WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tranh cử TT 2016: Yếu tố Jill Biden

Bà Jill Biden

Bà Jill Biden

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joseph Biden vẫn chưa quyết định có dự cuộc đua tranh cử tổng thống 2016 hay không. Cho đến chiều Chủ Nhật, giới thạo tin ở thủ đô Washington D.C. cho biết “chưa thấy ông Phó động tĩnh gì cả”, văn phòng của ông cũng khéo léo không trả lời thẳng vào câu hỏi, chỉ nhắc lại một vài ngày trước khi đến thăm một giáo đường Do Thái ở Atlanta, ông Biden cho biết “vẫn đang cân nhắc” và “không rõ gia đình tôi đã sẵn sàng” để sát cánh với ông trong cuộc đua chính trị đầy cam go này hay chưa.

Theo những người thân cận với gia đình Phó Tổng Thống Biden, người giữ vai trò rất quan trọng trong mọi quyết định của ông “chính là bà Jill”, người giữ vai trò “trung tâm” của mọi sinh hoạt trong gia đình Biden. Theo lời Cựu Đại Sứ Mark Gitenstein, từng làm việc với ông Biden ở Thượng Viện, bà Jill “là một người phụ nữ thông minh, rất chín chắn, hết lòng lo cho chồng và các con của chồng, là mẹ kế nhưng cả gia đình Biden quý mến, kính trọng y như mẹ ruột”. Chính vì thế nên “gia đình Biden làm gì cũng hỏi bà, con cháu biết không được làm điều gì mà bà Jill không muốn, và ngược lại, chính bà cũng không muốn làm bất kỳ điều gì cản trở bước tiến của cả gia đình”.

Hai tháng sau ngày ông Biden mất người con đầu lòng -anh Beau Biden chết vì bịnh ung thư óc-, vị Phó Tổng Thống đã 72 tuổi của nước Mỹ phải quyết định có ra tranh cử tổng thống hay không, phải cân nhắc xem “ông và cả gia đình có đủ sức để chống đỡ với những soi mói của dư luận” như ông nói với nhân viên dưới quyền, phải cân nhắc xem “quyết định của tôi sẽ ảnh hưởng thế nào đến toàn thể gia đình”, theo lời ông tâm sự với một người bạn từng giữ vai trò cố vấn trong Ủy Ban Vận Động cho Tổng Thống Barack Obama. Người bạn của ông kể lại với tờ The Washington Post “tôi có hỏi ông (Biden) ý kiến của bà Jill như thế nào, câu trả lời của ông Phó là cuối tuần rời D.C. về Delaware chơi với con cháu, ông thấy bà vui hẳn lên”.

Vui với con cháu nhưng bà Jill Biden lúc nào cũng tươi cười đứng bên cạnh chồng trong những cuộc vận động tranh cử. Trong quyển hồi ký mang nhan đề “Promises To Keep” (tạm dịch: “Những Lời Hứa Phải Giữ”) xuất bản năm 2007, ông Biden kể lại “hồi 1988 khi tôi có ý định ra tranh cử tổng thống, nhà tôi rất băn khoăn, bảo với tôi rằng quyết định của mình sẽ ảnh hưởng tới các con, đời sống, sinh hoạt của cả nhà sẽ thay đổi hẳn ngay sau khi mình loan tin tranh cử tổng thống”. Điều đó chứng tỏ “nhà tôi xem gia đình là chuyện quan trọng nhất, xem chuyện của chồng và của những đứa con của chồng là chuyện của chính mình”, và điều bà Jill nói “nhắc nhở tôi trách nhiệm phải cân nhắc từng li từng tí những gì mình làm hay định làm, vì biết trước sẽ ảnh hưởng đến những người thân yêu nhất của tôi”.

Ông Biden gặp bà Jill sau ngày bà vợ đầu cùng cô con gái mới sinh tử nạn giao thông hồi 1972. Năm 2008, trong bài đọc trước đại hội đảng Dân Chủ để giới thiệu thân thế và sự nghiệp của ứng cử viên phó tổng thống Joseph Biden, cậu con trai lớn của ông là anh Beau hãnh diện nói với mọi người “sau ngày mẹ tôi mất, bố tôi cùng với anh em chúng tôi đi cưới má Jill, người mẹ hiền mà tất cả mọi người trong nhà đều hãnh diện”. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình NBC, khi cô phỏng viên Ann Curry hỏi về “vai trò của bà mẹ kế Jill” trong đời sống của ông bố và các con như thế nào, anh Beau đính chính ngay “mẹ của anh em chúng tôi, chứ không phải là mẹ kế”, nói thêm “mẹ Jill của chúng tôi là người bạn thân nhất của bố về tất cả mọi mặt, từ chuyện trong nhà cho đến những việc bố làm ngoài xã hội”. Tình gia đình thắm thiết tới mức “chuyện gì má Jill cũng nói cho chúng tôi biết, kể cả những chuyện bố tôi dặn đừng cho mấy đứa trẻ biết má cũng kể cho anh em chúng tôi nghe, sau đó lại dặn tụi tôi đừng nói cho bố biết”.

Sau ngày liên danh Obama-Biden đắc cử, bà Biden lãnh trách nhiệm của Phu Nhân Phó Tổng Thống (chuyên cổ võ chính sách giáo dục quốc gia và góp phần thực hiện các chương trình yểm trợ cho gia đình binh sĩ), đồng thời vẫn giữ vai trò giáo sư dạy Anh Văn ở trường Đại Học Cộng Đồng NOVA (Northern Virginia Community College) nằm ngay sát thủ đô D.C. Theo lời ông Biden, “nhà tôi đi dạy vì yêu học trò”.

Cũng như các nước khác, giới truyền thông thường chú ý đến những chuyện liên quan đến đệ nhất phu nhân, ít khi nhòm ngó tới phu nhân phó tổng thống. Trong hơn 6 năm trời qua, có lẽ chuyện đáng nói nhất chính là chuyện liên quan đến lớp học của bà, xảy ra hồi tháng Hai 2009, sau ngày ông Biden bắt đầu ngồi làm việc tại Tòa Bạch Ốc.

Chuyện như sau: từ ngày chồng làm Phó Tổng Thống, quy định về an ninh dành cho yếu nhân buộc bà Jill Biden phải đi làm bằng xe của chính phủ, có xe cảnh sát mở đường và dàn cận vệ đi kèm. Một hôm sau khi tan lớp, một anh sinh viên đến gặp bà cho biết anh có chuyện cần phải nói, nhưng thấy không tiện nói trước mọi người nên anh viết ra giấy những gì anh muốn trình bày. Đại để, lá thư của cậu sinh viên chứa đựng nội dung “em và các bạn rất quý cô, ai cũng thích học lớp của cô, nhưng tụi em bị chia trí vì mấy ông mật vụ đứng canh cửa và đứng ngay sau chỗ cô ngồi, mặt mày nghiêm nghị không nói chuyện với ai cả, chúng em chào họ cũng không thèm trả lời”.

Bà kể lại “tối hôm đó về nhà, đọc xong lá thư của anh sinh viên, tôi gọi điện thoại cho anh ta hứa sẽ giải quyết ngay chuyện này để mọi người không ai bị chia trí, có thể chú tâm hơn vào bài giảng của tôi”. Kết quả: bà vẫn phải đi xe của chính phủ đến trường, vẫn có dàn an ninh hộ tống, nhưng khi bước vào lớp “các ông mật vụ kéo ghế ngồi y hệt như sinh viên, thỉnh thoảng còn nói chuyện, cười đùa, với những bạn sinh viên ngồi chung quanh họ”.

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Tranh cử TT 2016: Yếu tố Jill Biden”

  1. UncleFox says:

    Ông Bi -Đen dù có ra ứng cử và nếu đắc cử kỳ này thì cũng làm phó tổng thống cho bà Jill thôi . Cái kẹt của cụ Bi-Đen ở chỗ là không thể về hưu để phục vụ … cho bà . Đã trên bảy bó lại trông hom hem quá . Mà “cụ bà” thì Giàng ạ ! nom cứ thơm như múi mít thế kia … Số ông dù có làm quốc sự hay không thì cũng chết vì nước (?) . Chắc bởi tại cái tên Bi-Đen nó “vận” vào cái số chăng ?

  2. Thày Thừa Cơm says:

    Đọc xong, tôi thấy “tội nghiệp” cho ông Phó TT Biden quá vì mọi việc từ nhỏ đến lớn đều “phải do bà vợ gật đầu” thì mới dám hành động. Làm thằng đàn ông, công danh leo lên đến cỡ Phó TT mà “nhất cử nhất động” phải được vợ cho phép… thì nên cáo quan về mở trại nuôi gà và “mặc váy” cho rồi.

    Nhưng khi nhìn ảnh bà “Đệ nhị phu nhân HK” thì tôi hiểu ông Biden bị vợ sỏ mũi là phải, vì bà ta quá trẻ, nét mặt còn phây phây, má đỏ hồng hồng, đang độ “hồi xuân cực đỉnh”, còn ông đã “thất thập cổ lai hy” (72 lá vàng rơi), hết mẹ “síu quách”, chưa biết chừng “mũi giày luôn luôn ướt vì dính nước tiểu”, cho nên “lệnh ông không bằng cồng bà”là đúng rồi!

    Tham lấy vợ trẻ thì “danh bại thân liệt” chưa biết lúc nào!

  3. SỰ DỊ BIỆT GIỮA BẦU CỬ Ở MỸ
    VÀ BẦU CỬ Ở NƯỚC CỘNG SẢN

    Mỹ và mọi nước tự do đều theo cùng một quy chế dân chủ. Đó gọi là dân chủ truyền thống hay dân chủ kinh điển. Có nghĩa nó là kết quả của tiến hóa văn minh và tự do về chính trị của nhân loại của bao nhiêu học thuyết tiến bộ và nhân bản trước kia để lại.

    Bởi vậy các chính đảng (đảng chính trị) ở các nước tự do dân chủ đích thực đều chỉ là đảng bầu cử là chủ yếu. Có nghĩa các đảng chỉ nhằm phục vụ tranh cử dân chủ cho toàn dân, toàn xã hội nước đó. Lý do là đảng đứng ngoài chính quyền, đảng chỉ đưa người của mình vào chính quyền qua bầu cử mà không tự mình đảng nắm nguyên trọn chính quyền. Sự cạnh tranh giữa các đảng là cạnh tranh nhằm thu hút các lá phiếu tự do của dân chúng cho ứng cử viên đảng mình.

    Hình ảnh đó không khác gì ở ngoài dã ngoại tự do, mọi người đều đi lại thong thả, nhìn trên bầu trời thấy hàng loạt bóng bay, và tự mình chấm điểm theo sự ưa thích nào đó về các trái bóng tiêu biểu đó. Các thả bóng như thế theo các kỳ, tức theo các mùa bầu cử, có nhiệm kỳ nhất định và hết nhiệm kỳ thì nhường vị trí cho người khác được dân chon. Tự do dân chủ khách quan, tự nhiên chính là thế đó.

    Ngược lại trong các nước cộng sản, xã hội giống như nước được đun hoài trong nồi súp de, tức nồi áp suất cao. Và theo quy tắc đối lưu của vật lý, phẩn tử nước nào được hâm nóng nhiều nhất sẽ tụ lên trên cùng. Đó chính là bộ chính trị. Rồi qua từng thời kỳ, lại có sự luân chuyển đối lưu các dòng nước trong nồi cũng y hệt như thế. Tức có lớp mới của BCT khác lên thay thế lớp cũ khi đã về hưu hay về vườn vì lý do bất thường nào đó. Không có người dân hay ai can thiệp vào chính nguyên lý đối lưu này mà nó bắt nguồn từ quan niệm chuyên chính giai cấp (nhân danh) của Các Mác, Ănghen và Lênin.

    Cái nồi xúp de đó chính là chủ nghĩa Mác Lênin, ngọn lửa đun nấu đó là ngọn lửa chuyên chính vô sản (cũng nhân danh nốt), còn quy luật đối lưu là quy luật vật lý khách quan của thực tế duy vật. Sự đối lưu đó cứ còn hoài nếu người ta không thay thế cái nồi xúp de bằng cái nồi khác hay bằng những cách đốt lò khác. Đấy sự khác nhau giữa tự do dân chủ truyền thống mà Mác xuyên tạc là tự do dân chủ của bọn tư sản, bọn đế quốc và bọn phản động, và tự do dân chủ được gọi là gấp cả triệu lầm mà Mác tự vơ vào cho mình và được gọi là tự do dân chủ kiểu mới, kiểu xã hội chủ nghĩa chính là như trên.

    ĐẠI NGÀN
    (07/9/15)

Leave a Reply to Thày Thừa Cơm