WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo sư Phạm Công Thiện qua đời

Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”

Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”

Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh.

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.

Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Ðại Học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Ðại Học Toulouse.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời.

Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Sài Gòn, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học (1965), rồi đến Yên Lặng Hố Thẳm (1967), Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967), Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967). Về tôn giáo có “Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), thơ thì có “Ngày sinh của rắn” (1967), các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng: “Trời tháng Tư” (1966), “Bay đi những cơn mưa phùn” (1970). Tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Sài Gòn ấn hành.

Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988), Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994), Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995), Tinh Túy Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998), v.v…Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói, tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.

Từ khi còn rất trẻ cho đến cuối đời, Phạm Công Thiện đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Việt Nam về các phương diện ngôn ngữ, thơ, văn và đặc biệt về tư tưởng triết học. Ðối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Ðại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1966, trong đó có tập san Tư Tưởng là cơ quan phát huy tư tưởng Phật Giáo quan trọng nhất của Việt Nam trong thời cận đại.

(nguồn:http://www.daophatngaynay.com)

___________________________________________________________

Phạm Công Thiện: ‘Ðã đi mất hẳn đi rồi’

Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lãnh vực Văn Học và Triết Học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đã tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc, đưa thế hệ hai mươi thuở đó và những thế hệ hai mươi khác của đất nước trở về với suối nguồn tư tưởng Ðông Phương, là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đã xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh.

Chưa bao giờ sinh viên học sinh miền Nam, vốn khắc khoải trước các vận động mở cửa nhìn ra thế giới, ù tai và nhức óc với những kinh điển siêu hình phương Tây, lại thấy được chân trời lồng lộng sáng lòa, hiển thế, thân ái, ai ngờ lại ở ngay ngưỡng cửa của ngôi nhà dân tộc mình. Hãy trở về Phương Ðông, hãy vực dậy Hồn Việt.

Hồi ấy, mạnh mẽ lên đường từ 65-66, Nhóm Trẻ Tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống là làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa tình yêu thương, yêu thương con người nhân loại, tràn đầy hy vọng và tin tưởng. Họ không phải một người. Họ là một toán, một đoàn, một đội. Thời ấy miền Nam đâu đâu cũng nói chuyện võ hiệp, như xa xưa nơi phương Bắc thời các tay tứ chiếng giang hồ tìm về Lương Sơn Bạc mưu chuyện đổi thay; họ tìm về Cao Ðẳng Phật Học và Vạn Hạnh dựng nền đắp móng. Không kể các bậc thầy đã xa như Ðức Nhuận, Thanh Kiểm, Thanh Từ,… hay kế tiếp như Minh Châu, Nguyễn Ðăng Thục, Tôn Thất Thiện, Trần Ngọc Ninh, Vũ Văn Mẫu,… Nhóm Trẻ là “Tây Ðộc” Phạm Công Thiện, “Ðông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải, và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng, võ công tuyệt đỉnh nhưng không chịu hẳn một môn phái nào. Hôm qua, 8 tháng 3, 2011, Phạm Công Thiện đã ra đi.

Nói đến Phạm Công Thiện là nói đến tác phẩm “Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học,” cuốn sách các sinh viên thường có trong tay, xuất bản năm 1965. Cũng phải nói đến cuốn luận văn quan trọng của Thiện, phê bình sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung về Phật Giáo, và những cuốn khác như:

“Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền tông” 1964, “Im lặng hố thẳm, Phương pháp suy tư về Việt và Tính, con đường của Triết lý Việt Nam” 1967, “Hố thẳm của tư tưởng, Ðặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay” 1967; không kể truyện ngắn, hay những cuốn sách viết về Rilke, 1969, Miller, 1969,… Với những cuốn sách ấy, Thích Nguyên Tánh Phạm Công Thiện đã đóng góp công lao lớn trong sự xây dựng Phật Giáo Việt Nam.

Ðể đưa tiễn nhà thơ triết gia, không gì bằng nhắc đến một câu thơ của Goethe mà tác giả “Hố Thẳm” hay nhắc: “Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao, Là Bình Yên.” Mới năm kia, Phạm Công Thiện đã sửa lại hai chữ sau cùng, dùng để đặt nhan đề cho tập thơ cuối cùng của ông, do Hương Tích xuất bản: Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao Là Lặng Im.”

Ðã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Ðã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Ðại huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.

(Phạm Công Thiện, Ði, tr. 22, Trên tất cả…)
6 giờ 22, 9 tháng 3, 2011

© Viên Linh

43 Phản hồi cho “Giáo sư Phạm Công Thiện qua đời”

  1. ButNhua says:

    Quý vị đọc cho kỹ:”…Cuối thập niên 1950″,nghĩa là khi P C T đã xấp xỉ tuổi 20.

  2. côngtằngtônnửthiịmẹt says:

    PCT.được NHLêgiới thiệu đầu tiên như một thiên tài về triết học.Đai khái là Ong Lê bi shock khi một buổi sáng sớm, được người nhà báo tin có một thanh niên đến muốn gặp ông…Ong cứ tưởng người công nhân ở nhà in đua sách in tới cho ông.Nhưng khi ra gặp thì ông tưởng một học sinh tới gặp ông hỏi ý kiến gì hay nhờ giúp đở.. Khi nói chuyện thì mới biết là người thanh niên trẻ tuổi đưa tới hai cuốn bản thảo dày cộm nhờ ông giới thiệu ,cho in…Đó là cuốn,bản thảo triết học…,ông càng ngạc nhiên lẩn khâm phục..Nhất là người thanh niên chưa qua bậc trung học,nhưng có đầu óc lớn và biết 4 hoặ 5 thứ tiéng nước ngoài.. Và khi xuất bản thìcó sốbán khá chạy,tác giả của nó nổi tiếng ,có báo gọi “thiên tài triết học”.
    Có ngưòi nói là nhà triết học thiên tài coi thường lớp học,thầy cô,bạn bè và cao ngạo là sẻ nổi tiếng… anh bỏ học vàmiệt mài ở nhà để hoàn thành ý thích về triết học của anh.
    Vào khoảng năm 70,báo chí lại làm ồn ào về vụ anh phê phán JPSác
    và 01 nhà triết học khác cuả Pháp.Và sau đó anh qua pháp theo lời mới của triết gia Pháp để mở diển đàn,dể nghe phản biện về triết học của người vn trẻ tuổi với các triết gia thành danh Pháp. Nhưng hình như anh không có đủ điều kiện để xuất ngoại. Có báo nói anh có
    kiến thức củng là kiến thức chưa đầy đủ ,có nhiều lổ hỏng ,làm sao “cải” lại JPSác và các triết gia khác (nhóm hiện sinh của Sác)
    Sau đó thì như nhửng gì góp ý trên đây.Anh đượcthíchmnhchâu mời dạy ở Vạn Hạnh.Đi tu. Và trốn linh …
    Anh đả chếtnăm ngoái.Một thiên tài đả mất,Một ngôi sao không còn. Đừng nói anh không có tú tài,anh không học ĐH…Bởi vì có nhiều người có trí thông minh vượt bực,có tri thức đặc biệt ,có bộ óc siêu việt trời cho,là thiên tài mà bây giờ ,thế giới có rất nhiều điều lạ lùng như vậy.PG gọi là nhửng thiên tài tái sinh qua một thân xác mới .Và Công giáo củngđồng ý như vậy …
    Triết gia PCT đả một thời trẻ nổi tiếng và giờ đây anh đả nằm xuống .
    Môt đời người “chơi” như vậy đả xong. Xin hảy để yên cho anh ,nếu không thắp một nén nhang cho một thiên tài triết hoc vn khi sắp tới ngày giổ đầu tiên của anh…

  3. Phương says:

    Hồi 18 đôi mươi tôi cũng đọc “Mặt trời không bao giờ có thực” của PCT và “Nẽo về của Ý” của nhất Hạnh. Tư tưởng của quyễn Mặt trời không bao giờ có thật cao siêu quá, tôi không hiểu nhưng rất bái phục người viết, theo kiểu nghĩ gì viết đó không hề trao chuốc. Còn ” Nẽo về của ý” thì lãng mạng, ướt át khiến tôi cũng từng mơ được sống trong rừng Phương Bối của NH, bỏ hết tiện nghi vật chất, sống thiên nhiên như nhà thơ Đức Sơn đã sống. Thú thật lúc đó nó cũng làm tâm hồn non nớt của tôi bị phũ một bức màng u ám, tôi không vui vẽ yêu đời như bạn cùng trang lứa mà rất ủ dột trầm tư. Già hơn một chút, như Võ Hưng Thanh đã nói tôi nhận ra rằng hai quái thai PCT và NH thật vô tích sự, họ chỉ làm hỏng nhiều tâm hồn non trẻ vì văn của họ tải đầy rác độc.

  4. tammoto says:

    Xin lỗi các ngài lotxac, Võ Hưng Thanh, Trong Dat, le lac thanh, Mirordor
    Các ngài có lẽ đều đã lớn tuổi, các ngài có lẽ đều là những trí thức! Vậy thì tại sao các ngàì không hiểu được: nói xấu người đã mất là một điều hết sức tệ hại!
    Có ngài đi chẩn đoán bệnh cho PCT, có ngài lên giọng kẻ cả như muốn dạy khôn cho PCT, cho cả tôi (người đọc phản hồi), có ngài còn lồng cả chính trị vào… các ngài dẫn chứng nhưng có gì để làm chứng.
    Điều duy nhất tôi muốn là gửi đến các ngài lời xin lỗi: phản hồi của các ngài tôi đọc sao thấy lố bịch và ấu trĩ quá!

    • Dân đói says:

      Thưa, Nếu những điều mà những vị, được tammoto nêu tên, nói về ông Phạm Công Thiện là đúng thì tôi không nghĩ họ “nói xấu người đã mất”. Bởi ông Thiện là người “của công chúng” và được mô tả là 1 nhan vật xuất chúng nên những người biết về ông Thiện phải có bổn phận nói sự thật về ông Thiện dù người này còn sống hay đã mất. Ai không tin thì tự tìm hiểu lấy, trong phạm vi 1 vài comment ngắn làm sao có thể “làm chứng” cho những “dẫn chứng”. Mặt khác, chính tammoto cũng không có gì “làm chứng” khi nói mấy vị kia “nói xấu người đã mất”, 1 thí dụ khác, chả lẽ ngày nay có ai nói bác Hồ “nhờ” Trần Dân Tiên viết sách ca tụng mình hay nói Lê Chiêu Thống rước voi xéo mồ tổ hèn hạ quì gối trước giặc Tầu cũng bị mang tội “nói xấu người đã mất” ? Quả thực, một thằng bé mới chưa đến 9 tuổi đã đi dậy Anh văn thì cũng lạ thật, nhưng tôi không cho chuyện này là đúng hay sai cho tới khi “tự mình tìm hiểu lấy” (nếu đúng, trong số những học trò của vị giáo sư chưa tới 9 tuổi chắc đa số còn sống.). Vài lời tuệch toạc, nếu không xuôi tai, mong tammoto và các vị đại xá cho. Kính.

      • jason t. says:

        Có lẻ đánh máy sai thời gian,chớ 9 tuổi mà dạy anh văn thì qùả thật khó tin .Trước năm 75 có người dạy học sinh lớp 9 (THĐIC)và viết sách giáo khoa,dù chưa có Tú Tài.Nhưng đó là môn Toán. Rớt hoài.,nên cứ học đi học lại ,dịch sách toán của gs Pháp và sau đó đi dạy ,in sách thì có lý hơn .Văn chương triết học thì sinh ngử thì không thể như vậy được,dù là thiên tài.
        Còn học quá,đọc quá,suy nghỉ quá tầm thì có thể bị bệnh điên hay cuồng chử. Người ta dẩn chứng trưòng hợp BGiáng và N.N.Í…. Ví dụ bụng chứa được 2 chén cơm ,mà ăn tới 4 chén bị bội thực là thường…
        Thái quá thì bất cập.

  5. tammoto says:

    Xin lỗi các ngài lotxac, Võ Hưng Thanh, Trong Dat, le lac thanh, Mirordor
    Các ngài có lẽ đều đã lớn tuổi, các ngài có lẽ đều là những trí thức! Vậy thì tại sao các ngàì không hiểu được: nói xấu người đã mất là một điều hết sức tệ hại!
    Có ngài đi chẩn đoán bệnh cho PCT, có ngài lên giọng kẻ cả như muốn dạy khôn cho PCT, cho cả tôi (người đọc phản hồi), có ngài còn lồng cả chính trị vào… các ngài dẫn chứng nhưng có gì để làm chứng.
    Điều duy nhất tôi muốn là gửi đến các ngài lời xin lỗi: comment của các ngài tôi đọc sao thấy lố bịch và ấu trĩ quá!

  6. lotxac says:

    Đức Phật Thích Ca là một VĨ NHÂN ; là một đấng có LỊCH SỬ trên trái đất này; người đã bỏ hết CUNG VÀNG; ĐIỆN NGỌC; VỢ ĐẸP; CON CƯNG; NGÔI VỊ để đi tìm ra CHÂN LÝ GIÁC NGỘ; rồi đem đến gieo rắc TÌNH THƯƠNG yêu CHÂN THẬT; là lẽ sống cho CHÚNG SANH và cho NHÂN LOẠI từ trên hai mươi lăm thế kỷ nay,và giáo lý của Ngài chẳng những không lỗi thời qua không gian và thời gian…mà CHÂN LÝ ấy còn là một phương thuốc bổ ích cho những kẻ bệnh hoạn; hoặc điên cuồng cũng được với đi những nghiệp chướng nặng nề như PCT. Nhưng vì mỗi chúng sanh có tạo nghiệp khác nhau; nên PCT chẳng những không thuyên giảm mà NGHIỆP còn đưa anh đến lúc chết.
    Tôi không biết rằng các vị bình giả tụm nhau viết về PCT về cái chết của Ông như bao nhiêu người VN khác chết…
    Bài viết trên đúng là PCT sanh năm TÂN TỴ tức 1941; nếu tính ra tuổi Tây là 71 tuổi. Nhưng tác giả bài viết trên : ..”..Từ những cuối thập niên 1950; ông đi dạy Anh Ngữ tại các trường ở Saigòn ?”.
    Look ! mới có 9 tuổi kể từ ngày Thiện sinh 1941 đến 1950; Thiện đi dạy Anh Ngữ ? Đúng là Thần Tượng Hồ chí Minh trong thời kỳ con người chưa khám phá ra cái ” LỪA DỐ ” của hắn; cái ĐẠO VĂN của hắn.
    Theo tôi thấy qua kinh nghiệm của bản thân và đã từng sống tại THỤY SĨ chứng kiến rằng: những trẻ em của nước này vì hoàn cảnh địa lý tạo nên; nên trẻ em đi học đã nói thông thạo 4 thứ tiếng trôi chảy để thich hợp với hoàn cảnh tự nhiên của chúng.
    Gần đây một tuần đài TV/ VBS của Việt nam cũng đã loan tin một bé gái mới 9 tuổi đang được cho làm thông dịch viên cho chính phủ vì em đã thông thạo tới 5 thứ tiếng; mà em là một em bé khiếm thị; nhưng cha của em dường như là giáo sư SINH NGỮ.
    Sách có câu : NHÂN SINH TỰ CỔ THÙY VÔ TỬ. LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH.
    Chuyện PCT ra đi về đâu thì chẳng ai biết; mà chỉ có anh ta tuỳ DUYÊN NGHIỆP tạo trong kiếp này đưa anh đi tìm lối đi…nhưng tiếng lưu lại muôn đời thì chắcx chắn là không có; vì anh chẳng làm gì lợ ích cho chính bản thân; vợ con mình; thì với người VN chẳng có ai nhờ gì đến anh cả; mà thủ với lưu.

  7. BichThuy says:

    Đọc bài phản hồi của Mirodor, cho tôi cái cảm giác ông muốn phá vỡ đi một hình tượng, hay ít ra làm xấu đi hình ảnh của Phạm Công Thiện. Tiếc thay những lời ông viết xãy ra sau khi Triết Gia này qua đời để không thể tự biện hộ. Hay có thể PCT cũng chẳng thèm trả lời vì ông đã là một triết gia.
    Chỉ dựa vào bài viết để chẩn đoán bệnh thì thật là bác sĩ đại tài. Người bác sĩ tâm thần hay tâm lý (Psychiatrist hay Psychologist) có thể không cần tiếp xúc trực tiếp nhưng vẫn phải trò chuyện với người bệnh để nghe, để biết được những gì bệnh nhân nghĩ lúc ấy, hành động của họ ra sao. Trong bệnh Bipolar disorder , đúng như ông Mirador nói người bệnh có những cơn maniac phase(danh từ y khoa VN gọi là cơn hưng phấn ) nhưng những lý lẽ ông Mirodor đưa ra không chứng minh được điều ấy, thí dụ như lấy nhiều vợ , tưởng tượng mình học Sorbonne, gặp Henry Miller chẳng hạn. Nếu tôi không lầm trong cơn hưng phấn người bệnh thường nói nhiều đến khi đỏ mặt tía tai, không kềm chế được cảm xúc, la hét, đập phá…nhưng bác sĩ Mirodor không khám, không tiếp xúc, hay không nghe sự phàn nàn từ người thân thì tôi chẳng biết ông dữa vào đâu mà định bệnh.Đã vậy ông còn phán một câu xanh rờn PCT bị bệnh Bioplar còn nặng hơn Bùi Giáng. PCT sống ở ngoại quốc, ở Pháp, Mỹ, Úc… mỗi lần lên cơn manic như thế mà lại nặng hơn cả Bùi Giáng mà không bị người nhà mang vào nhà thương, bị hàng xóm gọi cảnh sát thì thật lạ.
    Nhà thơ, nhà văn và hơn nữa những triết gia có những ý nghĩ xa rời thực tế đối với chúng ta không có nghĩa là họ bị điên nếu thế thì đa số họ đều mắc bệnh psychosis hết. Nguyễn Xuân Hoàng với Người Đi Trên Mây(người mà đi được trên mây đúng là đồ điên vì đó là sự hoang tưởng , hay nhẹ lắm là những cha đang say rượu, phi thuốc lắc, hoặc bị bệnh chóng mặt..?), hay Xuân Diệu với là thi sĩ nghĩa là ru với gió, mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây, và Huy Cận với anh hầu cạnh đây , trăm con chim mộng về bay đầu giường…
    Kết luận của ông Mirodor cùng hung hơn nữa , vả chăng PCT có mang lại lợi ích cho ai , như thế không phải chỉ có mình PCT mà hầu hết chúng ta, sự có mặt của chúng ta, ngay cả ông, cả tôi chẳng mang lâi lợi ích cho ai trên trần thế này cả như PCT đã nói đi cho hết một đêm hoang vu.

  8. lotxac says:

    KHÓC CHO THẾ GIAN NÀY !
    Xưa kia; có lần Ông Nguyễn Công Trứ cỡi ngựa đi dạo phố; vì con ngựa CÁI; nên Ông bèn bịt (bao) cái chỗ đấy lại. Có người thấy lạ; bèn hỏi Quan rằng: thưa quan; dù Đực hay Cái nó là loài SÚC SANH là NGỰA; cớ chi Ngài lại bịt cái Lỗ đấy làm gì ?
    Quan Trứ chỉ trả lời ngắn gọn: Ta muốn bịt cái lỗ miệng thế gian đấy thôi ! Ý Ông Quan Trứ trong thời Phong kiến muốn nói gì không ai dám phê phán; dù Ông ví cái LỖ của NGỰA bằng cái MIỆNG THẾ GIAN; mà không ai buồn tŕach.
    Nhưng nếu TRỨ sinh vào thời này mà nói câu đó; coi chừng các hàng SĨ PHU sẽ thi nhau biểu tình và hỏi ra chuyện.
    Dù gì thì dù; mình biết Phạm công Thiện quá nhiều từ khi còn học ở Phật học viện Hải Đức ở Nha Trang… cho đến ông T.T Thích Minh Châu đem về VAN HẠNH; coi vậy mà đời của PCT còn có phước hơn mình là được TRÍ QUANG; MINH CHÂU sũng ái một người có cái tính …ít ai có : ĐẤT BẰNG DẬY SÓNG. Thế mà khi chết còn có người đưa lên mạng nói về anh. ĐÓ LÀ TUỒNG ĐỜI CỦA THẾ GIAN.
    Riêng ta:
    Thế gian mi; là một kịch tuồng quá ác;
    Đừng đưa ra ĐẠO ĐỨC trước mặt ta;
    Sân khấu mi…ta từng đã trải qua.
    Ta vức bỏ… nó ra; đồ cỏ rác.
    Thế gian mi; cũng chỉ là tuồng HÁT;
    Ta gặp mi… trên vạn nẻo đường đời.
    Lần gặp mi… ta nở một nụ cười;
    Mi đồng loã với người trong quái ác.
    Hỡi VŨ TRỤ bao la; bát ngát;
    Hỡi Phật Đà…xin rưới mát TIM ta;
    Tung không gian; ta ôm trọn NGÂN HÀ.
    Và bay vút ngoài không gian bát ngát.

  9. Võ Hưng Thanh says:

    Tôi rất khâm phục ý đã viết ra của anh Mirordor. Anh nói về thân phụ mình một cách nghiêm túc, thẳng thắn, không tránh né, không giấu giếm, không làm bộ khiêm tốn. Anh cũng tự nói về bản thân mình một cách hoàn toàn y như vậy. Tức nói về người thân kính của mình, nói về bản thân mình Y NHƯ NÓI VỀ MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ KHÁC. Đó chính là tâm vô tư, tâm thiền cao quý, thanh thoát thật sự. Cho nên mọi sự khiêm tốn giả trong cuộc đời này thực chất đều thấp kém. Cứ nói thẳng như thế một cách vô tư, không có hậu ý gì hết, đó chính là tính cách đúng đắn, cao quý về nhân cách hay phẩm chất của anh Mirodor. Từ đó, kết hợp với chuyên môn ngành tâm thần học của anh, mà tôi hiểu có lẽ anh là một bác sĩ y khoa, thì việc hiểu và đánh giá của anh về PCT chắc chắn phải sâu sắc, chính xác, khách quan nhất. Điều trong sáng này nói chung, theo tôi có rất nhiều người cần phải học, trong đó có cả tôi, mà cụ thể nhất trước hết, có lẽ phải là tay Nguyễn Hữu Viện nào đó, như đã nói trên kia !

    VHT

Phản hồi