WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc Bến Đợi 2 của Kim Thành và Tôn Thất Phú Sĩ

Bến Đợi ( hay Bến Đợi 1 ) ra mắt người yêu văn học nghệ thuật tại Little Sai Gòn đã 3 năm. Kẻ yêu thơ hằng mong chờ được đọc thêm những vần thơ tiếp nối lãng mạn ướt át nhưng trong sáng chân thành, đầy ấp kỷ niệm, của hai nhà thơ Kim Thành và Tôn Thất Phú Sĩ, mong gặp lại trong ngôn từ thơ những nơi chốn thân yêu một thời đã sống, một đời để nhớ, với Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…sông Hàn, sông Hương, sông Cữu…với Paris thơ mộng, sông Seine trữ tình…với Cali nắng ấm rộn rã lòng người…

Bến Đợi 2

Thì đây Bến Đợi 2 đã đến. Sách dày hơn 200 trang, gồm 40 bài thơ của Kim Thành và 40 bài thơ của Tôn Thất Phú Sĩ. Tập thơ trình bày trang nhã, đơn giản nhưng không đơn sơ, phản ánh sự chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ của Kim Thành. Cầm Bến Đợi 2 trong tay, tự nhiên độc giả cảm thấy phải trân trọng, trân trọng công sức của hai nhà thơ, công sức của người sắp đặt nội dung (layout), người thợ in, thợ đóng sách…

Ngày 28/10/2007 tôi được hân hạnh giới thiệu Tôn Thất Phú Sĩ trong dịp ra mắt Bến Đợi 1. Tôi đã nói nhiều về thơ Tôn Thất Phú Sĩ. Cái đong đưa trong thơ như con tàu trên sóng của nhà thơ hiền hòa gốc Hải Quân vẫn còn rõ nét trong Bến Đợi 2.

Khác với cái vu vơ rất dễ thương, rất trẻ của thơ Tôn Thất Phú Sĩ, thơ Kim Thành ẩn chứa một nội tâm sâu lắng, ray rứt nhớ về dĩ vãng, trăn trở, chơi vơi với hiện tại và viễn mộng trong tương lai.

Tôi thích nhất  bài thơ “ Mùa Xuân Đó Phút Tình Cờ” (trang 45-46) của Kim Thành. Chỉ cần đọc qua mỗi một bài thơ đó tôi đã bắt gặp được tất cả buồn vui của một đời người, từ những gặp gỡ tình cờ “nhiệm mầu, ân sủng” năm 14 tuổi hồn nhiên, đến hạnh phúc lứa đôi “đá vàng, gắn bó”, rồi thăng trầm dâu bể, rổi tan tác phân ly…Bài thơ tự do đầy chất thơ, viết ra như một tâm sự nỉ non… Người đọc ngậm ngùi , thương tiếc cho một cuộc tình đẹp bỏ lỡ, kẻ ở lại bơ vơ, người ra đi biền biệt… Còn lại chăng chỉ là những mơ tưởng trong nỗi nhớ chết lòng:

Anh biết không anh
Trái tim em
Vẫn hồng, vẫn đập
Nhớ anh vô cùng em viết bài thơ
Và em đang mơ
Một khoảng trời xanh bên bờ sông lặng
Có anh đứng chờ
Vẫn với mắt cười như thuở mới đôi mươi

(Kim Thành, Mùa Xuân Đó Phút Tình Cờ – trang 44-45-46 )

Đàng sau nỗi nhớ chết lòng đó, tuổi hoa niên vàng son lồng lộng quay về, nhà thơ hoài niệm thời cắp sách, những “xa vắng” nhẹ nhàng đã đến với mình mà trong một phút chốc nào đó bỗng dưng sống lai:

Ta cũng có một thời xưa áo trắng
Nhưng xa rồi đã xa lắm người ơi
Cũng nón nghiêng nghiêng che mái tóc thề
Ôm ấp phút thần tiên nghe nắng vỡ

……………………………………………………..

Đôi guốc mộc bài ca dao đẹp quá
Vẫn gõ đều trên phiến đá thời gian
Trái tim ta chưa già như ta tưởng
Chợt mơ về một thoáng dạ hoàng lan…”

(Kim Thành, Thuở Ấy Học Trò – trang 47 – 48)

Rồi mơ màng cảm nhận ở một góc trời nào đó có người đang nhìn mưa bay bay, mở cửa ký ức, tìm lại một mảnh đời đã đi qua, bồi hồi, giao cảm: “Trời mưa mưa mãi ơ hờ, Bên bờ vọng tưởng tôi mơ phượng hồng…”
Trong cuộc sống đời thường, Kim Thành đã sống rất “người”, rất tự nhiên, nên thường có những bâng khuâng khắc khoải, những trăn trở chơi vơi, những “đến”, những “đi” để sống với mình và tìm lại chính mình:

“Lặng lẽ tôi tìm tôi
Để biết mình đang nhớ
Để biết mình đang thương
Con đường xưa tơ vương

Lặng lẽ tôi tìm tôi
Chập chờn trong ảo giác
Bên bờ sông hiu quạnh
Một người đứng bơ vơ

Xin hỏi nụ tình thơ
Bao giờ thôi hẹn ước
Xin hỏi mảnh hồn tôi
Bao giờ thôi chơi vơi

(Kim Thành, Chơi Vơi – trang 88 – 89)

Từ một điểm hẹn, với Kim Thành, Thơ đã trở thành tri kỷ, không thể thiếu vắng. Thơ là máu, là nước mắt, là nỗi khổ, là niềm vui, là tim, là óc… nuôi sống một đời người còn lại:

“Nàng Thơ hỡi đã trót là tri kỷ
Có dễ gì nàng vỗ cánh bay xa
Hình như đã hơn năm năm đấy nhỉ
Ta gặp nàng khi máu vỡ buồng tim

………………………………………………..
Nàng Thơ hỡi nếu có ngày vĩnh biệt
Không dỗi hờn không oán trách vu vơ
Trong huyệt lạnh nàng sẽ là trăng gió
Ru ta về với cát bụi mù xa…”

(Kim Thành, Hỡi Nàng Thơ – trang 157-158)

Sự gắn bó với thơ là thế, bởi trong thơ Kim Thành luôn ẩn hiện hình bóng một người vô cùng thương yêu. Hình bóng đó chính là hơi thở dù đã thóat ra khỏi tầm tay với, dù đã bay đi xa thật xa. Chao nghiêng nỗi nhớ, chơi vơi trăn trở đưa đến tuyệt vọng, nhà thơ lang thang đi vào viễn mộng với hy vọng mong manh tìm gặp lại được người tình yêu dấu, người bạn đời muôn thuở mà hình ảnh vẫn còn sống mãi trong tim. Và Kim Thành đã khờ dại đến tội nghiệp “đi tìm trăng giữa đêm tối mịt mùng”:

“Người ở nơi đâu? nay ở đâu?
Thức dậy đi thôi kẻo em sầu
Trong cô tịch lạnh không âm sắc
Ta cùng dạo bước rước nàng thơ

Anh kể em nghe đời phiêu lãng
Cùng mây và gió mãi lang thang
Em kể anh nghe qua năm tháng
Tình em mãi mãi một cung đàn

……………………………………………..
Thôi hẹn ngày mai thuyền đến bến
Ta ngồi đếm lại ánh sao đêm..”

(Kim Thành, Trăng Ngủ Quên – trang 32-33)

Đọc thơ Kim Thành, điều người ta cảm nhận trước hết là cái đẹp. Thơ Kim Thành rất đẹp, đẹp trong ngôn từ, ý tưởng, bình dị mà cao sang. Nhà thơ đã rung cảm nhẹ nhàng rồi trải lòng mình qua thơ rất tự nhiên, không kiểu cách, khi bất chợt nghe tiếng chim hót sau hè, nhìn ánh nắng mai lung linh , “tường vi màu sắc nhớ, bên kia vườn nhà ai”, áng mây chiều lãng đãng, cơn gió thoảng tìm về…

“Bóng nắng nhấp nhô bay
Đùa chơi trên cỏ biếc
Đẹp như sóng đại dương
Bâng khuâng và tha thiết”

(Kim Thành, Vẫn Còn Đây Một Thuở – trang135-136)

Vọng tưởng đến rồi đi
Dòng đời không đứng đợi
Gọi mây trời phiêu lãng
Em nhón gót ngậm ngùi”

(Kim Thành, Gọi Mây – trang 115-116)

Này con chim sâu nhỏ
Sao chẳng xuống cùng ta
Hát bài ca hạnh ngộ
Tay ngửa đón xuân tình”

(Kim Thành, Xuân Tình – trang 155-156)

Tôi đã đọc Bến Đợi 2 với những xúc cảm vô cùng thú vị. Thơ Kim Thành và Tôn Thất Phú Sĩ đã vỡ ra trong sáng và tươi đẹp như những mảnh kim cương. Nếu những hiện tượng tâm lý của nhân sinh là miên viễn thì Bến Đợi cũng sẽ tồn tại như những vần thơ bất hủ diễn tả một hiện tượng nhân sinh. Và hy vọng những mảnh kim cương trong thơ Kim Thành và Tôn Thất Phú Sĩ sẽ được đính vào tấm thảm vốn đã sáng chói với muôn ngàn màu sắc của nền văn học Việt Nam.
Xếp tập thơ Bến Đợi 2 lại chúng ta không thể vội bỏ đi. Chúng ta sẽ tự hỏi đã đọc những gì. Nhưng thật ra không ai đọc thơ một tác giả mà hiểu thấu những rung động của con tim bằng chính tác giả đọc thơ của chính mình. Xin trang trọng mời những tâm hồn yêu thơ nghe Kim Thành “Tôi Đọc Thơ Tôi”:

Những lúc buồn buồn tôi đọc thơ tôi
Để thấy lại đời mình qua năm tháng
Từ những xuân sang có nắng lụa vàng
Đến những đông tàn buốt ngọn sầu đông

Tôi đọc thơ tôi trôi trên biển nhớ
Thấy nhấp nhô ngọn sóng ngất ngây say
Thấy bến thấy bờ vẫy tay quờ quạng
Rồi bàng hoàng thương tiếc tuổi xa bay…

Hỡi những người cùng tôi chia nỗi nhớ
Hãy đọc thơ tôi bằng trái tim yêu
Ôm hạnh phúc trong tiếng cười rạng rỡ
Thở cùng tôi tiếng khóc vỡ hồn hoang

Mảnh hồn tôi , mảnh hồn thơ vụng dại
Rẽ đường mây qua vạn lý trùng trùng
Mắt nhạt nhòa Liêu Trai hoài cố quận
Mơ tương phùng huyễn hoặc một vần trăng

Mảnh hồn tôi, mảnh hồn thơ viễn mộng
Đi tìm trăng giữa đêm tối mịt mùng
Tâm bước nhẹ trên hoang tàn đổ nát
Nghe chơi vơi tình tự với ngàn sao…

Tôi đọc thơ tôi xanh xao một cõi
Tiếng gọi thầm mặn chát giọt sầu rơi
Người ở nơi đâu? Đường nào Bến Đợi?
Thuyền xa khơi, xin một lối tìm về…

(Kim Thành, Tôi Đọc Thơ Tôi – Nov 2010)
Jan 15, 2011

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Đọc Bến Đợi 2 của Kim Thành và Tôn Thất Phú Sĩ”

  1. Duc Nguyen says:

    Quí vị có yêu thơ và làm thơ thì là niềm vui của quí vị . Nhưng hãy bỏ chút thời giờ thẩm định giá trị của thơ mình trước khi quảng bá ra quần chúng và góp nhặt mấy lời tán hươu tán vượn của một vài người không biết thưởng thức cũng như thẩm định giá trị của thơ.

    Xin có lời khuyên hai vị nên gởi tặng vài người thân đọc cho vui thì cũng quá đủ rồi .

  2. D.Nhật Lệ says:

    Thật là chuyện “trật đường rầy hay” “tréo cẳng ngổng” khi nhà bình luận chính trị TBN.lại nhảy vào bàn “loạn” về thi ca ! VN.là nước độc đáo có hầu hết người dân làm nhà thơ nhưng phê bình văn chương lại là chuyện khác,không phải việc dễ như…trở bàn tay !
    Tuy thế,tôi cũng hiểu ra rằng việc…dám bình luận này chỉ vì tinh thần đồng đội,từng là cựu sĩ quan
    Hải quân,chứ không phải do khả năng phê bình văn chương của TBN.! Đành thông cảm vậy !

Phản hồi