Người Tây phương nói về cuộc chiến Việt Nam
Cựu Tổng thống Nixon viết trong hồi ký (1): Thực không cố biến cố nào trong lịch sử Hoa Kỳ bị hiểu lầm hơn cuộc chiến Việt Nam, hồi đó đã được tường trình sai và bây giờ người ta vẫn nhắc tới một cách sai lạc. Thật là hy hữu có lắm người sai lầm như vậy. Chưa bao giờ hậu quả những sự hiểu lầm của họ đã bi đát như thế.
Việt nam đã là đề tài của hơn 1,200 cuốn sách, hàng nghìn bài báo, mấy chục cuốn phim và tài liệu truyền hình, đa số kết luận như sau:
- Cuộc chiến VN chỉ là nội chiến
- Hồ Chí Minh trước hết là người quốc gia sau đó là người CS, được đa số người hai miền ủng hộ.
- Ngô Đình Diệm là bù nhìn của thực dân Pháp.
- Mặt trận giải phóng miền nam là một phong trào cách mạng không phụ thuộc vào Bắc Việt.
- Việt Cộng được lòng dân làng quê với chính sách nhân đạo của họ.
- Lời Tuyên bố của Hiệp định Genève 1954 đòi hỏi chính phủ Diệm và Mỹ phải tuyển cử thống nhất hai miền.
- Phần nhiều lính Mỹ (ở VN) nghiện ngập, tàn ác vô nhân đạo.
……
- Mỹ bại trận về quân sự.
- Trận Mậu Thân 1968 là thất bại quân sự của Mỹ
- Người Mỹ cố ý oanh tạc các mục tiêu thường dân ở BV
- Thuyết Domino được chứng tỏ là sai
- Cuộc sống tại Đông Dương tốt đẹp hơn sau khi Mỹ rút đi
. . . . . . . . .
Và Nixon kết luận tất cả những nhận định trên đây đều sai lạc.
Không riêng gì người Mỹ, nhiều người Pháp, người Âu cũng nhận định sai về cuộc chiến VN. Tôi xin đề cập một số trường hợp điển hình như dưới đây:
Hai sử gia người Pháp Jean Lacouture và Philippe Deviller cùng viết La Fin d’une Guerre Indochine 1954, (Kết Thúc một Cuộc Chiến Đông Dương 1954) in 1960. Năm 1969 cuốn sách được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh End of a War Indochina 1954, trong phần đề tựa bản dịch này Jean Lacouture nói: Hai cuộc chiến (Đông Dương lần I và II) rất giống nhau.
1- Trong cả hai trường hợp các cường quốc Tây phương (tức Pháp, Mỹ) đã muốn biến đổi người Việt Nam tới chế độ, sự lãnh đạo và cách thức tiến bộ mà họ chọn cho VN, nhưng đều thất bại.
2- Trong cả hai trường hợp, các cường quốc Tây phương đã không biết tới tinh thần thống nhất cơ bản, sâu xa của dân tộc VN và đã dai dẳng cố giữ cái biên giới về địa lý cũng như ý thức hệ mà người VN bác bỏ.
3- Trong cả hai, người Tây phương nói là họ chống CS xâm lăng do Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh xúi dục mà không chịu nhìn nhận nguyên do cơ bản mà Việt Minh hay Việt Cộng chiến đấu.
4- Trong cả hai, đoàn quân viễn chinh rõ ràng là người ngoại quốc xa lạ đối với đất nước (VN) và bị đại đa số người dân (VN) chống đối cùng với thủy thổ bất phục như rừng già, đầm lầy, sốt rét ngã nước …..
Điểm thứ nhất Jean La Couture nói người Tây phương áp đặt một chế độ hay sự lãnh đạo lên nước VN là hoàn toàn sai. Người Quốc gia tự nguyện theo chề độ dân chủ thân Tây phương và lựa chọn người lãnh đạo để chống CS xâm lược.
Điểm thứ hai ông ta nói tinh thần thống nhất sâu xa của dân tộc VN là cơ bản cho sự chiến đấu chỉ là luận điệu tuyên truyền của CS. Người Việt Nam thời ấy nông vi bản, họ ngày ngày vác cuốc ra đồng mà chẳng cần biết thống nhât là gì. Chẳng ai muốn thống nhất bằng núi xương sông máu, chẳng ai muốn con em họ phải vác súng vượt Trường Sơn, mười người vô Nam chỉ có một người quay trở về. Tại sao không thống nhất bằng hòa bình mà phải chém giết nhau? Đó là tội ác chứ không thể gọi là tinh thần dân tộc.
Nỗ lực thống nhất đất nước năm 1975 đã được cựu đảng viên Bùi Tín gọi là “Cuộc Ăn Cướp Vĩ Đại”, các đảng viên CS tranh nhau cướp nhà, cướp tài sản của người miền Nam công khai, xua đuổi dân đi kinh tế mới để đưa bè đảng vào ăn trên ngồi chốc, nay hầu hết nhà mặt đường Sài Gòn đã đổi chủ. Các chưc vụ béo bở hái ra tiền đều vào tay đảng viên từ miền Bắc đổ vào. Máy móc, xe cộ, lúa gạo bị cướp mang đi hàng loạt. Cựu đảng viên Dương Thu Hương nói năm 1975 một nước mọi rợ đánh chiếm một nước văn minh, đó không phải là thống nhất đất nước mà là một nước nghèo đói lạc hậu đi ăn cướp một nước giầu, trù phú.
Điểm thứ ba ông ta ngụ ý ca ngợi mục tiêu cao đẹp của Việt Minh hay Việt Cộng chiến đấu giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Sự thực thì họ chẳng có nguyên do chính đáng nào ngoài việc áp đặt chủ nghĩa chuyên chính vô sản Đệ Tam quốc tế lên đầu lên cổ toàn dân VN và chiếm đoạt vựa lúa miền Nam.
Điểm chót cùng theo Lacouture đoàn quân viễn chinh Pháp và sau này Mỹ là người ngoại quốc bị đại đa số dân Việt chống đối, sự thực chỉ có những người CS chống đối mà thôi. Trong cuộc chiến 1946-1954, những năm đầu người Pháp bị thù ghét vì họ tái chiếm Đông Dương lập lại chế độ thực dân nhưng sau đó họ hợp tác và giúp đỡ người VN chống Việt Minh tay sai CS quốc tế. Cuộc chiến VN lần thứ hai, người Mỹ giúp đỡ miền nam tận tình chống CS tàn ác bảo vệ tự do, không có lý do gì để người VN thù ghét họ
Stanley Karnow đề tựa cuốn Dien Bien Phu, The epic Battle America Forgot (Điện Biên Phủ, Trận Đánh Oai Hùng Người Mỹ Đã Quên) của tác giả Mỹ Howard Simpson. Tại trang XI Karnow cho biết ông đã hỏi Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội: các ông chiến đấu chống Mỹ tới bao giờ thì ông ta trả lời hai mươi năm nữa, có thể một trăm năm nữa, bất kể thiệt hại bao nhiêu. Và Karnow kết luận Mỹ cũng như Pháp trước đây đã đương đấu với một kẻ địch coi mục tiêu là thiêng liêng sẵn sàng hy sinh ghê rợn để đạt tới và ông khuyên Mỹ phải quan tâm bài học này.
Sự thực không phải người Mỹ chịu thua chiến lược cố đấm ăn xôi đẩy thanh niên vào chỗ chết của Võ Nguyên Giáp, của CSVN mà vì TT Johnson sai lầm đã áp dụng chiến lược hạn chế (limited war) không dám làm mạnh năm 1965, 1966…để cho cuộc chiến kéo dài và cuối cùng thua ở Mặt trận tại đất nhà chứ không phải thua VC.
Trong lời mở đầu (introduction) tác phẩm, tác giả Simpson nói về trận Điện Biên Phủ, ông chỉ trích Pháp chủ quan khinh địch nên đã thảm bại, ông cũng nói thập niên 60, 70 người Mỹ cũng khinh địch (BV, VC) như Pháp trước đây (trang XX) .
Thật ra Pháp thất trận Điện Biên Phủ vì yếu hơn Việt Minh đã được Trung Cộng viện trợ ồ ạt về quân sự. Thập niên 60, 70 hỏa lực Mỹ đã đè bẹp CSBV, VC tại miền nam VN và đã giết được mấy trăm ngàn tên địch nhưng thua vì Mặt trận tại đất nhà
Trang XXIV ông nói : Mặc dù đạo quân thực dân là quá khứ nhưng di sản của nó vẫn còn, Quân đội VNCH không bao giờ phủ nhận được cái gốc gác của nó là quân đội thuộc địa do người Âu châu huấn luyện. Nay Mỹ thay Pháp, cái màu thực dân vẫn còn và đã cho VC đề tài tuyên truyền đây là quân đội tay sai. Đối với chúng ta “thực dân” vẫn là nhãn hiệu lịch sử đối với nhiều nước thế giới thứ ba, nó vẫn là một biểu tượng xấu.
Đây chỉ là sự tưởng tượng của một người không tiếp xúc, gần gửi với miền nam VN trong thời kỳ chiến tranh. Quân đội Mỹ không được quyền bắt bớ người dân như thời Pháp thuộc, trái lại họ giúp đỡ và bảo vệ người Việt. Người dân thường bỏ chạy về phía VNCH và quân đội Mỹ khi bị VC tấn công.
Trang XXV ông viết: lính Mỹ không biết mục đích chiến đâu đó là điều bất lợi, trong khi kẻ địch (VC) tin vào mục đích chiến đấu nên chịu gian khổ, chết nhiều cho mục tiêu.
Hoàn toàn sai, tác giả ca ngợi đối phương quá đáng, con người ta chẳng có ai xương đồng da sắt, ai cũng sợ chết, những người theo Việt Minh thập niên 40, 50 và theo VC thập niên 60, 70 phần nhiều vì sợ mà phải theo, hoặc bị ép buộc tham gia, biết là gian khổ, nguy khốn cũng không dám bỏ trốn.
Neil Sheehan đặc phái viên UPI và New York Times trong phần đề tựa (introduction) cuốn The Battle of Dien Bien Phu (Trận Điệm Biên Phủ) của Jules Roy (cựu Đại tá không quân Pháp) đã viết: năm 1963, 9 năm sau trận ĐBP, các tướng lãnh nhà ngoại giao Mỹ cũng sẽ chịu chung số phận người Pháp trước đây. Bảo Đại suy đồi bị đầy sang Pháp, Ngô Đình Diệm quan liêu, xa lánh người dân…… người CS đã đuổi quân Pháp khỏi VN được người dân tin tưởng, Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo quốc gia lớn nhất được lòng dân. Mỹ trợ giúp miến nam trong khi đây chỉ là tàn tích từ thời thực dân để lại, tham nhũng có từ thời Bảo Đại , Mỹ thất bại ở VN cũng nhiều cái giống như Pháp.
Sheehan một ký giả nổi tiếng được giải thưởng Pulitzer nhưng đã trắng trợn xuyên tạc sự thật, khuynh tả rõ ràng không một chút khách quan. Nếu nói người CS đuổi thực dân ra khỏi VN được người dân tin, Hồ Chí Minh là người quốc gia được lòng dân thì sao năm 1954, người CS và Hồ Chí Minh về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội, Hải Phòng…thì đã có hàng triệu người bỏ xứ vào nam. Nếu người CS và Hồ Chí Minh là người quốc gia thì tại sao phải yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, họ là người quốc gia hay tay sai của CS quốc tế?
Sheehan ca ngợi đối phương lộ liễu, về trận Điện Biên Phủ ông chê Tướng Pháp Navarre và Bộ tham mưu không nhận thức được là lý thuyết quân sự Tây phương thất bại trước chiến lược địch (Việt Minh) đưa tới thảm bại.
Sự thực lực lượng địch tại đây quá đông đảo, gấp 4 hoặc 5 lần Pháp, hỏa lực pháo binh và phòng không của Việt Minh quá mạnh đã chế ngự và đè bẹp quân Pháp, chẳng có gì liên hệ tới chiến thuật chiến lược.
Chỗ khác ông ta nói: người Mỹ không biết rằng dân quê VN thắng chế độ Diệm, một chế độ cũng thối nát độc ác như bọn tay sai thực dân trước đây. Nguyên do CS lan rộng ở miền quê miền nam VN từ 1957 tới 1961 là do sự thối nát, gia đình trị của ông Diệm, Mỹ không thực tâm muốn chế độ Diệm phải cải tổ.
Nhà báo Sheehan không hiểu gì về tình hình quân sự và cuộc chiến tại miền nam, trước khi tập kết ra Bắc năm 1954 họ đã để lại nhiều cán binh nằm vùng chờ thời. Năm 1957 sau khi đã hoàn thành Cải cách ruộng đất, đấu tố mà CS Nga Tầu ép phải thực hiện, Hà Nội phát động cuộc chiến tranh du kích để chiếm vựa lúa miền nam mà họ thèm khát từ trước. Kế đó họ cho những đảng viên tập kết băng qua vùng khu phi quân sự tại sông Bến Hải vào Nam hàng đàn hàng lũ chứ chẳng có ai tại miền nam muốn nổi dậy chống chính phủ, VC bắt ép thanh niên miền quê gia nhập các đơn vị Mặt trận giải phóng miền nam, ai từ chối thường bị sát hại để làm gương.
Tác giả Jules Roy nói về sự thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ (trang 289) như sau: Lý do tại sao kẻ thắng trận ĐBP lại là kẻ trang bị yếu hơn? Suy cho cùng một bên có và một bên không có niềm tin của người dân muốn chiến đấu hay họ muốn bác bỏ.
Ông này đã từng là Đại Tá trong quân đội Pháp mà không nắm vững tình hình chiến sự tại ĐBP, trong khi Việt Minh (VM) đưa 6 sư đoàn chính qui thiện chiến nhất của họ bao vây ĐBP, đông gấp 4 hoặc 5 lần Pháp. Hỏa lực pháo binh của VM bắn như mưa đè bẹp quân Pháp, cao xạ VM chế ngự bầu trời và vô hiệu hóa không quân quá yếu của Pháp, toàn bộ chiến trường Đông Dương Pháp chưa có tới 200 máy bay cánh quạt và vận tải. Trong một trận đánh qui ước bên nào lực lượng mạnh, đông thì nắm chắc phần thắng trong tay.
Trang 294 ông nói: nhiều năm sau trận đánh, Jules Roy trong chuyến viếng thăm ĐBP ông quan sát cảnh người dân làm ruộng, sinh sống, chắt chiu kiếm lúa gạo… và tìm ra nguyên do: men chiến đấu khiến họ liều thân lao vào súng máy, hàng rào kẽm gai là vì lý tưởng tự do và danh dự được làm bộ đội cụ Hồ.
Sự thật thì chẳng ai muốn lao vào chỗ chết, chẳng có ai xương đồng da sắt, ai cũng sợ chết nhưng kỷ luật khắt khe của bộ chỉ huy CS không cho phép người chiến sĩ lùi bước. Nhiều nhà báo, chính khách, giới quân sự Tây phương ca ngợi tinh thần chiến đấu của Việt Minh, VC, họ có mất gì đâu một lời khen ngợi, ta thường nói được tiếng khen thì ho hen chẳng còn.
Không những truyền thông báo chí mà ngay cả các chính khách tên tuổi cũng nhận định sai về tình hình chính trị quân sự của VN. Tác giả Fredrik Logevall trong cuốn Ember of war… (2) trang 478 có nói về ĐBP: Thượng nghị sĩ Kennedy cho biết đổ tiền của và người vào những khu rừng núi Đông Dương một cách vô ích vì không có hy vọng thắng. Dù Mỹ có giúp đỡ cũng không thể thắng địch khi chúng ở khắp mọi nơi, nó được người dân có cảm tình và che chở.
Sự thực thì người dân sợ cả Việt Minh và thực dân Pháp, họ sợ VM hơn Pháp vì VM ghê rợn hơn, thu thuế, theo dõi và có khi thủ tiêu họ. Tại hậu phương VM, người dân trốn về vùng Quốc gia do Tây kiểm soát rất nhiều. Họ phải che chở VM vì nếu không sẽ bị trả thù thê thảm chứ không phải vì có cảm tinh.
Trang 484 sách kể trên nói: ngoại trưởng Eden (Anh) không tin là viện trợ của Trung Cộng (TC) cho Việt Minh là quyết định, theo tin tức của Tình báo cho biết số lượng viện trợ của Mỹ cho Pháp lớn hơn của TC cho VM rất nhiều. Ông cho rằng dù (Mỹ) can thiệp để TC không còn viện trợ cho VM, ông và những người Anh khác vẫn tin VM là một đe dọa lâu dài.
Ông ngoại trưởng Eden nói dù VM không nhận được giúp đỡ của TC họ vẫn là mối đe dọa, thế thì họ lấy súng đạn ở đâu? chắc họ mua súng lậu? ông nói Pháp được Mỹ viện trợ nhiều hơn là VM được Tầu viện trợ, nhưng Tướng tư lệnh Navarre lại nói những năm 1953, 54 Đông dương lâm vào tình trạng hấp hối, chẳng lẽ Pháp mạnh hơn VM lại sắp thảm bại? Tướng Navarre, Tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương cho biết những năm 1953, 1954 quân lưu động VM rất mạnh khoảng 9 sư đoàn, gấp ba quân lưu động Pháp gồm 7 Liên đoàn lư động và 8 tiểu đoàn nhẩy dù (3)
Trang 495 nói: Walter Robertson, phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Viễn đông sự vụ có nói với ký giả Sulzberger tờ New York Times ngày 22-4-1954: người VN ghét người thực dân nhưng Mỹ lại kết với ông vua bù nhìn của Pháp đó là ông Bảo Đại gớm ghiếc, Robertson lẩm bẩm chán nản “chỉ cần Hồ Chí Minh về phía chúng ta, ta có thể thay đổi tình hình nhưng tiếc rằng ông ta là kẻ địch”
Nhiều sử gia và chính khách Tây phương, trong đó có TT Eisenhower cho rằng ông Bảo Đại theo Tây bị người dân VN oán ghét, ông Hồ Chí Minh chống Pháp nên được người dân quí trọng. Đó chỉ là những nhận định chủ quan, hoàn toàn sai lạc, họ nghĩ người Việt ghét thực dân, ai chống thực dân sẽ được coi như anh hùng, ái quốc.
Người dân ghét Tây điều này không ai phủ nhận nhưng họ sợ hãi Việt Minh, giữa Pháp và Việt Minh họ vẫn chọn sống trong vùng quân Pháp kiểm soát vì sống với Việt Minh chẳng khác nào một cơn ác mộng, đói khát, hà khắc, tàn bạo. Người Tây phương không hề biết rằng người ta theo VM hay VC vì sợ hãi hoặc bị ép buộc hơn là tự nguyện. Theo tờ tường trình của Tướng Leclerc gửi chính phủ Pháp ngày 27-3-1946 thì tính tới cuối năm 1945, VM đã thủ tiêu, giết hại tổng cộng khoảng 50,000 người. (4)
Người bị trị đều ghét thực dân, nhưng giữa thực dân và CS họ vẫn thích sống với thực dân hơn. Năm 1997 chính phủ Anh trao trả nhượng địa Hồng Kông cho Trung Cộng nhưng người dân Hồng Kông đã biểu tình phản đối, có người nhẩy lầu tự tử, họ đòi được sống dưới ách nô lệ của thực dân hơn là chuyển sang sống với CS.
Theo lời kể của ông Đoàn Thêm (5) chính phủ Bảo Đại chấp chính từ tháng 7-1949 đến đầu năm 1950, cựu hoàng về nước trị vì đã gây được niềm tin tưởng nơi người dân y như nhà có nóc. Từ đấy dân chúng taị hậu phương Việt Minh hồi cư tấp nập về thành thị, các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây… trong tháng 7-1949 mỗi ngày có vài nghìn người, riêng ngày 30-10 tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây…số người trở về lên tới 35 ngàn người. Giải pháp Bảo Đại đem lại thắng lợi, người dân bỏ già Hồ về với cựu hoàng.
Diện tích vùng thuộc Pháp tại Trung châu tăng lên gấp ba, số ruộng cầy cấy tăng lên nhiều. Gạo xuất cảng từ 59 ngàn tấn năm 1945 tăng lên 379 ngàn tấn năm 1950, nhân công dồi dào, an ninh bảo đảm hơn, các ngành sản xuất than đá, vải sợi, xi măng, đường… đều tiến bộ. Trị giá nhập cảng năm 1946 là 16 tỷ đồng quan Pháp đến năm 1949 tăng lên 73 tỷ đồng. Hàng hoá tràn ngập các cửa hiệu, chợ búa, các ngành sản xuất cũng tiến hẳn lên, lương bổng công tư chức khá cao. Cựu hoàng về nước đem theo nhiều thuận lợi, hàng nhập cảng ngày càng nhiều.
Mỹ, Anh, Úc …và nhiều nước trên thế giới tự do thừa nhận chính phủ Quốc gia, tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự đều sáng sủa. Thủ đô chính trị là Sài Gòn, các phái đoàn ngoại giao đều thiết lập ở đó.
Người dân bỏ hậu phương Việt Minh vì quá gian khổ và vô lý, giành độc lập bằng bạo lực, đưa đất nước vào cảnh núi xương sông máu. Họ kéo nhau về vùng quốc gia thuộc Pháp vì cuộc sống ở đây dễ thở và sung túc hơn nhiều. Đối với người hồi cư, hình ảnh của Hồ Chí Minh, của đảng Lao Động là những biểu hiện gớm ghiếc, ghê sợ.
Những nhận định sai lạc như trên của truyền thông báo chí Tây phương có nhiều ác ý và ảnh hưởng tai hại, nó đã thúc đẩy phong trào phản chiến lên cao đưa cuộc chiến Đông Dương tới chỗ sụp đổ tan tành.
Trọng Đạt
———————————————————–
Chú thích
(1) Richard Nixon: No More Vietnams, chương 1 The Myths of Vietnam, trang 9
(2) Fredrik Logevall: Embers of War, The Fall of An Empire And The Making Of America’s Vietnam, Sụp Đổ Của Đế Quốc Pháp Và Sự Khởi Đầu Cuộc Chiến Của Người Mỹ tại Việt nam
(3) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 47
(4) Quân sử 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đọan hình thành 1946-1955, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH năm 1972
(5) Đoàn Thêm: Những Ngày Chưa Quên, quyển thượng trang 138-140, 173-174, 206-210
Nhận xét của tác giả Trọng Đạt là khá chính xác. Và Quốc tế vẫn đang bị chính quyền chủ nghĩa cộng sản ở VN tiếp tục lừa một cách tinh vi.
Cuộc chiến tranh Nam Việt và Bắc Việt (1954 – 1975).
Nam Việt thua là chắc, tại vì chỉ thủ chứ không công.
Nghĩa là:
Bắc Việt hô đánh trường kỳ, Nam Việt thủ lâu quá chán nản đành chịu thua.
Chỉ vậy thôi.
Trong chiến tranh 54-75 Miền Nam thua là một điều đương nhiên và tất yếu . Thủ mà không công , không tiến qua vĩ tuyến 17 để giải phóng MB chẳng khác gì trói tay cho địch đánh . Chính đây là chủ trương chiến lược tồi tệ nhất cho MN .
Bỏ qua mánh khoé lừa bịp CS tuyên truyền , bỏ qua cái chính nghĩa dân chủ tự do MN . Cái tinh thần cốt lõi giữa QĐND và VNCH hơi có vẻ giống nhau : đôi bên đều bị động viên .
Nhưng cuộc sống của hai bên trong cuộc chiến rất khác nhau . Chiến đấu trong môi trường Quốc gia sướng hơn bội phần trong môi trường rừng núi tối tăm bệnh tật MTGPMN . Vì vậy nếu không chiến thắng , người lính MB chỉ có con đường duy nhất phải hy sinh nằm lại Trường Sơn . Trong khi người lính MN trong thế cầm cự để đợi ngày im tiếng súng hoà bình lập lại .
Yếu tố này tạo nên hai tinh thần khác biệt cho thân phận người lính hai miền : một bên chủ chiến , một kẻ chủ hoà !
Nếu Mỹ còn tiếp tục duy trì cuộc chiến hay tiếp tục viện trợ cho MN sau 1973 , thì cuộc chiến cũng chỉ tiếp tục kéo dài , chết chóc nhiều hơn và cuối cùng kết quả chẳng khác gì 75 .
Đừng trách Mỹ khi Mỹ chi sai ở một chiến lược muốn biến MN thành một tiền đồn phòng thủ khi chưa tìm ra một chiến lược xoá tan CSQT . Khi Mỹ ngộ được CS chỉ tan rã sau khi tầng lớp lãnh đạo trở nên giàu có và tinh thần chủ hoà của đa số quân dân cán chính MN qua các cơ quan thăm dò dư luận báo chí . Đương nhiên Mỹ phải thực hiện giải pháp tìm kiếm hiệp định ngưng bắn và rút quân cùng chấm dứt viện trợ cho MN giống như rút ống dưỡng sinh cho một thân xác bệnh tật thực vật đau đớn .
Người phương Tây không thấy được tính chất cốt lõi chủ chiến biến thành hiếu chiến của lính Bắc , không thấy được tính chuộng chủ hoà của MN , nên đánh giá sai lạc về một khả năng của Mỹ tại chiến trường MN . Vô tình nâng cao sức mạnh của QĐND Miền Bắc càng làm lệch lạc tính chất chính nghĩa vì hoà bình của thế giới của những lính Mỹ và VNCH đã nằm xuống trong cuộc chiến này .
Trong cái vô thường của tạo hoá , thắng bại & chính nghĩa của cuộc tranh VN 75 – 54 sau 40 năm , được chứng minh như một lẽ vô thường để thức tỉnh nhân loại .
Điều đáng buồn thay mãi đến tận hôm nay , những người Việt đã từng tham gia cuộc chiến này vẫn chưa nhận ra được cái lẽ vô thường trong thắng bại , nói chi những người phương Tây chẳng dính dấp gì đến cuộc chiến này .
Đồng chí lại đem luật vô thường nhà Phật vào giải thích chiên tranh, lịch sử VN cận đại thì coi bộ hơi lạc đề đ/c ạ
Người ta muốn biết lý do cơ bản của thắng bại thí dụ như do phản chiến, do đồng minh quá chán chiến tranh… chứ nói theo kiểu thầy đời thì dễ quá xá mà
Vấn đề Quốc-Cộng, Vàng-Đỏ trên diễn đàn này và rất nhiều diễn đàn khác DLV (người của CSVN) ra sức biện bạch với những lập luận có sẵn đến nhàm chán. Qua đó chúng ta ai cũng thấy rất nhiều ý kiến cho rằng hơn nửa thế kỷ cầm quyền CS đã đưa đất nước đến bờ vực thẳm. Đạo đức con người xuống tận đáy, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật thua kém các nước Lào và Miên ! Đời sống con người xếp vào loại thấp nhất thế giới, trong khi đó số lượng tư bản đỏ (=đại gia đỏ) càng ngày càng nhiều. Họng súng (công an) giúp họ duy trì chế độ, duy trì vị trí và quyền lợi.
Công sản có dám mở một cuộc trưng cầu ý dân có sự giám sát quốc tế không ( câu hỏi là Vàng hay Đỏ) ? Chắc là không, bởi vì họ biết trước kết quả. Chỉ có một cuộc đổi thay ngoạn mục kiểu Liên Xô cũ cho VN mới hi vọng thay đổi. Nếu không chúng ta sẽ rất mau trở thành một tỉnh của Tàu hoặc một nước nghèo kém nhất thế giới kiểu Bắc Hàn!!
MỘT SỰ THẬT ĐAU ĐỚN XẤU XÍ – VẪN NGÀN LẦN HƠN HẲN BAO LỜI BÀO CHỮA DẺO MỎ DỐI TRÁ !
THẤT BẠI NHỤC NHÃ VẪN MÃI RÀNH RÀNH RA ĐÓ – CỐ LƯƠN LẸO or XIÊN XẸO LẤP LIẾM CHẠY TỘI – VẪN KHÔNG THỂ BẺ CONG ĐƯỢC BÁNH XE LỊCH SỬ !
Có ai tin …sự thât của em cò mồi..Ngố này không?
Nốp! Nàm gì có chuyện diễn đàn viên ai cũng…ngố, em?
Thấy thương quá.
Biết thì thưa thốt, không biết thì thôi. Hát …vẹt như thế thì sao khá?
Cái công hàm ngày 14/9/58 do Phạm văn Đồng ký trắng đen rõ rệt ra đó . Cái tội bán biển, đảo của Việt gian Hồ chí Minh cho Tàu cộng không thể chối cãi .
Đồng chí ĐU-CẢNG nói đúng !
Một sự thật đau đớn xấu xí- vẩn ngàn lần hơn hẳn bao lời bào chửa dối trá!
Đó là qua những thước phim ảnh còn chiếu lại trên internet, dù là do bọn báo chí tây phương phản chiến quay lại- cho thấy: suốt hơn 20 năm chiến tranh, người dân VN luôn luôn chạy về phía Quốc Gia để được ” kềm kẹp” mỗi khi phải có sự chọn lựa, chẳng có ai dại, chạy về phía “giải phóng”, để bị phỏng gi..ái cả !
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song sự thật trần truồng ấy không bao giờ thay đổi !
Có phải vậy không đồng chí Cu-Đảng, à quên, Đu-Cảng ?
nhục éo gì. miền Bắc vào gp Mn à. hay là vào cướp bóc MN hoặc là bán biển đảo cho tàu cộng để được viện trợ vũ khí..sao không nhìn lại 1 chế độ cộng sản bù nhìn hèn với giặc ác với dân như hiện nay… dân Tây bắc thì đa số còn nghèo mà CS bỏ ra 1400ty xây tượng Hồ. đ/c xem lại đi có phải 1 trò lố bịch không
Cứ lấy bài thơ AI? TÔI! đập vào mặt thằng ký giả tồi Neil Sheehan & thằng Đại Tá ngu Jules Roy để cho nó đọc dưới nhị tỳ mà ngẫm nghĩ thế nào là tuyên truyền của cs về những lời chúng viết.
Ai? Tôi!
Chế Lan Viên
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời,
Tôi ú ớ.
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ.
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
Minh Đức nói:
“Trong số hàng triệu người miền Nam, chỉ có một số nào đó mới tích cực theo CS cầm súng để chống lại chính quyền VNCH. Con số đó có thể ước lượng là vài trăm ngàn người…… . . .
. . . Cái chiến lược của Lenin là dùng chủ nghĩa quốc gia để lôi kéo người dân chiến đấu cho lợi ích của đảng CS quả thật đã có tác dụng tại Việt Nam.
(hết trích)
Theo kinh nghiệm những người sống nông thôn, những người theo VC phần lớn sợ mà theo, hoặc bị ép phải theo, có ai ngu dại gì mà tự nguyện vác súng tiến vào chỗ chết ?
Chả có chủ nghĩa QG nào cả, chỉ là chủ nghĩa chiếm vựa lúa miền nam, chủ nghĩ đi ăn cướp
.
Ít ra thì CS cũng lôi kéo được đủ số người để dùng bạo lực mà bắt quần chúng phải đi theo. Nếu số người chủ trương dùng bạo lực để cưỡng bách ít quá thì thì số người đó không cưỡng bách được bao nhiêu và không có ảnh hưởng nhiều.
Minh Đức nói VC tuyển được vài trăm ngàn là không đúng, theo các con số thống kê của MACV, CIA… những năm 1965, 66, 67 khoảng từ 250 ngàn tới 300 ngàn …( Larry Berman: Lyndon Johnson’s war) nhưng gồm CSBV, tập kết đưa về nam, du kích…. Số VC thực ra không tới 100 ngàn, trận Mậu Thân 68, địch chết 58,000 nhưng trong đó có nhiều bộ đội chính qui BV, sau trận này VC gần hết quân, CSBV chính qui xâm nhập nhiều
Vớt hệ thống quản lý hành chánh tồi tệ của Vi xi thời đó .Có bao nhiêu người
miền Nam đi theo CS, thì chính chúng cũng không biết con số đích xác . Trong
trận Mậu Thân ,VC thua thảm bại vì không biết được có bao nhiêu người theo
CS hưởng ứng ,chỉ điểm và dẫn lối cho quân chủ lực . Đa số lạc đường và lạc
lõng tại các đô thị ,nên dễ dàng bị tiêu diệt trong mấy ngày đầu . Duy chỉ có ở
Huế ,có bọn Hoàng Phủ Ngọc Tường đông đảo làm chỉ điểm,hưởng ứng nên
CS chiếm Huế một thời gian lâu .
Trích: “Nếu nói người CS đuổi thực dân ra khỏi VN được người dân tin, Hồ Chí Minh là người quốc gia được lòng dân thì sao năm 1954, người CS và Hồ Chí Minh về tiếp thu Hà Đông, Hà Nội, Hải Phòng…thì đã có hàng triệu người bỏ xứ vào nam.”
Nói là “Hồ Chí Minh là người quốc gia được lòng dân” thì không sai và hàng triệu người di cư vào miền Nam để lánh nạn CS thì cũng đúng. Quả đúng là có nhiều người Việt Nam lúc xem ông Hồ Chí Minh là lãnh tụ có công đánh đuổi Pháp vào lúc đó và lúc đó cũng có nhiều người miền Bắc nhìn thấy những gì CS làm trong thời gian họ sống trong vùng Việt Minh nên họ sợ họ bỏ vào miền Nam.
Chính vì có nhiều người có cảm tình với “cách mạng” mà chính quyền Ngô Đình Diệm không thành công lắm trong việc lôi kéo người dân. Người dân miền Nam chưa từng sống trong chế độ CS nên họ không căm thù CS mặc dù chính quyền VNCH có chiến dịch Tố Cộng để vạch ra cái xấu của CS. Nhưng người dân thì không thích bị Pháp đô hộ vì đã từng sống dưới thời Pháp nên có cảm tình với ông Hồ Chí Minh.
Chính vì có nhiều người có cảm tình với CS mà từ năm 1960, khi miền Bắc gia tăng đem vũ khí và cán bộ vào miền Nam thì lực lượng vũ trang của CS gia tăng. Nhưng số người có cảm tình với CS chỉ là một phần và chỉ có một số nào đó tích cực đến mức chấp nhận theo CS cầm súng. Sau trận Mậu Thân 1968, số người theo CS tích cực cầm súng bị chết rất nhiều. Rồi lại có chiến dịch Phượng Hoàng tiêu diệt cán bộ CS nằm vùng nên hoạt động của CS tại miền Nam bị yếu đi và sự tấn công của CS từ đó dựa vào lực lượng ở miền Bắc nhiều hơn.
Trong số hàng triệu người miền Nam, chỉ có một số nào đó mới tích cực theo CS cầm súng để chống lại chính quyền VNCH. Con số đó có thể ước lượng là vài trăm ngàn người. Trận Mậu Thân đã làm chết hơn hơn 200 ngàn người đi theo CS. Nếu sau đó miền Bắc ngưng không đưa bộ đội và súng ống vào miền Nam thì xem như chính quyền VNCH có thể bình định miền Nam vì lực lượng CS còn lại tại miền Nam quá ít. Giống như tại Indonesia, khi Suharto lên cầm quyền, người ta ước lượng có đến hơn 500 ngàn người CS bị giết. Sau đó, phong trào CS tại Indonesia bị yếu đi và không đủ sức lật đổ chính quyền nữa. Tại miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm không thể đem hàng trăm người đi theo CS ra bắn như tại Indonesia mà trận Mậu Thân sau này đã làm việc đó.
Cái chiến lược của Lenin là dùng chủ nghĩa quốc gia để lôi kéo người dân chiến đấu cho lợi ích của đảng CS quả thật đã có tác dụng tại Việt Nam.
Nhưng rồi sau khi lên cầm quyền, chế độ CS chỉ lo chiến tranh bành trướng để cho kinh tế yếu kém thì Lenin không nghĩ đến. Nhiều người theo CS bị cái thành tích kinh tế giả của Liên Xô đánh lừa. Họ tưởng kinh tế XHCN rất ưu việt nên Liên Xô có thể dốc tiền vào quân sự mà vẫn đủ tiền nuôi cho dân sống hạnh phúc. Trên thực tế thì của cải của một nước chỉ có chừng đó mà thôi, nếu dốc hết vào chiến tranh thì sẽ không còn gì để cho dân, không còn gì để nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và dân sẽ bị nghèo, nước sẽ tụt hậu.
Cá nhân tôi nghĩ, CS là những kẻ lắm thủ đọan, bởi các cán bộ nòng cốt của họ được đào tạo ở Nga để trở về VN làm cách mạng.
Họ đã tổ chức được một đảng khoa học, chặt chẽ, nên lôi kéo được ngày một đông người, cho dù ngay chính những tay thủ lãnh cấp cao còn rất mù mờ về cái gọi là CS, nhất là kinh tế chỉ huy.
Chính các người CS còn thú nhận một điều động trời là VỪA HỌC VỪA LÀM ! Bởi trước đó chưa có ai chứng minh được kinh tế chỉ huy kiểu CS hiệu quả ra sao ?Tất cả chỉ làm quen với lý thuyết CS và học thuộc lòng mớ lý thuyết CS như vẹt. Thực sự ra ở ngay nơi khai sinh ra chính quyền CS là Nga các tay lãnh tụ như Lenin cũng … vừa học vừa làm. Nói tóm lại, toàn là một đám DUY Ý CHÍ, cứ nhắm mắt theo lý thuyết mà làm bừa đi, rồi SAI đâu SỬA ĐÓ, theo lối giật gấu vá vai, tức làm kiểu chữa cháy !
Ở VN điển hình nhất là bắt chước Tàu cộng và Nga áp dụng cải cách ruộng đất vào đầu và giữa thập niên 50, hậu quả phải áp dụng chính sách sửa sai.
Ở Liên Sô ngay từ thời Lenin ở thập niên 20 muốn đốt giai đoạn để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nhưng thấy quá chông chênh nên cho ban hành chính sách gọi là “Tân Kinh tế” để cứu vãn tình thế. Điều này chả khác gì ở VN sau khi chiếm được miền Nam vẫn phải giữ nguyên năm thành phần kinh tế trong một thời gian, rồi cho Đỗ Mười thi hành chính sách gọi là cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chả khác chi như hồi ngoài Bắc vào cuối thập niên 50. Nhưng thất bại liên miên, cuối cùng áp dụng chính sách chữa cháy “Khoán Sản phẩm”, rồi “Giá-Lương-Tiền”, để cứu vãn tình hình kinh tế xuống dốc không phanh do tệ nạn ngăn sông cấm chợ của kinh tế chỉ huy.Trở lại Liên Xô sau khi Lenin chết đến thời Stalin đã nóng vội thực hiện cải cách kinh tế theo con đường quốc doanh ở công nghiệp và tập thể hóa ở nông nghiệp, nhưng gặp nhiều chống đối trong nông dân, nên đã phải dùng bạo lực trấn áp, gây ra biết bao nhiêu là cảnh tang thương ngẫu lục trong xã hội.
WIKIPEDIA
Iosif Vissarionovich Stalin
Tập thể hóa nông nghiệp
Dưới thời Chính sách Kinh tế Mới, Lenin cho phép tiếp tục tồn tại tiểu tư hữu nông nghiệp, và dự tính sẽ cần ít nhất 20 năm trước khi tìm cách đặt nó dưới sự kiểm soát của nhà nước. Khi lên nắm quyền Stalin giảm xuống còn 5 năm và bắt đầu chính sách tập thể hóa nông nghiệp từ năm 1927.[43] Nông dân được kêu gọi gia nhập các hợp tác xã nông nghiệp (kolkhoz) hoặc các nông trường (sovkhoz) do nhà nước điều hành.
Đứng trước cuộc khủng hoảng lương thực năm 1928, khi các thành phố thiếu lương thực trầm trọng, vấn đề tập thể hóa trở nên cấp thiết. Stalin cáo buộc thiếu lương thực là do giới phú nông (kulak) tích trữ, và quyết định tấn công vào giới này. Thực tế thì chỉ khoảng 1% nông dân Nga có cho thuê người làm và khoảng 4% có lương thực dư thừa (82% dân số là nông dân).[44] Định nghĩa của Stalin về kulak do đó bao gồm một bộ phận lớn nông dân tương đối đủ ăn, chiếm khoảng 60% dân số. Từ năm 1828, những người bị xác định là kulak, “hỗ trợ” kulak, hoặc về sau là cả “cựu kulak” bị bắt giữ, phần lớn bị trục xuất đi các miền xa xôi như Siberia, Kazakhstan, nhiều người chết trong quá trình trục xuất và khoảng 5 triệu người bị đưa vào các trại lao động, công trường cưỡng bức.[45][46]
Dù kulak bị loại bỏ, phần lớn nông dân không hào hứng tham gia tập thể hóa, và một hội nghị trung ương Đảng tháng 11 năm 1929 tán thành sử dụng các biện pháp cưỡng bức. Nông dân ban đầu sử dụng các buổi họp, và thư thỉnh nguyện lên lãnh đạo trung ương để bày tỏ ý kiến, nhưng về sau nhiều nông dân chuyển sang bạo lực, đốt phá nông trại, ám sát các viên chức địa phương và những người vận động tập thể hóa.[47][48] Quá trình tập thể hóa nông nghiệp gây ra những hậu quả tàn phá. Nhiều nông dân thà giết thịt súc vật để ăn còn hơn đem vào hợp tác xã và chỉ riêng trong năm 1930, 25% dê, cừu và 1/3 số lợn của toàn quốc bị giết thịt. Năng suất giảm do nông dân không nhiệt tình sản xuất, những người điều hành không có kinh nghiệp nông nghiệp và kulak bị trục xuất, và chỉ đến năm 1940 sản lượng nông nghiệp mới hồi phục lại mức trong thời kì NEP.[49]
Hậu quả trực tiếp của việc sụt giảm sản lượng nông nghiệp là nạn đói ở Liên Xô năm 1932-1933, với số người chết được ước tính từ 5 tới 10 triệu người.[50][51] Hầu hết các nhà sử học hiện đại cho rằng nạn đói là hậu quả của chính sách hơn là thảm họa tự nhiên, nhất là chính sách phân phối lương thực bất hợp lý, trưng thu quá mức và không thể nhập khẩu lương thực.[52] Nạn đói đặc biệt nghiêm trọng ở Ukraina, nơi có từ 2,2 triệu [53] tới 4 hoặc 5 triệu người chết đói.[54][55] Các nhà sử học vẫn tranh cãi về việc đây có phải là một hành động diệt chủng có chủ ý của Stalin nhằm vào Ukraina (bấy giờ nơi nào chống tập thể hóa sẽ được phân phối ít lương thực hơn).[56][57][58][59]
Sự chống đối lan rộng tới mức Stalin phải quyết định tạm dừng, ra lệnh sửa chữa bằng một bài báo trên Pravda ngày 2 tháng 3 năm 1930 với tên “Hoa mắt vì thành công” rằng kế hoạch 5 năm tập thể hóa đã thành công vượt mức khiến nhiều chính quyền địa phương trở nên sai lầm do vội vã.[60] Tập thể hóa được tiến hành, với những biện pháp ít khắc nghiệt hơn và tới 1936, người ta báo cáo rằng 90% nông dân đã tham gia các hình thức canh tác tập thể.
Đến cuối năm 1937, có 93% nông hộ và 99% đất canh tác đã được tập thể hóa. Cả nước đã có 242.500 nông trang tập thể, 4.000 nông trường quốc doanh, 9.818 trạm máy móc nông nghiệp. Nền nông nghiệp Liên Xô đã trở thành nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn, giá trị sản lượng nông nghiệp đến cuối kế hoạch 5 năm lần 2 đã tăng 25%[61] Trên 90% đất đai trồng trọt đã được cày cấy bằng máy móc, thu nhập bằng tiền của nông trang viên tăng 3 lần.[62]
Nông thôn Liên Xô đã có những biến đổi to lớn. Từ 1938 đến 1940, Liên Xô đã xây dựng mới hơn 1.200 trạm cơ giới kỹ thuật, nền nông nghiệp nhận được 92.000 máy kéo mới. Tới đầu năm 1941 đã điện khí hoá hơn 10 nghìn nông trang và 2.500 trạm cơ giới kỹ thuật.[62]
[hết trích]
Riêng mặt mị dân, tuyên truyền vận động quần chúng, ta phải công nhận là bọn Quốc Xã Đức và bọn CS là vua. Chúng nói đến “kiến trong lỗ cũng chui ra” !CS lôi kéo quần chúng bằng mọi thủ đoạn tinh vi, khoa học. Chính yếu là chúng áp dụng “tảy não” có bài bản khoa học bằng cách vừa bưng bít thông tin, vừa bóp méo sự thật, lại thêm nhồi sọ có hệ thống trong một thời gian rất dài và ngay từ khi tấm bé. Chúng thần thánh hóa các lãnh tụ CS, đồng thời bôi đen, ném bùn không thương tiếc vào đối phương !Phạm Thị Hoài nhận xét rất hay trong bài viết ngắn “Hư cấu thật, hiện thực giả’ cho thấy tài đổi trắng thay đen ra sao của CS. Tôi rất thích nhận xét rất thi vị, nhưng xem ra “ngậm đắng nuốt cay” thế nào :
[trích]
Ở những vùng hẻo lánh nhất, không biết sông nhà chảy qua đâu về đâu, song người ta biết rõ ba dòng thác cách mạng thế giới, biết sản lượng thép ra lò ở Liên Xô, biết trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mĩ (3) và biết mọi công dân ưu tú nhất của hành tinh trái đất đều mơ sáng mai thức dậy thành người Việt Nam. Miệng mình có bao nhiêu cái răng sâu chẳng rõ, nhưng người ta nắm vững bệnh án trầm kha của con bệnh tư bản. Tình hình quốc tế luôn thuận lợi, đúng như mong muốn, đôi khi khó khăn cũng là tất yếu để khắc phục thành công. Thế giới đã khổng lồ hơn xưa, đặt lên lòng bàn tay không vừa, nhưng đủ gói gọn trong cuộc họp hàng tuần, thừa ra thì vợ chồng bàn nốt trong nhà trước ca sinh hoạt. Chưa bao giờ người Việt tự tin và thấu hiểu cái thế giới trước đó không lâu còn liệt họ vào diện bán khai như vậy. Thế giới quan duy vật lịch sử cắt nghĩa tất cả, không để ngỏ một kết luận nào. Vật đổi, sao dời, Jane Fonda là bạn rồi Jane Fonda là thù, đều trong quy luật tiến hoá của lịch sử. Chưa bao giờ ngôn ngữ chính trị đi vào lời ăn tiếng nói của quần chúng như thế. Không phải văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa bị chính trị hoá, nó chỉ bị một hiện thực chính trị hoá đô hộ, khẩu hiệu chào năm mới trong thơ Tố Hữu chỉ cố cho khỏi chênh với khẩu hiệu kẻ vôi bên ngoài mà thôi. Song đâu là ngọn, đâu là gốc, một lúc nào đó ai còn đặt câu hỏi. Hiện thực giả hoá thân vào hư cấu thật. Văn chương gán những sơ đồ rành mạch của tư duy đen trắng cho cuộc đời và cuộc đời bỏ những tâm tình thẳng thớm của mô hình thiện ác lên mặt giấy. Sự giản lược (4) diễn ra đồng loạt ở mọi bình diện. Cái hiện hữu dựa vào cái không hiện hữu, cái bịa mô phỏng chính xác cái có thật, phân biệt chân và ngụy trở nên thừa.
[hết trích]
Không phải đại đa số người dân sợ CS, mà bao gồm cả sợ cả yêu hay lẫn lộn lung tung (yêu, sợ hay tởm lợm …). Bởi đa phần trình độ dân không cao, nếu kô muốn bảo là thấp, lại thêm khủng hoảng niềm tin, do chả biết tin vào ai nữa, bởi dối trá ở mọi phe phái, chứ kô riêng gì CS.
“Chính trị như một tấn tuồng ảo hóa”, đúng như nhận xét của giáo sư Trần Ngọc Ninh, nên dân lẫn giới có ăn học có bằng cấp cao, nhưng chỉ giỏi chuyên môn chứ ngoài ra đều “mù chính trị” (đúng hơn là các anh mù sờ voi). Hệ quả tuy hay bàn chính trị nhưng là chuyện cực chằng đã, chứ trong thâm tâm đều ghét chính trị, bởi luôn nghĩ xấu về chính trị !
Dân Việt thường quan niệm sai về chính trị, có thành kiến và cho làm hay dính đến chính trị là sôi thịt, ăn không nói có, điêu ngoa, dối trá ! Nếu thành thật sẽ thua thiệt ! Trong khi chính trị là một môn khoa học đàng hoàng, một nghệ thuật siêu đẳng trị nước chăn dân!
Cũng nói thêm lúc nào cũng có đông đảo thành phần sôi thịt, theo đóm ăn tàn, gió chiều nào che chiều đó, đặc biệt nhan nhản loại “cỏ đuôi chó” này trong thời đại CS.
Yếu tố chiến tranh ngày một khốc liệt và kéo dài, nhất là từ khi quân Mỹ và đồng minh kéo vào đông đảo vào miền Nam, khiến trật tự xã hội đảo lộn, vật giá gia tăng không ngừng, tạo cơ hội tốt cho CS ra sức tuyên truyền, để dành lẽ phải về mình.
Lại thêm CS mang chiến tranh vào thành phố lớn nhỏ kể từ cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, gây nên tình trạng hoang mang trong thị dân và làm thổi bùng lên cái gọi là phong trào phản chiến ngay trong lòng chế độ VNCH. Dĩ nhiên CS không bỏ qua dịp may bằng vàng này để lôi kéo, thao túng ….
Cũng nói thêm là Phong trào phản chiến quốc tế, nhất là ở Mỹ và các nước đồng minh với Mỹ cũng tác động rất nhiều lên phong trào phản chiến ở miền Nam. Không ít văn nghệ sĩ, học sinh sinh viên, trí thức miền Nam đã “ăn phải bả” phản chiến Mỹ và Tây Âu.
Tóm tẳt, rất nhiều yếu tố nội tại và ngoại lai đan chéo vào trong Chiến tranh Đông Dương lần Hai trên bán đảo Đông Dương.
“Cá nhân tôi nghĩ, CS là những kẻ lắm thủ đọan, bởi các cán bộ nòng cốt của họ được đào tạo ở Nga để trở về VN làm cách mạng.
Họ đã tổ chức được một đảng khoa học, chặt chẽ, nên lôi kéo được ngày một đông người, cho dù ngay chính những tay thủ lãnh cấp cao còn rất mù mờ về cái gọi là CS, nhất là kinh tế chỉ huy.” (trích)
Ông Lại Mạnh Cường thân mến,
Dù đã được nói rõ là “ý kiến cá nhân”, cũng xin phép ông nói lại cho …chỉnh:
* Ngoài Hồ Chí Minh ( cứ coi ông ta là Nguyễn Ái Quốc), thì những “hạt nhân” CSVN được đào tạo tại Nga như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Hà Huy Tập đã gây được những ảnh hưởng gì với phong trào CS ở VN? Đảng CSĐD lúc đó còn non nớt, những người này với những hoạt động quá ngắn ngủi vì bị Pháp bắt, rồi giam tù, tử hình..ngay sau đó, nên phải nói họ chưa có “dấu ấn” to tát gì. Nói thế để chúng ta nhìn rõ ảnh hưởng cuả Tàu nó ghê gớm thế nào đối với “Cách Mạng CS” tại VN. Tất cả những hậu quả mà VN đã và đang phải lãnh nhận từ đảng CSVN, nói cho đúng, hầu hết phát xuất từ một “nguồn” chính là… CS Tàu!
* Nếu Khoa Học đồng nghĩa với THỦ ĐOẠN, LỪA BỊP, BẠO LỰC (trong quá khứ) và MUA CHUỘC, CHIA CHÁC …( như hiện nay) thì ông Cường nói đảng CS đúng là một đảng có tính ” khoa học” và hệ quả là “lôi kéo” được đông người theo. Ngược lại Khoa Học được hiểu một cách phổ quát như chúng ta vẫn biết thì những nhận định cuả ông phải xem xét lại để tránh ảnh hưởng đến các thế hệ sau!
Ông /bà vybui ơi,
Tôi không tranh luận ảnh hường của các lãnh tụ CS ông/ bà kể ra trên quá trình họat động của đảng CSVN ở đây. Mỗi người nhìn một khác; vả lại sẽ đi ngoài đề nến dẫn chứng bằng cớ ra đây thật nhiều.
Riêng vế từ ngữ khoa học, tôi thấy ông/ bà đã quá lời khi cho là ảnh hưởng nhận xét riêng của tôi sẽ di hại đến đời sau !???
Đảng của họ KHOA HỌC ở nhiều mặt, về lý thuyết và vể tổ chức …
Về họat động họ khôn ngoan chui sâu vào lòng quảng đại quần chúng, lấy đám người cùng khổ làm đối tượng chính yếu, để tha hồ mị dân và lợi dụng đám người này cho mưu đồ việc lớn của họ.
Xem các phim như Indochine (Đông Dương), Người Mỹ Trầm Lặng …, hay các phim tài liệu cho thấy tài vận động quần chúng ở mọi từng lớp rất hay. Phải nói thẳng họ đi sâu đi sát vào lòng quần chúng hơn bất cứ đảng phái (quốc gia) nào.
Như tôi nhận định, khuyết điểm lớn nhất của họ là GIÁO ĐIỀU CỨNG NHẮC DO DUY Ý CHÍ ! Chỉ dựa vào lý thuyết suông, chưa được kiểm chứng qua thực tế mà MÙ QUÁNG đi theo, khiến nhân lọai bị thảm họa chưa từng thấy !
Khi có đối kháng như CS ở Nam Tư thời Titov họ cũng không sáng mắt ra. Cũng như khi đảng CS ở một số nước Đông Âu, như Hung và nhất là ở Tiệp Khắc, muốn mang lại cho CS một bộ mặt nhân bản hơn, thì bọn cầm đầu ở Nga tìm cách tiêu diệt thẳng tay !
Thôi tạm thời như thế và xin khiếu nhé.