kể cả “ăn mừng” cái cơ hội sinh sống tại Canada. Họ không khuyến khích những vấn đề mang tính…negative.
      Theo tôi, chúng ta đã có thể gọi đó là :”journey of Vietnamese refugees to freedom” thì ổn cho cả hai bên, VNCH và Canada.

    • Austin Pham says:

      Nói một cách rõ hơn là Canada đứng trên quan điểm “ăn mừng” cái ngày này, chứ không phải là “lên án, tố cáo”. Chúng ta thì ngược lại.
      Chính vì vậy mà họ đã tránh “negative” trong tên của dự luật.

  4. Hồ Bác Cụ says:

    Mèo trắng hay mèo đen, mèo nào bắt chuột hay là được. Đặt tên cho ngày 30-4, ĐỐI VỚI QUỐC GIA CANADA, dù là “Hành trình đến Tự Do”, cũng sẽ đạt được mục tiêu là TOÀN THỂ nhân dân Canada, trong đó có NV Tỵ Nạn ở Canada, sẽ không bao giờ quên ngày 30-4. Điều đó sẽ được lưu truyền cho đến nhiều thế hệ sau này của NVHN, điều đó không tốt hơn sao???? Nếu chọn tên “Tháng Tư Đen” (tui cũng khoái cái tên này lắm) nhưng nếu dự luật không được thông qua thì ngày 30-4 sẽ chỉ có cộng đồng NVHN chúng ta kỷ niệm với nhau mà thôi. Lâu ngày, sẽ chẳng có ai còn nhớ. Bỏ con Tép, bắt con Tôm. Tui xin ủng hộ TNS Ngô Thanh Hải.

  5. thịnở says:

    Ngày 30/4 ,người miền nam gọi là ngày QH.Và tên gọi đó vẫn giử nguyên cho đến ngày hôm nay (30/4/2015),dù với thời gian ,tên ngày QH ít được ai nhắc đên ,hay họ cố tình lơ đi.
    Tuy nhiên ,nếu có tổ chức nào tìm cạch đổi tên ngày QH thành ngày vói cái tên khác thì bị phản đối manh mẻ và “chụp mũ” là “VC ,muốn xóa ngày QH 30/4/75 dẻ tìm về HHHG/HGHH vói VC”. Nếu tôi nhớ không lầm thì cách đây khoãng một thập niên ,đãng vt đã ,trong ngày kỹ niệm 30/4 QH,đã in hàng chữ khác trên truyền đơn ,trên băng rôn,né tránh hai chũ QH,trong các buổi lể do đãng này tổ chức (lâu quá nên quên mất là họ đổi ngày QH ra ngày gi ?).Đãng đã bị dư luận của TNcs và báo chí “ném đá ” dữ dội ,coi như đãng này đã theo “cộng” . Và sau đó .không còn ai nhắc tới nữa , Ngày QH hàng năm vẩn tổ chức. (Ngày này càng ngày càng thương mại hóa. Hát hò ,văn nghệ ,có cả vn (vợ chồng thằng đậu) qua CHỌC CƯỜI cho dân TNCS “dui dẻ” cười đẻ quên di ngày QH. Có phải QH là ngày VN trong và ngoài nước dều VUI ?
    Canada/ ong dân biểu Việt cũng không cho là ngày QH mà gọi là “hành trình 30/4/75″ Ngày hành trình là ngày gì ? Chắc có ai hỏi sẻ phải giãi thích dài dòng…Và cố nhiên không phải 30/4 mang danh xúng là ngày Quốc Hận là OK rồi ! Mà như vậy thì cần gì phải lên văn bản ,vì chẳng mang y nghĩ nào và cũng chẳng ai nghĩ ai muốn đổi một danh xưng (QH) đã thành lịch sữ ….Không biết ngày QH 30/4 hàng năm nay đỏi thành ngày “hanh trình 30/4/75″ đẻ vói mục đích gì ? Và NÓ có GIÓNG vói sự đỏi tên 30/4 của một đãng phái trước đây không ? Hay KHÁC NHAU vì đãng đó tự ý đỏi còn nay TNS đỏi .Thủ tướng chấp nhận.tức có tính cách luật pháp…? Và NT Dũng phản đối không biết phản đói vì muốn phản đói hay là đẻ lấy thêm uy tín cho Ong TNS VN tại Canada trong kỳ b/c tới và cũng là có lợi cho vncs,vì sẻ không còn danh xưng “ngày QH” (lâu dần sẻ biến mất) nhưng sẻ cócó nhiều nơi (như Mỹ) bắt chước (vì VC phản đói mà!) .
    30/4/75 KHÔNG CÒN LÀ NGÀY QUỐC HẬN …và là bước đầu đẻ HHHG?HGHH ,cho dân TNCS quên mất dần dần hận thù CS…và quên hay sao lãng dần ,không coi ngày 30/4/75 là ngày mất nước ,,ngày QH nữa. Coi như “đại bộ phận” dân tỵ nạn công sản coi ngày 30/4 là ngày có mộ cuộc ra đi ,một “hành trình” đi tìm tự do ,nghĩa là thực tế ,đi vì kinh tế như các dân tộc khác ,tụ hội tại đây làm ăn đũ kiểu đẻ có tiền về vn “giúp vn” (2 tỷ đô-la trong năm 2014 ,còn bao nhiêu nữa trong 2016 ,2017 ? đẻ nuôi chế độ ? Hay đay là một chiến lược “diễn biến hòa bình ?”…
    Ở đây, Mỹ quốc ,chống Cộng phải chăng ,ta chĩ cần giữ cái LI TÔ SG là ĐŨ rồi ?
    (tn)

Leave a Reply to Cơm chiên tôm