WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những câu chuyện bên bàn nhậu: 1- Chọn người kế cận

 

Bàn nhậu. Ảnh mang tính minh họa.

Cứ cuối mỗi thứ 7 hàng tuần, chúng tôi lại tụ tập uống rượu, ăn tươi, rồi thông báo cho nhau tình hình thời sự , đàm đạo về nhân tình thế thái…Những cuộc tụ tập được tổ chức luân phiên ở từng nhà các thành viên của ’’tiểu’’ Câu lạc bộ: Rượu cuốc lủi (1) loại hảo hạng, món nhắm ngon do ’’chủ nhân bà’’, làm – cho là ngon -  để ’’chủ nhân ông’’ thù tiếp các bạn…

 

Tôi đã tham dự thường xuyên , ghi lại những’’Câu chuyện trên bàn nhậu’’ và lần lượt gửi đến các bạn.

xxx

Mâm rựơu hôm nay có đủ thành phần xã hội từ chánh phó giám đốc đến thợ lành nghề. Món nhắm chủ đạo là chả chó, nhựa mận. Được cái thời tiết đã vào xuân , Rượu – thịt Chó không làm các thành viên… nóng người!

Nhấm nháp được vài tuần, một ông khơi mào:

Sắp họp Quốc hội, các ông quan tâm nhất vấn đề gì?

Tất cả hầu như thống nhất: Bầu đại biểu quốc hội (Nghị sĩ)!

Một ông trầm ngâm: Kì họp nào vấn đề bầu bán cũng sôi nổi, nhưng rốt cuộc đâu vẫn hoàn đấy’’vũ như cẩn’’, cuối cùng thì…

Người nói bỏ lửng không tiếp. Ai cũng hiểu, cũng có câu trả lời lấp vào 3 dấu chấm lửng – kia.

Bàn nhậu lặng đi giây lát…

Ông gíam đốc xí nghiệp  xây dựng nhà ở, lên tiếng: Báo chí dạo này nói nhiều đến cụm từ:’’Chọn người tài cho đất nước’’…’’Người hiền tài là nguyên khí quốc gia’’. Nói nghe sướng lỗ nhĩ lắm, còn thực hiện lại chẳng được bao nhiêu.

- Đúng! vấn đề là ở chỗ bồi dưỡng lớp kế cận. Đã trở thành lối mòn – ai lên cầm quyền cũng chỉ chắm chắm lo cho bản thân trong nhiệm kì của mình, ít chú ý chuẩn bị lớp người thay thế, cho nên các tài năng trẻ chẳng thấy’’phát tiết’’, xuất hiện. Ngược lại – cứ mai một đi….

Ông trưởng phòng kĩ thuật công nghệ thông tin – lắc đầu, vẻ ngán ngẩm: Chưa biết đến bao giờ chúng ta mới được tự do lựa chọn những người thực sự có đức, có tài , đặt vào chức vụ quan trọng để lãnh đạo đất nước. Lời vừa dứt, ông giám đốc xí nghiệp xe Taxi – gặt phắt: Chọn người kế cận dĩ nhiên quan trọng, nhưng điều cấp thiết sắp diễn ra mới thật đáng quan tâm. Tôi đã đọc mấy bài viết của Tiến sĩ Trần Đình Bá, qua đó biết được vì sao ngành giao thông Đường sắt của ta ì ạch, không đáp ứng được năng lực chuyển tải phục vụ hữu hiệu nền kinh tế quốc dân, trong khi ở các nước tiên tiến, giao Đường sắt được coi trọng hàng đầu. Dư luận đang ồn lên: Người có tiền cho vay hình như đang ’’nhử mồi’’… các quan chức Giao thông của ta đang ’’lên cơn sốt’’ –’’không thể không làm làm đường sắt cao tốc’’ (2).

- Dường như lại làm đường sắt khổ nhỏ 1,05 mét, ra đời từ trăm năm trước. Điều đáng chú ý: Loại đường này hiện không một nước tiên tiến nào trên thế giới dùng nữa…

- Người ta lại đang lăm le lần nữa đưa trình Quốc Hội khoá tới tiếp tục biểu quyết cho chính phủ tiếp tục dự án ĐSCT…

- Ông X… nói thế nào ấy chứ? TS TĐB có phóng đại không? Thế còn hàng trăm Gíao sư, Tiến sĩ của bộ Giao thông vận tải đang làm gì, đi đâu – hử?

Ông kia chưa kịp trả lời, một vị khác tiếp ngay: Như vậy hoá ra gần trăm tỉ USD (được mấy’’phù thủy’’ phù phép trình duyệt có 56 tỉ) chi cho dự án ĐSCT sẽ là món tiền quẳng ra để các vị dẫn dắt đất nước, dân ta đi tắt ’’vào… qúa khứ’’ – chứ không phải’’đón đầu… tương lai’’? Điều không thể hiểu nổi: Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cùng 2 ông bộ trưởng Hồ Nghĩa  Dũng (GTVT) và Trần văn Ninh (Tài Chính) – hết lòng ủng hộ, quyết tâm thực hiện’’bằng đưọc’’dự án. Sao vậy?…

Câu chuyện lại xoay sang vụ tai nạn đường sắt ở Cầu Gềnh và câu nói bào chữa của ông Bộ trưởng GTVT khi phóng viên hỏi về vụ tai nạn kia, ông Hồ Nghĩa Dũng đổ lỗi cho nguyên nhân gây ra là… người dân Việt ’’không có văn hóa giao thông’’. (theo Radio RFA hôm14.3.2011 – trích từ báo Dân Trí).

Đến lúc này bàn nhậu đã trở nên ồn ào…

Ông cựu trưởng phòng gíao dục quận – đặt li rượu xuống bàn nhìn  mọi người, chậm rãi: Xét cho cùng vẫn là việc chọn những người có đủ khả năng, trình độ, tư cách vào chức vị. Người tài thì không được chọn, còn người bất tài lại được’’ấn’’ vào vị trí mà ông ta không có khả năng đảm nhiệm. Nghịch cảnh này làm tôi nhớ đến chuyện chọn hiền tài thời nhà Lý của quan Phụ chính đại thầnTô Hiến Thành (THT)…

Như để lấy thêm tinh thần, ông tợp thêm ngụm… gắp miếng chả nhai ngon lành – mấy người im lặng làm theo – lát sau diễn gỉa mới, tiếp : Khi ngài THT (3) ốm nặng, những người đứng đầu hai phe đều muốn THT lên tiếng ủng hộ cho Hoàng tử – (mà họ thờ) – nối ngôi vua . Hoàng hậu – mẹ một một hoàng tử  – sai tùy tùng mang mâm vàng đích thân đến’’hối lộ’’ THT, hi vọng quan phụ chính đại thần nhận vàng, sửa di chiếu cho con mình lên nối ngôi. Ngài THT không nhận vàng, kiên quyết thực hiện lời tiên đế (chọn hoàng tử khác chứ không phải con bà hoàng hậu)…

Trước khi mất, THT đề cử đại thần Trần Trung Tá – ngày thường hay phát ngôn chống đối ông để thay ông, chứ không đề cử Vũ Tá Đường – một tì tướng thân cận, thường nghe mình răm rắp…

Vua nhà Lý mới 6 tuổi bị sức ép – đã không theo lời di chúc của ông… dẫn đến nhiều hệ lụy, góp phần đưa vương triều Lý sớm xụp đổ. Diễn gỉa lứơt nhìn từng cử tọa bật ra lời chất vấn – tuồng như họ là những người có quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ -  Liệu thời nay có còn ai như ngài Tô Hiến Thành – không?

Câu hỏi khiến mọi người lặng đi. Ai cũng hiểu và đều có câu trả lời giống nhau nhưng chưa kịp lên tiếng.

Bỗng, ông chủ nhà  – người rất say mê phim truyền hình – giọng sang sảng: Trong khi chờ các vị trả lời, tôi xin kể câu chuyện chọn người kế cận, thời Đông chu liệt quốc của nước trung Hoa cổ cách đây khoảng hơn 2684 năm: Tề Hoàn Công (2) là ông vua thông minh, tài giỏi sau thời gian lưu vong, về, lên ngôi, trở thành bá chủ được Thiên tử nhà Chu phong tước – có thể thay Thiên triều hiệu lệnh thiên hạ. Công của Tề vương phần lớn nhờ bề tôi đại tài – Quản Trọng – giúp sức. Tề Vương gọi Quản Di Ngô bằng danh xưng thân qúy: Trọng Phụ (rút ngắn từ tên Quản Trọng – Sư phụ ?), giao cho ông toàn quyền xử lí mọi công việc triều chính.

Khi Quản Trọng sắp ’’lên đưòng theo tổ tiên’’, Tề Hoàn Công đến bên giường bệnh, hỏi: Trọng Phụ hãy cho Quả nhân lời khuyên: Nên chọn ai thay thế để giúp QN giữ vững ngôi bắu, giữ yên trăm họ?

Trọng Phụ tuy mệt mỏi vẫn cố trả lời. Ninh Thích là người thích hợp nhất nhưng ông ấy đã đi trước hạ thần rồi. Thấp Bằng là người xứng đáng, nhưng ông ấy cũng chỉ sống được vài tháng là cùng…

- Vậy chọn Bão Thúc Nha đi!

- BTN là người quân tử bởi thẳng thắn trung thực. Để người đời kính trọng làm gương thì được, nhưng cầm quyền thì không thể…

Tề Vương đề xuất ngay: Thế, Dịch Nha (3) được không?

- Không được!

- Tại sao – DN trung thành với trẫm. Một lần chỉ nói đùa: Chưa biết mùi ’’thịt người’’, y đã về giết con mình làm món ăn dâng cho trẫm… Lòng trung quân đó liệu có ai bằng không?

- Chẳng ai yêu con bằng cha mẹ. Con nó mà nó không thương, yêu thì còn thương, yêu – ai?

- Thụ Điêu thì sao?  Nó muốn gần gũi Qủa nhân – đã tự thiến – để có điều kiện thường xuyên phục vụ, làm cho Qủa nhân vui. Người này được chứ?

- Không được!

- Vì sao?

- Thân thể là do cha mẹ ban cho. Chỉ có cha mẹ mới có quyền lấy đi. Một kẻ bất hiếu với cha mẹ, không thương thân mình thì hiếu – trung  -  thương , ai?

- Vậy Khai Phương chắc được. Nó vốn là công tử của một nước Vệ chư hầu sẽ nối ngôi vua cha . Vì kính trọng Qủa nhân, nó bỏ ngôi vị, tình nguyện sang làm con tin của nước mình, cha mẹ chết cũng không về chịu tang,  cốt không muốn xa Trẫm.  Người này thông minh, có tri thức chứ không tầm thường như Dịch Nha và Thụ Điêu. Trẫm nghĩ: Giao cho Khai Phương chức Tể tường của TP là đúng nhất.

Trọng Phụ đã mệt lắm rồi, nhưng vẫn cố gắng nói: Người này càng không được.

- Vì sao?

- Nó là người nước ngoài… Chỉ vì háo danh, chỉ vì ảo tưởng, muốn lấy long đại vương mà bố mẹ chết cũng không chịu về chịu tang… nói đến đây Trọng Phụ mệt qúa thiếp đi. Tề Hoàn Công lẳng lặng lui ra. Mấy ngày sau Quản Di Ngô – Trọng Phụ qua đời…

Tề Hoàn Công vì vẫn muốn ăn ngon, muốn được vuốt ve, tâng bốc… quên lời trăn trối của Trọng Phụ , không nghe lời can gián của Bão Thúc Nha  (thay Trọng Phụ làm tướng quốc) – thu hồi lệnh đã đuổi 3 người này ra khỏi cung – giờ triệu hồi bọn họ về, cho phục chức cũ, được hưởng mọi quyền lợi hơn khi xưa. Dân nước Tề gọi Dịch Nha, Thụ Điêu, Khai Phương là bọn ‘’Tam qúy’’.

Và chính bọn’’Tam qúy’’ đã đầy ải ông vua hồ đồ khiến muốn sống không được, chết ngay cho đỡ khổ – không xong: Đưa Tề Hoàn Công giam, trong khu vực do chúng xây tường cao, quây lại ở một góc cung điện (chỉ đục một lỗ’’chó chui’’ để người hàng ngày chui vào xem ông ta chết chưa) cách li với 3 người vợ, 6 thíêp yêu cùng mười mấy đứa con – rồi bỏ đói , bỏ khát, không cho người phục dịch… Cuối cùng  Tề Hoàn công chết . Chết được 67 ngày vẫn không được Tam Qúy cho đem chon, thân xác bị chuột bọ ăn… Tề Hoàn Công đã bị qủa báo vì những việc làm ’’Trời không dung, Đất không tha’’ – trong qúa khứ đã gây nên…

Đông chu liệt quốc chép trong hồi 32 thì đơn giản hơn so với bộ phim ĐCLQ do Truyền hình TQ dựng, truyền hình Hà Nội phát sóng mấy năm trước:’’Khi bệnh nặng nằm liệt giường, ông  (tề Hoàn Công) bị Dịch Nha và Thụ Điêu cắt đứt quan hệ với gia quyến; chỉ gặp được một cung nhân là Án Nga Nhi – liều mạng lẻn vào thăm, trước lúc qua đời. Sau khi ông mất, Án Nga Nhi đã tự sát chết theo (Wikipedia).

Bài học cay đắng cho các triều đại Cổ – Kim khi chọn người kế vị không thận trọng, tùy tiện, vì quyền lợi cá nhân của người có quyền quyết định – đã gây tai họa, bi thảm – như thế đó!

15.03.2011

© TCN

© Đàn Chim Việt

—————————
Ghi chú:

(1) – Rượu gạo nếp được xem là hảo hạng – chưng cất thủ công, dân ta gọi là rượu Cuốc lủi (…) Nếu muốn có rượu ngon, người nấu phải có bí quyết chọn men, ủ xôi đúng kĩ thuật, đúng ngày giờ, nhiệt độ… 10 kg gạo chỉ lấx 3 lít đầu … Rượu chưng cất ra có thể đạt được độ cồn tới 60 – 70 độ. Cuốc lủi loại này uống vào dịu, êm, say xỉn hàng mấy tiếng, tỉnh lại không nhức đầu, mêt mỏi , lại sảng khoái… (tất nhiên uống vừa đủ đô, không uống nhiều qúa mức).
(2) – Tề Hoàn Công  (chữ Hán: 齊桓公; trị vì: 685 TCN – 643 TCN[1][2]), tên thật là Khương Tiểu Bạch (姜小白), là vị vua thứ 16 của nước Tề – một chư hầu của nhà Chu. Tề Hoàn công là vị vua xưng bá đầu tiên thời Xuân Thu. (Wikipedia)
(3) – TÔ HIẾN THÀNH:

Hoàng hậu – mẹ Long Xưởng – đem mâm vàng đến hối lộ ông, mong ông đổi di chiếu đưa con mình lên ngôi, nhưng ông kiên quyết từ chối và làm theo sự ủy thác của Tiên đế. Nhưng do tuổi già sức yếu mà thời gian phò trợ ấu chúa của ông không được là bao. Năm 1179 khi vua mới 6 tuổi, THT ốm nặng và mất. Trước khi mất ông tiến cử Trần Trung Tá, người có thực tài, thay mình phụ chính nhà vua, mà nhất quyết không tiến cử Vũ Tán Đường người hầu cận bên mình. Triều đình đã không nghe theo lời di chúc của THT, lại chọn
Trần Trung Tá làm Thái phó phụ chính cho ấu chúa, dẫn đến sau này vua Cao Tông không được dạy bảo đến nơi đến chốn. Khi được điều hành chính sự, chỉ lo ăn chơi… nhà Lý đi vào suy vong rồi bị Trần Thủ Độ bày mưu thoán đoạt ngôi vua , lập lên nhà Trần…
DỊCH NHA:
(biết nhiều nghề, nấu ăn giỏi…)

Tề hoàn công nói đùa : Các giống điểu thú, trùng ngư – ta đã dùng đủ, bây giờ chỉ có thịt người ta chưa biết vị mà thôi.
Dịch nha nghe chăm chú rồi lui ra.
Đến bữa trưa DN đem vào, dâng một mâm thịt chín, mềm như thịt dê non, mùi thơm ngào ngạt .
Tề hoàn công ăn xong, hỏi Dịch-nha : Thịt gì mà ngon thế ?
Dịch-nha tâu : Đó là thịt người.
Tề hoàn-công giật mình, kinh ngạc, hỏi : Nhà ngươi lấy ở đâu ?
Dịch nha tâu : Đứa con trai đầu lòng của thần mới lên ba. Thần thiết tưởng đã trung với vua thì còn kể gì đạo nhà, nên làm thịt con đem dâng cho Chúa-công ăn…
THỤ ĐIÊU :

Bấy giờ có Thụ điêu là đầy tớ yêu của Tề hoàn công. Từ khi Tề vương giao việc quốc chính cho Quản trọng , thường ở trong cung, ít ra ngoài, nên Thụ điêu không làm sao tiếp cận vua, vì (người thường)ra vào nội đình là chuyện cấm.
Thụ điêu bèn tự thiến mình rồi xin cho vào cung hầu hạ Tề vương.
Tề hoàn-công thấy vậy thương tình, cho hầu cận một bên…
(3 trích đoạn trên đây đều lấytrong Wikipedia và Đông chu liệt quốc)

1 Phản hồi cho “Những câu chuyện bên bàn nhậu: 1- Chọn người kế cận”

  1. NQH says:

    “Điều không thể hiểu nổi: Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cùng 2 ông bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng (GTVT) và Trần văn Ninh (Tài Chính) – hết lòng ủng hộ, quyết tâm thực hiện’’bằng đưọc’’dự án. Sao vậy?…”
    ……….
    Ông bộ trưởng bộ tài chính tên thật là Vũ Văn Ninh. Không phải Trần…!
    Lỗi…đánh máy(?!)

Phản hồi