WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Theo đóm ăn tàn [3]

Tôi vừa đọc xong bài “Vedan và những góc khuất” (tác giả: BS Hồ Hải, đăng trong Asia Clinic, ngày 17-08-2010), chứng tỏ hai bài viết “Theo đóm ăn tàn, phần 12” của tôi có cơ sở và rõ ràng như ban ngày. Đứng trên quan điểm người làm khoa học thì thấy hết tất cả những mánh khoé tuyên truyền lừa phỉnh của tập đoàn lãnh đạo hiện nay.

Bộ Tài Nguyên Môi Trường làm gì có người đủ kiến thức khoa học và kinh nghiệm để theo dõi kiểm tra các cơ sở sản xuất nước ngoài. Họ cứ viện dẫn lý do “cư xử có lý có tình” để cù nhây với Vedan, thực chất chính là “cư xử sao cho có tiền lòi ra” thì đúng hơn.

Hai bài tôi đăng trên các trang mạng hải ngoại, nhưng ít người theo dõi, hãy đợi đến khi “hạ hồi phân giải” thì sẽ hiểu thôi.

Đề nghị các trang mạng trong nước theo dõi sát vụ kiện này để biết trong tổng số tiền 256 tỷ đồng VN do Vedan bồi thường:

- Sẽ có bao nhiêu % chính thức vào tay các nông dân nghèo bị “thiệt hại thật”?
- Có bao nhiêu người làm giấy tờ “giả” để được “bồi thường thật”?
- Có bao nhiêu % rót vào túi các ông lớn?
- Và sau cùng hơn 140 ông bà luật sư hưởng được bao nhiêu %?

Và quan trọng nhất là: “Trên cơ sở khoa học kỹ thuật vấn nạn ô nhiễm môi trường của Vedan đã được giải quyết tận gốc chưa?”. Chưa thấy ông Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường xác nhận.

© Lê Quốc Trinh

© Đàn Chim Việt

______________________________________________________________________

VEDAN VÀ NHỮNG GÓC KHUẤT
Asia Clinic, 10h33′, ngày thứ Ba, 17/8/2010
Được đăng bởi BS Hồ Hải vào lúc 20:38

Dự định sẽ không đem chuyện Vedan làm chết môi trường để viết chi ly, nhưng rồi sáng nay đọc bài: Đồng Nai vẫn loay hoay kiện hay không kiện Vedan, nên phải viết. Viết vì kiểu làm ăn nông dân của chính quyền và các nhà khoa học. Viết vì hiện nay ở Việt Nam lắm viện, trường đào tạo khoa học, nhưng không có nơi nào làm khoa học đúng nghĩa. Viết vì không biết các nhà khoa học, họ ngồi ở các viện họ làm gì, nếu không làm khoa học? Và cuối cùng viết vì cũng để minh chứng sự việc cụ thể về môi trường Việt Nam đang bị bỏ rơi không thương tiếc, vì quan trí thấp trong khi người dân chỉ biết trông đợi vào quan.

Điều đầu tiên phải ghi nhận một góc khuất có tính tích cực mà ít ai trong dân chúng biết đến là bộ tài nguyên và môi trường đã chi ra 15 tỷ để cho Viện Môi trường trực thuộc Đại Học Quốc Gia TPHCM để nghiên cứu tác hại môi trường của Vedan.

Sự không khoa học của ĐHQG TPHCM và VMT:

Nhưng trong kết quả nghiên cứu của Viện môi trường (VMT) chỉ có con số thiệt hại cụ thể của 2 tỉnh thành là Bà Rịa Vũng Tàu và TPHCM, đây là 2 nơi ảnh hưởng phụ của nước thải Vedan ra sông Thị Vải. Còn tỉnh Đồng Nai là nơi thiệt hại trực tiếp thì VMT lại đưa ra một kết luận rất ư là phi khoa học: “Ước khỏang 120 tỷ, các bên liên quan cứ liệu mà xử, còn số liệu thì chúng tôi không thể tính được!”. Làm bằng chứng khoa học để ra tòa mà là tòa án có tính Quốc tế, nhưng làm như anh Đại học Cuốc Gia TPHCM này thì chỉ có thua kiện và mất tiền vì nhà khoa học nữa vời và vì bên bị họ nắm được thóp của cái phi khoa học.

Câu chuyện của VMT của ĐHQG TPHCM này làm tôi nhớ lại cách đây khỏang hơn 20 năm lúc chưa ban giao với Mỹ. Lúc đó, có một công trình cấp nhà nước đưa xuống các viện, trường Y để nghiên cứu chất độc da cam trong chiến tranh đã ảnh hưởng đến người Việt Nam. Chúng tôi được lệnh là cứ phẫu thuật một bệnh nhân bất kỳ thì lấy một khối mỡ chài (mỡ của mạc treo tràng trên: upper mesentery) để tìm chất độc da cam. Chúng tôi không đồng ý với cách làm không khoa học này, vì như thế sẽ không chứng minh được chất độc da cam có ảnh hưởng đến các cháu bé bị dị tật bẩm sinh, thì cuộc thưa kiện sẽ không thành. Cuối cùng, việc nghiên cứu được chuyển sang cho một bệnh viện chuyên khoa sản để cho một người nhờ đó mà leo lên con đường quan nghiệp. Nhưng tất cả các bằng chứng khoa học đều không ý nghĩa cho vụ kiện, để đến bây giờ trở thành sự kêu gọi lòng nhân ái của nhân dân Việt.

Không biết 15 tỷ trao cho VMT để làm những công việc cụ thể gì? Và nó chạy về đâu? Cũng như cái nghiên cứu chất độc da cam năm xưa, hao tốn bao nhiêu không ai biết, ít ai hay, thì bây giờ là không có chứng cứ khoa học trên bàn kiện cáo.

Cách giải quyết nông dân:

Trong trả lời của ông bộ trưởng tài nguyên môi trường có cái gọi là giải quyết làm sao cho hợp tình hợp lý. Trong một bài viết của tôi về văn hóa và sự phát triển, chúng ta cần phải biết áp dụng cách ứng xử lọai văn hóa nào trong cuộc sống. Chúng ta không thể đem chuyện riêng tư của một cá nhân để xét họ nơi làm việc. Tôi đã từng đắng miệng khi thấy một đồng nghiệp bị trù giập nơi công sở không được đi tu nghiệp do có tài năng hơn người, và họ kêu lên rằng anh ta có bồ nhí, vi phạm đạo đức thầy thuốc XHCN. Thật nực cười, sau đó, một người khác thuộc hàng ngũ trí tuệ của dân tộc được thế chân, nhưng sau đó người ấy đã bị kỹ luật vì tham nhũng sau khi tu nghiệp về để lên làm lãnh đạo!

Câu chuyện Vedan đến Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận là điều hiển nhiên ai cũng rõ. Khi anh đến tôi tạo mọi điều kiện thông thóang để anh làm ăn, nhưng trong làm ăn của anh làm ảnh hưởng nguồn sống của cộng đồng thì tôi chỉ lấy công lý và khoa học ra để xử chứ làm gì có chuyện tình cảm ở đây? mà lại bảo là hợp tình, hợp lý? hay là, xưa thì “chưa dám” dùng lý, mà chỉ năn nỉ ỉ ôi cho tình nó chịu nộp phạt, còn nay thì “đã dám” bắt nó làm theo lý? Kiểu giải quyết theo tình là kiểu giải quyết của văn hóa nông nghiệp. Văn hóa nông nghiệp có cái tốt khi họan nạn có nhau, nhưng vô cùng xấu khi cần tranh chấp trước luật pháp và công lý. Điều này dễ dàng để trả lời tại sao nước Việt kém phát triển, nhà nhà là bác sĩ, người người là dược sĩ, luật sư nên không ai chịu sống theo pháp luật đã được quốc hội sọan ra.

Nếu chính phủ còn giải quyết sự việc trọng đại quốc gia mà theo kiểu duy tình và không tuân theo luật mà mình đã lập ra thì hy vọng gì cả nước, các doanh nghiệp nước ngòai họ chịu sống theo luật?

Sự khuất tất của chính quyền tỉnh Đồng Nai:

Có câu chuyện nực cười là bộ tài nguyên đã chi tiền 15 tỷ trong gần 2 năm qua để làm bằng chứng và hồ sơ kiện Vedan, nhưng đến ngày 12/9/2010 là hết hạn kiện  và nhân dân Đồng Nai trắng tay, thì cách đây chỉ 1 tháng, tỉnh Đồng Nai lại đi thỏa thuận ngầm với Vedan là chỉ bồi thường 15 tỷ đồng cho nông dân thôi. Khi câu chuyện vỡ lở ra thì lại đổ thừa VMT không làm ra chứng cứ khoa học để kiện đúng với số đơn kiện của nhân dân. Vì nếu lấy hết số đơn kiện của nhân dân ra mà làm thì số bồi thường thiệt hại cho người dân phải lên đến cả hơn 1.000 tỷ! Cho nên tỉnh có chỉ đạo là “vừa vận động dân nộp đơn và cũng vừa vận động dân rút bớt đơn”! Khi nhà báo hỏi thêm về con số tại sao chỉ bồi thường 120 tỷ, thì lại trả lời rất văn hóa rằng: “Đây là con số từ cơ quan chuyên môn đưa ra (Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐH Quốc gia TP.HCM) và chỉ đạo của Bộ TN&MT. Tuy nhiên, trên thực tế nguyện vọng của người dân thì cao hơn, vì vậy có sự chênh lệch và khó đáp ứng hoàn toàn. Nếu người dân kiện thì sẽ còn tiếp tục kéo dài”. Câu trả lời này dường như sao y bản chính của ai đó khi trả lời với báo chí Ấn Độ?

Mãi đến hôm nay số đơn khiếu kiện của dân Đồng Nai vẫn dồn dập gửi về, nhưng nói như ông chánh văn phòng tỉnh là sẽ còn tiếp tục kéo dài. Vậy thì kéo dài đến bao giờ? Hạn chót 12/9 chỉ còn 26 ngày nữa, nếu Đồng Nai không lo xong hồ sơ cho dân thì lúc đó 119,5 tỷ mà Vedan đồng ý bồi thường sẽ mất, như vậy có điều gì khuất tất trong chuyện khi các đày tớ của dân ở tỉnh Đồng Nai trước đó đã “ngầm” thỏa thuận với Vedan là chỉ đền 15 tỷ thôi? Câu chuyện đến đây cũng nên nhắc lại là Vedan chỉ mới đây thôi được có tên nhận giải thưởng tuyên dương 3 sản phẩm nằm trong top 100 sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng!

Đất nước tôi, đất nước của những góc khuất.

1 Phản hồi cho “Theo đóm ăn tàn [3]”

  1. chu family says:

    Mọi người hãy đọc bài trên báo tuổi trẻ ngày 19/8/2010 bài ” Đồng Nai đòi bồi thường đã khó chia tiền bồi thường còn khó hơn” để thấy âm mưu cắt xén tiền đền bù của dân, tại sao họ thống kê được con số thiệt hại của dân là 120 tỉ nhưng bây giờ lại không biết chia ra sao??có phải là đang toan tính ăn chặn tiền đền bù nên mới khó chia đến vậy?

Phản hồi