WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bác Đại Tá

Viết cho những người Việt đã một thời chọc trời khuấy nước.

Không ai gọi ổng là đại tá. Chính vợ con, bạn bè ổng cũng không gọi ổng là đại tá. Ổng là người bác trong họ của tôi, cùng khóa với cha tôi,  nhưng cha tôi tử trận khi còn là trung úy. Lớn lên tôi nghe người ta kể lại, và qua các cuốn hồi ký về chiến tranh Việt nam, tôi biết ông bác tôi rất can trường và rất đứng đắn, chưa bao giờ mang tiếng tham nhũng như một số sĩ quan cao cấp khác. Bởi sự kính trọng đó tôi luôn luôn gọi ổng là bác Đại Tá.

Thật khó đoán được tuổi của bác, tôi chỉ căn cứ vào tuổi của cha tôi biết bác cỡ trên dưới 75 tuổi. Bác ốm quá, tay chân như còn xuơng với da, nhưng bác còn sáng suốt chưa lú lẫn, dù bác rất ít nói gần như không nói. Thỉnh thoảng cuối tuần tôi đến thăm bác và chở bác đi ăn sáng. Lên xe đến ăn phở trong thành phố rồi về mất khoảng hơn một giờ,  nhưng bác chỉ nói khi tôi hỏi mà thôi, giá sử tôi không hỏi thì bác cũng không nói.
Có lần tôi hỏi hàng ngày bác làm gì. Bác trả lời nho nhỏ, đâu có làm gì. Có lần tôi hỏi, người ta ca tụng bác đánh giặc giỏi lắm có phải không, bác cũng trả lời nho nhỏ, họ nói mà. Thế là tôi cũng chịu,  không biết thêm gì về bác, chỉ biết qua các cuốn sách tôi đã đọc được đó mà thôi.

Tuy bác trả lời, đâu có làm gì, nhưng tôi biết bác làm nhiều việc. Từ sáng sớm bác đi bỏ báo. Về nhà trước 7 giờ sáng, bác dẫn hai đứa cháu ngoại đi học. Khoảng 9 giờ bác đi bỏ bánh bột lọc do bác gái làm, cho các quán ăn. Hai ba giờ chiều bác đến trường đón hai đứa cháu về nhà. Ngoài những giờ qui định đó,  bác làm vườn. Nhà bác vườn khá rộng, đủ thứ rau, và nhiều loại cây ăn quả. Tôi đến nhà thường ra vườn gặp bác.

Bác gái, vợ của bác Đại tá, là người đàn bà Bắc rất đảm đang. Khi đến Mỹ bác chuyên làm bánh bán cho các nhà hàng Việt Nam trong vùng. Trái với bác Đại tá, bác gái lúc nào cũng vồn vã và nói rất nhiều. Nhiều lúc tôi phải lên tiếng thanh minh cho bác Đại tá. Có lần nghe bác nói bác Đại tá lái xe kém quá, lúc nào cũng đi trên lane của người khác. Tôi cực lực thanh minh, theo cháu thì bác Đại tá lái xe rất cẩn thận, không bao giờ có chuyện chạy trên lane của người khác, tại bác ngồi trong xe nhìn không rõ thấy vậy thôi, chứ ngay như cháu còn trẻ đây, nhưng lái không an toàn như bác Đại tá. Bác gái nhìn tôi có vẻ hoài nghi lời nói của tôi.

Tôi thường đi cửa bên hông nhà vào vườn sau để gặp bác, có khi đứng một hồi lâu nhìn bác đang ngồi bất động bên gốc cây nhìn đám rau cải. Hình như bác thích ở ngoài vườn hơn trong nhà. Thấy tôi thường gọi bác Đại tá có lần người con gái lớn của bác hỏi tôi đại tá với đại úy ai lớn hơn, tôi im lặng. Chị nói tiếp, ông cắt cỏ cho nhà chị nghe nói trước kia ổng làm tới đại úy, nay cũng già yếu rồi,

Có lần tôi đến cửa chưa kịp bấm chuông nghe tiếng bác gái la ồn ào trong nhà, hình như bác đang nói về việc bỏ bánh. Tôi vào thì bác gái phân bua, cháu nghĩ làm như thế có giết người không, loại bánh hạng nhất, ổng lẫn ổng quờ quạng, tính tiền loại hạng hai cho chủ quán, thế thì còn làm ăn cái gì, có một việc nhỏ mà không làm được, thì làm ăn cái gì nữa, ôi làng nước ôi, khổ cái thân cho tôi quá. Tôi thấy bác Đại tá vẫn im lặng như không có gì quan tâm.

Nhưng một lần làm tôi bực mình nhất, và tôi không đến nhà bác Đại tá nữa. Lần đó là bữa giỗ, bác gái có báo cho tôi biết, và trưa đó tôi đến nhưng trễ vì có cuộc họp ở hãng. Tôi đến thì mọi người khách đã ra về. Vào nhà thấy hai chị cùng bác gái và mấy cháu nhỏ đang xúm xít xem cuốn Paris by night, còn bác Đại tá đang rửa một bàn chén đầy. Tôi buột miệng, sao hai chị không rửa cho bác Đại tá. Một chị trả lời nho nhỏ, có mấy cái chén mà, ổng bảo để ổng rửa. Bác gái mời tôi ăn, tôi phải nói láo đã ăn ở sở do chủ hãng đãi nhưng phải đến sợ bác la. Tôi bực bội ra xe về.

Đã nhiều lúc tôi định nói cho hai chị biết hai chị có người cha anh hùng, đáng quí trọng, nhưng sao cả nhà đều xem thường có vẻ khinh bỉ ổng quá vậy, nhưng thấy bác gái người quắc thước hơi dữ dữ tôi lại không dám. Hãng tôi dời sang tiểu bang khác, tôi đi theo.

Năm năm sau có dịp tôi về Cali ghé thăm nhà thì bác Đại tá không còn ở đó nữa. Tôi đến nhà người con gái lớn của bác, gặp bác gái đang trông nom mấy đứa cháu ngoại. Tôi mới biết bác Đại tá đã vào nursinghome.

Bác dùng xe lăn ra phòng khách thăm tôi. Bác đi không được, nhưng vẻ mặt vẫn tỉnh táo. Bác cho biết bây giờ không còn làm việc gì được nữa, xin vào đây nằm cho yên thân. Bác dửng dưng, nhưng tôi bật khóc thành tiếng.

© Nguyễn Liệu
© Đàn Chim Việt

Chú thích: hình sử dụng trong bài chỉ mang tính minh họa.

14 Phản hồi cho “Bác Đại Tá”

  1. Vì Ý KIẾN viết thẳng lên màn hình

    XIN ĐỌC LÀ :

    Ánh sáng – bóng tối : Hồn nhiếp ảnh

    Quê Mẹ tang thuơng vỡ hình hài

    Đa tạ !

  2. Vũ Duy Giang says:

    ĐT Phạm Văn Liễu nói đúng là”Bây thì CHẲNG LÀM GÌ được nữa,xin vào đây cho YÊN THÂN” thì tất cả,và nhất là các”Rằn ri”phải tôn trọng lời nguyện cầu này,để”yên thân cho những người chết”,và cả cho những người còn sống nữa! Sông núi đã đánh mất rồi,mà còn cầu xin”trả lại”gì nữa?!Trước 1975, các”rằn ri” đã ra mặt cầm quyền ở miền nam trong nhiều năm(từ khi xổng chuồng lính,sau khi theo Mỹ lật đổ chính phủ”dân sự”của TT.Ngô đình Diệm),nhưng vẫn nấp sau áo thầy tu,hay áo cà sa,để cướp quyền,chỉnh lý lẫn nhau.Nên dân gian thời đó mới có câu so sánh là: “Nhất đĩ,nhà S, ba Ch. bốn Tướng”. Biết thân phận như vậy,thì cũng nên”yên thân”theo lời dậy của ĐT.Phạm văn Liễu.

  3. lotxac says:

    Thưa quí độc giả;
    Chúng tôi; chúng ta; quí ṿi rồi cũng có ngày lần lược ra đi… như những người chiến sĩ vô-danh; hay hữu danh rồi cũng đi như nhau; có khác chi đâu. Nhưng chuyến đi của ĐT Phạm văn Liễu là chuyến đi giản-dị nhất trong nursing home tại tiểu-bang California với câu nói bất hũ ” bây giờ thì chẳng làm gì được nữa; xin vào đây cho yên thân”. tội nghiệp chưa ! một người lính tận tụy với QUÊ-HƯƠNG; với ĐỒNG ĐỘI; với ĐỒNG BÀO; biết mình đã bị mất nước; phút cuối cùng vào tạm trú Nursing home để từ biệt một mình; không phiền lụy đến ai . Nhưng còn có một người đã đến lo cho việc Tống Táng đó với TINH THẦN QUÂN-DÂN như cá với nước; đó là Hòa Thượng Thích Gíac Lượng tại San José; để biểu hiện cho ta thấy rằng: TÔN-GIÁO và DÂN TỘC luôn luôn gắn liền như hình với bóng từ hàng ngàn năm qua lịch sử: ĐAU KHỔ ĐẾN ĐÂU; TỪ BI ĐẾN ĐÓ.
    Sự ra đi của cựu ĐT Phạm văn Liễu; cũng như sự ra đi của ĐT và cựu dân biểu NHANG MINH TRANG tại Houston trước đây. Riêng tôi nhận thấy anh em chiến-sĩ VNCH dù kinh tế khó khăn; nước Mỹ rộng lớn; mà anh em đã cố gắn đến tham dự đông đảo để nói lên TINH THẦN YÊU NƯỚC;YÊU CHIẾN SĨ không bao giờ quên trong lòng họ.
    Theo học thuyết của nhà Phật thì chết không có nghĩa là hết; mà nó chỉ là một tiếp nối cho SHOW kế tiếp. Bài TRẢ TÔI SÔNG NÚI của tác giả sẽ là SHOW thứ đến sẽ đòi lại SÔNG NÚI mà tác giả đã để lại.
    BIẾT ĐÂU TRONG NHỮNG NGƯỜI TRONG ĐÓ
    SẮP ĐẾN ĐÂY RỒI…CŨNG CÓ TÔI : TRẢ LẠI TÔI SÔNG NÚI.
    Trân trọng kính chào. Nhắn gửi: Phạm thị KIM CHI bào muội của ĐT Liễu nhớ e-mail cho.

Phản hồi