WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chân dung Tổng thống mới của nước Nga- ông Dmitri Medvedev

Dmitri Medvedev.

1- Con đường chính trị

Dmitri Medvedev là vị Tổng thống thứ ba, kể từ khi nước Nga dành được độc lập năm 1991. Ông sinh ngày 14 tháng 9 năm 1965 trong một gia đình trí thức Nga. Kể từ khi nước Nga bước ra khỏi chế độ quân chủ đầu thế kỷ 20 đến nay, ông Medvedev là người đứng đầu quốc gia thứ hai xuất thân từ một gia đình trí thức chứ không phải công nhân hay nông dân. Bố mẹ ông là những giảng viên trường đại học, và bản thân ông trong suốt 9 năm từ 1990 đến 1999 cũng đã là giảng viên khoa luật trường đại học tổng hợp Saint Peterburg. Ông Medvedev là vị Tổng thống Nga đầu tiên trưởng thành trong thời kỳ nước Nga đã được hưởng tự do, dân chủ, không có quá khứ dính líu đến thời kỳ cộng sản trước đây. Người ta nói rằng ông là một thế hệ mới của nước Nga hôm nay, với đầy đủ mọi tính cách, dữ liệu như các nhà lãnh đạo các quốc gia phương Tây khác: có học thức, có kinh nghiệm, có một tâm lý tự do cởi mở.

Medvedev là vị Tổng thống gặp nhiều may mắn. Như chính ông nhận định, trong một trăm năm chỉ hy vọng được một lần như thế. Nước Nga đang có được một sự đồng thuận rất lớn, dân chúng dành sự tin cậy cho đảng cầm quyền, nên ngay khi cuộc bầu cử còn chưa diễn ra, ông Medvedev đã biết chắc chắn mình sẽ là vị Tổng thống thứ 3 của nước Nga.

Nhưng đó cũng chính là điểm yếu của ông Medvedev. Ông không có được nhiều quyền hành và tự do. Ông bị trói tay, trói chân trong những thỏa thuận với ông Putin, ông bị hạn chế không thể vượt ra ngòai những gì các phe phái ủng hộ ông mong muốn.

Dmitri Medvedev

Những ai biết ông Medvedev đều có chung một nhận định, ông là người tính cách hết sức mềm mỏng, không kiên quyết, dễ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy bên cạnh ông cần có một người tính cách quyết đóan, mạnh mẽ. Trước đây người có ảnh hưởng lớn đối với ông Medvedev là ông Putin, nhưng bây giờ người ta lại cho rằng người sẽ có ảnh hưởng lớn đối với ông Medvedev không ai khác chính là vợ ông, bà Svetlana Medvedev-cô bạn cùng trường và cũng là mối tình đầu đầu của ông. Ông Medvedev là người kín đáo, ít lời, không bốc đồng và thường chỉ cười mủm mỉm. Những ai đã từng làm việc với ông Medvedev đều đánh giá ông là người có tài tổ chức, thẳng thắn, trung thực.

Năm 1987 Medvedev tốt nghiệp khoa luật trường đại học tổng hợp Saint Peterburg. Năm 1990 ông bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ luật với đề tài “Những vấn đề trong việc thực thi quyền công dân trong các xí nghiệp nhà nước”. Sau khi học xong, ông ở lại làm giảng viên cho trường đại học tổng hợp Saint Peterburg 9 năm từ 1990 đến 1999. Cũng trong thời gian này ông cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị và thử sức trong các đề án kinh tế của mình.

Năm 1990, Medvedev khi đó mới 25 tuổi đã làm thư ký cho ông Sovchak, thầy dạy luật của ông, khi đó đang làm thị trưởng của thành phố Saint Peterburg. Nhưng chỉ 6 tháng sau, ông Medvedev đã chuyển sang làm với ông Putin trong ban đối ngọai của chính quyền thành phố Saint Peterburg. Mặc dù ông Medvedev không trở thành nhân viên trong biên chế của ông Puitn, nhưng chính ông là người đã thực thi tất cả những chỉ thị của Putin, kiểm sóat những dòng tiền lớn của thành phố. Thời kỳ 1991-1996 khi ông Medvedev làm cố vấn các vấn đề luật pháp cho ông Putin, cả nước Nga nói chung và thành phố Saint Peterburg nói riêng đang nằm trong một cơn bão thay đổi đầy khó khăn và phức tạp. Thành phố không có tiền để thực thi những nhiệm vụ của mình. Luật pháp mâu thuẫn nhau, tình trạng nhiễu nhương, tội phạm bao trùm khắp nơi. Chính vào thời gian đó ông Medvedev đã chứng tỏ với ông Putin những phẩm chất tốt đẹp của mình: một cộng sự thông minh, đáng tin cậy, một người bạn có thể đặt hy vọng những lúc khó khăn.

Ông Medvedev là người  đã phát minh ra cơ chế dùng tiền cho thuê diện tích để tham gia vào vốn pháp định các công ty cổ phần tư nhân. Như vậy tòa thị chính sẽ không thu được tiền cho thuê diện tích trong 1 thời gian nào đó, nhưng sau đó sẽ nhận được lợi nhuận từ các công ty kinh doanh, sản xuất các lĩnh vực khác nhau. Số tiền lợi tức này còn nhiều hơn rất nhiều tiền thuê diện tích bị thất thu và đã trở thành một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách thành phố.

Medvedev bắt đầu tham gia vào các dự án kinh tế lớn từ năm 1993. Năm đó ông đã cùng một số người bạn và một công ty của Thụy Sỹ thành lập công ty liên doanh “Ilim Pulp Enterprise”. Trong công ty này ông Medvedev là giám đốc phụ trách các vấn đề luật pháp và nắm giữ 20% cổ phần. Công ty “Ilim Pulp Enterprise” là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới họat động chủ yếu trong lĩnh vực máy móc khai thác, chế biến rừng. Theo đánh giá hiện nay, công ty này trị giá 1,5 tỷ đô la. Như vậy 20% cổ phiếu của ông Medvedev trị giá 300 triệu đô la. Nhưng ông Medvedev không thích kể nhiều về thời kỳ kinh doanh này của mình. Người ta cũng không thấy ông Medvedev ghi nhận số cổ phiếu 20% của mình ở đâu cả.

Từ cuối năm 1999, việc ông Putin trở thành Tổng thống đã giúp sự nghiệp chính trị của ông Medvedev thăng tiến với tốc độ chóng mặt. Tháng 9 năm 1999 ông Medvedev trở thành phó thủ tướng chính phủ. Từ 31 tháng 12 năm 1999, ông Medvedev về làm Chánh phó văn phòng Tổng thống Putin, khi đó Chánh văn phòng là ông Voloshin. Mùa bầu cử Tổng thống năm 2000, ông Medvedev là trưởng ban vận động bầu cử cho ông Putin. Sau khi thắng cử, ông Putin đã đưa ông Medvedev lên chiếc ghế Phó văn phòng thứ nhất Văn phòng của Tổng thống.

Ngòai việc Putin tín nhiệm giao cho ông Medvedev thêm quyền hạn trong văn phòng của mình, ông còn giao cho ông Medvedev quản lý thêm một mảng kinh tế hết sức quan trọng đó là kiểm sóat lĩnh vực dầu khí.

Tháng 6 năm 2000 ông Medvedev được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đòan Gazprom thay ông Chernomyrdin. Với cương vị là Chủ tịch hội đồng quản trị Gazprom, Medvedev đã giúp cho tập đòan này trong 8 năm qua tăng được 50 lần số tài sản của mình. Số tài sản này có được không phải chỉ nhờ giá khí đốt trong thời gian qua đã tăng nhanh mà còn nhờ công thống nhất hai thị trường cổ phiếu của Gazprom lại với nhau, thị trường cổ phiếu nội địa và thị trường cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư nước ngòai. Tuy đưa cổ phiếu của Gazprom ra thị trường tự do, nhưng quyền lợi của nhà nước trong tập đòan này không vì thế mà suy giảm, ngược lại nhà nước đã nâng phần của mình lên đến 51%. Cho đến nay người ta vẫn không thể hiểu nổi, bằng cách gì Medvedev có thể thuyết phục công ty “Stroytransgaz” bán lại cho nhà nước 4,83% cổ phiếu của mình với giá 190 triệu đô la- chỉ bằng ¼ giá thị trường lúc bấy giờ.

Ngày 30-10-2003 ông Medvedev trở thành người đứng đầu Văn Phòng của Tổng thống Putin.

Từ tháng 6 năm 2005 Medvedev rời khỏi Văn phòng Tổng thống để chuyển sang làm Phó thủ tướng thứ nhất. Tổng thống Putin đã tín nhiệm giao cho ông Medvedev đứng đầu bốn đề án quốc gia mà cho đến lúc đó chính phủ vẫn chưa thực hiện được. Sau này trong những bài phỏng vấn, khi phải giải thích vì sao chọn Medvedev là người kế nhiệm của mình, ông Putin đã nói, chính nhờ sự thành công trong các đề án quốc gia này, mà ông đã quyết định chọn ông Medvedev. Những đề án xã hội bao giờ cũng là những vấn đề hóc búa nhất mà ông Medvedev đã thành công thì chứng tỏ ông có thể đảm đương được việc điều hành cả quốc gia. Bắt đầu từ thời điểm đó Tổng thống Putin bắt đầu kế họach chuẩn bị người kế nghiệp của mình.

Nhìn lại tòan bộ lý lịch của ông Medvedev, người ta thấy ông trong suốt 17 năm họat động của mình chưa bao giờ là người đứng đầu, ông luôn luôn là người thứ 2, ngay cả trong chính trị, kinh tế hay các lĩnh vực khác cũng vậy. Và điểm đáng chú ý nhất trong cuộc đời chính trị của ông Medvedev là hết sức gần gũi, thân thiện với ông Putin. Suốt 17 năm làm việc bên ông Putin, Medvedev đã luôn là người đưa ra lời khuyên, thực hiện mọi yêu cầu của ông Putin. Có thể nói ông Medvedev đã nắm được mọi việc mà ông Putin đang làm, phải làm.

2- Một tháng làm Tổng Thống nước Nga

Ngay từ khi ông Dmitri Medvedev còn chưa được bầu lên ngôi vị Tổng thống Nga, giới truyền thông và dân chúng đã hết sức tò mò bàn tán, không hiểu khi ông lên giữ chức Tổng Thống rồi, ông có “dáng vẻ” Tổng Thống không, hay vẫn chỉ là một cộng sự của ông Putin mà thôi. Ngay khi ông Medvedev vừa giữ cương vị Tổng Thống được một tháng, người ta đã tranh nhau mang những gì ông làm ra cân, đong, đo, đếm, so sánh với ông Putin.

Kết quả là những gì ông Mevedev đã làm cũng không thua kém khối lượng công việc trước đây Tổng thống Putin đã kịp làm trong 1 tháng đầu nhiệm kỳ của mình: chỉ định Thủ tướng, thay đổi nội các, thực hiện các chuyến công du trong và ngòai nước.

Ông Medvedev có phần còn mạnh tay hơn ông Putin trước đây, trong vòng một tháng, ông đã thay đổi chín thành viên nội các chính phủ, thay vì chỉ thay đổi 7 thành viên như ông Putin đã làm, ông Putin chỉ dám điều chỉnh hai nhân viên trong guồng máy quân đội, còn ông Medvedev đã điều chỉnh ba người.

Mặc dù về cường độ làm việc và số lượng các chính sách ông Medvedev ban hành không thua kém ông Putin trước đây, nhưng nếu nhìn từ khía cạnh tự chủ và tự quyết thì ông Medvedev vẫn còn thua ông Putin. Khía cạnh dễ thấy nhất là nhân sự. Cả ở trong điện Cremli và Nhà trắng phần lớn nhân sự vẫn là người tin cậy của ông Putin trước đây. Trên thực tế, quả thật người ta không thấy ông Putin can thiệp vào quyền hạn và trách nhiệm của ông Medvedev. Ông Putin với trách nhiệm của một thủ tướng chỉ quan tâm đến vấn đề tài chính, công nghiệp và nông nghiệp. Sau chuyến đi thăm Pháp vừa qua giới báo chí đã nhận định rằng, người ta vẫn dành cho ông Putin sự đón tiếp của một Tổng thống. Còn sau khi ông Putin chỉ định ông Ushakov, cựu đại sứ Nga tại Mỹ làm phó văn phòng chính phủ thì người ta có cảm tưởng ông Putin đang tạo dựng một bộ ngọai giao mới trong chính phủ của ông, nhất là khi mối quan hệ giữa ông Ushkov và bộ trưởng ngọai giao Lavrov không được thuận buồn xuôi mái cho lắm.

Có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy dân chúng vẫn chưa quen với vị Tổng Thống mới của mình là những số liệu điều tra dư luận. Trung tâm Levanda cho biết, sau khi ông Medvedev được bầu làm Tổng Thống, số người cho rằng thực quyền trong nước Nga vẫn nằm trong tay ông Putin có chiều hướng ngày càng gia tăng, thậm chí nhiều người nói ông Medvedev có khả năng cáng đáng trọng trách Tổng Thống cũng hàm ý, cái trọng trách đó thuộc vòng kiểm sóat của ông Putin chứ không thể là một trọng trách độc lập, tự chủ như ông Putin trước đây. Theo số liệu thăm dò, thì có đến 14% người Nga vẫn không hề biết rằng họ đã có Tổng Thống mới là ông Medvedev. 17% dân chúng lại không hề biết Tổng Thống Putin trước đây của họ giờ đã là Thủ Tướng.

Sự ngỡ ngàng và lúng túng của dân chúng cũng có thể hiểu được vì giới truyền thông của Nga đã góp phần làm dân chúng bị lầm tưởng. Các cuộc gặp gỡ của Putin đã được đưa tin theo đúng kịch bản vẫn dành cho Tổng Thống, ngay cả thời gian họp chính phủ của ông cũng vẫn giữ nguyên chế độ làm việc như hồi ông là Tổng thống, vào ngày thứ hai hàng tuần. Từ xưa đến nay các cuộc họp chính phủ hòan tòan là nơi kín cổng cao tường, giới truyền thông không được mời tham dự bao giờ, nhưng nay chính Putin đã mời họ đến đưa tin về các cuộchọp nội các của ông. Chính sự cởi mở này đã làm người ta cảm thấy thật gần gũi với công việc của ông, và những họat động của Thủ tướng cũng sôi động, cũng quan trọng không khác gì của Tổng Thống cả.

© 2008 danchimviet.com

1 Phản hồi cho “Chân dung Tổng thống mới của nước Nga- ông Dmitri Medvedev”

  1. TRÙNG KHƠI says:

    PUTIN VÀ MEDVEDEV

    Putin tình báo một thời
    Rồi lên Tổng thống lẽ đời thường thôi
    Đến Medvedev mấy hồi
    Giảng viên cũng tới chỗ ngồi Putin
    Vậy nên thế giới bình thường
    Nước Nga đã chọn con đường mình đi
    Hết cay đắng khi còn Đảng trị
    Tổng bí thư liên tiếp làm vua
    Toàn dân chỉ biết về hùa
    Vua này hết chức lại hùa vua kia
    Nhớ lại thuở tháng Mười xa lắc
    Cách mạng rồi chỉ biết Lênin
    Xong rồi là Stalin
    Tiếp bao nhiêu Nev như mìn bày ra
    Đúng là thuở người ta có một
    Trên thế gian chỉ có hai người
    Một là ông Mác râu nhiều
    Hai là ông Tổng, dân tình còn chi
    Mãi tới lúc Yelsin đứng dậy
    Trên chiến xa hùng hổ ra trò
    Quyết tâm thực hiện tự do
    Từ đây mới đến con đò Putin
    Ấy thế sự im lìm lâu quá
    Rồi đến ngày cũng phải bung ra
    Putin -Medvedev chan hòa
    Ai làm Tổng thống cũng xa lạ gì
    Thế mới quả người Nam sáng suốt
    Từng nói rằng không mợ chợ đông
    Chớ chi những thói đèo bòng
    Xưng danh “cách mạng” để hòng làm vua !

    NON NGÀN
    (27/01/12)

Phản hồi