WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ấn tượng Nghệ

Xứ Nghệ quê Bác đẹp, nhưng có vẻ như cái danh của Bác đã bị lạm dụng quá. Đẹp thì hẳn là đẹp rồi. Nhưng vẫn hằn lại trong tôi không ít ấn tượng xấu và… sợ!

Ngôi nhà làng Sen

Chạy đến Vinh thì tối. Mấy ông bạn quí mời dê và một con nhím thật to. Mấy bát tiết canh trên cả tuyệt vời. Ai nấy đều hì hụp. Riêng Alec lắc đầu. Suốt cuộc hành trình, tôi thấy hắn không chừa thứ chi, ngoài tiết canh. Ăn tươi nuốt sống (sashimi) kiểu Nhật người Tây có vẻ chuộng, nhưng uống máu (tiết canh) thì có lẽ muôn đời vẫn chỉ là thú riêng của người Việt.

Ấn tượng đầu tiên nơi tôi sau một thời gian dài trở lại Vinh là sự thay chuyển nhanh, đường sá rộng đẹp. Hình như vì là quê Bác nên dễ xin dự án thì phải. Ừ thì cũng mừng vui trước hình vóc đô thị đang lớn dần. Nhiều đường giữ được cây xanh. Phạm Xuân Nguyên và Alec khen đẹp, nhưng tôi cam đoan chừng vài năm nữa sẽ phải chặt phá hết. Bởi đường sá chả thấy cống thoát nước. Sau này sẽ lại phải đào xới vỉa hè xây cống, làm điện… tất phải phá tan tành những hàng cây xanh ngắt kia.

Còn ấn tượng… xấu đầu tiên khiến tôi khó chịu là câu chuyện “thang máy Phó Thủ tướng” đã viết ở entry trước. Đến giờ, tôi vẫn cứ thắc mắc hoài: tại sao vào khách sạn, lên phòng để ngủ mà ông Phó Thủ tướng cũng không dám đi chung với dân, phải dành hẳn một “chuyên khoang” thang máy?

Một đêm thuyết phục Alec không xong để làm cái bài trao đổi cho báo vì đề tài vướng chuyện “nhạy cảm”.

Định thanh toán tiền phòng thì Alec đã lén trả trước. Đúng là hắn đã bị cô vợ “Bóng đè” Việt hóa quá nhiều rồi. Dặn hắn lần sau đừng thế nữa, hắn chỉ cười, một nụ cười thật hiền.

Sáng về quê Bác. Đường đẹp và rộng hơn cả quốc lộ. Khách nhiều. Có lẽ vì thế mà dạo này hàng quán nhiều ghê. Có hai loại hàng mà chắc không một nơi nào bày bán nhiều như ở đây: đó là ảnh Hồ Chí Minh và dép cao su.

Cả hai khu (làng Hoàng Trù quê ngoại và làng Sen quê nội) bây giờ khang trang quá. Nhất là khu làng Sen quê nội, đã được khoanh xây thành một cụm di tích quá… hoành tráng. Ngôi nhà tranh nhỏ bé, hàng chè tàu thấp tủn khiêm nhường cậu bé Nguyễn Sinh Cung ở ngày trước vẫn nguyên, nhưng đã bị “nhốt” khuất sau hàng lớp lớp những rào sắt khu di tích, những trạm hướng dẫn, đón tiếp, bảo vệ, bán hàng lưu niệm và một khu nhà tưởng niệm uy nghi như một ngôi đền với những hàng cột gỗ to như cột đình.

Tôi không thích khu này. Nó án trước ngôi nhà tranh và hàng chè tàu thấp tủn nhưng đầy hồn vía linh thiêng kia. Tôi thích ngôi nhà làng Sen được trả lại khoảng không gian thanh bình đúng chất quê Nghệ như xưa. Những dự án cổng-đường-đền-trạm vây quanh che ngáng trước ngôi nhà tranh đã vô tình làm giảm đi giá trị di tích và làm mất cảm xúc hồn vía khi bước chân về khu làng Sen lịch sử và thiêng liêng này.

Di tích làng Sen không chỉ là ngôi nhà tranh và hàng chè tàu, mà còn là cả một không gian làng, chứ không phải là mấy khu nhà trưng bày và đền thờ đồ sộ uy nghi lạ lẫm kia. Những thứ đó làm cũng được, nhưng nên đem về Vinh, đưa vào khu bảo tàng chứ không nên cái gì cũng xây tấp vào làng Sen.

Đi một vòng xong Alec hỏi: Thế nhà Bác Hồ ở là… cái nào, cái này à? Alec chỉ tay vào ngôi nhà tưởng niệm với cơ man nào là cột gỗ uy nghi như một ngôi đền. Tôi phải nói rằng không phải, chỗ Bác ở là ngôi nhà tranh bé tẹo nằm khuất phía sau mà mình vào thăm lúc nãy. Lúc đó Alec mới à à đúng rồi, nhưng như thế người ta làm cái nhà to này làm gì nhỉ?

Mộ cụ Nguyễn Du

Tôi không dám trả lời, đánh lảng sang chuyện khác.

Trên đường ra, Phạm Xuân Nguyên chỉ cho tôi xem mấy hàng hoa ban trắng Tây Bắc và hàng loạt các cây- hoa khác từ khắp mọi miền tổ quốc đã được bứng về đây. Sao cứ phải thế nhỉ, làng Sen xưa đâu có những loại cây ấy mà nay lại đua nhau bứng khiêng về trồng trên đất này?

Một tư duy di tích quá nông cạn và phản di tích.

Mộ bà Hoàng Thị Loan tôi đã lên mấy lần rồi nên chạy luôn không ghé. Suốt chặng ra Bắc, gặp 3 điểm có thế phong thủy hiếm thấy trên đời: đó là ngọn núi Quyết thành Vinh, nơi có khu tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung, đến nay có giả thuyết nghi là nơi chôn cất thi hài ông Hoàng áo vải; khu mộ bà Loan; và sau này là một khu nhà của bà thầy bói trên vùng núi heo hút vùng cao tỉnh Phú Thọ.

Trước khi rời Vinh, anh Nguyên khuyên tôi và Alec nên quay ngược vào Hà Tĩnh viếng mộ cụ Nguyễn Du. Nằm trên đất Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh nên gần Vinh, chạy ngược vào chỉ mất chừng 10 phút. Hướng dẫn viên là Nguyễn Vân Huyền (cháu đời thứ 8 của cụ Nguyễn Du), một cô gái dáng mảnh, khá xinh với mái tóc dài chấm gót. Phạm Xuân Nguyên suýt xoa mãi. Alec thì không dám đứng sát chụp ảnh vì “sợ anh Nhất tung lên blog vợ thấy được thì nguy”.

Hướng dẫn viên Nguyễn Vân Huyền (cháu đời thứ 8 của cụ Nguyễn Du)

Mộ cụ giản đơn. Nhưng khu vườn thì quá ấn tượng, như thể lọt trong một vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa. Trầm trồ thán phục khi thấy còn giữ được nguyên vẹn một khu vườn xưa giữa cái làng Tiên Điền mà giờ đây nhiều nơi đã như phố. Một vùng đất linh với thế núi sông kỳ ảo đến mê hoặc.

Lên xe, ôm vô lăng tiếp tục cuộc hành trình ngược Bắc mà ngẫm mãi về câu chuyện cụ Nguyễn Du ngày trước tự thân cầm xẻng đào cắt long mạch dòng họ nhà mình.

Bao giờ ngàn Hống hết cây

Sông Rum hết nước họ này hết quan

Hình như câu ca ấy đã ám Nguyễn Du, khiến cụ phải đào long mạch dòng họ nhà mình để tránh cho các đời con cháu sau này khỏi bệnh… gù lưng?

Blog Trương Duy Nhất

1 Phản hồi cho “Ấn tượng Nghệ”

  1. Cu Tý says:

    Xứ sở cuả Bác thì cái gì cũng nhất.

Phản hồi