WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lòng tự hào đích thực

Lòng tự trọng và sự tự tôn, là những đức tính bản sinh theo hướng di truyền của con người. Những trạng thái tâm lý đó được nâng lên thành lý tính theo nhận thức xã hội thông qua giáo dục. Và con người, không ai (người có thần kinh bình thường) là không có những cảm xúc vừa là cảm tính lại vừa là lý tính ấy. Khác với lòng tự trọng và sự tự tôn, thì lòng tự hào lại mang nặng ý nghĩa nhận thức bởi phép so sánh qua sự ước lệ. Để có lòng tự hào về những gì đang có là của mình, hay là nó (cũng) thuộc về mình, thì nhận biết về sự tự hào là một quá trình hình thành ý thức có hệ thống, thông qua tiếp nhận kiến thức xã hội mở rộng.

Vậy lòng tự hào là một sản phẩm văn hóa mà chỉ con người (thông qua nhận thức xã hội) mới có.

Bởi lòng tự hào có điều gì đó giống như một sự trồng cấy, chăm sóc, cho nên người ta dễ dàng “chăm bón” theo một cách nào đó có lợi cho người đầu tư.

Ở Việt Nam, lòng tự hào dân tộc đã được các thế lực cầm quyền thời phong kiến khai thác theo lối ngu dân, buộc người dân tin vào những chuyện không có thật, như vua là “Thiên Tử” tức là con của Trời, nhân dân là “thần dân” của ông “con trời”ấy (!)

Đến thời Cộng Sản lên nắm quyền, họ đã tỏ ra là một chế độ kế thừa xã hội phong kiến một cách xuất sắc. Chế độ độc tài CS thực ra chỉ là một chế độ độc tài phong kiến biến thể, cho nên việc CSVN tiếp tục nhồi sọ lòng tự hào (đặc biệt là lòng tự hào dân tộc), tôn những người dân đen lên vị trí “ông chủ giấy lộn” để dễ bề biến họ thành những công cụ trong tay kẻ nắm quyền, là một sự thật cần được lịch sử ghi nhận.

Thứ nhất, chế độ CSVN đề cao lòng tự hào dân tộc. Giống như lý luận mê tín của xã hội phong kiến, cho rằng người Việt Nam ta là dòng giống tiên rồng (tiên ở trên núi, rồng xuống dưới biển) qua sự tích trăm trứng. Những ngộ tín này chỉ ru ngủ được những người nhẹ dạ cả tin, chứ không thể che mắt được những người có sự tỉnh táo…

Chế độ CS tại Việt Nam đề cao lòng tự hào dân tộc để tăng (đặc biệt) tính hiếu thắng của nhân dân trong các cuộc chiến chống Miên, Tàu, và “chống” Pháp, Mỹ. Bằng những câu nói mà nghe qua, ai cũng tưởng là câu nói bất hủ. Kiểu như : “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Trên thực tế, nước Việt Nam đã từng “không là một” như thời kỳ loạn 12 sứ quân, Trịnh – Nguyễn phân tranh, và kể cả vào khoảng thế kỷ thứ 10 trở về trước thì từ Thanh Hóa và một phần của tỉnh Nghệ An trở vào phía nam của cái “là một” ngày nay của Việt Nam. Chưa hề là của nước Đại Cồ Việt, Đại Việt chứ chưa nói gì đến thời Văn Lang, Âu lạc chỉ có trong huyền thoại (!)

Thứ hai, về vấn đề “tự hào là dân tộc Việt Nam”. Cần khẳng định rằng : Không có dân tộc Việt Nam mà chỉ có dân tộc Kinh (tên khác là dân tộc Việt). Chỉ có người Việt Nam hiện nay (trong đó bao gồm 54 dân tộc anh em) sống trong quốc gia Việt Nam và đang có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Như vậy không thể nói “dân tộc Việt Nam là một”! Ở đây không có vấn đề bắt bẻ câu chữ, nhưng đã nói, nhất là những lời tuyên bố với toàn dân, với cả thế giới thì không thể tùy tiện được! Đây chắc chắn là một sự lập lờ có chủ đích của giọng lưỡi tuyên truyền!

Một cụ già sống lâu hàng trăm tuổi, nhưng nếu kể lại tiểu sử của cụ, thì cụ sinh ra trong bần hàn, chuyên sống bằng nghề cày thuê cuốc mướn, một đời cơ cực thất học vv…Thì đó không phải là một sự vui mừng!…

Một đất nước có bề dày lịch sử có thể dài tới hàng chục ngàn năm, mà ngày nay nhân dân nước đó đang sống trong đói nghèo, lạc hậu, mất tự do dân chủ. Thì đó dứt khoát cũng không phải là một sự hãnh diện hay tự hào với thế giới loài người!

Thời Hậu Lê có việc vua Lê Thánh Tông đưa câu chuyện huyền thoại Hùng Vương vào chính sử của nước Nam. Đó vừa là một thành công và đồng thời cũng là một thất bại của vị vua này. Ông thành công vì đã đưa một câu chuyên không có thật hoặc gần như hoàn toàn không có thật, vào sử sách để nêu cao tinh thần đoàn kết của nhân dân, góp phần khắc sâu lòng yêu nước, và lòng tự hào của họ . Ông cũng thắng lợi lớn trong việc cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc vào nền giáo dục và văn hóa Nho Giáo từ người Tàu. Khẳng định xuất xứ của người Việt riêng (qua sự tíc trăm trừng, Vua Hùng). Khác với xuất xứ của người Tàu (có sự tích Bàn Cổ). Sự việc trên cũng là một thất bại, vì vị vua này đã mặc nhiên tự ý đưa một câu chuyện truyền thuyết mang nặng tính hoang đường vào lịch sử nước nhà. Chúng ta đều đồng ý rằng : Lịch sử là nơi rất cần được ghi chép lại với độ trung thực cao nhất. (Nhưng oái oăm thay, trong lịch sử, rất nhiều điều có thật lại được chôn vùi, che giấu. Và nhiều điều không có thật đã được viết ra. Âu cũng là bởi thói ích kỷ cá nhân…).

Để nhìn nhận điều đã nêu ở trên một cách có cơ sở, chúng ta cùng điểm sơ lại lịch sử một giai đoạn của Việt Nam. Khoảng trước thời Nhà Lê bốn, năm trăm năm. Đất nước ta đã từng có rất nhiều những nhà nho học nổi tiếng như : Lý Đạo Thành, Trương Bá Ngọc, Tô Hiến Thành… (đều thuộc đời Nhà Lý). Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu… (đều thuộc đời Nhà Trần). Những nhà thông thái này chắc chắn đã từng khảo cứu về lịch sử Nước Việt. Và đồng thời là trong mấy trăm năm đó cũng có nhiều đời vua thay nhau trị vì đất nước, nhưng không có một ai dám viết câu chuyện Hùng Vương vào sử sách…

Vậy phải chăng người Việt Nam chúng ta không có lòng tự hào?

Có chứ! Sao lại không! Trước hết là chúng ta có thể tự hào về câu chuyện Hùng Vương chẳng hạn. Vì chúng ta có một câu chuyện cổ tích rất hay trong kho tàng truyện cổ tích của đất nước (giống như đất nước Đan Mạch nổi tiếng với chuyện cổ An Đéc Xen vậy). Chúng ta có thể tự hào (trong nội bộ) là người Việt Nam có chỉ số IQ cao. Chúng ta có thể tự hào về đất nước Việt Nam có biển rộng sông dài, núi non hung vĩ, phong cảnh đẹp vv…

Tuy vậy, về tâm lý của con người (bản chất nguyên thủy là xấu), cho nên lòng tự hào nếu (tỏ ra) không đúng lúc, không đúng chỗ thì sẽ rất không tốt. Vì nếu tự hào (vì có) quyền sở hữu hoặc sử dụng nhiều vật chất thì dễ sinh ghen tị ganh ghét. Nếu tự hào về dân tộc (chủng tộc) thì dễ sinh ra hằn thù dân tộc, kỳ thị chủng tộc vv…

Vậy lòng tự hào chỉ nên có trong giới hạn (biết trong lòng là chính). Không nên phô trương quảng cáo ồn ào vì cũng rất có thể (điều này) hôm nay là niềm tự hào (cho một người, một tập thể hay một đất nước) thì mai này, biết đâu đó nó lại là một sự xấu hổ cho chính cái bản thể của ngày hôm nay ấy?

Vậy chẳng hay lòng tự hào lại rẻ rúng và bất ổn đến thế ư?

Không! Chúng ta có điều tự hào lớn nhất, vĩ đại nhất, vĩnh cửu nhất, mà muôn loài không có được, đó là chúng ta được làm người. Chúng ta có cuộc sống của con người, trí khôn của chúng ta tể trị muôn loài! Hơn thế nữa, dù là theo Kinh Thánh, hay theo luận cứ của khoa học biện chứng. Chúng ta đều thấy con người (nguyên thủy) được tự do. Nhưng có những (nhóm nhỏ) con người ấy, dưới danh nghĩa này, chủ thuyết nọ, cứ đề cao vai trò của con người (nhân dân). Thì lại cũng chính họ (kẻ mạnh cầm quyền) lại là những thế lực luôn sẵn sàng tước đoạt sự tự do của đồng loại…

Điều chính cuối cùng tất sẽ thắng điều phi! Đó là chân lý! Nhưng để dần biến chân lý ấy thành sự thật là cả một hành trình vận động đau đớn của nhân loại. Chỉ vì sự tự do, dù dưới danh nghĩa thôi, hàng ngàn triệu sinh linh trong lịch sử của con người, đã phải bỏ mạng sống hay mất đi một phần cơ thể của mình vào sự tranh giành, và chiến tranh tàn sát lẫn nhau…

Nhưng để có được sự tự do đích thực, mà lại không bị tách ra khỏi cộng đồng (như Rô Bin Sơn), thì con người phải đau đầu nghiên cứu đủ các loại chủ thuyết, đủ loại tư tưởng. Và người ta chợt phát hiện ra rằng, muốn có tự do, và tất nhiên là để có niềm tự hào trọn vẹn vì có sự tự do ấy. Chỉ có cách phải nghĩ ra một loại hình tổ chức xã hội có cơ cấu và cơ chế đan xen nhau, vì vậy cơ chế đó sẽ có quyền lực trải rộng để (các nhóm) kiểm soát quyền hạn của nhau một cách có hiệu quả. Tức là hạn chế (đến mức thấp nhất có thể) cái bản chất xấu xa của loài người…

Xã hội đó chính là xã hội đa nguyên dân chủ, và tất nhiên nó sẽ hình thành sự đa đảng trong đời sống chính trị xã hội của mỗi một quốc gia trong cộng đồng thế giới văn minh.

Một xã hội, dù là nó dược gọi bằng những cái tên mỹ miều đến đâu chăng nữa. Nhưng không có cơ chế kiểm soát (đủ quyền lực) đan xen lẫn nhau, thì không bao giờ có sự tự do. Tức là sẽ vướng vào hình thái nhà nước quyền lực tập trung. Và tất nhiên là những người được xem là không có quyền lực, sẽ không thể có lòng tự hào vì được làm người tự do!

Lòng tự hào, lòng tự trọng và sự tự tôn của người Việt chúng ta đang để ở đâu, hay đang được cất giấu ở đâu, hoặc đang bị kẻ nào chiếm đoạt? Chỉ có chúng ta là biết rõ!

Chúng ta cần có quyền tự do đích thực! Chúng ta cần có sự tự hào đủ ý, và đúng nghĩa!

Muốn có niềm tự hào đích thực, trước tiên chúng ta phải được hoàn toàn tự do. Vậy giành lấy tự do, đó là điều mà mọi người cần kiên quyết phải làm, trên hành trình khẳng định lòng tự hào của mỗi cá nhân, và niềm tự hào của mỗi đất nước.

Chế độ độc tài của Cộng Sản là một chế độ cướp bóc (tước đoạt) quyền tự do của con người một cách trắng trợn nhất. Vì vậy, mọi người không ai có thể có lòng tự hào (và niềm tự hào) đích thực trong xã hội của CS, kể cả bản thân những kẻ chóp bu đang nắm giữ bính quyền của đất nước!

Bài do tác giả gửi đăng

Phản hồi