WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Benoit de Tréglodé: VN duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa

Benoit de Tréglodé – Việt Nam, Đảng, quân đội và nhân dân : Duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa

Phong Uyên chuyển ngữ

Vài lời giới thiệu : Benoit de Tréglodé là chủ nhiệm chương trình Á đông ở Học viện Khảo cứu Chiến lược Trường Quân sự Pháp (IRSEM), đồng thời cũng là nghiên cứu viên Trung tâm Đông Nam Á và là cựu giám đốc Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại (IRASEC) ở Bangkok. Là một nhà Việt Nam học, De Tréglodé được Tạp chí Địa lý – Chính Herodote xuất bản ở Paris ủy nhiệm soạn thảo cùng với nhiều tác giả khác, một số đặc biệt về Địa lý – Chính Việt Nam : “Les Enjeux géopolitique du Việt Nam” ( Địa lý – Chính Việt Nam với những ăn thua). Số đăc biệt này mang số 157, dày 215 trang được xuất bản tháng Sáu năm 2015. Mỗi bài viết đều có phần thư mục kèm theo.

————————————————————

hungdungsangtrong

Từ 30 năm nay, chính sách Đổi mới vẫn được tiến hành song song với sự ngự trị của Đảng – Nhà nước trên xã hội Việt Nam. Mặc dầu có sự canh tân không thể chối cãi được, không có dấu hiệu nào chứng tỏ có sự thay đổi trong giới tinh hoa cầm quyền. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chấm dứt nhiệm kỳ thứ Hai (2006-2012) trước ngày Đại Hội thứ XII của ĐCSVN khai mạc tháng 1-2016 này, đã là đối tương của những chỉ trích đến từ mọi phía. Và sự mất lòng tin của người dân Việt Nam đối với giới tinh hoa cầm quyền của mình vẫn tiếp tục mỗi ngày một tăng lên từ 10 năm nay. Chúng tôi sẽ chứng minh là, mặc dầu những sự chỉ trích đó, hai diễn viên chánh trong lịch sử chính trị Việt Nam hiện đại vẫn là ĐCSVN và QĐNDVN. Vì những hành động và sự kiểm sát toàn diện, hai thế lực này đang đứng giữa ngã ba của những căng thẳng giữa độc đoán chính trị và mở cửa kinh tế mà Đàng – Nhà nước và xã hội Việt Nam đang phải trải qua từ khi Liên Xô sụp đổ và sự hội nhập của đất nước trên sân khấu quốc tế. Đồng thời đất nước cũng đang chứng kiến sự tham nhũng lan tràn trong xã hội mà ĐCSVN, cũng như QĐNDVN, hoàn toàn bất lực, không ngăn cản được, trước sự ta thán của một xã hội dân sự đang trỗi dậy.

Khủng hoảng chính trị và sự kiểm sát của Đảng – Nhà nước

Ở Việt Nam, nhờ Internet, những bàn bạc về chính trị được đại chúng hóa. Blog chính trị “Chân dung quyền lực“, được coi là thân cận với Nguyễn Tấn Dũng, nếu căn cứ vào những bộc lộ về đời sống của các lãnh đạo bị coi là đối lập. Ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại, những blogs, đồ đệ của trash news, đánh vào sự ưa thích của dân gian, rất được nhiều người đọc. Tâm trạng hiện giờ là mọi người chỉ thích nghe những tin đồn, những tố cáo, những chỉ trích đến từ mọi phía trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là ở miền Nam : càng như tuồng chèo, càng nhiều chế nhạo, càng trào phúng, càng biếm họa, càng được nhiều người đọc. Mọi người thích sự nhả nhớt hơn là nói về hệ tư tưởng mà về lý thuyết, Đảng hoàn toàn bị tắt nghẽn. Các lãnh đạo cũng không thể cứ đem mãi những chiến công trong chiến tranh chống Mỹ và chống Tàu năm 1979, để làm tăng sự hợp pháp chính trị của mình.

Có người hỏi, thế thì làm sao chính quyền vẫn có người theo? Làm sao giảng nghĩa được tầng lớp trung lưu thành thị vẫn không biểu lộ sự mất kiên nhẫn đối với giới chính trị? Một trong những lý do là, để vẫn giữ được sự kết hợp trong xã hội, chính quyền luôn luôn sử dụng bạo lực, dù chỉ là tượng trưng. Năm 2014, nước CHXHCNVN không ngớt tuyên truyền là nhờ ơn Đảng, Việt Nam không bị rơi vào tình cảnh Ukrainia ( nội chiến giữa phe thân Nga và quân đội Ukrainia năm 2014-2015 ) và Thái Lan ( đụng độ giữa phái Đỏ và phái Vàng cho đến khi có cuộc đảo chính cuả tướng Prayuth tháng 5 năm 2014 ). Trong giới truyền thông, chính quyền không ngớt lời lặp đi lặp lại là ĐCSVN đã bảo đảm hòa bình và ổn định xã hội cho Việt Nam và “đa đảng bây giờ còn sớm quá, sẽ gây ra hỗn loạn trong một xã hội chưa chuẩn bị kịp”. Lập luận đó, tuy gặp nhiều chỉ trích nặng nề, trong thực tế cũng được đa số người Việt đồng ý, ngay cả trong giới trí thức. Ngoài ra đa số thế hệ trẻ cũng chả thích gì những chuyện chính trị, chỉ mơ mộng thành công trong đời sống vật chất của mình. Sau cùng, mầm mống của xã hội dân sự, vừa mới chớm nở, đã bị phá tan từ trong trứng. Vả lại, trong mọi trường hợp, cũng không có một đòi hỏi cải cách chính trị nào rõ ràng ngoại trừ trong một số nhỏ những người hoạt động sống ở miền Nam.

Khi mà “chính quyền bị coi là ở xa vời”, người dân Việt tự an phận với những luật lệ mà dù thế nào, cũng không thể áp dụng một cách cứng ngắc được. Bằng những mưu mẹo và cách tránh lé, đi xiên qua những tiêu chuẩn của chế độ, người dân Việt tự tạo cho mình một không gian tự do mỡi ngày một lớn. Trong lòng xã hội Việt Nam, tính cách quan liêu của chế độ luôn luôn được mềm dẻo hóa nhờ ở cái văn hóa dàn xếp tay đôi nằm ở mọi cấp bậc. Cái văn hóa đó làm dịu những căng thẳng nằm sẵn trong cái hệ thống cơ cấu và chính trị. Đảng – Nhà nước biết người dân không luôn luôn “theo” và có nhiều luật lệ, tuy chả đem đến kết quả nào, nhưng cũng giúp chế độ chính trị thích ứng được, không nhiều thì ít, với hoàn cảnh.

Sự tăng cường những phương tiện kiểm sát

Bộ máy chính trị Việt Nam, tuy vậy cũng lo ngại hậu quả của sự mỗi ngày một nhiều người dân không thèm đếm xỉa đến những người làm chính trị. Người ta có thể đưa chứng cớ là gần đến Đại hội XII của ĐCSVN (2016), CHXHCNVN tăng cường mọi công cụ kiểm sát của mình. Mặc dầu có những đổi mới từ năm 1986, Việt Nam vẫn không bao giờ đặt lại vấn đề sự ưu tiên của Trung Ương Tập quyền và của chế độ độc đảng. TƯTQ nằm ở mọi cấp bậc và những cơ cấu của Nhà nước bị ghép đôi với những cơ cấu của Đảng. Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN được khẳng định trong hiến pháp 2013. Đảng viên ĐCS là hiện thân của quyền hành đi từ làng xã đến mỗi quận trong thành phố. Tháng Giêng năm 2014, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lăng xê một thí nghiệm tập trung hơn nữa trong tay Đảng quyền quyết định, khi đề nghị hợp nhất chức vụ chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với chức vụ bí thư Đảng; một cách để bắt chước Trung Quốc hợp nhất Bí thư Đảng và chủ tịch nước, nhằm sau ĐH 12 mình sẽ là người nắm chức vụ mới này.

Nếu không thể chối cãi được là chế độ độc đảng bị khủng hoảng hệ tư tưởng, ĐCSVN vẫn duy trì ảnh hưởng rất lớn trong xã hội với gần 4 triệu đảng viên và 45 ngàn tổ chức địa phương (tổ và phân bộ). Đối với đa số người dân, ĐCSVN không còn là nơi đạo đức được ký thác mà trái lại là nơi Tư bản ngự trị. Xã hội đã thay đổi : vào Đảng là cho mình có cơ hội mở rộng những mối quan hệ và cải thiện đời sống vật chất.

Sau Đảng, Quân đội Nhân dân Việt Nam là diễn viên chính thứ hai trong hệ thống chính trị. Quyền hành của bộ trưởng bộ Quốc phòng vượt ra ngoài khuôn khổ quân sự. QĐNDVN giữ vai trò trọng tài và người bảo vệ sự chính thống của Đảng trong những trò chơi quyền hành đang khuấy động giới chính trị. Những trò chơi này một phần bị chi phối bởi những phe phái miền Nam (Giới chính trị Việt Nam được tổ chức thành những nhóm tùy theo ở miền nào, thuộc gia đình nào, tập đoàn nào) và bởi những mối liên lạc với Trung Quốc. Quân ủy Trung ương quyết định mọi chuyện dính dáng đến quân sự, kể cả việc đầu tư vào những kỹ nghệ nằm trong tay bộ Quốc phòng. Ngân quỹ chính thức năm 2014 là 3,29 tỷ đô la, chỉ là một phần nhỏ ngân quỹ thật của Bộ nằm trong cái gọi là “dự trữ đặc biệt”. Quân đội ( là người sở hữu đất đai lớn nhất nước ), góp phần vào việc làm tăng giá trị lãnh thổ, trong những chương trình mở mang đường xá, trồng cây thông và nông nghiệp, cũng như giám sát những khu vực có hầm mỏ và kỹ nghệ. Quân đội cũng quản lý những vùng biên giới (nơi mà sự giao dịch xuyên biên giới là nguồn lợi tức rất lớn lao cho cán bộ địa phương) và những vùng hàng hải ( bảo vệ ngư dân và bảo vệ những dàn khoan ngoài biển ).

Đại hội XI ĐCSVN năm 2011 đã tăng cường vai trò của quân đội, biến nó thành bức tường thành cuối cùng chống với sự phản đối chính trị. QĐNDVN có riêng những cơ cấu chồng chất lên những thể chế dân sự : bộ tham mưu, quân khu, vùng quân sự phụ thuộc thẳng chính quyền trung ương. Những tổ, những ủy ban quân sự của Đảng có nhiều quyền hành hơn những tổ, những ủy ban dân sự; một kim tự tháp bắt đầu từ cấp đại đội lên đến ủy ban trung ương và bộ chính trị, đều thuần túy quân sự.

Để giới hạn mọi hình thức phản đối của dân chúng trên khắp lãnh thổ, ĐCSVN và QĐNDVN tăng cường phạm vi hoạt động của những cơ quan đàn áp : Bộ Công an, Công an nhân dân và tình báo nội địa. Bộ Quốc phòng và cơ quan tình báo quân sự (Tổng cục II). Những “ban” có nhiệm vụ kiểm sát của bộ Văn hóa và Thông tin.

Bộ Công an là cơ quan có ảnh hưởng nhiều nhất trong bộ máy chính trị và trên khắp lãnh thổ. Đứng đầu bộ từ năm 2011, tướng Trần Đại Quang, ủy viên bộ Chính trị và những người phụ tá của ông ta, đều có một ghế ngồi trong Ủy ban Trung ương. Bộ Công an gồm sáu tổng cục lớn, trong đó tổng cục Cảnh sát gồm 1,2 triệu người, được trải ra khắp lãnh thổ và đơn vị nổi tiếng của nó là Đơn vị A42 có nhiệm vụ giám sát những phương tiện truyền thông (cùng với TCII – bộ QP). Bộ CA có phòng sở ở 49 tỉnh và ở 5 thành phố (Hà Nội, TP. HCM, Cần thơ, Đà nẵng, Hải phòng). Ngay ở những quận trong những thành phố lớn cũng có nhân viên bộ CA. Bộ CA còn có một màng lưới rất rộng những dư luận viên được coi là rất đắc lực. Sau hết là bộ Văn hóa và thông tin, được coi là cơ cấu hiện hữu nhất của cái bộ máy giám sát quan liêu vì mọi báo chí, truyền thanh, truyền hình, mọi xuất bản, đều phải có giấy phép của Bộ này. Với Bộ, Internet là một sự thách thức lớn nhất.

Những cơ quan tình báo Việt Nam có đặc tính là luôn luôn dính dáng vào những sự việc chính trị, nhất là trước khi có Đại hội Đảng. Năm 2004, đại tướng Võ Nguyên Giáp tố cáo Tổng cục II đã giúp đỡ bộ trưởng bộ Quốc phòng Nguyễn Tấn Dũng tranh chức thủ tướng và Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được quyền hành năm 2006. Ngay trước khi có ĐH XI , vào khoảng năm 2010, người ta đã trách TC II đứng đằng sau một chiến dịch đàn áp các bloggers và các nhà hoạt động chính trị dưới sự thúc đẩy của Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều người Việt bắt đầu tự hỏi, có thật hay tưởng tượng, bộ máy an ninh Trung Quốc có can thiệp vào xứ sở của mình. Có những rỏ rỉ, được tiết ra từ giới truyền thông, nói về sự cạnh tranh giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua sự trung gian của 2 cơ quan an ninh (Công an và Quốc phòng). Bởi vậy, không có gì là ngạc nhiên nếu trước viễn tượng ĐH XII, Nguyễn Tấn Dũng lại sài hai cơ quan này. Sự mới mẻ là cả hai cơ quan đều không còn cạnh tranh nhau để cùng chung sức phục vụ tham vọng của Dũng năm 2016 sắp tới.

Giới cầm quyền Việt Nam và Trung Quốc

Từ khi sự giao thiệp với Trung Quốc được bình thường hóa năm 1992, không có gì xẩy ra ở Việt Nam mà không có dấu ấn chính trị Trung Quốc và nằm ngoài ảnh hưởng Trung Quốc. Bởi vậy, đừng có chờ đợi có sự chống đối TQ đến từ giới cầm quyền. Người Tàu cũng biết thừa những lãnh đạo Việt Nam phải công cụ hóa sự căng thẳng có tính cách dân tộc để tăng sự hợp pháp của mình đối với quần chúng khi người dân có thể đặt vấn đề sự trường tồn chính trị của ĐCSVN khi xã hội và kinh tế được mở cửa. Nhiều khi những cuộc trách móc lỗ miệng có vẻ gay cấn, nhưng rút cục những giải pháp mà Trung Quốc đề ra phần nhiều được chấp thuận, chẳng hạn như trường hợp giàn khoang HYSY 981 mùa Thu năm 2014.

Những lãnh đạo Việt Nam đều biết là những chức vụ chóp bu (Bí thư ĐCSVN, Thủ tướng, Chủ tịch nước và bộ trưởng bộ Quốc phòng) đều phải có sự ưng thuận ngầm của ĐCSTQ. Cái lobbying ấy cũng tốn rất nhiều tiền cho Tàu. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh phải bỏ ra 15 tỷ đô la dưới nhiều hình thức : đầu tư, những chương trình hợp tác, viện trợ Việt Nam tham dự những hoạt động của Asean, và nhất là tiền hỗ trợ thẳng vào túi các lãnh đạo.

Một thăng bằng mới được tạo ra từ tham nhũng

Sự liên quan giữa tăng trưởng Việt Nam và sự giầu sang có tính cách phô trương của một số người trong giới chính trị mỗi ngày một biểu lộ từ khoảng 10 năm nay. Ở Việt Nam, nắm quyền hành là một hoạt động làm giầu. Những sự lên xuống của kinh tế, nhất là từ cuộc khủng hoảng năm 2008, đã gây căn thẳng trong bộ máy nhà nước. Những mối liên lạc giữa những người lãnh đạo và giới làm áp phe, sự toa rập cần thiết giữa những người nắm quyền và những người làm kinh tế cũng làm tăng sự căng thẳng. Những sự cạnh tranh ở chóp bu Nhà nước cũng phản ánh sự đấu đá nhau về quyền lợi kinh tế giữa những cá nhân, những phe phái, những tập đoàn, nhưng tuyệt nhiên không chứng tỏ là có sự yếu kém trong lòng hệ thống. Từ 15 năm nay, sự canh tân của đất nước cũng phải trả giá bằng một sự tham nhũng tràn lan khắp mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy lương lậu mọi người, (công chức cũng như tư chức) rất thấp, nhưng số người giầu vẫn tăng vòn vọt. Tham nhũng chỗ nào cũng có mặt, không có cách nào ngăn cản được, vì một lẽ dễ hiểu là trong bộ máy quan liêu, từ đỉnh cao tới đáy, ai cũng nợ ai một cái ơn nào. Chả ai dại gì mà đi tố cáo cái lô gíc của sự “tự phân chia lại nhau” như vậy. Những người lạc quan cho là phải 2 thế hệ cái tập quán đó mới thay đổi. Những người thực tế, lấy thí dụ Inđônêsia hay Thái Lan, cho là Việt Nam bắt buộc phải qua “kiểu phát triển” đó. Họ giải thích tham nhũng có những mặt tiêu cực nhưng cũng có những mặt tích cực. Tham nhũng đang tạo ra một thăng bằng mới trong xã hội khiến mọi phần tử trong cộng đồng đều phải phụ thuộc lẫn nhau. Đó cũng là lí do khiến đa số người Việt không chống lại cái hệ thống tham nhũng vì coi đó là cái thang máy xã hội mở ra cho tất cả mọi người : “Nếu mày giầu, mày chui vào bộ máy quyền hành, và mày sẽ giầu hơn nữa. Nếu mày nghèo, mày muốn giầu, mày dư biết làm sao có thể làm được.”

Sau hết, tham nhũng còn đem lại một hậu quả nữa trong sự tiếp súc với chính quyền. Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, mọi công việc ( trong công vụ cũng như trong quân đội hay trong khu vực kinh tế) đều mua bằng tiền và cũng là một phương tiện để làm tăng sự kết hợp những người cầm quyền. Sự mua bán chức vụ ở Á đông là một vấn đề nhậy cảm, ít được biết đến hay bị nhận chìm trong im lặng. Về mục này, có thể nói, viện trợ Trung Quốc cho sự phát triển Việt Nam hầu như không bao giờ có. Thủ tục từ trước tới nay là những món tiền quan trọng được trao tận tay, tùy từng trường hợp, cho mỗi lãnh đạo để đổi lại một sự hỗ trợ nào đó. Trong 2 nhiệm kỳ đứng đầu hành pháp, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thường xuyên cần củng cố ảnh hưởng của mình để có được đa số trong Quốc hội. Theo vài nhà quan sát, giá một phiếu trong QH (498 đại biểu) phỏng chừng 100 ngàn đô. Giá còn cao rất nhiều hơn nữa nếu muốn có sự hỗ trợ của một ủy viên Trung ương (175 người) hay của một ủy viên bộ chính trị (16 người). Cái lo gíc này cứ tiếp tục tăng lên tùy theo thứ hạng trong bộ máy chính trị : để có được một ghế trong bộ Chính trị, vì phải có cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Trung ương, phải bỏ ra chừng 1 triệu đô. Rõ ràng là Trung Quốc theo đường lối này, đã đã tìm thấy cách tăng cường ảnh hưởng của mình trong giới cầm quyền của nước CHXHCNVN và biến những kẻ nhận tiền thành những con nợ tinh thần của mình, phải chịu sự giám hộ của mình. Về phía Việt Nam, những tín hiệu, được lập đi lập lại về sự bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với Bắc Kinh, lẽ tất nhiên chỉ hoàn toàn là giả tạo.

Kết luận

Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện thời không phải là không gặp hiểm nguy vì tăng trưởng và phát triển không đi đôi với nhau. Tuy Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, sự tạo ra công ăn việc làm rất khó khăn : 1,6 triệu người trẻ đi vào thị trường kiếm việc làm mỗi năm, chỉ chừng 800 ngàn người có việc. Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng năm 2008, những cơ nghiệp lớn đều được tạo ra từ những chỗ thân cận Nhà nước, trong bối cảnh mọi áp phe đều được điều hành từ những quan hệ. Nói một cách tổng quát, ở Việt Nam, cũng giống như ở nhiều quốc gia “hậu cộng sản”, nổi lên một nền kinh tế “mafia”, được điều hành bởi một nhóm nhỏ gồm gia đình, thân hữu của các vị lãnh đạo cao cấp và những người làm áp phe mới, đứng đầu một hệ thống có tôn ti thứ bậc như trong quân đội được tạo dựng từ tham nhũng và quyền lợi.

© Đàn Chim Việt

Phản hồi