WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tú Hoa: Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với mối bang giao Việt – Mỹ

tuhoaI. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH

Trung Quốc là nhân tố ảnh huởng quyết định đến chiều sâu của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Những hành động ứng xử của Bắc Kinh về đối ngoại từ kinh tế đến quân sự trong vùng Đông Nam Á sẽ khiến tốc độ tiến gần trong mối bang giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ xảy ra nhanh hay chậm.

Chính hành động gia tăng sức ép quân sự của Trung Quốc lên biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiến triển mau chóng. Việt Nam hoàn toàn bất lực khi thuyết phục Trung Quốc chấm dứt những khiêu khích về lãnh hải trong suốt 5 năm qua từ 2009 đến 2014. Thêm vào đó , chính sách phá hũy môi trường nhằm đe dọa an toàn lương thực cho các nước dọc theo sông Mê-Kông của Trung Quốc đã khiến Việt Nam bất lực khi ảnh huởng của mình chưa đủ để yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách. Ngoài ra , những chênh lệnh về cán cân thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như chính sách hạn chế nhập khẩu và ăn cắp mẫu mã hàng hóa Việt Nam từ phía Trung Quốc càng làm cho Hà Nội bực bội nhưng lại bất lực vì không đủ mạnh để kiểm soát.

II. SỨC ÉP QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC LÊN BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn cỏi biển Đông làm lãnh hải của Việt Nam bị thiệt hại nghiêm trọng. Bản đồ trên là vùng lãnh hải thuộc về Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Geneve 1954 nhưng nay bị Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải của mình.

Đường màu vàng trên bản đồ là phạm vi lãnh hải mà Việt Nam có chủ quyền. Đường màu chấm đỏ là đường lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Như vậy bản đồ trên cho thấy toàn bộ lãnh hải của Việt Nam sẽ hoàn toàn thuộc vào Trung Quốc nếu Việt Nam không phản kháng mạnh mẽ.

Cộng Sản Hà Nội hiện đang kế thừa 29 đảo trên quần đảo Trường Sa (Spratly Island ) từ VNCH, nhưng để mất 9 đảo trên quần đảo này sau xung đột hải chiến Việt- Trung năm 1988. Riêng quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc đã tấn công chiếm giữ kể từ năm 1974 khi Việt Nam Cộng Hòa đang kiệt quệ vì những đợt tấn công của Cộng Sản Bắc Việt trong khi đồng minh Hoa Kỳ đang giảm cắt viện trợ nghiêm trọng.

Danh sách các nước tuyên bố chủ quyền trên hai quần Trường Sa và Hoàng Sa:

th1Âm thầm hiện đại hóa quân sự trong suốt 20 năm kể từ những năm 1980, trong đó có Hải quân, Trung Quốc nay đủ sức tiến chiếm toàn bộ các đảo còn lại do Việt Nam kiểm soát trên quần Trường Sa mà Hà Nội không có cách gì cứu vãn.

Cùng ý thức hệ và là chỗ dựa về chính trị, Hà Nội không thể phản kháng lại Trung Quốc trừ phi Hoa Kỳ đồng ý rộng mở một bàn tay chấp nhận trợ giúp Hà Nội từ phương tiện quân sự đến áp lực quốc tế để vãng hồi tình thế bi đát

Về phía Hoa Kỳ, các chiến lược gia tại Bộ Quốc phòng đã khám phá ra kế hoạch tiệm tiến, lấn chiếm từ từ Biển Đông của Trung Quốc thông qua sự bất khả kháng và nhu nhược của Hà Nôi nên đã thúc đẩy Tổng thống Clinton nhanh chóng sang thăm Việt Nam năm 2000 mở cửa cho một tiến trình bình thuờng hóa quan hệ hai nước để kịp giúp Hà Nội vững tin hơn khi ngăn cản sức bành trướng về lãnh hải của Trung Quốc.

Sức ép quân sự của Bắc Kinh lên biển Đông không hề giảm mà mỗi lúc mỗi gia tăng khiến Hà Nội không còn một chon lựa nào khác là ráng nổ lực giải tỏa những trở ngại về chính trị, trong đó có nhân quyền để có thể đứng sát cánh với Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng, trong đó có Nhật Bản, Úc và Ấn Độ để làm thế liên minh nhằm cứu vãng tình thế. Về phần Hoa Kỳ, chính sách “Nhìn Về châu Á ” của Tổng Thống Obama mở rộng cửa cho Việt Nam tham dự vào đường lối đối ngoại do Hoa Kỳ chủ xướng- ứng phó trước tình thế hung hãn của Trung Quốc.

Cho nên, chính sức ép quân sự của Trung Quốc trên biển Đông là động lực thúc đẩy (the driving force) hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam gia tăng hợp tác về quân sự an ninh quốc phòng.

Kể từ 2003, đã có hơn 14 lần các chiến hạm Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam, điều khó tượng tượng có thể xảy ra giữa hai nước cựu thù và khác biệt sâu đậm về ý thức hệ chính trị. Hơn thế nữa, việc chiếc Hàng không Mẫu hạm USS George Washington viếng thăm Việt Nam vào năm 2010 mở ra một dấu hiệu cho thấy một tương lai đồng minh lâu dài giữa Hoa Kỳ – Việt Nam về mặt an ninh quốc phòng cũng như dấu hiệu chuyển huớng trong chính sách đối ngoại của Cộng Sản Hà Nội. Đây cũng là bằng chứng cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam đã hết cách chon lựa mà phải bỏ ý thức hệ, tình đồng chí anh em mà họ hy vọng nhiều ở nơi Trung Quốc. Xin ghi chú, Cộng Sản Trung Quốc là chổ dựa vô cùng vững chắc cho Cộng Sản Việt Nam kể từ ngày đầu thành lập cũng như những năm tháng tiến hành chiến tranh trực diện với Hoa Kỳ trước năm 1975.

Tốc độ hợp tác về quốc phòng giữa hai nước đã tăng tốc không còn cách gì có thể quay ngược lại sau khi Hoa Kỳ áp lực Trung Quốc thành công khi Yêu cầu Trung Quốc một cách công khai rút dàn khoang 981 của họ ra khỏi lãnh hải Việt Nam vào 16-7- 2014. Dàn khoang này tiến vào lãnh hải Việt Nam với một dàn hải quân hộ tống hùng hậu mà cảnh sát biển cùng lực lượng hải quân Việt Nam vô phương ngăn cản hay truy đuổi.

Sự việc Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngừng mọi hoạt động tiếp liệu cho Không quân Nga tại cảng Cam Ranh càng cho thấy mức ảnh huởng của Hoa Kỳ lên các quyết định quốc phòng của Việt Nam ngày càng sâu hơn rõ hơn và sẽ không có chiều huớng đi ngược lại.

Chuyến đi của thủ tướng Cộng Sản Việt Nam sang Úc nhắm đẩy mạnh hơn nữa những hợp tác về quốc phòng trong tháng Ba năm nay là hoàn toàn có sự bật đèn xanh đồng ý hay hậu thuẫn từ Hoa Kỳ. Úc Châu là đồng minh số một thận cận nhất của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ thời đệ nhị thế chiến đến nay.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ mong đợi chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng sẽ công khai hóa nổ lực xoá bỏ dị biệt chính trị để hợp tác giữa hai nước tiến đến một sự loan báo chính thức trở thành đồng minh chiến lược lâu dài.

Vì vậy, Trung Quốc chính là nhân tố duy nhất dẫn đến sự xích gần giữa hai quốc gia Hoa Kỳ -Việt Nam về mặt quốc phòng.

III. AN TOÀN MÔI TRƯỜNG & LƯƠNG THỰC CHÂU THỔ SÔNG MÊ KÔNG

Ngoài những căng thẳng về vấn đề lãnh hải, Việt Nam và Trung Quốc còn có một xung đột sâu xa không thể khoan nhượng , đó là an toàn về môi trường và lương thực châu thổ sông Mê Kông. Nông nghiệp gồm hoa trái và lúa gạo cũng như nghể cá ở đồng bằng sông Mê Kông hay còn gọi là đồng bằng sông Cữu Long chiếm gần 10 % trong giá trị sản phẫm quốc dân (10% GDP) và đãm bảo an toàn về lương thực cho cả nước. Việc Trung Quốc xây khoãng 4 đập thũy điện ở thuơng nguồn con sông này làm nguồn nước hạ lưu đồng bằng song Cữu Long bị cạn kiệt nghiêm trọng. Ngoài ra, hàng loạt các sinh vật, thủy sản hiếm quý bị tiêu diệt vì lượng nước sut giãm ở hạ lưu. Nguồn lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đãm bảo an toàn lương thực cho Việt Nam và là thế mạnh xuất khẩu cho Việt Nam giúp an toàn lương thực cho vùng Đông Nam Á.

TH2Mối bận tâm của Việt Nam cũng là niềm lo lắng của Hoa Kỳ trong nổ lực giãm thiểu sự suy sụp về môi trường đang xãy ra đồng loạt do thái độ khai thác bừa bải , cẩu thả của Trung Quốc mà không quan tâm hay có trách nhiệm gì đến an toàn sinh thái của những quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á. Nhất là khi Trung Quốc dự tính xây 14 đập thủy điện trên thuợng nguồn sông Mê Kông sẽ đặt các quốc gia ở hạ lưu con sông này vào tình trạng chịu đựng thãm hoạ sinh thái nghiêm trọng dẫn đến đói kém về lương thực.

Vì thế, chính phủ Hoa Kỳ gia tăng nổ lực thành lập diễn đàn tuyên bố chung cho các nước hạ lưu sông Mê kông ( Lower Mekong Initiative), gồm Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Hoa Kỳ và Việt Nam để tạo sức mạnh ép buộc Trung Quốc phải thay đổi chính sách của mình về cách thức sử dung sông Mê Kông. Đơn giản, Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh vấn đề sông Mê kông có tính quốc tế chứ không phải chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Lower Mekong Initiative là một diễn đàn mà Hoa Kỳ lập ra để cho phép các nước liên quan phản ánh những quan cũng như bày tỏ công khai những bất đồng của mình đối với Trung Quốc về vấn đề sông Mê Kông . Diễn đàn này được thành thành lập vào năm 2009 trong sự hiện diện của nữ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.

Riêng về phần Việt Nam trong mối quan hệ Việt – Mỹ , cơ quan USAID ( United States Agency of International Development) đã dành một khoảng ngân quỹ viện trợ 26 triệu rưỡi Mỹ kim kéo dài từ tháng 10 năm 2012 cho đến tháng 10 năm 2017 thông qua chương trình phục hồi môi trường vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê-kông, mà trong đó, vùng đồng bằng sông Mê-kông chiếm gần 80 phần trăm tổng số ngân quỹ. Ngoại trưởng John Kerry cũng tự mình đã viếng thăm vùng sông Mê-kông vào 15 tháng 12 năm 2013 nhằm khẳng định lần nữa quyết tâm bảo vệ sông Mê Kông của Hoa Kỳ trước Trung Quốc .

Cho nên có thể nói, thái độ cố chấp của Trung Quốc trong việc khai thác thủy điện thượng nguồn sông Mê kông bất chấp an nguy về môi trường và an toàn lương thưc cho các nước hạ lưu sông Mê-kông càng làm cho Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác với các nước trong vùng , trong đó có Việt Nam, để tạo sức mạnh quốc tế chung khi áp lực lên Trung Quốc. Trung Quốc càng cố chấp thì hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng chặt chẽ hơn mà thôi.

IV. CHÊNH LỆCH VỀ CÁN CÂN THUƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong cán cân thuơng mại đối với trung Quốc gia tăng nhanh chóng và Cộng Sản Hà Nội đã hoàn toàn bất lực để kiểm soát. Tổng trị giá nhấp siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã chiếm khỏang 10% tổng trị giá sản phẩm quốc dân GDP của Việt Nam.

Sau đây là bản tổng kết tổng trị giá nhập siêu của Việt Nam trong thuơng mại đối với Trung Quốc:

Năm NHẬP SIÊU
(tỷ Mỹ kim )
2009 11.54
2010 12.7
2011 13.47
2012 16.40
2013 17.5
2014 28.00
( Source: tổng kết data từ Bộ Công Thuơng Việt Nam)
Việc nhập siêu từ Trung Quốc dẫn đến nguồn dự trử ngoại tệ để bình ổn kinh tế của Việt Nam bị thất thoát chảy máu nghiêm trọng. Ngoài ra , giới sản xuất hàng hóa tiêu dùng tại Việt Nam bị lao vào phá sản vì mất hẳn thị trường nội địa cho hàng hóa Trung Quốc. Quan trọng hơn hết , tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng Việt Nam bị nợ nần gia tăng, mà chủ nợ chính là Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc hơn nữa về kinh tế vào Trung Quốc.

Từ đó , hậu thuẫn về kinh tế từ phía Hoa Kỳ sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc cũng như kích thích mạnh đà tăng trưởng kinh tế. Các viên chức Cộng Sản Hà nội thông báo mỗi năm có khoảng 8 đến 12 tỷ Mỹ kim từ kiều bào sống bên Hoa Kỳ gởi về tạo ra một sức kích cầu rất mạnh thúc đẫy tăng trưởng kinh tế và bình ổn Xã hội , nhất là ở Sài Gòn và các tỉnh phía nam Việt Nam.

Sau đây là bản tổng kết cán cân thuơng mại Việt- Mỹ:

Như vậy , thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ đã gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2009, vượt qua ngưỡng cữa 20 tỷ Mỹ kim vào năm 2014. Sự thặng dư mậu dịch này là hy vọng rất lớn cho Việt Nam để đứng vững trước sức ép về kinh tế từ Trung Quốc, nhất là đủ khả năng duy trì sản xuất , hạn chế gia tăng thất nghiệp.

Từ đó, việc Việt Nam xích gần hơn tới Hoa Kỳ về kinh tế để làm đối trọng trước sự lấn ép về kinh tế của Trung Quốc là một điều hiển nhiên không thể trách khỏi. Việt Nam đang cần Hoa Kỳ để gia tăng phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang tỷ lệ thuận với cán cân thuơng mại Việt- Mỹ sau chuyến đi của tổng thống Clinton sang Việt Nam năm 2000 .

Tỷ lệ thuận này là một bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ là một quốc gia đang trợ giúp chứ không phải lấn hiếp kinh tế Việt Nam như Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ, thì thâm hụt mậu dịch 20 tỷ Mỹ kim không thấm vào đâu với một nền kinh tế 16 ngàn tỷ Mỹ kim GDP nhưng với một nước như Việt Nam, 20 tỷ Mỹ kim thặng dư mậu dịch là khoảng 10 % GDP, tạo ra không biết bao nhiêu công ăn việc làm cho đất nước và ngoại tệ để dự trử bình ổn xã hội khi cần thiết!

Ngược lại, 28 tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là tiềm ẩn bất ổn về xã hội (do thất nghiệp và phá sản) , lệ thuộc về kinh tế và nợ nần ngày mỗi nặng gánh lên nền kinh tế quốc dân.

Mặc dù còn nhiều trở ngại ngăn cản Việt Nam tham gia hiệp ước Trans-Pacific Partnership (TPP )nhưng chắc chắn , với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ tham dự hiệp ước này và hoàn toàn có cơ hội thoát khỏi ảnh huởng lấn hiếp về kinh tế từ Trung Quốc đang càng ngày càng đẩy Việt Nam lún sâu vào thâm thụt mậu dịch, nợ nần và bất ổn xã hội

V. KẾT LUẬN

Cộng Sản Việt Nam buộc lòng phải nhích gần tới Hoa Kỳ để tìm kiếm một sự hậu thuẫn về an ninh quốc phòng, an toàn môi trường-lương thực và an ninh về kinh tế trước sức ép của Trung Quốc ngày càng gia tăng lên ba mặt này.

Trung Quốc càng hung hãn lấn hiếp về lãnh hải thì càng đẩy Việt Nam tiến tới quan hệ hợp tác chiến lược quốc với Hoa Kỳ sâu hơn, sớm hơn.

Thái độ vô trách nhiệm của Trung quốc về an ninh môi trường hạ lưu sông Mê Kông khiến mối an ninh về lương thực bị đe dọa dẫn đến Việt Nam và Hoa Kỳ đồng thuận trong việc hợp tác vận động thế giới gia tăng sức ép để phản đối buộc Trung Quốc phải có thái độ nghiêm túc hơn về lãnh vực này.

Việt Nam cần phải nhích gần hơn trong mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ nhằm giảm bớt áp lực lấn hiếp về kinh tế từ Trung Quốc đang khiến Việt Nam lâm vào cảnh thâm hụt mậu dịch năng nề, nợ nần và bất ổn xã hội. Cho nên, Trung Quốc là nhân tố quyết định cả “chiều sâu, chiều rộng cũng như tốc độ “của mối quan hệ Việt – Mỹ trên ba phương diện quốc phòng, môi trường và kinh tế.

© Tú Hoa

© Đàn Chim Việt

19 Phản hồi cho “Tú Hoa: Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với mối bang giao Việt – Mỹ”

  1. Nguyễn Thiện says:

    Cám ơn tác giả Tú Hoa. Bài viết ngắn gọn và dễ hiểu. Chỉ có bọn cộng sản là không hiểu.

  2. quandannambo says:

    đây
    có lẽ là bài tổng hợp và phân tách hay nhất
    về
    quốc phòng môi trường và kinh tế
    giửa
    3 nước Việt Mỷ Tàu

    tôi được đọc
    *
    nêu dử kiện chính xác
    phân tách hợp lý
    tạo thành sức thuyết phục người đọc
    *
    với
    3 nội dung chánh

    3 quốc gia liên quan nêu trong bài này
    tôi
    không nghĩ là có bài viết nào khác hay hơn
    *
    một đời người
    chĩ có thễ viết được dăm bảy bài như thế này
    *
    chúc mừng tác giả
    về
    công khó thu thập dử liệu
    đã
    được đền bù xứng đáng
    bằng
    một bài viết đễ đời
    *
    ông Tú Hoa Kỳ viết quá hay
    chẵng cần phượng múa với rồng bay
    chĩ là dử kiện và phân tách
    cũng đủ làm nên tuyệt tác này*

    • Tú Hoa says:

      Thưa ,
      Xin cám ơn lời khen. Cũng hoàn toàn là do BBT Đàn Chim Việt cho đăng và bỏ thời giờ hiệu đính. Nay Ki’nh

  3. Phú Đảng Viên says:

    Hoàn toàn đồng ý với “Bé 5 tuồi” . Những lí luận ngụy biện như thế này vẫn thấy nhan nhãn trên đàn chim Việt từ Tú Hoa , Ý bài chỉ như là cái đít chén !

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Dưới cái cặp…mắt hí của bất kỳ em cò mồi Cộng láo nào, những cái sự that mà…phãn động trình bày, có rỏ ràng cách mấy, cũng đều là….nguỵ biện, láo lếu cả.

      Chỉ có ní nuận…đưa đò của cò mồi dư luận viên Cộng láo, mới nà…chính xác, mới nà…đỉnh cao trí ruệ của…loài người…

      Mắc cười qúa.

      40 năm. đưa VN đến chổ roàn dân thành…láo, không nhờ phãn động nuôi dân dùm, không nhờ tiền Mỹ cứu vớt cho…đở đói, cho ra văn minh tí tí, VN dưới tay Cộng láo, sẽ y chang như…bắc Hàn ( cò mồi Cộng gọi nà….bắc Triều Tiên đấy…)

      Ấy thế, VN đở đói, biết đến văn minh…in tờ nét, Cộng láo và cò mồi vẫn hát tỉnh rụi rằng thì nà…nhờ công ơn bác đảng….

      Thiệt, chán mớ đời với lũ….láo…

    • quandannambo says:

      (trích)
      Độc-lập lề bên phải.
      Chuột Vẹm co-ro đứng gãi đầu.
      Mèo Tàu trợn mắt lại vênh râu.
      Láng giềng hữu-nghị: dê yêu cọp.
      Ðồng-chí thắm tình: cỏ mến trâu.
      Trung Việt đề-huề,nghe muốn ói.
      Mao Hồ đoàn-kết, ngẫm càng đau.
      Hỡi ơi, độc-lập lề bên phải!
      Hà Nội khom lưng đến kiếp nào.
      Thị Nở

  4. TQ sẽ vô hiệu hóa các vũ khí lợi thế của Mỹ? [30.03.2015 08:04]
    Xem hình
    Các nhà hoạch định Trung Quốc rõ ràng đang cân nhắc làm thế nào để vô hiệu hóa những lợi thế trong các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ.
    Tư duy theo cách thông thường
    Chi tiêu quân sự hiện tại của Trung Quốc theo những đánh giá rộng rãi nhất– ở mức xấp xỉ 200 tỉ USD hàng năm, hay khoảng 2% GDP – vẫn chỉ chưa bằng một phần ba so với chi tiêu của Mỹ (hiện nay là 600 tỉ USD một năm, hay 3,5% GDP).
    Ngân sách quân sự hàng năm của Bắc Kinh sẽ không thể bằng với mức của Washington cho tới tận năm 2030. Và thậm chí đến lúc đó, Hoa Kỳ vẫn có thể dựa vào kho dự trữ vũ khí hiện đại, kinh nghiệm chiến đấu trong nhiều năm và chi tiêu của đồng minh cũng như các đối tác (hiện nay vào khoảng 400 tỉ hàng năm).
    Nhưng nếu Trung Quốc muốn xoa dịu những e sợ từ quốc tế và ra chứng minh rằng mục tiêu của họ là tự vệ chính đáng thay vì vươn sức mạnh ra bên ngoài và đe dọa các quốc gia khác, nước này có thể thực hiện nhiều bước đi mang tính xây dựng. Biết rằng chi tiêu của Mỹ không chỉ dành vào năng lực ở Châu Á mà còn trên toàn thế giới, sẽ là hợp lý khi cho rằng Trung Quốc có thể tự vệ thích đáng chỉ với khoảng một nửa số chi tiêu mà Hoa Kỳ bỏ ra.
    Bằng cách giảm tỉ lệ gia tăng ngân sách quân sự trong những năm tới, Trung Quốc có thể cho thấy rằng mục tiêu của họ là chỉ tự vệ thay vì đạt được cân bằng tuyệt đối.
    Mỹ, Trung Quốc, Bắc Kinh, quân sự, xung đột, lòng tin, Châu Á
    Đồng thời, Trung Quốc cũng có thể hạn chế mua các hệ thống vũ khí (như các loại tên lửa đạn đạo chống tàu tầm xa), những vũ khí mà mục đích sử dụng của chúng có vẻ trái ngược với khẳng định rằng nước này hoan nghênh sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
    Rộng hơn nữa, Trung Quốc có thể minh bạch hơn về ngân sách và chi tiêu quân sự, và làm sáng tỏ hơn những mục tiêu của học thuyết A2/AD của họ.
    Về phần mình, Hoa Kỳ có thể từng bước chứng minh rằng quá trình hiện đại hóa lực lượng quân sự thông thường của nước này không nhằm đe dọa những lợi ích an ninh chính đáng của Trung Quốc. Một biểu hiện của sự kiềm chế như vậy là việc ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ đang suy giảm.
    Nhưng trong việc này, Washington vẫn có thể làm được nhiều hơn, điển hình như làm rõ mục đích của khái niệm “tác chiến không- biển”, đổi tên nó thành “chiến dịch không- biển” (“air-sea operations”), đưa thêm các quân chủng khác tham gia vào chính sách châu Á của Hoa Kỳ bên cạnh hải quân và không quân, và thay đổi một số điểm mang “hàm ý công kích” trong học thuyết không-biển của họ, những điểm có vẻ trực tiếp đe dọa đến khả năng chỉ huy-kiểm soát cũng như các tài sản chiến lược của Trung Quốc với một đòn tấn công phủ đầu ngay từ đầu nếu xung đột diễn ra.
    Để những thay đổi trong học thuyết như vậy đáng tin hơn, Hoa Kỳ có thể ngừng thu mua thêm tên lửa đạn đạo điều khiển từ xa và máy bay ném bom chiến lược, những vũ khí nếu mua với số lượng lớn có thể được xem như đe dọa đến sự tồn tại của Trung Quốc.
    Bằng việc triển khai những khí tài thông thường một cách đa dạng mà không phụ thuộc quá nhiều vào sự leo thang sớm (bao gồm những căn cứ vững chắc hơn và những tài sản khó bị phá hủy hơn trong một cuộc tấn công), Washington có thể góp phần làm giảm khả năng xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang Mỹ-Trung và nguy cơ nổ ra xung đột trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng.
    Từ vũ trụ tới không gian ảo
    Biện pháp xây dựng lòng tin nổi bật nhất trong Chiến tranh Lạnh là những thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược mà, dù gặp một số vấn đề, cuối cùng đã giúp Washington và Moscow tăng cường ổn định trước khủng hoảng và hạn chế chạy đua vũ khí hạt nhân tiến công và phóng vệ.
    Vì nhiều lý do, những thỏa thuận kiểm soát vũ khí chính thức sẽ không phù hợp với quan hệ Mỹ-Trung hiện nay như với quan hệ Mỹ-Liên Xô, thậm chí trong một số trường hợp có thể phản tác dụng. Tuy nhiên, có một số giải pháp trong lĩnh vực vũ khí đặc biệt có thể làm giảm nghi ngờ giữa hai bên và khả năng leo thang xung đột vô ý hay xung đột quá sớm.
    Lấy ví dụ về vấn đề không gian vũ trụ. Biết được sự phụ thuộc sâu sắc của Hoa Kỳ vào vệ tinh cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự, các nhà hoạch định Trung Quốc rõ ràng đang cân nhắc làm thế nào để vô hiệu hóa những lợi thế mà vũ trụ mang lại cho các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ.
    Nhưng chính vì sự phụ thuộc đó, Hoa Kỳ sẽ buộc phải hành động mạnh mẽ và nhanh chóng nếu tin rằng những vệ tinh của mình đang gặp nguy hiểm, khiến cho khó có thời gian để tìm bằng chứng hay các biện pháp ngoại giao để ngăn chặn khủng hoảng.
    Vì lý do đó, Washington bắt buộc phải có các biện pháp tăng cường an ninh cho những tài sản vũ trụ của mình, và những biện pháp này cũng sẽ được Bắc Kinh chú ý hơn, do dần dần họ cũng sẽ nâng cao năng lực vũ trụ của mình. Không có gì đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối trong vũ trụ, do mỗi vệ tinh dân sự điều khiển được đều có khả năng phá hủy một vệ tinh khác.
    Nhưng bằng việc áp dụng các biện pháp như thỏa thuận giữ khoảng cách an toàn xung quanh các vệ tinh, các chuẩn mực hành xử vẫn có thể được thiết lập nhằm hợp thức hóa việc sử dụng vũ lực để tự vệ mà không bị coi là khiêu khích. Ở đây sự linh hoạt cũng là quan trọng, vì Hoa Kỳ sẽ cần có những hệ thống vũ trụ và trên không có số dư dự phòng để bù đắp cho tình trạng dễ bị tổn thương không thể tránh khỏi.
    Tương tự, Hoa Kỳ và Trung Quốc, và lý tưởng nhất là cùng các quốc gia khác, có thể đồng ý thông qua một hiệp ước ngăn cấm va chạm hoặc các vụ nổ có thể sinh ra những mảnh vỡ trên độ cao xấp xỉ 1.000 dặm trong không gian, tại vùng mà những vệ tinh tầm thấp thường xuyên hoạt động.
    Khu vực này đã có nhiều mảnh vỡ đến mức có thể làm cho những hoạt động vũ trụ trong tương lai trở nên nguy hiểm, và do những thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa thường diễn ra ở cao độ thấp hơn, thỏa thuận như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích mà gần như không có bất lợi nào.
    Cả hai bên cũng có thể thỏa thuận không phát triển hoặc thử nghiệm các vũ khí chống vệ tinh hoặc các vũ khí không đối đất. Tất nhiên, chỉ hạn chế thử nghiệm sẽ không loại trừ khả năng sử dụng các loại vũ khí này, nhưng chúng có thể làm giảm đi mức tự tin vào chúng của mỗi bên, cũng như làm giảm sự sẵn lòng đầu tư và phụ thuộc vào những vũ khí đó, vốn được coi là có thể gây bất ổn lớn trong khi chưa chắc đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
    Còn nữa
    Tác giả James Steinberg là Giáo sư ngành Khoa học Xã hội, Các Vấn đề Quốc tế & Luật và là Hiệu trưởng Trường Công vụ và Dân sự Maxwell tại Đại học Syracuse. Michael O’hanlon là Học giả Cao cấp tại Trung tâm An ninh và Tình báo Thế kỷ 21 và Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Chính sách Đối ngoại tại Viện Brookings. Cả hai người là đồng tác giả của cuốn sách Strategic Reassuarance and Resolve: U.S.-China Relations in the Twenty-first Century (Princeton University Press, 2014). Bài viết chúng tôi giới thiệu dưới đây lược dựa theo nội dung của cuốn sách này.
    Mỹ đã tắt ngấm ý đồ quay về châu Á chăng?

  5. Nguyễn Văn says:

    Mỹ đã một lần thành công gây chia rẽ hai nước cộng sản Tàu và Liên Xô – dẫn đến chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ và Mỹ giúp Tàu thành cường quốc ngày nay, nhưng Tàu đã phản bội lại tự do và dân chủ. Ngày nay, Mỹ lại một lần nữa đang thành công gây chia rẽ hai nước cộng sản Tàu và Việt Nam và sẽ giúp VN trở thành một cường quốc cùng Mỹ ngăn chặn sự bành trướng muốn làm bá chủ thế giới của Tàu.

    Nếu cho 25 năm là một thế hệ và 80 năm là một đời người thì Mỹ-Việt hai dân tộc đã phải mất 2 thế hệ hay nửa đời người đợi chờ để quên đi chiến tranh, cùng nhau xóa bỏ hận thù, hàn gắn đau thương giữa hai dân tộc – tiến tới làm đồng minh trong những ngày sắp tới. Để được có ngày này phải mất 40 năm dài, để biến thù thành bạn thì sự gắn bó trở lại với nhau phải là có ý nghĩa lâu dài; nó phải dài nhiều lần lâu hơn thời gian đợi chờ; nó có thể lâu cả thế kỷ hay cũng cò thể là còn lâu hơn nữa – lâu đủ để VN trở thành một cường quốc đủ mạnh không sợ bị Tàu hay bất cứ ngoại bang nào bắt nạt hay xâm chiếm. Ý nghĩa phải là vậy thì Mỹ mới phải đợi chờ và VN phải nắm bắt cơ hội này.

    Ông đại sứ Mỹ Osius đã nói nước Mỹ sẵn sàng giúp VN phát triển mọi mặt để trở thành một quốc gia cường thịnh và hùng mạnh. Mà nghĩ cho cùng thì đã bao nhiêu nước làm bạn và đồng minh với Mỹ, được Mỹ giúp đỡ mà phát triển trở thành cường quốc như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nam Hàn… và ngay chính kẻ thù của Mỹ ngày nay là Tàu?! VN cũng không còn con đường nào tốt hơn để giữ nước là làm bạn và làm đồng minh với Mỹ.
    Không phải nước nào cũng muốn là được, nhưng người bạn đồng minh Israel của Mỹ có gì để giữ nước thì VN chắc chắn cũng phải có.<p.

    nv

    • cudean says:

      Mỹ sẽ giúp VN vào TPP , sẽ là nước số một đầu tư vào VN trong vài năm tới ,giúp VN phát triển mạnh kinh tế rồi từ đó bớt lệ thuộc vào TQ , sẽ bán vũ khí sát thương để VN cầm chân được TQ . Tới năm 2016 sau đại hội đảng . Trương Tấn Sang sẽ làm TBT ,Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm CTN , Vũ Đức Đam hoặc Nguyễn Thiện Nhân sẽ làm TT .
      Và từ từ sẽ dẫn tới đa nguyên đa đảng (hy vọng )
      Trên đây cũng chỉ là những dự đoán , hy vọng trúng 50 % là vui roi

  6. Khổng Khuyết says:

    Bài nói chuyện của đồng chí Khổng Khuyết , trưởng ban Tuyên Láo TW về sự tất thắng của Hoa Kỳ trước chủ nghĩa Tư bản Bá quyền Trung Quốc
    ******************************

    Thưa các đồng chí,

    Xin cám ơn các đồng chí Ủy Viên Trung Ương Đảng về đây tụ hội đầy đủ để nghe Khổng Khuyết tôi thuyết trình về sự tất thắng của thành tri Cách Mạng Hoa Kỳ trước chủ nghĩa Tư bản Bá quyềnTrung Quốc

    Cũng xin cám ơn Hội Liên Hiệp Phụ Nữ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc có tiết mục nhãy múa hở hang sau buổi thuyết trình này nhằm chúc mừng buổi thuyết trình thắng lợi hoàn toàn

    Thưa các đồng chí ,

    Xin cho Khổng Khuyết tôi bắt đầu buổi thuyết trình

    Chủ nghĩa Tư bản Bá quyền Trung Quốc đang giẫy chết là điều chắc chắn , và sự tất thắng của thành trì cách mạng Hoa Kỳ là tất yếu

    Bảo vệ quyền lợi của giai cấp Vô Sản , trong đó có giai cấp công nhân , hai Đảng và nhà nước Hoa Kỳ đã không ngừng kêu gọi tăng lương , tăng minimum wage , buộc mọi hãng xưởng phải có bảo hiễm y tế , bảo hiễm nhân mạng, bảo hiễm sức khỏe vợ con , bồ nhí…. nhằm đãm bảo khả năng chi trả cho y tế , chôn cất củ giai cấp công nhân và những người có quan hệ với giai cấp công nhân

    Bằng nỗ lực không ngừng nghĩ , đồng chí Obama đã buộc các hãng xưỡng điều phải mua bảo hiễm cho giai cấp công nhân, chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa vét túi tiền công nhân của bọn y sĩ , dược sĩ , nurse sĩ , nha sĩ , cò sĩ…

    Như vậy , tính an sinh xã hội vì con người mà Mác mơ tưởng đã thành hiện thực tại đất nước cách mạng anh em Hoa Kỳ , thành trì cách mạng thế giới dù còn nhiều bất cập cần bổ xung theo tính biện chứng , từ vụn về đi lên khéo léo , từ rườm rà thủ tục đi về giản đơn và từ quản lý tay chân chuyển qua quản lý bằng I-pad .

    Còn về giai cấp nông dân , hai Đảng và nhà nước Hoa Kỳ thuờng xuyên kiêu gọi bảo vệ quyền lợi nông dân , tạo ra các đạo luật trợ giá , trợ vốn , trợ tiền , trợ thuế , làm theo năng xuất , có lời theo thị trường , có lợi nhờ chính sách hổ trỡ của Nhà Nước mà tiếng Anh gọi là súp si đai ( subsidize) khiến nông dân không rách đói mà cứ ngày càng bị cao mở vì dư giã tiền ăn bít mát với phen phai ( big Mac – French fry )

    Còn ở chế độ bóc lột giai cấp vô sản của bọn tư bản bá quyền Trung Quốc thì sao?

    Thưa các đồng chí ,

    Chủ nghĩa tư bản bá quyền Bắc Kinh bốc lột công nhân đến mức thậm tệ , giai cấp vô sản bị dồn đến đường cùng , những người công nhân ưu tú phải làm ciệc 12 tiếng đến 16 tiếng một ngày , không có trợ cấp phụ trội , không có trợ cấp y tế , không có giờ nghĩ.

    Đó là chưa kể đồng lương rẽ mạt , chỉ đủ sống hai tuần lễ trong hoàn cảnh lạm phát mà thôi !

    Giai cấp công nhân đã bị bọn Tư bản Bá quyền Trung Quốc bóc lột dữ dội ra sao , các đài CNN , báo Nhân Dân , đài abc , báo Công An…vẫn thuờng đưa tin để phản đối sự chả đạp trắng trợn lên giai cấp vô sản của bọn Tư bản Bá quyền Trung Quốc

    Giai cấp nông dân ở tại Trung Quốc còn chịu số phận bốc lột bi đát hơn , hơn 150 triệu người sống dưới một đồng đô la một ngày và hơn 500 triệu nông dân sống dưới hai đông đô la một ngày theo tin Ngân Hàng Thế Giới và các đài bạn quốc tế năm châu

    Ấy thế mà bọn Tư bản Bá quyền Trung Quốc , đúng như Mác viết , tàn bạo và tham lam , chúng sống phun phí trên mồ hôi và nước mắt khổ đau của giai cấp vô sản Trung Quốc !

    Chúng mua nhà nghĩ mát bạc triệu ở Canne miền Nam nước Pháp , chúng sài bạc tỉ ở Thuợng Hải, chúng mua biệt thự đắt tiền trăm triệu đô la dành cho người ngoại quốc ở Thổ Nhĩ Kì … v..v

    Cho nên “ở đâu có bóc lột là có đấu tranh “, giai cấp vô sản tại Tư bản Bá quyền Trung Quốc đang vùng lên lật đổ chế độ bóc lột tàn nhẫn nhằm đem đến sự công bằng trong Việc phân phối sự giàu có cho công bằng

    Thưa các đồng chí ,

    Trong hoàn cảnh như vậy , thì Hoa Kỳ không những là thành trì Cách mạng của giai cấp Vô Sản , công đoàn được tự do hoạt động , hội nông gia được bảo vệ , tài trợ tối đa , mà Hoa Kỳ còn là thiên đường của giai cấp Vô Sản.

    Thử hỏi đi lao động công nhân ở Hoa Kỳ sướng hay đi lạo động ở Tư bản Bá quyền Trung Quốc sướng?

    Thử hỏi làm nông dân ở Hoa Kỳ sướng hay làm nông dân ở Tư bản Bá quyền Trung Quốc sướng?

    Các đồng chí thấy Khổng Khuyết tôi thuyết trình đến đây thì đủ hiểu Hoa Kỳ sẽ tất thắng trước chủ nghĩa Tư bản Bá quyền Trung Quốc.

    Cho nên mọi luận điệu xuyên tạc về Nhà nước anh em với Đảng và nhân dân ta , tức là nước Hoa Kỳ điều không thể che dấu được sự giẫy chết của chủ nghĩa Tư bản Bá quyền Trung Quốc.

    Cám ơn các đồng chí vỗ tay ca ngợi. Khổng khuyết tôi xin chấm dứt buổi thuyết trình ở đây với lời chúc mừng các đồng chí thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp láo lếu chó đẻ mà Đảng ta cương quyết đeo đuổi dù phải giết hại nhân dân bấy lâu nay.

    Xin các chị em Hội Phụ Nữ chuẩn bị cho mở màn chương trình nhãy múa hở hang

    Cám ơn Mặt Trận Tổ Quốc chuẩn bị chu đáo mọi mặt.

    Chào đoàn kết cùng nhau mà láo !

    Khổng Khuyết
    Trưởng ban Tuyên Láo TW

  7. Trực Ngôn says:

    Trích: “28 tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là tiềm ẩn bất ổn về xã hội (do thất nghiệp và phá sản) , lệ thuộc về kinh tế và nợ nần ngày mỗi nặng gánh lên nền kinh tế quốc dân“.

    Trên đây là báo động nghiêm trọng!

    Nói theo bà Dương Thu Hương thì đây là diễn biến tiến dần đến “1000 năm Bắc thuộc lần thứ hai sẽ diễn ra. Không phải với một đoàn quân phương Bắc kéo sang nữa mà là một sự khống chế toàn bộ về mặt chính trị và kinh tế bắt đầu từ đảng Cộng sản Trung quốc đối với đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó là hai nhà nước cùng một hệ thống mà tôi gọi là một thứ phong kiến trá hình“.

    Cám ơn tác giả Tú Hoa

    • Tú Hoa says:

      Thưa , xin đa tạ…hoàn toàn là nhờ BBT vừa cho đăng , vừa tốn thời giờ hiệu đính

  8. Bé 5 tuồi says:

    Chữ cái tô …..Ý như đít chén.
    Chuyện kể này , em bẹ́ nào biết đọc cũng biết.

    • Khổng Khuyết says:

      Bậy ! Quơ đũa của nắm !

      Khổng Khuyết tôi là giáo sư tiến sĩ Triết học Mác Lê biết đọc , biết viết , biết xạo , tận tụy phục vụ cho sự nghiệp láo lếu của Đảng nhưng mà không hề biết chơi với nhân dân Mỹ anh em lại có lợi cho dân tộc ta đến thế !

      Khổng Khuyết

  9. Tú Hoa says:

    Thưa chi Hồng cùng BBT ,

    Bản tổng kết cán cân thuơng mại Việt- Mỹ bị mất tiêu , có thể chị Hồng cùng BBT hiệu đính lại được không?

    Ngoài ra một biểu đồ khác trong phần IV dưới đoạn “…chuyến đi của Tổng thống … năm 2000″ cũng bị mất

    Kính xin chị Hồng cùng BBT upgrade “add” thêm hai “graph ” này cho đọc giả hiểu vấn đề hơn…

    Cám ơn chị Hồng cùng BBT đã cho đang bài này- Quá vui !

    Tú Hoa

  10. Kevin To says:

    HAI NHÀ CÁCH MẠNG LỚN CẬN ĐẠI (MỸ VÀ TQ)

    “There is nothing so costly as ignorance.” – Horage Mann
    (Không có gì trả giá quá đắt bằng sư thiếu hiểu biết.)

    1) ĐẶNG TIỂU BÌNH

    Hơn 30 năm qua, Đặng Tiểu Bình đã chủ trương đường lối ” Mèo trắng hoặc mèo đen,
    mèo nào cũng được, miễn là bắt được chuột.”; từ đó, tiếp nối các vị kế nhiệm, những
    người đã đưa nước TQ từ các vùng thôn quê nghèo khó trở thành những thành phố
    phồn thịnh, v.v…

    2) BARACK HUSSEIN OBAMA

    Ông B.H. Obama qua 6 năm làm việc tại The White House, với chủ trương được gọi là
    “Mị dân lấy phiếu.”, đã biến đổi quá nhiều trung tâm thương mại nhộn nhịp trở thành
    nhử vĩa hè hoang vắng, v.v…

    Kevin To,
    University of Washington, USA.

    • Khổng Khuyết says:

      Thưa đồng chí Kevin To,

      Với tư cách giáo sư tiến sĩ kinh tế lí luận học của trường Đảng Bắc Kinh ( Beijing ) , xin trích dẫn rỏ ra sự ba xạo láo lếu thiếu hiểu biết của đồng chí về Trung Quốc như sau

      China facts: POOR & POVERTY STATISTICS :

      1. China has about 150 million people living below the United Nations poverty line of one US dollar a day. [ source : Wikipedia “Income Inequality in China”; China Development Research Foundation Feb 2011 report ]

      (150 triệu dân Trung Quốc sống dưới mức một dollar/ ngày)

      2. Nearly 500 million Chinese people live on less than $2 a day. [ source : BBC News “Millions 'left behind' in rural China” May 12, 2010 ]

      ( 500 triệu dân Trung Quốc sống dưới mức hai dollar/ ngày)

      3. 99% of China’s poor live in or come from rural areas, according to national statistics, which count migrant workers in cities among the rural, not urban poor. Even if migrant workers are excluded from the rural population, 90% of poverty is still rural. [ source : Wall Street Journal “Facts About Poverty in China Challenge Conventional Wisdom” April 13, 2009 ]

      ( Như vậy là nông thôn nghèo đói thời Mao , thời Đặng…thì nay cũng vẫn nghèo như xưa! )

      Kính đồng chí Kevin To nghiên cứu nuôi “LỢN” giống “Ba Xạo” ở Washington U được tốt hơn !

      Khổng Khuyết

      Giáo Sư – Tiến sĩ kinh tế lí luận học , Beijing Communist Ngu- si University .

      • nguenha says:

        Dân số Tàu Cộng gần 1 tỷ rưởi ,Nhưng chỉ có vài chục triệu người giàu từ trung bình đến siêu giàu. Họ là thành phần con cháu Đảng hoặc dựa hơi của Đảng. Ở những nước CS không có chuyện ” Dân giàu,nước mạnh” mà chỉ là “Đảng giàu,dân chết đói’ ! Vì sao ?? Dưới chế độ độc tài toàn trị,vốn liếng Quốc gia tập trung vào Đảng . Cố nhiên Đảng phải giàu có với sức người,sức của ,gần 1 tỷ rưởi
        lao động góp lại. Có nước nào mà cu-li nhiều bang Tàu Cộng !! Suốt cả chiều dài DCS lảnh đạo, chẳng có sang kiến khoa học nào góp mặt với Thế giới. Vì thế ,nói không nhầm, ĐTB chỉ có công biến nước Tàu them nhiều Cu-li để tạo vốn cho Đảng.
        Nhờ có vốn tạp trung mà Đảng làm mưa làm gió. Nếu đem số tiền Đảng có ,mà chia cho người Dân,thì dân Tàu còn song dưới mức nghèo khổ.

Leave a Reply to cudean