WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vùng biển Đông vẫn im lặng khó hiểu

Điều mà Trung Quốc lo ngại và muốn tránh hôm nay đã thành hiện thực. Sau một thời gian dài im lặng, trong hội nghị an ninh khu vực các nước ASIAN ngày 23/07/2010 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton đã thẳng thừng bày tỏ quan điểm rằng việc duy trì tự do thông thương trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông là thuộc lợi ích quốc gia của các nước trong đó có Hoa Kỳ.

Hillary Clinton thăm Hà Nội 7/2010

Trong đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates cũng đồng thanh tuyên bố: “Biển Đông là khu vực quan ngại ngày càng gia tăng. Vùng biển này không chỉ quan trọng đối với những nước tiếp giáp với nó, mà còn là mối quan ngại đối với tất cả các quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh ở Á Châu”.

Trung Quốc từ lâu đã khoanh vùng biển này thành vùng (được gọi là) lưỡi bò, bao trùm dọc theo bờ biển của Việt Nam, qua bờ biển của Philippin, kéo tận xuống Malaysia và gẩn đến Indonesia và tuyên bố vùng biển này thuộc chủ quyền của họ. Như vậy một cách công khai, Trung Quốc đã xâm phạm phần lớn hải phận quốc tế trong vùng, đồng thời lấn chiếm chủ quyền biển đảo của nhiều nước có thềm lục địa tiếp giáp. Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm dụng, gần như mất hoàn toàn chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vùng biển rộng lớn này sở dĩ có tầm mức quan trọng vì:

1) Khả năng có nguồn tài nguyên với những túi dầu rất lớn,
2) Là tuyến đường biển có lưu lượng hàng hải trên 50% của cả thế giới, nối Châu Á với Châu Âu, Trung Đông, và Châu Phi.
Riêng đối với Trung Quốc, trong ý đồ trở thành cường quốc số 1, vùng biển này còn có một tầm quan trọng đặc biệt, đó là đầu tuyến để phong toả phía nam bán cầu.

Trong khi Hoa Kỳ cho rằng muốn bảo vệ quyền tự do đi lại vì lợi ích quốc gia trong hải phận quốc tế ở đây thì ngược lại Trung Quốc tỏ ra giận dữ vì cho rằng xâm phạm vào vùng biển này là xâm phạm vào vùng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng tỏ ra muốn hỗ trợ giải quyết tranh chấp biển đảo và lãnh hải theo Công ước của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc thì vẫn tuyên bố là chủ quyền vùng biển này và những quần đảo trong đó có Hoàng Sa Trường Sa theo kiểu của riêng mình, họ còn cho rằng Hoa Kỳ đang can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác. Trung Quốc đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đang cấu kết với nhiều nước trong vùng để gây thù địch (?) với Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ đặt trọng tâm hãy tách rời vấn đề vùng biển quốc tế và vấn đề chủ quyền biển đảo.

Tuy nhiên nhiều tác động cho thấy Hoa Kỳ vừa thay đổi thái độ với Trung Quốc từ mềm dẻo trở thành cứng rắn không phải chỉ riêng vì lợi ích quốc gia, mà còn vì động thái bành trướng của Trung Quốc đã đi vào giai đoạn đe dọa toàn cầu. Hoa Kỳ cũng đã (tương đối) rảnh tay ở Trung Đông để tập trung vào an ninh và nền hòa bình ở Á Châu và Thái Bình Dương.

Nhiều dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ nhìn nhận Việt Nam là quốc gia có tầm quan trọng trong chiến lược đối đầu với Trung Quốc. Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Clinton biểu hiện rõ ràng mong muốn Việt Nam cùng cộng tác trong phương án kết hợp ngăn chận, bà đã bắn tiếng chung ở hội nghị: „:“Hoa Kỳ cam kết làm việc với các bạn để đem lại hòa bình, thịnh vượng, an ninh và cơ hội nhiều hơn cho tất cả mọi người dân ở khu vực Á châu – Thái Bình Dương. Để làm được điều đó, chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn. Chúng tôi mong được làm việc với các bạn”.

Sau lời tuyến bố của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bà Clinton, Trung Quốc càng lên giọng cho rằng có chủ quyền“ không thể tranh cãi” đối với toàn bộ Biển Đông, nhưng lại có thái độ tỏ ra “tử tế“ hơn khi nói rằng vẫn „cho phép“ những quốc gia khác được tự do thông thương qua vùng biển và trên vùng không gian. Trạng thái biến đổi “cứng – mềm“ này có ý nghĩa gì?

Trung Quốc cũng đang dùng chiêu bài “chỉ muốn giải quyết tranh chấp song phương với từng quốc gia “trong vùng Biển Đông. Nhưng ai cũng hiểu rõ rằng đây chỉ là sự dụ dỗ nhằm lẩn tránh áp lực của “sức mạnh liên minh“. Mưu đồ làm chủ thế giới của của Trung Quốc với sự xâm lấn chủ quyền của các nước khác đã vào thời điểm nghiêm trọng và nỗ lực ngăn chận đang được quốc tế hoá.

Việt Nam hoàn toàn bị động trong sự việc tranh chấp chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này của Việt Nam đã bị Trung Quốc chủ động xâm chiếm. Kể từ đó, sau phản ứng yếu ớt Việt Nam đã im lặng và tỏ ra bất lực gần như đến độ chấp nhận hoàn cảnh này. Qua khẩu hiệu “bốn tốt“ và „mười sáu chữ vàng“, Việt Nam lại còn tỏ ra thân thiện với Trung Quốc một cách đáng ngờ vực. Người dân Việt Nam đã bị Nhà nước trấn áp khi lên tiếng phản đối, cần thiết thì họ phải lén lút bày tỏ. Ai cũng biết rằng nhà nước Việt Nam đang núp dưới bóng Trung Quốc để tiến tiệm quyền lực lãnh đạo đất nước.

Rõ ràng Nhà nước Việt Nam đã vì quyền lợi của Tổ chức (đảng Cộng Sản Việt Nam) mà quên đi quyền lợi của Tổ quốc. Trên bình diện quốc gia đó là một trọng tội của một nhà nước.

Mặt khác, sự ám ảnh của quá khứ chiến tranh làm cho cái nhìn của Nhà nước Việt Nam về Hoa Kỳ và các nước đồng minh -trong đó có liên hiệp Châu Âu- vẫn còn trong sự nghi hoặc và đố kỵ. Tuy nhiên để bảo vệ chủ quyền của đất nước -mà kẻ xâm lăng lại là Trung Quốc- thì VN còn có con đường nào?

Dư luận Hoa Kỳ và các nước Á Châu cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ trong hội nghị đã vén màn lên án Trung Quốc bành trướng trong đó có phần bày tỏ quan ngại đối với việc hải quân Trung Quốc ngày càng trở nên hung hãn, uy hiếp tầu đánh cá và bắt bớ giam cầm ngư đoàn của những quốc gia khác trong vùng, trong đó có nhiều trường hợp là ngư dân Việt Nam.

Lời tuyên bố dõng dạc của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ bà Clinton phản đối sự xâm lược của Trung Quốc đang làm phấn chấn các nước bị ảnh hưởng và nhiều quốc gia đang lên tiếng ủng hộ. Nhưng riêng ở Việt Nam, cho đến hôm nay vẫn chưa có quan chức tầm cỡ nào (dám?) công khai quan điểm của mình. Giới quan sát linh cảm một sự ngấm ngầm khó hiểu trong nội bộ cấp lãnh đạo của Nhà nước. Tuy nhiên điều này cũng có thể hiểu được nếu vì an ninh và bí mật quốc phòng.

Nhưng giới truyền thông trong nước cũng hoàn toàn im lặng hẳn là một sự thể quá đỗi bất cập. Kinh nghiệm từ vụ „Đường sắt Cao tốc“ -thông qua những bài viết từ các chuyên gia, bình luận gia- đã chứng tỏ tác dụng ưu việt của sự công khai thông tin trong dư luận. Diễn đàn báo giới với thông tin đa chiều đã hướng dẫn vấn đề đến phương án giải quyết có thể đạt được „lợi ích quốc gia“ (theo lối nói của Hoa Kỳ) hoặc „lợi ích cốt lõi“ (theo lối nói của Trung Quốc) đúng và hiệu qủa nhất.

Tuy nhiên ở Việt Nam, Vùng Biển Đông vẫn im lặng khó hiểu.

Việt Nam đang đứng trước “ngã ba lịch sử“. Để giành lại chủ quyền biển đảo, Việt Nam nên công khai đặt câu hỏi theo hướng khách quan và tự tin là: “chọn Hoa Kỳ hay chọn Trung Quốc là đồng minh“ thay vì theo lối đi đằng sau: “theo Mỹ hay theo Tầu“.

Đây có thể là một “cơ hội“! Mà cũng có thể là một “đại nạn“! Một tình huống nếu sáng suốt, Việt Nam sẽ từ đây có thể trở thành một nước cường thịnh như  Nhật, hay Singapore, hoặc Nam Hàn… ngày nay. Hoặc cũng có thể rồi sẽ từ đây mà trở thành một “Bắc Hàn anh em“… cũng không chừng. Dễ lắm!

© Hoàng Linh Vương
© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Vùng biển Đông vẫn im lặng khó hiểu”

  1. Phạm Bình says:

    Chẳng có cái Nhà nước, Chính quyền nào quái gở như Nhà nước, Chính quyền Việt Nam.
    Một mặt cứ ve vãn Hoa Kỳ, Nga Xô, Pháp quốc…hợp tác quân sự và cái miệng bà phát ngôn Bộ ngoại giao cứ như cái “lỗ đít vịt” lặp đi lặp lại rằng ” có bằng chứng không thể chối cãi”…rồi một mặt thì bắt giam những tiếng nói như Pham Thanh Nghiêm, Điếu Cày…..người dân thì lén lút yêu nước, viết tắt HS-TS- VN….
    Thật là đỉnh cao của sự bỉ ổi!

  2. DO NGHE says:

    Bien Dong MY VIET tinh TU LAU
    TAU CONG chui vo se BE DAU
    CAN BA My cho TAU HUNG HET
    HAT NHAN Viet co DAU SAN SAU
    Nhuc ke Viet bay TAU TUONG BO
    Hang nhap MY giam TAU LAO DAO
    Com hoi NGAN NAM au co MOT
    Thien co MY VIET moi THAM GIAO
    (Tòa soạn: Mời bạn vào VPS Keys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  3. Nguoi Quan Sat says:

    Việc Hoa kỳ chắp nanh cho Trung cộng được hưởng “quy chế tối huệ quốc” thưởng cho người bạn tử thù thành bạn mới sau khi họ xua quân đánh vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt nam thưởng cho kẻ đã xua quân tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt nam đã giúp cho con Hổ giấy đầu tiên cựa quậy và bừng tình tăng tốc làm ăn kinh tế rồi vươn lên là quốc gia đứng hành thứ 2 thế giới hôm nay. Có sẵn tiền trong túi nay con hổ giấy đã mọc nanh vuốt nhọn có thể tát chết Cọp già như các bạn xem bài nói về Hổ giấy Trung quốc hôm nay dưới đây:
    “Mỹ e ngại trước tên lửa diệt tàu sân bay của Trung Quốc ”
    Không gì có thể thể hiện sức mạnh trên không và trên biển toàn cầu của Mỹ sinh động hơn và thuyết phục hơn những con tàu sân bay. Với hàng trăm phi cơ chiến đấu có thể thâm nhập sâu vào vùng chiến sự được xếp san sát trên boong tàu, hạm đội tàu sân bay bất khả chiến bại của Mỹ từ lâu đã thống trị vùng biển. Tuy nhiên, phải chăng Trung Quốc sắp chấm dứt thời kỳ huy hoàng này của Mỹ? Các nhà lập kế hoạch của Hải quân Mỹ đang lo sốt vó trước một loại vũ khí do Trung Quốc phát triển. Đó là tên lửa tiêu diệt tàu sân bay chưa từng xuất hiện trên thế giới được đặt tên là Dong Feng 21D (Đông Phong 21D). Theo các nhân phân tích, đây là loại vũ khí có khả năng thay đổi cuộc chơi. Tên lửa này có thể được phóng đi từ đất liền và có đủ độ chính xác để thâm nhập vào hàng rào phòng vệ của cả những chiếc tàu sân bay tân tiến nhất đang di chuyển ở khoảng cách hơn 1.500km. Các chuyên gia quân sự dự đoán, vụ thử nghiệm tên lửa Dong Feng 21D cuối cùng có thể diễn ra sớm nhất vào cuối năm nay mặc dù câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu Trung Quốc có nhanh chóng hoàn thiện được độ tấn công chính xác của tên lửa này đến mức đủ để có thể de doạ một tàu sân bay đang di chuyển ngoài khơi hay chưa. Tên lửa Dong Feng 21D, một phiên bản của loại vũ khí đã từng được trưng bày trong một cuộc diễu binh quân sự hồi năm ngoái, có thể sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về vai trò của Trung Quốc trong cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương. Theo đó, khả năng can thiệp của Washinton vào bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào liên quan đến Đài Loan hoặc CHDCND Triều Tiên sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Và các tàu thuyền Trung Quốc không còn có khả năng ra vào an toàn khu vực lãnh hải quốc tế gần đường bờ biển kéo dài 18.000km của Trung Quốc. Trong khi một quả bom hạt nhân về lý thuyết có thể đánh chìm một con tàu sân bay với giả định người dùng sẵn sàng mạo hiểm dùng đến vũ khí nguyên tử thì sự độc đáo của tên lửa Dong Feng 21D là ở chỗ nó được trang bị đầu đạn thông thường nhưng vẫn có khả năng tiêu diệt mục tiêu di động được bảo vệ cực kỳ chặt chẽ với độ chính xác rất cao. Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên.
    Được tài trợ bởi ngân sách quốc phòng tăng hai con số hàng năm trong suốt gần 2 thập kỷ qua, Hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng lớn nhất Châu Á và họ đã không còn giới hạn nhiệm vụ của mình ở việc lấy lại Đài Loan mà vươn tới việc mở rộng vùng ảnh hưởng sâu vào khu vực Thái Bình Dương và những tuyến đuờng giao thương trên biển quan trọng. “Hải quân Mỹ từ lâu đã lo sợ về khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Với sự xuất hiện của tên lửa chống tàu sân bay Trung Quốc, cụ thể là DF 21D, lần đầu tiên sau Chiến tranh lạnh có loại vũ khí có khả năng kiềm chế sức mạnh của hải quân chúng ta. Và tên lửa DF 21D cố tình được thiết kế vì mục đích đó,” ông Patrick Cronin, giám đốc cấp cao của Chương trình An ninh Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ ở Washington, cho biết. Chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra, Bắc Kinh gần đây đã liên tục công khai yêu cầu Mỹ tránh xa khu vực đại dương rộng lớn mà nước này tự nhận là mình có độc quyền ở đó. Bắc Kinh đã phản đối gay gắt kế hoạch tập trận chung Mỹ-Hàn ở biển Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng sự tham gia của tàu sân bay khổng lồ USS George Washington trong cuộc tập trận này là một hành động khiêu khích bởi nó đặt thủ đô Bắc Kinh vào tầm tác chiến của những chiếc máy bay chiến đấu F-18.

    Trước sự tức giận của Trung Quốc, tàu sân bay của Mỹ đã tham gia vào các cuộc tập trận ở khu vực biển Nhật Bản thay vì ở biển Hoàng Hải như kế hoạch ban đầu. Các quan chức Mỹ phủ nhận sự thay đổi này của họ là do sức ép từ Trung Quốc, nhấn mạnh Bắc Kinh không có quyền bảo họ phải hoạt động ở đâu. “Chúng tôi có quyền tập trận ở khu vực lãnh hải quốc tế ở bất kỳ đâu trên thế giới,” Chuẩn Đô đốc Daniel Cloyd, người chỉ huy lực lượng Mỹ trong cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn kết thúc hồi tuần trước, cho biết. Tuy nhiên, tên lửa mới của Trung Quốc nếu có thể tiêu diệt được tàu sân bay thì nó sẽ phá hỏng chính sách trên của Mỹ. “Trung Quốc có thể vươn xa và tấn công Mỹ trước khi Mỹ có thể đến đủ gần với đại lục để tấn công đáp trả,” ông Toshi Yoshihara, một giáo sư tại trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã nhận định như vậy.
    Tên lửa tiêu diệt tàu sân bay có thể còn để lại những ảnh hưởng về tâm lý lâu dài cho các nhà lập chính sách của Mỹ. Loại vũ khí này đã nhấn mạnh thực tế nghiệt ngã, Hải quân Mỹ không còn giữ được vai trò thống trị những con sóng như nó đã từng giữ suốt nhiều năm qua kể từ sau thế chiến II,” Ông Yoshihara cho biết. Theo giáo sư Yoshihara, Dong Feng 21D đang gây ra sự khiếp sợ nhất định ở Washington mặc dù chủ đề này không được đưa ra bàn bạc rộng rãi trong công chúng vì người ta còn đang mải tập trung vào hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq.
    Các nhà phân tích nhấn mạnh trong khi Trung Quốc đang nỗ lực để xây dựng một hạm đội tàu sân bay cho riêng mình thì nước này sẽ phải mất nhiều thập kỷ nữa mới có thể theo kịp Mỹ về mức độ chuyên nghiệp, đào tạo và kinh nghiệm của các thuỷ thủ trên tàu sân bay. Tuy nhiên, Bắc Kinh chẳng cần phải đối trọng với tàu sân bay của Mỹ bằng tàu sân bay của mình. Dong Feng 21D, tinh vi hơn và rẻ hơn rất nhiều, có thể tấn công thành công một tàu sân bay hoặc ít nhất là ngăn cho nó không đến quá gần lãnh thổ Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Robert Gates đã cảnh báo về mối đe doạ nói trên trong một bài phát biểu hồi tháng 9 năm ngoái tại một hội nghị không quân. “Khi xem xét các chương trình hiện đại hoá quân sự của các nước như Trung Quốc, chúng ta không nên quá lo ngại về khả năng thách thức Mỹ một cách cân xứng như máy bay chiến đấu với máy bay chiến đấu hay tàu với tàu mà nên lo ngại về khả năng của những nước đó trong việc ngăn chặn hoặc phá hoại sự tự do trong hoạt động hay thu hẹp những lựa chọn chiến lược của chúng ta,” ông Gates nhấn mạnh. Dù có nhiều lời đồn đại về Dong Feng 21D nhưng đến nay người ta vẫn chưa

    Tàu sân bay USS George Washington. Ảnh: US Navy.
    biết khi nào và liệu có đúng là tên lửa này của Trung Quốc có sức mạnh to lớn như nói trên hay không. Nhiều chuyên gia tin rằng, Bắc Kinh phải mất cả thập kỷ nữa hoặc hơn thế để biến Dong Feng 21D trở thành mối đe doạ thực sự đối với Mỹ. Tuy vậy, cũng có người cho rằng chỉ trong năm tới hoặc hai năm nữa, Trung Quốc sẽ tiến hành vụ thử tên lửa Dong Feng 21D cuối cùng trước khi đưa nó ra triển khai. Trong khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn chưa đưa ra bất kỳ lời bình luận gì về loại tên lửa mới của họ thì một bài báo dùng bút danh được đăng tải trên Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, đã tưởng tượng ra một kịch bản khi Mỹ phái tàu chiến George Washington đến hậu thuẫn Đài Loan chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng 3 đợt tấn công bằng tên lửa DF 21D. Đợt đầu sẽ làm xuyên thủng thân tàu, gây cháy và ngăn chặn các chiến dịch cất cánh từ tàu sân bay. Đợt tấn công thứ hai sẽ phá hỏng các động cơ của tàu với sự hỗ trợ của các cuộc không kích. Đợt thứ ba là đòn quyết định “khiến tàu Washington chìm xuống đáy đại dương”. Tuy nhiên, kịch bản này vẫn chỉ là sự tưởng tượng nhiều khi hơi quá mức. Người ta sẽ chỉ tin được phần nào khi tên lửa Dong Feng 21D thực sự ra đời. Bao giờ chuyện đó xẩy ra thì chúng ta còn phải chờ xem Cọp già sephãi làm gì trước sức mạnh của hổ giấy đang thành Cọp dữ. Việt nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang sốt sắng lo lắng dõi theo từng bước của con Hổ Giấy thành Cọp dữ này!
    Pais, ngày 6 tháng 8 năm 2010

    Người Quán Sát

  4. Nguyễn Văn says:

    Việt Nam chịu áp lực của Tàu Cộng xâm lăng và cưỡng chiếm, một ám ảnh lịch sử.

    Tình thế này chỉ chấm dứt khi nào VN trang bị một hệ thống phòng thủ và tấn công hạt nhân (nuclear weapons). Nói một cách hình ảnh và ngắn gọn, VN chỉ bảo vệ được mình khi nào trên mảnh đất chữ S này, co một dàn hỏa tiễn nguyên tử trục chỉ Bắc Kinh và Thượng Hải.

    VN cần thiết lập một cách dứt khoát liên minh quân sự với Hoa Kỳ, và khởi động càng sớm càng tốt việc chế tạo bom nguyên tử, cũng như Do Thái đã làm và đứng yên vị ở Trung Đông.

  5. Nguyễn Nghĩa says:

    Đây là lúc gió lặng trước cơn bão lớn. Từ ngày 23/7 tới nay, mệnh đề đã đặt ra : Đồng hành toàn diện với Hoa kỳ là mệnh lệnh của thời đại vì một nền thịnh vượng của VN và an toàn của Đông á / xem CÙ HUY HÀ VŨ /Lúc nay Bộ Chính Trị đang xắp xếp lại vị trí. Rất cần lúc này sự lên tiếng của toàn dân VN , ủng hộ tinh thần liên minh với Hoa kỳ.Vận mệnh dân tộc được quyết định ở phút yên lặng này.

  6. Dan Viet says:

    Chua an song nuot tuoi duoc phe kia , noi ho ra mot ty thi de bi an don ( nhu vu Tran Xuan Bach truoc day ) nen gio day cu ngam mieng la khon hon ca . Chi kho cho dan toc Viet Nam thoi .

Leave a Reply to Phạm Bình