WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui

Ảnh minh họa. Thierry Ehrmann, greenfudge.org

Clifford J. Levy (The New York Times, 24/02/2011)

MOSCOW —  Trung Đông và Bắc Phi bị bao phủ bởi làn sóng bất bình của nhân dân đối với các chính phủ độc tài. Nhưng ở đây, trên lãnh thổ cũ của Lenin, trong không gian của Liên Xô cũ, các nhà cầm quyền với bàn tay sắt vẫn giữ được thế thượng phong.

Khả năng sống sót của họ là lời nhắc nhở đủ sức làm cho những người nghĩ rằng việc lật đổ chế độ độc tài bằng một phong trào quần chúng rộng rãi nhất định sẽ đem lại một chế độ dân chủ đầy sức sống phải tỉnh ngộ.

Thí dụ như ngài tổng thống đã tại vị nhiều nhiệm kì ở Belarus, một nước cộng hòa Xô Viết cũ, đã giành thêm được một nhiệm kì nữa vào tháng 12 năm ngoái với 80% phiếu bầu, sau đó, khi kết quả cuộc bầu cử bị coi là không thể chấp nhận được, ông ta đã tấn công quyết liệt phe đối lập. (Từ đó không còn thấy ai nhắc đến họ nữa).

Ở Kazakhstan, một vị tổng thống thậm chí còn cầm quyền lâu hơn đã tự phong cho mình danh hiệu “lãnh tụ của quốc gia”.

So với ông ta thì Vladimir Putin của nước Nga, người mạnh nhất trong số những người cầm quyền hậu Xô Viết,  chỉ là một người mới, ông ta chỉ vừa nắm quyền được có mười năm mà thôi.

Cách đây gần hai thập niên, cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, người ta tin rằng quyền lực ở khu vực này chẳng mấy chốc sẽ được thực thi theo cách khác: Các nước cộng hòa độc lập mới, thoát thai từ xiềng xích của chủ nghĩa toàn trị, sẽ chấp nhận những cuộc bầu cử tự do, đa đảng và các phương tiện truyền thông đại chúng độc rập cứng rắn.

Nhưng những hi vọng này hóa ra là quá sớm, hoặc là ngây thơ. Trong những năm 1990, sự tan rã của Liên Xô đã gây mầm hỗn loạn – rõ nhất là ở Nga – và để đáp lại, một liên đoàn các nhà độc tài đã xuất hiện, họ thề nguyền là sẽ đem lại ổn định và sự phát triển kinh tế. Mô hình dân chủ, từng được khẳng định ở phương Tây, không được các nước này tín nhiệm.

Vì vậy mà ngay cả khi cơn chấn động ở Ai Cập, Libya và các nước Arab khác đã thu hút được sự chú ý trên khắp các vùng lãnh thổ của Liên Xô cũ thì các nhà lãnh đạo trong khu vực vẫn tin rằng họ không bị đe dọa.

“Trong quá khứ họ đã chuẩn bị cho chúng ta kịch bản tương tự, nhưng bây giờ có vẻ như người ta sẽ có gắng thực hiện nó”, tổng thống Dmitri Medvedev, người được ông Putin bảo trợ, đã cảnh cáo như thế. “Nhưng kịch bản này không thể nào diễn ra được”.

Sự suy tàn của phong trào dân chủ được phản ánh trong vụ bắt giữ một số nhà lãnh đạo phong trào đối lập Nga trong cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 31 tháng 12 ở Moskva – một trong những cuộc phản đối thường kì nhằm bảo vệ điều 13 hiến pháp Nga, tức là điều bảo đảm quyền tự do lập hội.

Những vụ bắt bớ này đã không tạo ra bất kì sự phản đối công khai nào, người dân vẫn tiếp tục sống cuộc đời của mình. Không như ở Tunisia.

Những chính khách đối lập đó – nay đã được thả – lại có mặt trong cuộc mít tinh vào ngày 31 tháng 1 với hi vọng rằng Ai Cập sẽ truyền cảm hứng và sẽ kích thích người dân, quảng trường Triumphal ở Moskva sẽ có tinh thần như quảng trường Tahrir ở Cairo.

“Tất cả chúng ta đều theo dõi các sự kiện ở Ai Cập”, Boris Nemtsov, cựu phó thủ tướng nói với đám đông.

“Mubarak cầm quyền ở đấy những 30 năm, hắn là một tên ăn cắp, một kẻ tham nhũng”, Nemtsov nói. “Hắn có khác gì các nhà lãnh đạo của chúng ta?”

Dân chúng hô lớn: “Nước Nga không có Putin!”. Nhưng một lần nữa xã hội không đi theo họ. Có vẻ như không có đến 1.000 người tham gia mít tinh.

Hơn nữa, nhiều người không còn trẻ nữa. Điều đó giúp giải thích tại sao bạo loạn lại hay xảy ra trong những giai đoạn khó khăn hơn. Khác với Trung Đông dân chúng ở Nga và nhiều nước cộng hòa Xô Viết cũ đang già đi. Ở đây có ít người sẵn sàng thực hiện những nổi dậy đặc trưng cho tuổi trẻ – cả trên đường phố lẫn trên Facebook và Twitter.

Thế hệ già nua lớn lên dưới chính quyền Xô Viết, bị kiểm soát gắt gao đến mức chế độ độc tài hiện nay được coi là tốt lắm rồi. Họ cũng được hưởng nhiều quyền tự do kinh tế hơn.

Ngay cả trong sáu nước cộng hòa Xô Viết cũ, nơi đa số dân là người theo đạo Hồi, các sự kiện ở Trung Đông cũng không tạo ra những hậu quả đáng kể nào.

Dù sao mặc lòng, trước mắt, bạo lực giúp củng cố vị trí của các nhà độc tài vì nó làm cho giá dầu tăng lên đột ngột và những nền kinh tế dựa vào dầu khí như Nga, Kazakhstan và Azerbaijan sẽ được lợi.

Thế hệ các nhà lãnh đạo hậu-Xô Viết hiện nay còn biết lợi dụng tâm lí sợ hãi trước sự mất ổn định và nghèo đói hồi những năm 1990, họ biết rằng trong những giai đoạn khó khăn người dân thường thích trật tự độc đoán hơn là nền dân chủ đầy hỗn loạn.

Trong một buổi nói chuyện trên đài phát thanh Echo of Moscow người ta đã bàn về vấn đề tại sao người biểu tình tràn ngập đường phố ở Trung Đông, còn tại Moskva thì không. “Nhân dân ta đã chịu đựng và còn tiếp tục nhẫn nhục chịu đựng”, Georgi Mirsky, một nhà phân tích chính trị có tiếng, nói như thế. “Vì con người Xô Viết vẫn còn sống – đấy chính là lí do! Tâm lí của người dân (hay ít nhất là phần lớn người dân) chưa thay đổi đến mức cảm nhận được hương vị của tự do”.

Dĩ nhiên là cũng có một vài ngoại lệ. Đấy là các nước vùng Baltic — Estonia, Latvia và Lithuania — các nước này đã ra nhập EU và chấp nhận các tiêu chuẩn đạo đức của phương Tây. Nhưng trước đây họ vẫn sống bên lề của Liên Xô và chỉ trở thành một phần của nước này khi bị Stalin xâm lược trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới II mà thôi.

Ngay cả cái gọi là những cuộc cách mạng màu diễn ra trong thập kỉ vừa qua ở Ukraine, Kyrgyzstan và Georgia, được mọi người coi là sự đoạn tuyệt với chế độ độc tài, cũng đã đánh mất tinh thần vốn có của chúng rồi.

Ở Ukraine, sau khi dân chúng tỏ thái độ bất mãn với cuộc Cách mạng Cam, một vị tổng thống mới đã được bầu vào năm ngoái, ông này đã theo gương Putin và tiến hành đàn áp phe đối lập.

Cuộc khởi nghĩa hồi năm ngoái ở Kyrgyzstan đã lật đổ nhà lãnh đạo đã từng lật đổ người tiền nhiệm. Kết quả là các chính khách của các nước láng giềng Trung Á với Kyrgyzstan hiện nay khẳng định rằng họ cần một chính phủ trung ương tập quyền mạnh để tránh xảy ra trường hợp như ở Kyrgyzstan.

“Chúng ta phải nuôi người dân của mình, lúc đó chúng ta mới có thể tạo ra những điều kiện để nhân dân có thể tham gia vào chính trị, Nurlan Uteshev, đại diện của đảng cầm quyền ở Kazakhstan nói như thế.

Putin, thủ tướng Nga và là cựu (cũng có thể là cả trong tương lai nữa) tổng thống thường xuyên nhắc đến thí dụ của nước Ukraine láng giềng. “Chúng ta không được để xảy ra quá trình Ukrine-hóa đời sống chính trị ở Nga”, ông Putin cảnh báo như thế.

Có một thời gian dường như Georgia đã đứng vào hàng ngũ tiên phong của làn sóng dân chủ. Nhưng năm 2007, tổng thống Mikheil Saakashvili, một đồng minh thân cận của Mĩ, đã đàn áp khốc liệt lực lượng đối lập. Hiện nay những người cạnh tranh với ông ta nói rằng ông ta cũng chẳng hơn gì Putin.

Những người ủng hộ Saakashvili bảo vệ ông ta bằng cách nói rằng ông ta sẽ không tìm cách ở lại thêm một nhiệm kì nữa khi nhiệm kì này kết thúc vào năm 2013. Họ bảo rằng ông ta đã thu được những thành tựu to lớn trong việc hiện đại hóa Georgia, và còn nói thêm rằng hi vọng cải tạo đất nước đã hụp lặn quá lâu trong hệ thống Xô Viết chỉ trong một đêm là hi vọng hão huyền.

Đấy là điệp khúc thường được nhắc tới. Janez Lenarcic, một nhà ngoại giao, đứng đầu Văn phòng thúc đẩy dân chủ của tổ chức OSCE, đã gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các nước này nới lỏng những biện pháp kiểm soát.

“Khái niệm ổn định có vai trò quan trọng ở đây”, Lenarcic nói như thế. “Họ bảo: ‘Chúng tôi cần nhiều thời gian hơn, chúng tôi phải tiến với tốc độ của mình’. Còn chúng tôi thì trả lời rằng ổn định trong dài hạn chỉ có thể diễn ra với những định chế dân chủ đấy sức mạnh, chứ không phải với những cá nhân vì cá nhân không thể nào sống mãi được.”

Nhưng ông nói rằng ông là người lạc quan, mặc dù có sự trì trệ. Quan điểm của người dân có thể thay đổi. Cuộc điều tra dư luận gần đây đã hỏi người Nga: họ thích trật tự (ngay cả khi phải hi sinh một số quyền của họ) hay dân chủ (ngay cả khi những phần tử phá hoại có thể ngóc đầu dậy). Trật tự thắng, tỉ lệ là 56% trên 23%.

Nghe có vẻ không mấy khích lệ, nhưng cách đây mười năm tỉ lệ là 81% trên 9%.

Nguồn:  The Lands Autocracy Won’t Quit

© Phạm Nguyên Trường

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Khả năng sống sót của họ là lời nhắc nhở đủ sức làm cho những người nghĩ rằng việc lật đổ chế độ độc tài bằng một phong trào quần chúng rộng rãi nhất định sẽ đem lại một chế độ dân chủ đầy sức sống phải tỉnh ngộ.”

    Có một số yếu tố khiến các nước theo chế độ độc tài vẫn cai trị bởi chính quyền độc tài dù là sau khi chế độ đó bị bãi bỏ bởi phong trào dân chủ:

    - Thói quen: mọi người quen hành xử theo lối dùng sức mạnh, mưu mô để đàn áp người khác mà không có thói quen dùng pháp luật để giải quyết tranh chấp. Thiếu kiến thức về luật pháp để dùng pháp luật để giải quyết tranh chấp. Không có thói quen tôn trọng quyền của người khác là đầu mối của tránh gây mãn, của ổn định. Trong vụ tranh chấp khí đốt giữa Ukraine và Nga, Nga thấy Ukraine không nghe lời mình nên tăng giá gaz, còn Ukraine thì quịt tiền không trả theo giá mới. Cả hai không cư xử theo luật pháp, hợp đồng mà theo kiểu mày không làm gì được tao thì tao cứ làm.

    - Bản tính con người: những kẻ ham thích quyền lực, sức mạnh đã chiếm được địa vị trong chính quyền, xã hội cũ thì khi chuyển sang dân chủ họ vẫn ngựa quen đường cũ và vẫn chiếm ưu thế vì họ đã quen thuộc với cách thức chiếm quyền lực, địa vị trong khi các tổ chức dân chủ của quần chúng còn yếu, không ngăn cản được họ. Giả sử Tây Đức sau 1945 tiếp tục để cho các đảng viên Đức Quốc Xã cầm quyền thì các đảng viên này sẽ hành xử như cách họ đã làm trước đây để cho đảng Đức Quốc Xã chiếm được quyền lực. Những kẻ đó thời xưa có ham quyền lực thì mới gia nhập đảng Đức Quốc Xã. Nếu họ là kẻ ưa chuộng công bằng, không muốn dùng sức đàn áp người khác ý kiến mình thì họ đã không muốn gia nhập đảng này và đã có thể đã trở thành nạn nhân của đảng này khi phản đối sự độc tài của đảng này.

  2. ton da nguyen says:

    Dung bao gio duoc noi the.da di vao di vang roi ,banh xe lich su se khong bao gio nghung quay.Dung voi ket luan .Thien can qua. Hay nhin vao tuong lai.

  3. CÔ TÁM SÀI GÒN - EUROPE says:

    Đã kêu gào Dân chủ thì phải nói cho Công bằng .
    Chẳng nên THIÊN LỆCH – mắt Lé , bên tỏ bên mờ như Kẻ viết bài này .

    Độc tài ở trong nước Việt , mà chết thảm với thây xác máu me còng queo trong xe bọc thép , rõ nhất là Diệm – Nhu của chế độ gia đình trị VNCH.
    Độc tài ở ngoài nước Việt , mà phải truy xét hình sự , âý là TT . Macos của Philipin ,Pachunghi của Đại Hàn, Diaunhac của Pakistan , Pinôchê của Chile…
    Và hiện nay ,là các chế độ độc tài ở các nước Bắc Phi …

    Một điểm chung của các chế độ Độc tài kể trên ,là đều được nâng đỡ cặp kè và nuôi dưỡng bởi Mỹ , Anh và Pháp …Phương Tây ..-Đó là những Kẻ TO MỒM nhất , cùng lũ lưu vong đang Ngoác mõm ăn theo ,kêu gào Dân chủ …

    Đấy . Đâu phải chỉ nói nơi nao . Bốn phương , các hướng cổ kim …đều có cả .

    Bọn Vua Chúa và các Tổng Thống độc tài thời nao , có bao giờ chúng tự xuống chức và rút lui đâu ?
    Do vậy , đã nói thì phải cho khắp , mưa cho đều …Phạm Nguyên Trường lé .

    • Minh Đức says:

      Các nhà độc tài bạn kể trên Diệm, Macos, Pachunghi, Pinochet họ đều cầm quyền trong một giai đoạn. Họ lãnh đạo trong lúc nước họ bị nạn Cộng Sản. CS xâm nhập vào xã hội tuyên truyền, khủng bố, ám sát, đặt chất nổ và thành lập lực lượng vũ trang để cướp chính quyền. Để đối phó với các hoạt động trên của CS, các chính quyền phải hạn chế tự do, vì thế mà trở thành độc tài. Sau khi Liên Xô sụp đổ, không còn ai tiếp sức cho các đảng CS để dùng bạo lực cươ[p chính quyền nữa thì các nước đó đà trở thành dân chủ hơn.

  4. lotxac says:

    Nhân nhân thế-giới ngày nay đã thức tỉnh và bừng dậy; đứng lên như ong vỡ tổ để lật đổ Độc tài và bạ quyền chẳng những ở ai cập; tunisie; Libya; khối á rập; Trung Phi etc… và lần lần các nước bị Nga cai trị; bị tàu cai trị như Ukraine; Checchen; Tân Cương; nội Mông; Tây Ṭang và Việt nam cũng sẽ được giải phóng.
    Những biến cố này đang xảy ra và tiến triển một cách nhanh chóng; khiến khối Cộng-Sản đang tìm cách ngăn chận để tấn công hay tự vệ.
    Có hai trường hợp có thể xảy ra:
    1/ Phía khối Cộng sản nghiên-cứu cách đối phó; mặt khác chúng sẽ tìm cách thọc gậy vào khối TƯ BẢN để chia rẽ; phá hoại.
    2/ Phía Cộng-Sản sẽ liên kết với Iran; Iraq; Pakistan; Afghanistan để phản công lại Mỹ và làm suy yếu khối Âu châu.
    Tuy nhiên; Mỹ họ đã đi nước trước một bước: Nếu Nga có ý đồ dùng đến võ khí Nguyên tử; thì chính nước Nga sẽ bị nhận hậu quả trước từ Sateline trên không trung Mỹ đã bí mật tên lửa bắn xuống ngay tại nước nào phóng phi đạn nguyên tử lên sẽ nổ ngay trên nước họ. Nên Nga không dại gì đi làm chuyện đó; mà chỉ chịu im để ăn ké với Mỹ.
    Riêng nước TQ là nước đau đớn nhất; bỡi những VÕ KHÍ thô sơ, và là thứ copy máy móc; nó giống như đồ TOYS made in China; nên Tàu chỉ rút vào vị trí cũ: với chính sách một con; và phải tuân theo qui luật của kẻ có QUYỀN; để cho thế giới này còn tồn tại thêm vài chục năm nữa.

Phản hồi