WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đặng Thùy Trâm: Con Tim chân chính

Hơn hai mùa Thu trước đây, nhân một buổi họp mặt Đàn Chim Việt hằng năm với tác giả và thân hữu tại Montréal tôi có dịp nói chuyện với ông Bùi Tín về bác sĩ Đặng Thùy Trâm, về bài viết của mình về cô vừa đăng trên mạng.  Lúc đó vừa trở lại Bắc Mỹ sau một cuộc hành trình Việt Nam từ Nam chí Bắc, có lẽ do một ngẫu nhiên về tâm linh, tôi tình cờ đọc Nhật Ký Đặng Thùy Trâm trong khi đi qua các địa danh mà cô đã sống qua.
   
Cảm thông sâu xa được với người thiếu nữ trẻ (ra trường thuốc năm 24 tuổi và bỏ mình cho quê hương năm cô vừa chớm 27 cái xuân xanh) phải chăng là một nỗi niềm tâm sự chung nối liền người trong và ngoài nước, những tâm hồn Việt tuy sống chia cách về thời gian và không gian, vẫn chùng một mối tơ lòng khắc khoải về đất nước, bất kể những chủ nghĩa quái ác mà họ phải theo?

Hè năm nay, tháng 8, 2008, tôi lại có dịp gặp ông Bùi Tín nhân dịp ông ghé San José thăm người nhà. Tình cờ vừa đọc xong ấn bản Anh ngữ Last Night I Dreamed of Peace: The Diary of Đặng Thùy Trâm khi tâm tư lại dấy động về con người đa cảm này, tôi lại bày tỏ và chia xẻ với ông nỗi xúc động mãnh liệt của mình về một con người nhân hậu như cô, suốt tuổi thanh xuân  đã sống cho tình người (nếu không nói là tình yêu) chẳng may lại bị nhà nước Cộng sản bóp méo mối tình cảm chân chính của mình bằng cách thêu dệt thêm những dữ kiện bất cập.

“Ôi, người ta còn lạ gì chuyện vẽ râu của đảng, lúc ấy cô Thùy Trâm bị địch bao vây trong một trận đánh càn, phải bỏ bệnh xá tìm đường tẩu thoát, bị đói lả, cô chỉ lo sao bảo vệ được sinh mạng của các bệnh nhân trong lúc họ bị thương nặng, còn hơi sức đâu mà ‘bắn chết hơn một trăm tên lính Mỹ, lại còn hô to khẩu hiệu : Bác Hồ Muôn Năm!’ trước khi lãnh một phát đạn vào giữa trán! Đấy là theo lời của tay bí thư của huyện ủy Đức Phổ. Hai tập nhật ký đầy ắp những tâm tư trăn trở rất người của cô đã quá rõ… một người  không yêu vũ khí và chiến tranh. Nhưng họ cần phải tuyên dương những gương anh hùng. Ngày trước miền Bắc vẫn có những ‘Đại hội toàn quân: anh hùng và chiến sĩ thi đua trong các lực lượng vũ trang nhân dân và quân đội. Đại hội toàn dân thì có: Anh hùng và các chiến  lao động  toàn quốc để tán dương và cổ vũ, nếu cần thì thêu dệt thêm gương anh hùng…” (1) Xin mời đọc giả đọc tâm tình của tác giả dưới đây.

Hè sắp đi qua mang lại những nhớ nhung nuối tiếc của những tháng ngày ngao du tưởng như bất tận. Tâm tư còn âm ỉ một chút gì xót xa. Có phải nó còn vương vấn những ráng chiều vàng võ trên làn nước xanh mờ nhạt ở chân trời? Hay là khi vẻ đẹp quê hương chưa nguôi ngoai trong tâm hồn người lữ thứ vì những ngày xa quê không đong đầy trong ký ức bằng những buổi hoàng hôn trên vùng bể mà mình vừa đi qua?
 
Hối tiếc gì? Hay đó chỉ là tâm trạng cố hữu của một Việt kiều xa xứ một lần về thăm quê hương là một lần ray rứt khôn nguôi? Đã bao nhiêu năm rồi, bao nhiêu chuyến đi nhưng bản thân khó đoạn tuyệt được với cảm tưởng của một con người thuộc hai thế giới, nuôi hai tâm trạng, biết hai xứ sở, sống trong hai đất nước riêng biệt, giao du với một số người thân quen khác nhau .

Có những đêm về sáng, giật mình tỉnh giấc, chập chờn nửa tỉnh nửa mê không biết mình đang ở đâu. Trạng thái bàng hoàng này kéo dài trong khoảng không mù mờ tranh tối tranh sáng cho đến khi tôi định thần được cảnh vật chung quanh và xua đuổi được bóng tối ma mãnh đang toa rập với tâm thức bất an của mình. Đất nước qua mấy năm háo hức, náo nhiệt đổi mới trong kinh tế thị trường nay đã giật mình bàng hoàng tỉnh giấc trong cuộc lạm phát kinh hoàng khiến nhiều người còn chìm đắm trong u mê tăm tối! Oan khiên đâu, nghiệp chướng đâu mà quấy mãi đây. Sao lại đón tiếp đứa con xa xứ đến dường vậy? Trạng huống này thường đeo đuổi ám ảnh tôi từ lúc ở cho đến lúc đi và sau khi về Mỹ.
 
Năm nay cũng không khác. Da tôi còn sạm nắng, tim tôi còn nung nấu, tiềm thức tôi vẫn ấp ủ hình ảnh vùng biển khơi, những cái nóng oi ả của chiều Hè miền Bắc. Từ Bắc vô Nam, từ Nam ra Bắc, có lẽ cái nóng vùng Trung-Bắc là khắc nghiệt nhất. Cho nên tôi vẫn nhớ rõ những địa danh trên quốc lộ 1, nhất là những làng quê như Mỹ Lai, Phổ Cường, Phổ Hiệp, hoặc huyện Đức Phổ và bãi Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi mà tôi đã đi qua. Bởi trong suốt thời gian bắt đầu từ Cam Ranh, đến Qui Nhơn đến Quảng Ngãi tôi đã say mê theo dõi tâm sự của nàng. Điều huyền diệu là khi sắp rời địa phận Phổ Hiệp thì cơn giông cũng đi qua, để lại cầu vồng trên bãi Sa Huỳnh mời mọc chúng tôi dừng chân. Khi uống ngụm nước dừa, vị mặn xuôi vào cổ họng, hòa lẫn với dòng nước mắt mà tôi nuốt ngược vào trong, trùng cảm với ngoại cảnh, ghi nhớ những địa danh nơi nàng đã sống, chiến đấu và hy sinh.
 
Nàng là tấm gương chiếu sáng cho đời sau. Nàng là gương anh linh, liệt nữ, tuổi đời còn trẻ nhưng phải sớm ra đi khi đất nước còn tối tăm vì hận thù và lửa đạn chồng chéo. Nàng mang lại cho tôi những dằn vặt, suy tư vì nỗi đau thời cuộc đất nước, khóc thương cho số phận một nữ nhi thân gái đặm trường sớm gặp nhiều ngang trái. Đặng thùy Trâm ơi, oái oăm thay tình yêu chưa trọn mà cô đã hóa ra người thiên cổ. Thân phận tình yêu đã buồn, đến chuyện đất nước khi cô nhắm mắt hẳn đã buồn hơn. Từ mối tình cô đeo đuổi tận chiến trường B, cho đến mối tình đất nước, mối tình nào dang dở hơn? Ngày nay đất nước đã thống nhất, thanh bình đã bao nhiêu năm rồi, sao cô vẫn là động cơ thúc đẩy tôi âu lo đi tìm? Nhưng đầu óc tôi thanh tịnh, không si mê, ám chướng như những năm trước. Họa chăng khi ánh tà dương đã dịu, hoặc bắt đầu dãy chết trên bầu trời đỏ ối của buổi chiều tà thì hình ảnh nàng cũng bắt đầu ẩn hiện trong tâm trí tôi. Nàng chính là hiện thân của những thanh cao của đất nước. Nàng là vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, lỡ cưu mang hận thù vì lý tưởng giải phóng quê hương, khi tuổi đời còn thơ mộng, khi tình yêu vừa kết nhụy thì đã cắn vào trái đắng. Khi tình người vừa chớm nở đã phải tắt lịm vì cuộc sống bấp bênh và xấu số của đồng đội và dân làng sống quanh mình. Đời nàng mang nhiều ngang trái. Nàng chính là nỗi đau của thân phận Việt-Nam, sự hy sinh của nàng dù có thiết thực trong cuộc chiến, nhưng cộng với hàng triệu số phận Việt-Nam khác đã xả thân trong suốt cuộc gió tanh mưa máu đó quả là quá đắt và vô nghĩa.  Biết nói gì với những người đã nằm xuống suốt dải đất tang tóc của quê hương?

Hè năm nay, chúng tôi thuê bao một chiếc xe, rong ruổi từ Sàigòn đến Huế, và nơi dừng chân cuối cùng trước khi đến Đức Phổ là bãi bể Qui Nhơn, tại khách sạn Hoàng Anh, một khu du lịch sang trọng bậc nhất nhì của miền Trung nằm ngay trên bãi Qui Nhơn, kề bên nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Phải nói rằng Hoàng Anh là một công trình xây cất rất đẹp và quy mô,  tốn kém ít ra cũng hàng triệu Mỹ Kim, hủy hoại cả ngàn thước khối thước vuông gỗ quý. Một công trình tư bản trong một đất nước xã hội chủ nghĩa.

Cho nên nằm trong cái mát mẻ và xa xỉ của kinh tế thị trường, của thời hậu Cộng sản để đọc Nhật Ký Đặng Thùy Trâm đã dấy lên trong tôi một cái gì khó ở, một ý nghĩa thắm thía về một cuộc đổi đời: Có phải nữ bác sĩ trẻ Đặng thùy Trâm và những người cộng sản chân chính như cô, vừa tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội đã xung phong vào vùng máu lửa, bỏ lại một cuộc sống ở Hà thành với gia đình, tương đối ấm êm, ít phức tạp hơn, dùng phẫu thuật cứu độ đồng bào để mang lại cho chúng ta buổi hôm nay lộng lẫy? Thôi thì cứ như người Cộng sản ta cứ tạm tin như thế đi!
 
Câu chuyện của Đặng thùy Trâm không trọn vẹn nếu không có lòng ưu ái của thượng sĩ Nguyễn trung Hiếu thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã cứu quyển nhật ký khỏi đống lửa vô tình như chiến tranh đang bừng bừng sự thiêu đốt, hừng hực sự hủy hoại của nó bất chấp những tâm hồn còn đam mê lý tưởng giải phóng của mình. Sự hiện hữu của những dòng tâm tư đầy nhân bản kia không thể có nếu không có tấm lòng cao cả, tử tế của Frederick Whitehurst, một sĩ quan quân báo Mỹ — kẻ tử thù của cô Thùy (Trâm) (2) vào thời đó — đã không tuân thủ lệnh trên lại nghe lời anh Hiếu đã ôm ấp, cưu mang hai tập nhật ký này suốt 35 năm trời. Đã nhiều đêm anh Hiếu giúp thông dịch những trang nhật ký cho Fred nghe. Sau đó vài tháng lại chính tay anh mang quyển thứ hai của cô Thùy cho Fred.

Chính nhật ký này đã nung cháy lòng cả hai anh em Frederick và Robert Whitehurst như mẹ hai anh đã một lần khuyến cáo Robert. Robert Whitehurst là người anh của Frederick, không cùng đơn vị với em, chiến đấu trong chiến trường miền Tây Nam Bộ. Sau này anh kết hôn với một người vợ ở Long Xuyên và năm 1972 cùng về Mỹ chung sống. Qua bao năm, quả thực trái tim anh đã bị quyển nhật ký cô Thùy nung nấu, và hơn ai hết chính anh là người đọc đi đọc lại nhật ký của Thùy Trâm với sự trợ giúp của vợ anh. Có lẽ sự thông thạo tiếng Việt của anh một phần do theo học trường ngoại ngữ quân sự ở Monterey (3) một phần do lòng yêu thương Việt-Nam và sự thôi thúc của những dòng tâm tư cô Thùy. Anh Andrew Pham (tac gia Catfish and Mandala)đã dịch và Harmony Books, một phân bộ của nhà xuất bản Random House Hoa Kỳ sẽ cho ra mắt Nhật Ký Đặng thùy Trâm mùa Thu hay Hè năm 2007.
 
Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình tiểu tư sản, bố là bác sĩ giải phẩu, Đặng ngọc Khuê; mẹ là dược sĩ Doãn ngọc Trâm, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Khoa Hà Nội. Gia đình có 4 chị em, Đặng Thùy Trâm là chị cả, kế đến là Đặng Phương Trâm, Đặng Hiền Trâm, và Đặng Kim Trâm. Cho nên tên gọi cô còn là Thùy.

Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, cô Thùy xung phong ngay vào chiến trường miền Nam và bắt đầu nhận lãnh nhiệm vụ coi sóc bệnh viện Đức Phổ vào tháng 3 năm 67, sau ba tháng hành quân từ miền Bắc. Cô đã hy sinh ngày 22 tháng Sáu, năm 1970 sau một trận đột kích của đơn vị anh Fred.
 
Có lẽ một động cơ thôi thúc cô vào chiến trường B. ở Quảng Ngãi là M., một người sĩ quan tuyên huấn cũng đang phục vụ ở đó. Theo lời nhà xuất bản Vương trí Nhàn thì người tình không chân dung này là người bà con xa bên mẹ của cô, anh đã từ trần trước khi bản sao quyển nhật ký được ủy thác cho nhiếp ảnh gia Ted Engelmann, một cựu chiến binh Mỹ, mang trả lại cho gia đình cô Thùy vào trước dịp ngày 30 tháng 4, 2005.

Ngày nay, sự xuất hiện của Nhật Ký Đặng Thùy Trâm phải được kể là một điều kỳ diệu. Ngày nay, sự tìm đến nhau của những tâm hồn xa lạ sau ba lăm (35) năm ngăn cách để nhỏ những giọt nước mắt thương tâm, hối cãi là một điều huyền diệu. Phải chi tất cả những chuyện đau buồn đều được vun xới, nâng niu bằng những tấm lòng nhân ái, bằng những con tim biết rung động tình người, bằng những khối óc không cố chấp, vị kỷ, và nhỏ nhen.

Phải chi sự tìm đến của những tâm hồn cao thượng, vị tha, những con tim thông cảm, nhân ái, những đầu óc hòa giải, hòa hợp là chuyện xảy ra giữa những người Việt và người Việt với nhau. Giữa nhà nước và dân chúng, giữa chế độ trong nước và người ngoài nước. Giữa khúc ruột ngàn dặm và nhà nước đảng trị và chuyên chính. Tại sao những người không cùng một huyết thống, như người Mỹ, lại có thể bắt một nhịp cầu tri âm, trong khi người Việt không thể chấp nhận nhau?

Và cũng vì những tâm hồn cao thượng ấy và tấm lòng đầy nhân hậu kia đã gây một tiếng vang trên dư luận hôm nay và nó sẽ còn tiếp tục gây tiếng vang xa hơn nữa khi ấn bản tiếng Anh được ra đời vào mùa Thu năm 2007.

Sự hiện hữu của Nhật ký Đặng thùy Trâm vào thời nay, ba mươi lăm năm sau khi cô ngã xuống, âu cũng là duyên tiền định, âu cũng là tác động linh thiêng của hương hồn cô và một ơn trên nào đó. Bởi nếu nó được đồng đội của cô tìm ra thì chắc gì nó còn được lưu giữ đến đời nay. Và cho dù được bảo quản thì hẳn nó đã không mang được một ý nghĩa sâu đậm và tầm vóc như hiện giờ. Bởi có phải chính những tình cảm ủy mị, riêng tư, tình yêu trai gái chính là điều cấm kỵ với đảng Cộng sản thời đó?

Bởi của nàng là những dòng tuôn chảy của nội tâm, của nàng là cảm tình chân thật của cá nhân, của nàng là tình yêu không được bù đắp. Của nàng là phần số của đất nước còn lầm than. Nàng thuộc về mệnh bạc, thuộc về số vắn của một con người mang nhiều thương cảm. Nhưng nàng có phải là tiếng chuông báo thức cho người đời nay sống cho xứng đáng với công trạng và hy sinh của tiền nhân?

Riêng bản thân đã lỡ mang số kiếp Việt-Nam, tôi vẫn khắc khoải một điều:  a) sống hưởng thụ trong một thế giới tư bản của hôm nay và quên đi hết mọi chuyện khốn nạn của đất nước hay b) hãy nhỏ lệ thương tâm cho cố nhân mà tìm về thông điệp của nàng?

——————————————————————————–
(1) Bùi Tín
(2) Gia đình Trâm mẹ là Doãn ngọc Trâm. Đặng thuỳ Trâm là chị cả, tiếp theo là Đặng kim Trâm, Đặng phương Trâm, cho nên tên thường gọi của Trâm là Thuỳ vì mẹ và cả ba chị em đều tên Trâm cả.
(3) Monterey và Carmel là hai thành phố sát nhau cách San José khoảng 1 tiếng đồng hồ lái xe. Trên đường xuôi Nam hoặc Bắc Cali dọc theo quốc lộ 1, du khách có thể viếng thăm Carmel 17 dặm đường tình cùng sân cù/golf Pebble Beach nổi tiếng thế giới xây dựng trong vùng đất tư nhân ở Carmel mà ngày trước tài tử màn bạc Mỹ Clint Eastwood đã một thời làm thị trưởng. Đây là vùng bồng lai tiên cảnh, non nước hữu tình với biển xanh biếc, nhấp nhô nhiều con sóng bạc đầu rất nên thơ của bang California.

© 2008 www.danchimviet.com

61 Phản hồi cho “Đặng Thùy Trâm: Con Tim chân chính”

  1. Tuổi trẻ says:

    Nghĩa trang liệt sĩ nơi biên giới

    Chỉ còn đúng một tuần lễ nữa là tới dịp kỷ niệm tròn 35 năm ngày bọn bành trướng Bắc Kinh dùng hơn 50 vạn quân tràn sang xâm lược 6 tỉnh Biên Giới phía Bắc của nước ta gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai, Lai Châu. Khoảng 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đã bất ngờ tràn qua Biên Giới giết chết hơn 10 ngàn dân thường trong đó chủ yếu là ông bà già, phụ nữ và trẻ con. Đặc biệt, vì giặc Tàu tấn công đột ngột vào lúc sáng sớm nên nhiều đơn vị biên phòng và tự vệ của ta đang ngủ đã bị giặc Tàu sát hại một cách dã man. Nhiều người nay vẫn chưa tìm thấy xác do bị thất lạc, hoặc do đường biên giới bị giặc Tàu lấn vào đất ta nên nhiều xác còn kẹt lại trên phần đất đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
    Sau năm 1979, các tỉnh biên giới đã xây các Nghĩa Trang Liệt Sĩ cho bộ đội ta hi sinh trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung để qui tập gần 10 ngàn liệt sĩ. Nhưng thật kỳ lạ là từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990(1), đảng ta đã cấm không cho nhân dân vào thắp hương và viếng mộ các liệt sĩ, kể cả vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và ngày 17/2 hàng năm vì sợ mất lòng “các đồng chí” lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc “anh em”. Ngay tại đài tưởng niệm Liệt Sĩ Ba Đình Hà Nội, ngày 17/2/2013 năm ngoái, các cảnh vệ cũng đã nhận được mật lệnh ngăn không cho đồng bào ta mang vòng hoa vào thắp hương kính viếng các hương hồn Liệt Sĩ chống Tàu tại đó.
    Trong khi các Nghĩa Trang Liệt Sĩ nơi Biên Giới phía Bắc giờ đây đã hoang tàn không được tu bổ đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng thì đồng chí Chiêu Thống họ Nguyễn vừa giao cho PTT Hoàng Trung Hải 25 tỷ đồng để xây dựng lại một nghĩa trang lính Tàu tại thị xã Mường Lay có 52 mồ giặc. Thật đau thương và oan khuất cho 10 ngàn Liệt Sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên Giới Phía Bắc của Tổ Quốc trước giặc cộng sản Trung Quốc xâm lược!

    Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao).

    • Hùng says:

      trích: “Nhưng thật kỳ lạ là từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990(1), đảng ta đã cấm không cho nhân dân vào thắp hương và viếng mộ các liệt sĩ, kể cả vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và ngày 17/2 hàng năm vì sợ mất lòng “các đồng chí” lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc “anh em”.
      Luận điệu trên là một sự bịa đặt và xuyên tạc trắng trợn. Sự bịa đặt và xuyên tạc trắng trợn đó đã xúc phạm vong linh các Liệt sỹ Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc.

      Trích: “Ngay tại đài tưởng niệm Liệt Sĩ Ba Đình Hà Nội, ngày 17/2/2013 năm ngoái, các cảnh vệ cũng đã nhận được mật lệnh ngăn không cho đồng bào ta mang vòng hoa vào thắp hương kính viếng các hương hồn Liệt Sĩ chống Tàu tại đó”.
      Đài tưởng niệm Liệt Sĩ Ba Đình Hà Nội là Đài tưởng niệm cấp quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt. Ai muốn đến viếng, đến dân hương hoa tưởng niệm đều phải có trình báo, xin phép và được kiểm tra hương, hoa để bảo đảm an toàn, đề phòng những kẻ phá hoại, khủng bố. Chúng tôi là các đoàn cán bộ, sỹ quan quân đội từ Đà Nẵng ra, khi vào dâng hương, hoa để viếng và tưởng niệm cũng phải trình báo, xin phép và chịu sự kiểm tra. Bất cứ ai, dù là ông trời mà không tuân thủ các quy định trên đều cấm lai vãng chứ đừng nói đến chuyện vào viếng với tưởng niệm. Hơn nữa cái đám người ngày 17/2/2013 năm ngoái đến Đài tưởng niệm Liệt Sĩ Ba Đình Hà Nội để viếng đã ngang ngược không trình báo, không xin phép, không cho cảnh vệ kiểm tra theo quy định, lại còn có mục đích không tốt, không lương thiện, lợi dụng việc viếng các Liệt sỹ để bôi nhọ nhà nước. Loại người như vậy phải cấm chỉ, không bao giờ cho chúng đến những nơi linh thiêng của tổ quốc và nhân dân.

      • LeThiep says:

        Dư lợn viên láo thật , dám chê các tướng lãnh, nhân sĩ, trí thức dưới đây đần độn không biết luật lệ ở Liệt Sĩ Ba Đình :

        HÀ NỘI: CẢN TRỞ KHÔNG CHO VÀO VIẾNG ĐÀI LIỆT SĨ

        Sáng nay, 17.2.2013, kỷ niệm 34 năm Chiến tranh biên giới 2/1979 chống Trung Cộng xâm lược, một đoàn các vị nhân sĩ trí thức và đồng bào, gồm các vị: Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên TW Đảng, lão thành Cách mạng; TS. Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Nguyễn Trung cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Nhà thơ Việt Phương nguyên Thư ký của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Ông Trần Đức Nguyên thanh viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, GS. Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện…. và nhiều thanh niên, trí thức Hà Nội đã mang vòng hoa: ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SỸ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, tới viếng Đài Tưởng nhớ Liệt sỹ tại Hà Nội.

        Rất đáng buồn là lực lượng bảo vệ Đài Tưởng niệm đã gây cản trở và không cho đoàn bước vào viếng.

  2. Hồ Minh says:

    Nghĩa trang ấy chôn ai?

    Ai có dịp đi du lịch lên Sapa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam đều thấy một “nghĩa trang liệt sỹ người
    Trung Quốc” hiển nhiên an tọa tại xã Ô Quí Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
    Tôi hỏi anh Thắng- thợ chụp hình, người dân địa phương, “Nghĩa trang ấy chôn ai? Tại sao
    có một nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc tại SaPa, Lào Cai, Việt Nam, em biết không?” Thắng
    bảo: “Chôn mấy người lính Trung Quốc xâm lăng Việt Nam chết trận năm 1979, còn chuyện
    tại sao nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc lại đặt ở đó, em cũng thấy quá phi lý.
    Nhưng anh hỏi chính quyền địa phương sẽ rõ”. Tôi hỏi ông N.V.C bí thư chi bộ tổ 8 Sapa, ông
    ấy nói: “Nơi đó là tổ 11, 12, thị trấn Sapa, nơi chôn lính Trung Quốc xâm lược VN năm 1979
    nhưng không hiểu tại sao gọi là “nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc”.
    Tôi định bước sâu vào trong xem thực hư ra sao nhưng đã bị rào chặn.
    Đề nghị chính quyền thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai giải thích rõ tại sao lại có chuyện phi lý này.
    Theo FB Việt Nam.

    • Huỳnh says:

      Vớ vẫn. Ở VN làm gì có “Nghĩa trang “liệt sỹ” TQ” chết trận trong cuộc TQ xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN. Nếu ông cán bộ xã, huyện nào đó mà nói như thế thì đó là những kẻ ngu sử, hoặc là đám con nít vô học lên làm cán bộ.

      Sự thật là như thế này. Ở các tỉnh phía Bắc sông Hồng có trên 40 nghĩa trang liệt sỹ lính TQ, điều đó có thật. Nhưng không phải nghĩa trang liệt sỹ lính TQ chết trong cuộc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc của VN, mà là lính TQ chết trong giai đoạn từ 1965 đến 1968, khi TQ ép VN phải cho nhiều sư đoàn công binh và sư đoàn phóng không sang làm đường và bắn máy bay Mỹ “giúp VN”. Tổng cộng có tất cả 3 sư đoàn lính TQ sang VN thời kỳ từ 1965 đến 1968, gồm 2 sư đoàn công binh và 1 sư đoàn phòng không, tất cả các đơn vị lính TQ đều đóng quân ở từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt – Trung, tức là phía Bắc sông Hồng. Số lính TQ ở Bắc sông Hồng khoảng 32 nghìn quân, số lượt lính TQ sang VN khoảng 310 nghìn quân, vì cứ 6 tháng thì họ thay lính một lần, tức là lính đã ở VN 6 tháng thì về nước để đổi lính mới sang.

      Trích từ bài NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI RA”. của Tiến sĩ Vũ Cao Phan, đăng trên web VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC: http://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=359:

      “2. Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến – có lúc lên đến hơn nửa triệu – nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận. Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân …), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu. Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc. Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen. Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5. Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt – Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương). Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.”

      • Trực Ngôn says:

        Hà hà hà ! bạn Hồ Minh không vớ vẩn đâu. Nhờ những ý kiến của các bạn đọc mà chúng ta lần mò ra được những “bí mật quốc gia” mà CSVN dấu nhẹm như mèo dấu kít trong suốt mấy chục năm qua!

        Trong cuộc chiến tranh 1960- 1975 CSVN hô hào ‘chống Mỹ kíu nước’ ở miền Nam để đánh phá VNCH, thì ngay tại miền Bắc đã có trên 320’000 lính TQ hiện diện!

        Rõ ràng chủ trương của HCM và CSVN là: đuổi Mỹ cửa trước để rước kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam (là TQ) vào nhà qua ngã cửa sau!

        Đại sứ TQ thăm nghĩa trang lính TQ tử trận ở VN!

        Trích: “Theo Tân Hoa Xã, buổi tưởng niệm có ông Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là Khổng Huyển Hựu và bà Ngô Thị Chinh phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tham dự. Theo hãng tin này thì có 320.000 binh lính và chuyên gia Trung Quốc đã sang Việt Nam theo yêu cầu của đảng cộng sản và nhân dân Việt Nam, và 1.446 người đã tử trận và theo thỏa thuận giữa đôi bên, những người này đã được chôn cất tại Việt Nam“!

        Em Đặng Thùy Trâm ơi, không chỉ riêng em mà tất cả nhân dân VN đã bị CSVN lừa gạt gần một thế kỷ nay!

      • Nguyen Trong says:

        Hưỡn đâu mà đọc và tin dư lợn viên :

        Tổng thống Nga Putin: Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

        Trần quốc Thuận – phó chủ nhiệm quốc hội CSVN : “ Ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống… Nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng đó lại là đạo đức của cách mạng “.

        Nguyễn Khải -đại tá, phó chủ tịch hội nhà văn CS: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

        Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến : Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

      • Hùng says:

        Trực Ngôn ngu thế. 320 nghìn lượt khác với 320 lính có mặt thường trực.
        Việc lĩnh TQ và lính Bắc Triều tiên có mặt ở Bắc VN từ 1965 đến 1968 thì có gì mà dấu diếm, Nhà nước VN đã bạch hóa đã 30 năm nay, toàn dân miền Bắc và tất cả bộ đội từ trước đến nay ai cũng biết, chỉ có Trực Ngôn quá ngu nên không biết mà thôi.

      • Trực Ngôn says:

        Trực Ngôn ngu thế. 320 nghìn lượt khác với 320 lính có mặt thường trực” (Hùng)

        Ai là kẻ “ngu hay dốt” thì đã có bạn đọc đánh giá!

        Còn nếu như Hùng cố tình giả mù không thấy, hay lùn trí như những đưá trẻ lên 3 tuổi thì tùy ý!

        Hãy đọc thông tin ở trên cho kỹ: “Theo hãng tin này thì có 320.000 binh lính và chuyên gia Trung Quốc đã sang Việt Nam theo yêu cầu của đảng cộng sản Việt Nam” (bỏ chữ nhân dân)!

        ngụy biện như trên chỉ lòi thêm cái dốt thôi, chửi người hoá ra chửi chính mình đấy!

      • Tudo.com says:

        @Huỳnh says:lính TQ ở Bắc sông Hồng khoảng 32 nghìn quân, số lượt lính TQ sang VN khoảng 310 nghìn ”

        Số lính TQ đó chẳng những giúp ta chiến đấu xây dựng mà còn lo chăm sóc. . .Vợ. .Con của các chiến sĩ ta đi B vào Nam.
        Và thật là vô ân vì không ai để ý. . .nhớ là vài trăm nghìn đứa con rơi Tầu Lai còn ở lại VN như tên Huỳnh trên đây.
        Đề nghị nhà nước ta nên có chính sách DNA để biết tông tích con của những chiến sĩ đi B, và xác định. . .giống, giống Bác Hồ Tập Chương.
        Chúc đồng chí Huỳnh mai mắn !

  3. DN says:

    Người con gái con gái liễu yếu đào tơ như Đặng thùy Trâm cũng bị bọn Quỉ Đỏ mọi rợ đẩy vào chỗ chết, chúng đẩy hàng triệu người vào chỗ chết, gây thêm hàng triệu cái chết khác cho người miền nam VN

    Nhận lệnh của cộng sản quốc tế, bọn CS Việt Nam mù quáng đưa dân tộc vào chỗ chém giết nhau ba mươi năm đằng đẵng, tội ác của chúng dù chặt hết tre trên rừng cũng không ghi hết tội

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Tại sao những người không cùng một huyết thống, như người Mỹ, lại có thể bắt một nhịp cầu tri âm, trong khi người Việt không thể chấp nhận nhau?”

    Vì sao?

    Người lính Mỹ và người lính VNCH họ đọc nhật ký của một người phe địch họ thấy lòng yêu nước thì dù người đó không thuộc cùng phe họ cũng vẫn trân trọng lòng yêu nước. Còn CSVN có trân trọng lòng yêu nước của những người thuộc phe địch hay không? Thí dụ, những người lính VNCH đã chống Trung Quốc ở Hoàng Sa có được CSVN đề cao hay không? Những người CS cho rằng đề cao lòng yêu nước của người phe địch là đánh đồng địch với ta, là sai với quan điểm giai cấp. Đó chính là quan niệm phân biệt địch ta theo kiểu Lê nin đã ăn sâu vào xương tủy những người CSVN mà ngày nay họ vẫn không gột rửa được.

  5. Minh Đức says:

    Nhật Ký Đặng Thùy Trâm giá mà không có thì hơn.

    Đặng Thùy Trâm giá mà không xung phong vào Nam thì hơn.

    Các thương binh ở Đức Phổ giá mà đừng hiện diện ở Đức Phổ thì hơn.

    Giá mà Đặng Thùy Trâm ở lại làm bác sĩ ở miền Bắc săn sóc dân miền Bắc thì hơn.

    Các thương binh ở Đức Phổ giá mà đừng vào bộ đội mà làm nông dân hay công nhân thì hơn.

    Giá mà đừng có cái màn Chống Mỹ Cứu Nước, Giải Phóng Miền Nam thì hơn.

    Giá mà miền Bắc chuyển sang kinh tế thị trường từ 1954, để cho Mỹ và các nước tư bản vào đầu tư thì hơn.

    Miền Nam cũng theo kinh tế tư bản để cho Mỹ và các nước tư bản vào đầu tư và miền Bắc cũng thế thì đâu cần phải ai giải phóng ai.

    Hai miền cứ thế mà phát triển kinh tế thay vì “giải phóng” làm tan nát cả hai miền thì hơn.

    Hai miền cùng phát triển sung túc như thế biết đâu Việt Nam không đến nỗi phải chịu cảnh ngày nay lép vế với Trung Quốc, nhìn Trung Quốc lộng hành ngoài biển Đông mà bất lực không dám chống lại.

  6. Dân Đức Phổ, Quảng Ngãi says:

    Cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ xâm lược đã sản sinh ra hàng chục triệu người như Đặng Thùy Trâm trên cả 2 miền Nam – Bắc. Nhờ đó mà chế độ VNCH do quân xâm lược Pháp, Mỹ đẻ ra và nuôi dưỡng đã bị tiêu diệt đến tận gốc rễ, nên mới có đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc như ngày hôm nay.

    • Cù Lần Lửa says:

      Bà nó, Thái Lan nó không cần chiến tranh giai cấp, mà nó an vui hả hê..

      Nam Dương chẳng có đảng cộng Phỉ bố lếu, mà nó phú cường no đủ..

      Còn Việt Nam bạc mệnh ta, qua tay mấy thằng Cộng phỉ Nghệ tĩnh Già
      Hố và đồ tể Giáp……

      Dân ta gặm bo bo củ mì mấy chục năm! Nếu thằng Mỹ nó không thương
      dân mình, nó không v à à à o, và Ngụy không v ề ề ề cứu dân, thì dân rã
      họng ra, mà Rợ Hồ cộng Phỉ cỏn bòn rút xương tủy dân tôi đến bao giờ?

    • Builan says:

      Đã có một Nguyễn Thân
      Đã một PHẠM VĂN ĐỒNG tự là Đồng Vâu , Đồng đui
      Cái gen di truyền sớm nẫy sinh thêm tên lâu CCCĐ10 Dân Đức Phổ, Quảng Ngãi thì là chuyện rất thường !

      Chúc mừng Quãng Ngaĩ hay nên chia buồn , thưa bà con ???

  7. DâM TiêN says:

    Cô Trâm coi một trạm xá, tứ bề rừng núi và Cộng phỉ vây quanh,

    nên ý định vào Nam đi B, chờ cơ hội ” ra chiêu hồi ” không thành.

    Và cô trở nên… anh hùng trên đầu môi chót lưỡi Cộng phỉ ! Buồn,

  8. tranle52 says:

    …Năm 1964, tôi mười bẩy tuổi. Vào tuổi ấy, tất thảy thanh niên ở miền Bắc không có quyền nghe đài nước ngoài, không có ti-vi, không có máy quay đĩa, không có bất cứ nguồn thông tin nào ngoài báo chí cộng sản và đài phát thanh trung ương. Lần đầu tiên, tôi được nghe những bài hát nước ngoài là năm tôi mười sáu tuổi. Mùa hè năm 1963, anh họ tôi là phiên dịch tiếng Nga dẫn tôi cùng đứa em trai đến nhà ông chuyên gia mỏ thiếc Tĩnh Túc ở Hà Nội. Ông bà ấy đón tiếp rất tử tế, ngoài việc chiêu đãi bánh ngọt và nước trà chanh, còn mở máy quay đĩa cho chúng tôi nghe. Cảm giác của tôi lúc đó là choáng váng, như muốn chết. Đó là cảm giác thật sự khi con người lạc vào một thế giới mà họ vừa cảm thấy ngây ngất vừa cảm thấy như ngạt thở. Đĩa nhạc đó là của Roberto… (không nhớ họ), một giọng ca Ý tuyệt diệu nhưng chết trẻ. Những bài hát tôi nghe là các bài nổi tiếng cổ truyền: Ave Maria, Santa Lucia, Paloma, Sérénade, Histoire d’amour, Besame Mucho…
    Ra khỏi cửa nhà ông chuyên gia Nga nọ, tôi bước đi loạng choạng. Lần đầu tiên, tôi hiểu rằng cuộc sống của chúng tôi là cuộc sống của những kẻ bị nhốt dưới hầm. Những bài hát kia là một thứ ánh sáng mà lần đầu tiên tôi được thấy. Ánh sáng đó rọi từ một thế giới khác, hoàn toàn ở bên ngoài chúng tôi. Kể lại chuyện này, để hậu thế nhớ rằng, thời đại của chúng tôi là thời đại của một thứ chủ nghĩa ngu dân triệt để. Một thứ chủ nghĩa ngu dân tàn bạo, nó buộc con người sống như bầy súc vật trong một hàng rào được xây nên bằng đói khát, hà hiếp và tối tăm.
    Khi con người bị điều khiển cùng một lần bằng tiếng gào réo của dạ dầy và cái bỏng rát của roi vọt thì họ không thể là người theo nghĩa thực sự. Chủ nghĩa ngu dân là thứ lá chắn mắt ngựa, để con vật chỉ được quyền chạy theo chiều mà ông chủ ra lệnh. Khi tất cả những con ngựa đều chạy theo một hướng, ắt chúng tạo ra sức mạnh của “bầy chiến mã”, nhất là khi, trong máu chúng đã cấy sẵn chất kích thích cổ truyền “chống xâm lăng”.
    Với lũ trẻ là chúng tôi thời ấy, danh từ Xâm lăng dùng để chỉ: quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh, và bây giờ là quân Mỹ. Danh từ ấy đồng nghĩa với Tô Định, Mã Viện, Thoát Hoan…Tóm lại, Mỹ là lũ giặc phương Bắc nhưng mũi lõ, mắt xanh, tóc vàng.
    Ngôn ngữ vốn là một nhà tù, mà chúng tôi không có điều kiện để tiếp cận với các nguồn thông tin khác, các ngôn ngữ khác, nên hiển nhiên chúng tôi là đám tù binh ngoan ngoãn sống trong nhà tù ấy, đinh ninh rằng mình ra đi là để bảo vệ non sông.
    Bởi vì, tổ tiên chúng tôi đã quen chết hàng ngàn năm để chống lại những kẻ thù mạnh hơn họ bội phần, chúng tôi cũng sẵn sàng ra chiến trường chống quân xâm lược Mỹ theo đúng cách thức ấy.
    Đó là lý do tôi nói, “sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân”.

    DTH.

  9. Nhân Dân Việt Nam - says:

    VỚI NHỮNG ANH HÙNG NHƯ VẬY – CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ CHIẾN THẮNG !

    • DâM TiêN says:

      Với những…oan hồn như vậy, cộng phỉ an nam ăn phải bả chiến thắng.

      Với những…oan hồn như vậy, nhăn răng tui gặm bo bo củ mì mãn kiếp.

      Nếu thằng Mỹ nó không v à à à ào, thì cộng phì an nam có thoát khỏi bàn
      tay Tàu Ô chăng ? Và sau này, Cộng phỉ liệu thoát khỏi đòn THÙ chăng?

      (Đã không biết ăn năn, còn mang thêm dầu đổ vào lửa hờn của nhân dân).

  10. Thanh Nguyen says:

    Đối với tôi Thùy Trâm chẳng qua là sản phẩm tuyên truyền của chế độ CS cho một trí thức trẻ nhiệt huyết miền bắc thời chiến. Chẳng qua đảng làm rầm rộ chiến dịch học hỏi gương Thùy Trâm vì muốn tái khẳng định nhân sinh quan một thí dụ điển hình vì nước tin đảng của một trí thức cho giới trẻ hôm nay đa phần thích học đòi .Thử hỏi dưới chế độ độc tài, kiểm soát hộ khẩu, lương thực hằng ngày, cộng thêm lối giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền miền nam nghèo đói rên rĩ bởi chế độ “Mỹ Ngụy” thì ai có máu một chút cũng tin vào đảng và tình nguyện đăng lính vào nam giải phóng thôi. Ngày hôm nay đã có câu trả lời, cứ hỏi các trí thức trẻ miền bắc được đi du học, thấy được các khác nhau giữa tư bản và cộng sản xem mấy ai ủng hộ cái chế độ thối nát và vô năng này. Nói đâu xa, các blog của những cử nhân, tiến sỹ thạc sỹ trên nét tỏ nổi bất mãn quốc sự và thể chế đầy ra đấy.

Phản hồi